Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

hoàn thiện công tác quản lý thu,chi ngân sách huyện eahleo tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.81 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI
NGÂN SÁCH HUYỆN EA H’LEO TỈNH ĐĂK LĂK

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ HOA

Ngành

: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chuyên ngành

: QL TC – KT K34

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. LÊ VI SA

Bình Định, tháng 05 năm 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................5
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH..........................................................................6


LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH HUYỆN
.......................................................................................................................................4
1.1. Tổng quan về Ngân sách Nhà nước (NSNN) [1]..................................................4
1.1.1. Khái niệm về ngân sách Nhà nước.................................................................4
1.1.2. Vai trò, chức năng của ngân sách Nhà nước..................................................4
1.1.2.1. Vai trò của NSNN................................................................................................................4

1.1.3. Nguyên tắc của ngân sách Nhà nước..............................................................7
1.1.4. Nội dung của ngân sách Nhà nước.................................................................9
1.1.4.1. Về thu.................................................................................................................................9
1.1.4.2. Về chi.................................................................................................................................9

1.1.5. Hệ thống ngân sách Nhà nước........................................................................9
Sơ đồ 1.1. Hệ thống ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay...............................10
1.1.6. Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước........................................................10
1.1.6.1. Khái niệm.........................................................................................................................10
1.1.6.2. Nội dung của mục lục NSNN............................................................................................10

1.1.7. Phân cấp ngân sách Nhà nước......................................................................11
1.1.7.1. Nguyên tắc phân cấp ngân sách.......................................................................................11
1.1.7.2. Nội dung phân cấp ngân sách..........................................................................................12

1.2. Quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện.................................................................12
1.2.1. Sự tồn tại khách quan của ngân sách cấp huyện..........................................12
1.2.2. Vai trò của ngân sách cấp huyện [6]............................................................13
1.2.3. Nhiệm vụ của ngân sách cấp huyện [2; 6]....................................................15
1.2.3.1. Về chi ngân sách...............................................................................................................15



1.2.3.2. Về thu ngân sách..............................................................................................................18

1.2.4. Nội dung quản lý ngân sách cấp huyện [2; 7]..............................................19
1.2.5. Hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách cấp huyện.......................................24
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện....................24
1.3.1. Nhân tố khách quan......................................................................................24
1.3.2. Nhân tố chủ quan..........................................................................................24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH
HUYỆN EA H’LEO GIAI ĐOẠN 2011 – 2013.......................................................26
2.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tổ chức bộ máy quản lý
ngân sách huyện Ea H’leo [8]....................................................................................26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Ea H’leo..............................26
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên...........................................................................................................26

Hình 2.1. Phịng Tài Chính - Kế Hoạch huyện Ea H’leo..........................................26
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế..............................................................................................................28

2.1.2. Khái quát tổ chức bộ máy phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Ea H’leo...32
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Ea H’leo...........................................32

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy phịng tài chính – kế hoạch huyện Ea H’leo.................32
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của những phịng ban..........................................33

2.2. Thực trạng cơng tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Ea H’leo giai đoạn 2012
– 2014.........................................................................................................................36
2.2.1. Thực trang quản lý thu ngân sách huyện Ea H’leo giai đoạn 2012 – 2014.36
Bảng 2.1. Thực trạng thu ngân sách giai đoạn 2012 – 2014.....................................36
2.2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách huyện Ea H’leo giai đoạn 2012 – 2014. 44
Bảng 2.2. Thực trạng chi ngân sách huyện giai đoạn 2012 - 2014...........................44
2.3. Đánh giá về công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Ea H’leo.....................48

2.3.1. Những thành tựu...........................................................................................49
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...................................................................50


3.1. Định hướng phát triển chung trong thời gian tới huyện Ea H’leo.....................51
3.1.1. Về phát triển kinh tế - xã hội........................................................................51
3.1.2. Triệt để khai thác nguồn thu cho ngân sách huyện......................................52
3.1.4. Quản lý ngân sách chặt chẽ hơn...................................................................53
3.2.1. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính để ni dưỡng, phát triển nguồn
thu............................................................................................................................54
3.2.2. Tổ chức thu và quản lý chặt chẽ nguồn thu ngân sách huyện......................55
3.2.3 Tổ chức chi và quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách huyện...........................58
3.2.5. Tăng cường pháp chế XHCN trên địa bàn...................................................61
3.2. Một số kiến nghị..................................................................................................62
3.2.1. Kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ........................................62
3.2.2. Kiến nghị với các cơ quan tài chính cấp trên...............................................62
KẾT LUẬN................................................................................................................64
PHỤ LỤC...................................................................................................................66
PHỤ LỤC 1: Thực trạng thu ngân sách giai đoạn 2012 - 2014................................66
PHỤ LỤC 2: Thực trạng chi ngân sách huyện giai đoạn 2012 - 2014.....................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................69
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.......................................................70
.....................................................................................................................................70


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

TỪ VIẾT TẮT
AN - QP
CGPKD
GD - ĐT
GDP
GTGT
HC
HĐND
KBNN
NN
NSNN
PT - TH

QD
SN
TNDN
TTĐB
UBND
UBTV
VHTT - TTTT
XDCB
XHCN

DIỄN GIẢI
An ninh – Quốc phòng
Cấp giấy phép kinh doanh
Giáo dục - Đào tạo
Tổng sản phẩm quốc nội
Giá trị gia tăng
Hành chính
Hội đồng nhân dân
Kho bạc Nhà nước
Nhà nước
Ngân sách Nhà nước
Phát thanh truyền hình
Quốc doanh
Sự nghiệp
Thu nhập doanh nghiệp
Tiêu thụ đặc biệt
Ủy ban nhân dân
Ủy ban thường vụ
Văn hóa thơng tin - thể dục thể thao
Xây dựng cơ bản

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................5
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH..........................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH HUYỆN
.......................................................................................................................................4
1.1. Tổng quan về Ngân sách Nhà nước (NSNN) [1]..................................................4
1.1.1. Khái niệm về ngân sách Nhà nước.................................................................4
1.1.2. Vai trò, chức năng của ngân sách Nhà nước..................................................4
1.1.2.1. Vai trò của NSNN................................................................................................................4

1.1.3. Nguyên tắc của ngân sách Nhà nước..............................................................7
1.1.4. Nội dung của ngân sách Nhà nước.................................................................9
1.1.4.1. Về thu.................................................................................................................................9
1.1.4.2. Về chi.................................................................................................................................9

1.1.5. Hệ thống ngân sách Nhà nước........................................................................9
Sơ đồ 1.1. Hệ thống ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay...............................10
1.1.6. Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước........................................................10
1.1.6.1. Khái niệm.........................................................................................................................10
1.1.6.2. Nội dung của mục lục NSNN............................................................................................10

1.1.7. Phân cấp ngân sách Nhà nước......................................................................11
1.1.7.1. Nguyên tắc phân cấp ngân sách.......................................................................................11
1.1.7.2. Nội dung phân cấp ngân sách..........................................................................................12

1.2. Quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện.................................................................12

1.2.1. Sự tồn tại khách quan của ngân sách cấp huyện..........................................12
1.2.2. Vai trò của ngân sách cấp huyện [6]............................................................13
1.2.3. Nhiệm vụ của ngân sách cấp huyện [2; 6]....................................................15
1.2.3.1. Về chi ngân sách...............................................................................................................15


1.2.3.2. Về thu ngân sách..............................................................................................................18

1.2.4. Nội dung quản lý ngân sách cấp huyện [2; 7]..............................................19
1.2.5. Hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách cấp huyện.......................................24
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện....................24
1.3.1. Nhân tố khách quan......................................................................................24
1.3.2. Nhân tố chủ quan..........................................................................................24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH
HUYỆN EA H’LEO GIAI ĐOẠN 2011 – 2013.......................................................26
2.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tổ chức bộ máy quản lý
ngân sách huyện Ea H’leo [8]....................................................................................26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Ea H’leo..............................26
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên...........................................................................................................26

Hình 2.1. Phịng Tài Chính - Kế Hoạch huyện Ea H’leo..........................................26
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế..............................................................................................................28

2.1.2. Khái quát tổ chức bộ máy phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Ea H’leo...32
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Ea H’leo...........................................32

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy phịng tài chính – kế hoạch huyện Ea H’leo.................32
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của những phịng ban..........................................33

2.2. Thực trạng cơng tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Ea H’leo giai đoạn 2012

– 2014.........................................................................................................................36
2.2.1. Thực trang quản lý thu ngân sách huyện Ea H’leo giai đoạn 2012 – 2014.36
Bảng 2.1. Thực trạng thu ngân sách giai đoạn 2012 – 2014.....................................36
2.2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách huyện Ea H’leo giai đoạn 2012 – 2014. 44
Bảng 2.2. Thực trạng chi ngân sách huyện giai đoạn 2012 - 2014...........................44
2.3. Đánh giá về công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Ea H’leo.....................48
2.3.1. Những thành tựu...........................................................................................49
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...................................................................50


3.1. Định hướng phát triển chung trong thời gian tới huyện Ea H’leo.....................51
3.1.1. Về phát triển kinh tế - xã hội........................................................................51
3.1.2. Triệt để khai thác nguồn thu cho ngân sách huyện......................................52
3.1.4. Quản lý ngân sách chặt chẽ hơn...................................................................53
3.2.1. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính để ni dưỡng, phát triển nguồn
thu............................................................................................................................54
3.2.2. Tổ chức thu và quản lý chặt chẽ nguồn thu ngân sách huyện......................55
3.2.3 Tổ chức chi và quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách huyện...........................58
3.2.5. Tăng cường pháp chế XHCN trên địa bàn...................................................61
3.2. Một số kiến nghị..................................................................................................62
3.2.1. Kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ........................................62
3.2.2. Kiến nghị với các cơ quan tài chính cấp trên...............................................62
KẾT LUẬN................................................................................................................64
PHỤ LỤC...................................................................................................................66
PHỤ LỤC 1: Thực trạng thu ngân sách giai đoạn 2012 - 2014................................66
PHỤ LỤC 2: Thực trạng chi ngân sách huyện giai đoạn 2012 - 2014.....................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................69
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.......................................................70
.....................................................................................................................................70



LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta vô cùng tự hào về truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam, với
hơn 65 năm tôi luyện và trưởng thành qua biết bao thử thách gay go, phức tạp trong
sự nghiệp gây dựng và phát triển ngành Tài chính Việt Nam. Chúng ta nhất định sẽ
làm trịn sứ mệnh lịch sử của mình là xây dựng một nền Tài chính quốc gia vững
mạnh, có khả năng giải quyết cơ bản các nhu cầu khác kinh tế - xã hội, tạo sự phát
triển nhanh, mạnh, vững chắc và ổn định góp phần xây dựng sự nghiệp dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Ngân sách của nước ta đã trải qua một thời gian dài phần lớn phục vụ cho
chiến tranh chống ngoại xâm giành lại độc lập dân tộc. Khi bước sang nền kinh tế
thị trường bước đầu hệ thống ngân sách đươc phát huy mạnh mẽ hơn, hội nhập, liên
kết với các nước có nền kinh tế thị trường. Thể hiện là cơng cụ huy động nguồn Tài
chính đảm bảo vào ngân sách Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng
kinh tế.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, cơ sở vật chất nước
ta ngày nay đang từng bước hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội Việt
Nam, nhất là vùng nông thôn trường học, trạm y tế, mạng lưới giao thông nông thôn
liên huyện – xã – thôn – buôn cũng được củng cố và phát triển. Hệ thống điện quốc
gia đã về tận bản làng xa xôi, hẻo lánh. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và
Nhà nước đang phát huy hiệu quả, làm cho bộ mặt của nơng thơn có những thay đổi
lớn.
Với những thành quả phát triển của nền kinh tế như hiện nay, điều đáng quan
tâm hàng đầu là vai trị ngân sách của chính quyền các cấp nói chung và cụ thể là
vai trị ngân sách huyện. Một cấp chính quyền gần như sát người sát việc thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội tại địa phương là vấn đề tất yếu. Sản xuất kinh doanh ngày
càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cao. Do đó số thu của ngân sách cấp
huyện phải được bao quát và tìm ra những giải pháp khai thác các nguồn thu, đảm
bảo chi tiêu hiệu quả, thực hiện đúng chính sách, đúng chế độ của Nhà nước đề ra,
đảm bảo công bằng xã hội. Hơn bao giờ hết, mục tiêu tăng cường quản lý ngân sách

huyện được đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý NSNN.

1


Nhận thức được vấn đề nóng bỏng, sự cần thiết của việc tăng cường công tác
quản lý NSNN hiện nay. Trong thời gian thực tế tại phịng Tài chính – Kế hoạch
huyện Ea H’leo, với kiến thức đã được học tại trường, cùng với sự giúp đỡ tận tình
của các cơ chú anh chị tại phịng Tài chính – Kế hoạch huyện, sự hướng dẫn của các
thầy cô giáo, em đã tập trung nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp hồn thiện
cơng tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Ea H’leo tỉnh Đăk Lăk”.
Mục đích của báo cáo: Tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế liên quan đến
công tác quản lý thu – chi ngân sách huyện Ea H’leo tỉnh Đăk Lăk. Đồng thời vận
dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các hoạt động liên quan đến
công tác thu – chi ngân sách huyện giai đoạn 2012 – 2014.
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thu – chi ngân sách huyện Ea H’leo tỉnh
Đăk Lăk và giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu – chi ngân sách huyện.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng thu – chi ngân sách huyện Ea H’leo tỉnh
Đăk Lăk và giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu – chi ngân sách huyện giai
đoạn 2012 – 2014.
Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng
hợp, thống kê….
Bài báo cáo có ba nội dung chính:
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về quản lý thu, chi ngân sách huyện.
CHƯƠNG II: Thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Ea
H’leo năm giai đoạn 2012 - 2014
CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu,
chi ngân sách huyện Ea H’leo giai đoạn 2012 - 2014
Em xin chân thành cảm ơn các cơ chú anh chị ở phịng Tài chính – Kế hoạch

huyện Ea H’leo tỉnh Đăk Lăk đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em, cảm ơn
quý thầy cô khoa TC-NH và QTKD trường Đại học Quy Nhơn đã truyền đạt cho
em những kiến thức quý báu làm nền tảng cho em thực hiện bài báo cáo. Và hơn
hết, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cơ giáo ThS. Lê Vi Sa vì sự quan tâm, theo
dõi và hướng dẫn tận tình của cơ trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành bài báo
cáo này.

2


Là một sinh viên với kiến thức, lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên những
vấn đề em đề cập trong bài khơng tránh khỏi những sai sót, non kém. Do vậy rất
mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của tập thể cơ quan Phịng Tài chính – Kế
hoạch huyện Ea H’leo tỉnh Đăk Lăk, các thầy cô giáo để bài làm của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hoa

3


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
THU, CHI NGÂN SÁCH HUYỆN
1.1. Tổng quan về Ngân sách Nhà nước (NSNN) [1]
1.1.1. Khái niệm về ngân sách Nhà nước
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện

các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1.1.2. Vai trò, chức năng của ngân sách Nhà nước
1.1.2.1. Vai trò của NSNN
- Vai trị huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của

Nhà nước
Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của Ngân sách Nhà nước, để đảm bảo
cho hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội địi
hỏi phải có những nguồn tài chính nhất định. Những nguồn tài chính này được hình
thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch sử của
Ngân sách Nhà nước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào ngân
sách Nhà nước đều phải thực hiện
- Ngân sách Nhà nước là cơng cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và

chống lạm phát
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà
doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là
cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị
trường. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột
biến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh
nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác.
Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế
phát triển khơng cân đối. Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như
người tiêu dùng Nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm
bình ổn giá cả thơng qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân sách Nhà nước dưới
các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài
chính. Đồng thời, trong q trình điều tiết thị trường ngân sách Nhà nước còn tác
4



động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thơng qua việc sử dụng các cơng cụ tài
chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngồi, tham gia
mua bán chứng khốn trên thị trường vốn… qua đó góp phần kiểm sốt lạm phát.
- Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất

Để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhà nước sử dụng công cụ
thuế và chi ngân sách. Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách,
mặt khác Nhà nước sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ
góp phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư
vào những vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng
đã định. Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
vào các ngành kinh tế mũi nhọn… Nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng dẫn các
nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ
cấu kinh tế hợp lý.
- Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp

dân cư
Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá
giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, Nhà nước phải có một chính sách phân phối
lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân
cư. Ngân sách Nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được Nhà nước sử dụng để
điều tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập lũy tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt
… một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập
của tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Bên cạnh cơng cụ thuế, với các khoản chi của
ngân sách Nhà nước như chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã
hội: phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hố gia
đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp .
Các vai trò trên của Ngân sách Nhà nước cho thấy tính chất quan trọng của
Ngân sách Nhà nước, với các cơng cụ của nó có thể quản lý tồn diện và có hiệu
quả đối với tồn bộ nền kinh tế.

1.1.2.2. Chức năng của NSNN
Một là, chức năng phân phối NSNN.

5


Bộ máy Nhà nước muốn thực hiện được sự hoạt động của mình một cách bình
thường và ổn định để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ là quản lý mọi mặt của
đời sống xã hội của một quốc gia thì nhất thiết phải có nguồn NSNN đảm bảo.
Với quyền lực tối cao của mình, Nhà nước sử dụng các công cụ, các biện pháp
bắt buộc các thành viên trong xã hội cung cấp cho mình các nguồn lực tài chính cần
thiết. Nhưng cơ sở để hình thành nguồn lực tài chính đó là từ sự phát triển kinh tế,
phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, muốn động viên được nguồn thu NSNN
ngày càng tăng và có hiệu quả thì nền kinh tế nói chung, sản xuất kinh doanh nói
riêng phải được phát triển với tốc độ nhanh, bền vững và có hiệu quả cao. Vì vậy,
Nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội phải nắm được quy luật kinh tế và
tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan. Đồng thời phải bảo đảm hài hồ các quan
hệ lợi ích của các chủ thể của nền kinh tế.
Một NSNN vững mạnh là một ngân sách mà cơ chế phân phối của nó đảm bảo
được sự cân đối trên cơ sở khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh nuôi dưỡng
nguồn thu, trên cơ sở đó tăng được thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
ngày càng tăng lên.
Mặt khác, một NSNN vững mạnh còn phải thể hiện việc phân phối và quản lý
chi đúng đắn, hợp lý và hiệu quả. Nhà nước sử dụng khối lượng tài chính từ nguồn
NSNN để chi tiêu vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội và chi tiêu cho sự hoạt
động của bộ máy Nhà nước. Như vậy, chức năng của NSNN, ngồi việc động viên
nguồn thu thì cịn phải thực hiện quản lý và phân phối chi tiêu sao cho có hiệu quả.
Đó cũng là một tất yếu khách quan.
Từ sự phân tích trên đây, ta có thể hiểu được bản chất của NSNN - đó là hệ
thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các thành viên trong xã hội, phát

sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm
đảm bảo yêu cầu thực hiện trong các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế xã hội của Nhà nước. Hoạt động của NSNN luôn luôn gắn liền với thực hiện các
chức năng của Nhà nước.
Hai là, chức năng giám đốc quá trình huy động các nguồn thu và thực
hiện các khoản chi tiêu.

6


Thực hiện chức năng này, Nhà nước thông qua NSNN để biết được nguồn thu
- chi nào là cơ bản của từng thời kỳ, từng giai đoạn và do đó có những giải pháp để
làm tốt thu - chi. Nhà nước định ra cơ cấu thu - chi hợp lý; theo dõi các phát sinh và
những nhân tố ảnh hưởng đến thu - chi...
Tóm lại, NSNN có hai chức năng cơ bản - chức năng phân phối và chức năng
giám đốc. NSNN không thể cân đối được nếu như không thực hiện đầy đủ hai chức
năng đó, bởi vì: nếu khơng có sự giám đốc trong việc động viên khai thác hợp lý
các nguồn thu và do đó sẽ dẫn đến tình trạng thất thu dưới nhiều hình thức. Nếu
khơng thực hiện tốt chức năng phân phối thì cũng khơng thể động viên được nguồn
thu cho NSNN.
Chức năng phân phối và chức năng giám đốc của NSNN đều có vị trí và tầm
quan trọng của nó. Do đó, cần phải coi trọng cả hai chức năng đó và tổ chức chỉ đạo
để các cơ quan chức năng thực hiện tốt hai chức năng đó của NSNN.
1.1.3. Nguyên tắc của ngân sách Nhà nước
- Về thu ngân sách Nhà nước, phải được thực hiện theo quy định của luật

Ngân sách Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.
- Về chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Đã có trong dự tốn Ngân sách được giao. Trừ trường hợp vào đầu năm
ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định thì lập lại dự tốn ngân sách Nhà
nước. Trường hợp dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ Ngân sách
Trung ương chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự tốn ngân sách
Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương trình Quốc hội vào thời gian
do Quốc hội quy định. Trường hợp dự toán Ngân sách địa phương, phương án phân
bổ ngân sách cấp mình chưa được HĐND quyết định, UBND lập lại dự toán ngân
sách địa phương, phương án phân bố ngân sách cấp mình, trình HĐND vào thời
gian do HĐND quyết định, tuy nhiên không được chậm hơn thời hạn do chính phủ
quy đinh. Trong q trình chấp hành ngân sách Nhà nước, nếu có sự thay đổi về
thu, chi thì thực hiện như sau:
Thứ nhất: số tăng thu và tiết kiệm chi so với dự toán được giao được sử dụng
để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài
7


chính, tăng dự phịng ngân sách. Chính phủ dự kiến phương án sử dụng đối với từng
nhiệm vụ chi, báo cáo UBTV cho ý kiến trước khi thực hiện; UBND dự kiến
phương án đối với từng nhiệm vụ chi, thống nhất ý kiến với thường trực HĐND
trước khi thực hiện; đối với cấp xã, UBND thống nhất ý kiến với chủ tịch và phó
chủ tịch HĐND trước khi thực hiện.
Thứ hai: Trường hợp số thu khơng đạt dự tốn được Quốc hội, HĐND quyết
định, Chính phủ báo cáo với UBTV Quốc hội, UBND báo cáo với thường trực
HĐND, đối với cấp xã, UBND thống nhất ý kiến với chủ tịch và phó chủ tịch
HĐND điều chỉnh giảm một số khoản chi tương ứng.
Thứ ba: Trường hợp có nhu cầu chi đột xuất ngồi dự tốn nhưng khơng thể
trì hỗn được mà dự phịng ngân sách khơng thể đáp ứng được, Thủ tướng Chính
phủ, chủ tịch UBND phải sắp xếp lại các khoản chi trong dự toán được giao hoặc sử
dụng các nguồn dự trữ để đáp ứng nhu cầu chi đột xuất.
Thứ tư: Trường hợp biến động lớn về ngân sách so với dự toán đã được phân
bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Chính phủ lập dự tốn điều chỉnh ngân sách Nhà

nước trình quốc hội, UBND lập dự tốn điều chỉnh ngân sách địa phương trình
HĐND theo quy trình lập, quyết định theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước
hiện hành. Ngồi ra cịn một số trường hợp khác cần phải điều chỉnh dự toán nêu
trong luật Ngân sách Nhà nước năm 2002.
+ Chi NSNN phải đúng tiêu chuẩn, đúng chế độ và định mức do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quy định.
+ Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền
quyết định chi.
+ Các cấp, các ngành, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với
quy định của pháp luật.
+ Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách Nhà nước có
trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống thất thốt, tham
nhũng.
- Các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết

toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ.

8


1.1.4. Nội dung của ngân sách Nhà nước
Nội dung của NSNN được quy định tại điều 2 luật NSNN số 01/2002/QH11
ngày 16/12/2002 quy định như sau:
1.1.4.1. Về thu
Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt
động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các
khoản viện trợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.1.4.2. Về chi
Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an ninh,
bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và

các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
1.1.5. Hệ thống ngân sách Nhà nước
Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong
quá trình thực hiện thu, chi của mỗi câp ngân sách, cấp ngân sách được hình thành
trên cơ sở cấp chính quyền, nghĩa là để có một cấp ngân sách thì trước hết phải có
một cấp chính quyền với những nhiệm vụ phát triển toàn diện đồng thời phải có khả
năng nhất định về nguồn thu trên lãnh thổ đó.
Nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách ở mỗi nước có sự khác nhau song
chúng có những nét chung là:
- Tính tập trung, thống nhất.
- Tính tự chủ chịu trách nhiệm của mỗi ngân sách

Hiện nay trên thế giới việc tổ chức hệ thống ngân sách thực hiện theo hai mơ
hình: Mơ hình hệ thống ngân sách theo Nhà nước liên bang và mơ hình tổ chức hệ
thống ngân sách theo Nhà nước không liên bang.
Tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nước ta là tổ chức hệ thống ngân sách theo
mơ hình Nhà nước khơng liên bang. Các cấp ngân sách trong hệ thống tổ chức đó
đều có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau thơng qua việc thực hiện nhiệm vụ thu
chi. Cũng như các nước cũng gắn bó với tổ chức bộ máy Nhà nước và vai trị, vị trí
của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Có thể hình
dung hệ thống NSNN ta từ sau Đại Hội Đảng lần thứ IV bằng sơ đồ đơn giản sau
đây:
9


Sơ đồ 1.1. Hệ thống ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Ngân sách
Nhà nước

Ngân sách


Ngân sách

Trung ương

địa phương

Ngân

Ngân

Ngân

sách

sách

sách

tỉnh

huyện



Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
1.1.6. Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước
1.1.6.1. Khái niệm

Hệ thống mục lục NSNN là bảng phân loại các khoản thu, chi NSNN theo hệ
thống tổ chức Nhà nước, ngành nghề kinh tế các mục đích kinh tế xã hội do NN
thực hiện, nhằm phục vụ cho công tác lập, chấp hành kế tốn, quyết tốn NSNN và
phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính thuộc khu vực NN.
1.1.6.2. Nội dung của mục lục NSNN
Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống mục lục NSNN theo quyết định số
33/2008/QĐ-BTC ngày 2/6/2008, có hiệu lực thi hành năm NS 2009 (bao gồm cả
phần kinh phí cuối năm NS 2008 được chuyển sang năm NS 2009) và thay thế hệ
thống mục lục NSNN ban hành theo quyết định số 280/TC/QĐ/NSNN ngày
15/4/1997 của Bộ Trưởng bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn
thực hiện quyết định số 280/TC/QĐ/NSNN của Bộ Tài Chính. Tạo điều kiện cho

10


đơn vị dự toán cấp dưới, đối tượng nộp thuế và các cơ quan tài chính, KBNN, cơ
quan được giao nhiệm vụ quản lý, thu nộp NSNN các cấp thống nhất thực hiện
trong cơng tác lập dự tốn, chấp hành dự toán và kế toán, quyết toán - thu chi ngân
sách.
Bộ tài chính hướng dẫn một số điểm về thực hiện mục lục NSNN như sau:
- Chương và cấp quản lý phân loại theo chương và cấp quản lý (viết tắt là

chương) là phân loại dựa trên cơ sở hệ thống các tổ chức của các cơ quan tổ chức
trực thuộc một cấp chính quyền (gọi chung là cơ quan chủ quản) được tổ chức quản
lý ngân sách riêng nhằm xác định trách nhiệm quản lý của cơ quan tổ chức đối với
NSNN. Trong các chương có một số chương đặc biệt dùng để phản ánh nhóm tổ
chức, cá nhân có cùng tính chất nhưng khơng thuộc cơ quan chủ quản.
+ Nội dung phân loại được mã số hoá 3 kí tự và chia làm 4 khoản ứng với 4
cấp quản lý: cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
+ Căn cứ vào các khoản thu ngân sách của đơn vị có trách nhiệm, nộp NSNN

thuộc cơ quan chủ quản, để xác định mã số chương:
Khi hoạch toán thu chi NSNN chỉ cần hoạch toán mã số chương.
- Về ngành nghề kinh doanh (loại, khoản) là dựa vào tính chất hoạt động kinh

tế (nghành kinh tế quốc dân) để hoạch toán thu chi NSNN các nội dung phân loại
được mã hóa 3 kí tự mỗi loại cách nhau 30 giá trị.
+ Căn cứ vào tính chất hoạt động phát sinh nguồn thu ngân sách hoặc khoản
chi ngân sách cho hoạt động có tính chất gì, để xác định mã số loại khoản.
+ Khi hoạch toán thu chi NSNN chỉ hoạch tốn mã khoản. Từ đó dựa theo
ngun tắc sẽ xác định khoản thu, khoản chi thuộc loại khoản nào.
- Về nội dung kinh tế (mục, tiểu mục) là dựa vào nội dung kinh tế của khoản

thu, chi NSNN được phân loại vào các mục, tiểu mục, nhóm, tiểu nhóm.
1.1.7. Phân cấp ngân sách Nhà nước
1.1.7.1. Nguyên tắc phân cấp ngân sách
Nhằm đảm bảo tính chủ động trong việc quản lý điều hành Ngân sách Nhà
nước của từng cấp, phù hợp với thực tế, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phịng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp gắn liền với trách nhiệm, quyền hạn
của mỗi cấp.

11


1.1.7.2. Nội dung phân cấp ngân sách
- Giải quyết các quan hệ về chế độ chính sách nhằm khắc phục tình trạng về

rối loạn trong quản lý điều hành NSNN.
- Về quan hệ phân phối là quan hệ chia nhiệm vụ chi và nguồn thu trong cân

đối ngân sách của các cấp chính quyền Nhà nước. Để giải quyết được quan hệ này

là cả một vấn đề hết sức phức tạp trong quá trình xây dựng và triển khai các đề án
phân cấp ngân sách đồng thời đây cũng là nội dung quan trọng nhất của phân cấp
NSNN.
+ Về chế độ phân cấp NSNN hiện nay được quy định tại các điều khoản trong
chương III của luật NSNN mỗi cấp điều có các khoản thu được hưởng trọn vẹn
100% và các khoản thu chia theo tỷ lệ % nhất định. Riêng ngân sách của địa
phương còn được các khoản trợ cấp từ ngân sách cấp trên.
+ Về chi tiêu, mỗi cấp đều có các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư tuỳ
thuộc vào các chức năng và nhiệm vụ của các cấp chính quyền Nhà nước theo luật
định.
- Quan hệ về chu trình ngân sách là quan hệ về quản lý trong chu trình vận

động của NSNN từ khâu lập đến khâu chấp hành và khâu quyết toán ngân sách.
1.2. Quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện
1.2.1. Sự tồn tại khách quan của ngân sách cấp huyện
Trong tiến trình lịch sử, NSNN đã xuất hiện và tồn tại từ lâu. Với chức năng là
cơng cụ tài chính rất quan trọng của Nhà nước, Ngân sách Nhà nước ra đời, tồn tại
và phát triển trên cơ sở hai tiền đề khách quan là Nhà nước và kinh tế hàng hóa tiền
tệ. Nhà nước tất yếu kéo theo yêu cầu tập trung nguồn lực tài chính vào tay Nhà
nước để làm phương tiện vật chất trang trải, đáp ứng cho các chi phí ni sống bộ
máy thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Là những điều kiện cần và đủ cho sự phát minh, tồn tại và phát triển của
NSNN, hai tiền đề xuất hiện rất sớm trong lịch sử, nhưng thuật ngữ “Ngân sách Nhà
nước” lại xuất hiện muộn hơn vào buổi bình minh của phương thức tư bản chủ
nghĩa.
NSNN ta đã có từ lâu, song nó được thể chế thành Luật năm 1996, có hiệu lực
từ năm 1997, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật NSNN đã được hoàn thiện. Tại

12



kỳ họp thứ 2 khoá XI của Quốc hội nước ta, luật NSNN đã được sửa đổi nhằm:
Quản lý ngày càng tốt hơn nền Tài chính Quốc gia, nâng cao tính chất chủ động và
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN,
củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của
Nhà nước, tăng tích luỹ nhằm thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng
cao đời sống nhân dân, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.
Ngân sách huyện là một bộ phận hữu cơ của NSNN, cũng ra đời, tồn tại và phát
triển cùng với sự tồn tại phát triển của hệ thống NSNN. Từ đó Ngân sách huyện đã
trở thành một cấp ngân sách đã làm cho bộ mặt NSNN mang một diện mạo, sắc thái
mới nền tài chính quốc gia trở nên mạnh hơn đảm bảo chức năng, nhiệm vụ được
ủy quyền từ ngân sách Trung ương.
1.2.2. Vai trò của ngân sách cấp huyện [6]
Ngân sách huyện là một cơng cụ tài chính duy nhất đảm bảo để thực hiện chức
năng nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện. Chính quyền huyện là bộ máy quản lý
Nhà nước ở địa phương có chức năng thực hiện mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ
mà Đại hội huyện Đảng bộ đã đề ra: Xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân,
giải quyết mọi quan hệ của Nhà nước với nhân dân. Quản lý Nhà nước ở Trung
ương là quản lý toàn xã hội trên tầm vĩ mô, mọi mặt, mọi lĩnh vực của Nhà nước,
cịn quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương là quản lý theo các mặt chức
năng, nhiệm vụ đã được quy định và phân cấp trên phạm vi địa giới hành chính của
mình. Ngân sách huyện đã góp phần quan trọng làm cho chính quyền huyện điều
chỉnh mọi hoạt động ở huyện thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của Đảng và Nhà nước.
Thông qua thu ngân sách huyện với hình thức thu và mức thu hợp lý nó sẽ tác
động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh ở địa phương, tạo mối quan hệ phân phối
thu nhập giữa các đối tượng và huy động vào ngân sách một cách tốt nhất. Thu ngân
sách huyện góp phần thực hiện chính sách xã hội như: đảm bảo cơng bằng giữa
những người có nghĩa vụ đóng góp ngân sách huyện hoặc có nhưng ưu tiên, chiếu

cố cho cơ sở sản xuất kinh doanh, những ngành nghề mới phát triển ở địa phương,
những hộ nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ. Ngồi ra, thu

13


ngân sách huyện góp phần thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước như:
miễn giảm đóng góp cho phổ cập giáo dục, chi khai hoang, phụ hóa và hoạt động
tình nghĩa giúp đỡ các gia đình có công cách mạng.
Thông qua chi ngân sách huyện, thực hiện các khoản chi để đảm bảo tăng
cường hiệu lực và hiệu quả đối với các hoạt động của chính quyền về quản lý pháp
luật, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản cơng cộng,
bảo vệ lợi ích hợp pháp của nơng dân, quản lý mọi hoạt động văn hóa, thực hiện các
chính sách xã hội và tăng cường cơ sở vật chất. Chi xây dựng trụ sở và phương tiện
làm việc, chi cho hoạt động giáo dục đào tạo như: trường học, mẫu giáo, nhà văn
hóa và hệ thống giao thơng nơng thơn liên xã, liên thơn, chi xóa đói giảm nghèo…
Trên cơ sở đó, ta nhận thấy tuy chính quyền huyện không làm kinh tế nhưng những
công việc về xây dựng kết cấu hạ tầng ở địa phương và phát triển văn hóa xã hội ở
nơng thơn…là những vấn đề rất quan trọng, đòi hỏi ngân sách huyện phải đáp ứng
nguồn tài chính tương đối lớn để thu – chi ngân sách. Ngân sách huyện đóng vai trị
hết sức quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, thực hiện
phương châm: “Nhà nước và dân cùng làm”.
Ngân sách huyện đã cùng nhân dân giải quyết tốt các vấn đề về “điện – đường
– trường – trạm”, xây dựng quy hoạch dân cư, ổn định đời sống nhân dân di cư tự
do, đường liên thôn dân đi lại thuận lợi, quản lý bảo vệ rừng, đảm bảo mơi trường
sống lành mạnh. Từ đó làm cho việc lưu thơng hàng hóa, phát triển kinh tế giữa các
vùng, các địa phương, các xã với nhau được thuận lợi. Đồng thời góp phần to lớn
vào việc khai thác các tiềm năng và thế mạnh của vùng, các địa phương, thúc đẩy
việc xóa đói bỏ các phương thức sản xuất cũ từ du canh, du cư – tự do, tự cấp để
dần chuyển sang sản xuất hàng hóa đa dạng, phong phú, thúc đẩy nền kinh tế phát

triển.
Ngân sách huyện đang dần tạo điều kiện để chuyển hộ nông dân, đồng bào
dân tộc từ sản xuất du canh, du cư…sang sản xuất hàng hóa tự chủ, nhiều trang trại
sản xuất mới ra đời. Quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, phân công lao động trên địa bàn nông thôn không thể thiếu được ngân sách
huyện. Bằng phương pháp đầu tư vốn, ngân sách huyện cũng đóng góp một vai trị
quan trọng trong cơng việc cơng nghiệp hóa từng phần, từng bước ở nơng thơn,

14


giúp kinh tế nơng thơn, miền núi thốt khỏi tình trạng độc canh, độc cư, chuyển từ
kinh tế thuần nông sang kinh tế tổng hợp nông lâm, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,
sản xuất nhiều sản phẩm hàng hóa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo điều
kiện nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Ngân sách huyện đã tạo điều
kiện kích thích, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào nông
thôn, buôn thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, góp phần hạn chế sự cách biệt
giữa nơng thơn và thành thị.
Ngân sách huyện là nguồn tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, y tế ở nông thôn,
chăm lo sức khỏe cộng đồng và thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, ổn định dân số
đem lại lợi ích trực tiếp cho người dân. Việc phát triển trường lớp, giải quyết nạn
mù chữ, cùng với việc phát triển mạng lưới thơng tin đại chúng truyền thanh, truyền
hình là chìa khóa để nâng cao dân trí ở vùng nơng thơn. Từ đó khi nơng dân trong
huyện đã có am hiểu nhất định, họ sẽ áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất tạo ra
sự phát triển mới, trong quan hệ sản xuất. Mặt khác góp phần bài trừ những hủ tục
lạc hậu. Hàng năm ngân sách huyện còn phải chi ra một khoản nhất định theo định
mức đầu người cho hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các ngày
lễ lớn mang tính truyền thống dân tộc.
Ngồi ra ngân sách huyện giữ vai trị bổ sung cho ngân sách xã, trực tiếp
hướng dẫn kiểm tra, giám sát, chịu trách nhiệm theo dõi nghiệp vụ và quyết toán

ngân sách xã, chỉ đạo ngân sách xã thực hiện đúng luật pháp hiện hành, góp phần
giúp xã hồn thành tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị ở cơ sở. Khi quy mô thu ngân
sách huyện, xã càng ổn định, phát triển thì nó góp phần làm cân đối thu – chi hệ
thống NSNN, hạn chế tình trạng bội thu ngân sách hiện nay và thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế xã hội.
1.2.3. Nhiệm vụ của ngân sách cấp huyện [2; 6]
Là một cấp Ngân sách địa phương, ngân sách huyện các nội dung thu và
nhiệm vụ chi cụ thể gắn với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của cấp.
1.2.3.1. Về chi ngân sách
Chi Ngân sách luôn gắn liền với các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà
Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ. Đặc điểm này có thể nhìn ra từ vai trò của
Ngân sách vả bản chất Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước mang bản chất

15


chính trị, duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, ổn định phát triển kinh tế, đảm
bảo xã hội ổn định, phát triển. Về nhiệm vụ chi ngân sách huyện được quy định tại
quyết định số 116/2003/QĐ-UB, ngày 07/11/2003 của UBND tỉnh Đăk Lăk gồm:
Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khơng có khả

năng thu hồi vốn do huyện quản lý.
- Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình quốc gia do huyện thực

hiện.
- Các khoản chi đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật.

Chi thường xuyên
- Chi các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã


hội, văn hóa, thơng tin, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công
nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do huyện quản lý bao gồm:
+Sự nghiệp kinh tế bao gồm:
Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu, đường và các cơng
trình giao thơng khác; lập biểu báo và các biện pháp đảm bảo an tồn giao thơng
trên các tuyến đường.
Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp: Duy tu, bão dưỡng các tuyến
kênh mương, các cơng trình thuỷ lợi, các trạm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp; công tác khuyến nông, khuyến ngư; chi chăn nuôi, bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản.
Sự nghiệp kiến thiết thị chính: Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính
và các sự nghiệp thị chính khác.
Sự nghiệp kinh tế khác gồm: Các hoạt động sự nghiệp về môi trường, phục vụ
công cộng . . .
+Sự nghiệp giáo dục bao gồm: Nhà trẻ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở,
phổ thông trung học, bổ túc văn hoá, giáo dục thường xuyên và các hoạt động khác.
Đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác.
+ Sự nghiệp y tế bao gồm hoạt động trung tâm y tế quận huyện, các trạm xá,
thị trấn.

16


+Công tác bảo đảm xã hội, chi cứu tế xã hội, chi cứu đói phịng chống các tệ
nạn xã hội, thiên tai hỏa hoạn và các hoạt động xã hội khác.
+Về văn hóa thơng tin và nghệ thuật gồm: tun truyền cổ động, văn hoá văn
nghệ quần chúng, xây dựng bản làng văn hoá, chi bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu
diễn nghệ thuật, phát thanh truyền hình và các hoạt động văn hóa thơng tin và các
hoạt động văn hóa xã hội khác.

+Về thể dục thể thao gồm: bồi dưỡng, huấn luyện các vận động viên các đội
tuyển cấp huyện; các giải thi đấu cấp huyện; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể
thao và các hoạt động thể dục thể thao khác.
+Về khoa học công nghệ: Chi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
+Các sự nghiệp khác do huyện quản lý.
- Các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách huyện

đảm bảo theo quy định của chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở

cấp huyện.
- Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện: Ủy ban mặt trận tổ

quốc Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội
nông dân Việt Nam, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ

chức xã hội – nghề nghiệp ở huyện theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do huyện quản lý.
- Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do huyện

thực hiện.
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
- Chi bổ sung ngân sách cấp dưới.
- Chi chuyển nguồn từ ngân sách huyện năm trước sang ngân sách huyện năm

sau.
- Trợ giá theo chính sách Nhà nước.
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.


17


×