Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Mo dun thiet ke tao dang San pham moc 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 78 trang )

MÔ ĐUN 21
THIẾT KẾ TẠO DÁNG SẢN PHẨM MỘC

tháng 3 năm 2016

1


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
THIẾT KẾ TẠO DÁNG SẢN PHẨM MỘC
Mã số của mô đun: MĐ21
Thời gian mô đun: 40 giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 20 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí mô đun: sau khi kết thúc mô đun gia công bàn làm việc
- Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
- Nêu được đặc điểm, yêu cầu cơ bản của sản phẩm mộc;
- Trình bày được nguyên lý tạo dáng sản phẩm mộc;
- Phân tích, đánh giá được đặc điểm thẩm mỹ, các yếu tố tạo hình sản phẩm
mộc, trợ giúp cho quá trình thiết kế, tính toán lựa chọn các phương thức kết cấu
cho sản phẩm;
- Vẽ được hình chiếu phối cảnh sản phẩm theo mẫu đảm bảo đúng tỷ lệ
kích thước, hình dạng và bố cục;
- Cận thận, có ý thức trách nhiệm trong công việc.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung và phân bổ thời gian
Số
TT
1
2
3


4
5
6
7
8

Thời gian
Tên các bài trong mô đun
Đặc tính và yêu cầu cơ bản của phẩm mộc
Mối quan hệ giữa đồ mộc với con người
Nguyên liệu và các phương thức liên kết
sản phẩm mộc
Nguyên lý cấu tạo sản phẩm mộc
Tạo dáng sản phẩm mộc
Các yếu tố tạo hình trong thiết kế sản
phẩm mộc
Các nguyên lý mỹ thuật cơ bản ứng dụng
trong thiết kế sản phẩm mộc
Biểu hiện vật thể không gian
Cộng

Tổng
số
2
2

LT

TH


Kiểm
tra*

2
2

3
2
15

3
2
3

2

2

3
16
45

3
3
20

10

2


10
20

3
5

2


BÀI 1: ĐẶC TÍNH VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA SẢN PHẨM MỘC
Thời gian 02 giờ (LT: 02 giờ; TH: 00 giờ; KT: 00 giờ)
I. Mục tiêu
- Nêu được yêu cầu của sản phẩm mộc
- Xác định được các yêu cầu cho thiết kế một sản phẩm mộc
- Cận thận, có ý thức trách nhiệm trong công việc.
II. Nội dung
1. Tính đa dạng của sản phẩm mộc
Nói đến tính đa dạng của sản phẩm mộc, trước tiên chúng ta phải khẳng
định sản phẩm mộc vô cùng đa dạng và phong phú. Tính đa dạng của sản
phẩm mộc thể hiện qua nhiều khía cạnh, từ kiểu dáng, màu sắc, chất liệu,
dạng liên kết, kết cấu cho tới hồn văn hoá chứa đựng bên trong từng sản
phẩm... đều muôn hình, muôn vẻ.
Ta có thể nhận thấy sự đa dạng ấy ngay khi nhận xét các khái niệm
về sản phẩm mộc. Thực tế, cho tới nay, chưa có một định nghĩa nào cụ thể và
đầy đủ về sản phẩm mộc. Theo truyền thuyết cổ của người Phương Đông,
có lẽ chữ "Mộc" trong khái niệm sản phẩm mộc được lấy trên quan điểm
Ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ, năm loại vật liệu chính cấu thành trời
đất. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của nền văn minh hiện đại thì đồ mộc
đâu còn nhất thiết là sản phẩm làm từ "Mộc". Ví dụ như các loại bàn ghế
được thay thế toàn bộ bằng vật liệu Inox và kính hoặc nhôm, sắt uốn... Song, ở

một khía cạnh nào đó nó lại đúng, rất đúng. Ví dụ, một bức tượng bằng
đồng hoặc thạch cao thì không thể gọi là sản phẩm mộc, nhưng nếu nó được tạc
bằng gỗ thì lại có thể gọi là sản phẩm mộc (đồ mộc mỹ nghệ).
Tóm lại, sản phẩm mộc chỉ là một cách gọi. Tuy chúng ta chưa có
được một định nghĩa cụ thể và đầy đủ về sản phẩm mộc, song chúng ta vẫn có
thể nhận được ra nó một cách khái quát như sau:
- Các sản phẩm được làm từ gỗ được gọi chung là sản phẩm mộc. Các
sản phẩm mộc có nhiều loại, có nguyên lý kết cấu đa dạng và được sử
dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta
tìm thấy những sản phẩm mộc thông dụng như: bàn, ghế, giường, tủ... trong
xây dựng nhà cửa, chúng ta cũng thường phải sử dụng các loại cửa sổ và cửa
ra vào bằng gỗ.
Ngoài ra các sản phẩm mộc còn có thể là các công cụ, chi tiết máy hay
các mặt hàng mỹ nghệ, trang trí nội ngoại thất... Ngoài gỗ ra, các vật liệu khác
như mây, tre, chất dẻo tổng hợp, kim loại... cũng có thể được dùng thay thế
gỗ trong sản xuất đồ mộc. Các loại vật liệu này có thể thay thế một phần hoặc
3


thay thế toàn bộ gỗ trong sản xuất hàng mộc. Cũng chính từ sự đa dạng của sản
phẩm mộc, các cách thức phân loại sản phẩm mộc kéo theo cũng hết sức
phong phú.
Để phân loại sản phẩm mộc, ta cần căn cứ vào những quan điểm khác
nhau cho phù hợp với các yêu cầu về nghiên cứu, phát triển cũng như tổ chức
sản xuất của xã hội. Phù hợp với điều kiện lịch sử, xã hội hiện nay, ta có thể
đứng trên một số quan điểm sau để phân loại sản phẩm mộc:
- Phân loại theo ngành sản xuất.
- Phân loại theo sử dụng
- Phân loại theo cấu tạo của sản phẩm
Phân loại theo ngành sản xuất, do đặc thù của nguyên liệu, có thể phân

ra thành sản phẩm mộc ván nhân tạo, mộc gỗ tự nhiên, sản phẩm mộc song mây
tre đan.
Phân loại theo sử dụng, sản phẩm mộc có thể phân ra: mộc gia đình mộc công cộng; mộc gia dụng - mộc xây dựng.
Theo chức năng của sản phẩm thì có: sản phẩm dạng tủ (cất đựng), sản
phẩm phục vụ chức năng ngồi (ghế), nằm (giường), sản phẩm có mặt (bàn), sản
phẩm có chức năng kết hợp...
Phân loại theo cấu tạo: sản phẩm có cấu tạo dạng tủ, sản phẩm có
cấu tạo dạng giá đỡ, sản phẩm có cấu tạo dạng rương (hòm). Hay dựa
trên những đặc điểm nổi bật về cấu tạo, sản phẩm mộc có thể phân ra: sản
phẩm có cấu tạo dạng tấm phẳng, sản phẩm có kết cấu dạng khung, sản
phẩm có cấu tạo dạng cột, sản phẩm có cấu tạo dạng hồi liền, sản phẩm có kết
cấu dạng giá đỡ, sản phẩm có kết cấu đặc biệt khác...
Ngoài các cách phân loại trên, hiện nay còn có một cách phân loại
cũng khá phổ biến, đó là phân loại theo chất lượng hoàn thiện và tính thương
mại của sản phẩm: mộc cao cấp - mộc bình dân.

4


5


Hình 1.1: Tính đa dạng của sản phẩm mộc
2. Những yêu cầu chung của sản phẩm mộc
Mọi sản phẩm nói chung đều cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Chức năng
- Thẩm mỹ
- Kinh tế
* Phù hợp điều kiện công nghệ kỹ thuật
2.1. Yêu cầu chức năng

Mỗi sản phẩm đều có những chức năng sử dụng nhất định được thiết
lập theo ý đồ của người thiết kế, chức năng đó có thể chỉ là trang trí. Yêu cầu
đầu tiên đối với một sản phẩm mộc là phải thoả mãn các chức năng đó.
Khi xem xét, phân tích sản phẩm mộc, ta cần phải quan tâm đầy đủ đến
các chức năng của mỗi một sản phẩm vì nó không chỉ có một chức năng cố định
mà còn có thể có những chức năng phụ khác do phát sinh khi sử dụng. VD: Sản
phẩm ghế, trước tiên phải đáp ứng được chức năng chính của nó là ngồi. Ngoài
ra nó còn có thể được ngồi ở nhiều tư thế khác nhau, hay có thể được làm vật kê
để đứng lên làm việc gì đó... Nếu khi thiết kế, điều này không được quan
tâm đúng mức thì chắc chắn thiết kế sẽ không đạt yêu cầu mong muốn.
6


2.2. Yêu cầu thẩm mỹ
Trong lĩnh vực thiết kế, sản phẩm mộc không chỉ cần đáp ứng yêu
cầu về chức năng sử dụng mà nó cần phải đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ. Nếu
không có yêu cầu về thẩm mỹ, công việc thiết kế sản phẩm mộc dường như trở
thành vô nghĩa. Thẩm mỹ của mỗi sản phẩm có thể nói là phần hồn của mỗi sản
phẩm.
Một chiếc ghế để ngồi, bình thường thì nó không nói nên điều gì
nhưng khi nó được thiết kế tạo dáng theo một ý đồ thẩm mỹ, nó lại tạo ra một
cảm giác thoải mái hơn cho người ngồi cũng như những người khác xung quanh
khi nhìn vào nó.
Thẩm mỹ là một phần của chất lượng sản phẩm kết tinh nên giá trị sản
phẩm.
2.3. Yêu cầu về kinh tế
Không chỉ riêng đối với sản phẩm mộc, một trong những yêu cầu
khá quan trọng nói chung đối với một sản phẩm đó là yêu cầu về kinh tế.
Tác động của kinh tế là bành trướng, rộng khắp, sản phẩm mộc không
thể là ngoại lệ. Yêu cầu đối với mỗi sản phẩm có thể hướng theo mục tiêu:

"Đáp ứng chức năng tốt nhất, có thẩm mỹ đẹp nhất nhưng phải có giá thành
thấp nhất". Để làm được điều đó, trong mỗi sản phẩm ta cần có kế hoạch sử
dụng nguyên vật liệu hợp lý, thuận tiện cho gia công chế tạo, giá thành
sản phẩm hạ.
Tạo ra các sản phẩm tốt, có cấu tạo chắc chắn, bền lâu cũng có ý nghĩa
kinh tế lớn đối với người sử dụng cũng như đối với xã hội.
3. Chỉ tiêu đánh giá một sản phẩm mộc
Tương ứng với những yêu cầu đối với sản phẩm mộc như trên, ta
cũng có các chỉ tiêu để đánh giá một sản phẩm mộc như sau:
- Mức độ đáp ứng chức năng sử dụng của sản phẩm.
- Tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Tính hợp lý của việc sử dụng nguyên vật liệu.
- Khả năng thực hiện gia công chế tạo sản phẩm ở mức nào.
Sản phẩm mộc phải dựa trên những chỉ tiêu chính này để đánh giá nó là tốt hay
chưa tốt.

7


BÀI 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỒ MỘC VỚI CON NGƯỜI
Thời gian 02 giờ (LT: 02 giờ; TH: 00 giờ; KT: 00 giờ)
I. Mục tiêu
- Phân tích được các mối quan hệ giữa đồ mộc với con người, sự sắp đặt
đồ mộc với các hoạt động của con người.
- Tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố trong thiết kế để từ đó có các tư duy
logic trong quá trình thiết kế.
- Cận thận, có ý thức trách nhiệm trong công việc.
II. Nội dung
1. Quan hệ giữa đồ mộc với con người
Con người là nguồn gốc của mọi thiết kế. Thiết kế sản phẩm mộc

thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa con người với đối tượng thiết
kế. Mối quan hệ ấy càng được nghiên cứu sâu sắc thì khả năng đáp ứng của
đồ mộc đối với nhu cầu sử dụng của con người càng hiệu quả.
1.1. Mối quan hệ trực tiếp
Kích thước của mỗi sản phẩm được tạo ra đều dựa trên cơ sở kích
thước của con người, có nghĩa là sản phẩm và con người có một mối quan hệ
nhất định. Trong thiết kế, kích thước của sản phẩm chịu sự chi phối bởi
kích thước và trạng thái tư thế hoạt động của con người.
Những mối quan hệ gắn liền với các hoạt động ổn định trong thời gian
tương đối dài như: ngồi, nằm, tì mặt, tựa... được gọi là những mối quan hệ trực
tiếp. Trong mối quan hệ trực tiếp, các kích thước của sản phẩm thường có ràng
buộc tương đối chặt chẽ với kích thước con người hơn rất nhiều so với
mối quan hệ gián tiếp. Ví dụ: Kích thước chiều cao của mặt ngồi luôn gắn liền
với kích thước từ đầu gối tới gót chân và tư thế ngồi của con người.
1.2. Mối quan hệ gián tiếp
Mối quan hệ gián tiếp là mối quan hệ không phải trực tiếp. Trong
mối quan hệ gián tiếp, kích thước của các sản phẩm ít chịu ràng buộc hơn bởi
các kích thước của con người, tất nhiên nó vẫn chịu sự chi phối nhất định.
Ví dụ: Chiều rộng tủ rộng hay hẹp một chút cũng không ảnh hưởng
đến trạng thái ổn định của con người.
Mục đích của việc phân loại các mối quan hệ là để chúng ta có thể phân
tích yêu cầu sản phẩm trong thiết kế. Sau khi phân tích, chúng ta sẽ thiết lập
được hệ thống ưu tiên các yêu cầu đặt ra cho sản phẩm.

8


Hình 2.1: Mối quan hệ giữa kích thước
của con người với sản phẩm mộc
2. Quan hệ giữa hoạt động của con người với bố trí đồ mộc

Bố trí đồ mộc ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của con người.
2.1. Tác dụng của đồ mộc
Khi thiết kế, chúng ta đều cần phân tích tác dụng của đồ mộc đối với
con người. Bởi tác dụng của chúng sẽ quyết định việc sắp đặt phù hợp với
các hoạt động của con người.
Ví dụ: Ghế để ngồi. Chúng ta cần quan tâm tơí các vấn đề như: lối đi để
vào chỗ ngồi, tư thế ngồi, hướng nhìn khi ngồi (theo mục đích của việc ngồi),
không gian quanh vị trí ngồi...
Mỗi một sản phẩm được tạo ra đều có một chức năng nhất định theo mục
đích của người thiết kế. Khi phân tích chức năng của sản phẩm cần chú ý
tới mọi chức năng chính, chức năng phụ và cả những chức năng có thể phát
9


sinh trong quá trình sử dụng. Ví dụ: Bàn làm việc, khi phân tích chịu
lực, ta không nên chỉ tính tới lực tỳ tác dụng lên mặt bàn khi viết mà cần
chú ý tới những tác động phát sinh như: vận chuyển, kê đặt, có những lúc nó có
thể bị ngồi tựa lên; Hay ghế ngồi có đôi khi được sử dụng để kê hoặc đứng lên
mặt ngồi... Tất cả những vấn đề này đều phải được quan tâm một cách thấu đáo.
2.2. Các kích thước trong bố trí đồ mộc
Khi bố trí các sản phẩm mộc trong không gian nội thất, điều đầu tiên
cần quan tâm đó là công năng của sản phẩm đó. Ngoài ra cần phải đặc biệt lưu
ý đến tính thẩm mỹ, môi trường cũng như một số nguyên tắc mang tính
truyền thống văn hoá.
Trong phần này, chúng ta quan tâm chủ yếu đến các kích thước cần thiết
để đáp ứng công năng của sản phẩm, còn các nguyên tắc về thẩm mỹ và truyền
thống văn hoá sẽ được trình bày ở phần sau (Phần trang trí nội thất).

10



BÀI 3: NGUYÊN LIỆU VÀ CAC PHƯƠNG THỨC
LIÊN KẾT SẢN PHÂM MỘC
Thời gian 03 giờ (LT: 03 giờ; TH: 00 giờ; KT: 00 giờ)
I. Mục tiêu
- Nêu được các loại nguyên vật liệu được sử dụng trong công nghệ sản
xuất hàng mộc.
- Nêu được công dụng, chức năng các linh kiện liên kết và các loại vật
liệu phụ khác.
- Lựa chọn và sử dụng nguyên liệu theo đúng mục đích sử dụng
- Cận thận, có ý thức trách nhiệm trong công việc.
II. Nội dung
1. Gỗ xẻ
Gỗ tự nhiên là nguyên liệu lý tưởng cho sản xuất hàng mộc. Gỗ là
nguyên liệu cơ bản trong công nghệ sản xuất đồ mộc. Với tình trạng gỗ tự
nhiên ngày một khan hiếm như hiện nay, sự mất cân bằng giữa cung và cầu về
loại nguyên liệu này đã bội hoá giá trị sử dụng của mặt hàng gỗ tự nhiên.
Tuy nhiên giá trị của nó chỉ thực sự phát huy khi nó được sử dụng đúng
chỗ, hợp cách. Khi sử dụng gỗ tự nhiên cần chú ý tới một số đặc trưng cơ
bản sau:
- Tính chất cơ học
- Tính chống chịu sâu mọt
- Màu sắc - vân thớ
- Độ mịn bề mặt gỗ
- Tính co rút của gỗ
- Tỷ trọng của gỗ
- Tính chất gia công của gỗ
1.1. Đặc tính cơ học của gỗ
Giải pháp cho liên kết mộng bởi sức chịu nén Tuỳ theo mục đích sử
dụng, chức năng của chi tiết mà ta lựa chọn loại gỗ có các đặc tính cơ học

cho phù hợp. Nếu chọn gỗ có tính chất cơ học không phù hợp có thể gây ra
những nhược điểm lớn đối với sản phẩm và có thể dẫn đến sự mất an toàn chức
năng của sản phẩm. Các tính chất cơ học cần được quan tâm đó là: Sức chịu
nén ép, sức chịu trượt, sức chịu uốn, modul đàn hồi, độ cứng, sức chịu tách,
khả năng bám đinh...
11


- Sức chịu nén ép của gỗ (có thể là nén dọc hoặc ngang thớ)cần
được lưu ý khi chọn ép kém sẽ làm cho mộng dễ bị chèn dập, liên kết yếu,
có thể bị phá huỷ khi sử dụng.
- Sức chịu trượt chủ yếu phải quan tâm khi sản phẩm có chi tiết cong,
hướng chịu lực dễ gây hiện tượng trượt dọc thớ.
- Sức chịu uốn là tính chất cần được quan tâm nhiều nhất trong thiết kế
sản phẩm mộc. Trong kết cấu sản phẩm mộc ta thường xuyên bắt gặp các chi tiết
chịu uốn như các kệ đỡ ngang. Nếu ứng suất uốn xuất hiện trong chi tiết
vượt quá giới hạn cho phép của gỗ, chi tiết sẽ bị phá huỷ.
- Modul đàn hồi ảnh hưởng trực tiếp tới độ võng của chi tiết gỗ. Trong
thiết kế cần tính toán lựa chọn loại gỗ có modul đàn hồi phù hợp, đảm bảo
tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Độ cứng của gỗ cần được lựa chọn để đảm bảo sức chống chịu va đập,
cọ sát của sản phẩm với các vật xung quanh khi sử dụng cũng như trong quá
trình sản xuất, song nó cũng phải phù hợp với điều kiện gia công.
- Sức chịu tách của gỗ là tính chất cần được tìm hiểu kỹ, trước khi gia
công bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các mối liên kết mộng và liên kết
bằng đinh.
1.2. Đặc tính chống chịu sâu mọt của gỗ
Khả năng chống chịu sâu mọt của gỗ là một trong những tác nhân quyết
định chất lượng sản phẩm. Ngày nay, tuy có nhiều phương pháp bảo quản gỗ
tương đối hữu hiệu song những loại gỗ có sức chống chịu tự nhiên đối với mối

mọt vẫn được ưa chuộng bởi một số phương pháp bảo quản gỗ đặc biệt là bảo
quản bằng hoá chất vẫn ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý người sử dụng.
Tóm lại, khi sử dụng gỗ có khả năng bị sâu mọt xâm hại, ta cần phải có
phương án xử lý bảo quản phù hợp.
1.3. Màu sắc và Vân thớ gỗ
Màu sắc và vân thớ gỗ là yếu tố quyết định giá trị thẩm mỹ của sản
phẩm, bởi vậy, khi lựa chọn gỗ cần tìm hiểu kỹ vấn đề này. Cần lưu ý rằng tính
thẩm mỹ của sản phẩm còn thể hiện qua sự đồng đều về màu sắc và vân thớ gỗ
của các chi tiết trong sản phẩm chứ không nhất thiết là phải đẹp trong từng chi
tiết. Vân thớ gỗ ngoài việc tác động trực tiếp tới tính thẩm mỹ của gỗ, nó còn
ảnh hưởng rất lớn tới sự biến dạng gỗ trong quá trình sử dụng.
Về màu sắc, gỗ có thể được nhuộm màu theo ý muốn, song cần lưu ý
lựa chọn phương thức nhuộm sao cho không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của các
vân thớ gỗ.
12


Trong từng điều kiện thiết kế, từng mục đích sử dụng cụ thể mà ta có
thể lựa chọn loại gỗ có chất lượng màu sắc, vân thớ cho phù hợp.
1.4. Độ mịn của bề mặt gỗ
Do cấu tạo thô đại của mỗi loại gỗ khác nhau kéo theo độ mịn bề mặt của
chúng cũng khác nhau. Nhìn chung gỗ có độ mịn bề mặt càng cao, càng dễ cho
những sản phẩm đẹp bởi có thể tạo ra độ bóng theo ý muốn mà không cần thiết
tới lớp bả lót.
1.5. Tính chất co rút của gỗ
Gỗ có tính chất co rút khi thay đổi độ ẩm là một nhược điểm lớn của loại
nguyên liệu này. Tính chất co rút phụ thuộc vào cấu tạo của từng loại gỗ. Sự co
rút của các chi tiết trong sản phẩm mộc có thể gây ra nhiều khuyết tật
cho sản phẩm như: cong vênh, nứt nẻ, ...
Nhìn chung, sự co rút dọc thớ của gỗ là không đáng kể, nó chỉ vào khoảng

0,1% đến 0,3%. Theo hướng xuyên tâm, mức độ co rút vào khoảng 3% đến 6%.
Còn theo hướng tiếp tuyến, mức độ co rút lớn hơn, mức độ co rút từ
5% đến 12%.
Do vậy khi thiết kế cần quan tâm tới lượng dư kích thước co rút cho phôi
liệu cũng như chi tiết hoàn thiện. Bản chất của sự co rút là sự thay đổi độ ẩm gỗ
bởi vậy cần hết sức lưu ý tới độ ẩm gỗ cũng như độ ẩm của môi trường sử dụng.
1.6. Tỷ trọng của gỗ
Tỷ trọng của gỗ là một chỉ tiêu mang tính tổng hợp, nhiều chỉ tiêu khác có
liên quan mật thiết với chỉ tiêu này, đặc biệt là các chỉ tiêu về tính chất cơ học
của gỗ.
Đối với việc sản xuất hàng mộc dân dụng, tỷ trọng của gỗ không nên quá
lớn bởi gỗ có tỷ trọng lớn vừa khó gia công, vừa nặng nề trong sử dụng. Tất
nhiên, xét về độ bền thì thông thường, gỗ có tỷ trọng lớn sẽ có độ bề caohơn.
Tỷ trọng hợp lý của gỗ sử dụng trong sản xuất hàng mộc thường là 0,4 đến 0,5
g/cm3
1.7. Tính chất gia công của gỗ
Tính chất gia công của gỗ thường chỉ gỗ khó hay dễ gia công. Tính chất
gia công của gỗ thường gắn liền với nhiều tính chất cơ lý và cấu tạo của gỗ. Gỗ
để sản xuất hàng mộc cần phải dễ gia công đặc biệt là phải phù hợp với chế độ
gia công trong một số trường hợp như chạm khắc hay tiện tròn... Cần phân biệt
gỗ dễ bào với gỗ khó bào, gỗ dễ đánh nhẵn với gỗ khó đánh nhẵn, gỗ dễ đóng
đinh với gỗ khó đóng đinh...
13


Tóm lại gỗ khó gia công ảnh hưởng rất lớn đến quá trình công nghệ và
chất lượng sản phẩm, cần hết sức lưu ý khi lựa chọn gỗ và phương pháp gia
công.
2. Ván nhân tạo
Để nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ cũng như nhằm khắc phục các nhược

điểm của gỗ tự nhiên, từ gỗ có thể sản xuất ra các loại gỗ nhân tạo như ván
dăm, ván dán, ván sợi hay ván mộc...
2.1. Ván dăm
Như chúng ta đã biết, ván dăm có tính chất ổn định kích thước cao hơn
hẳn so với gỗ tự nhiên, bởi vậy, ván dăm được sử dụng rất phổ biến trong công
nghệ sản xuất đồ mộc, nhất là các loại đồ mộc lắp ghép tấm phẳng.
Ván dăm nhẹ: KLTT < 400 kg/m3
Ván dăm vừa: KLTT = 400 - 800 kg/m3
Ván dăm nặng: KLTT > 800 kg/m3
Cường độ uốn tĩnh của ván dăm có thể đạt trên 4000N/cm 2, modul đàn
hồi có thể đạt trên 240000N/cm2.
Trước đây, ván dăm được sử dụng trong một số loại sản phẩm mộc nhất
định, nay nó được ứng dụng hầu hết mọi vị trí có thể. Những sản phẩm mộc
mang tính truyền thống nay cũng có mặt của ván dăm.
Thông thường, trên bề mặt ván dăm đượng bọc phủ một lớp ván vừa là
để trang trí, vừa là để bảo vệ ván. Hiện nay ở một số làng nghề đã trang trí bề
mặt ván dăm bằng chạm khảm như làm trên gỗ và kết quả cho thấy chất
lượng cũng không thua kém sản phẩm chạm khảm trên gỗ.
Một số cơ sở sản xuất thì phủ lên bề mặt một lớp bả matit rồi kéo vân
trang trí và phun sơn cũng cho những sản phẩm có chất lượng thẩm mỹ khá
ấn tượng.
Trong công nghệ sản xuất đồ mộc từ ván dăm, một vấn đề cần đặc biệt
quan tâm là che bọc các cạnh của ván.
Đối với ván dăm được trang sức bằng phương pháp bả thì cạnh của ván
thường cũng được bả kín. Còn đối với các loại ván trang trí bằng dán phủ mặt
thường được trang trí bằng cách dán cạnh (phương pháp bả cạnh cũng có thể sử
dụng trong trường hợp này). Nẹp dán cạnh ván dăm có thể là ván lạng tự nhiên,
nẹp nhựa (PVC), nẹp gỗ chữ T, nẹp cao su, nhựa mềm...
Khi lựa chọn ván dăm làm nguyên liệu trong sản xuất hàng mộc cần quan
tâm tới các tính chất cơ - lý - hoá, tính độc hại và một số tính chất có yêu cầu

đặc biệt khác.
14


2.2. Ván dán
Ván dán thường được sử dụng thay thế cho ván gỗ tự nhiên ở nhiều vị trí
như mặt bàn, mặt ghế hay các hồi tủ, vách tủ... ván dán có thể uốn cong hay
được gia công theo phương pháp ép định hình. Ván dán trước đây thường
được sử dụng với chiều dày từ 4 đến 6mm, và kết cấu từ 3 đến 5 lớp. Ngày
nay, các loại ván dán có chiều dày từ 10mm trở lên đã được sử dụng tương
đối nhiều, ứng dụng như ván dăm.
Ván dán thông thường được trang sức bằng một lớp ván lạng tự nhiên
hoặc ván lạng tổng hợp có chất lượng bề mặt tương đối đẹp, các cạnh thường
được xử lý bằng các nẹp gỗ hoặc phẳng, hoặc có hình chữ T, có mòi
hoặc không mòi cạnh.
Các khuyết tật thường gặp khi sử dụng ván dán trong sản xuất hàng mộc
là phồng rộp bề mặt hoặc bong mép ván bởi vậy khi lựa chọn các phương
án liên kết cần hết sức lưu ý tới phần mép cạnh của ván.
Trong công nghệ sản xuất hàng mộc hiện nay, chúng ta thường thấy ván
dán được sử dụng trong các kết cấu tấm pano. Nếu được xử lý trang trí bề mặt
tốt, chất lượng thẩm mỹ của chúng không thua kém sản phẩm được làm bằng
gỗ tự nhiên, hơn nữa nó lại hơn hẳng gỗ tự nhiên bởi tính ổn định kết cấu của
nó.
Hiện nay, ở một số nước đã xuất hiện một loại ván dán đặc biệt, chúng
được kết cấu bởi các tấm ván mỏng xếp song song (ván dán xếp vuông
góc) đó là ván LVL. Loại vật liệu này đã và đang được nghiên cứu đưa vào
sản xuất tại Việt Nam. Loại vật liệu này có thể thay thế các loại gỗ tự
nhiên ở các vị trí có kết cấu khung, hộp rất tốt bởi chúng có thể khắc phục rất
tốt các yếu điểm của gỗ tự nhiên. Ván LVL có chiều dày lớn hơn nhiều so
với ván dán thông thường và nó có thể được xẻ thành các thanh, có thể làm

khung cửa, chân bàn...
2.3. Ván sợi
Ván sợi có nhiều loại, theo phương pháp có ván sợi ướt, ván sợi khô;
theo hình thức sản phẩm có ván sợi định hình và ván sợi không định hình; theo
tính chất có ván sợi chịu nước, ván sợi cách âm, cách nhiệt...
Ván sợi thông thường có cường độ uốn tĩnh khoảng 2000 đến 4000
N/cm . KLTT loại ép cứng là trên 800 kg/m 3, loại ép vừa từ 500 đến 700 kg/m3,
loại nhẹ (xốp) có thể dưới 400 kg/m3.
2

Ván sợi được chú ý chủ yếu là nhờ những tính năng đặc biệt như cách âm,
cách nhiệt của nó.
15


2.4. Ván mộc, ván ghép thanh
Ván mộc là loại ván được sản xuất để làm đồ mộc có cấu tạo cơ bản là lõi
được ghép bằng gỗ xẻ hay tấm tổ ong cho một khung xác định và lớp áo được
dán bọc bằng các lớp ván mỏng (ván dán, ván bóc hoặc ván lạng).
Ván mộc thường được sản xuất từ các tấm định hình tạo thành các bộ
phận của sản phẩm mộc. Ví dụ như mặt bàn, đầu giường, vách, hồi tủ, cánh
cửa... Hiện nay, trong sản xuất cũng có những loại ván mộc không có khung.
Ván ghép thanh là loại ván được ghép từ các thanh gỗ xẻ nhỏ gọi là thanh
cơ sở để tạo ra một tấm ván có độ rộng lớn hơn rất nhiều so với kích thước của
thanh cơ sở. Loại ván này có thể được phủ mặt hoặc không phủ mặt tuỳ theo yêu
cầu sản phẩm cụ thể. Người ta có thể trang sức ván ghép thanh bằng một màng
trang sức trong suốt nếu các thanh cơ sở đã được tuyển chọn có chất lượng tốt,
tương đối đồng đều.
3. Vật liệu dán mặt
Đối với các loại ván nhân tạo, thường thì bề mặt có chất lượng thẩm mỹ

thấp nên nó thường được phủ bọc bằng một lớp ván phủ mặt có thể là ván mỏng,
ván lạng tự nhiên, ván lạng tổng hợp hay giấy trang trí. Việc dán phủ bề mặt ván
không chỉ là để giải quyết yếu điểm thẩm mỹ của ván nhân tạo mà còn có ý
nghĩa như một lớp bảo vệ (đôi khi nó cũng làm tăng cường độ ván một cách
đáng kể). Bởi vậy khi lựa chọn cần chú ý tới tính bảo vệ của ván phủ mặt phù
hợp với từng điều kiện sử dụng cụ thể.
3.1. Ván lạng
Ván lạng là một loại ván có chiều dày rất nhỏ, thường từ 0,3 đến 0,7mm
và còn có thể mỏng hơn như thế. Loại ván này thường được lạng từ những loại
gỗ quý, có vân thớ đẹp, dễ gia công.
Về cơ bản, tính chất của ván lạng gỗ cũng giống như tính chất của loại gỗ
làm ra nó. Song cần lưu ý là ván rất mỏng nên dễ bị rách nát và bị hút ẩm trở
lại. Kích thước ván thường không được lớn nên cần lợi dụng một cách
triệt để nhất.
Khi sử dụng ván lạng để trang trí cho các loại ván nhân tạo cần lưu
ý tới chất lượng bề mặt ván nền và keo dán bởi ván lạng có chiều dày rất mỏng
nên chất lượng bề mặt ván nền xấu hay tính toán keo không tốt sẽ làm giảm chất
lượng trang trí.
3.2. Giấy trang trí
Giấy trang trí là sản phẩm nhân tạo nên kích thước của nó có thể lớn
hơn rất nhiều so với ván lạng (có thể tới 10 m2); chiều rộng thường từ 1,2 đến
1,5m; chiều dài từ 1,5 đến 2m.
16


Chính vì đây là một loại sản phẩm nhân tạo, bởi vậy mà các hoa văn hoạ
tiết và màu sắc trên nó được tạo ra rất đa dạng, phong phú. Các hoạ tiết có thể
chính là các vân thớ giống như gỗ tự nhiên, có thể hoạ tiết là một motuyptrang
trí nào đó hay là cả một bức tranh phong cảnh... Và đặc biệt độ nhẵn, bóng bề
mặt của nó có thể rất cao, điều mà gỗ tự nhiên khó có thể đạt được bởi cấu tạo

sợi gỗ, lỗ mạch của gỗ.
Giấy trang trí có thể tạo được bề mặt có độ rắn chắc rất cao, sự va chạm
cơ giới thường không để lại dấu vết trên bề mặt ván. Nhiệt độ mà giấy
trang trí có thể chịu được cũng tương đối cao, tính chống ẩm và chống
hút nước tốt, chịu được các loại hoá chất có tính Bazơ hay Axít yếu.
3.3. Vật liệu xử lý cạnh
Có nhiều phương pháp để xử lý cạnh ván sử dụng trong sản xuất
hàng mộc. Bả matít rồi phun sơn cạnh ván là một trong những phương pháp
xử lý cạnh ván. Song điều chúng ta cần tìm hiểu trong mục này là các loại
vật liệu khác dùng để xử lý dán cạnh cho ván.
Xử lý dán cạnh ván có rất nhiều loại vật liệu và nhiều phương pháp
thực hiện. Có thể dán cạnh bằng ván lạng, gỗ xẻ, PVC...và có thể là dán keo
trực tiếp, ép nhiệt hay ép nguội, liên kết mộc...
Trong xử lý dán cạnh ván, ngoài việc quan tâm tới chất lượng chung
của chất liệu và chất lượng của mối liên kết, cần đặc biệt lưu ý tới phần
chuyển tiếp giữa bề mặt ván với mặt cạnh. Đây là vị trí dễ gây hư hỏng nhất,
khi thiết kế cần có những giải pháp phù hợp.
Đối với những chi tiết có đường cong lượn cần lựa chọn loại vật liệu
dán cạnh có độ dẻo dai phù hợp.
3.4. Linh kiện liên kết
Các loại linh kiện liên kết có thể kể tới là các loại đinh, vít, bản lề
hay các loại ke kim loại liên kết trợ lực, ngăn kéo...
3.4.1. Đinh : đinh 7, đinh 10 phân...
Theo hình dạng thì đi có mũ, đinh không mũ, đinh hình sao,... đinh
tròn, đinh tam Có nhiều loại đinh khác nhau, nó có thể được phân theo kích
thước của đinh, hình dạng của đinh, chất liệu làm đinh hay phương pháp
sử dụng đinh...
Theo kích thước, có đinh 1 phân, đinh phân rưỡi, đinh 2 phân, đinh
3, đinh 5, đinh tam giác, đinh vuông...
Theo vật liệu có đinh sắt, đinh đồng, đinh nhôm...

17


Theo phương pháp sử dụng có đinh đóng thường, đinh ghim, đinh
bắn...
3.4.2. Vít
Về công dụng thì cũng giống như đinh, song để tăng khả năng bám đinh,
vít có các vòng gen xoắn ốc. Liên kết bằng vít có thể tháo lắp một cách dễ
dàng mà lại có khả năng bám đinh vượt trội so với liên kết bằng đinh.
Liên kết bằng vít thường được sử dụng trong những trường hợp hai chi
tiết liên kết có ứng suất tách, kéo vuông góc bề mặt. Ví dụ đối với các cánh cửa
có kích thước lớn, liên kết giữa bản lề với khung và cánh cần được sử dụng
bằng vít (lưu ý khi thi công cần yêu cầu vặn vít chứ không đóng vít để đảm bảo
chất lượng liên kết).
Vít cũng có nhiều loại khác nhau, song chúng được phân biệt chủ yếu bởi
đầu mũ của nó. Có loại đầu mũ lục lăng, đầu mũ tròn vát, đầu mũ lồi, đầu mũ
phẳng, khoá mở một rãnh (sử dụng torvit dẹt - 2 cạnh), khoá mở 2 rãnh (sử dụng
torvit 4 cạnh)...
3.4.3. Liên kết bulon, vít cấy
Loại liên kết này hoàn toàn có thể tháo lắp dễ dàng, chủ yếu được sử dụng
để liên kết các modul thành một sản phẩm có kích thước lớn.
Khác với vít, các gen của bulon không bám trực tiếp vào chi tiết mộc cần
liên kết mà nó bám vào gen của đai ốc. Điều này tránh được sự phá huỷ liên
kết khi tháo lắp nhiều lần.
3.4.2. Liên kết bản lề
Tất cả các loại linh kiện liên kết trên đều là những loại linh kiện liên
kết dùng cho liên kết cứng (cố định), liên kết bản lề là loại liên kết động
(xoay).
Hiện nay có rất nhiều kiểu xoay khác nhau kéo theo là nhiều loại bản lề
khác nhau. Bản lề quay với trục cố định (1 điểm cố định), trục quay di động

(2 điểm cố định). Loại trục quay cố định có thể kể đến như: Bản lề quả nhót,
bản lề lá, bản lề goong, bản lề Pi vô,... Bản lề có trục quay di động là loại bản
lề khi quay, vị trí tâm quay thay đổi (do có 2 điểm cố định) tạo ra một sức căng
định hướng, trong sản xuất còn gọi loại bản lề này là bản lề bật.

18


Hình 3.1: Các loại bản lề dung trong thiết kế sản phẩm mộc
19


4. Các vật liệu khác
Trong thiết kế và sản xuất hàng mộc, thực tế còn rất nhiều những loại
vật liệu khác mà chúng ta có thể sử dụng. Ví dụ: đá xẻ, gương kính, vải,
da, sợi...
5. Các phương thức liên kết cơ bản của sản phẩm mộc
5.1. Phân tích cấu trúc cơ bản của một sản phẩm mộc
Sản phẩm mộc có cấu tạo rất đa dạng và phong phú, song phân tích cấu
trúc của chúng, ta thấy sản phẩm mộc được cấu tạo bởi các chi tiết và bộ phận
giống như các loại sản phẩm khác. Các chi tiết có thể liên kết với nhau tạo
thành bộ phận. Các bộ phận và các chi tiết liên kết với nhau tạo thành sản
phẩm. Mức độ phức tạp về kết cấu của một sản phẩm tuỳ thuộc vào số lượng,
cách thức và giải pháp của các liên kết.
a) Chi tiết.
Chi tiết là một đơn vị cấu tạo nhỏ nhất được gia công chế tạo theo một
hình dạng xác định. Một chi tiết thường được gia công từ một loại vật liệu
và liền khối, song cũng có thể được gia công từ những nguyên vật liệu chắp nối
(nối dài, nối rộng hay nối dày). Sự nối ghép này hoàn toàn khác với sự liên
kết giữa các chi tiết trong sản phẩm.

Như vậy, chi tiết có thể được phân thành nhiều loại khác nhau:
- Theo hình dạng, các chi tiết có thể phân ra: chi tiết thẳng, chi tiết cong,
chi tiết song tròn, chi tiết tiện tròn...
- Theo chức năng, chi tiết có thể phân thành: chi tiết cấu trúc, chi tiết liên
kết và chi tiết trang trí.
b) Bộ phận.
Bộ phận gồm nhiều chi tiết liên kết với nhau (theo kiểu cố định hay
có thể tháo rời) tạo thành một phần cấu tạo có chức năng xác định trong kết cấu
của sản phẩm.
Ví dụ: Cánh tủ là một bộ phận bao gồm cả khoá và bản lề.
Các bộ phận đều có chức năng riêng xác định, được đảm bảo bằng
những giải pháp cấu rạo thích hợp. Việc phân chia bộ phận có ý nghĩa về
phương diện tổ chức lắp ráp sản phẩm. Các chi tiết và bộ phận có thể được
tiêu chuẩn hoá về hình dạng và kích thước. Về mặt cấu trúc, một bộ
phận có thể thay thế bằng một chi tiết.
5.2. Liên kết cơ bản của sản phẩm mộc
Trong sản phẩm mộc có nhiều loại liên kết, các dạng liên kết này có
thể phân thành các nhóm như sau:
20


- Liên kết mộng
- Liên kết đinh, vít, bulông
- Liên kết bản lề
- Liên kết bằng keo
- Các dạng liên kết khác
Ngoài cách phân loại liên kết như trên, ta còn có thể phân loại liên kết
theo khả năng tháo rời hay cố định của liên kết. Liên kết bằng vít, bulông, liên
kết bản lề là những liên kết có thể tháo rời. Các liên kết bằng đinh, keo hay
mộng thường là những liên kết cố định không thể tháo rời.

Cũng có thể phân loại liên kết theo liên kết cứng và liên kết động (liên
kết bản lề là liên kết động - có thể xoay được).
Nhìn chung, sự phân loại các liên kết chỉ mang tính tương đối, điều cốt
yếu của sự phân loại ở đây là phải phù hợp với mục đích sử dụng của việc phân
loại.
Sau đây, chúng ta sẽ đề cập đến một số giải pháp liên kết cơ bản
sau:
a) Liên kết mộng.

Hình 3.2: Liên kết mộng thẳng
Mộng là một hình thức cấu tạo có hình dạng xác định được gia công
tạo thành ở đầu cuối của chi tiết theo hướng dọc thớ, nhằm mục đích liên
kết với lỗ được gia công trên chi tiết khác của kết cấu. Cấu tạo của mộng có
nhiều dạng, song cơ bản là vẫn bao gồm thân mộng và vai mộng.
Thân mộng để cắm chắc vào lỗ. Vai mộng để giới hạn mức độ cắm sâu
của mộng, đồng thời cũng có tác dụng chống chèn dập mộng và đỡ tải trọng.
Thân mộng có thể thẳng hoặc xiên, có bậc hay không có bậc, tiết diện có thể
là hình tròn hay hình chữ nhật. Thân mộng có thể liền khối với chi tiết, nhưng
cũng có thể là thân mộng mượn, không liền với chi tiết mà được gia công
ngoài, cắm vào đầu chi tiết tạo thành mộng.
21


Liên kết mộng là loại liên kết trục và lỗ giữa thân mộng và lỗ mộng
nhằm tạo ra mối liên kết cứng giữa hai chi tiết. Độ cứng vững của liên kết phụ
thuộc vào tính chất của nguyên vật liệu, kích thước và hình dạng của lỗ
và mộng, cũng như các chế độ gia cố bằng đinh, chốt, nêm, ke hay sử dụng keo
dán...
b) Liên kết bằng đinh và vít.


Hình 3.3: Liên kết đinh và vít
Đinh và vít được dùng để liên kết các chi tiết của sản phẩm mộc. Nhiều
trường hợp, đinh và vít đóng một vai trò quan trọng trong liên kết của sản
phẩm mộc. Tuy nhiên chúng có một nhược điểm là dễ bị ôxy hoá làm hư hỏng
mối liên kết. Đinh và vít nói chung để làm trung gian liên kết các chi tiết lại với
nhau theo cách thức liên kết cứng. Song vai trò và khả năng ứng dụng của mỗi
loại đều khác biệt nhau.
c) Liên kết bulông.
Liên kết bằng bulông là một dạng liên kết tháo rời có khả năng chịu
lực lớn. Trong công nghệ sản xuất hàng mộc, liên kết bằng bulông được ứng
dụng phổ biến, nhất là các sản phẩm có kích thước lớn phải vận chuyển đi xa.
Liên kết bằng bu lông được ứng dụng ở các mối liên kết giữa nóc tủ và
hồi tủ, giữa vai giường và chân giường (hay đầu giường), giữa vai bàn và chân
bàn...
Khi sử dụng liên kết bằng bulông cần chú ý một số yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ của liên kết.
- Dễ tháo lắp.
- Không ảnh hưởng đến không gian sử dụng bên trong của sản phẩm.
Có nhiều kiểu bulông với nhiều giải pháp liên kết khác nhau. Trong
các sản phẩm có kết cấu dạng khung, các dạng bu lông thường dùng là loại bu
lông đầu tròn.
Trong công nghệ sản xuất hiện đại, các sản phẩm mộc lắp ghép tấm
được chú ý nhiều về các giải pháp liên kết tháo rời bằng bu lông - ốc vít.
22


BÀI 4: NGUYÊN LÝ CẤU TẠO SẢN PHẨM MỘC
Thời gian 02 giờ (LT: 02 giờ; TH: 00 giờ; KT: 00 giờ)
I. Mục tiêu:
- Nêu được cấu tạo một số sản phẩm mộc thông dụng;

- Trợ giúp cho quá trình thiết kế, tính toán lựa chọn các phương thức kết
cấu cho sản phẩm;
- Cận thận, có ý thức trách nhiệm trong công việc.
II. Nội dung
1. Cấu tạo chung của tủ
Tủ là loại sản phẩm mộc có chức năng chủ yếu là cất đựng, nó bao gồm
nhiều kiểu loại khác nhau, thích hợp với từng điều kiện sử dụng nhất định. Các
loại tủ thông dụng như: Tủ áo, tủ hồ sơ, tủ ly, tủ trưng bày, tủ tường, tủ bếp, tủ
đa năng... Do có những đặc điểm riêng về mặt sử dụng nên về mặt kết cấu,
chúng cũng có những đặc điểm khác nhau. Ngay trong cùng một loại cũng có
thể có nhiều kiểu có cấu tạo khác nhau. Tuy vậy, xét một cách cơ bản và
chung nhất thì nguyên lý cấu tạo chung của chúng vẫn có những bản chất
chung mang tính phổ biến. Bởi từ chức năng chung, chúng sẽ có những đặc
thù chung về bộ phận (ví như các bộ phận hồi tủ, đáy tủ, nóc tủ, hậu tủ...).
Mặt khác, chúng ta cũng có thể thấy mỗi bộ phận có chức năng riêng nên cấu
tạo có tính cơ bản phù hợp với các chức năng đó. Ví dụ: cánh tủ phải có cấu
tạo cơ bản để đảm bảo yêu cầu ngăn cách và đóng mở. Dựa vào quan điểm đó,
chúng ta có thể nghiên cứu một cách tổng quát nhất về cấu tạo chung của tủ
thông qua những cái riêng đa dạng và phong phú.
Khi phân tích cấu trúc của tủ, ta thường thấy tủ gồm các bộ phận sau:
- Chân tủ.
- Nóc tủ.
- Hồi tủ và các vách đứng.
- Vách ngang.
- Các bộ phận khác có hoặc không có như: ngăn kéo, bàn kéo, cửa mành...
1.1. Cấu tạo của hệ chân tủ
Hệ chân tủ thông dụng được phân ra theo các nhóm:
- Hệ chân hộp.
- Hệ chân có kết cấu giá đỡ.
- Hệ chân đơn.

Ngoài các hệ chân này còn có thể có các hệ chân đặc biệt khác như: hệ
chân cột, hệ chân có hoạ tiết trang trí...
23


1.1.1. Nguyên lý cấu tạo của hệ chân hộp
Hệ chân hộp là hệ chân có khả năng chịu lực uốn và lực nén lớn. Hệ chân
này thường được ứng dụng cho các loại tủ có kích thước tương đối lớn, cất
đựng những vật có tải trọng nặng. Nhược điểm của hệ chân này là không
thông thoáng. Đối với các loại tủ thấp, nếu sử dụng hệ chân hộp sẽ gây
cảm giác nặng nề và không phù hợp cho các căn phòng có kích thước hẹp.
Ngược lại đối với các loại tủ cố định, chiều cao lớn, hệ chân này sẽ cho cảm
giác ổn định, an toàn. Các chi tiết của hệ chân này có thể làm bằng gỗ tự
nhiên, hay ván nhân tạo có phủ mặt trang sức.
Khi sử dụng hệ chân hộp nên khoét một phần trống cao khoảng 3 đến
5mm để giảm cảm giác nặng nề của hệ và đặc biệt nó sẽ giúp ổn định khi tiếp
xúc với nền.
1.1.2. Hệ chân có kết cấu giá đỡ
Hệ chân có kết cấu giá đỡ là hệ chân được ứng dụng rất rộng rãi trong
nhiều loại tủ. Kiểu cơ bản của chúng gồm 4 chân liên kết với nhau bằng các
vai giằng tạo thành một kết cấu giá đỡ vững chắc. Chân tủ có thể vuông hoặc
tròn hay chân tiện.
Hệ chân này thường được làm bằng gỗ tự nhiên là phổ biến. Song
với tình hình nguyên liệu và khả năng công nghệ hiện nay, chúng cũng có thể
được làm bằng ván nhân tạo.
1.1.3. Hệ chân đơn
Hệ chân đơn là hệ chân có các chân trực tiếp liên kết vào đáy tủ một các
riêng rẽ. Hệ chân này đơn giản, dễ gia công.
Khi sử dụng hệ chân này cần đặc biệt lưu ý tới chiều dày của đáy tủ để
đảm bảo chống được biến dạng tấm đáy.

Trong trường hợp cần tiết kiệm gỗ, chúng ta có thể đóng thêm nẹp để
gia cố thêm cho đáy theo chiều dọc, nhưng vẫn phải chú ý tới thẩm mỹ của
sản phẩm.
1.2. Cấu tạo của nóc tủ
Nóc tủ là bộ phận giới hạn phía trên của tủ. Nóc được liên kết với
hồi và vách đứng. Nóc có thể được kết cấu khung hoặc tấm phẳng.
1.2.1. Nóc tủ có kết cấu dạng khung
Nóc tủ có kết cấu kiểu này đòi hỏi chi phí cao, gia công phức tạp. Ván
nóc có thể được lồng toàn bộ vào khung, lồng 3 cạnh vào khung hoặc ghép
chìm vào khung.
24


Khi lựa chọn kết cấu nóc tủ cũng cần chú ý tới khả năng lau chùi vệ
sinh nóc tủ. Trong trường hợp ván được lồng toàn bộ vào khung, nóc tủ sẽ
khó lau chùi hơn bởi không có mặt thoát bụi khi lau.
Liên kết góc của khung nóc tủ có thể là các liên kết mộng cơ bản, cũng có
thể can góc để tăng độ vững chắc cho khung. Góc khung cũng có thể có
dạng cung tròn hoặc vuông. Thông thường kết cấu nóc tủ dạng này thì ở 3
cạnh của khung (mặt trước và 2 bên hồi) có xử lý hoạ tiết trang trí, đơn giản
cũng là các đường phào chỉ song song.
12.2. Nóc tủ dạng tấm phẳng
Nóc tủ dạng tấm phẳng thường được làm từ các tấm ván dăm, ván mộc.
Các cạnh của ván sử dụng làm nóc tủ dạng này đều phải được xử lý dán bọc
cạnh cho ván.
1.3. Hồi và vách đứng
1.3.1. Cấu tạo
Hồi tủ và vách đứng liên kết với nóc và đáy tủ. Hồi tủ có chức năng giới
hạn hai phía của tủ. Vách đứng làm nhiệm vụ phân chia bên trong theo
chiều đứng. Cấu tạo chung của chúng có hai dạng cơ bản là kết cấu khung và

tấm phẳng.
- Dạng khung.
Hồi có kết cấu dạng khung thường được ứng dụng khi không có ván
nhân tạo, hoặc do những yêu cầu riêng trong sử dụng. Ví dụ tủ kính hay tủ
truyền thống làm bằng gỗ quý. Cấu tạo của khung như trong cấu tạo cơ bản. Đối
với hồi, nếu có yêu cầu thẩm mỹ riêng, có thể sử dụng các giải pháp liên kết
đấu mòi, hoặc có thể sử dụng các nẹp trang trí để nẹp ván vào khung. Nếu sử
dụng kính, ít nhất kính dày 3mm. Nếu sử dụng ván dán hoặc ván sợi, nên
dùng giải pháp nẹp ván vào khung. Ngoài ra cũng có thể ghép ván theo kiểu
ghép phẳng. Nếu sử dụng ván sợi, nên dán bọc cả 2 mặt bằng ván lạng và trước
lúc dán phải đánh nhẵn bề mặt để làm mất lớp Parafin trên bề mặt của ván.
Đối với tủ có dạng kết cấu cột, hồi có 2 thanh đứng tiết diện tương đối lớn
chạy dài dọc xuống thành chân tủ.
- Hồi và vách ngăn dạng tấm phẳng.
Về mặt kinh tế, cũng như tạo dáng công nghiệp hiện đại, tủ có kết cấu
dạng tấm phẳng có nhiều ưu thế. Hồi dạng tấm phẳng thường được làm
từ ván dăm hoặc ván mộc.

25


×