Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nhân học biểu tượng và các tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu biểu tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.77 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN-ĐHQGHN

BỘ MÔN NHÂN HỌC

KHÓA BÀI GIẢNG VỀ LÝ THUYẾT NHÂN HỌC

Nhân học biểu tượng và các tiếp cận lý thuyết
trong nghiên cứu biểu tượng
Giảng viên: TS. Đinh Hồng Hải
TS. Đinh Hồng Hải công tác tại Viện Nghiên cứu Văn hóa (VASS), Visiting
Fellow tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ năm 2008-2010. Các lĩnh vực quan tâm
gồm: Nhân học văn hoá, nghệ thuật học, nghiên cứu biểu tượng, biến đổi văn
hoá & tôn giáo.


I.

Đề cương khóa học
Khóa bài giảng về lý thuyết nhân học giới thiệu về nghiên cứu biểu tượng và các

tiếp cận lý thuyết trong trong nghiên cứu biểu tượng. Khóa học được tổ chức thành các
seminar. Các bạn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và những ai quan tâm đến
khóa học này xin đăng ký với Bộ môn Nhân học.

16h30-19h00 thứ Tư, 5/12, Phòng 203 Nhà G:
Seminar 1: Biểu tượng là gì?
1. Định nghĩa
2. Biểu tượng trong đời sống con người

16h30-19h00 thứ Năm, 6/12, Phòng 203 Nhà G:
Seminar 2: Các hướng nghiên cứu biểu tượng


1. Ngôn ngữ học
2. Ký hiệu học
3. Nhân học biểu tượng

16h30-19h00 thứ Hai, 10/12, Phòng 203 Nhà G:
Seminar 3: Nhân học biểu tượng
1. Các định nghĩa trong nhân học về biểu tượng
2. Các nhà lý thuyết tiêu biểu
3. Những vấn đền cơ bản của nhân học biểu tượng

16h00-19h00 thứ Ba, 11/12, Phòng 203 Nhà G:
Seminar 4: Các tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu biểu tượng
1. Một số quan điểm lý thuyết nổi bật
2. Nghiên cứu biểu tượng: Phương pháp tiếp cận và tiếp cận phương pháp
3. Vai trò và vị trí của nhân học biểu tượng

16h:00-19h00 thứ Tư, 12/12, Phòng 203 Nhà G:
Seminar 5: Các tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu biểu tượng (tiếp theo)

2


II.

Một số gợi ý về nội dung chính của khóa học

Tiếp cận nhân học biểu tượng


Thuật ngữ, lý thuyết nhân học biểu tượng




Một số nhà lý thuyết hàng đầu về nhân học biểu tượng



Nghiên cứu nhân học biểu tượng ở Việt Nam

Đối tượng của nhân học biểu tượng
(Myth, Ritual, and Symbolism)


Metaphor and Other Figurative Language (Ẩn dụ và biểu hiện khác của ngôn ngữ)



The Raw Materials of Symbolism, especially Animals and The Human Body (Chất
liệu thô của biểu tượng luận, đặc biệt là động vật và cơ thể con người)



Cosmology and Complex Symbolic Systems (Vũ trụ luận và hệ thống biểu tượng
phức hợp)



Ritual, including Symbolic Curing and Magic (Nghi lễ, bao gồm cả điều trị và ma
thuật mang tính biểu tượng)




Narrative and Life (Miêu thuật và đời sống)



Mythology (Thần thoại học)

Các định nghĩa nhân học biểu tượng


Theo Jonathan Spencer trong Encyclopedia of Social and Cultural Anthropology
(Bách khoa thư nhân học văn hoá và xã hội) thì: “Nhân học biểu tượng đề cập đến
văn hoá như một thực thể có tính độc lập tương đối, là một hệ thống ý nghĩa mà
qua đó các nhà nhân học muốn tạo ra để làm giải mã và diễn dịch các biểu
tượng và các nghi lễ trọng tâm”.



Trong Encyclopedia of Cultural anthropology (Bách khoa thư nhân học văn hoá),
Mary Des Chene định nghĩa rằng: “Nhân học biểu tượng là khoa học nghiên cứu
ý nghĩa trong đời sống xã hội loài người, bằng cách nào chúng ta tri nhận và
diễn giải những gì diễn ra xung quanh và bằng cách nào chúng ta sáng tạo và sẽ
chia với thế giới hoặc hệ thống ý nghĩa văn hoá. Nhân học biểu tượng tiếp cận
với một góc nhìn rộng lớn về các biểu tượng, biểu tượng hoá, sự vật và ý nghĩa
mà con người đặt cho với ý nghĩa, sự nhận biết, quá trình giao tiếp...”.



Trong Folklore: An encyclopedia of beliefs, customs, tales, music, and art (Văn hoá

dân gian: Bách khoa thư về các tín ngưỡng, phong tục, chuyện kể, âm nhạc và nghệ
thuật) Edith Turner đã định nghĩa như sau: “Nhân học biểu tượng là khoa học
nghiên cứu về các biểu hiện tự nhiên của các biểu tượng được sử dụng ở các nền
văn hoá khác nhau, các nghi lễ, trình diễn, và trong đời sống hàng ngày nơi mà ý

3


nghĩa đầy đủ có nhiều hơn các biểu hiện thành văn. Mỗi biểu tượng có hai
thành phần - là những thực thể nhìn thấy và phần còn lại là ý nghĩa biểu hiện
của nó. Nhân học biểu tượng diễn giải các biểu tượng trong ngữ cảnh của tiến
trình xã hội và đời sống văn hoá.”
III.

Danh mục học liệu

Tiếng Việt
1) Từ Chi 1996, Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người, Nhà xuất bản Văn hoá thông
tin.
2) Đinh Hồng Hải 2012, Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt
Nam – tập 1, Nhà xuất bản Tri thức.
3) Đinh Hồng Hải 2011, Giáo trình nghiên cứu biểu tượng, tài liệu giảng dạy dành cho
khối ngành nhân học và nghiên cứu văn hoá.
4) Đinh Hồng Hải 2011 (biên dịch), Nghiên cứu biểu tượng: Một số hướng tiếp cận
đương đại, tuyển chọn một số nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới (bản thảo tiếng Việt).
5) Đinh Hồng Hải 2010, Nghiên cứu văn hoá bằng phương pháp luận nhân học biểu
tượng, trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Nghiên cứu và đào tạo nhân học ở Việt Nam
trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế, 2010, tr 229-246.
6) Đinh Hồng Hải 2010, Ngôn ngữ biểu tượng trong văn hóa Cơtu (Symbolic Language
in Katu Culture), Báo cáo hoàn thành chương trình trao đổi Nghiên cứu sinh tại Đại

học Harvard, Hoa Kỳ (2008-2010).
7) Đinh Hồng Hải 2007, Nghiên cứu biểu tượng và vấn đề tiếp cận nhân học biểu tượng ở
Việt Nam, trong Kỷ yếu Hội nghị Thông báo Dân tộc học, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, tr 395-425.
8) Lương Văn Hy, Đinh Hồng Hải, Tiếp cận nhân học trong nghiên cứu văn hóa: Nền
tảng lý thuyết và thực tiễn của Việt Nam, Đề cương bài giảng lý thuyết nhân học dành
cho giảng viên ĐH Văn hóa Hà Nội, tháng 4/2011.
9) Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Những vấn đề nhân học tôn giáo, t/c Xưa và Nay –
Nxb. Đà Nẵng xuất bản 2006.
10) Nhiều tác giả, Ngôn ngữ, văn hóa & xã hội: Một cách tiếp cận liên ngành, Nxb Thế
giới 2006.
11) James Robson, Đinh Hồng Hải, Một số quan điểm về nghiên cứu tôn giáo: So sánh
hướng tiếp cận lịch sử và nhân học qua một số biểu tượng Phật giáo, Đề cương bài
giảng tại Viện Dân tộc học và BTDTHVN.

4


12) Thích Đồng Thành, Đinh Hồng Hải, Nghiên cứu biểu tượng từ văn bản đến hiện thực
xã hội: Một góc nhìn đối sánh qua các biểu tượng Phật giáo, đề cương thuyết trình tại
Viện Văn học, Viện KHXHVN.
Tiếng Anh:
1) Raymon Firth, Symbols: Public and private, London, George Allen & Unwin Ltd.
1973.
2) Clifford Geertz, The Interpretation of Cultures, New York: Basic Books, Inc. 1973.
3) Clifford Geertz, Myth, Symbol, and Culture, New York: W.W. Norton and Company,
Inc. 1974.
4) Alfred Gell 1998, Art and Agency: An Anthropological Theory. Oxford University
Press.
5) Dinh Hong Hai, Maitreya Image in Asian Buddhist Fine Arts, Harvard-Yenching

Working papers Series 2009, USA.
6) Dinh Hong Hai, The Role of the Silk Road on the Development of Mahayana Buddhist
Arts, Astha Bharati Magazine, Q2, 2010, India.
7) Levi-Strauss, C., Structural Anthropology, Basic Books 1963.
8) Levi-Strauss, C. , Myth and Meaning, Routledge book 2001.
9) David Schneider, Kemnitzer, and Janet Dolgin, Symbolic Anthropology: A Reader in
the Study of Symbols and Meanings, Columbia University Press 1977.
10) Victor Turner, The Forest of Symbols: Aspects of Ndembu Ritual, Ithaca and London:
Cornell University Press 1967.
11) Victor Turner, Dramas, fields and metaphors: Symbolic action in Human society,
Cornell University Press 1974.
12) Gabor Vargyas, Soldier’s dog-tag in a shamanic headdress: A semiotic guerilla
warfare? International conference in Binh Chau, Vietnam 2007.

5


IV.

Trích đoạn một số học liệu
NHÂN HỌC BIỂU TƯỢNG VÀ NHÂN HỌC THN GIÁC

Nhân học biểu tượng (symbolic anthropology) và nhân học thị giác (visual anthropology)
là những lĩnh vực nghiên cứu đã ra đời trong nền khoa học của thế giới từ cách đây vài
thập niên nhưng vẫn còn là những thuật ngữ khá mới mẻ trong khoa học xã hội ở Việt
Nam. Mặc dù đây là hai lĩnh vực có một số điểm giống nhau nhưng trên thực tế chúng
hoàn toàn độc lập. Vì vậy, các từ điển và bách khoa thư về nhân học đều có các mục từ
dành riêng cho chúng. Để giúp các nhà nghiên cứu và sinh viên đang theo học chuyên
ngành này có thêm tài liệu so sánh, chúng tôi xin trích dịch hai mục từ này trong Bách
khoa thư Nhân học văn hoá (Encyclopedia of Cultural Anthropology) do David Levinson

và Melvin Ember biên tập. Sách do nhà xuất bản Henry Holt & Company ấn hành tại New
York năm 1996.
Đinh Hồng Hải - dịch và giới thiệu
Nhân học biểu tượng1
Trọng tâm của nhân học biểu tượng là việc nghiên cứu ý nghĩa trong đời sống xã hội của
con người – làm cách nào chúng ta tri nhận và diễn giải những gì diễn ra xung quanh mình,
và bằng cách nào, trên nền tảng sự hiểu biết của mình, chúng ta sáng tạo nên những thế
giới thông tin cần chia sẻ, hoặc hệ thống ý nghĩa văn hoá. Như đã đề cập, nhân học biểu
tượng tiếp cận rất nhiều câu hỏi quan tâm đến các biểu tượng và sự biểu tượng hoá – các
sự vật và ý tưởng mà chúng ta lấp đầy các ý nghĩa, sự nhận thức và quá trình giao tiếp với
những gì chúng ta đã làm. Nhân học biểu tượng đặt mối quan tâm chính trong vai trò của
sự thể hiện, ý nghĩa và sự diễn giải và các hình mẫu được phân biệt của sự hiểu biết được
thể hiện thông qua nó kết hợp với một số phân ngành khác, đặc biệt là nhân học nhận thức,
văn hoá dân gian, nhân học tâm lý, và ngôn ngữ xã hội.
Cơ sở lý luận và phạm vi nghiên cứu
Giống như các hướng tiếp cận khác trong nhân học văn hoá, nhân học biểu tượng lấy nền
tảng so sánh liên văn hoá được tiếp nối từ những đánh giá về tính chất phát sinh của hệ
thống tín ngưỡng mô tả đặc điểm xã hội loài người. Hầu hết các nghiên cứu về biểu tượng
đều cho rằng tín ngưỡng, tuy khó hiểu, nhưng khi cân nhắc trong trạng thái biệt lập, trở
nên rõ ràng khi được hiểu như một phần của hệ thống văn hoá về các ý nghĩa. Một tiền đề
khác của nhân học biểu tượng là sự diễn giải các hành động định hướng, và do vậy nó cho
thấy tính ưu việt hơn trong việc tìm hiểu thế giới quan, đóng vai trò chính thống trong việc
giải nghĩa kể cả những hoạt động căn bản mang tính duy vật nhất. Vì lý do đó nhân học
biểu tượng đôi lúc được mô tả như sự định hướng của những người theo chủ nghĩa duy
tâm, ngược lại với các hướng tiếp cận duy vật, như chủ nghĩa Mác.
Trong phạm vi rộng lớn của nó, nhân học biểu tượng có thể tìm hiểu ở nhiều chủ đề khác
nhau. Tôn giáo, nghi lễ và biểu tượng luận là những chủ đề nghiên cứu nổi bật. Và nghệ
thuật biểu lộ truyền thống, chẳng hạn như mỹ thuật, múa, thần thoại và hùng biện là những
chủ đề được ưa thích khác. Những chủ đề này thu hút sự chú ý của các nhà nhân học biểu
tượng bởi vì chúng thường được xem như sự biểu hiện của những tín ngưỡng cao nhất

1

Còn được gọi là Nhân học diễn giải (Interpretive Anthroplogy).

6


trong một nền văn hoá, và chỉ một số trong tất cả quan sát về những ý nghĩa của một nền
văn hoá thông qua thao tác thủ công đối với nguyên liệu hoặc lời mô tả về các biểu tượng.
Tuy nhiên, các nhà nhân học biểu tượng cũng khám phá các chủ đề ít chứng cứ hơn trong
nội dung của họ, như thân tộc, sinh thái văn hoá, hệ thống chính trị, và tranh luận rằng đó
là những các chiều kích biểu tượng đối với tất cả các hình mẫu tổ chức xã hội và tìm cách
làm sáng tỏ không chỉ là những biểu hiện văn hoá bí Nn và tinh vi nhất mà còn là những
thứ trần tục được ban ra. Một số nghiên cứu cơ bản, chẳng hạn như của Victor Turner
(1967) và Sherry Ortner (1978), đã xem xét tầm quan trọng của những gì mà Ortner gọi là
“biểu tượng trọng tâm” liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm cả bí Nn
và trần tục. Những công trình như vậy, đưa ra một hệ thống biểu tượng, chẳng hạn như tôn
giáo, về cơ bản, được quan tâm nhiều hơn bằng việc chỉ ra lĩnh vực văn hoá này khác với
những lĩnh vực khác như thế nào, và đạt được sự gắn kết chung, qua việc xây dựng biểu
tượng của một vài ý tưởng trung tâm.
Những tiền đề và ảnh hưởng
Trong những mối quan tâm của nhân học biểu tượng, người ta có thể quan sát ảnh hưởng
của hai tiền đề chính: Cấu trúc luận và phân tích cấu trúc chức năng. Nhân học cấu trúc,
vốn có sự ảnh hưởng đặc biệt trong những năm 60 của thế kỷ XX, được sử dụng cho ngôn
ngữ và ký hiệu học (nghiên cứu ký hiệu). Một bậc thầy trong lĩnh vực này, nhà nhân học
người Pháp – Claude Levi-Strauss, cho rằng phân loại nhị nguyên (binary clasification) là
một điểm đặc trưng phổ quát của nhận thức con người. Các nghiên cứu mở rộng của ông
đối với thần thoại, nghệ thuật và hệ thống thân tộc đã khám phá ra những hình mẫu văn
hoá khác nhau ở mức độ phức tạp và diện mạo bên ngoài, về bản chất, dựa vào tính đối
ngẫu: tự nhiên/văn hoá, đàng ông/đàn bà, tinh khiết/không tinh khiết,v.v... Hệ thống văn

hoá, dưới góc nhìn này, với những nền tảng tinh vi của nó đã khai hoá thế giới, xã hội hoá
nó, đưa ra sự phân loại tuỳ theo biểu hiện của tự nhiên. Mối quan tâm của các nhà cấu trúc
luận trong các hệ thống văn hoá của ý nghĩa ở những gì họ có thể bộc lộ ra và khi nào thì
phân tích về tiến trình nhận thức phổ quát của con người.
Mặc dù nhân học biểu tượng thường cố gắng thể hiện sự thấu triệt về phương pháp luận và
lý thuyết của cấu trúc luận, nhưng nó lại nhấn mạnh yếu tố khác. Hơn là làm giảm mức độ
phức tạp của các hình mẫu văn hoá trở về những nhân tố phổ biến của chúng, nhân học
biểu tượng lại cho thấy sự phức tạp của các hình mẫu này trên thực tại. Trong khi nhân
học biểu tượng chia sẻ mối quan tâm đối với diện mạo chung trong khả năng biểu tượng
hoá của con người, rút cục mối quan tâm của nó ít dựa vào quá trình nhận thức đặc tính
trừu tượng hơn là dựa vào các tín ngưỡng văn hoá. Hơn là chia tách thần thoại hoặc các
hiện vật văn hoá khác từ bối cảnh ra đời và cách sử dụng, nhân học biểu tượng lại nhấn
mạnh quan điểm của người thể hiện và tập trung vào vai trò của các hiện vật đó trong việc
định hướng sản phNm của đời sống xã hội.
Một hướng tiếp cận khác, ít tạo tiền đề trực tiếp hơn với nhân học biểu tượng, đó là phân
tích cấu trúc chức năng, hình mẫu điển hình của những năm 40 và 50 của thế kỷ XX. Phân
tích cấu trúc chức năng quan niệm về xã hội như là toàn bộ sự hội nhập theo chức năng,
với các phần lý tưởng thừa nhận nhau để tồn tại ở một thể cân bằng. Quá trình phân tích
này bao gồm hai bước - dẫn chứng tài liệu từ việc thực hiện chức năng của các lĩnh vực
riêng biệt, chẳng hạn như thân tộc, kinh tế, chính trị, tôn giáo và giải thích về sự hội nhập
chức năng của chúng, làm cách nào chúng tương tác lẫn nhau và tăng cường cho một cái
khác. Do vậy, xin được lấy ví dụ, một hệ thống thân tộc đặc thù sẽ tìm ra cách thức thay
thế cho các mối quan hệ trao đổi kinh tế trong số các mối quan hệ được xem như họ hàng,

7


trong khi đó, thần thoại thể hiện và tăng cường thông qua nghi lễ, điều đó có thể được hiểu
như là để đưa ra một tuyên bố về việc thiết lập sự hoà hợp xã hội. Chiều hướng biểu tượng
của các hệ thống xã hội đã không được chú ý trong cách tiếp cận này. Một quan hệ tốt đã

gây được sự chú ý dành cho vai trò của thần thoại, nghi lễ, ma thuật, và tôn giáo tín
ngưỡng như một loại keo gắn kết xã hội, tạo sự kiềm tỏa hiện trạng và do đó có chức năng
hỗ trợ sắp xếp xã hội hiện tại.
Nhân học biểu tượng tiếp quản từ cấu trúc chức năng luận một tiền đề cho rằng các hệ
thống văn hoá xã hội phô bày một sự cố kết toàn bộ và một sự quan tâm đối với những
ảnh hưởng của thực tại xã hội về hệ thống tín ngưỡng, đặc biệt là trong những hướng xây
dựng biểu tượng trên các cơ sở lý luận văn hoá có thể tạo ra sự kiềm toả cảm xúc trong xã
hội. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển của nó, nhân học biểu tượng đã cho phép nhiều
mối quan hệ thay đổi của các cá nhân đối với xã hội và ít nhấn mạnh đến vai trò của chức
năng. Đặc biệt trong những công bố gần đây nhất, nhân học biểu tượng coi nhẹ sức tác
động của truyền thống và tăng cường trung gian con người, điều đó cho phép các lập
trường phức tạp hơn như khôi hài và hoài nghi (Lavie, 1993).
Nhân học biểu tượng từ thập niên 90
Nhân học biểu tượng đã thống trị nhân học văn hoá trong khoảng hai thập kỷ 70 và 80 của
thế kỷ XX. Sự gia tăng tính phức tạp trong ý nghĩ về chiều kích biểu tượng của văn hoá có
nghĩa là những câu hỏi đối với nó lúc đầu vẫn còn phải theo đuổi, và do đó nó có thể ít
được cân nhắc như một phân ngành chuyên biệt hơn là một diện mạo chung của nhân học
văn hoá. Nhân học diễn giải theo truyền thống của Geertz, và một hướng ít phát triển hơn
về nhân học trải nghiệm được phát triển bởi Turner, có thể chứng minh được nó là những
hậu duệ trực hệ. Như những nghiên cứu về đa nguyên luận văn hoá và sự tăng cường hoán
đổi tự nhiên của các hiện tượng văn hoá được kết hợp với sự hồi sinh trong phân tích lịch
sử, những câu hỏi trọng tâm của nhân học biểu tượng đã duy trì sự thích hợp của nó.
Trong một thế giới được đánh dấu bởi sự hoán đổi và chuyển đổi nó trở thành tất cả những
gì có liên quan đến câu hỏi cấp thiết rằng chúng ta đã mạo nhận thế giới ý nghĩa bằng
những kinh nghiêm khác nhau như thế nào.
Mary Des Chene
Nhân học thị giác2
Nhân học thị giác là sự tiếp nối hợp lý từ niềm tin rằng văn hoá được thể hiện thông qua
các biểu tượng cụ thể được gắn với các cử chỉ, nghi thức, nghi lễ và những gì được tạo tác
tồn tại trong môi trường được tạo dựng và tự nhiên. Văn hoá được xem như sự thể hiện

bản thân nó trong vai diễn với nguyên mẫu có liên quan đến đội ngũ nam nữ diễn viên,
trang phục, đạo cụ và sự xếp đặt. Bản thân văn hoá đã là sự tổng hợp của một kịch bản mà
người ta tham dự vào. Nếu người ta có thể nhìn thấy văn hoá, thì nhà nghiên cứu cũng có
thể sử dụng các công nghệ nghe nhìn để ghi lại như một loại dữ liệu theo sự phân tích và
trình bày của họ. Xét về phương diện lịch sử, mặc dù nguồn gốc của nhân học thị giác đã
được tìm ra trong giả định thực chứng như một thực thể nhìn thấy được, hầu hết các nhà lý
thuyết văn hoá đương đại đều nhấn mạnh đến tính chất xã hội trong bản chất xây dựng của
thực tại văn hoá và bản chất dự báo trong sự hiểu biết của chúng ta trong mọi nền văn hoá.

2

Còn được gọi là Nhân học hình ảnh.

8


Có một mối quan hệ đương nhiên giữa giả định rằng văn hoá là quan sát khách quan và
niềm tin phổ biến vào sự trung lập, minh bạch và khách quan của công nghệ nghe nhìn. Từ
một quan điểm thực chứng, thực tại có thể chụp trên phim ảnh mà tránh được những sự
hạn chế của ý thức con người về Hình ảnh, được cung cấp một bằng chứng không thể chối
cãi và nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao. Với những giả định đó, nó hợp lý tới mức chỉ với
các công nghệ sẵn có, các nhà nhân học đều có thể cố gắng để đạt được với chiếc máy ảnh
về loại dữ liệu về đối tượng nghiên cứu khách quan có thể lưu lại trong các kho lưu trữ
dành cho các thế hệ tương lai (Edwards 1992).
Các tư tưởng đương đại thiên về lý thuyết giả định hơn là lý thuyết thực chứng về bản chất
của tri thức văn hoá và về những gì phim ảnh có thể ghi lại. Trong một thế giới hậu thực
chứng và hậu hiện đại, máy ảnh bị chế ngự bởi văn hoá của người đứng sau nó; điều đó có
nghĩa là, phim ảnh luôn quan tâm đến hai thứ - văn hoá của những người được làm phim
và văn hoá của những người làm phim. Kết quả của việc xem các hình ảnh đại diện cho
một hệ tư tưởng, nó được gợi ý rằng các nhà nhân học sử dụng công nghệ theo một thói

quen của bản thân, nó khiến người xem xa lánh vì những giả định sai về thực tế của những
hình ảnh họ nhìn thấy, và rằng các nhà dân tộc học thị giác tìm mọi cách để chia sẻ quyền
hạn của họ với những người mà họ nghiên cứu.
Về khái niệm, nhân học thị giác bao trùm lên tất cả các khía cạnh của văn hoá từ những
giao tiếp vô thanh, môi trường hình thành, nghi lễ và trình diễn nghi thức, khiêu vũ và
nghệ thuật đối với văn hoá vật thể (ở đây không bao gồm việc thảo luận về các nghiên cứu
khác nhau có sử dụng công nghệ nghe nhìn trong nhân thể học và khảo cổ học). Mặc dù
một số nhà nhân học thị giác thực hiện công việc này trong mọi lĩnh vực, nhưng lĩnh vực
này thiếu đi một truyền thống về một lý thuyết bao hàm phổ biến - một ngành nhân học về
thị giác hoặc giao tiếp bằng hình tượng (Worth 1981).
Do bản chất không gắn kết của lý thuyết đương đại, dường như khó có thể có một lý
thuyết tổng quát được chấp nhận ở mức độ phổ biến. Lĩnh vực này sẽ phải chấp nhận một
khái niệm rộng lớn, nhưng trong thực tế nhân học thị giác nắm ưu thế chủ yếu bởi những
quan tâm đến truyền thông thị giác như một loại hình truyền tải tri thức nhân học, đó là,
phim ảnh dân tộc học, và thứ nữa là các nghiên cứu văn hoá thông qua sự biểu hiện của
hình ảnh.
Nhân học thị giác chưa từng được tích hợp hoàn toàn vào dòng chảy chính của nhân học.
Nó bị đơn giản hoá bởi một số nhà nhân học như một sự hỗ trợ về nghe nhìn để phục vụ
giảng dạy. Sự thiết lập nền tảng nhân học chưa xác nhận tính chất trung tâm của các
phương tiện thông tin đại chúng trong việc hình thành bản sắc văn hoá trong nửa cuối thế
kỷ XX. Do vậy, các nhà nhân học thị giác đôi khi cảm thấy họ có mối liên quan đến việc
nghiên cứu và suy nghĩ của các nhả sản xuất hình ảnh chuyên nghiệp và các học giả từ các
chuyên ngành khác như xã hội học thị giác, nghiên cứu văn hoá, lý luận điện ảnh, lịch sử
điện ảnh, múa và nghệ thuật trình diễn, lý luận kiến trúc – hơn là công việc của những nhà
nhân học văn hoá.
Jay Ruby

9



CÁC QUAN ĐIỂM NHÂN HỌC
VỂ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG∗
(Bài đã đăng trên Tạp chí văn hoádân gian số 5, năm 2011)
Raymond Firth
Đinh Hồng Hải dịch
Lời dẫn: Ý nghĩa của các biểu tượng luôn là một đối tượng nghiên cứu hấp dẫn các nhà
khoa học. Nhưng những tranh cãi đôi khi không có hồi kết về ý nghĩa của chúng đã khiến
cho một ngành khoa học độc lập nghiên cứu về biểu tượng dường như chưa thể phát triển.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu các biểu tượng bằng sự kết hợp liên ngành: ngôn ngữ học, kí
hiệu học, nhân học... đã cho thấy những kết quả khả quan. Nhân học biểu tượng là một
trong những hướng nghiên cứu ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX “liên kết và giải
thích về các sự kiện thông qua biểu tượng luận với các cấu trúc xã hội và các sự kiện xã
hội trong những điều kiện cụ thể”(Raymond Firth). Trên thực tế, nhân học biểu tượng đã
kế thừa những nền tảng lý thuyết về kí hiệu học của Ferdinand de Sausure, xã hội học của
Emile Durkheim, nhân học cấu trúc của Claude Levi-Strauss,.... Nó tiếp tục được hoàn
thiện bởi nhiều nhà nhân học khác như Raymon Firth, Mary Douglass, Victor Turner,
Cliford Geertz, David Schneider,... Dưới đây là bản dịch một phần Chương 1 trong cuốn
Biểu tượng - Chung và riêng (Symbols: Publish and private) của Raymond Firth, trong
tập hợp sách: Biểu tượng, thần thoại và nghi lễ (Symbol, myth, and ritual) do Victor
Turner tuyển chọn. Ở đây có những kiến thức căn bản đối với sinh viên, giảng viên và
những người đang tìm kiếm tài liệu“nhập môn nhân học biểu tượng.” Hy vọng trong
tương lai, những tài liệu này sẽ được chuyển ngữ sang tiếng Việt để tập hợp thành một bộ
tài liệu cơ bản phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.
Đinh Hồng Hải
Biểu tượng hóa là một hiện tượng phổ biến trong tiến trình phát triển của loài
người. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần hiểu nhiều hơn nữa về nó, đặc biệt nhìn nhận nó theo
khía cạnh so sánh trong các xã hội khác nhau, các tầng lớp khác nhau, các tôn giáo khác
nhau. Thâm nhập vào trong giao tiếp, nó được xem là căn cứ cho việc sử dụng ngôn ngữ,
biểu tượng hóa là một phần của cuộc sống chứa đầy trong đó các mối quan hệ xã hội. Văn
học phương Tây đã đóng góp một phần thông qua những tài liệu tham khảo, chúng gợi

cho chúng ta những câu hỏi về sự tồn tại và nhận dạng các giới hạn của biểu tượng. Trong
một bài luận về một nhà thơ, Emerson đã viết về tính phổ biến của ngôn ngữ biểu tượng:
“những gì được thừa nhận sử dụng như những biểu tượng là bởi vì chúng vốn đã là một
biểu tượng” (kể cả văn hóa) - “chúng ta là những biểu tượng và sống trong thế giới của
những biểu tượng”. Trong Sartor Resartus Carlyle tin rằng trong một biểu tượng luôn có
cả sự che giấu và sự bộc lộ. Các bản ghi chép của phương đông cũng đưa ra những quan
điểm tương tự như vậy. Có cái gì bày tỏ trong đó khiến chúng ta bị hấp dẫn? Nó là thực
hay chỉ là ảo tưởng cá nhân của con người? Và nếu ở đó không có những câu hỏi để các
nhà nhân học trả lời, liệu chúng ta có thể đưa ra chí ít là những bình luận có ý nghĩa dựa
trên những cấu trúc diễn giải, các điều kiện bày tỏ của họ, và các ảnh hưởng xã hội của họ?
Trong các nhóm tri thức, tính biểu tượng trong văn học, nghệ thuật và tôn giáo là
một chủ đề xuyên suốt các nghiên cứu; các nhà triết học và nhà ngôn ngữ học đã có những
nghiên cứu kỹ lưỡng về khái niệm biểu tượng trong những bản tóm tắt đầy ý nghĩa. Tôi sẽ
chỉ ra sau đây tại sao tôi lại suy nghĩ và luận bàn về mối quan tâm của các nhà nhân học.
Nhưng các nhà nhân học cũng liên quan tới vài hướng mà ở đó thông thường con người
Bài này trích trong cuốn: Symbols: Public and Private của Raymond Firth, do nhà xuất bản Đại học
Cornell ấn hành năm 1973. Đinh Hồng Hải dịch, với sự cộng tác của Chu Tú Lệ.


10


nghĩ về các biểu tượng, cư xử bằng các biểu tượng trong cuộc sống thường ngày của họ
như các thành viên trong một xã hội, và thể hiện một cách có ý thức những gì họ tạo ra các
ý nghĩa biểu tượng.
Bản chất của tính biểu tượng nằm trong nhận thức về một cái gì đó thay thế hoặc
diễn giải cho một cái khác, mối quan hệ giữa chúng thường là từ cụ thể tới trừu tượng, từ
cái đặc thù tới cái chung. Mối quan hệ này cho thấy bản thân biểu tượng đã bộc lộ khả
năng cho và nhận mặt khác lưu giữ cho những đối tượng mà nó đã đề cập đến - và những
ảnh hưởng đó thông thường mang tính cảm xúc cao hơn.

NHẬN THỨC PHỔ BIẾN VỀ CÁC BIỂU TƯỢNG
Ngày nay, những gì nổi bật trong bối cảnh xã hội đương thời, được lưu hành rộng
rãi theo quan điểm về tính tượng trưng, và công khai, thường đươc sử dụng như một biểu
tượng để mô tả về những đồ vật, những con người, những hành động, những mối quan hệ
về các mối quan tâm của công chúng∗. Đặc biệt trong một vài năm gần đây, các phương
tiện thông tin đại chúng đã đưa ra nhiều ví dụ. Tôi xin nhặt ngẫu nhiên ở đây một vài trong
số đó.
Nhiều quốc gia sử dụng những sản phNm của riêng họ để làm vật biểu tượng. Vì
vậy, có thể thấy rằng trong những năm đầu của thế kỷ này, than bùn, khoai tây và vồ đập
đá của các mục sư trong giáo phận có nghĩa là Ai-len, và rằng chúng “vẫn là những biểu
tượng có giá trị”. Nhưng một vài sản phNm quốc gia đã trở thành biểu tượng của một số tổ
chức quốc tế bởi vì nét đặc biệt của sản phNm đó. Ví dụ một loài động vật của Trung Quốc,
gấu trúc khổng lồ quý hiếm (panda), đã được lấy làm biểu tượng của Quỹ động vật hoang
dã thế giới, và hình ảnh của nó đã được chạm nổi trên thẻ bảo đảm của những người buôn
bán lông thú cam kết không sử dụng da của những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Trong lĩnh
vực chính trị-xã hội, quân đội quốc gia lập căn cứ quân sự ở nước ngoài, luôn được xem là
“một biểu tượng của sự lãnh đạo thế giới.” Các cuộc gặp gỡ của lãnh đạo các quốc gia
được cho là sẽ trở nên có chất lượng vượt trội nhân một dịp đặc biệt nào đó. Quan điểm cá
nhân của Tổng thống Pháp và thủ tướng Anh có thể trao đổi về Thị trường chung châu Âu,
được cho là để đáp ứng tương lai của lịch sử châu Âu như là “điểm rẽ mang tính biểu
tượng” trong thế kỷ XX. Hành trình của Tổng thống Nixon tới Alaska để chào đón Thiên
hoàng Nhật Bản - đi 4000 dặm cho một cuộc nói chuyện chỉ kéo dài 50 phút - cuối năm
1971 được xem như “một hành động biểu tượng mang tính cốt lõi”, cuộc gặp này được hy
vọng có thể giảm nhẹ sự căng thẳng trong mối quan hệ Nhật-Mỹ; cuộc gặp đóng góp “tầm
quan trọng mang tính biểu tượng to lớn.” Chuyến thăm của tổng thống tới Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa được một phần tư người dân Mỹ quan tâm chú ý như “một động thái ngoại
giao biểu tượng”- ở đó thực tế chuyến đi của tổng thổng tới Bắc Kinh sẽ đóng góp tầm
quan trọng về ngoại giao hơn bất kỳ một sự đồng thuận nào, chuyến đi có thể đạt được khi
tổng thống tới đó. Nhưng từ khi chuyến đi “mang tầm quan trọng có tính biểu tượng,”
được nhận ra rằng nó có thể biểu tượng hóa cho những thứ khác ở các thủ đô châu Á, và

nó được diễn giải cả ở Tokyo và Bắc Kinh.
Trong cuộc đối thoại giữa Bắc Kinh và Washington một cuộc bóng bàn “được tạo
ra như một biểu tượng” cho những trao đổi “của nhân dân hai nước.” Sẽ có một sự vô tư
nếu hành động hiềm thù của những lính trẻ người Do Thái giải thoát những con ếch và con
chuột trong các trung tâm thương mại Xô Viết ở New York trong suốt tuần lễ Passover
(một nghi lễ của người Do Thái -ND) như là một phần nỗ lực giành được tự do cho những
người Do Thái ở Liên bang Xô Viết rời đến Isarel được miêu tả như một sự quấy nhiễu

Vấn đề này cũng được đề cập đến trong lĩnh vực thương mại như một nhãn hiệu, ví dụ hãng bánh qui
London (được cho là một nhà cung cấp có uy tín thông qua việc họ được bổ nhiệm như một thành viên của
Gia đình Hoàng tộc) từ đó hãng này được gọi là Hãng bánh quy Biểu tượng, với nhãn hiêụ cái đầu voi.

11


của các “tai họa biểu tượng”. (Điều này được cho là tương ứng với sự tính toán trong kinh
thánh về những nỗ lực của Chúa để giải phóng cho những người Do Thái bởi những người
Ai Cập). Và theo lời kể trong Psalm 83, trong tang lễ của một người Do Thái hy sinh trong
chiến tranh được mô tả như “một ý nghĩa biểu tượng có liên quan tới sự đàn áp văn hóa
của người Do Thái và quyền lợi tinh thần ở Liên bang Xô Viết”. Ở một phương diện khác,
khi Thống đốc bang Illinois ngồi trong văn phòng của ông ta lúc nửa đêm cùng với các sỹ
quan phụ tá để thách thức một quả bom đe dọa, ông ta giải thích rằng đó là “một hành
động biểu tượng - chúng ta đang cố gắng nói một vài điều gì đó tới một số người những kẻ
kêu gọi và đang cố gắng hăm dọa chính quyền.”
Giới trí thức có thể dễ dàng đồng ý với tổng thống Columbia rằng trường đại học
là “biểu tượng và là đại diện của một xã hội rộng lớn hơn” và như vậy nó nên được phê
bình công khai, rằng “những công kích điển hình không văn minh” không làm cho nó bị
sụp đổ mà còn là sự cải tổ. Một ghi chú mỉa mai hơn đã lộ ra trong sự mô tả về thư viện
khổng lồ Lyndon Baines Johnson ở Đại học Texas. “Kiến trúc cũng như nghệ thuật và
biểu tượng là một trong những trò chơi cổ nhất của nền văn minh” và kiến trúc của công

trình kỷ niệm vĩ đại này đã “tạo ra một sự thể hiện tuyệt vời những thành tựu của chính họ
tạo nên hiệu quả đáng kinh ngạc về biểu tượng và mỹ học”. Trong các hoạt động phát triển
của xã hội loài người nhát thọc mạnh của một chiếc xẻng vào lòng trái đất “trong một nghi
lễ biểu tượng” bởi một người Anh-điêng trong trang phục áo khoác bằng da hoẵng và đội
trên đầu chiếc mũ gắn lông vũ đại bàng đã đánh dấu sự bắt đầu của một mô hình kiếm tiền
mới của thổ dân - từ những trung tâm hội nghị khách sạn, cùng với mặt đất hiện tại bị đe
doạ san phẳng bởi những chiếc máy ủi. Trái lại, khách sạn cổ kính đồ sộ Mississipi Gulf
Coast đã bị phá hủy để làm đường cho một cửa hàng và trung tâm mua sắm được mô tả
như “một biểu tượng của ngày mới”. Khái niệm hóa về biến đổi xã hội đã đưa đến một
hình mẫu quan niệm rằng người dân chống lại sự hợp pháp hóa cây thuốc lá được xem
như “như một thanh chắn biểu tượng với sự huỷ hoại văn hóa” bởi những áp lực khó tránh.
Một hình mẫu khác là khi các nhà đấu tranh bình quyền ở Mỹ tranh luận về việc yêu cầu
một người phụ nữ chỉ rõ vị thế hôn nhân của cô ấy bằng tiền tố Miss hoặc Mrs, điều đó là
thể hiện sự phân biệt và rằng nó nên được thay thế bằng Ms - “Ms thực sự chỉ là một biểu
tượng - một kí hiệu - nhưng nó quan trọng đối với nhiều phụ nữ.”
Một loạt những đồ vật và hành động đã được viện dẫn như những biểu tượng - từ
bóng bàn tới gấu trúc, từ thọc xẻng vào trái đất tới sự ngăn cấm cây thuốc lá - cho thấy
rằng bản thân chúng không mang ý nghĩa căn bản và rằng chìa khóa để hiểu các giá trị
biểu tượng của chúng nằm trong bối cảnh mà ở đó chúng được quy kết hoặc là một phần
trong đó. Đó không phải là bản chất tự nhiên đặc thù của chúng mà là những mối quan hệ
của chúng để đánh giá sự lựa chọn như là những biểu tượng. Đồng thời, người ta không
thể phủ nhận hoàn toàn đặc điểm của một vật thể được sử dụng như một biểu tượng (ví dụ
như tóc, máu), vì một vài loại đồ vật có xu hướng đại diện cho một số mối quan hệ đương
nhiên được đưa ra trong các tình huống.
Đây có lẽ là một trường hợp khá đặc biệt khi một vật được đề cập đến như đang sở
hữu một ít quyền tự trị, một ít tự do trong hành động bản thân, và vì vậy được công nhận
rằng với những giá trị tự thân được cho là phù hợp với hoàn cảnh. Vì vậy, nó là một phần
của thành ngữ phổ biến hiện đại rằng con người có thể dễ dàng trở thành những biểu
tượng. Một mục sư được cho là có “một vai trò biểu tượng như là một ‘dấu hiệu’ của nhà
thờ”. Một giáo sĩ cống hiến có một lương tâm vì xã hội - chẳng hạn như như cuộc tranh

luận về vị tổng giám mục người Braxin Dom Helder - được những người bạn và những
người ngưỡng mộ ông ta mô tả như một vị thánh, hoặc “chí ít cũng là một nhân vật biểu
tượng” người có những lời tuyên bố dũng cảm ở trong và ngoài nước để kêu gọi chú ý tới
những người có hoàn cảnh khốn khổ ở đất nước của ông ta. Cardinal Mindszenty của
Hungary người có 15 năm Nn dật trong sự phản đối chống lại chính quyền được xem như

12


là “một biểu tượng về sự kháng cự cứng rắn của thời đại chiến tranh lạnh”. Mô tả về các
thủ lĩnh chính trị giống như các biểu tượng cũng rất phổ biến. P.C.Lloyd đã chỉ ra trong tài
liệu tham khảo về các xã hội châu Phi mà ở đó những biểu tượng hiện đại về sự thống nhất
quốc gia có xu hướng là những cá nhân hơn là những khách thể hoặc tư tưởng (1967, 316).
Một trong những người theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, người bác bỏ kịch liệt bất
kỳ ý tưởng nào về sự hòa giải với những người theo chủ nghĩa cộng sản, được “biểu tượng
hóa” Tưởng Giới Thạch; Lon Nol của Campuchia được mô tả như “một biểu tượng về một
thủ tướng hoàn toàn trong sạch” sau một tai hoạ gần như không thể tránh khỏi làm ông ta
chết đứng; Sheikh Mujihurb Rahman, thuộc Đông Pakistan (nay là Bangladesh), là “một
biểu tượng kháng cự của người Bengal.” Nhưng hiện tượng tương tự đã công nhận sự đi
xuống trong nấc thang chính trị. Ernest Bevin, người lãnh đạo công đoàn Anh quốc, là
“biểu tượng công nghiệp trong bước chuyển của tầng lớp lao động” và khi ông ta trở thành
Bộ trưởng ngoại giao “vai trò của ông ta trong việc thành lập NATO và bác bỏ kế hoạch
Schumann của Hiệp hội Than đá và Thép đã trở thành biểu tượng”. Khi cựu thủ tướng
David Ben-Gurion tham dự hội nghị đảng lao động Israel vào năm 1971, sự có mặt của
ông “được biểu tượng hóa như là sự thiết lập lại quan hệ hữu nghị của ông với giới lãnh
đạo của đảng” sau hơn một thập niên tranh cãi về tư tưởng của đảng này. Charles Ever, thị
trưởng người da đen của Fayette, Mississipi, với những người bạn của ông “không phải là
một người bình thường hoặc là một thị trưởng tép riu mà là một biểu tượng quý giá - một
anh hùng về sự phục hưng chính trị của những người da đen ở miền Nam”. Adam Clayton
Powell, “người da đen” đầu tiên đến từ khu vực miền đông tới làm việc trong Quốc hội

Mỹ, trong một thời gian dài “là một biểu tượng thành công của người da đen”. Tiến sĩ Eric
William, Thủ tướng đầu tiên của Trinidad-tobago thăng tiến trong ngọn lửa đấu tranh của
những người da đen địa phương, “từng là biểu tượng của những người da đen” khi đấu
tranh chống lại chủ nghĩa thực dân Anh. Và trong lĩnh vực kinh tế, một nhà tư bản công
nghiệp Scotland, người đã quan tâm tới việc mua xưởng đóng tàu đang bị phá sản
Clydebank, “đã nổi lên từ chỗ không có tên tuổi gì trở thành biểu tượng hy vọng cho hàng
nghìn công nhân đóng tàu ở Clydeside”.
Một ví dụ tiêu biểu về sự hợp nhất rõ ràng của khái niệm biểu tượng trong mối
quan hệ của một người với một thực thể trừu tượng đó chính là Thiên hoàng Hirohito của
Nhật Bản. Trước khi xảy ra thất bại của Nhật Bản ở cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai,
Thiên hoàng thường được xem như một vị thánh thiêng liêng, người nối dõi trực tiếp của
Nữ thần Mặt trời. Được phong thần và được tôn kính công khai trong nhiều năm liền,
trong lời công bố của Thiên hoàng vào tháng 1 năm 1946 ông đã không thừa nhận quan
niệm thần thánh của mình “được dựa trên ý tưởng hư cấu cho rằng Thiên hoàng hiển nhiên
là một vị thần”- và đã trở thành “Biểu tượng quốc gia và sự thống nhất của nhân dân.”
Bằng hành động này, Thiên hoàng đã biến chính bản thân ông từ huyền thoại thành thế tục,
từ một vị thần trở thành một con người bình thường. Trong vai trò của mình khi là một
biểu tượng quốc gia, sự xuất hiện của ông sẽ dễ dàng được phần đông những người Nhật
chấp nhận, và ông ta dường như có thể thi hành được phần lớn các chính sách khi có được
sự ảnh hưởng khôn khéo lên các quyết định chính trị được đưa ra bởi chính phủ. Một con
người trong vai trò một biểu tượng chính trị có thể có những chức năng cả tích cực lẫn bị
động∗.
Những quan điểm phổ biến hiện nay về luật pháp và đạo đức cũng rất phong phú
trong việc thừa nhận con người như là các biểu tượng. Có thể nói rằng những công dân
Mỹ không chịu ảnh hưởng nền tảng quân chủ hay được thiết lập bởi nhà thờ, Tòa án Tối

Lưu ý rằng một vài nghiên cứu gần đây đã được đưa ra để xác định lại vị trí của Thiên hoàng, đưa ông lên
vị trí nguyên thủ quốc gia, theo đúng nghi thức ngoại giao và niềm kiêu hãnh của quốc gia Nhật (Cf, New
York Times, 21/9/1971, 26/9/1971, 31/10/1971)


13


cao đã biểu tượng hóa bộ máy tư pháp, và tiến gần tới mức độ của một thể chế bất khả
xâm phạm. Người ta cũng cho rằng J.Edgar Hoover, lãnh đạo Cục điều tra Liên bang (FBI)
trong một thời gian dài, đã trở thành “biểu tượng của sự đấu tranh chống lại cái ác.” Ở một
thời điểm khác, cựu lãnh đạo Black Panther đã bị buộc tội tấn công cảnh sát và bị cầm tù
với khoản bảo lãnh rất cao nắm giữ bởi những thành viên trong cộng đồng địa phương của
ông, đã trở thành “một nạn nhân biểu tượng về sự tù tội quá đáng” tương tự như một sự
giam giữ có tính phòng ngừa. Cũng giống như vậy, một Nhân viên quân lực bị kết án tù vì
tội sát hại một tù nhân địa phương trong cuộc tàn sát Mỹ Lai và trường hợp này được
nhiều người xem như là “một biểu tượng cho tất cả những sai trái trong cuộc chiến tranh
tại Việt Nam.” Trong một xung đột phổ biến qua những gì khác nhau được đề cập như
một sự ép buộc hoặc giá trị của những quy tắc đã được thiết lập, trưởng nhóm nhạc Rock
Rolling Stones, Mick Jagger, đến với nhiều người như “để biểu tượng hóa và tiêu biểu cho
toàn bộ các thế hệ nổi loạn nói chung với việc hướng tới thuốc phiện, tự do đạo đức”. Và
một hình mẫu gần đây về khả năng lực chọn một ứng viên người da đen vào chức phó
tổng thổng của Mỹ, cuộc bầu cử năm 1972 đã để lại dấu ấn mạnh mẽ về giá trị đạo đức
của hành động mang tính biểu tượng. Người ta tranh luận rằng ứng viên người da đen vào
chức phó tổng thống sẽ có “một tác động ghê gớm mang tính biểu tượng đối với mối quan
hệ sắc tộc ở Mỹ.” Con người không chỉ sống với biểu tượng, nhưng con người còn sắp đặt
và bộc lộ bản chất thông qua chính những biểu tượng của anh ta, và thậm chí cấu trúc lại
nó. Một người da đen ôn hòa chạy đua vào chức phó tổng thống sẽ “là một biểu tượng vô
cùng mạnh mẽ về khả năng đạt được sự công bằng về mặt sắc tộc và sự hòa hợp trong xã
hội Mỹ.” Biểu tượng bản thân nó không tạo ra sự công bằng hay sự hòa hợp, nhưng nó có
thể tạo ra một bầu không khí mà ở đó họ trở nên dễ thở hơn. Vì vậy một ứng cử viên phó
tổng thống da đen trong liên danh tranh cử với tên gọi hòa giải và tiến bộ xã hội sẽ giống
như “đào được nguồn nước lành trong hệ thống biểu tượng chính trị Mỹ”.
Rất nhiều những ví dụ như vậy,∗ đã được chọn lọc chỉ từ một vài nguồn báo chí
trong một số giai đoạn nhất định, minh họa phạm vi mở rộng khái niệm biểu tượng đã

thấm nhuần thành suy nghĩ phổ biến. Có rất ít những thắc mắc theo sau như một chuyên
gia luật người Mỹ, Steward Alsop, người phê bình về những khuynh hướng chính trị của
các đảng hiện đại, đã viết về những gì mà ông gọi là “suy nghĩ biểu tượng.” Các thành
viên của một đảng “không phải suy nghĩ về những chính sách sẽ ban hành hoặc tranh cãi
về chúng. Thay vào đó, họ phản ứng với các biểu tượng.” Những người không phản ứng
theo cách này đối với các biểu tượng tương tự sẽ “không thực sự” là các thành viên trong
đảng và vì vậy họ đáng bị đNy xuống địa ngục∗. Trái lại các đảng viên đảng Cộng hòa
trước đây “những người có suy nghĩ biểu tượng” chống đối mạnh mẽ với chính phủ một
khi được sử dụng sức mạnh, hiện nay họ đã được thay thế bởi đảng Dân chủ “những người
có suy nghĩ biểu tượng”…và cứ như vậy (Newsweek, 26/4/1971). Nhận thức xã hội được
đề cập bằng một quan điểm được gợi lại từ một phát biểu kinh điển của Emile Durkhiem:
“Đây chính là một quy luật nổi tiếng mà ở đó những Nn ý gợi lên trong chúng ta bởi một
vài thứ tự động gán cho chính bản thân chúng bằng những biểu tượng tự thân.” (1926,
219). Những gì đáng kể trong những quan điểm phổ biến hiện đại không phải là sự tự do
sử dụng biểu tượng mà là sợ mở rộng cách nhìn nhận việc sử dụng và gọi nó một cách
biểu tượng.
Thêm một sự công khai sử dụng khái niệm biểu tượng không cần thiết chuyển tải
một cách rõ rệt loại quan hệ được xem xét giữa vật biểu tượng và những gì mà nó muốn
đại diện. Ý tưởng về biểu tượng tình dục dường như có thể minh họa đủ rõ ràng cho vấn
Các trích dẫn đề cập đến Ernest Bevin lấy từ Roy Jenkins, The Times, 9/6/1971; Những gì quan tâm đến
Thư viện Johnson là từ Ada Louise Huxtable, New York Times, 23/5/1971.v.v...

Nguyên văn: Cast into outer darkness – thành ngữ tiếng Anh - ND.


14


đề trên. Nhưng khi một diễn viên điện ảnh hoặc ca sĩ được ví như một biểu tượng tình dục,
điều này vốn thường xuyên xảy ra, thì nó có ý nghĩa gì? Một hình ảnh thu nhỏ của những

suy nghĩ và ham muốn tình dục, được minh họa một cách sinh động trong một con người
cụ thể và điều này liên tưởng đến khiêu dâm một cách tế nhị - hoặc hiển nhiên - kết hợp
với hình ảnh và động tác? Vâng, nhưng trong mọi chuNn mực: một biểu tượng tình dục chỉ
dành cho một giới nhất định - nam giới cho nữ giới, nữ giới cho nam giới; chỉ với một số
người – còn đa số thờ ơ, ngoại trừ những câu hỏi phức tạp từ những người bác bỏ biểu
tượng luận một cách tức giận. Và ngoại trừ các giá trị về thể chất, có vẻ như nếu một
người thường xuyên được tôn vinh sự hấp dẫn của bản thân một cách mơ hồ cả tinh thần
cũng như thể chất, để cho biểu tượng tình dục không chỉ thể hiện hoặc gợi ra sự tiếp xúc
xác thịt, mà còn ngụ ý thêm về cảm xúc, thậm chí là có phần thanh tao. Có lẽ đó cũng là
một trong những lý do khiến Marilyn Monroe, được phong danh hiệu là một biểu tượng
tình dục vĩ đại nhất trong thời đại của cô ấy, có những lời bình luận rằng biểu tượng về cô
ấy là “những gì được va đụng cùng nhau.” Dưới sự dí dỏm của cô ấy, rất có thể, là những
cách nhìn mơ hồ là thế nào mà có những biểu tượng như vậy. Những phức tạp trong khái
niệm này nằm ở chỗ sự phản đối đàn bà, thể hiện ở sự phân biệt đối xử với những gì phụ
nữ được giáo dục, thông qua hình ảnh những ông chủ với “biểu tượng hội chứng tình dục
thư ký” (Time Magazine, 6 December,1971).
Một biểu tượng đại diện cho một cái gì khác nó - nhưng ở đây có rất nhiều mức độ
ý nghĩa có liên quan. Chuyến thăm của tổng thống Nixon tới Alaska để gặp Thiên hoàng
Nhật Bản được coi như là một hành động mang tính biểu tượng bởi vì nó được coi như
không có sự tìm kiếm mục tiêu cụ thể - không có sự sắp đặt trước, không có câu hỏi nào
cần phải giải quyết, không có hiệp ước nào được ký kết, những điều đòi hỏi sự có mặt của
ông. Động tác thực hiện chuyến đi với khoảng cách dài như vậy có lẽ ngụ ý cho dấu hiệu
về tình hữu nghị đã có hoặc được hy vọng sẽ tồn tại giữa lãnh đạo hai nước. Thực vậy, nó
được bắt đầu với mục đích rõ ràng của tổng thống là để biểu lộ tình cảm mà trong thời
gian qua đang có xu hướng mất dần trong các cuộc thảo luận về quan hệ kinh tế giữa Mỹ
với Nhật, và rằng liên minh bền vững với Nhật có liên quan mạnh mẽ tới chính sách của
Mỹ ở Châu Á. Nó cũng được bắt đầu rằng ông có ý muốn chỉ ra một đối trọng biểu tượng
trong lần đàm phán hữu nghị với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đó là còn chưa kể đến
quan điểm của một tác giả cho rằng trong khi cả hai người đàn ông và hai chính phủ trên
đều “kịp thời nắm bắt được chủ nghĩa biểu tượng cơ hội”, “chủ nghĩa biểu tượng đã thuộc

về quá khứ” (Max Frank, New York Times, 28/9/1971).
Theo cách nhìn nhận này, ở đây có một sự cân nhắc đáng kể giữa các quan chức
của cả hai bên Nn đằng sau vẻ bề ngoài lịch sự, vì vậy nghi thức chào đón mang tính biểu
tượng quốc gia đã không được đưa ra như nó vẫn tồn tại trong ngoại giao giữa các quốc
gia, nhưng chính điều đã bị bỏ qua đó được hy vọng là sẽ quay trở lại. Đây là một hình
ảnh minh họa cho thấy làm thế nào mà một biểu tượng có thể được tách ra từ thực tế hiện
tại và đã thay thế cho một thực tế trong quá khứ hoặc sự ngẫu nhiên trong tương lai. Hoặc
đặt nó trong một cách thức khác, những gì đang được “tuyên bố” thông qua các hành vi
biểu tượng lại nằm trong sự ảnh hưởng của nó: hành động chào đón này không biểu lộ
thực sự những gì các nhà lãnh đạo - hoặc các quan chức và người dân hai bên - đang nghĩ,
nhưng phía đối nghịch của chúng ta đang cảm nhận, hoặc một diện mạo thứ yếu chứ
không phải là một khía cạnh quan trọng. Ý nghĩa của một biểu tượng sau đó có thể là một
hành vi mà, nếu nó vô nghĩa, chí ít sẽ là phản tác dụng đối với các mối quan hệ quốc gia.
Nghĩa rộng của biểu tượng ở đây lại chỉ nằm ở bề ngoài, chứ không phải ở thực tế sâu xa.
Hơn thế, Thiên Hoàng Nhật Bản là một bảo chứng hoàng gia về biểu tượng quốc gia. Vì
vậy “sự dừng chân biểu tượng” của ông dành cho cuộc gặp gỡ có thể được miêu tả như
một hành vi biểu tượng của một người vốn đã là một biểu tượng - một loại biểu tượng của
sức mạnh thứ hai.

15


Quan điểm cho rằng “biểu tượng” chỉ tương tự như những thứ “phi thực tế” được
dẫn ra bởi một ví dụ khác - mặc dù nó cũng đặt ra câu hỏi liệu rằng trong việc sử dụng phổ
biến giới hạn “biểu tượng” thường không dễ bị dùng sai. Như một phần của sự cố gắng để
giúp kiểm soát việc buôn lậu những bức tranh cổ ra khỏi nước Ý, các nhà chức trách thuế
quan Hoa Kỳ năm 1971 cho phép “bắt giữ mang tính biểu tượng” với tên gọi Boston
Raphael, về tính xác thực của nó các chuyên gia giám định vẫn còn mâu thuẫn (Tạp chí
Times, 6/3/1971; New York Times, 11/9/1971). Việc sử dụng thuật ngữ “mang tính biểu
tượng” là gì trong bối cảnh này? Điều gì đã thực sự xảy ra dưới vẻ bề ngoài của việc các

nhà chức trách thuế quan chịu trách nhiệm với những bức tranh và cho phép nó được gỡ ra
từ bức tường của Bảo tàng Mỹ thuật Boston, nơi nó được treo lên để triển lãm cho công
chúng, tới kho của bảo tàng. Ở đó nó vẫn còn dấu hải quan, dựa trên yêu sách cho rằng nó
đã có thể bị buôn lậu trong nước mà không có phép. Ý nghĩa biểu tượng ở đây là gì? Các
nhân viên thuế quan trên thực tế có thể đã không chạm tay lên các bức tranh, và vì vậy
không thực sự “bắt giữ” nó; hành động của họ có thể vì vậy mà đã được mô tả như một sự
bắt giữ n dụ; bằng cách này họ đã giành được quyền kiểm soát bức tranh mà không cần
nắm giữ nó. Được mô tả hợp thức như “biểu tượng” trong những giới hạn thông thường,
nó có thể dẫn đến tranh cãi rằng một hành động của sự chiếm đoạt nên được diễn giải
bằng những cái khác, chứ không phải một hành động khác thể hiện sự bắt giữ. Cụm từ
“bắt giữ mang tính biểu tượng”đương nhiên chỉ là một phát minh của báo chí. Nhưng từ
quan điểm của công chúng khi nhìn nhận về nó có thể cho rằng “bắt giữ” thực sự chỉ là
tượng trưng chứ ở đó không có ý định tóm lấy bức tranh nổi tiếng kia. Hành động này có
thể có ý nghĩa như một sự ngăm cấm của các nhà chức trách thuế quan (hoặc cơ quan
chính quyền nào đó) trong việc phát triển các bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật từ
các tác phNm của nước ngoài bỏ qua những quy định về các loại giấy phép thích hợp – nói
cách khác, là buôn lậu những thứ có giá trị.
Trong một ví dụ khác, tính đa nghĩa của biểu tượng luận được thể hiện rõ rệt hơn
trên nhiều chứng cứ. Khi những cuộc bầu cử dân chủ được đưa ra sau chiến tranh ở một
vài quốc gia có trình độ dân trí thấp, những biểu hiệu bằng tranh ảnh thường được sử dụng
để giới thiệu về các chính đảng khác nhau trong quá trình vận động tranh cử. Năm 1969,
đảng Quốc đại Ấn Độ bị chia tách thành 2 phe đối nghịch, và một cuộc chiến hợp lệ kéo
dài đã diễn ra để quyết định xem phe nào được dùng “biểu tượng cũ của đảng, hình ảnh
hai con bò lồng ách”. Vấn đề này được xem là rất quan trọng vì có rất nhiều cử tri là
những người mù chữ sẽ nhận ra và bầu trước hết cho biểu tượng hơn là cho đảng được đại
diện (Times, 14/1/1971). Và cho đến khi Tòa án Tối cao từ chối không trao biểu tượng hai
con bò bị lồng ách cho phe nào, đảng của bà Gandhi đòi chọn một biểu tượng về hình ảnh
bà mẹ và đứa trẻ - nhưng trong sự kiện quan trọng này họ đã sử dụng hình ảnh con bò và
con bê. Một vài đảng khác để hướng tới cuộc bầu cử đã sử dụng những phương sách
tương tự để gợi tới hoạt động của nông dân - cái liềm và bông lúa; người phụ nữ bên

khung xe sợi; chiếc đèn dầu (Neville Maxwell, New Society, 4/3/1971). Hình hoạ về
những thứ này được mô tả như những biểu tượng của các chính đảng. Tới lúc đó, các bức
vẽ được quy ước hóa như sự tượng trưng của con bò, hạt lúa,v.v... như những tín hiệu của
họ. Có thể nói rằng phác họa của những thiết kế này chính là “những biểu tượng” của
nhiều đảng chính trị khác nhau, chừng như nó có ý nghĩa rằng họ muốn gợi lên suy nghĩ từ
các lãnh đạo đảng, các đảng viên, và toàn thể cử tri bản chất của mỗi đảng chính là thực
thể chính trị của họ, những ý tưởng của họ, và chương trình hành động của họ. Cũng có
thể, sự lựa chọn những biểu tượng “mang tính tự nhiên” giống như những con bò đực, bò
cái và con bê, người mẹ và đứa con, hạt lúa, khung xe sợi, đèn dầu, đều có nghĩa để gợi tới
tầm quan trọng của cử tri mà ở đó có sự kết nối giữa các đảng và sự quan tâm của họ tới
cuộc sống của người dân sẽ được thể hiện.

16


Với ngụ ý đối với cuộc chiến hợp lệ về ách bò kể trên, có thể thấy những giá trị,
bao gồm cả uy tín, đã được đính kèm vào những biểu tượng này. Nhưng những gì mà các
khNu hiệu thực sự biểu tượng hóa đối với các cử tri vẫn còn là cái gì đó rất mờ mịt. Liệu
có phải họ đã kết nối hình ảnh những con bò đực với đảng Quốc đại truyền thống một
cách thường xuyên đến mức người ta sẽ bầu cho những con bò đực với suy nghĩ rằng họ
vẫn đang bầu cho chính đảng đó? Liệu họ có nhận ra rằng hình ảnh những con bò đực
không còn đại diện cho đảng nhưng vẫn bầu cho khNu hiệu dựa trên nền tảng rằng những
người đã sử dụng hình ảnh con bò đực tự động sử dụng các chính sách đã được cử tri
thông qua - rằng chính sách đi cùng với biểu hiệu, chứ không phải với chính đảng mà ở đó
nó có thể thay đổi biểu hiệu? Hoặc có phải những cử tri không băn khoăn về những vấn đề
này, nhưng đơn giản là bầu cho khNu hiệu mà họ ngưỡng mộ hơn là trên những nền chữ
nghĩa - và rằng họ thích hình ảnh từ những con bò đực tới hình ảnh bò cái hay bê, hoặc họ
thích sự bộc lộ tình cảm của khNu hiệu về hình ảnh một người mẹ và đứa con? Cuối cùng
thì điều đó không nằm trong tất cả các câu hỏi trên mà được minh hoạ bởi lời bình luận
của một người phụ nữ mù chữ Kelantan Malay với một nhà nhân học khi được đối chất

với chính đảng địa phương về các biểu tượng của một bó lúa, một chiếc thuyền đánh cá
dưới cánh buồm, một ngôi sao và trăng lưỡi liềm. Cô nói rằng cô sẽ bầu cho hình ảnh bó
lúa bởi vì với cô lúa gạo là liên quan đến phụ nữ trái lại chiếc thuyền đánh cá liên quan
đến công việc của đàn ông, và các thiên thể thì ở rất xa. Vì vậy để miêu tả các khNu hiệu
chính trị như “những biểu tượng” của các chính đảng thì phải phớt lờ đi một sự khác biệt
có thể xảy ra ở trình độ của lời phát biểu - trong tính mộc mạc hồn nhiên hoặc tính thẳng
thắn đối nghịch với tính phức tạp hoặc không thẳng thắn của sự diễn giải. Nói một cách
khác - những sự kết hợp của các khNu hiệu chính trị có thể bị điều chỉnh bởi một số người
thuộc nhóm nông dân hoặc nội trợ, không phải là khNu hiệu chính trị được phổ biến rộng
như ý muốn.
TIẾP CẬN NHÂN HỌC ĐỐI VỚI BIỂU TƯỢNG LUẬN
Tôi đã chỉ ra sự tồn tại ở một phạm vi rất rộng của thực thể mang tính biểu tượng những thứ được gọi là biểu tượng và những ý tưởng về các biểu tượng - trong bối cảnh xã
hội hiện tại tất cả chúng ta đều chuyển động. Tôi cũng đã đưa ra đề nghị rằng các thực thể
có thể thích hợp với bất kỳ một nghiên cứu nhân học biểu tượng thông thường nào bởi vì
những vấn đề để xác định và tưởng tượng về nó vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Vậy đóng góp cụ thể của nhân học trong việc tìm hiểu biểu tượng luận là gì? Một
nhà nhân học có thể làm gì để không giống với những gì mà nhà logic học, nhà siêu hình
học, nhà ngôn ngữ học, nhà tâm lý học, nhà thần học, nhà lịch sử nghệ thuật và những
người khác nữa đã làm? Về bản chất như tôi nhận thấy, cách tiếp cận theo hướng nhân học
mang tính so sánh, quan sát, chức năng luận, trung lập tương đối. Nó liên kết và giải thích
về các sự kiện thông qua biểu tượng luận với các cấu trúc xã hội và các sự kiện xã hội
trong những điều kiện cụ thể. Vượt qua phạm vi rộng lớn của những trường hợp cụ thể,
các nhà nhân học đã quan sát xem những biểu tượng gì được con người sử dụng thực sự,
họ nói gì về những biểu tượng ấy, trong tình huống nào những biểu tượng sẽ bộc lộ ra và
sự phản ứng với chúng. Theo đó, các nhà nhân học được trang bị để giải thích ý nghĩa của
các biểu tượng trong các nền văn hóa mà họ đang nghiên cứu, và để sử dụng những lý giải
như những phương tiện trung gian để hiểu xa hơn về các tiến trình trong đời sống xã hội.
Victor Turner đã chỉ ra ở một trong những nghiên cứu của ông – góp một phần quan trọng
trong những hướng phát triển mới - đó chính là một minh chứng của việc sử dụng nghi lễ
và biểu tượng như một chìa khóa để tìm hiểu cấu trúc xã hội và tiến trình xã hội. Những

người khác đã kiểm tra một cách rõ ràng những hành động mang tính biểu tượng trong các
bối cảnh xã hội của họ để làm rõ cách hiểu về hiện tượng thay đổi chính trị hoặc tôn giáo.
Nhưng tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng ta có liên quan chủ yếu đến một cách tiếp

17


cận nhân học để nghiên cứu về biểu tượng luận chính là sự cố gắng để níu giữ lấy kinh
nghiệm càng nhiều càng tốt dựa trên những vấn đề cơ bản của con người về những gì mà
tôi muốn gọi là sự rời rạc - một khoảng cách giữa sự bày tỏ hời hợt công khai của hành
động và ý nghĩa Nn tàng bên trong của nó. Bề ngoài, một người đang nói hoặc làm gì đó
thì những quan sát và suy luận của ta sẽ nói cho ta biết nó không đơn giản như những gì
đang diễn ra trước mặt - nó Nn chứa đằng sau điều gì đó, có ý nghĩa quan trọng hơn rất
nhiều đối với anh ta.
Tôi sẽ đưa ra một minh họa xuất phát từ kinh nghiệm của tôi ở Thái Bình Dương
cách đây nhiều năm∗. Tôi vẫn nhớ hình ảnh một thủ lĩnh dị giáo Tikopia nhiều lần đứng
trong ngôi đền của ông ta và lau chùi cây cột lễ trung tâm của nó bằng những chiếc lá
thơm được ngâm trong dầu dừa. Bây giờ bạn có thể bôi dầu lên gỗ để bảo quản nó hoặc
bôi lên nó nước đánh bóng, như một kiểu trang trí. Và ở Thái Bình Dương, bạn có thể bôi
dầu lên cơ thể bạn và thấm nó với những chiếc lá, khi bạn muốn trang trí cho cơ thể bạn,
ví dụ khi tham gia vũ hội. Nhưng khi một thủ lĩnh làm việc chà xát những chiếc lá như vậy
anh ta nói rằng: “thân thể của mày đã được tắm trong sức mạnh.” Ngày nay việc lau chùi
xà nhà gỗ với một lượng lớn những chiếc lá đã được ngâm dầu không được xem như là
một hành động tài trí. Nhưng hãy nghĩ rằng cây cột gỗ như một cơ thể thơm ngát mùi dầu
giống như một cách trang điểm cho bà đồng (medium). Không nghĩ quá nhiều về một cơ
thể vật chất, mà là một cơ thể vô hình - không cần thiết phải có hình dạng của một cột trụ,
nhưng trong một bối cảnh khác, một cơ thể theo thuyết hình nhân, của một linh hồn, được
tin là có thể kiểm soát mùa vụ, đánh bắt cá, và sức khỏe của con người. Nghĩ quá về việc
tắm rửa như lau chùi, và lau chùi như một khởi đầu của việc trang trí, và trang trí mang lại
sự dễ chịu cho một ai đó cũng như cho những người khác. Cho nên bạn có thể xem hành

động này tượng trưng cho việc xức dầu lên thân thể của một vị thần với mùi hương thơm
ngát để biểu lộ tình trạng những mối quan hệ và tình cảm của việc thờ cúng - và để dâng
lên thần thánh lòng thành kính nhiều hơn với những lời thỉnh cầu của những người thủ lễ.
Đây dường như là bước đi rất xa của biểu tượng luận. Đó là chưa kể đến việc rửa chân của
chúa Giê-su bởi những môn đồ của ngài; việc xức dầu thánh của Giê-su bởi đức Mary của
Bethany; giá trị biểu tượng đối với những người theo đạo Cơ-đốc của cây thánh giá, với
những gì tương đồng với nó như Cây gỗ, Cây nghi lễ; và cũng nghĩ về khái niệm Bánh
thánh (Chap.12), về Cơ thể Thần thánh của đức chúa Giê-su, về Cơ thể Tôn kính của Đức
mẹ Đồng trinh. Không khó để nhận thấy rằng những gì chúng ta được thấy trong trường
hợp người Tikopia chính là một dạng biểu tượng mặc dù vẻ bề ngoài của nó không giống
như của đạo Cơ-đốc, nhưng có chung các dạng thức căn bản về khái niệm hóa biểu tượng
và hình mẫu. Nhưng sự sắp xếp mang tính biểu tượng được sắp đặt trong một ma trận của
xã hội của thị tộc, thủ lĩnh, các cách thức trang trí thân thể, thậm chí thiết kế kiến trúc đều
cần đến sự nghiên cứu sâu về biểu tượng luận để được hiểu một cách đầy đủ.
Tiếp cận nhân học, với việc áp dụng một cách đầy đủ, sẽ có mục tiêu riêng của nó
để đưa ra một sự mô tả mang tính hệ thống và phân tích một hành động mang tính biểu
tượng bằng phương diện ngôn từ và phi ngôn từ của nó; để phân biệt các thành phần có ý
nghĩa của hành động nói trên từ những gì ngẫu nhiên; để đánh dấu những thói quen hoặc
các yếu tố chuNn mực ngược lại với những gì thuộc về cá nhân và các phong cách riêng;
làm sáng tỏ từ chính người đang thực hiện hành động, những người tham gia và những
người không tham gia với những ý nghĩa mà họ đã gắn kèm với hành động; và để đưa tất
cả những cái đó vào một khung khái niệm chung, và trong một khung cảnh cụ thể với vị
thế và mối quan hệ nhóm của những người liên quan. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi khắt
khe. Nhưng nó lại được thực hiện bởi những nhà nhân học đáng ngưỡng mộ - được đề cập
Chi tiết hơn và được thuật lại trong các hoạt động mang tính lễ nghi của Raymond Firth, 1967a, 209-11,
218-20, 234, 245; 1970a, 117- 19, pl.I


18



đến ở đây như Audrey Richard, Monica Wilson và Victor Turner – tôi sẽ phân tích những
nghiên cứu của họ trong các chương sau. Một vài nhà nhân học khác cũng đã có những
nghiên cứu về sự thay đổi trong thành ngữ biểu tượng - ví dụ như bản thân tôi đã thực hiện
trong nghiên cứu về lĩnh vực tôn giáo của người Tikopia (Firth, 1970a).
Nghiên cứu về biểu tượng luận, đặc biệt biểu tượng luận tôn giáo, là chủ đề thu hút
nhất hiện nay trong nhân học xã hội. Đây là một xu hướng tìm kiếm trong nghiên cứu này
giống như một hướng phát triển hoàn toàn mới, nhưng thực tế như tôi sẽ trình bày cụ thể
trong chương 3, sự quan tâm về mặt nhân học đối với các biểu tượng đã được xem xét từ
hàng trăm năm nay, trước cả thời của McLenan và Tylor. Có thể nhận thấy một thực tế
rằng cho tới tận gần đây lĩnh vực này vẫn rất ít được quan tâm thoả đáng, có hệ thống hoặc
được duy trì liên tục, và mối quan tâm hiện tại có phần phức tạp và tinh vi hơn, với việc sử
dụng phép phân tích và tập trung ở cường độ cao∗. Tôi cho rằng có một vài lý do dẫn đến
sự phát triển chậm trễ này. Thứ nhất, do một hệ quả của quá trình thực hiện mang tính
chuyên nghiệp, các nghiên cứu mang tính hệ thống về biểu tượng luận đã phải chờ cho tới
khi có đánh giá về sự tiến triển được thực hiện những lĩnh vực hợp thức hơn về cấu trúc xã
hội, chẳng hạn như thân tộc hay chính trị. Giờ đây đã có khá nhiều nền tảng được đặt ra
nên chúng ta có thể dựng nên những cấu trúc cao siêu hơn trong việc diễn giải biểu tượng.
Thứ hai, những phát triển về mặt lý thuyết trong giao tiếp và ngữ nghĩa học, về những kí
hiệu và hàm nghĩa của chúng, đã tập trung vào sự diễn giải các yêú tố hành vi mà ở đó ý
nghĩa của kí hiệu dường như luôn trở nên phức tạp và mờ mịt. Thứ ba, sự gia tăng hệ
thống định nghĩa văn hóa trong ý nghĩ và trong quan niệm cũng như quá trình suy nghĩ trở
nên phổ biến hơn, điều đó đã kích thích sự quan tâm đối với các lĩnh vực như biểu tượng
luận, nơi mà mối quan hệ giữa các thành tố dường như ở trên tất cả các loại khái niệm. Tất
cả những thứ đó chỉ là một phần tương đối giản đơn trong chiều sâu học thuật.
Tuy nhiên tôi cho rằng còn có hai lý do quan trọng khác. Nó được lưu giữ trong
tâm lý phổ biến của thời đại chúng ta của thời chúng ta đã bị cuốn hút với những nghiên
cứu chỉ liên quan đến bản thân chúng mà ít đề cập đến khía cạnh hành vi của con người,
điều này có xu hướng loại bỏ hoặc phê phán cách tiếp cận của các nhà thực chứng luận, và
nó đã làm cho các ý tưởng trở nên tối nghĩa, thiếu chắc chắn, huyền bí. Đây có thể là một

phần của sự chống lại hoặc giảm bớt các đòi hỏi cấp bách về sự hợp lý và sự chính xác
trong xã hội công nghiệp, xã hội máy móc thống trị của chúng ta. Một lý do khác mang
tính cá nhân hơn. Một số nhà nhân học (tôi cho rằng nên có cả bản thân tôi ở đây) đã tìm
ra vị trí công việc của họ trong biểu tượng luận như một phương tiện để thNm định và bắt
đầu, có lẽ đang quyết tâm, một vài quan điểm cá nhân của họ về bản chất và những yếu tố
quyết định tới các mối quan hệ xã hội và hoạt động của con người. Ở đây tôi có thể nói
rằng trong khi tôi đang có ấn tượng mạnh mẽ bởi sự kết hợp tuyệt vời của các nghiên cứu
nhân học hiện đại với biểu tượng luận, tôi không thể đưa ra tất cả những viễn cảnh chỉ
bằng một vài luận giải nổi bật trong số đó.
Nó dường như có ý nghĩa hơn đối với tôi, và để làm phù hợp với thế giới ngày nay,
rằng các nhà nhân học nên có gắng làm sáng tỏ ngôn ngữ biểu tượng và hành vi biểu
tượng và liên kết chúng trong phạm vi của các hình mẫu xã hội và các giá trị xã hội. Trong
đó nghiên cứu về các biểu tượng chính trị là rất quan trọng. Nhưng tôi không cho rằng chỉ
những vấn đề này là phù hợp với các mối quan hệ chính trị - trừ phi ai đó hiểu được những
gì thuộc về chính trị, giống như một vài đồng nghiệp của tôi đã làm, giống như sự đòi hỏi
bất cứ loại quan hệ nào giữa con người với con người mà ở đó quyền lực luôn có sự liên

Năm 1956, tại cuộc gặp gỡ ở Philadelphia của Hội nghị Dân tộc học Quốc tế, bản thân tôi đã phát biểu
rằng các nhà nhân học ít quan tâm một cách cụ thể tới biểu tượng luận. Trái lại, Rodney Needham gần đây
đã viết “ngày nay, khi ở đó có một sự nở hoa trong sự quan tâm tới tất cả các dạng thức của biểu tượng luận”
(trong Hocart, 1970, xxix).


19


quan, bất kể trên quy mô nào. Các biểu tượng tôn giáo cũng rất quan trọng, nhưng tôi nhìn
chúng như một cách để đề cập tới những yêu cầu tương tự của thực tế như một chỗ dựa,
được phân loại bởi mức độ quan tâm giành cho chúng, chứ không bởi tính độc nhất của
những chủ thể mà họ đề cập. Cho nên trong khi tôi gộp cả biểu tượng chính trị và biểu

tượng tôn giáo vào trong sự thNm định của chính mình ở cuốn sách này tôi đã lấy ra một
cách thận trọng trong những chất liệu của cuộc sống đơn giản thường ngày - chẳng hạn
như tính biểu tượng trong những cách đội mũ, chào đón và chia tay, trao và nhận quà, hay
vẫy những lá cờ. Tôi cũng rất thận trọng khi cố gắng cân nhắc tới khía cạnh riêng và
chung trong các hành vi biểu tượng và các khái niệm biểu tượng, bởi vì tôi cho rằng mối
quan hệ liên kết giữa chúng thường bị sao lãng, bởi một số nhà nhân học cũng như những
sinh viên của các ngành khác khi nghiên cứu về biểu tượng luận. Tôi nghĩ rằng các mối
quan hệ giữa cái chung và cái riêng, các biểu tượng xã hội và cá nhân là rất quan trọng để
cân nhắc bởi vì chắc chắn ngày nay dường như đang có những xu hướng mạnh mẽ trong
xã hội nhằm chối bỏ những biểu tượng truyền thống và hướng tới sự khám phá, thậm chí
là phát minh ra những biểu tượng mới - những xu hướng mà ở đó những ý thích và quyết
định cá nhân được đưa ra nhằm được thừa nhận là những hình mẫu biểu tượng của cộng
đồng.
Phổ biến hiện nay, những diễn đạt chưa được phân tích về biểu tượng luận lại gây
được sự chú ý đối với một số nhà nhân học bởi vì chúng là một phần nguyên liệu thô dùng
trong nghiên cứu so sánh về quá trình suy nghĩ và hành động của con người. Chúng bộc lộ
khuynh hướng và kéo dài thêm những rối rắm của con người trong vô số loại tiến trình xã
hội, và đặc tính trừu tượng đó lại được áp dụng vào những quá trình nói trên. Nhưng ở
mức độ phân tích cao hơn, đặc trưng hoá việc xử lý về biểu tượng luận cũng mang tầm
quan trọng về mặt nhân học đối với họ. Rất nhiều nhà triết học, nghệ thuật học, lịch sử
nghệ thuật, phê bình văn học, thần học đã viết về biểu tượng luận không phải ngay lập tức
đã có sự phù hợp với những nghiên cứu nhân học. Nhưng tôi cho rằng nó có giá trị rõ ràng
cho những mục đích nghiên cứu trong nhân học. Trước hết, tôi nhận thấy nó giúp thỏa
mãn kịp thời cho những trí óc tò mò để biết được những tranh luận đã được đưa ra về biểu
tượng luận bởi các chuyên gia trong những lĩnh vực khác và trong phạm vi tài liệu mà họ
bao quát. Thứ hai, một vài minh họa họ đưa ra giúp gợi ý gián tiếp về một số dữ liệu nhân
học có liên quan, và có thể là những gợi ý đan xen trong quá trình xử lý. Cuối cùng, một
số giả thuyết mà họ đưa ra về những tiêu chuNn nhận dạng các biểu tượng, mối quan hệ
giữa các biểu tượng chung và riêng, mối quan hệ biểu tượng hóa trong diễn đạt và giao
tiếp đã cung cấp những thứ tương tự hoặc thách thức các quan điểm nhân học. Đó là chưa

kể tới việc họ dường như luôn bỏ qua khía cạnh xã hội rất quan trọng đối với một nhà
nhân học, và để đưa ra những khẳng định đối với nhà nhân học đó là ràng buộc văn hoá
(culture-bound), hoặc “vị chủng” (ethnocentric). Vì vậy tôi nghĩ rằng hệ thống lý thuyết để
khám phá biểu tượng luận của các nhà nhân học nên bỏ qua sự tồn tại về mối quan tâm từ
các lĩnh vực khác.
Từ sự bao la của những đóng góp học thuật tôi chỉ có thể đưa ra những lựa chọn
mang tính cá nhân về một vài ví dụ mà theo quan điểm của tôi nó phù hợp với những vấn
đề mà các nhà nhân học cần xem xét một cách căn bản. Chúng có thể có những đóng góp
cho những nghiên cứu liên ngành còn rất hạn chế mà các nhà nhân học đã theo đuổi./.

20


CẤU TRÚC LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU BIỂU TƯỢNG:
TỪ KÝ HIỆU HỌC ĐẾN NHÂN HỌC BIỂU TƯỢNG
TS. Đinh Hồng Hải
Viện Nghiên cứu văn hoá
27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội ĐT: 0985731933
Email: dinhhaih@yahoo/gmail.com
Đặt vấn đề
Khoa học xã hội nói chung và khoa học nghiên cứu biểu tượng nói riêng đã được
du nhập vào Việt Nam từ hơn 100 năm qua theo hướng tiếp cận hàn lâm của phương Tây.
Cho đến nay, các nghiên cứu khoa học xã hội trên bình diện văn bản học (như văn học, sử
học, triết học, ngôn ngữ học,...) đã đạt được khá nhiều thành tựu, trong khi nghiên cứu
biểu tượng (như ký hiệu học, nhân học biểu tượng,...) dường như vẫn đang là một mảnh
đất còn bỏ trống với số lượng các công trình nghiên cứu chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Thậm chí trong số những nghiên cứu ít ỏi đó, chưa một công trình nào thực sự “đặt nền
móng” cho một khoa học nghiên cứu về biểu tượng. Tại sao có tình trạng như vậy? Thật
khó để đưa ra một câu trả lời đầy đủ, nhưng nếu xét trên bình diện chung của các bộ môn
khoa học có liên quan đến nghệ thuật và biểu tượng, chúng ta có thể nhận thấy: Thiếu nền

tảng lý thuyết và phương pháp luận chính là mấu chốt của vấn đề.
Trên thực tế, đã có nhiều hệ thống phương pháp luận nghiên cứu có liên quan đến
nghệ thuật và biểu tượng trên thế giới ra đời trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu của các
chuyên ngành như triết học, văn học, dân tộc học, mỹ học, đặc biệt là ký hiệu học. Một
trong những lý thuyết có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, được coi như một “cuộc cách mạng”
về lý thuyết trong khoa học xã hội thế kỷ XX, là cấu trúc luận (structuralism). Cho đến
nay, cấu trúc luận đã được sử dụng làm một trong những lý thuyết nền tảng của nhiều
chuyên ngành khác nhau trong khoa học xã hội như nhân học cấu trúc (structural
anthropology), ngôn ngữ học cấu trúc (structural linguistics), ký hiệu học văn hoá (cutural
semiology),v.v... Trong nội dung của nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đề cập đến cấu trúc
luận và việc sử dụng khung lý thuyết này dưới góc nhìn ký hiệu học và nhân học biểu
tượng như một hướng tiếp cận cụ thể đối với nghiên cứu biểu tượng trong giai đoạn hiện
tại.
1. Cấu trúc luận với ngôn ngữ học và ký hiệu học
Cấu trúc luận là một lý thuyết khoa học được sáng lập bởi nhà ngôn ngữ học Thuỵ
Sỹ - Ferdinand de Saussure cách đây gần một thế kỷ.3 Ban đầu cấu trúc luận chỉ sử dụng
trong phạm vi của ngôn ngữ học, nhưng với phương pháp tiếp cận ký hiệu học, nó nhanh
chóng mở rộng tầm ảnh hưởng đến nhiều ngành khoa học xã hội khác trở thành một trong
những lý thuyết quan trọng nhất đối với khoa học xã hội và nhân văn trong thế kỷ XX.
Ngay tại thời điểm đưa ra những nguyên lý căn bản của cấu trúc luận, Ferdinand de
Saussure đã tiên đoán được tầm ảnh hưởng của nó sẽ vượt ra ngoài phạm vi của ngôn ngữ
học với một nhận định hết sức chính xác: “Một ngành khoa học nghiên cứu về sự tồn tại
của các ký hiệu trong đời sống xã hội là hoàn toàn phù hợp, khoa học này sẽ là một phần
của tâm lý học xã hội và do đó cũng là một phần của tâm lý học nói chung; tôi sẽ gọi nó là
ký hiệu học - semiology (trong tiếng Hy Lạp semeion có nghĩa là “ký hiệu”). Ký hiệu học
sẽ nghiên cứu về những yếu tố cấu thành của ký hiệu, những quy luật chi phối chúng. Khi
3

Ferdinand de Saussure được coi như “cha đẻ”của cấu trúc luận trong ngôn ngữ học trên cơ sở của ký hiệu
học ngôn ngữ, tuy nhiên, ý tưởng về ký hiệu học đã được nhà triết học người Anh là John Locke đưa ra từ

thế kỷ XVII. Và ở bên kia bờ Đại Tây Dương, nhà logic toán học triết học người Mỹ Charles Sander Peirce
cũng đã thiết lập nên một hệ thống lý thuyết ký hiệu học được sử dụng rộng hơn trong khoa học liên ngành
(Peirce được coi như cùng thế hệ với Sausure nhưng nhiều hơn 18 tuổi). Vì vậy mà khi nói đến ký hiệu học
thì cả Saussure và Peirce đều được xem như những nhà sáng lập.

21


ngành khoa học này chưa ra đời, không một ai có thể nói nó thực sự là cái gì; nhưng nó có
quyền được tồn tại, tại một nơi đã được chọn trước. Ngôn ngữ học cũng chỉ là một phần
trong khoa học về ký hiệu học nói chung; những quy luật được khám phá trong ký hiệu
học sẽ được ứng dụng vào ngôn ngữ học, và sau cùng nó sẽ giới hạn rạch ròi tại một khu
vực trong tổng thể các lĩnh vực của nhân học” (Ferdinand de Sausure 1915, tr.16).
Tới nay, gần 100 năm sau ngày ông qua đời (1913), cấu trúc luận của Ferdinand de
Saussure vẫn được các nhà khoa học nối tiếp nhau mở rộng và đào sâu thêm các khái niệm
chỉ từ một mô hình cấu trúc ban đầu vô cùng đơn giản:
Cái biểu đạt (Signifier)
Ký hiệu (Sign) =
Cái được biểu đạt (Signified)
Theo đó: “Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, mỗi ký hiệu ngôn ngữ có hai phần: cái biểu
đạt (le signifiant) và cái được biểu đạt (le signifié). Cái biểu đạt là một hình ảnh thính
giác, cái được biểu đạt là một khái niệm. Không có mối liên hệ tất yếu nào giữa ký hiệu
với vật được chỉ định, hay như người ta thường nói, liên hệ giữa chúng là võ đoán” (Trịnh
Bá Đĩnh 2011).
Từ mô hình trên nhiều nhà khoa học như Romand Jakobson, Roland Barthes,
Louis Hjelmslev, Jacques Derrida, Claude Levi-Strauss, Michel Foucault,... đã tiếp tục
phát triển cấu trúc luận dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, cả trong cũng như ngoài
ngôn ngữ học, hình thành nên một hệ thống lý thuyết về cấu trúc vô cùng phong phú dựa
trên nền tảng ký hiệu học. Với góc độ tiếp cận rộng lớn như vậy, thuật ngữ ký hiệu (sign)
trong ngôn ngữ học cơ bản đã phát triển thành một thuật ngữ chung được sử dụng trong

nhiều lĩnh vực khác nhau để chỉ một khái niệm mới rộng lớn hơn bao gồm mọi ký hiệu,
dấu hiệu, tín hiệu, sự vật, hiện tượng, lời nói, cử chỉ, hành động,... có tính thông tin. Và
ngôn ngữ cũng không còn là một thuật ngữ riêng của ngôn ngữ học mà nó bao hàm mọi
thành tố được con người biểu thị. Theo Roman Jakobson, hệ thống ký hiệu này bao gồm
“mọi loại thông tin được tạo bởi các ký hiệu; tương ứng với điều đó, khoa học về các ký
hiệu được gọi bằng thuật ngữ ký hiệu học có quan hệ với các yếu tố nền tảng cơ bản này là
cơ sở cho cấu trúc của tất cả các ký hiệu bất kỳ loại nào, và với những đặc tính của chúng
trong nội hàm thông tin, cũng như với những đặc trưng riêng biệt của các hệ thống ký hiệu
khác nhau, và trong vô vàn loại thông tin khác nhau được sử dụng bằng các loại ký hiệu
khác nhau.” (“Ngôn ngữ trong mối liên hệ tới các hệ thống giao tiếp khác” Tuyển tập
Roman Jakobson, Tập II, tr.698)4.
Trên cơ sở các lý thuyết mở rộng như trên, Louis Hjelmslev đã mô hình hoá khái
niệm của Ferdinand de Saussure bằng sơ đồ:

4

Dịch từ Terence Hawces 1973, tr.125-126.

22


Đóng góp quan trọng nhất của L.Hjelmslev là sự phân biệt giữa"Ký hiệu học biểu
thị" với "Ký hiệu học hàm nghĩa." Hệ thống ký hiệu thông thường là hệ thống ký hiệu biểu
thị. Còn hệ thống ký hiệu hàm nghĩa là một hệ thống ký hiệu mà bình diện biểu đạt (hình
thức) của nó cũng là một hệ thống ký hiệu biểu thị (Nguyễn Văn Hậu 2010).
Đi xa hơn, Roland Barthes đã áp dụng lý thuyết cấu trúc trong ký hiệu học để kiến
giải thần thoại bằng một sơ đồ phát triển như sau:
1. Cái biểu đạt
2.Cái được biểu đạt
Huyền Ngôn

(Signifier)
(Signified)
thoại
ngữ
3. Ký hiệu (Sign)
I.CÁI BIỂU ĐẠT
II.CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT
(Mytho (Lang
logy)
(SIGNIFIER)
(SIGNIFIED)
uage)
III. KÝ HIỆU (SIGN)
Nguồn: Roland Barthes (Annette Lavers chuyển ngữ). Mythologies
Straus Farrar & Giroux. 1-1, 1972, tr.115
Với sơ đồ này, Roland Barthes đã phát triển mô hình cấu trúc của ký hiệu, cái biểu đạt và
cái được biểu đạt ở một mức cao hơn. Theo đó, ký hiệu được hình thành từ cái biểu đạt và
cái được biểu đạt ban đầu lại kết hợp với nhau bằng mô thức của CÁI BIỂU ĐẠT và CÁI
ĐƯỢC BIỂU ĐẠT cao hơn tạo nên các KÝ HIỆU5 mới. Đó cũng là mô thức mà ông dựa
vào để phân tích cấu trúc của huyền thoại. Hướng tiếp cận mở rộng này cũng được
Jacques Derrida, Umberto Eco, Michel Foucault và nhiều nhà khoa học khác phát triển
trong các nghiên cứu của họ. Từ đây, quan niệm về cái biểu đạt, cái được biểu đạt và ký
hiệu đã vượt ra ngoài khuôn khổ của cấu trúc luận giai đoạn đầu để hình thành nên một
trào lưu mới với tên gọi giải cấu trúc hay hậu cấu trúc luận.6
Trên đây chỉ là một vài nét tóm lược (qua một số ví dụ) về việc áp dụng cấu trúc
luận trong ký hiệu học ngôn ngữ, còn trên thực tế, tầm mức ảnh hưởng của nó đối với các
chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đã vượt xa những điều mà Ferdinand de
Saussure dự đoán: “Lĩnh vực ký hiệu học rất rộng lớn, bắt đầu từ những nghiên cứu về
hành vi giao tiếp của các loài động vật (ký hiệu học động vật-zoosemiotics) tới những phân
tích về các hệ thống ký hiệu biểu tượng như giao tiếp thông qua điệu bộ cơ thể con người

(kinesics và proxemics) các ký hiệu khứu giác (“sự mã hóa” của các mùi hương), lý thuyết
mỹ học, và tu từ học. Hầu hết, các ranh giới của nó (nếu có) đều có sự giáp giới với những

ơ

5

Các chữ viết hoa ở đây là cách dùng của Roland Barthes nhằm nhấn mạnh và làm rõ h n các khái niệm
mà ông đưa ra nên chúng tôi xin được giữ nguyên.
6
Tên gọi của tr ờng phái này cũng đang là một đề tài gây tranh luận. Xin xem thêm các nghiên cứu của
Nguyễn Văn Dân, Ph
ng Lựu,... đã xuất bản trong thời gian qua.

ơ

ơơ

23


gì thuộc về cấu trúc luận: sự hấp dẫn của hai lĩnh vực này về cơ bản không tách rời nhau,
và trong dài hạn, cả hai đều cần phải được đưa vào một lĩnh vực thứ ba phù hợp hơn, bao
hàm nhiều lĩnh vực được gọi đơn giản là giao tiếp (communication). Trong bối cảnh đó,
bản thân cấu trúc luận sẽ trở nên nổi bật như một phương pháp phân tích kết nối các lĩnh
vực ngôn ngữ học, nhân học và ký hiệu học”(Terence Hawce 1977, tr.123).
2. Khoa học nghiên cứu về biểu tượng
Biểu tượng là gì? khoa học nghiên cứu biểu tượng là gì? nghiên cứu biểu tượng
nhằm mục đích gì? là những câu hỏi mà chúng tôi đặt ra để giải quyết trong chuyên mục
này trước khi đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc luận với các khoa học nghiên cứu

về biểu tượng.
Biểu tượng trong tiếng Việt là một từ gốc Hán được dùng khá trừu tượng. Theo Từ
điển Tiếng Việt, biểu tượng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là: “hình ảnh tượng trưng,” nghĩa
thứ hai là: “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ
lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” (Hoàng Phê 1998,
tr.26). Còn symbol trong tiếng Anh là một từ bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ ở châu Âu
(symbolus trong tiếng La Mã và symbolon trong tiếng Hy Lạp). Theo Từ điển Biểu tượng
thì “những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm người đồng ý rằng nó có
nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó” (C.G.Liungman 1991, tr.25).
Biểu tượng có tính đa nghĩa nhưng chúng ta có thể chia làm hai nghĩa chính là biểu hình
và biểu ý. Trên thế giới, thuật ngữ symbology được nhiều từ điển giải thích với các ý nghĩa:
là 1-Việc nghiên cứu hoặc sử dụng các biểu tượng và 2-Tập hợp các biểu tượng (1: the
study or use of symbols. 2: symbols collectively). Các từ điển nghệ thuật có thêm một ý
nghĩa là: 3-Nghệ thuật sử dụng các biểu tượng để nhắc đến một trào lưu nghệ thuật thịnh
hành ở châu Âu vào thế kỷ XIX. Như vậy, thuật ngữ symbology trong tiếng Anh tương
đương với nghiên cứu biểu tượng (hoặc biểu tượng học) trong tiếng Việt.
Có thể thấy rằng, đối với khoa học nghiên cứu về biểu tượng, tiếp cận liên ngành
(interdiciplinary) là một hướng đi bắt buộc, tuy nhiên, sự kết nối các lĩnh vực ngôn ngữ
học, nhân học và ký hiệu học như Terence Hawkes đã đề cập ở trên cần phải được đặt
làm nền tảng và là hướng đi phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay (chúng tôi sẽ trở lại
vấn đề này trong phần cuối của bài viết). Thực tế ở Việt Nam, cho tới nay, các chuyên
ngành nghiên cứu biểu tượng như ký hiệu học hay nhân học biểu tượng vẫn chưa được
công nhận như một bộ môn khoa học độc lập và cũng chưa có mã ngành đào tạo. Trong
khi đã có khá nhiều trường đại học lớn trên thế giới như Columbia, Indiana, MIT
(Massachusetts Institute of Technology), Standford, Hawaii ở Mỹ, Toronto, McGill,
Western Ontario ở Canada, Tartu ở Estonia, Helsinki ở Phần Lan,v.v... tiếp cận theo
hướng chuyên môn hoá.7 Gần đây, Khoa Văn học, Đại học KHXH&NV- ĐHQG HN đã
cho ra đời môn học mới là Nhập môn nghệ thuật; Khoa Nhân học, Đại học KHXH&NVĐHQG Tp.HCM với môn Nhân học nghệ thuật và Biểu tượng; Khoa Văn hoá học, Đại
học Văn hoá Hà Nội với môn Ký hiệu học văn hoá được coi như những bước đột phá
trong việc tiếp cận lý thuyết và phương pháp luận nghiên cứu nghệ thuật và biểu tượng.

Trong khi đó, các trường thuộc khối nghệ thuật thường chỉ tập trung vào các vấn đề có

ư

7

Năm 2009, sau khi tác giả Dan Brown cho ra đời cuốn sách thứ 2 “The lost symbol” (Biểu t ợng đã mất)
sau thành công vang dội của “The Davinci code” (Mật mã Davinci), tại Đại học Harvard đã diễn ra cuộc
tranh luận là có nên thành lập Department of Symbology không? Câu trả lời cuối cùng của bộ phận quản trị
hành chính của trường là không, bởi vì tại Đại học Harvard đã có các phân ngành liên quan nh “religious
iconography” (nghiên cứu thánh t ợng tôn giáo) “cryptography” (mật mã học) và lịch sử nghệ thuật. Xem
thêm bài viết trên blog của The New Yorker (Tạp chí Người New York) ngày 15/9/2009:


ư

ư

24


tính thực hành mà ít quan tâm đến các vấn đề lý thuyết và phương pháp luận. Đây là
những bất cập lớn trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở nước ta cần được khắc phục.
Với câu hỏi chúng ta nghiên cứu biểu tượng nhằm mục đích gì? Câu trả lời đơn
giản là để tìm hiểu ý nghĩa của nó. Nhưng ý nghĩa của nó như thế nào, được sử dụng ra
sao lại là những vấn đề không hề đơn giản vì mỗi biểu tượng đều có ý nghĩa riêng tuỳ
thuộc vào thời gian và không gian của nó, nói cách khác, ý nghĩa của mỗi biểu tượng phụ
thuộc vào nền văn hoá sản sinh ra nó, phụ thuộc vào bối cảnh và thời điểm mà nó ra đời,
và tất nhiên, mục đích sử dụng của nó cũng thay đổi tuỳ thuộc vào các yếu tố trên. Để có
thể minh họa cho các vấn đề đã nêu, dưới đây, chúng tôi xin lấy một ví dụ về vật biểu

tượng và hành vi biểu tượng trong một nghi lễ biểu tượng diễn ra trong cùng một bối cảnh
cụ thể để làm rõ hơn các khái niệm.
Trong chuyến điền dã dài ngày của chúng tôi (PGS.TS. Gabor Vargyas, Đại học
Pecs, Hungary và tác giả bài này) ở khu vực cư trú của người Bru -Vân Kiều, tại nhà
Chuôi Cươm (còn gọi là Pạ Thưq) ở xã Ea Hiu, Krông Pak, Đaklak. Ngày 2/5/2007, khi
chúng tôi đến, ông đang bị ốm, và trận ốm cũng đã kéo dài nhiều tháng. Thế nhưng, câu
chuyện mà gia đình ông trao đổi với chúng tôi không hề đề cập đến vấn đề bệnh tật mà lại
xoay quanh nỗi lo về một lễ cúng đã trì hoãn nhiều năm do không có tiền tổ chức. Cũng
như những năm trước, hôm đó là ngày ông phải “báo cáo” với Yang về hoàn cảnh bệnh tật
và mức độ khó khăn của gia đình. Cùng với việc đó, ông sẽ phải tiếp tục xin phép Yang
cho được “khất nợ” việc tổ chức lễ cúng trong năm nay. Lễ khất nợ của ông diễn ra đơn
giản như sau: Từ bát cơm cúng, ông nối một sợi dây tới cây cột đóng bàn thờ. Sau đó ông
khấn Yang với nội dung như đã từng làm với các lần trước đó (xin khất nợ). Khi chúng tôi
hỏi bát cơm và sợi dây có ý nghĩa gì? Ông giải thích, bát cơm tượng trưng cho lễ cúng mà
ông sẽ phải làm và sợi dây là sự xác nhận lời hứa của ông được thực hiện trước Yang.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy vật biểu tượng ở đây chính là bát cơm và sợi dây, còn
hành vi biểu tượng chính là lời hứa và sự khất nợ. Các thành tố đó được diễn ra trong một
nghi lễ biểu tượng (một lễ khất nợ đơn sơ thay cho một lễ cúng đầy đủ). Trở lại với câu
hỏi nghiên cứu biểu tượng để làm gì? Theo Raymond Firth, đó là để “làm sáng tỏ ngôn
ngữ biểu tượng (symbolical language) và hành vi biểu tượng (symbolical behaviour), liên
kết chúng trong phạm vi của các hình mẫu xã hội và các giá trị xã hội”(Raymond Firth,
1973. tr.28).

Vật biểu tượng: sợi dây và bát cơm
Ảnh TG Ảnh chụp tại Eahiu, Krông Pak, Đaklak, năm 2007
Ở trên chúng ta đã có ví dụ minh hoạ về hành vi biểu tượng trong một nghi lễ biểu
tượng. Vậy ngôn ngữ biểu tượng mà Raymond Firth đã đề cập là gì?

25



×