Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cảng quy nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.52 KB, 64 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam đang hoà nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam gia nhập
WTO năm 2007 có ý nghĩa rất quan trọng với nền kình tế nước nhà. Nó đã mở ra
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng đồng nghĩa với việc các doanh
nghiệp phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn. Do đó nền kinh tế thế giới
có nhiều biến động đã tác động đến tất cả các nền kinh tế các nước trên thế giới nói
chung và tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng, mà cụ thể là ảnh hưởng trực
tiếp tới các doanh nghiệp kinh doanh trong nước.
Tuy nhiên các doanh nghiệp muốn đảm bảo sự tồn tại, khẳng định được sự
thành công nhất định của mình trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát
triển với tốc độ nhanh, cùng với sự cạnh tranh gay gắt và nhiều phức tạp của nền
kinh tế hiện nay đòi hỏi tất yếu các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu tìm
hướng giải quyết, các biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh linh hoạt và hiệu quả.
Qua đó vấn đề hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu đối với
mọi doanh nghiệp.
Vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới có thể đảm bảo cho doanh
nghiệp đứng vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, có đủ điều kiện tăng tích lũy
cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện thu nhập cho
người lao động, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước.
Do đó việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một
vấn đè cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm
bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự án đầu tư,
tính toán mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp phải
phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời phải dự đoán điều kiện kinh
doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp, phân tích hoạt động kinh
doanh là công cụ cung cấp thông tin cho nhà quản trị, nhà đầu tư mỗi đối tượng
quan tâm đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên góc độ khác
nhau để phục vụ cho mục đích quản lý và đầu tư của họ.

1




Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần
phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều
kiện vốn có về các nguồn nhân lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các
nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh
doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh, đây là việc
làm thường xuyên không thể thiếu được trong quản lý doanh nghiệp.
Từ những cơ sở phân tích kinh doanh trên, tôi nhận thấy việc “Phân tích hiệu
quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn” là một đề tài phù hợp
với tình hình thực tế hiện nay. Nó góp phần giúp công ty hiểu được khả năng hoạt
động của mình và từ đó có kế hoạch chiến lược kinh doanh tốt nhất trong thời gian
tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.

-

Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn giai đoạn
2013 – 2015.

-

Đề ra những giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nâng cao
hiệu quả kinh doanh cho Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

-


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ
phần Cảng Quy Nhơn.

-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ
phần Cảng Quy Nhơn giai đoạn 2013 - 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

-

Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu nghiên cứu trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từ các
báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn, cụ thể là Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, đề tài còn được thực hiện dựa trên việc tổng hợp những kiến thức đã
học, thu thập một số thông tin từ Internet, sách báo có liên quan để phục vụ cho việc
phân tích.

2


-

Phương pháp phân tích số liệu:



Phương pháp so sánh: So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong

phân tích kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu
các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một
tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó.
Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét
riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt
phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải
pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.



Phương pháp loại trừ: Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của
từng nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.



Phương pháp liên hệ: Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ với nhau, giữa các
mặt, các bộ phận... Ðể lượng hoá các mối liên hệ đó, trong phân tích kinh doanh còn
sử dụng phổ biến các phương pháp liên hệ như: liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính
và phi tuyến tính...
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh và
phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Luận văn đã đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty
Cổ phần Cảng Quy Nhơn.
Dựa vào kết quả phân tích, luận văn sẽ chỉ ra những kết quả đạt được, những
mặt còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh của công ty.
6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh
nghiệp.

3


Chương 2: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Cảng Quy
Nhơn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần
Cảng Quy Nhơn.
Do kiến thức và kinh nghiệm tìm hiểu thực tế còn hạn chế nên bài viết không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cửa các
thầy cô giáo và toàn thể cán bộ - nhân viên để em hoàn thành bài được tốt hơn.
Bình Định, ngày 05 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lại Vi Vương

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Hiệu quả kinh doanh và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
1.1.1. Khái niệm Hiệu quả kinh doanh
Mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận. Các
doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu
này. Trong đó hiệu quả kinh doanh là một trong những mục đích mà các nhà quản
lý kinh tế muốn vươn đến và đạt được. Tùy theo lĩnh vực và góc độ nghiên cứu mà

nhà quản lý kinh tế cũng như các nhà nghiên cứu có những quan điểm khác nhau về
hiệu quả kinh doanh, cụ thể như sau:
Theo quan điểm của nhà kinh tế học người Anh Adam Smith, cho rằng: “ Hiệu
quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa”[4].
Như vậy, Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với
tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí đầu vào của sản xuất. Đây là hạn
chế trong quan điểm của Adam smith, bởi kết quả sản xuất tăng lên do chi phí sản
xuất tăng hay do mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất.
Còn Paul samelson, một đại diện tiêu biểu cho học thuyết hiện đại cho rằng: “
Hiệu quả kinh doanh là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền kinh
tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người”[7]. Quan điểm này đã đánh giá
việc sử dụng nguồn lực trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên việc sử dụng nguồn lực như thế nào thì được xem là hữu hiệu nhất vẫn còn
mang tính trừu tượng. Hơn nữa, quan điểm này vẫn chưa thể hiện được kết quả đầu
ra cũng như mối quan hệ vận động tương quan giữa các nguồn lực đầu vào và các
yếu tố đầu ra.
Theo quan điểm của GS.TS Ngô Đình Giao thì cho rằng: “ Hiệu quả kinh
doanh là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn cho các doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà Nước”. Theo ông, mục tiêu hàng đầu của
các doanh nghiệp là hướng đến tối đa hóa lợi nhuận, do đó hoạt động quản lí có
hiệu quả thì hoạt động kinh doanh mới có hiệu quả.

5


Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là
phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để
đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh
giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực

xác định có thể tạo ra ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mộ tả hiệu quả kinh doanh bằng
công thức chung sau đây:
Trong đó:

H: Hiệu quả kinh doanh.
K: Kết quả đạt được.
C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.

Tuy nhiên, để đánh giá về hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện cần phải
đánh giá về cả mặt thời gian, không gian và đặc biệt là phải gắn với hiệu quả xã hội.
Các doanh nghiệp được coi là những tế bào của nền kinh tế. Vì thế, sự phát triển
bền vững của doanh nghiệp được coi là nền tẳng của sự phát triển kinh tế. Do đó,
bản thân mỗi doanh nghiệp cần nhận thức được rằng hoạt động của doanh nghiệp có
tác động không nhỏ đến sự biến động của nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy khi tiến
hành đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ đơn
thuần là đánh giá hiệu quả kinh tế riêng của doanh nghiệp, còn phải quan tâm đến
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các lĩnh vực khai thác, sử dụng nguồn
lực xã hội, cũng như những đóng góp của doanh nghiệp với xã hội, sự phát triển
kinh tế. Tóm lại, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh phải được đánh giá một cách
toàn diện, đánh giá về hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội.
1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh
- Kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã
xây dựng.
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả
năng và hạn chế của mình.
- Cơ sở để ra quyết định kinh doanh.
- Phân tích số liệu sơ cấp và thứ cấp nhằm dự báo, đề phòng những hạn chế ,
rủi ro trong doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò hiệu quả kinh doanh
6



Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh
doanh mà hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Do
vậy, việc phân tích hiệu quả kinh doanh là công tác cần thiết và quan trọng trong
quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả kinh doanh là
công cụ hữu ích được dùng để xác định thực trạng hay tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị có cơ sở để đánh giá điểm mạnh yếu, các
nhân tố tác động đến việc khai thác, sử dụng và quản lý các nguồn lực của doanh
nghiệp, phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động của doanh nghiệp, cũng
nhưng tìm ra những nguyên lý , nguồn gốc các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ
thể để cải tiến quản lý. Thông tin về hiệu quả kinh doanh còn giúp các đối tượng
quan tâm xác định được giá trị, tiềm năng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
để đưa ra các quyết đinh đầu tư trong tương lai.
Với các nhà đầu tư trực tiếp (những người góp vốn, mua cổ phiếu) quyền lợi
của họ gắn liền với kết quả kinh doanh của công ty, do đó thông tin về hiệu quả
kinh doanh và thông tin về lợi nhuận được chia, về cổ tức, về khả năng sinh lợi , về
hiệu quả sử dụng vốn, về khả năng tăng trưởng và khả năng bảo tồn vốn rất quan
trọng với họ. Từ các thông tin đó, nhà đầu tư có cơ sở để đánh giá tình hình của
doanh nghiệp và đưa ra các quyết định đầu tư trong tương lai.
Về các nhà đầu tư gián tiếp (tổ chức, cá nhân cho vay vốn) ngoài những thông
tin về khả năng sinh lợi và khả năng ứng phó đối với các khoản vay đến hạn của
doanh nghiệp, họ còn rất quan tâm đén giá trị thực tế của đồng vốn cho vay theo
thời gian.
Với các nhà quản lý doanh nghiệp, thông tin về hiệu quả kinh doanh sẽ giúp
họ nhìn đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh
nghiệp của mình.
Đồng thời, giúp họ kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh. Trên cơ sở đó họ sẽ xác định đúng mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh
có hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, còn giúp những nhà

điều hành doanh nghiệp phát hiện ra các khả năng , rủi ro tiềm tàng trong hoạt
động kinh doanh, cải tiến cơ chế quản lý.

7


Như vậy có thể thấy rằng: phân tích hiệu quả kinh doanh là quá trình nghiên
cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nguồn
lực tiềm năng cần khai thác, từ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Chính trên cơ sở đó cung cấp những căn cứ khoa học giúp các đối
tượng quan tâm sự dụng thông tin đưa ra các quyết định đúng đắn của mình.
1.2. Nội dung và chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh
nghiệp
Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà phân tích
thường chú trọng tới các nội dung sau:
1.2.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh
Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho các đối
tượng liên quan biết được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đưa ra các
quyết định phù hợp. Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, các nhà phân tích
đã sử dụng phương pháp so sánh: so sánh sự biến động bằng số tương đối.
Căn cứ vào kết quả so sánh và tình hình biến động của các chỉ tiêu phản ánh
khái quát hiệu quả kinh doanh, các nhà phân tích sẽ rút ra những nhận xét khái quát
về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, có rất nhiều chỉ tiêu để
đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì mối quan
tâm về hiệu quả kinh doanh của các đối tượng khác nhau và cũng có nhiều cách tiếp
cận khác nhau về hiệu quả kinh doanh nên chỉ tiêu dùng để khái quát hiệu quả kinh
doanh sẽ không giống nhau, có nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể:
Với quan điểm của Nguyễn Ngọc Quang trong giáo trình “Phân tích hoạt động
kinh tế” thì chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh sức sản xuất, sức sinh lợi và sức hao phí [4,32]. Theo ông,

chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất từ các yếu tố đầu vào.
Do đó, sức sản xuất của doanh nghiệp cao chứng tỏ doanh nghiệp có sử dụng
hiệu quả các yếu tố đầu vào dẫn đến kết quả kinh doanh cao. Còn chỉ tiêu sức sinh
lợi đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận từ các yếu tố đầu vào nên chỉ tiêu này càng
cao càng tốt. Chỉ tiêu sức hao phí cho biết mức độ hao phí của các yếu tố đầu vào
để tạo ra kết quả đầu ra. Tỷ suất hao phí thấp chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có
hiệu quả các yếu tố đầu vào và đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
1.2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh
8


Trên thực tế, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá
khái quát hiệu quả kinh doanh như: chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi trên tài sản
(ROA), sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Đây đều là các chỉ tiêu phản ánh khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Trong đó, ROA được so sánh bằng cách so sánh lợi nhuận sau thuế so với tổng
tài sản bình quân. ROS phản ánh khả năng sinh lợi trên doanh thu, chỉ tiêu này được
tính toán bằng cách so sánh lợi nhuận lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần. ROE
phản ánh khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bằng cách so sánh lợi nhuận sau
thuế trên/ VCSH bình quân.
Còn theo quan điểm của bà Trần Thị Thu Phong, “để đánh giá khái quát hiệu
quả kinh doanh được đầy đủ cần thông qua các chỉ tiêu phản ánh hoạt động và khả
năng sinh lợi” [12,47]. Theo bà, khả năng sinh lợi có thể đạt được khi doanh nghiệp
có năng lực hoạt động tốt, thể hiện qua việc sử dụng các nguồn lực có hiệu quả nên
cần đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trước khi đánh giá khả năng sinh lợi
các nguồn lực.
1.2.2.1. Hiệu quả sử dụng lao động
Sử dụng lao động tức là quá trình vận dụng sức lao động để tạo ra sản phẩm
theo mục tiêu sản xuất kinh doanh. Theo Các Mác, hiệu quả sử dụng là so sánh kết
quả đạt được với chi phí bỏ ra một số lao động ít hơn và đạt được kết quả nhiều

hơn. Tựu chung, hiệu quả sử dụng lao động là kết quả được mang lại từ mô hình,
các chính sách quản lý và sử dụng lao động. Kết quả lao động là doanh thu, lợi
nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh, hoặc tùy theo mục tiêu mà
doanh nghiệp hướng tới.
1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí là chỉ tiêu thể hiện tập hợp tất cả các khoản phải bỏ ra của doanh
nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật thông qua
tiền. Việc sử dụng chi phí hiệu quả thể hiện thông qua việc doanh nghiệp đạt được
được mục tiêu tối ưu với mức chi phí tối thiểu. Được thể hiện khái quát qua công
thức sau:

1.2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn
9


Vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn luôn được quan tâm trong các doanh nghiệp
và được thể hiện cụ thể thông quả việc sử dụng một số chỉ tiêu quan trọng sau:
-

Sức sinh lợi của tổng tài sản:
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các tài sản đầu tư, khả năng sinh lợi
của tài sản. Qua đó giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định hợp lý nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn KD về khả năng tạo ra lợi nhuận của việc sử dụng tài sản.
Chỉ tiêu sức sinh lợi của tổng tài sản được tính toán bằng công thức: (1)

-

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu:
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vôn chủ sở hữu hay khả năng tạo ra
lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động KD, là mục

tiêu của mọi nhà quản trị và đây luôn là chỉ tiêu quan trọng đối với các nhà đầu tư.
Chỉ tiêu khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu được tính bằng công thức: (2)

-

Sức sinh lợi của vốn đầu tư:
Đây mới là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thực chất của 1 đồng vốn sử dụng cho
kinh doanh, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của nhà quản lý như thế nào và bỏ qua
ảnh hưởng của cơ cấu vốn.
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau: (3)
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn sử dụng bình quân trong một thời kỳ mang
về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy hiệu quả sử
dụng vốn càng cao, chứng tỏ việc đầu tư càng hiệu quả.
Khi lựa chon đầu tư mà chỉ sử dụng ROA và ROE để đánh giá doanh nghiệp
thì mức độ mạo hiểm rất lớn, bởi vì ROE càng cao thì mức độ rủi ro sẽ cao do phải
sử dụng vốn vay nhiều hơn vốn chủ sở hữu. Do đó, để giúp các nhà đầu tư co thể
phân bổ tỉ lệ rủi ro cũng như so sánh hiệu quả đầu tư có thể sử dụng ROI để đánh
giá trước khi lựa chọn đầu tư.
1.3. Các công thức sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh
1.3.1. Phân tích khả năng sinh lợi của Vốn chủ sở hữu
Tại công thức (1), chưa thể lột tả được mối quan hệ giữa các bộ phận phản ánh
hiệu quả kinh doanh với cấu trúc tài chính và sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu, có
thể áp dụng phương pháp Dupont vào công thức (1) và biểu thị phương trình sau:
10


Hay:
Qua phương trình Dupont cho thấy sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu phụ thuộc
vào đòn bẩy tài chính, số vong quay tài sản và sức sinh lợi của doanh thu. Để tăng
sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu thì vòng quay của tổng tài sản phải lớn, sức sinh lợi

của doanh thu thuần cũng phải lớn, đồng thời đòn bẩy tài chính cũng phải cao nghĩa
là mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu phải thấp, điều này làm tăng rủi ro tài chính vì
phải sử dụng nhiều vốn vay. Do đó doanh nghiệp cần phải xác định cơ cấu vốn hợp
lý để đảm bảo khả năng tạo lợi nhuận của vốn chủ sở hữu ở mức độ phù hợp
1.3.2. Phân tích khả năng sinh lợi của tài sản
Khi phân tích khả năng sinh lợi của tài sản các chỉ tiêu nghiên cứu có thể riêng
lẻ cho từng hoạt động và có thể tính chung cho tất cả các hoạt động của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này thể hiện qua công thức (2). Tuy nhiên công thức này chưa thể
hiện được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu ROA. Vì thế, để làm rõ
ảnh hưởng của từng nhân tố và mối quan hệ giữa chúng, ta sử dụng phương pháp
Dupont để tiến hành biến đổi công thức này:
Hay:
Công thức trên cho thấy sức sinh lợi của tổng tài sản chịu tác động của hai
nhân tố: hiệu suất sử dụng tài sản và sức sinh lợi của doanh thu. Do vậy, để nâng
cao hiệu suất sử dụng tài sản hay khả năng sinh lợi của tài sản cần phải nâng cao
hiệu quả cá biết của các yếu tố sử dụng cho quá trình hoạt động kinh doanh, đồng
thời làm tăng khả năng sinh lợi của doanh thu bằng các nỗ lực mở rộng thị trường,
tăng doanh số , tiết kiệm chi phí.
Tóm lại, trên cơ sở số liệu tính toán được, nhà quản lý có thể xác định được
các nhân tố chủ yếu dẫn đến sư tăng giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ đó, đề ra giải pháp, phương hướng phù hợp.
1.3.3. Phân tích khả năng sinh lợi của chi phí
Chi phí của doanh nghiệp gôm nhiều loại như: Chi phí sản xuất - Kinh doanh,
chi phí hoạt động, giá vốn hàng bán, chí phí bán hàng…Tuy nhiên, những chi phí
có liên quan đến khả năng sinh lợi và chi phí hoạt động và giá vốn hàng bán. Chi
phí hoạt động có quan hệ trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong kỳ, còn giá vốn
11


hàng bán lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí hoạt động và có quan hệ chặt chẽ

với lợi nhuận về tiêu thụ.
Sức sinh lợi của chi phí hoạt động (hay giá vốn hàng bán) cho biết: 1 đơn vị
chi phí hoạt động (Giá vốn hàng bán) tiêu hao trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi
nhuận sau thuế. Khả năng sinh lợi của chúng càng lớn, hiệu quả hoạt động của chi
phí càng cao, do vậy, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Để thấy mối quan
hệ giữa các bộ phận phản ánh hiệu quả kinh doanh với khả năng sinh lợi của chi phí
hoạt động, có thể sử dụng phương pháp Dupont và tiến hành biến đổi công thức như
sau:
1.3.4. Khả năng sinh lợi của doanh thu
Doanh thu hoạt động kinh doanh bao gồm doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ, doanh thu thuần do hoạt động tài chính và doanh thu khác. Trong
trường hợp doanh thu thuần hoạt động tài chính và doanh thu khác không đáng kể
có thể sử dụng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ để tính toán
Khả năng sinh lợi của doanh thu phản ánh mức độ sinh lợi của một đồng
doanh thu so sánh với một đồng lợi nhuận sau thuế.
Công thức cụ thể :
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng
lớn. Đồng thời còn cho biết năng lực tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này dùng để so sánh các doanh
nghiệp với nhau.
Bên cạnh chỉ tiêu sức sinh lợi của doanh thu thuần, ta cũng có thể xem xét
thêm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp. Được đo bằng cách chia lợi nhuận gộp cho tổng
doanh thu thuần. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng với nhà quản lý, là cơ sở để
doanh nghiệp đánh giá khả năng kiểm soát chi phí sản xuất, quan trọng hơn là giúp
nhà quản lý đánh giá được cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều tác động từ các nhân tố
bên trong và cả bên ngoài của doanh nghiệp. Các nhân tố này tác động qua lại,
tương hỗ lẫn nhau và tác động đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh.
12



Các nhân tố này có thể tích cực cũng có thể tiêu cực làm ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp luôn phải
quan tâm và nắm bắt các nhân tố này để có những điều chỉnh thích hợp trong quá
trình kinh doanh.

13


1.4.1. Các nhân tố bên trong
Tiềm lực của một doanh nghiệp được thể hiện qua các yếu tố chủ quan trong
doanh nghiệp. Cơ hội, chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp luôn luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một
doanh nghiệp cụ thể.
Chính các nhân tố bên trong của doanh nghiệp quyết định hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp
luôn phải chú ý tới các nhân tố bên trong nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
-

doanh nghiệp hơn nữa
Nhân tố vốn:
Vốn là một nhân tố đầu vào có vai trò quyết định đến kết qủa hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nhân tố này tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh
nghiệp thông qua việc huy đống vốn trong kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư
có hiệu quả các nguồn vốn, cũng như khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn
kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh ổn định mà còn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp,
nó giúp cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị,tiếp thu công nghệ và sản

xuất hiện đại hơn nhằm làm giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng
cao uy tín của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động khai thác và sử dụng tối ưu
đầu vào. Khả năng tài chính của doanh nghiệp không chỉ phản ánh sự phát triển của

-

doanh nghiệp mà còn là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhân tố con người:
Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thàn công trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Máy móc dù tối tân, hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp
với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật của người lao động. Lực lượng lao động có
thể sáng chế ra các sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp vời nhu cầu người tiêu
dùng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có khả cạnh tranh với các đối thủ của
mình. Cũng lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ
sử dụng các nguồn lực khác như vốn, máy móc, nguyên vật liệu, tác động trực tiếp

-

đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhân tố trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật:
Nhân tố này đóng một vai trò hết sức quan trọng với hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Khi hệ thống này được bố trí hợp lí, thuận tiện nó có thể đem lạo sức mạnh
14


vô hình trong kinh doanh. Cơ sở vật chất, kỹ thuật có thể tạo ra cho bên đối tác một
sự tin tưởng, tạo ra ưu thế cạnh tranh với các đối thủ. Đây là một lợi thế kinh doanh
giúp doanh nghiệp phát huy các mặt tích cực, hạn chế tiêu cực do các yếu tố chủ
-


quan mang lại để phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh.
Nhân tố kỹ thuật công nghệ:
Với trình độ kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến cho phép các doanh nghiệp chủ
động nâng cao chất lượng hàng hóa, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
Điều này có thể giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, khả năng cạnh tranh, tăng

-

vòng quay của vốn lưu động đảm bảo cho quá trình tái sản xuất, mở rộng quy mô.
Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức:
Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Vì tất cả hoạt động của doanh nghiệp đều được chỉ đạo bởi bộ
máy quản trị của doanh nghiệp. Do vậy, sự thành công hay thất bại của toàn bộ
doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò điều hành của bộ máy quản trị. Nếu
đội ngủ quản trị đầy tài năng, tâm huyết và phẩm chất thì doanh nghiệp sẽ có thể
xác định được chiến lược kinh doanh hợp lý, một hướng đi đúng đắn trong một môi

-

trường kinh doanh đầy biến dộng, đảm bảo cho doanh nghiệp có hiệu quả cao.
Nhân tố thông tin:
Nền kinh tế thị trường hiện nay được xem là nền kinh tế thông tin hóa. Do đó,
thông tin cũng được coi là một đối tượng kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh
quốc tế ngày càng gay gắt, doanh nghiệp nào có hệ thống thông tin đầy đủ, chính
xác, kịp thời về cung cầu thị trường hàng hóa, về khách hàng, về công nghệ kỹ
thuật, về đối thủ cạnh tranh...và biết xử lý, sử dụng các thông tin đó để được ra các
quyết định hợp lý sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất KD. Ngoài ra,
các thông tin về kinh nghiệm trong kinh doanh khác cũng như các thông tin về thay
đổi trong các chính sách kinh tế trong và ngoài nước có liên quan rất cần cho doanh
nghiệp. Những thông tin chính xác, kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp

xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài
Ngoài các nhân tố chủ quan như đã nói ở trên, các nhân tố khách quan bên
ngoài doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh

-

nghiệp.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

15


Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi hoạt động của doanh
nghiệp đều gắn liền với các mối quan hệ trao đổi giữa các doanh nghiệp và các đơn
vị kinh tế khác. Chính vì thế, để đánh giá được mức độ hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp cần phải đặt chúng vào một môi trường xác định.
Mức phát triển kinh tế xã hội ở mỗi khu vực, mỗi vùng miền là khác nhau.
Nếu các doanh nghiệp biết tận dụng đặc điểm này, đồng thời xác định thời cơ và
mối đe dọa từ việc phân tích môi trường kinh doanh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của mình.
Các môi trường tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm có:
Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường khoa học
-

công nghệ, môi trường quốc tế, môi trường tự nhiên.
Yếu tố khách hàng:
Khách hàng là yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Việc định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu, sở
thích và tâm lý của khách hàng, giúp đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp,


-

đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh, hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Môi trường ngành:
Trong cùng một ngành với nhau, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ
ảnh hưởng trực tiệp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng
tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Do đó ảnh hương tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nguồn lực
đầu vào của doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu bởi doanh nghiệp khác, đơn vị
kinh doanh và các cá nhân.
Do đó, tùy thuộc vào tính sẵn có và có thể chuyển đổi hay phụ thuộc vào nhà
cung ứng của các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp sẽ làm tăng hay giảm hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp
1.5. Phương pháp kỹ thuật – Nghiệp vụ phân tích hiệu quả kinh doanh
1.5.1. Phương pháp so sánh
Trong phân tích nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng, so sánh
là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến. Phương pháp này nghiên cứu sự
biến động và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để có thể tiến
hành so sánh, các nhà phân tích phải giải quyết các nội dung cơ bản như: gốc so
sánh, điều kiện so sánh, các dạng so sánh, hình thức so sánh [3,65].

16


Để áp dụng phương pháp so sánh vào bài phân tích, cần xác định gốc so sánh.
Gốc so sánh thường được xác đinh theo thời gian hoặc theo không gian hoặc kết
hợp cả hai:
− Về mặt thời gian: Gốc so sánh có thể chọn kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ năm
trước hoặc được cố định tại 1 kỳ cụ thể (so sánh định gốc) hay thay đổi liên tục (so

sánh liên hoàn).
− Về mặt không gian: có thể chọn các bộ phận hay tổng thể hoặc các đơn vị khác có
cùng điều kiện tương đương hay so với số bình quân ngành, bình quần khu vực.
Điều kiên để đảm bảo tính chất so sánh được: các chỉ tiêu sử dụng trong quá
trình phân tích phải nhất quán về nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về
thời gian và đơn vị đo lường.
Các dạng so sánh: Phương pháp so sánh thường được thể hiện dưới 3 dạng là
so sánh đó là: so sánh bằng số tuyệt đối, tương đối và bình quân. Khi thể hiện so
sánh bằng số tuyệt đối, nhà phân tích sẽ biết được khối lượng, quy mô mà doanh
nghiệp đạt được vượt qua hay hụt so với các chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ nghiên cứu
và kỳ gốc. Trong khi đó, so sánh bằng số tương đối lại cho thấy kết câu, mối quan
hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ thực hiện kế hoạch và mức độ phổ biến của các
chỉ tiêu phân tích. Còn khi so sánh bằng số bình quân, các nhà quản lý sẽ biết được
mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể, tổng ngành.
Ngoài ra, các nhà phân tích còn sử dụng 2 phương pháp so sánh để tiến hành
phân tích là so sánh ngang và so sánh dọc. So sánh ngang là nghiên cứu sự biện
động về quy mô của các chỉ tiêu phân tích. So sánh dọc lại nghiên cứu sự biến động
về cơ cấu của các chỉ tiêu phân tích.
1.5.2. Phương pháp liên hệ cân đối
Đây là phương pháp được vận dụng để xem xét các mối quan hệ giữa sự kiện
và hiện tượng kinh tế, giữa các chỉ tiêu nhân tố với các chỉ tiêu phân tích được biểu
hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số. Khi phân tích theo phương pháp này, các nhân
tố phải đứng độc lập và tách biệt nhau, cùng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu
phân tích.
Trong phân tích hiệu quả kinh doanh, nhà phân tích có thể phân tích mối quan
hệ cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh; giữa kết quả kinh doanh
toàn đơn vị so với kết quả toàn bộ phận…Từ đó xác định mức độ ảnh hường của
các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích.
1.5.3. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích
17



Phương pháp này được phân chia chỉ tiêu phân tích tổng hợp thành nhiều chỉ
tiêu bộ phận, nhiều chỉ tiêu chi tiết theo các hướng khác nhau nhằm đánh giá kết
quả đạt được.
Thông thường nhà phân tích phân chia các chỉ tiêu phân tích theo các hướng
-

như sau:
Theo bộ phận cấu thành của chỉ tiêu phân tích: chia nhỏ chỉ tiêu phân tích thành
các bộ phận cấu thành nên cho phép việc đánh giá chính xác vai trò và vị trí của

-

từng bộ phận trong việc hình thanh kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Theo thời gian phát sinh: chia nhỏ quá trình và kết quả theo trình tự thời gian phát
sinh và phát triển. Việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp nhà quản trị nắm bắt
được nhịp điệu, tốc độ tăng trưởng và xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu, từ đó

-

đưa ra những quyết định kịp thời, xác thực với tình hình cụ thể
Theo không gian phát sinh: chia nhỏ quá trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và
phát triển các chỉ tiêu phân tích. Việc phân tích này sẽ hỗ trợ các nhà quản lý ra
quyết định liên quan đến việc xác định địa bàn kinh doanh trọng điểm, quyết định
mở rộng hay thu hẹp địa bàn kinh doanh, đánh giá đúng kết quả thực hiện của từng

-

bộ phận, từng đơn vị, từng địa điểm..

Phương pháp chi tiết: chỉ tiêu phân tích sẽ giúp các nhà phân tích đánh giá được
hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận trong từng thời điểm kinh doanh, đánh giá
đúng kết quả hoạt động của từng bộ phận và ảnh hưởng của chúng đến tổng thể.
1.5.4. Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ thường được các nhà phân tích sử dụng để xác định xu
hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động giữa kỳ phân tích với
kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Đặc điểm của phương pháp này là luôn đặt đối tượng
nghiên cứu vào các trường hợp giả định khác nhau, rồi lần lượt xác định và loại trừ

-

mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa các kỳ phân tích.
Phương pháp được thể hiện cụ thể qua 2 phương pháp sau:
Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp mà trị số của các nhân tố từ kỳ
gốc sang kỳ phân tích được thay thế lần lượt theo một nguyên tắc nhất định để xác
định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích bằng

-

cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
Phương pháp số chênh lệch: là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên
hoàn, được áp dụng khi giữa các nhân tố có mối quan hệ tích số. Mức độ ảnh hưởng

18


của nhân tố nào bằng số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của nhân tố đó với
nhân tố khác đã được giả định là không thay đổi.
1.5.5. Phương pháp Dupont
Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ

giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số
của một loạt các biến số để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Nhờ
đó, phương pháp Dupont đã giúp cho nhà phân tích xác định được những nhân tố đã
ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Chẳng hạn: tách hệ số khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) thành
chuỗi các hệ số có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vận dụng trong phân tích ROE,
mô hình Dupont có dạng như sau:

Qua phương trình Dupont cho thấy sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu phụ thuộc
vào đòn bẩy tài chính, số vòng quay tài sản và sức sinh lợi của doanh thu. Để tăng
sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu thì vòng quay của tổng tài sản, sức sinh lợi của
doanh thu thuần phải lớn và đòn bẩy tài chính cũng cao nghĩa là mức độ sử dụng
vốn chủ sở hữu phải thấp, làm tăng rủi ro tài chính vì phải sử dụng nhiều vốn vay.
1.5.6. Các phương pháp khác
Ngoài các phương pháp phổ biến trên đây, phương pháp phân tích kinh doanh
còn sử dụng một số phương pháp phân tích khac như: phương pháp đồ thị, phương
pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp toán kinh tế…Các phương pháp trên được sử
dụng cho mục đích nhất định và trong trường hợp nhất định.
Phương pháp đồ thị: là phương pháp phản ánh một cách trực quan các số liệu
phân tích bằng đồ thị và biểu đồ. Thông qua đó, cung cấp thông tin cho những
người quan tâm về xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, hay mối
quan hệ kết cấu trong tổng thể. Phương pháp này có tác dụng minh họa dễ thấy và
dễ hiểu nhất đối với các kết quả tính toán được.

19


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG
QUY NHƠN

2.1. Giới thiệu chung về những thông tin của công ty cổ phần Cảng Quy














Nhơn
2.1.1. Tên và địa chỉ công ty
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUY NHƠN.
Tên Công ty viết tắt: CẢNG QUY NHƠN.
Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty hàng hải Việt Nam.
Trong vùng quản lý hàng hải của: Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn.
Vị trí Cảng: 13°44’33"N - 109°14’E.
Điểm lấy hoa tiêu: 13°44’33"N - 109°15’00"E.
Địa chỉ: 02 Phan Chu Trinh - Phường Hải Cảng - Tp. Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định.
Số điện thoại: (0.56) 3892363 & Số Fax: (0.56) 3891783
Website: quinhonport.com.vn hoặc cangquynhon.vn
Email:
Mã số doanh nghiệp: 4100258793
Đăng ký lần đầu: ngày 25/12/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 3: ngày 03/4/2015


(chuyển đổi từ Cty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn)
− Vốn điều lệ: 404.099.500.000 đồng (Bốn trăm lẻ bốn tỷ không trăm chín mươi chín
triệu năm trăm ngàn đồng).
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, để phục vụ cho
công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh, ngày 19/01/1976 Bộ
Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 222/QĐ-TC về việc thành lập Cảng Quy
Nhơn, giao Cục đường biển trực tiếp quản lý.
Theo sự điều động của Đảng, một bộ phận cán bộ được phân công tiếp quản
cảng trên cơ sở là cảng quân sự phục vụ chiến tranh của chế độ cũ để lại, trang thiết
bị, kho tàng, nhà cửa, công cụ sản xuất hầu như chẳng có gì.
Ngày 02 tháng 7 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định
số 1332/QĐ-TCCB-LĐ thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Cảng Quy Nhơn trực
thuộc Cục Hàng hải Việt Nam. Ngày 06/07/2009, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
có Quyết định số 1936/QĐ-BGTVT về việc chuyển Cảng Quy Nhơn về làm thành
viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ngày 31 tháng 10 năm 2009, Hội đồng quản
trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có quyết định số 804/QĐ-HĐQT về vịêc
chuyển Cảng Quy Nhơn – Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty
20


Hàng Hải Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Quy
Nhơn.
Công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn bắt đầu thực hiện quá trình cổ
phần hóa và chuyển đổi thành công ty cổ phần được thực hiện theo quyết định số
276/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015;
Quyết định số 103/QĐ-HHVN ngày 15/3/2013 của Hội đồng thành viên Tổng công
ty Hàng hải Việt Nam về việc phê duyệt danh sách các đơn vị thuộc Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam thực hiện cổ phần hóa năm 2013.

Mặc dù thời gian thực hiện cổ phần hóa diễn ra chỉ trong thời gian ngắn nhưng
Công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn đã thực hiện quy trình cổ phần hóa
Công ty đảm bảo đúng quy định của pháp luật và tiến độ do Tổng công ty Hàng hải
Việt Nam và Bộ GTVT yêu cầu, đặc biệt là công tác tuyên truyền đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của của Nhà nước về công tác đổi mới và phát triển doanh
nghiệp. Bên cạnh đó việc tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu của Công ty ra công
chúng cũng được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật và
đạt kết quả tốt. Cảng Quy Nhơn là cảng biển loại 1 thuộc Tổng công ty Hàng hải
Việt Nam đầu tiên thực hiện thành công việc chuyển đổi từ Công ty TNHH một
thành viên sang mô hình Công ty cổ phần.
Thương hiệu Cảng Quy Nhơn được nhiều chủ hàng, chủ tàu trong nước và
quốc tế biết đến với năng suất, chất lượng cao, giải phóng tàu nhanh. Cảng có cơ sở
hạ tầng và trang thiết bị đủ điều kiện tiếp nhận, xếp dỡ các mặt hàng tổng hợp, hàng
container và hàng siêu trường, siêu trọng.
Hệ thống quản lý, điều hành của Cảng Quy Nhơn phù hợp theo tiêu chuẩn
chất lượng ISO 9001:2008, với mục tiêu đặt ra là “UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – AN
TOÀN – PHÁT TRIỂN”, được Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận Cúp vàng
ISO năm 2006. Một số thành tích tiêu biểu đạt được:

21


2.1.3 Quy mô hiện tại của công ty
Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn là đơn vị sản xuất kinh doanh theo luật
doanh nghiệp. Hiện nay Công ty có quy mô như sau:
Vốn điều lệ: 404.099.500.000 đồng (Bốn trăm lẻ bốn tỷ không trăm chín mươi
chín triệu năm trăm ngàn đồng).


Hệ thống Kho/bãi:

Tổng diện tích mặt bằng: 306.568 m2, trong đó:






Kho : 30.732 m2, trong đó kho CFS 1.971 m2.
Bãi : 201.000 m2 , bãi chứa container 48.000 m2.
Bồn: 12.000 m3. Sức chứa tổng cộng : 200.000 MT.
Phương tiện, thiết bị:
Bảng 2.1. Các loại phương tiện, thiết bị của công ty
Loại/kiểu
Cần cẩu bờ di động
Xe cẩu 100MT
Xe cẩu các loại
Xe nâng container
Xe nâng hàng
Tàu lai
Đầu kéo có sơ mi rơ mooc
Xe tải/ben
Xe xúc, đào các loại
Trạm cân ô-tô

Số lượng
02
01
26
07
15

05
25
60
21
03

Sức nâng/tải/công suất
63 & 100 tấn
100 tấn
07- 80 tấn
10-45 tấn
1.7 - 7 tấn
800HP - 5.000 HP
14 – 16 tấn
80 MT-100 tấn
Nguồn: Phòng Kế hoạch và đầu tư







+

Luồng vào cảng:
Dài: 6,3 km. Độ sâu: - 11,0 m.
Chế độ thủy triều: Bán nhật triều không đều.
Chênh lệch bình quân: 2m.
Mức nước cao nhất tàu ra vào: - 13,8m.

Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được:
Cỡ tàu đến 30.000 DWT với tần suất bình thường.
22


+

Cỡ tàu đến 50.000 DWT giảm tải.

− Hệ thống máy tính


Hệ thống phần mềm quản lý nguồn nhân lực ERP; khai thác hàng tổng hợp; hàng
container; kế toán, nhân sự, tiền lương…



Số lượng 100 máy. Lĩnh vực áp dụng: văn phòng, quản lý, điều hành SXKD của
công ty.



Tổng số cán bộ công nhân viên: 794 người
Kết luận: công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn có quy mô lớn.
2.1.4. Chức năng , nhiệm vụ của Cảng Quy Nhơn
2.1.4.1. Chức năng và quyền hạn Cảng Quy Nhơn



Cảng Quy Nhơn là đơn vị kinh doanh được nhà nước và cục chủ quản giao vốn, tài


sản cơ sở vật chất.
− Cảng Quy Nhơn có con dấu riêng, được tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong mọi
lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
− Cảng Quy Nhơn hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở
tài khoản cá nhân ngoài ngân hàng. Vì vậy cảng đều có chức năng và quyền hạn rõ
rệt.
− Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và hoạt động theo


đúng pháp luật.
Lập hồ sơ công nghệ, thực hiện công tác xếp dỡ, vận tải nội bộ, công tác đóng gói,
bảo quản, giao nhận hàng và các công tác phục vụ khác (làm xạch hầm cầu,



container…)
Tiến hành công tác hoa tiêu, lai dắt, cung ứng lương thực,thực phẩm, nước ngọt và

nguyên vật liệu cần thiết cho tàu.
− Phục vụ kỹ thuật, sửa chữa tàu thuyền kinh doanh kho bãi…
− Kinh doanh các dịch vụ khác.
2.1.4.2. Giới thiệu hàng hóa dịch vụ của công ty






Kinh doanh dịch vụ cảng và bến cảng.

Dịch vụ đưa đón tàu ra vào cảng, hỗ trợ, lái dắt tàu biển;
Kinh doanh kho (bãi), kho ngoại quan;
Bốc xếp, giao nhận hàng hóa;
Đại lý vận tải hàng hóa, đại lý tàu biển, đại lý vận tải thủy (bộ), vận tải đa phương
thức;
23




Mua bán vật tư, thiết bị phục vụ khai thác cảng và kinh doanh xuất, nhập khẩu; đại








lý kinh doanh xăng dầu;
Sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí;
Bảo dưỡng, sửa chữa các loại động cơ, phương tiện vận tải thủy/bộ;
Xây dựng, sửa chữa cầu cảng; gia công lắp ghép các bộ phận của cầu và bến cảng;
San lấp mặt bằng; Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp;
Sản xuất đồ gỗ;
Dịch vụ ăn uống, cung ứng lương thực, thực phẩm cho tàu biển.

24



2.1.5. Bộ máy tổ chức của công ty
2.1.5.1. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý

25


×