Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

LUAT HIEN PHAP - CHUONG 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.73 KB, 4 trang )

Chương 5: CHẾ ĐỘ BẦU CỬ
Điều 1: Theo quy luật của luật hiến pháp hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền tổ chức vận động tranh cử?
=>Sai, theo điều 62 luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 2: Theo quy định của luật pháp hiện hành, cử tri không thể thực hiện quyền bỏ phiếu tại nơi
đăng ký tạm trú của họ?
=>Sai, theo…
Điều 3: Theo quy định của luật pháp hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động bầu cử ddeuf do
tòa án nhân dân giải quyết?
=>Sai, theo điều 17 luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 4: Theo quy định của luật pháp hiện hành, trong cuộc bầu cử lại, ứng cử viên nào được
nhiều phiếu hơn là người trúng cử?
=>Sai, theo điều 80 luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 5: Theo quy định của luật pháp hiện hành, trong cuộ bầu cử lần đầu, nếu số người trúng cử
không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu bổ sung đại biểu?
=>…, theo điều 89 luật bầu cử Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 6: Bầu cử: Là phương thức thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Với bầu cử cho phép
chúng ta xác định thể chế cộng hòa. Bầu cử còn là phương pháp thành lập nên các cơ cấu của Bộ
máy Nhà nước, các cơ quan Nhà nước Việt Nam đều được trực tiếp hoặc gián tiếp do nhân dân
bầu ra. Hoạt động bầu cử được hình thành dần dần thành một chế độ bầu cử, là một phần của chế
độ xã hội dân chủ.
Chế độ bầu cử được hình thành bằng tổng thể các mối quan hệ xảy ra qua các cuộc bầu cử từ lúc
lập sách cử tri , xác định những người được quyền đi bỏ phiếu, giới thiệu ứng cử viên, xác định
những người có thể được bầu làm đại diện cho đến giai đoạn cuối cùng là xác định và tuyên bố
kết quả.
Về phương diện pháp luật, chế đọ bầu cử còn được hiểu là một chế độ quan trọng của luật hiến
pháp, gồm các quy định điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến bầu cử, quyền ứng cử
và các quy trình để tiến hành bầu cử từ lúc lập danh sách cử tri đến khi xác định kết quả.
Hiến pháp 2013 quy định:
Điều 27, điều 7.



Điều 7: Nguyên tắc bầu cử phổ thông theo quy định của pháp luật hiện hành:
Theo điều 27 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân đủ 18 tuổi trỏ lên có quyền bầu cử và 21 tuổi
trở lên có quyền ứng cử vào QH và HĐND. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Phân tích:
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong chế độ bầu cử, nó thể hiện chủ yếu và cơ bản mức độ
dân chủ của xã hội.
Chính thể của nhà nước ta là cộng hòa dân chủ, toàn dân có quyền bầu cử lựa chọn người đại
diện cho mình.
Nguyên tắc này thể hiện tính công khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để CD thực hiện
quyền bầu cử, ứng cử.
Nguyên tắc này còn thể hiện tính toàn dân và toàn diện của bầu cử.
Điều 8: Nguyên tắc bầu cử bình đẳng theo quy định của pháp luật hiện hành:
- Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú;
- Mỗi người chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử;
- Mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu;
- Giá trị phiếu bầu của mọi cử tri như nhau mà không có sự phân biệt.
Nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng người
được giới thiệu ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp, số đại biểu được bầu ở từng địa phương,
bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu
số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng trong Quốc hội, HĐND.
Phân tích:
Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong suốt quá trình bầu cử
Hình thức thể hiện nguyên tắc này rất đa dạng.
Nguyên tắc này đảm bảo cho mọi CD có khả năng như nhau trong việc tham gia bầu cử, nghiêm
cấm mọi sự phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo khách quan trong bầu cử, không thiên vị.
Để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, Nhà nước có biện pháp bảo đảm để đòng bào dân tộc thiếu số
và phụ nữ có số đại biểu thích đáng trong QH và HĐND.
Điều 9: Nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo quy định của pháp luật hiện hành:

Bầu cử trực tiếp là việc cử tri trực tiếp đi bầu cử, tự bỏ lá phiếu của mình vào hòm phiếu để lựa
chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước. Cử tri không được nhờ người khác
bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư.
Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự
mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì
khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ
bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu


bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở
giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là
người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại
tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu
bầu và thực hiện việc bầu cử.
Phân tích:
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo để cử tri trực tiếp lựa chọn vào cơ quan quyền lực bằng lá phiếu
của mình.
Cùng với các nguyên tắc khác, nguyên tắc này là điều kiện cần thiết đảm bảo tính khách quan
của bầu cử.
Luật bầu cử Quốc Hội và Luật bầu cử Hội đồng nhân dân có nhiều quy định nhằm đảm bảo để
cử tri trực tiếp thể hiện từ khâu đề cử, ứng cử để bỏ phiếu; cử tri tự mình đi bầu, tự tay bỏ phiếu;
không được bầu thay; không bầu bằng cách gửi thư.
Điều 10: Nguyên tắc bỏ phiếu kín theo quy định của luật pháp hiện hành:
Cử tri tự do lựa chọn người mình tín nhiệm mà không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố
bên ngoài. Theo đó, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Cử tri viết phiếu bầu
trong khu vực riêng, không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu
cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri tự mình bỏ phiếu
vào hòm phiếu.

Phân tích:
Nguyên tắc này đảm bảo cho cử tri tự do lựa chọn gười đại diện cho mình mà không bị tác động
bởi bát cứ ai và bất kỳ điều gì.
Pháp luật đã quy định nơi bỏ phiếu kín, không ai có quyền đến xem cử tri viết phiếu bầu.
Đây là nguyên tắc mang tính đặc thù. Vì tất cả các giai đoạn bầu cử đều theo nguyên tắc công
khai. Nhưng chỉ riêng công đoạn bỏ phiếu phải diễn ra trong phòng kín.
Điều 11: Trong ngày bầu cử, công dân A đủ điều kiện đi bầu cử, có tên trong danh sách cử tri
nhưng không đi bầu. Sau đó, khi anh ta đến UBND xã X nơi anh ta cư trú để làm hộ khẩu. Nhân
viên của UBND đã không tiến hành làm thủ tục cho anh ta với lý do anh ta đã không đi bầu cử.
Nhân viên UBND hành động có đúng Hiến pháp không?
Không đúng Hiến pháp. Theo Hiến pháp, “ Bầu cử là quyền của công dân”; điều 27 HP 2013 nói
rõ: “CD đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào QH và
HĐND…”. Anh A không đi bầu cử nghĩa là anh ta không sử dụng quyền hạn về chính trị của
mình, chứ không vi phạm Hiến pháp vì đó không phải là nghĩa vụ của công dân. Vì vậy, UBND
xã X không có quyền không giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình cho anh A với lý
do trên.
Bình luận: So với thế giới, Việt Nam chưa có cơ quan chuyên xử lý các vụ vi phạm Hiến pháp
như tòa hiến pháp hay tòa bảo hiến. Cho nên, việc làm trên của Nhân viên UBND xã X có thể sẽ
không bị xử lý thỏa đáng cho một hành động vi hiến.
Điều 12: Công dân A không tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử QH, vì cho đó là quyền chứ
không phải nghĩa vụ. Nhưng tổ chức chính trị - xã hội khu vực dân cư nơi công dân A yêu cầu
công dân A phải thực hiện nghĩa vụ bầu cử. Hãy đánh giá về tranh cãi trên?
Theo Hiến pháp, “Bầu cử là quyền của công dân”, điều 27 HP 2013 nói rõ: “ Công dân đủ 18
tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào QH và HĐND…”. Công
dân A có quyền không đi bầu cử QH, đồng nghĩa với việc anh ta không sử dụng quyền hạn chính


trị của mình. Bầu cử hoàn toàn không phải là nghĩa vụ và không ai, không tổ chức nào có quyền
bắt ép công dân phải thực hiện quyền bầu cử này. Vì vậy, yêu cầu của tổ chức chính trị - xã hội
khu dân cư nơi anh A đối với anh A là vi phạm hiến pháp.

Điều 13: Bà Y, được UBMTTQ tỉnh L, giới thiệu ứng cử và đã trúng cử đại biểu QH khóa XIII
vào tháng 5/2011. Phát hiện bà Y khai man lý lịch khi ứng cử, tháng 4/2012 UBMTTQ tỉnh L và
UBTWMTTQVN đã có văn bản bãi nhiệm tư cách đại biểu QH đối với bà Y. Tháng 5/2012, bà
Y gửi đơn từ nhiệm đến UBTVQH. Hỏi:
a.Bà Y sẽ bị bãi nhiệm hay miễn nhiệm đại biểu QH?
Bà Y sẽ bị bãi nhiệm đại biểu QH
b.Chủ thể có thẩm quyền thực hiện bỏ phiếu miễn nhiệm/bãi nhiệm bà Y là:
Đại biểu QH khóa XIII
c.Nếu QH bỏ phieus bãi nhiệm hay miễn nhiệm thì kết quả đó được công nhận khi tỷ lệ biểu
quyết tán thành đạt:
2/3 tổng số đại biểu QH căn cứ theo khoản 2 điều 40 luật tổ chức QH 2014.
Điều 14: Trên diễn đàn của tạp chí nghiên cứu lập pháp gần đây có sự bàn luận của một số tác
giả về tiêu chuẩn của đại biểu QH như TS Bùi Ngọc Thanh với bài viết “Về việc sửa đổi, bổ
sung luật bầu cử đại biểu QH”, ts. Đỗ Ngọc Hải với bài “Về tiêu chí đại biểu QH trong điều kiện
VN là thành viên của WTO” và nhất là bài trao đổi “Có nên bằng cấp hóa tiêu chuẩn của đại biểu
QH” của tác giả Nguyễn Thị Phượng.
a.Hiến pháp là luật bầu cử đại biểu QH ở VN có bằng cấp hóa tiêu chuẩn của đại biểu QH
không?
Không có, căn cứ vào điề 22 HP 2013 và điều 35 luật bầu cử đại biểu QH và HĐND quy định về
hồ sơ ứng cử đại biểu QH không có đề cập đến tiêu chuẩn bằng cấp của Đại biểu QH.
b.Nếu cần sửa đối hiến pháp và luật bầu cử đại biểu quốc hội, nên “bằng cấp hóa tiêu chuẩn của
đại biểu QH”



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×