Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC LỚP 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.14 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC
A.

LỚP THÚ

1.

Đặc điểm chung của lớp thú



Đặc điểm chung
- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.
- Có lông mao.
- Bộ răng phân hoá thành 3 loại (răng cửa, răng nanh, răng hàm).
- Thai sinh và nuôi con bằng sữa.
- Tim 4 ngăn 2 vòng tuần hoàn.
- Bộ não phát triển.
- Là động vật hằng nhiệt.



Đặc điểm sai khác của cùng một loài thú ở các môi trường sống khác nhau: đới nóng,
đới lạnh, nhiệt đới
Đặc điểm môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới các loài thú. Môi trường sống ảnh hưởng
đến sự phát triển, tiến hóa, sinh trưởng và sự tồn tại của các loài thú tùy vào đặc điểm thích
nghi của từng loài. Với cùng một loài thú, sống ở các môi trường khác nhau chúng có thể
hình thành một số đặc điểm khác nhau, những đặc điểm khác nhau này nảy sinh do các yều
cầu thích nghi với môi trường




Đặc điểm sinh sản của lớp thú
a ,Hình thức sinh sản: đẻ trứng, đẻ con
Ưu điểm: có được sự bảo vệ tốt hơn; hạn chế: số lượng con cho mỗi lần sinh sản ít

2.

Phân loại thú
Đặc điểm nhận biết các bộ thú
a , Bộ ăn thịt: Bộ thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt như răng cưa ngắn, sắc để dóc
xương, răng nanh lớn dài nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi.
Các ngón chân có vuốt cong dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm giúp chúng săn mồi, bắt
mồi như hổ,mèo, báo,..
b, Bộ guốc chẵn: gồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống
đàn, có loài ăn tạp, ăn thực vật, nhiều loài nhai lại như lợn, bò, hươu,..
c, Bộ guốc lẻ: gồm thú móng guốc có 3 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không


nhai lại, không có sừng, sống đàn( ngựa); có sừng sống đơn độc như tê giác 3 ngón
Tại sao thú có khả năng sống ở nhiều môi trường?
Vì: - Thú là động vật hằng nhiệt. Hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ.
- Có bộ lông mao, tim 4 ngăn. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ.
- Diện tích trao đổi khí ở phổi rộng. Cơ hoành tăng cường hô hấp.
- Hiện tượng thai sinh đẻ con và nuôi con bằng sữa, đảm bảo thai phát triển đầy đủ trước và
sau khi sinh.
- Hệ thần kinh có tổ chức cao. Bán cầu não lớn, nhiều nếp cuộn, lớp vỏ bán cầu não dày giúp
cho hoạt động của thú có những phản ứng linh hoạt phù hợp với tình huống phức tạp của môi
trường sống.
Vai trò thú
- Cung cấp thực phẩm: Trâu, bò, lợn,...

- Sức kéo: Trâu, bò, ngựa,...
- Cung cấp nguồn dược liệu quí: sừng, nhung của hươu,
nai, mật gấu,...
B.

SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT

1.

Tiến hóa về cơ quan di chuyển

- Làm đồ mĩ nghệ có giá trị: ngà voi, da, lông hổ,
- Làm vật liệu thí nghiệm: chuột nhắt, khỉ,...
- Tiêu diệt ngặm nhấm có hại: chồn, cày,...

Trong sự phát triển của giới động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động, di chuyển là sự
phức tạp hóa từ chưa có chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận đảm nhiệm các chức năng
khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
2.

Tiến hóa về tổ chức cơ thể
+ Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi qua toàn bộ da → mang đơn giản →mang da và phổi
→ phổi
+ Hệ tuần hoàn: chưa có tim → tim chưa có ngăn →tim có 2 ngăn →3 ngăn → tim 4 ngăn
+ Hệ thần kinh từ chưa phân hóa → đến thần kinh mạng lưới →chuỗi hạch đơn giản → chuỗi
hạch phân hóa (não, hầu, bụng ) → hình ống phân hóa não, tuỷ sống.
+ Hệ sinh dục: chưa phân hóa → tuyến sinh dục không có ống dẫn → tuyến sinh dục có ống
dẫn.
Tiến hóa về sinh sản,sự hoàn chỉnh hình thức sinh sản hữu tính thể hiện ở các mặt sau: sự thụ
tinh, đẻ trứng hay đẻ con, sự phát triển phôi có biến thái hay trực tiếp, không nhau thai hoặc

có nhau thai. Ngoài ra còn thể hiện ở tập tính chăm sóc trứng, con


3. Cây phát sinh giới động vật
a , Bằng chứng tiến hóa: Bằng chứng hóa thạch đã chứng minh nguồn gốc phát sinh các loài
b , Thứ tự tiến hóa của một số loài động vật:

Động vật nguyên sinh→ruột khoang→giun dẹp→giun tròn→giun đốt→thân
mềm→chân khớp→động vật có xương sống
Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật ?
TRẢ
LỜI
- Cây phát sinh động vật phản ánh quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. Qua cây phát sinh
thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh
được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.
C.

ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

1.

Đa dạng sinh học



Khái niệm,mức độ
- Đa dạng sinh học được định nghĩa là “sự khác biệt giữa các sinh vật tồn tại trong tất cả các
nguồn bao gồm các hệ sinh thái trên cạn, biển, các hệ sinh thái dưới nước khác và các tập hợp
sinh thái mà chúng là một phần
Đa

dạng
sinh
học
được
biểu
thị
bằng
số
lượng
- Sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống khác nhau.

loài

- Các mức độ: Các môi trường có khí hậu khắc nghiệt như đới lạnh, hoang mạc thì độ đa
dạng thấp còn những môi trường nhiệt đới nóng ẩm thì độ đa dạng cao


Vai trò ý nghĩa
- Cung cấp thực phẩm→nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con
người
- Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị
- Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo
- Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc
- Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu
Tính đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam
Độ đa dạng sinh học đang giảm sút mạnh, nhiều loài động vật có có nguy cơ bị tuyệt chủng,
số lượng các cá thể loài và số lượng loài đang giảm sút do tác động của con người. Nạn phá
rừng, khai thác gỗ bừ bãi,xây dựng đô thị làm mất môi trường sống của động vật; việc săn
bắn buôn bán các động vật quý hiếm là nguyên nhân dẫn đến nhiều loài động vật có nguy cơ
tuyệt chủng; việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, xả thải công nghiệp, khai thác dầu khí đang



gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các loài sinh vật
* Bảo vệ đa dạng sinh học: - Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi
- Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa
dạng về loài



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×