Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Vấn đề bản chất con người và việc lựa chọn phương pháp quản lý qua một số học thuyết.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.08 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
------------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2
Đ

Đề tài:
Vấn đề bản chất con người và việc lựa chọn phương pháp quản lý qua một số
học thuyết.
Giảng viên
Sinh viên

: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh
: Vũ Thị Lan Anh

Lớp

: K56A KHQL

Hà Nội – 5/2013

1


Mục lục
Mục lục.......................................................................................................................2
lời mở đầu...................................................................................................................3
chương 1.....................................................................................................................5


vấn đề về bản chất con người....................................................................................5
I.Quan điểm triết học phương Đông..........................................................................5
chương 2...................................................................................................................13
một số học thuyết quản lý lựa chọn phương pháp quản lý về vấn đề bản chất con
người....................................................................................................................................13
I.Các thuyết quản lý cổ đại Phương Đông...............................................................13
1.Thuyết Đức Trị..................................................................................................13
2.Thuyết Pháp trị..................................................................................................14
II.Các học thuyết quản lý Phương Tây....................................................................14
kết luận.....................................................................................................................20
tài liệu tham khảo.....................................................................................................21

2


LỜI MỞ ĐẦU

Bản chất con người là gì? Nhiều thế kỉ đi qua, vấn đề bản chất con người vẫn là
chủ đề tranh luận của nhiều nhà tư tưởng, nhà khoa học. Thật khó để chọn ra một quan
điểm nào là đúng hơn. Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là “ bản chất”, để từ đó có
thể suy rộng ra hiểu về bản chất của con người.
Bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất
nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật
với hiện tượng (là phạm trù chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất). Phạm trù bản
chất gắn liền với phạm trù cái chung nhưng không đồng nhất với cái chung, có cái chung
là bản chất nhưng có cái chung không phải là bản chất. Phạm trù bản chất và phạm trù
quy luật là cùng loại. Tuy nhiên, quy luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một khía cạnh
nhất định của bản chất. Bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật do đó phạm trù bản chất
rộng hơn và phong phú hơn quy luật.
(Bách khoa toàn thư)

Theo chủ nghĩa Mác thì quan điểm duy tâm không thừa nhận hoặc không hiểu
đúng sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng, họ cho rằng, bản chất không tồn
tại thật sự, bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng do con người bịa đặt ra, còn hiện tượng dù
có tồn tại nhưng đó chỉ là tổng hợp những cảm giác của con người, chỉ tồn tại trong chủ
quan con người. Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự tồn
tại thực sự của bản chất nhưng đó không phải là của bản thân sự vật mà theo họ đó chỉ là
những thực thể tinh thần. Còn chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác cho rằng,
cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan là cái vốn có của sự vật không do ai
sáng tạo ra, bởi vì sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Những yếu tố
này liên kết với nhau bằng những mối liên hệ khách quan, đan xen, chằng chịt. Trong đó
có những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định. Những mối liên hệ tất nhiên đó tạo
thành bản chất của sự vật. Vậy, bản chất của con người có là cái tồn tại khách quan gắn
3


liền với sự vật còn hiện tượng là những cử chỉ, hành động, cách giao tiếp biểu hiện ra bên
ngoài của bản chất con người. Vậy chúng ts đặt a câu hỏi nếu đã là bản chất thì con người
sẽ có những hành xử bộc phát từ cái con người vốn có của bản thân, hành vi từ một cái
bản chất chung thì phải giống nhau, vậy tại sao cho đên giờ con người lại có nhiều khác
nhau trong lỗi hành xử, trong cách thức hành động, trong cách thức thể hiện bản chất ra
bên ngoài, có một bộ phận lộ rõ bản chất của con người nhưng cũng có một bộ phận lấn
áp được bản tính tự nhiên của mình?
Muốn nhận thức được bản chất của con người là rất khó cần phải xuất phát từ
những sự vật, hiện tượng, quá trình thực tế vì lẽ rằng bản chất không tồn tại thuần túy mà
tồn tại trong con người và biểu hiện qua quá trình và qua số đông. Do vậy phải phân tích,
tổng hợp sự biến đổi của nhiều tộc người, nhiều vùng miền mới hiểu rõ được bản chất
chung của con người.
của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng
“ đến bản“Tưchất,tưởng
từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản chất

cấp hai, v.v., cứ như thế mãi”(V.I Lenin)



Như vậy, chúng ta sử dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật, bản chất là thứ tồn
tại khách quan không phải do ý muốn chủ quan của con người quyết định. Do đó có bản
chất của con người. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học về
vấn đề bản chất con người, trong bài tiểu luận này tôi xin bàn đến những quan điểm nổi
bật của triết học phương Đông và phương Tây. Đồng thời cũng lấy ví dụ các thuyết quản
lý tiêu biểu bị ảnh hưởng bởi các quan điểm để thấy được sự đa dạng trong việc chọn lựa
phương pháp quản lý căn cứ dựa trên vấn đề bản chất của con người, phương pháp quản
lý con người qua các học thuyết quản lý.

4


CHƯƠNG

1

VẤN ĐỀ VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

I.

Quan điểm triết học phương Đông.
Trong nền triết học Trung Hoa suốt chiều dài lịch sử trên hai ngàn năm cổ - trung

đại, vấn đề bản tính con người là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Giải quyết vấn đề này,
các nhà tư tưởng của Nho gia và Pháp gia đã tiếp cận từ giác độ hoạt động thực tiễn chính
trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết luận bản tính người là Thiện (Nho gia) và bản tính

người là Bất Thiện (Pháp gia). Các nhà tư tưởng của Đạo gia, ngay từ Lão Tử thời Xuân
Thu, lại tiếp cận giải quyết vấn đề bản tính người từ giác độ khác và đi tới kết luận bản
tính “Tự Nhiên” của con người.
Vấn đề tính thiện hay ác là một trong những vấn đề căn bản của đạo Nho. Điều đó
cũng hoàn toàn dễ hiểu khi coi sự giáo hóa con người là quan trọng hơn cả. Khổng Tử là
người sáng lập ra đạo Nho, ông có quan điểm về bản chất con người rằng: Bản tính của
con người theo Khổng Tử là tính tự nhiên trời phú cho con người, sinh ra đã có. Bản tính
đó: “Con người ta hết thảy đều giống nhau. Nhưng bởi nhiễm thói quen, nên họ thành ra
khác nhau”. Con người khi sinh ra đều có bản chất Người (đức-nhân) nhưng do trời phú
khác nhau về năng lực, tài năng và hoàn cảnh sống (môi trường) khác nhau cho nên đã
trở thành những nhân cách không giống nhau. Con người trở thành giả dối và ác do hoàn
cảnh tác động làm thay đổi mà thôi. Bản tính của con người thể hiện trong một loạt các
đức tính trong đời sống con người, được phản ánh trong hệ thống các phạm trù đạo đức
của Khổng Tử như: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín dung, hiếu, kính… được thể hiện trong mẫu
người lý tưởng, toàn trí toàn đức.
Trái ngược hoàn toàn với tư tưởng về bản chất con người của Khổng Tử, Hàn Phi
Tử có quan điểm chất con người là ác. Thời Xuân thu- Chiến quốc là thời kì xã hội Trung
Hoa trải qua những biến động lích sử lớn. Thực chất của biến động này là bước chuyển từ
5


hình thái xã hội nô lệ suy tàn sang hình thái xã hội phong kiến tập quyền ở Trung Quốc,
làm trật tự kỉ cương của xã hội đảo lộn. Các trường phái triết học khi xem xét giải thích
hiện thực không thể không tìm cách lý giải và đưa ra những biện pháp khác nhau để cải
thiện xã hội và tìm hiểu bản tính của con người cũng là một trong những hướng đi quan
trọng. Trong học thuyết pháp trị, Hàn Phi đã phát huy thuyết “tính ác” của Tuân Tử, đưa
ra luân lý cá nhân vị lợi. Pháp gia cho rằng bản tính con người là do “ Thiên tính”, là bản
chất vốn có trời sinh của con người. “Thiên tính” là cái mà con người không học mà có
khả năng. Nếu như Khổng Tử cho rằng con người là tính “thiện” thì Tuân Tử một học trò
giỏi của ông lại cho rằng con người có bản chất là “ác”. Hàn Phi và Lý Tư đều theo học

Tuân Tử, cả hai đều theo tư tưởng triết học “tính bản ác”. Hàn Phi chủ trương dùng hình
phạt làm phương thức tất yếu để ngăn ngừa những hành động của dân có hại cho nước.
theo Hàn Phi chỉ có một số ít thánh nhân tính bản thiện, còn đại đa số vốn có tính ác, cụ
thể là tranh nhau vì lợi, sẵn sàng giết nhau vì miếng ăn hay chức vị, làm biếng, khi có dư
ăn rồi thì không muốn làm gì nữa, chỉ phục tùng quyền lực. Con người làm việc do xuất
phát từ lợi ích của bản thân và vì lợi là bản chất của mọi hành vi của con người.
Sự khác nhau về giác độ tiếp cận và với những kết luận khác nhau về bản tính con
người đã là tiền đề xuất phát cho những quan điểm khác nhau của các trường phái triết
học này trong việc giải quyết các vấn đề về quan điểm chính trị, đạo đức và vấn đề nhân
sinh trong đời sống xã hội theo cách thức riêng của họ trong vấn đề bản tính con người.
Sở dĩ có những quan điểm khác nhau như vậy một phần cũng do hoàn cảnh thời đại, góc
độ tiếp cận của các nhà tư tưởng. Trong tư tưởng phương Đông, hai tư tưởng lớn của Nho
gia và Pháp gia đã có ảnh hưởng đến các tư tưởng và cách đánh giá con người sau này.
II.

Quan niệm của triết học phương Tây.
Ở Triết học Phương Tây cũng có rất nhiều quan điểm về vấn đề con người, thể

hiện rõ nét qua các thời kì với hai khuynh hướng duy vật và duy tâm. Quan điểm duy tâm
cho rằng: Con người luôn bị các lực lượng siêu nhiên chi phối như ý niệm, chúa, thượng
đế,... từ đó sinh ra con người và định ra bản chất con người. Quan điểm duy vật siêu hình
6


lại quá tách rời mặt sinh học và mặt xã hội, cho nên thường lí giải con người một cách
phiến diện, máy móc. Đầu tiên phải kể đến triết học Hy Lạp cổ đại, nền tảng cho mọi tư
tưởng của triết học phương Tây.
Các tư tưởng của các triết gia tiêu biểu như Heraclit ông quan điểm con người là
sự thống nhất cả hai mặt đối lập ẩm ướt và lửa. Linh hồn của con người là biểu hiện của
của lửa. Lửa đưa con người đến điều thiện, lửa là thôi thúc ở trong tim để ngăn ngừa

những cám dỗ vì chống lại khoái cảm còn khó hơn chống lại sự giận dữ. Còn Đêmôcrit
lại cho rằng bản chất con người là một loại động vật nhưng về khả năng có thể học được
bất kì cái gì nhờ có tay chân, cảm giác và năng lực trí tuệ trợ giúp. Khác với hai quan
điểm trước Planton lại mô tả cái bản chất bên trong con người là một linh hồn được cấu
thành từ ba yếu tố: lý trí, tinh thần và dục vọng. Lần đầu tiên có nền triết học đi lý giải
nguồn gốc và những dấu mốc phát triển của con người. Triết học thời kì này đã đề cập tới
những vấn đề thế giới quan cơ bản của con người, tuy nhiên lại nằm trên tư duy trừu
tượng, chưa hệ thống hóa và đặt vai trò của ocn người, gắn bản chất con người và vạn vật
trong sự định đoạt của thần linh. Đên thời kì triết học Tây Âu trung cổ có nhiều quan
điểm mới về vấn đề bản chất con người nhưng vấn không tách khỏi được yếu tố thần
linh. Phải cho đến khi triết học phương Tây từ phục hung đến cận đại phát triển mạnh,
các tư tưởng triết học của các nhà tư tưởng Đức ra đời thì vấn đề bản chất con người mới
được đánh giá tổng quan giữa mặt tự nhiên và được đặt trong bản chất xã hội.
Nói đến quan điểm triết học phương Tây về vấn đề con người thì phải nói đến tư
tưởng có khả năng tri phối và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề mang tính triết lí của mọi vấn
đề của cuộc sống, liên quan trực tiếp đến con người. Về vấn đề bản chất của con người
trong triết học Mác: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những
quan hệ xã hội." Luận điểm này gồm 3 nội dung:
Tổng hòa không phải là một tổng số giản đơn các quan hệ xã hội, mà chúng có sự
tương tác lẫn nhau, cùng tác động tổng hợp vào con người, để hình thành nên bản chất
của con người - đây chính là hoàn cảnh sống của con người. Như vậy, bản chất của con
7


người hình thành trước hết từ hoản cảnh sống của họ, muốn có con người, trước tiên phải
tạo ra hoàn cảnh có tính người.
Trong tổng hòa ấy, có cả quan hệ xã hội như đạo đức, thẩm mỹ, lối sống và quan
hệ tự nhiên như ăn, ở, mặc, đi lại,... trong đó xã hội là mặt chủ đạo. Như vậy, ở đây có cả
con người sinh học và con người xã hội, không mặt nào bị coi nhẹ.
Bản chất con người không cố định, bất biến mà vận động, phát triển cùng xã hội

và phụ thuộc vào bản chất của hình thái kinh tế, xã hội. Nó không phải là sản phẩm của
hoàn cảnh mà còn là chủ thể của hoàn cảnh.
Bất cứ một học thuyết nào về con người đều không thể lẩn tránh một vấn đề đã
được đặt ra trong lịch sử; Con người là gì? Bản chất của con người là gì? Quan điểm duy
tâm quy đặc trưng, bản chất con người vào lĩnh vực ý thức tư tưởng, tình cảm, đạo đức,
hoặc xem bản chất con người là cái gì đó được quy định sẵn từ những lực lượng siêu tự
nhiên.
Một số trào lưu triết học khác lại giải thích bản chất con người từ góc độ những
điểm chung của mọi sinh vật trên trái đất. Bản chất đó là bản tính tự nhiên, là những nhu
cầu thuộc về sự duy trì thể xác và dục vọng để phát triển giống nòi; hoặc tìm kiếm bản
chất con người trong khuôn khổ cá nhân riêng lẻ, nghĩa là con người bị tách khỏi mối
quan hệ xã hội hiện thực của nó. Tính chất siêu hình của các quan điểm này về bản chất
của con người biểu hiện ở chỗ, con bản chất là cái vốn có trừu tượng và quy nó về bản
tính tự nhiên, tách khỏi xã hội và trở nên bất biến.
Với quan điểm duy vật triệt để và sử dụng phương pháp biện chứng, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã tạo ra một bước ngoặt trong việc nhận thức bản chất con người. Các ông
xuất phát từ con người thực tiễn, con người hiện thực, con người cải tạo thế giới và thông
qua hoạt động vật chất con người. Đó là một động vật có tính xã hội với tất cả những nội
dung văn hoá - lịch sử của nó. Như vậy, các ông không xem xét bản chất con người một
cách cô lập và phiến diện mà đặt nó trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và con người.
Con người sống dựa vào tự nhiên như hết thẩy mọi sinh vật khác. Nhưng con người sở dĩ
8


trở thành con người chính là ở chỗ nó khonog chỉ sống dựa vào tự nhiên, Ph.Ăngghen là
người đầu tiên đã chỉ ra được bước chuyển biến từ vượn thành người là nhờ có lao động.
Quá trình con người cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con người trở thành con người.
Ph.Ăngghen nói "lao động sáng tạo ra con người là theo ý nghĩa ấy".
Khác với tự nhiên, xã hội không thể có trước con người mà đã ra đời cùng với con
người, xã hội cũng con người, xã hội cũng không phải là cái gì trừu tượng, bất biến mà

mỗi hình thái kinh tế - xã hội chỉ thích hợp với mỗi phương thức sản xuất nhất
định.Nhân tố quyết định phương thức sản xuất phát triển lại là lực lượng sản xuất, bao
gồm con người và công cụ lao động. Như thế, không phải cái gì khác mà chính là con
người, cùng với những công cụ do họ chế tạo ra, đã quyết định sự thay đổi bộ mặt xã hội.
Vậy xã hội đã sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì con người
cũng sản xuất ra xã hội như thế.
Trong khi phê phán những quan điểm của Phoiơbắc, xuất phát từ những cá thể cô
lập C.Mác đã đưa ra luận điểm nổi tiếng về bản chất con người: "Bản chất con người
không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó,
bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội". Luận điểm trên thể hiện những
điểm cơ bản sau:
Khi nói bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội, cũng có nghĩa là tất
cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người, nhưng có ý nghĩa
quyết định nhất là quan hệ sản xuất. Bởi vì, các quan hệ khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp
chịu sự quy định của quan hệ này. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản
xuất nhất định giữ vai trò chi phối, và chính kiểu quan hệ sản xuất đó là cái xét đến cùng,
tạo nên bản chất của con người trong giai đoạn lịch sử đó.
Ở đây, cái phổ biến (cái chung của nhân loại) tồn tại và thể hiện qua cái đặc thù
(hình thái xã hội, giai cấp) và cái đơn nhất(cá nhân từng con người). Do đó, khi bàn đến
bản chát chung của con người không thể gạt bỏ bản chất giai cấp của các tầng lớp khác
nhau; và ngược lại khi nói bản chất giai cấp của các tầng lớp khác nhau không được quên
9


bản chất chung của con người. Nhưng từ đó quy bản chất con người chỉ còn là bản chất
giai cấp và tất cả mọi hoạt động của con người đều được giải thích trực tiếp từ đây lại là
xuyên tạc thực chất quan điểm macxít về bản chất con người. Đây là một quan hệ không
thể tách biệt của các thứ bậc về bản chất trong con người.
Các quan hệ xã hội không phải chỉ xét ở quan hệ ở từng hình thái xã hội riêng biệt
mà còn khái quát những quan hệ xã hội chung thể hiện qua từng chế độ, thời đại riêng

biệt. Quan hệ xã hội vừa diễn ra theo chiều ngang (đương đại) vừa theo chiêù dọc lịch sử.
Các quan hệ xã hội quy định bản chất con người bao gồm cả quan hệ xã hội hiện tại và
quan hệ xã hội truyền thống, bởi trong lịch sử của mình con người bắt buộc phải kế thừa
di sản của những thế hệ trước nó.
Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần có những truyền thống thúc đẩy con người vươn
lên, nhưng cũng có những truyền thống "đè nặng lên những con người đang sống". Do đó
khi xem xét bản chất con người không được tách rời hiện tại và quá khứ.
Cái bản chất không phải là cái duy nhất, mà là bộ phận chi phối trong chỉnh thể cụ
thể phong phú đa dạng. Bản chất và thể hiện bản chất của con người có khác biệt. Không
hiểu bản chất chung của con người hay quy tất cả những gì của con người để chỉ vào bản
chất là sai lầm. Bản chất một con người cụ thể là tổng hoà các quan hệ xã hội "vốn có"
của con người đó và quy định những đặc điểm cơ bản chi phối mọi hành vi của người đó.
Còn tất cả những hành vi của người đó bộc lộ ra bên ngoài là những hiện tượng biểu
hiện bản chất của họ. Sự thể hiện bản chất của con người không phải theo con đường
thẳng, trực tiếp, mà thường là gián tiếp, quanh co qua hàng loạt mâu thuẫn giữa cá nhân
và xã hội, giữa kinh nghiệm và nhận thức khoa học, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài;
giữa bản năng sinh vật và hoạt động có ý thức giữa di truyền tự nhiên và văn hoá xã
hội… Trong diễn biến đầy mâu thuẫn đó, bản chất thể hiện ra như một xu hướng chung,
xét đến cùng mới thấy sự chi phối của xu hướng đó.
Con người là một thực thể sinh vật - xã hội. Thông qua hoạt động thực tiễn, con
người làm biến động đời sống xã hội đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình. Điều
10


đó cũng có nghĩa là con người tiếp nhận bản chất xã hội của mình thông qua hoạt động
thực tiễn.
Như vậy, bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải
là tự nhiên mà là lịch sử, không phải là cái vốn có trong mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng
hoà của toàn bộ quan hệ xã hội. Đây là phát hiện có giá trị to lớn của Mác về bản chất
con người.

Thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội đối với việc hình thành bản chất con
người, song không có nghĩa là, chủ nghĩa Mác- Lênin coi nhẹ mặt tự nhiên, phủ nhận cái
sinh vật trong yếu tố cấu thành bản chất con người. Bởi vì theo C. Mác "giới tự nhiên là
thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường
xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền
với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản
thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên".
Con người và con vật đều có những nhu cầu như ăn uóng, tính dục…, nhưng C.
Mác đã từng vạch ra tính chất khác nhau của những nhu cầu ấy: con người hoạt động
theo bản năng, con người hành dộng theo ý thức. Và chính mặt xã hội của con người đã
làm cho mặt sinh vật trong con người phát triển ở trình độ cao hơn những động vật khác.
Con người sống, hoạt động không phải chỉ theo những bản năng di truyền sẵn có
như các động vật thông thường mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hoá, của tiến bộ
lịch sử - xã hội. Khác con vật, con người ngoài chương trình di truyền, còn có chương
trình kế thừa về mặt xã hội. Bằng con đường giáo dục, chương trình này truyền lại kinh
nghiệm của những thế hệ trước cho các thế hệ sau. Ngược lại quan điểm xã hội học tầm
thường về con người thường quy kết bản chất con người là một sản phẩm văn hoá của xã
hội, của kinh tế và tước bỏ tính hữu cơ, tính tự nhiên của con người.
Trường phái "Triết học nhân bản hiện đại" quan niệm về bản chất của con người
phải được xuất phát từ nguyên tắc tinh thần.
11


Xuất phát từ những lập luận trên, kết luận tất yếu rút ra là: con người với tư cách
là sản phẩm của giới tự nhiên, là sự phát triển tiếp tục của giới tự nhiên, mặt khác con
người là một thực thể xã hội được tách ra như một lực lượng đối lập với tự nhiên. Sự tác
động qua lại giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong con người tạo thành bản chất người.

12



CHƯƠNG

2

MỘT SỐ HỌC THUYẾT QUẢN LÝ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VỀ VẤN ĐỀ
BẢN CHẤT CON NGƯỜI

I.

Các thuyết quản lý cổ đại Phương Đông.

1. Thuyết Đức Trị
Khổng Tử cho rằng bản tính của con người là thiện, sống gần nhau, muốn giúp đỡ
lẫn nhau Tính tương cận, tập tương viễn. Ông quan niệm con người sinh ra vừa có tính
bẩm sinh vừa có tính tập nhiễm xã hội. Khổng Tử cho rằng có hai phương pháp quản lý
cơ bản đó là phương pháp nêu gương và giáo hoá. Phương pháp nêu gương người quân
tử là phương pháp quản lý cơ bản và quan trọng. Lấy hình mẫu người quân tử để cho mọi
người học tập. Theo Khổng Tử muốn nêu gương, trước hết người quản lý cần phải rèn
luyện mình, giữ mình theo chính đạo thì chẳng đợi ra lệnh dân cũng ăn ở đúng phép.
Phương thuốc mà Khổng Tử chữa cho xã hội loạn lạc thời đó là đạo Nhân. Ông truyền bá
tư tưởng cho cả người cai trị và kẻ bị cai trị. Khổng Tử là người phản đối phương pháp
dùng mệnh lệnh trong quản lý và đề cao phương pháp giáo hóa. Dùng đạo đức để dẫn dắt
dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà theo đường chính. Có
thể có nhiều người nói thuyết mà Khổng Tử xây dựng lên là không tưởng, là không thực
tế, không thể có hiệu quả cho một xã hội đầy hỗn loạn như hiện nay. Tư tưởng quản lý
mà học thuyết xây dựng hoàn toàn mới lạ, khác xa với các thuyết duy lợi, thực dụng, duy
kinh tế đang được truyền bá rộng rãi ở các nước phương Tây, người ta cũng bất ngờ rằng
có một số nền kinh tế, tổ chức là thật sự phát triển khi áp dụng thuyết quản lý này. Có lẽ,
cái bản chất thiện mà Khổng Tử nói đến thật sự đã tồn tại trong mỗi con người, ai cũng

đã mong muốn một xã hội mà con người được sống một cách bình thường, sống với đúng
bản chất mà khi sinh ra trời phú ban cho, không cần phải biến đổi để thích nghi để tồn tại.

13


2. Thuyết Pháp trị
Phát triển quan điểm của Tuân Tử rẳng bản chất của con người là ác, đặc biệt là
trong thời thế xã hội với nhiều hỗn loạn, Hàn Phi quan điểm về phương pháp quản lý xã
hội, quản lý con người là cần dùng pháp luật. Pháp luật phải được áp dụng một cách phổ
biến, công bằng với mọi đối tượng, mọi người: Định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm
khắc để cứu loạn cho quần chúng, trừ họa cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ
yếu, đám đông không hiếp đáp số ít, người già được hưởng hết tuổi đời, trẻ mồ côi được
nuôi lớn, biến giới không bị xâm phạm. Do vậy, phải dùng pháp luật mà dạy dân và phải
truyền bá pháp luật tới mọi người. Trong tư tưởng Pháp trị thì quyền lực đóng một vai trò
quan trọng, vấn đề quyền lực chính là yêu tố thể hiện rõ ràng nhất bản chất của yếu tố
quản lý. Các bậc quân vương xa xưa cũng chính là những nhà quản lý của hiện đại. Nếu
bản con người là ác liệu quyền lực có đủ khả năng kiểm soát. Ông cũng nhấn mạnh đến
vấn đề thưởng và phạt. nói như vậy có lẽ Hàn Phi cũng đã quan tâm chú ý đến vấn đề nhu
cầu của mỗi người, thưởng là cái lợi ích mà con người mong muốn đạt được không chỉ
thời kì Xuân Thu mà cho đến nay, mọi con người ở mọi nơi đều như vậy. Điều này cho
thấy trong tư tưởng Pháp trị thì Hàn Phi đã chú ý đến bản chất con người trong cả mặt tự
nhiên là cái sẵn có và cả trong mặt xã hội với những nhu cầu tất yếu của bản tính con
người.
Hàn Phi cũng cho rằng pháp luật là quan trọng nhưng không thể thiếu thế và thuật.
Thế là quyền của con người cai trị, là quyền uy do địa vị đem lại, người có quyền mà
không có thế thì khó mà sai được người khác. Thuật là thủ đoạn, mưu mô để sử dụng thế
và pháp luật. Hàn Phi đề cập ba thuật cơ bản là : thuật trừ gian, thuật dùng người và
thưởng phạt.


II.

Các học thuyết quản lý Phương Tây.
Cũng giống như các học thuyết của phương Đông, các học thuyết quản lý của

phương Tây cũng lấy vấn đề bản chất con người làm trọng tâm. Tuy nhiên, các hoạc

14


thuyết phương Tây biết đặt vấn đề bản chất con người trong các hoàn cảnh và tổng hòa
các mối quan hệ.
Qua những thuyết thuộc trường phái cổ điển thịnh trị một thời, người ta thấy có
những hạn chế từ cách tiếp cận mang tính cơ giới về con người tách rời quan hệ xã hội
qua tư tưởng “con người kinh tế”.
Nghiên cứu thực nghiệm ở một nhà máy điện tại Chicago (Mỹ) năm 1942, người
ta rút ra kết luận là việc tăng năng suất lao động không chỉ phụ thuộc các điều kiện lao
động và chế độ nghỉ ngơi... mà còn chịu sự chi phối bởi những động cơ tâm lý đối với
hành vi của con người và bầu không khí trong tập thể lao động, với những quan hệ hợp
tác - xung đột trong quá trình sản xuất. Tác phong xử sự và sự quan tâm của người quản
lý đến tình hình sức khoẻ, hoàn cảnh riêng tư cùng những nhu cầu tinh thần của người lao
động thường có ảnh hưởng lớn đến thái độ và kết quả lao động.
Một trường phái quản lý mới xuất hiện, gọi là trường phái quan hệ con người,
hoặc trường phái tác phong. Những người mở đường là Hugo Munsterbeg với tác phẩm
“Tâm lý học và hiệu quả công nghiệp” (1913); Mary Parker Follet với các tác phẩm “Nhà
nước mới” (1920), “Kinh nghiệm sáng tạo”...; Elton Mayor với ý niệm “con người xã
hội” thay vì “con người thuần lý kinh tế”; Abraham Maslow với lý thuyết về 5 cấp nhu
cầu của người lao động (gồm: nhu cầu vật chất - sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội,
nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện bản thân); Herbert Simon với thuyết
hành vi trong quản lý...

Tư tưởng quản lý của trường phái này dựa trên những thành quả của tâm lý học,
coi trọng yếu tố con người và quan hệ xã hội; đưa ra quan niệm “quản lý là hoàn thành
công việc thông qua các người khác”; với các khái niệm “công nhân tham gia quản lý”,
“người lao động coi doanh nghiệp như là nhà của mình”, “ đồng thuận và dân chủ giữa
chủ và thợ”, “hài hòa lợi ích”, v.v... Doanh nghiệp được coi là một hệ thống xã hội; động
lực lao động không chỉ là lợi ích vật chất mà còn là tâm lý xã hội và ảnh hưởng của tập

15


thể lao động; quản lý không chỉ bằng quyền lực của tổ chức mà còn bằng tác phong điều
hành.
Đó là một bước tiến về chất trong quản lý. Tuy nhiên, nó chưa thay thế hẳn tiền đề
“con người thuần lý kinh tế”; con người vẫn bị khép kín hướng nội trong hệ thống mà
chưa quan tâm đến yếu tố ngoại lai, do đó chưa lý giải được đầy đủ nhiều hiện tượng
trong thực tiễn quản lý .
Học thuyết X được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960, đó là kết quả
của việc tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp ở
phương Tây lúc bấy giờ. Học thuyết X đưa ra giả thiết có thiên hướng tiêu cực về con
người như sau:
Lười biếng là bản tính của con người bình thường, họ chỉ muốn làm việc ít.
• Họ thiếu chí tiến thủ, không dám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để người
khác lãnh đạo.
• Từ khi sinh ra, con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến
nhu cầu của tổ chức.
• Bản tính con người là chống lại sự đổi mới.
• Họ không được lanh lợi, dễ bị kẻ khác lừa đảo và những kẻ có dã tâm đánh
lừa
Từ những giả thiết về bản tính con người nói trên, học thuyết X cũng cung cấp
phương pháp lý luận truyền thống là: “Quản lý nghiêm khắc” dựa vào sự trừng phạt;

“Quản lý ôn hòa” dựa vào sự khen thưởng; “Quản lý ngiêm khắc và công bằng” dựa vào
cả sự trừng phạt và khen thưởng. Học thuyết X cũng được khái quát theo ba điểm sau:
 Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp hoạt động
nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền,
vật tư, thiết bị, con người.
 Đối với nhân viên, cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để
đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
16


 Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện
hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức.
Khi nhận xét về học thuyết X ta thấy rằng đây là học thuyết có cái nhìn mang thiên
hướng tiêu cực về con người và là một lý thuyết máy móc. Theo học thuyết này thì
các nhà quản trị lúc bấy giờ chưa hiểu hết về các mức nhu cầu của con người nên chỉ hiểu
đơn giản là người lao động có nhu cầu về tiền hay chỉ nhìn phiến diện và chưa đầy đủ về
người lao động nói riêng cũng như bản chất con người nói chung. Chính điều đó mà
những nhà quản trị theo học thuyết X này thường không tin tưởng vào bất kỳ ai. Họ chỉ
tin vào hệ thống những quy định của tổ chức và sức mạnh của kỷ luật. Khi có một vấn để
nào đó xảy ra, họ thường cố quy trách nhiệm cho một cá nhân cụ thể để kỷ luật hoặc khen
thưởng.
Tuy có những hạn chế như trên nhưng chúng ta không thể kết luận rẳng học thuyết
X là học thuyết sai hoàn toàn vì những thiếu sót của học thuyết X xuất phát từ thực tế lúc
bấy giờ - đó là sự hiểu biết về quản trị còn đang trong quá trình hoàn chỉnh. Như vậy,
việc nhìn ra những thiếu sót của học thuyết X lại là tiền đê để cho ra đời những lý thuyết
quản trị tiến bộ hơn. Từ khi xuất hiện cho đến nay học thuyết X vẫn có ý nghĩa và được
ứng dụng nhiều nhất là trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Học thuyết X giúp các nhà
quản trị nhìn nhận lại bản thân để chỉnh sửa hành vi cho phù hợp và nó cũng trở thành
học thuyết quản trị nhân lực kinh điển không thể bỏ qua để giảng dậy trong các khối kinh
tế.

Thứ hai là học thuyết Y. Học thuyết Y cũng được Douglas Mc Gregor đưa ra vào
những năm 1960, có thể coi học thuyết Y là sự “sửa sai” hay tiến bộ hơn về lý
thuyết quản trị nhân lực. Xuất phát từ việc nhìn nhận được những chỗ sai lầm trong học
thuyết X, học thuyết Y đã đưa ra những giả thiết tích cực hơn về bản chất con người, đó
là:

17


• Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói chung. Lao
động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là hiện tượng
của con người.
• Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người
thực hiện mục tiêu của tổ chức.
• Tài năng con người luôn tiềm ẩn vấn đề là làm sao để khơi gợi dậy được
tiềm năng đó.
• Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân.
Từ cách nhìn nhận về con người như trên, học thuyết Y đưa ra phương thức quản
trị nhân lực như:
 Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của
cá nhân.
 Các biện pháp quản trị áp dụng đối với người lao động phải có tác dụng
mang lại "thu hoạch nội tại”.
 Áp dụng nhưng phương thức hấp dẫn để có được sự hứa hẹn chắc chắn của
các thành viên trong tổ chức.
 Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của
họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của họ. Nhà quản trị và nhân
viên phải có ảnh hưởng lẫn nhau.

Như vậy từ nội dung của học thuyết Y ta thấy học thuyết này có tích cực và tiến

bộ hơn học thuyết X ở chỗ nó nhìn đúng bản chất con người hơn. Nó phát hiện ra rằng,
con người không phải là những cỗ máy, sự khích lệ đối với con người nằm trong chính
bản thân họ. Nhà quản trị cần cung cấp cho họ một môi trường làm việc tốt thì nhà quản
trị phải khéo léo kết hợp mục tiêu của cá nhân vào mục tiêu tổ chức. Tức là làm cho nhân
viên hiểu rằng để thỏa mãn mục tiêu của mình thì mình cần phải thực hiện tốt mục tiêu
của tổ chức. Việc đánh giá nhân viên theo học thuyết Y này hết sức linh động, các nhà
quản trị để cho nhân viên tự đặt ra mục tiêu, tự đánh giá thành tích công việc của mình,
khiến cho nhân viên cảm thấy cảm thấy họ thưc sự được tham gia vào hoạt động của tổ
18


chức từ đó họ có trách nhiệm và nhiệt tình hơn. Tuy có những điểm tiến bộ như trên, học
thuyết Y cũng có những hạn chế đó là việc tuân theo học thuyết Y có thể dẫn đến sự
buông lỏng quá trong quản lý hoặc trình độ của tổ chức chưa phù hợp để áp dụng học
thuyết này. Vì vậy học thuyết Y chỉ có thể được phát huy tốt trong các tổ chức có trình độ
phát triển cao và yêu vầu sự sáng tạo như các tập đoàn kinh tế lớn như Microsoft;
Unilever; P&G… Và cũng như học thuyết X, học thuyết Y cũng đã được coi là học
thuyết kinh điển trong quản trị nhân lực, được đưa vào giảng dậy trong các khối kinh tế.

Tuy nhiên cũng như hai học thuyết X, Y học thuyết Z cũng có nhược điểm đó là
tạo ra sức ỳ lớn trong nhân viên.
Khi so sánh ba học thuyết X, Y, Z ta thấy chúng không hề phủ nhận nhau mà sự ra
đời của thuyết sau là sự khắc phục những mặt còn yếu kém của các thuyết trước.
Thuyết X thì nhìn theo thiên hướng tiêu cực về con người nhưng nó đưa ra
phương pháp quản lý chặt chẽ.
Thuyết Y nhìn nhận con người hơi quá lạc quan nhưng nó cũng đưa ra cách quản
lý linh động phù hợp với một số lĩnh vực có tri thức cao và đòi hỏi sự sáng tạo của nhân
viên.
Thuyết Z còn có nhược điểm tạo sức ỳ trong nhân viên nhưng nó cũng đưa ra
phương pháp quản lý hiệu quả dẫn đến sự thành công cho nhiều công ty và trở thành

thuyết quản trị nhân lực kinh điển mà đến nay vẫn được áp dụng trong nhiều doanh
nghiệp.
Và nếu nhìn tổng quan hơn ta thấy từ học thuyết X đến học thuyết Z, đó là một
quá trình tự hoàn chỉnh về tri thức trong khoa học quản trị mà cụ thể là quản trị nhân lực.
Điều đó thể hiện ước muốn của con người là đạt tới một trình độ quản lý nhân sự ưu việt
nhằm đem lại những lợ ích thiết thực cho người lao động; cho doanh nghiệp và cho xã
hội.
19


Khi so sánh học thuyết quản trị phương Đông và quản trị phương Tây ta thấy
chúng giống nhau ở chỗ: các học thuyết này đều xoay quanh việc điều chỉnh hành vi của
con người, lấy con người là trọng tâm của mọi lý thuyết. Mỗi học thuyết đều cố gắng
phân tích để “nhìn rõ” bản chất con người để đưa ra những phương pháp điều chỉnh phù
hợp. Các học thuyết còn giống nhau ở điểm là cố gắng tạo ra sự công bằng trong đánh
giá, xử phạt, bằng các hệ thống chính sách khen, thưởng, kỷ luật của mình.
Sự khác biệt giữa học thuyết quản trị phương Đông và phương Tây là ở chỗ:
Phương Tây lấy hiệu quả công việc làm mục tiêu, các học thuyết phương Đông thì đề cao
“Đức” và “Tâm” của con người hơn.
Qua sự phân tích các học thuyết phương tây X, Y, Z ta thêm hiểu hơn về trị thức
quản trị nhân sự. Mỗi học thuyết đều có chỗ hay chỗ còn thiếu sót, tuy nhiên do quản trị
còn là một nghệ thuật, không cứng nhắc nên việc kết hợp các học thuyết trên là hoàn
toành có thể và hiệu quả đến đâu là còn tùy thuộc vào mỗi nhà quản trị. Việc tìm hiểu các
phong cách quản trị cũng cho nhà quản trị biết cách chọn cho mình quan điểm quản trị
phù hợp với khu vực quản trị, điều này là quan trọng với nhà quản trị toàn cầu.

KẾT LUẬN

Vấn đề bản chất con người là vấn đề quan tâm của các nhà tư tưởng trong việc
tìm ra việc giải quyết các vấn đề đạo đức, chính trị, xã hội. Việc lý giải được vấn đề căn

nguyên, bản chất sẽ có những định hướng, phương pháp phù hợp. Với mỗi trường phái tư
20


tưởng lại có những quan điểm khác nhau và cách lý giải riêng về cái bản tính của con
người. Dù vậy, bản chất con người vẫn hiển nhiên được đặt trong tổng hòa các mối quan
hệ, nhìn nhận vấn đề bản chất con người trong cách điều kiện tồn tại, con người với các
nhu cầu xã hội từ khi được sinh ra cho đến khi chết đi. Con người có bản chất tự nhiên và
bản chất xã hội, bản chất tự nhiên là mỗi người đều có khi sinh ra và giống nhau, những
bản chất xã hội của con người lại chịu tác động của các yếu tố khách quan, ngoại cảnh tác
động.
Căn cứ vào bản chất con người mà các học thuyết quản lý đã ra đời với mục đích
cải tạo và quản lý xã hội. Điều chỉnh con người vào một khuôn phép xã hôi, xây dựng sự
ổn định. Mỗi học thuyết đều có những lý lẽ khác nhau. Nhưng chắc chắn rằng không thể
áp dụng một học thuyết nào vào mọi tổ chức và số đông con người. Mỗi tổ chức sẽ phù
hợp với một hay một số học thuyết quản lý khác nhau phụ thuộc vào tính chất công việc
hay mô hình tổ chức. Con người cũng được trời phú cho những khả năng khác nhau, sống
trong những hòa cảnh điều kiện khác nhau.
Do đó, vấn đề con người là vấn đề quan trọng của quản lý. Sử dụng có hiệu quả
yếu tố con người có tác dụng mạnh trong việc quản lý. Mọi hoạt động xã hội đều có sự
tham gia của yếu tố con người. Điều này cũng nói lên tầm quan trọng trong vấn đề đào
tạo con người. Việc nghiên cứu bản chất con người có tác dụng tích cực trong việc đánh
giá các vấn đề chung của xã hội, lý giải các vấn đề trên cơ sở khách quan khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cuốn “Các học thuyết quản lý”, PTS Nguyễn Thị Doan, NXB Chính Trị Quốc
Gia, Hà Nội, 1996.
21



2. Cuốn “Tinh hoa quản lý”, Nguyễn Canh Chất, NXB Lao Động-Xã Hội, Hà
Nội, 2003.
3. Cuốn “Lịch sử triết học phương Tây”, Nguyễn Tiến Dũng, NXB Tổng Hợp,
TP HCM, 2006.
4. Bài viết “Nhìn lại bản chất con người”, Hoang Phong chuyển ngữ.
5. Cuốn “Triết học Mác về lịch sử, Phạm Văn Chung, NXB Chính Trị Quốc
Gia”.

22


23


24


25


×