Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ung thư và cơ chế miễn dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.42 KB, 19 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CNSH & KTMT



MIỄN DỊCH HỌC

UNG THƯ VÀ
CƠ CHẾ MIỄN DỊCH

GVHD: NGUYỄN THỊ KIM ANH
NHÓM: 3

TP. HCM, tháng 4 năm 2016


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Trần Hạ Nghi

2008140452

2



Dương Thị Diễm My

2008140398

3

Huỳnh Thị Duyên

2008140052

4

Văn Mỹ Diệu

2008140436

5

Phan Thị Kim Ngân

2008140422


MỤC LỤC


A.

LỜI MỞ ĐẦU


Trong cơ thể mỗi con người chúng ta đều có sẵn cơ chế loại bỏ những vi khuẩn gây
bệnh, virus, nấm, ký sinh trùng hay những tác nhân có hại bên ngoài, không cho chúng
xâm nhập vào cơ thể. Cơ chế này có tên gọi là “immune system” ( hệ miễn dịch ). Hệ
miễn dịch được ví như “hàng rào bảo vệ cơ thể” giúp biến đổi các tác nhân có hại bên
ngoài thành vô hại. Chẳng hạn như một khi virus cảm cúm đã xâm nhập vào cơ thể,
nếu hệ miễn dịch của người đó mạnh thì virus gây bệnh đó sẽ bị “đánh đuổi” ra ngoài.
Ngược lại, nếu hệ miễn dịch của người đó yếu thì sẽ không đủ khả năng loại bỏ virus
cảm cúm ra ngoài, do đó chúng sẽ gây bệnh cho cơ thể.
Như chúng ta đã biết, ung thư là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao đứng
đầu thế giới. Trong hàng thế kỷ qua, việc điều trị ung thư đều dựa trên phương pháp xạ
trị, hoá trị, phẩu thuật cắt bỏ khối u,… gây tổn thương cho các tế bào lành, thậm chí
còn diệt cả những tế bào lành đang hoạt động bình thường.
Một câu hỏi đặt ra: Liệu rằng có phương pháp nào điều trị ung thư mà các tế bào
lành không bị huỷ hoại trong khi vẫn có thể tiêu diệt hiệu quả các tế bào ung thư hoặc
khống chế khả năng phát triển nhanh chóng của các khối u ung thư?
Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới chứng minh những người có miễn dịch tự
nhiên mạnh thì khả năng mắc ung thư thấp hơn. Thâm chí ngay cả khi mắc ung thư, cơ
thể cũng có khả năng chống chọi với bệnh tật tốt. Từ đó đã đưa đến một ý tưởng rằng
có thể sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để kiểm soát và chống lại ung thư.
Vậy nếu cơ thể chúng ta đã có hệ miễn dịch vậy thì tại sao lại có sự xuất hiện của
căn bệnh ung thư? Và đối với những tế bào do cơ thể sinh ra như tế bào ung thư, hệ
miễn dịch sẽ hoạt động theo cơ chế như thế nào để chống lại chúng? Chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu mối liên hệ giữa Ung thư và cơ chế miễn dịch trong bài tiểu luận này.

Nhóm 3

Page 4



B.
I.

NỘI DUNG

KHÁI QUÁT VỀ CĂN BỆNH UNG THƯ
1. Ung thư là gì?
Ung thư (cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ánh
những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào
bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát,
xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết
hay mạch máu. Di căn là nguyên nhân ngây tử vong chính của ung thư.
Bệnh ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào trên cơ thể. Có nhiều loại ung
thư, có thể bắt đầu ở phổi, vú, đại tràng, hoặc thậm chí trong máu. Các loại ung thư
có thể phát triển và lan rộng theo nhiều cách khác nhau. Các tế bào ung thư trong
phổi có thể di chuyển đến xương và phát triển ở đó. Khi các tế bào ung thư lan
rộng, hiện tượng này được gọi là di căn. Khi ung thư phổi lan đến xương, nó vẫn
được gọi là ung thư phổi và khi đó các tế bào ung thư trong xương nhìn vẫn giống
như các tế bào ung thư trong phổi, nhưng không được gọi là ung thư xương trừ khi
nó bắt đầu từ trong xương.
2. Khối u là gì?
Hầu hết các bệnh ung thư hình thành một cục u được gọi là khối u hoặc bướu.
Nhưng không phải tất cả các cục u đều là ung thư. Bác sĩ sẽ lấy ra một phần của
khối u và kiểm tra nó để tìm hiểu xem có phải là ung thư không.
Những khối u mà không phải là ung thư được gọi là lành tính. Những khối u mà
là ung thư được gọi là ác tính. Có một số loại ung thư, như bệnh bạch cầu (ung thư
máu), không hình thành các khối u. Ung thư này phát triển trong các tế bào máu
hay tế bào khác của cơ thể.
3. Nguyên nhân ung thư
Ung thư xuất phát từ một tế bào đơn lẻ, đơn vị cơ bản của sự sống. Sự chuyển

dạng từ một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư là một quá trình nhiều
giai đoạn, từ một tổn thương tiền ung thư đến khối u ác tính. Những thay đổi này là

Nhóm 3

Page 5


kết quả tương tác giữa các yếu tố di truyền của một người và các loại tác nhân bên
ngoài, bao gồm:
-

-

Các tác nhân sinh ung vật lý: tia cực tím, bức xạ ion hoá,..
Các tác nhân sinh ung hoá học: như a-mi-ăng (asbestos), các thành phần của
khói thuốc lá, aflatoxin (một chất nhiểm bẩn thức ăn), arsenic (một chất
nhiễm bẩn thức uống),…
Các tác nhân sinh ung sinh học: nhiễm trùng một số virus, vi khuẩn hay ký
sinh trùng

Hình 1. Khói thuốc lá gây ung thư phổi
Mặc dù phát triển từ các tế bào bình thường, nhưng khi trở thành tế bào ung thư
thì các tế bào này sẽ trở nên khác biệt. Tế bào ung thư cũng có một lớp protein đặc thù
bao phủ lên màng tế bào của chúng nên lớp vỏ protein này được coi là những chất bất
thường trên bề mặt tế bào. Khi đó, chúng trở thành “kẻ xa lạ” với cơ thể và hệ miễn
dịch sẽ coi tế bào ung thư là kẻ xâm nhập nên sẽ phát động phản ứng miễn dịch tấn
công tiêu diệt chúng.
Vấn đề chính là các tế bào ung thư đều có nguồn gốc từ tế bào bình thường mà
ra. Chúng thường được coi như “những kẻ phản bội” trong “hàng ngũ tế bào lành”. Do

đó khi mới hình thành, tế bào ung thư thường có rất ít sự khác biệt so với tế bào bình

Nhóm 3

Page 6


thường nên hệ miễn dịch gặp khó khăn trong việc nhận diện kẻ phản bội hơn so với
“kẻ ngoại lai” xâm nhập từ bên ngoài (như virus, vi khuẩn,…).
Bên cạnh đó, ngay cả khi nhận dạng được tế bào ung thư, nhưng do hệ miễn dịch bị
yếu, chức năng bị suy giảm thì các đáp ứng miễn dịch cũng không đủ mạnh để tiêu diệt
chúng, và bản thân các tế bào ung thư cũng có thể lẫn tránh, chống lại sự kiểm soát của
hệ miễn dịch. Do vậy, khi hệ miễn dịch trở nên yếu kém thì khả năng cơ thể phát hiện
và chống lại ung thư khó khăn hơn.
4. Sự tăng sinh của tế bào ung thư trong cơ thể
Phân chia tế bào (tăng sinh) là quá trình sinh lý xảy ra trong những điều kiện
nhất định ở hầu hết các mô trong cơ thể sinh vật đa bào. Bình thường sự cân bằng
giữa tốc độ của quá trình tăng sinh và quá trình chết của tế bào được điều hòa một
cách chặt chẽ để đảm bảo cho tính toàn vẹn của cơ quan và mô. Tuy nhiên khi các
tế bào xảy ra đột biến trong DNA, chúng có thể phá vỡ cơ chế điều khiển này và
gây ra ung thư.

Hình 2. Sự phân chia của tế bào ung thư
Sự tăng sinh không kiểm soát và thường là nhanh chóng của tế bào sẽ tạo thành
các khối u lành tính hay khối u ác tính (ung thư).
Ban đầu, các tế bào ung thư phát sinh ở 1 vị trí, sau đó, các tế bào ác tính di
chuyển đến nơi khác trên cơ thể, sinh sống, phát triển ở đó tạo nên các tế bào ác
tính mới

Nhóm 3


Page 7


Hình 3. Sự di chuyển của tế bào ác tính
II.

Cơ chế chống lại ung thư của hệ thống miễn dịch

Hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ cơ thể trước bất kỳ một “kẻ lạ mặt” nào xuất
hiện trong cơ thể. Có thể là những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như vi khuẩn, nấm,
virus,… và cũng có thể là “nội sinh” như tế bào ung thư. Hệ miễn dịch làm việc không
ngừng suốt ngày đêm để theo dõi và nhận biết những chất lưu hành trong cơ thể. Bất kì
một tác nhân mới nào mà không được công nhận bởi hệ miễn dịch thì nó sẽ đưa ra báo
động và tạo một chuỗi các đáp ứng miễn dịch để tấn công chất đó.
Các tế bào ung thư cũng có sự khác biệt so với các tế bào bình thường của cơ
thể, chúng thường được bao phủ bởi ột lớp protein trên bề mặt tế bào nên có sự khác
biệt với tế bào lành. Khi đó chúng trở thành lẻ xa lạ với cơ thể và sẽ bị các tế bào miễn
dịch tấn công tiêu diệt.
1. Tế bào lympho (lymphocyte)
Là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch, các tế bào lympho rất phổ biến trong
hệ bạch huyết. Trong máu có ba loại lymphocyte: tế bào B (B-cells), tế bào T (Tcells) và các tế bào giết tự nhiên (natural killer cell – NK cells)
a. T-cells và B-cells.
Cả hai loại tế bào này đều được sản xuất trực tiếp từ tủy xương.
o B-cells phát triển trong tuỷ xương và lá lách, sản sinh kháng thể (antibodies) hay

còn gọi là kháng thể huyết thanh (immune globulins ) nhằm chống lại các tác
nhân có hại ở môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể, kể cả các tế bào ung thư.
Nhóm 3


Page 8


o T-cells trưởng thành ở tuyến ức, không sản xuất kháng thể. Tế bào hỗ trợ T-cells

này tạo ra các hoạt chất sinh học có lên gọi là Lymphokine (chất hoạt hóa tế bào
Lympho). Hoạt chất này dẫn đến quá trình sản xuất kháng thể của B-cells.
Suppressor T-cells (tế bào ức chế T) là nơi ra lệnh ngừng hay tiếp tục tấn công
để loại bỏ các tế bào có hại bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, vì một khi không còn các
tác nhân gây hại nhưng quá trình loại bỏ không chấm dứt, sẽ sinh ra hiện tượng bảo vệ
quá mức không cần thiết và gây hư hỏng các bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài ra,
Killer T-cells là tế bào miễn dịch trực tiếp tiêu diệt các tác nhân “thù địch” trong cơ
thể.

Hình 4. Tế bào miễn dịch tấn công tế bào ung thư
b. NK cells
Các tế bào giết tự nhiên tấn công các tế bào khối u và các tế bào bị nhiễm virus
theo cách giống như các tế bào lympho. Nhưng trong khi mỗi tế bào lympho chỉ có thể
nhận biết và tấn công các tế bào bị nhiễm bởi một loại virus nào đó, thì các tế bào giết
tự nhiên có thể tấn công ở phạm vi lớn hơn.
Nghiên cứu cho thấy các tế bào NK hoạt động tự do không cần phải nhận lệnh
từ bất cứ tế bào nào khác. Chúng có tên gọi là Killer (kẻ tiêu diệt) vì chúng sẽ lập tức
tiêu diệt bất cứ tác nhân lạ nào trong cơ thể mà chúng bắt gặp mà không cần sự mẫn
cảm nào trước đó.
Tế bào NK tiếp xúc màng trực tiếp với tế bào ung thư một cách không đặc hiệu
và không phụ thuộc vào kháng thể, tuy nhiên một số trường hợp tế bào NK lại bộc lộ
các thụ thể trên màng dành cho đầu tận cùng C của phân tử kháng thể. Các tế bào NK
này có thể gắn vào các kháng thể kháng ung thư đã gắn trên bề mặt tê bào ung thư sau
Nhóm 3


Page 9


đó phá huỷ tế bào ung thư này. Quá trình này được gọi là hiệu quả ADCC – gây độc tế
bào bởi tế bào phụ thuộc kháng thể.

Hình 5. Hiện tượng ADCC
Do vậy, người ta nhận thấy rằng các tế bào NK đóng vai trò quan trọng trong
đáp ứng chống lại các tế bào ung thư, giết chết tế bào ung thư bởi một số yếu tố gây
độc do tế bào NK tiết ra.
Khoa học đã chứng minh, tất cả các tế bào ung thư đều cần phải có một thời
gian dài nhất định để tạo thành khối u và NK cells là tế bào miễn dịch thường xuyên
tấn công loại bỏ những tế bào bất bình thường có nguy cơ sẽ chuyển biến thành tế bào
ung thư.
2. Đại thực bào (macrophage)
Những tế bào vừa nêu trên, không phải là những “chiến binh” duy nhất có khả năng
chống lại tác nhân gây hại cho cơ thể, mà còn phải kể đến Macrophage. Là một thành
viên của hệ miễn dịch trong cơ thể,
Macrophage bảo vệ cơ thể bằng cách “nuốt chửng” những tế bào có hại. Vì lẽ đó,
Macrophage còn có tên gọi khác là phagocytes (thực bào).
Những nơi viêm là nơi tập trung nhiều bạch cầu, tại nơi đó bạch cầu thò chân
giả bắt giữ các vi khuẩn và mảnh tế bào chết. Các vật lạ lọt vào bào tương bằng cơ chế
nhập bào và bị các men bạch cầu tiêu huỷ. Nếu vật lạ được bao bằng bổ thể, tức là
được opsonin hoá thì dễ bị bắt giữ và làm tăng khả năng thực bào lên gấp hàng trăm
lần.

Nhóm 3

Page 10



Bạch cầu chứa đựng nhiều men có khả năng làm tiêu huỷ vi khuẩn và các vật lạ
mà bạch cầu bắt giữ. Các men phần lớn nằm trong các hạt lysosome của bạch cầu.
Các lysosome của đại thực bào chứa men bao bọc các vi khuẩn lao, phong và một số
vi khuẩn khác. Còn các bạch cầu trung tính chứa trong bào tương một số lượng lớn
lysosome và phagocytin là những chất huỷ diệt vi khuẩn rất mạnh.
Mặc khác, Macrophage sản sinh ra rất nhiều enzymes và cytokines, bao gồm:
interferons, interleukins và nhiều hoạt chất sinh học khác nhằm truyền tín hiệu đến cho
T-cells về sự hiện diện của các tác nhân không tốt đối với cơ thể.
Ngoài tiết enzyme, các đại thực bào hoạt hoá còn tiết chế các yếu tố hoà tan như
yếu tố gây hoại tử khối u (TNF) – yếu tố này có thể giết chết một số loại tế bào. Bằng
việc tiết chế các yếu tố gây độc đã cho thấy các đại thực bào cũng góp phần gây thoái
biến ung thư.
3. Các cytokine gây viêm
Suy mòn do ung thư là một quá trình viêm liên quan đến các yếu tố được phóng
thích từ khối u cũng như các quá trình được khởi phát bởi đáp ứng miễn dịch của vật
chủ chống lại sự hiện diện của khối u.
Các cytokine đóng vai trò là các chất trung gian của đáp ứng vật chủ. Sự hiện
diện của khối u khiến hệ miễn dịch của cơ thể kích hoạt một đáp ứng viêm, là một
phần của tiến trình trị thương của cơ thể trong khi đau ốm hay sau phẫu thuật. Thường
thì đáp ứng viêm tự hạn chế và giảm khi sự trị thương tiến hành nhưng đôi khi vượt
ngoài tầm kiểm soát như trong trường hợp bệnh ung thư.
Đáp ứng viêm được kích hoạt bởi sự phóng thích các protein điều tiết của các tế
bào thuộc hệ miễn dịch vào dòng máu. Các protein điều tiết này được gọi là các
cytokine gây viêm, là các protein nhỏ khởi đầu cho sự xuất hiện của các dấu hiệu và
triệu chứng chính của suy mòn do ung thư.
Các cytokine sơ cấp liên quan là:
o
o
o


Yếu tố gây hoại tử khối u (TNF-α – tumor necrosis factor).
Interleukin -1 (IL-1).
Interleukin – 6 (IL-6)
a. Yếu tố gây hoại tử khối u TNF-α

TNF là chất trung gian chính của phản ứng viêm cấp chống vi khuẩn gram âm
và một số vi sinh vật khác. TNF đồng thời cũng là chất chịu trách nhiệm về nhiều biến
chứng toàn thân của nhiễm trùng nặng. TNF lần đầu tiên được tìm thấy trong huyết
Nhóm 3

Page 11


thanh động vật xử lý với nội độc tố vi khuẩn (LPS) và có tác dụng gây ra sự hoại tử
của các khối u trong cơ thể khi hiện diện với lượng lớn
TNF-α được sản xuất chủ yếu bởi đại thực bào, sau đó đi vào máu rồi đến các
mô và cơ quan khác, TNF-α còn được tổng hợp trong các tế bào NK, lympho T và một
vài dòng tế bào ung thư.
Một điều đáng chú ý là TNF-α hoạt hóa 1 số protein nội bào để tạo nên hiện
tượng chết lập trình (apoptosis) hoặc kích thích biểu hiện gen.
TNF-α gây hoại tử (chết) của tế bào khối u và có một loạt các tác động tiền
viêm. Yếu tố hoại tử khối u là một cytokine đa chức năng với các hiệu ứng trên chuyển
hoá lipid, đông máu, kháng insulin, và chức năng của các tế bào nội mô trong các
mạch máu.

Nhóm 3

Page 12



Hình 6. Hoạt tính sinh học của TNF
b. Tế bào sát thủ lymphokine hoạt hoá
Bao gồm: interleukin-12, interferon,...
-

Interleukin-12 được sinh ra bởi các đại thực bào và các tế bào B, nó có hiệu
quả hoạt hoá các tế bào T và các tế bào NK, do đó nâng cao tính hiệu quả của
việc tấn công các tế bào ung thư. Interleukin-12 cũng kích thích sự sản sinh
interferon-g nhờ các tế bào T và các tế bào NK.

-

Interferon-γ là một lymphokine (chất có hoạt tính sinh học) do các tế bào
lympho sinh ra. Nó là một “công nhân chăm chỉ”, không những tấn công các
virut và các tế bào ung thư một cách hiệu quả mà còn kích thích các đại thực
bào và các tế bào NK. Ngoài ra, interferon-γ còn được sử dụng rộng rãi như
một loại thuốc để chữa bệnh viêm gan C mãn tính và ung thư thận. Interferon

Nhóm 3

Page 13


(một loại protein có tác dụng ngăn ngừa không cho tế bào đã bị nhiễm virus
tăng trưởng và phát triển về kích thước và số lượng)
Tất cả những thông tin trên chắc cũng đã cho các bạn một khái niệm tổng quát
về hoạt động của cơ chế “phòng thủ” sinh học của cơ thể. Một khi những tế bào miễn
dịch này còn hoạt động bình thường thì lúc đó chúng sẽ tấn công tiêu diệt hết những vi
khuẩn , virus gây bệnh và hơn nữa là những tế bào ung thư nhằm mục đích bảo vệ cơ

thể con người khỏi bệnh tật.
III.

Sự lẫn tránh của các tế bào ung thư

Theo nguyên lý sinh học, hệ thống miễn dich của con người có khả năng phát
hiện và tiêu diệt các tế bào bất thường, tế bào ung thư, và có thể ngăn chặn sự phát
triển của nhiều loại ung thư qua các kháng thể và đại thực bào.
Tuy nhiên, các tế bào ung thư là đôi khi có thể để tránh bị phát hiện và bị phá
hủy bởi hệ thống miễn dịch của con người theo ba nguyên tắc sau:
-

Làm giảm sự “phô bày” tính kháng nguyên khối u trên bề mặt của chúng, đây là
giai đoạn đầu tiên và cực kỳ quan trọng giúp hệ miễn dịch phát hiện “kẻ lạ” để
tiêu diệt chúng, không phát hiện được kháng nguyên (kẻ lạ) thì không thể có các
công đoạn tiếp theo.

-

Các protein trên bề mặt tế bào ung thư gây bất hoạt các tế bào trách nhiệm miễn
dịch.

-

Chế tiết ra vi môi trường chung quanh các chất ức chế đáp ứng miễn dịch và thúc
đẩy sự tăng sinh tế bào khối u và giúp tế bào ung thư sống còn.
Do thường bị tấn công nên các tế bào ung thư có cơ chế lẩn tránh hoặc ẩn mình

trước hệ miễn dịch. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho
ung thư tồn tại và phát triển trong cơ thể. Chúng lẩn tránh theo các phương thức cụ

thể như sau:

Nhóm 3

Page 14


o Thứ nhất, tiết ra một protein gọi là Cd47 với số lượng lớn (được sản xuất trên

vách tế bào của chúng). Những protein này phát tín hiệu cho các tế bào miễn
dịch, đại thực bào là không ăn hay giết chúng.
o Thứ hai, chúng sẽ tiết ra một loại men gọi là enzyme Nagalase, enzyme này

kéo một phân tử đường ra khỏi một protein gọi là Ge. Loại enzyme này giúp
tế bào ung thư “tàn hình” trước đại thực bào. Các virus cũng kích thích sản
xuất enzyme này trong tế bào mà chúng đang kí sinh để chống lại các tế bào
miễn dịch. Khi có nhiều enzyme này, các đại thực bào sẽ bị giảm khả năng
hoạt động hoặc bị bất hoạt do đó chúng bị “mù” trước tế bào ung thư.
Hệ miễn dịch hoạt của con người hoạt động rất mạnh mẽ, tuy nhiên tế bào ung thư
vẫn xuất hiện. Đó là vì hệ miễn dịch của cơ thể cũng yếu đi theo tuổi tác. Sức khỏe của
con người hoạt động sung mãn nhất ở khoảng 20 tuổi, rồi sau đó sẽ yếu dần đi theo
năm tháng. Ví dụ điển hình, lúc các bạn còn trẻ nếu bị một vết thương nhỏ thì chúng sẽ
lành và mờ đi nhanh chóng. Ngược lại khi tuổi càng cao thì vết thương sẽ tồn tại trong
cơ thể lâu hơn. Tương tự như vậy, hệ miễn dịch cũng yếu dần theo tuổi tác, lúc đó
chúng sẽ không còn đủ khả năng chống lại bệnh tật phát triển trong cơ thể.
Tuổi già không phải là yếu tố duy nhất làm suy giảm hệ miễn dịch. Có một số
yếu tố khác đi kèm. Số lượng các tế bào có khả năng miễn dịch có thể giảm hoặc chức
năng loại bỏ “oxi hoat động” có hại cho cơ thể của các tế bào này hoạt động kém đi.
Ngoài ra, nhiễm bẩn thực phẩm trong cuộc sống hiện đại và môi trường do các chất
hóa học được sản xuất và được thải ra với số lượng tương đối lớn cũng là yếu tố dẫn

đến suy giảm hệ miễn dịch. Căng thẳng cũng là một trong các nguyên nhân. Những
nhân tố này gia tăng và làm suy yếu hệ miễn dịch cơ thể của chúng ta.
IV.

Ứng dụng trong dự điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch trị liệu

Để chống lại ung thư một cách hiệu quả thì cần phải có các hoạt chất có thể tác
động lên cả 2 phương thức lẩn tránh hệ miễn dịch. Điều này được hiểu là phải
giúp cơ thể giảm thiểu sản xuất và xuất hiện của protein Cd47 ở màng tế bào ung
thư, đồng thời phải làm cho các tế bào ung thư giảm sản xuất enzyme Nagalase
để khi đó, đại thực bào của hệ miễn dịch dễ dàng nhận ra kẻ thù và nuốt chúng.
Cơ sở này cho thấy rằng, tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch là ưu tiên số
một đối với người sống với ung thư và những ai muốn dự phòng ung thư. Đến
nay, y học hiện đại đã khẳng định rằng một hệ miễn dịch khoẻ mạnh là mấu chốt
để đánh bại, đẩy lùi ung thư cũng như nhiều căn bệnh nan y khác.
Nhóm 3

Page 15


Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được rất nhiều hoạt chất để tăng cường
vai trò của hệ miễn dịch để điều chỉnh ung thư trên các phương diện:
Tăng số lượng tế bào miễn dịch, giúp nhận diện các tế bào ung thư và
khối u.
o Kích thích các tế bào miễn dịch để chúng “hung hăng hơn” trong việc
tiêu diệt tế bào ung thư và tấn công các khối u ung thư.
o Ngăn chặn di căn và khống chế khả năng phát triển của khối u ung thư.
o

Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu phòng và chữa trị ung thư

bằng liệu pháp miễn dịch:
 Chặn các protein ức chế miễn dịch (Immune checkpoint modulators)

Khi các protein “kiểm soát” miễn dịch bị ngăn chặn khả năng tiêu diệt các tế bào ung
thư được gia tăng.
Một số thuốc ức chế “kiểm soát” miễn dịch đã được FDA phê duyệt gồm: ipilimumab
(Yervoy®), chặn protein CTLA4; nivolumab (Opdivo®) và pembrolizumab
(Keytruda®), chặn hoạt động của protein PD-1.
 Tế bào miễn dịch

Đang được thực hiện với tế bào chuyển giao nuôi (adoptive cell transfer, ACT), tế bào
lympho khối u xâm nhập (tumor-infiltrating lymphocytes, TILs), tế bào T thụ thể
kháng nguyên khảm (chimeric antigen receptor, CAR T-cell)…
 Kháng thể

Các kháng thể điều trị, phức hợp kháng thể thuốc (antibody–drug conjugates, ADC),
đã được chứng minh và được FDA chấp thuận như: ado-trastuzumab emtansine
(Kadcyla®) để điều trị một số loại ung thư vú, brentuximab vedotin (Adcetris®) và
ibritumomab tiuxetan (Zevalin®) Hodgkin, B lymphoma…..
 Vắc xin

Các loại vắc xin này thường được làm từ các tế bào ung thư của chính bệnh nhân hoặc
từ chiết xuất tế bào chất của khối u. Năm 2010, FDA đã phê chuẩn vắc-xin trị ung thư
đầu tiên, sipuleucel-T (Provenge®), để sử dụng trong một số nam giới bị ung thư tuyến
tiền liệt di căn. Vắc xin điều trị khác đang được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm
sàng để điều trị một loạt các bệnh ung thư, bao gồm cả não, vú, và ung thư phổi.

Nhóm 3

Page 16



/>
Nhóm 3

Page 17


C.

Nhóm 3

KẾT LUẬN
-

Tóm lại, đại thực bào, tế bào NK, nhân tố hoại tử khối u (TNF), tế bào
lymphokine hoạt hoá (interferon, interleukin - 12),… là những thành phần
quan trọng nhất của hệ miễn dịch tham gia tiêu diệt tế bào ung thư và đẩy
lùi ung thư.

-

Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch là một phương pháp chữa trị an
toàn, hiệu quả, không gây đau đớn cho người bệnh cũng như không gây
hạivà không tiêu diệu mô, tế bào khoẻ mạnh.

-

Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch không làm tổn hại đến các tê
bào lành, giúp ngăn chặn ung thư di căn, giúp bệnh nhân nhanh chóng

phục hồi sức khoẻ nhanh hơn các liệu pháp khác (xạ trị, hoá trị,…).

-

Việc tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch có ý nghĩa to lớn trong việc dự
phòng ung thư và nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

Page 18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nhóm 3

Page 19



×