Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

LUAT HIEN PHAP CHUONG 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.94 KB, 8 trang )

Chương 6: QUỐC HỘI
Điều 1: Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, QH là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và
lập pháp?
=>Đúng, theo điều 1 luật tổ chức quốc hội 2014
Điều 2: Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, QH vừa có quyền lập hiến, vừa có quyền lập
quy?
=>Sai, theo điều 1 luật tổ chức quốc hội 2014
Điều 3: Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đại biểu QH mới có quyền trình dự án luật
trước QH?
=>Sai, theo điều 7, luật tổ chức chính phủ 2015 quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của Chính
phủ trong việc trình dự án luật
Điều 5: Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các nghị quyết của QH phải được quá nửa
tổng số đại biểu QH biểu quyết tán hành?
=>Đúng, theo điều 85, hiến pháp 2013
Điều 4: Theo quy định của pháp luật hiện hành, QH chỉ có quyền giám sát tối cao đối với hoạt
động của các cơ quan nhà nước ở trung ương?
=>Đúng, theo điều 6 luật tổ chức QH 2014
Điều 6: Trong thời gian quốc hội không họp, UBTVQH có quyền phê chuẩn đề nghị của thủ
tướng chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng, các thành
viên khác của CP và báo cáo với QH tại kỳ họp gần nhất của QH?
=>Sai, theo điều 74 luật tổ chức quốc hội 2014
Điều 7: Theo quy định của pháp luật hiện hành, đại biểu quốc hội có quyền giải quyết khiếu nại,
tố cáo của công dân?
=>Sai, theo điều 28 luật tổ chức quốc hội 2014
Điều 8: Theo quy định của pháp luạt hiện hành, QH có quyền hủy bỏ văn bản quy phạm pháp
luật của chính phủ trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh?
=>Đúng, theo điều 15 luật tổ chức quốc hội 2014
Điều 9: Bãi nhiệm chỉ áp dụng đối với các chức danh được thành lập bằng phương thức bầu cử?
=>Đúng, …



Điều 10: Chủ tich quốc hội là người có quyền lớn nhất trong quốc hội?
Điều 11: Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt đọng tieps xúc cử tri của Đại biểu QH chỉ
được tiến hành chậm nhất là 20 ngày trước khi khai mạc kỳ họp quốc hội để thu thập ý kiến và
nguyện vọng của cử tri?
Điều 12: Kỳ họp QH là hình thức hoạt động chủ yếu của QH?
Điều 13: Theo quy định của luật pháp hiện hành, một cá nhân không đạt được quá bán số phiếu
tín nhiệm của QH thì đương nhiên bị bãi nhiệm hoặc cách chức?
=>Sai, điều 13 luật tổ chức quốc hội
Điều 14: Theo quy định của pháp luật hiện hành, UBTVQH có quyền bãi bỏ văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đòng dân tộc và Uỷ ban quốc hội trái với pháp lệnh, nghị quyết của
UBTVQH?
=>Sai, điều 51 luật tổ chức QH
Điều 15: UBTVQH là cơ quan chuyên môn của QH?
=>Sai, điều 73 hp 2013
Điều 16: Theo quy định của pháp luật hiện hành, UBTVQH có quyền đình chỉ thi hành không có
quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Chính phủ?
=>Đúng, điều 74 HP2013
Điều 17: Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu đại biểu QH bị truy cứu trách nhiệm hình
sự thì đương nhiên mất quyền đại biểu?
=>Đúng, điều 39 luật tổ chức quốc hội
Điều 18: Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các đại biểu QH đều hoạt động kiêm
nhiệm?
=>Sai, điều 23 luật tổ chức QH
Điều 19: Vị trí, tính chất pháp lý của QH:
Điều 69 HP 2013 quy định vị trí và tính chất pháp lý của QH như sau: “QH là cơ quan đại biểu
cao nhất của ND, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN.
QH thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và
giám sát tối cao các hoạt đọng của NN”



Phân tích: ở nhà nước VN, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, ND thể hiện quyền lực đó thông
qua dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện – QH và HĐND các cấp. QH do ND bầu ra, phục vụ
quyền lợi của nhân dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của ND. Để thực hiện quyền lực cao nhất
thuộc về nhân dân, QH là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến – văn bản có giá trị pháp lý cao
nhất của VN, quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đát nước và thực hiện giám sát tối cao
đối với các hoạt động của NN.
Quy định: “QH là cơ quan đại biểu cao nhất của ND” nghĩa là: QH do cử tri cả nước bầu ra, đại
diện cho nhân dân cả nước.
Quy định: “QH là cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN” nghĩa là: Do QH là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân, mà tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nên dẫn đến việc
QH là cơ quan quyền lực nhất của NN, chỉ có QH mới quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền
quốc gia, các vấn đề trọng đại, chỉ có QH mới có thể biến ý chí của ND thành ý chí NN và là cơ
quan chiếm vị trí cao nhất trong BMNN.
Điều 20: Cơ cấu tổ chức QH:
Bao gồm: UBTVQH, hội đồng dân tộc và các ủy ban của QH, Đại biểu QH.
UBTVQH là cơ quan thường trực của QH(Điều 73HP)
UBTVQH gồm: chủ tịch QH, các phó chủ tịch QH và các ủy viên(Đ73HP)
Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch Hội đòng dân tộc do
QH bầu, các phó chủ tịch và các ủy viên do UBTVQH phê chuẩn.(điều 75,76,77 HP 2013)
Uỷ ban của QH gồm Chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm, các ủy viên. Chủ nhiệm UB do QH bầu,
phó chủ nhiệm và các ủy viên do UBTVQH phê chuẩn.( điều 76, 78 HP 2013).
Các UB của QH bao gồm: ủy ban pháp luật; ủy ban tư pháp; ủy ban kinh tế; ủy ban tài chính,
ngân sách; ủy ban quốc phòng và an ninh; ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng; ủy ban về các vấn đề xã hội; ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường; ủy ban đối ngoại.
Đại biểu QH( Điều 79)
Điều 21: Chức năng lập hiến và lập pháp của QH theo quy định của HP hiện hành:
Điều 69 HP 2013 quy định: “ QH thực hiện quyền lập hiến, lập pháp”
Phân tích:
QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, chỉ có QH mới có quyền ban hành hiến pháp và luật
điều chỉnh các QHXH cơ bản.



Các văn bản pháp luật do các cơ quan khác ban hành điều phải cụ thể hóa hiến pháp và luật,
không trái với tinh thần và nội dung của hiến pháp và luật.
HP và luật là 2 VBPL có hiệu lực cao nhất quy định các hoạt động quan trọng của xã hội.Việc
QH được quyền thông qua HP và luật chứng tó QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Lưu ý: Trước khi sửa đổi HP92 lại quy định QH là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập
pháp. Còn HP sửa đổi 2013 lại quy định “ QH thực hiện quyền lập hiến và lập pháp”. Vậy, với
lần sửa đổi này người ta đã bỏ đi chữ “DUY NHẤT” trong quyền lập hiến và lập pháp của QH.
Thực tế thì bấy lâu nay, người ta vẫn cho rằng chỉ có QH mới là cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến và lập pháp. Đúng vậy, chỉ có QH thực hiện chức năng đó, nhưng QH chỉ ban hành và
thông qua dưới dạng “khung”, tức là dưới dạng các quy định cơ bản, chưa thể đi vào đời sống.
Muốn thực hiện được trong cuộc sống phải có sự hướng dẫn của CP và các CQNN khác. Như
vậy, vô hình chung, CP và các CQNN khác cũng có quyền ban hành luật mặc dù chức năng này
không được hiến định cho hệ thống hành pháp. Ngoài ra, đa số các dự án luật đều do CP sọa thảo
trước khi trình cho QH.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, lập pháp nên tập trung vào những vấn đề sau: quyền, nghĩa
vụ CD; quốc tịch; chế đọ hôn nhân và gia đình; thừa kế, hình sự, tố tụng hình sự; dân sự, tố tụng
dân sự; tổ chức các cơ quan công quyền; bầu cử đại biểu nhân dân; thuế; công chức; việc quốc
hữu hóa các xí nghiệp; di chuyển quyền sở hữu từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhânấn đề
quốc phòng; giáo dục; bảo đảm xã hội; y tế; quy chế xuất bản; lập hội;…
Điều 22: Chức năng giám sát tối cao của QH:
Điều 6 luật tổ chức QH 2014 quy định về việc giám sát tối cao của QH như sau:…
Phân tích:
Giám sát là hoạt động đặc biệt quan trọng của QH, thông qua hoạt động này mà QH thực hiện tốt
chức năng lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đát nước. giám sát của QH nhằm
làm cho hiến pháp và pháp luật được thực hiện triệt để và thống nhất, đảm bảo cho CQNN hoàn
thành nhiệm vụ, chức năng; BMNN hoạt động đều đặn, hiệu lực, không chồng chéo, chống các
biểu hiện tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cường quyền. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của QH
và các CQNN còn nhiều hạn chế: QH mới chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện và phân tích vấn đề,

vụ việc rồi động viên, đôn đốc,nhắc nhở các ngành, các địa phương quan tâm giải quyết chứ
chưa có những giải pháp thực sự hiệu quả. Để QH thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất, hoạt
động giám sát cần được đặt đúng trọng tâm, tổ chức chu đáo thì mới có hiệu quả. Do đó, QH
phải xác định rõ hơn nội dung, đối tượng, phương pháp và cơ chế giám sát; đồng thời phải tăng
cường giám sát tại các kỳ họp QH, tăng cường giám sát của các CQQH và xác định trách nhiệm
của các cơ quan trong việc xử lý kiến nghị, trách nhiệm của đại biểu QH.
QH giám sát thông qua các hình thức:


Xem xét báo cáo của Chủ tịch nước, UBTVQH, CP, TANDTC, VKSNDTC.
Thông qua HDDT và các UB của QH, hoạt động của đại biểu QH, thông qua việc kiểm tra, chất
vấn các đại biểu QH
QH, HDDT và các UBQH giám sát thông qua xem xét việc thực hiện các Nghị quyết QH về
nhiệm vụ KT – XH và các nhiệm vụ khác.
Điều 23: UBTVQH là cơ quan đặc biệt của QHVN so với QH các nước khác trên thế giới:
QHVN không họp thường xuyên, mỗi năm chỉ họp 2 lần, nhưng đất nước luôn có nhiều việc và
xã hội luôn luôn thay đổi. Vì vậy, với 2 kỳ họp 1 năm, QH không thể nào giải quyết tất cả mọi
vấn đề và giải quyết một cách kịp thời. Do đó, QH cần một cơ quan giúp QH giải quyết một số
vấn đề theo chức trách và các vấn đề xảy ra khi QH không họp, đó là UBTVQH. Điều này đặc
biệt so với QH các nước khác vì QH các nước khác trên thế giới hoạt động thường xuyên nên
không cần phải có cơ quan thường trực.
Sự khác nhau cơ bản giữa chế định UBTVQH theo HP 2013 với chế định Hội đồng nhà nước
theo HP 1980:

Điều 23: Trước kỳ họp đầu tiên QH khóa XIV, một phóng viên hỏi một vị lãnh đạo của Văn
phòng QH: “Trong kỳ họp tới đây, nếu đại biểu QH giới thiệu thêm một ứng cử viên khác ngoài
danh sách đề cử thì sẽ xử lý như thế nào, thưa ông?”. Vị lãnh đạo trả lời: Sau khi chủ tịch nước,
thủ tướng giới thiệu nhân sự, nếu đại biểu giới thiệu thêm ứng cử viên thì QH xem xét, quyết
định danh sách.” Hãy đánh giá về câu trả lời?
Điều 31 luật tổ chức Quốc hội 2014 quy định: “ Đại biểu QH có quyền ứng cử hoặc giới thiệu

người ứng cử vào các chức danh do QH bầu…”
Điều 24: Một đại biểu QH có dự định đề xuất một dự án luật nhưng không biets trình tự, thủ tục
cho việc này như thế nào, Hãy tư vấn cho đại biểu đó.
Điều 29 luật tổ chức QH 2014 quy định: “Đại biểu QH có quyền trình dự án luật, pháp
lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trước QH, UBTVQH theo trình tự và thủ tục do pháp luật
quy định”
Sau đó tại Điều 71 Luật Tổ chức Quốc hội đã làm rõ hơn khái niệm “trình dự án luật”
và “kiến nghị về luật”. Cụ thể:
“Quyền trình dự án luật được thực hiện bằng việc trình dự án luật mới, dự án luật sửa
đổi, bổ sung luật hiện hành. Đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị về luật thông qua
việc kiến nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành”.
Trình tự, thủ tục như sau: điều 64 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015


Điều 25: Có quan điểm cho rằng việc QH không thông qua luật để thực thi các quy định Hiến
pháp là vi hiến. Bình luận về quan điểm đó?
Điều 26: Sinh viên Nguyễn Văn A, không phải đại biểu QH, nhận thấy rằng cần thiết phải có
một đạo luật về giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Anh ta cũng có những ý tưởng cơ bản
thuộc nội dưng của đạo luật đó. Anh A phải làm thế nào để đề xuất những ý tưởng của mình
thành luật?
Điều 27: Một số cử tri trong cùng một khu dân cư cho rằng cần sử đổi một đạo luật hiện hành để
có thể gần hơn với thực tiễn đời sống và áp dụng hiệu quả hơn. Các cử tri này nên làm gì/
Điều 28: Sau kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của QH khóa 13 kết thúc, trả lời phỏng vấn của
một phóng viên của tạp chí chuyên ngành về chức năng của QH trong việc quyết định những vấn
đề quan trọng của đất nước, một đại biểu QH cho rằng trong thời gian qua, QH “chưa thực sự
thực hiện quyền quyết định mà phần lớn là dựa vào đề nghị của CP rồi đồng ý.” Hãy bình luận
nhận định trên?
Điều 29: Đại biểu QH M cho rằng hoạt động của bộ trưởng bộ N không hiệu quả. Đại biểu M
muốn bộ trưởng N phải bị bỏ phiếu tín nhiệm trước QH. Hỏi đại biểu M phải làm gì theo đúng
trình tự của HP hiện hành?

Điều 31: QH bỏ phiếu bãi nhiemj một đại biểu QH vì có nhiêù ý kiến cho rằng đại biểu không
còn được cử tri tín nhiệm. Có 60% đại biểu tán thành việc bãi nhiệm đại biểu này. Kết quả bỏ
phiếu này có giá trị như thế nào? Gía trị của bỏ phiếu bãi nhiệm khác gì so với bỏ phiếu tín
nhiệm?
Kết quả bỏ phiếu này kết luận rằng: đại biểu này bị quốc hội bãi nhiệm vì có hơn một nửa tổng
số đại biểu đồng ý bãi nhiệm.
Giá trị của bỏ phiếu bãi nhiệm khác bỏ phiếu tín nhiệm ở chỗ: người được đưa ra bỏ phiếu tín
nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức(dd13
luật tổ chức qh 2014); còn người được đưa ra bỏ phiếu bãi nhiệm nếu có ít nhất 2/3 tổng số đại
biểu quốc hội bỏ phiếu đồng ý thì đương nhiên bị bãi nhiệm(dd40 luật tổ chức QH 2014)
Điều 32: QH bỏ phiếu tín nhiệm một đại biểu QH vì có nhiều ý kiến cho rằng đại biểu không còn
được cử tri tín nhiệm. Có 40% tổng số đại biểu tín nhiemj đại biểu này. Kết quả bỏ phiếu này có
giá trị như thế nào? Gía trị của bỏ phiếu tín nhiệm khác gì so với lấy phiếu tín nhiệm?
Kết quả bỏ phiếu này kết luận: Đại biểu này không còn dược tín nhiệm và có thể xin từ chức.
Giá trị bỏ phiếu tín nhiệm khác giá trị lấy phiếu tín nhiệm ở chỗ: nếu người bị đưa ra bỏ phiếu tín
nhiệm không xin từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giớ thiệu để quốc hội bầu hoặc
phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 và 6 điều 8 và điều 9 của luật này có trách


nhiệm trình quốc hội xem xét quyết định miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người
không được quốc hội tín nhiệm.
Điều 33: QH tổ chức bỏ phiếu để kéo dài nhiệm kỳ của mình thêm một năm, kết quả có 60%
tổng số đại biểu tán thành việc kéo dài. Kết quả bỏ phiếu này có đủ để QH kéo dài nhiệm kỳ
chưa?
Chưa, vì theo điều 71 HP 2013 quy định cần ít nhất 2/3 tổng số đại biểu QH biểu quyết kéo dài
thì QH có quyết định kéo dài 1 năm.
Điều 34: Tại kỳ họp thứ nhất của QH, UBTVQH đã giới thiệu ông A để qh bầu giữ chức CTN.
Sau đó, đại biểu QH B đã tự ứng cử vào chức vụ chủ tịch nước. Trong trường hợp này, theo quy
định của pháp luật hiện hành, cơ quan, người có thẩm quyền sẽ xử lý như thế nào?
Chọn B, căn cứ theo điều 87 HP 2013, “ Chủ tịch nước do QH bầu trong số đạ biểu QH”.

Điều 35: Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu anh (chị) là đại biểu QH và đang sinh hoạt
tại đoàn đại biểu QH tỉnh Bình Phước nhưng vì lý do công tác nên muốn chuyển sinh hoạt đoàn
đại biểu quốc hội tỉnh Bình Dương:
A, Anh chị phải gửi đơn đến: Hội đòng bầu cử quốc gia, thường trực HĐND cấp trên trực tiếp,
ban thường trực ủy ban mặt trận tổ quốc VN, Uỷ ban bầu cử cùng cấp.
B, Chủ thể có quyền quyết định việc chuyển sinh hoạt đoàn đại biểu của hội của anh (chị)
là:Quốc hội( điều 38 luật tổ chức QH 2014)
Điều 36: Theo quy định của HP và pháp luật hiện hành, nếu là đại biểu QH, anh (chị) sẽ xử lý
như thế nào?
A, nếu muốn chất vấn thủ tướng chính phủ trong thời gian QH không họp:
Hỏi tại kỳ họp của UBTVQH (DD32 luật tổ chức QH 2014)
B, nếu không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn của thủ tướng chính phủ: chất vấn lại tại phiên
họp của QH, UBTVQH hoặc gửi bản chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.
Điều 37: Theo quy định của HP và pháp luật hiện hành, cơ quan, người có thẩm quyền sẽ xử lý
ra sao nếu:
A, có 20% đại biểu qh kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm đối với một đại biểu nào đó?
Ban thường vụ QH báo cáo để QH xem xét, quyết định.( điều 30, khoản 3 luật tổ chức QH
2014)
B, Bộ trưởng đó không đạt quá nửa số phiếu tín nhiệm của đại bieur QH trong cuộc bỏ phiếu tín
nhiệm tại QH: bộ trưởng đó có thể xin từ chức( điều 13, khoản 2 luật tổ chức QH 2014).


Điều 38: Theo quy định của HP hiện hành, cơ quan người có thẩm quyền sẽ xử lý như thế nào
nếu chủ nhiệm Văn phòng CP chỉ được 40% số phiếu tín nhiệm trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm
tai QH: ChỦ nhiệm văn phòng CP xin từ chức theo quy định tại khoản 2 diều 13 luật tổ chức
QH 2014




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×