Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.95 KB, 21 trang )

Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay kinh tế thị trường đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối
với nền kinh tế mỗi quốc gia, đưa mỗi đất nước phát triển.Tuy nhiên bên cạnh đó,
sự bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng. Dù là một nước xã hội
chủ nghĩa hay nước tư bản thì quyền con người vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.
Do vậy các quốc gia đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ quyền con người,
trong đó có BHXH. Có thể nói BHXH là một chính sách xã hội không thể thiếu
được của một quốc gia. Là một nước xã hội chủ nghĩa, với bản chất là nhà nước
của dân, do dân, vì dân, BHXH đã và đang ngày càng trở thành một công cụ hữu
hiệu để đất nước ta chống lại những khiếm khuyết do nền kinh tế thị trường mang
lại, bảo vệ quyền con người và đã thể hiện được tính ưu việt của chế độ ta-chế độ
xã hội chủ nghĩa. Nhưng để hoạt động được đòi hỏi BHXH phải có một nguồn tài
chính nhất định, đó là Qũy BHXH.
Trước đây quỹ BHXH nước ta thuộc ngân sách Nhà nước, người lao động
không phải đóng BHXH nhưng vẫn được hưởng. Từ khi quỹ BHXH tách khỏi
ngân sách Nhà nước trở thành một nguồn quỹ độc lập thì quỹ thực hiện theo
nguyên tắc có đóng-có hưởng, Nhà nước chỉ hỗ trợ khi cần thiết. Nếu ngân sách
không cấp kinh phí để chi cho đối tượng thời gian tham gia công tác trước ngày
1/1/1995 không phải đóng BHXH thì quỹ BHXH sẽ nhanh bị thâm hụt. Việc xây
dựng quỹ BHXH ngày càng lớn , quản lý quỹ BHXH hiệu quả là điều mà Nhà
nước luôn hướng tới. Tuy nhiên trong thực tế, luôn tồn tại rất nhiều khó khăn cho
những người làm công tác quản lý.
Nhận thấy tầm quan trọng BHXH, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
hiện nay” làm đề tài thảo luận của mình.

Page 1



Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

Nhóm 8

Đề tài: Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã
hội ở Việt Nam hiện nay.
Phần 1: Những vấn đề chung về BHXH và Qũy BHXH
1.1 Những vấn đề chung về BHXH
1. Khái niệm
2. Một số nội dung cơ bản về bảo hiểm xã hội.
3. Vai trò chức năng của BHXH
1.2 Quỹ bảo hiểm xã hội
1. Khái niệm
2. Nguồn hình thành quỹ BHXH
3. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc Quản lý quỹ BHXH
Phần 2: Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm ở Việt Nam
hiện nay.
1.Đánh giá về nguồn thu quỹ BHXH
2. Cơ chế quản lý quỹ BHXH
1, Quản lý đối tượng tham gia BHXH
2,Chi quỹ BHXH
3,Hiệu quả và hạn chế trong việc sử dụng quỹ BHXH
3. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quỹ BHXH

Page 2


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

Phần 1: Những vấn đề chung về BHXH và Qũy BHXH

I. Những vấn đề chung về BHXH
1. Khái niệm
Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp,
hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Cũng có thể định nghĩa: Bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong
quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ nảo hiểm nhằm xử lý các rửi ro.
Các biến cố bảo hiểm, đảm bảo cho quá trình tái sản xuấ và đời sống xã hội được
ổn định và phát triển bình thường.
2.Một số nội dung cơ bản về bảo hiểm xã hội.
2.1Đối tượng BHXH :
-Là thu nhập của người lao động chứ không phải bản thân họ. Còn đối tượng đảm
bảo của BHXH là người lao động và gia đình họ theo quy định của pháp luật. Đối
tượng tham gia BHXH là người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước
trong một số trường hợp.
2.2 Nguyên tắc hoạt động:
- Người lao động phải có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình vào quỹ
BHXH một cách thường xuyên và đều đăn trong suốt thời gian lao động.
- Mức BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ
giữa những người tham gia BHXH;
- Mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương,
tiền công của người lao động. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở
mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp
hơn mức lương tối thiểu chung;
- Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời gian đóng
BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trên cơ sở thời gian đã
đóng BHXH;
- Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử
dụng đúng mục đích, được hoạch toán độc lập theo các qũy thành phần của BHXH

bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp;
- Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và
đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH
2.3Các chế độ BHXH
- Hiện nay pháp luật BHXH của Việt Nam quy định có 5 chế độ: chế độ trợ cấp
cho những trường hợp bị ốm đau (gọi tắt là chế độ ốm đau); chế độ BHXH cho lao
động nữ khi sinh con (gọi tắt là chế độ thai sản); chế độ trợ cấp BHXH cho người
lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (gọi tắt là chế độ TNLĐ &BNN);
Page 3


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

chế độ chôn cất và trợ cấp mất người nuôi dưỡng (gọi tắt là chế độ tử tuất); chế độ
bảo hiểm tuổi già (gọi tắt là chế độ hưu trí).
3. Vai trò chức năng của BHXH
Trong nền kinh tế thị trường, BHXH có vài trò vô cùng to lớn. Được thể hiện trên
các mặt sau:
Đối với người lao động, khi có sự cố bảo hiểm, những người tham gia bảo hiểm sẽ
được nhận một khoản tiền bảo hiểm nhất định để giảm bớt khó khăn về mặt tài
chính, tạo điều kiện suy trì mức sống đã đạt được. Như vậy, thực hiện tốt chính
sách bảo hiểm là tạo sự yên tâm cho người lao đọng trong quá trình lao động.
Hỗ trợ và thực hiện các biện pháp an toàn lao động, tạo điều kiện cải thiện, nâng
cao sức khỏe người lao động.
Đây là vai trò tích cực của bảo hiểm xã hội đối với người lao động vì nó vừa có thể
vừa nâng cao đời sống, sức khỏe cho con người lại ừa giảm được các khoản trợ cấp
về tai nạn nghề nghiệp, ..vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh bình
thường.
Đối với người sử dụng lao động, bảo hiểm xã hội góp phần điều hòa, hạn chế các
mâu thuẫn người sử dụng lao động và người lao động từ đó góp phần nâng cao

hiệu quả năng suất lao động của doanh nghiệp lên.
Đối với nhà nước, bảo hiểm xã hội là một trong những bộ phân quan trọng giúp
ngân sách nhà nước giảm chi tới mức tối thiểu nhưng vẫn giải quyết được khó
khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ được phát triển an toàn hơn.
Sử dụng nguồn tài chính nhàn rỗi để tham gia vào thị trường tài chính nhằm mục
đích bảo toàn và phát triển quỹ BHXH.
2. Quỹ bảo hiểm xã hội
2.1 Khái niệm
Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ giữ vị trí khâu tài chính trung gian trong hệ
thống tài chính quốc gia, được hình thành từ đóng góp của người lao động, chủ sử
dụng lao động và nguồn hỗ trợ của Nhà nước.Quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ
để tồn tại và phát triển. Mục đích chính của các chế độ BHXH là trợ cấp vật chất
cho người bảo hiểm khi gặp rủi ro đã được quy định trong luật.
2.2 Nguồn hình thành quỹ BHXH
Mỗi thời kỳ Nhà nước lại thay đổi chính sách thu quỹ BHXH, nhưng nói chung
quỹ BHXH dc hình thành từ những nguồn chính sau:
- Thu từ người sử dụng lao động
- Thu từ người lao động
- Ngân sách Nhà nước có sự hỗ trợ để đảm bảo thực hiện các chế độ đối với người
lao động.
-Các nguồn thu khác:
+ Tiền lãi từ việc thực hiện các phương án bảo toàn và phát triển quỹ BHXH
+ Thu từ các nguồn tài trợ của các tổ chức và các cá nhân
Page 4


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

2.3 Một số nguyên tắc cơ bản trong việc Quản lý quỹ BHXH
- Tài chính BHXH là một quỹ tồn tại và hoạt động độc lập, cơ chế thu luôn phải

đảm bảo cân đối, phải bảo toàn và phát triển quỹ để bảo đảm quyền lơi cho người
tham gia BHXH. Vì thế tổ chức quản lý điều hành quỹ BHXH phải được tôt chức
đọca lập trong phạm vi cả nước và chịu sự giám sát của nhà nước.
- Việc quản lý điều hành tăng trưởng quỹ phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn được
vốn, không làm vốn vị tổn thất mà phải làm cho vốn sinh lợi. Việc đầu tư vốn nhàn
rỗi của quỹ BHXH phải đảm bảo các yêu cầu :
+ Phải có lãi.
+ Phải đảm bảo chắc chắn có lãi, an toàn tuyệt đối, có khả năng thanh khoản cao.
+ Phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên chi trả cacs chế độ BHXH phát
sinh.
Phải đảm bảo quyền lợi của người lao động tương ứng với nghĩa vụ đóng góp của
họ. Trong nền kinh tế thị trường, người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế đều
bình đẳng hưởng chế độ BHXH.
- Hoạt động BHXH không mang tính chất kinh doanh mà mang tính chất của quỹ
tương hỗ bảo hiểm. Mục đích hoạt động của quỹ BHXH trước hết là vì quyền lợi
của người lao động, sau đó là bảo đảm an toàn cho xã hội và nền kinh tế.
- Việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế tạo và sử dụng quỹ BHXH phải trên cơ sở thực
trạng phát triển kinh tế- xã hội và cơ chế quản lý kinh tế- xã hội của đất nước.

Phần 2: Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo
hiểm ở Vn hiện nay.
Sự ra đời của BHXH Việt Nam gắn liền với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Lúc này chỉ có quỹ BHXH được 2 cơ quan là Tổng công đoàn và
Bộ Thương binh và xã hội quản lý.Việc thu nộp BHXH từ các cấp công đoàn cơ sở
lên các đơn vị công đoàn cấp trên tính theo phương pháp thu chênh lệch giữa số
phải nộp và số tạm ứng chi cho các chế chộ BHXH.
Mức thu ở thời kì này cũng có nhiều thay đổi, từ 1% lên 10% vào năm 1988 và
15% ở năm 1995. Công tác thu BHXH chủ yếu thuộc trách nhiệm của Ngành Lao
động Thương binh và Xã hội, nhưng tổ chức này k thể hoàn thành công tác thu
BHXH được, nên đã ký hợp đồng với các cơ quan tài chính để các cơ quan này thu

hộ. Sau đó các cơ quan này sẽ nhận dc 1 khoản lệ phí thu là 0.25 đến 0.5% Tổng số
tiền thu được. Như vậy phương thức thư trên đạt hiệu quả thấp. Chính vì vậy năm
1993 Chính sách thu BHXH đã được thay đổi. Theo quy định, hàng tháng cắc cơ
quan, các đơn vị đóng 15% tổng quỹ tiền lương để thực hiện BHXH, trong đó phần
Nhà nước thu theo kế hoạch là 8% nhưng thực tế chỉ thu được 20% của 8% để chi
cho các chế độ hưu trí.., còn lại 2% để lại cơ sở để trợ cấp khó khăn, Tổng Liên
Page 5


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

đoàn lao động Việt Nam thu 5% để chi cho 3 chế độ ốm đau, thai sản…nên mức
thu được quá thấp. Ngân sách Nhà nước bù năm sau cao hơn năm trước.
Như vậy trong suốt thời kỳ lịch sử của đất nước từ khi Nhà nước Cộng hoà dân chủ
Việt Nam ra đời đến hết năm 1994, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giai đoạn, chế
độ chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, công tác tổ chức thực hiện chế độ chính
sách bảo hiểm xã hội nói riêng cũng luôn thay đổi, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp,
song nhìn chung trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, việc tham gia bảo hiểm
xã hội được xác định bằng thời gian công tác hay gọi là thời gian cống hiến thì việc
xây dựng các chính sách bảo hiểm xã hội luôn được lồng ghép cùng với các chính
sách xã hội, chính sách kinh tế. Về cơ bản, chính sách bảo hiểm xã hội trong thời
kỳ này đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ và sứ mệnh của mình trong một thời kỳ dài.
Tuy nhiên, qua nhiều năm các văn bản pháp quy và văn bản hướng dẫn quá nhiều
nên không tránh khỏi sự chồng chéo, trùng lắp hoặc có những vấn đề không được
quy định, khó khăn cho việc thực hiện chế độ; có nhiều cơ sở cho việc vận dụng
gây nên mất công bằng xã hội; các văn bản tính pháp lý chưa thật cao, chủ yếu mới
ở dạng Nghị định, Điều lệ tạm thời, Quyết định, Thông tư. Về tổ chức bộ máy
thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội chưa tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi
chức năng hoạt động sự nghiệp của bảo hiểm xã hội, còn phân tán, hoạt động kém
hiệu quả, sự phối hợp để giải quyết các vướng mắc cho đối tượng gặp nhiều khó

khăn, mỗi cơ quan, đơn vị, ngành chỉ giải quyết một vài công việc hoặc khâu công
việc. Quỹ bảo hiểm xã hội thu không đảm bảo đủ chi, việc chi trả lương hưu và các
khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội thường xuyên bị chậm, ảnh hưởng lớn đến đời sống
của người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Ngày 26/01/1995, chính phủ đã ban hành nghị định 12/kèm theo điều lệ BHXH
Việt Nam và nghị định 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam. Kể từ đây, quỹ
BHXH Việt Nam được hình thành và dần đi vào quỹ đạo.Việc quản lý quỹ BHXH
đã có nhiều thay đổi, hoàn thiện hơn.

I.Đánh giá về nguồn thu quỹ BHXH
Năm 2006, Luật Bảo hiểm Xã hội ra đời, Một số quy định đã được thay đổi: Qũy
BHXH được chia thành 3 loại quỹ chính: Qũy bảo hiểm xã hội bắt buộc, Qũy bảo
hiểm xã hội tự nguyện, Qũy bảo hiểm thất nghiệpvới mỗi mức đóng góp có sự khác
nhau.
Qũy bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nguồn hình thành quỹ
1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 92 của Luật này.
Page 6


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

2. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 91 của Luật này.
3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
4. Hỗ trợ của Nhà nước.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Mức đóng và phương thức đóng
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động. Mức đóng và phương thức
đóng của người sử dụng lao động.
1. Hằng tháng, người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2

của Luật này đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất;
từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là
8%.
2. Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh
trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức
đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức
đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
3. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động quy định tại điểm e khoản 1
Điều 2 của Luật này do Chính phủ quy định. 1. Hằng tháng, người sử dụng lao
động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để
trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và
Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo
hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng
thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối
với mỗi người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng
thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
Page 7


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

3. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng

tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng
tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
Qũy bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nguồn hình thành quỹ
1. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 100 của Luật này.
2. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
3. Hỗ trợ của Nhà nước.
4. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Mức đóng và phương thức đóng:
Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo
hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt
mức đóng là 22%.
Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả
năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu
chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) Hằng quý;
c) Sáu tháng một lần.
Qũy bảo hiểm thất nghiệp
Mức đóng và phương thức đóng
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp.
2. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng
bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Page 8


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay


3. Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất
nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
4. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Thu BHXH bắt buộc
Quỹ ÔĐ, TS,
TNLĐ, BNN
Ghi chú
(4% quỹ tiền
lương)

Năm

Trong đó
Tổng
Quỹ
BHXH thu Quỹ hưu
được (20% trí, tử tuất
(16% tiền
tiền lương)
lương)
(tỷ đồng)
(tỷ đồng)

Năm 2008

30.810


24.802

6.008

với 7.055
29,7%

= 5.743
30,1%

37.011

29.609

Chi tiết
TT

1

Tăng
2007

so

Năm 2009
2

Tăng
2008


so

với 6.201
20,1%

= 4.730
19%

(tỷ đồng)

= 1.243
26,1%

=

7.402
= 1.471
24,8%

Ước thực
hiện
=

Như vậy, tổng quỹ thu BHXH bắt buộc năm sau đều cao hơn năm trước
nhưng thấp hơn tốc độ điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu và tổng số đối tượng
tăng thêm.
Số thu BHXH năm 2009 là 39.873,6 tỷ đồng (trong đó: 37.011,4 tỷ đồng thu
BHXH bắt buộc; 65,6 tỷ đồng thu BHXH tự nguyện; 2.796,6 tỷ đồng thu bảo hiểm
thất nghiệp), tăng 29,6% tương ứng 9.052 tỷ đồng so với năm 2008.
Năm 2008, số lãi đầu tư đã thu được gần 9 nghìn tỷ đồng với tỷ lệ lãi bình

quân năm là 11,76%. Năm 2009, số lãi ước thu được khoảng 8,4 nghìn tỷ đồng với
tỷ lệ lãi bình quân năm là 9,1% . Ước tính đến cuối năm 2009, tồn quỹ BHXH trên
95 nghìn tỷ đồng.
Hoạt động đầu tư quỹ BHXH đảm bảo an toàn và có khả năng thu hồi được khi
cần thiết. Tuy nhiên, hình thức đầu tư quỹ chủ yếu tập trung vào mua trái phiếu
Page 9


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

Chính phủ, cho ngân sách Nhà nước vay, cho các ngân hàng thương mại của Nhà
nước vay.
Ưu điểm
- Đối tượng tham gia đã được mở rộng
hơn so với trước đây (doanh nghiệp
ngoài quốc doanh có 10 lao động trở lên
phải tham gia đóng BHXH...)
- Công tác quản lý thu BHXH từng
bước đi vào nề nếp, người lao động và
người sử dụng lao động đã ý thức được
trách nhiệm quyền lợi của họ khi tham
gia BHXH.
- Công tác thu BHXH của các tỉnh,
thành phố ngày một hoàn thiện, tuyên
truyền vận động phối hợp với các ban
ngành liên quan trong việc thực hiện
công tác BHXH được đảm bảo. Một mặt
tích cực rà soát, tuyên truyền vận động
để tăng thêm đối tượng tham gia đóng
BHXH đối với đơn vị sử dụng lao động

và người lao động thuộc diện phải tham
gia BHXH nhưng chưa tham gia
BHXH. Đồng thời đôn đốc, kiểm tra,
đối chiếu thường xuyên để thu đúng, thu
đủ kịp thời số tiền BHXH phát sinh theo
quỹ lương hàng tháng, hàng năm. Bên
cạnh đó, là công tác
truy thu nợ
đọng để ngăn chặn không để có công nợ
phát sinh.

Nhược điểm
- Các cơ quan thực thi pháp luật chưa
xác định và quản lý chính xác được số
lượng đối tượng đóng BHXH bắt
buộcchiếm khoảng 67% số người phải
tham gia BHXH bắt buộc
- Tình trạng nợ đọng, chậm đóng bảo
hiểm xã hội vẫn tồn tại ở không ít các
đơn vị sử dụng lao động:
-Tình trạng trốn, nợ, chiếm dụng
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật lao động và pháp luật BHXH còn
nhiều hạn chế.
- Mặt khác trong việc quản lý thu còn có
một số công việc chưa thực hiện kịp thời
đầy đủ theo quy định như việc kiểm tra,
đối chiếu, đôn đốc tiến độ nộp BHXH.
- Tỉ lệ đóng góp và cơ cấu đóng góp vào
quỹ hiện nay chưa hợp lý. Thực ra để

đưa ra tỉ lệ đóng góp là 20% (người sử
dụng lao động 15%, người lao động 5%)
chưa dựa vào cơ sở khoa học vững chắc,
so với một số nước trên thế giới và khu
vực thì tỉ lệ đóng góp của chúng ta còn
thấp.
Vậy theo dự báo của các chuyên gia
ILO thì tới năm 2030 quỹ BHXH Việt
Nam sẽ bị thâm hụt trầm trọng.

- Trình độ cán bộ không ngừng được
nâng cao, BHXH các tỉnh thành phố
từng bước áp dụng công nghệ tin học
vào quản lý hoạt động BHXH.

II. Đánh giá về cơ chế quản lý quỹ BHXH
Page 10


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

1. Hệ thống BHXH Việt Nam hiện nay gồm :
- Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, là cơ quan quản lý cao nhất của BHXH Việt
Nam..
- BHXH Việt Nam, là cơ quan điều hành trực tiếp cao nhất của hệ thống BHXH
Việt Nam, do Tổng giám đốc trực tiếp điều hành và các Phó Tổng Giám đốc giúp
việc.
- Cơ chế quản lý quỹ BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ
trung ương đến địa phương theo 3 cấp:
+ Ở Trung ương là cơ quan BHXH Việt Nam

+ Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các BHXH tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (gọi tắt là BHXH tỉnh).
+ Ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là các BHXH quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là BHXH huyện).
2. Quản lý đối tượng tham gia BHXH
Kể từ sau khi luật BHXH có hiệu lực đi vào thực hiện đến nay, nhìn chung
BHXH các tỉnh đã nỗ lực trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Luật, số lượng
đối tượng tham gia ngày một tăng, công tác quản lý đối tượng thu BHXH bước đầu
đã đi vào nề nếp ...
Một số thành quả :
+ Số lượng người tham gia BHXH ngày càng tăng lên. Nếu như năm 1997, cả
nước mới chỉ có trên 3,5 triệu người tham gia BHXH bắt buộc thì đến hết năm
2010 con số này là 9,4 triệu người (tăng 2,7 lần), trong đó: khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh tăng 29,2 lần; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9,8
lần; khu vực hành chính sự nghiệp tăng 1,7 lần. Riêng khu vực doanh nghiệp Nhà
nước giảm 0,3 triệu người tương ứng với 17,2% do thực hiện cổ phần hóa. Việc
triển khai các chính sách mới theo quy định của Luật BHXH như BHXH tự
nguyện, BH thất nghiệp cũng được quan tâm chỉ đạo. Tính đến hết năm 2010, cả
nước đã có 67,319 người tham gia BHXH tự nguyện và trên 07 triệu người tham
gia BH thất nghiệp.Tính đến ngày 31/10/2011, số người tham gia bảo hiểm xã hội
(BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là 55.581.887 người, trong đó số người tham gia
BHXH, BHYT bắt buộc là 9.885.397 người (trong đó: có 7.724.590 người tham gia
bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)); tham gia BHXH tự nguyện: 90.694 người; chỉ
tham gia BHYT: 45.605.796 người.
+ Tháng 10/2011, toàn Ngành giải quyết 67.612 lượt người hưởng chế độ
BHXH tăng 4,87% so với tháng 9/2011, bao gồm: 10.861 người hưởng BHXH
Page 11


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay


hàng tháng, 56.751 lượt người hưởng trợ cấp 1 lần đưa số lũy kế từ đầu năm đến
31/10/2011 toàn Ngành giải quyết 589.107 lượt người.
+ Đối tượng tham gia BHXH không chỉ trong phạm vi bắt buộc mà còn mở
rộng đến các đối tượng tự nguyện, tạo sự bình đẳng về BHXH đối với mọi đối
tượng lao động ở các thành phần kinh tế.
+ Cùng với việc tham gia xây dựng, hoàn thiện, triển khai thực hiện chính
sách BHXH, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm tra và xử lý các vi phạm
chế độ BHXH cũng được quan tâm. Từ năm 1997 đến tháng 3/2011, toàn ngành đã
tiếp 97.739 lượt công dân, giải quyết 59.884/60.015 đơn thư (đạt tỷ lệ 99,8%);
51.389 đoàn kiểm tra tại BHXH các tỉnh, thành phố, đơn vị sử dụng lao động, cơ
sở khám chữa bệnh và đại lý chi trả; phát hiện và truy thu 83.230 triệu đồng,
8.622/909.436 hồ sơ hưởng BHXH sai quy định,…
Tuy nhiên, việc quản lý đối tượng tham gia BHXH cũng còn tồn tại rất nhiều
hạn chế cần giải quyết nhanh chóng:
Việc các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm còn tồn tại rất nhiều.Tình trạng
"trốn" đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đang diễn ra ở hầu hết các
doanh nghiệp. Theo quy định, những lao động được ký hợp đồng từ 12 tháng trở
lên thuộc diện bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp kể từ ngày 1 tháng 1 năm
2009, trong đó người lao động phải đóng 1% tiền lương và chủ sử dụng đóng 1%.
Tuy nhiên, ở hầu hết các doanh nghiệp, để lách luật nhằm trốn đóng khoản này,
nhiều chủ doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng thời vụ với người lao động.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, chỉ có 7.000 trên tổng số 66.000 doanh nghiệp
quốc doanh tham gia đóng BHXH cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp nhà
nước cũng trốn đóng
Tình hình nợ đóng BHXH và chiếm dụng các quỹ do BHXH chi trả diễn ra
khá phổ biến
Tại TP Hồ Chí Minh, tính đến hết năm 2010 đã có hơn 19.000 cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp nợ BHXH, liên quan đến quyền lợi của hơn 687.000 lao động. Ở Hà
Nội, tính đến tháng 12-2010, toàn TP cũng có tới 842 doanh nghiệp, đơn vị nợ

BHXH, BHYT với tổng số tiền là 192 tỷ đồng. Trong số này, một số doanh nghiệp
thực sự gặp khó khăn trong thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động
do thua lỗ trong sản xuất - kinh doanh. Nhưng còn phần lớn các doanh nghiệp
khác, chủ sử dụng lao động thường cố tình trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã
hội để hưởng lợi. Đây là thực trạng tồn tại phổ biến và kéo dài nhiều năm ở các địa
phương trên cả nước, gây ảnh hưởng xấu đến các chính sách an sinh xã hội của
Chính phủ, sự phát triển bền vững của quỹ BHXH. Nghiêm trọng hơn, việc chủ sử
Page 12


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

dụng lao động cố tình chiếm dụng tiền đóng BHXH, sẽ khiến người lao động
không được thụ hưởng các loại hình trợ cấp thai sản, ốm đau, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp… Bởi, theo quy định của ngành BHXH, đơn vị chậm đóng
BHXH sẽ bị khoanh sổ, dừng chi trả chế độ cho người thuộc đơn vị mình.
Hành vi chiếm dụng số tiền đóng BHXH của người lao động lên đến hàng
trăm triệu đồng, việc đã thu 5% tiền lương đóng BHXH của người lao động để sử
dụng vào mục đích khác, ngoài ra còn có hành vi lạm dụng sử dụng quỹ BHYT,
BHTN một cách tràn lan…
Nguyên nhân của những tồn tại trên:
Mặc dù từ ngày 1-10-2010, mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực BHXH đã được tăng lên theo quy định mới tại Nghị định số 86/2010/NĐ-CP.
Cụ thể, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi không đóng BHXH bắt buộc, tăng từ
20 triệu lên 30 triệu đồng.. Song thực tế, mức xử phạt này vẫn còn quá “nhẹ”; cộng
thêm việc lãi suất nợ BHXH thấp hơn lãi suất ngân hàng nên thay vì phải đóng
khoản tiền tham gia BHXH lên đến hàng trăm triệu đồng/năm, nhiều doanh nghiệp
chấp nhận vi phạm, chịu xử phạt hành chính ở mức cao nhất (theo quy định cũ là
20 triệu đồng) và trả lãi suất nợ BHXH.
- “Kẽ hở” trong luật lao động đã tạo cớ cho các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm

cho người lao động.
-Vi phạm phát hiện được thì nhiều nhưng việc xử lý lại chưa hiệu quả. Cơ quan
BHXH chưa có thẩm quyền xử phạt các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH
mà sau khi phát hiện chỉ dừng lại ở việc làm văn bản đề nghị các bộ, ngành xử lý.
-Việc xác định số người thuộc đối tượng phải tham gia BHXH trong từng giai đoạn
có khó khăn.
-Nhận thức của người lao động và sử dụng lao động về BHXH và sự cần thiết của
việc đóng BHXH còn thấp. Những người sử dụng lao động chỉ quan tâm đến lợi
nhuận, còn người lao động phần lớn là lao động phổ thông nên họ không hiểu và
không biết được những lợi ích mà BHXH đem lại.
Những hành động của Chính Phủ và cơ quan BHXH trước thực trạng trên:
-Bộ LĐTB&XH có công văn yêu cầu Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố tăng
cường thanh tra, kiểm tra nghiêm túc và có biện pháp xử lý kiên quyết đối với
những doanh nghiệp chưa chấp hành đóng BHXH. Định kỳ 6 tháng một lần, các
Sở phải thực hiện chế độ báo cáo về Bộ tình hình kiểm tra thực hiện chính sách
BHXH của địa phương mình
Page 13


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

-Để chấn chỉnh tình trạng các doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động
nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động, những năm qua, các cơ
quan quản lý Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý như: Tăng mức xử phạt
vi phạm; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động, giúp họ
tự bảo vệ quyền lợi của chính mình; tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp, địa
phương và người lao động để giải tỏa những vướng mắc trong quá trình tham gia
BHXH...Một trong những biện pháp được đánh giá là cứng rắn và kiên quyết hiện
nay là khởi kiện ra tòa đối với các doanh nghiệp nợ đọng BHXH, đặc biệt là các
doanh nghiệp cố tình vi phạm. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của biện pháp này,

đòi hỏi sự hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động hiện hành. Chẳng hạn, hành
vi chiếm dụng số tiền đóng BHXH của người lao động lên đến hàng trăm triệu
đồng trở lên cần được xem là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và phải xử
lý hình sự…Biểu hiện cụ thể là trong sáu tháng đầu năm 2011, BHXH TPHCM đã
kiện gần 60 doanh nghiệp nợ tiền BHXH và đã thu hồi được 6,3 tỷ đồng trong tổng
số 15,3 tỷ đồng. Theo thống kê, từ cuối năm 2008 đến nay, BHXH TPHCM đã
khởi kiện hơn 270 doanh nghiệp, thu hồi 65 tỷ đồng/121 tỷ đồng. Các doanh
nghiệp chây ỳ, không chịu trả nợ sẽ tiếp tục bị khởi kiện.
-Đối với số doanh nghiệp nợ trên ba tháng, sau khi kiểm tra đôn đốc mà không
chuyển biến, cơ quan BHXH sẽ chuyển hồ sơ đề nghị Thanh tra lao động xử phạt,
nếu tiếp tục chây ỳ thì sẽ kiện ra tòa án.
-Ngày 26/10/2011 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành công văn
3624/LĐTBXH-TTr về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Bảo
hiểm xã hội
-Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 về việc
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế. Theo nghị
định, những doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm y tế cho
người lao động sẽ bị phạt tiền từ 0,5-30 triệu đồng. Các hành vi vi phạm tùy theo
mức độ sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền, mức phạt tiền tối đa xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế là 40 triệu đồng.(Nghị định này sẽ chính thức có
hiệu lực từ ngày 1/12/2011./)
-Nâng mức phạt, nâng mức ràng buộc
Trước thực trạng doanh nghiệp "trốn" đóng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay, ông
Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao độngViệt Nam cho biết, Công
đoàn lao động và Thanh tra Bộ LĐ- TB&XH tăng cường giám sát các doanh
nghiệp trong việc thực hiện chế độ thôi việc, mất việc và bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó sẽ tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, thất
nghiệp. Tổng Liên đoàn cũng đang chỉ đạo các cấp công đoàn và cơ quan bảo hiểm
Page 14



Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

xã hội để tiến hành khởi kiện những doanh nghiệp nợ nhiều, nợ quá thời hạn bảo
hiểm xã hội nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH- Phạm Minh Huân cho biết, hiện cơ quan này
đang dự thảo nghị định thay thế Nghị định 135 về xử phạt hành chính các vi phạm
về bảo hiểm xã hội, trong đó đưa ra mức phạt với những doanh nghiệp trốn đóng
bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Mức phạt tối đa được dự kiến là 12 triệu
đồng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng với mức phạt hiện nay khó có thể ràng
buộc được trách nhiệm của doanh nghiệp và như vậy các doanh nghiệp vẫn "trốn"
đóng bảo hiểm thất nghiệp.

2,Thu chi quỹ BHXH
Mục đích chính của công tác chi trả các chế độ BHXH là quản lý đối tượng
hưởng BHXH, chi đúng, chi đủ, kịp thời để ngày càng thực hiện tốt hơn công tác
quản lý đối tượng, chi trả BHXH, đáp ứng yêu cầu quản lý, từng bước hoàn thiện
quy trình, thủ tục chi trả BHXH.
Nhìn chung trong giai đoạn hiện nay công tác giải quyết chế độ, chính sách
BHXH cho người lao động kịp thời, đúng quy định, số người được giải quyết
hưởng chế độ từ năm 2007 đến hết năm 2010 là gần 17,3 triệu lượt người, trong đó
hưởng hàng tháng là 0,5 triệu người; người hưởng BHXH một lần là 1,8 triệu
người và 15 triệu lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi
sức khoẻ. Ngoài ra, hàng năm điều chỉnh kịp thời và chính xác lương hưu, trợ cấp
BHXH cho trên 2 triệu người khi Nhà nước quy định điều chỉnh tăng mức hưởng.
Hệ thống BHXH đã tổ chức chi trả các chế độ BHXH đầy đủ, kịp thời.Riêng năm
2010, tổng số chi BHXH là 61.084,9 tỷ đồng.
Tuy nhiên bên cạnh đó việc chi quỹ BHXH còn một số vấn đề tồn tại cần khắc
phục.
Không tính kinh phí do Ngân sách nhà nước chuyễn qua để đảm bảo chi trả cho

người nghỉ hưu, nghỉ mất sức và tử tuất trước tháng 1/1995, theo báo cáo của
Chính phủ, thu –chi quỹ BHXH năm 2008 và 2009 như sau:
Thu BHXH bắt buộc
TT
Chi
tiết
Năm

Tổng quỹ
BHXH thu
được (20%
tiền lương)
(tỷ đồng)

Trong đó
Quỹ hưu trí,
tử tuất
(16% tiền
lương)
(tỷ đồng)

Page 15

Quỹ ÔĐ,
TS, TNLĐ,
BNN (4%
quỹ tiền
lương)

Ghi chú



Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

1
2

Năm 2008
Tăng so với năm
2007
Năm 2009

30.810
7.055 =
29,7%
37.011

24.802
5.743 =
30,1%
29.609

(tỷ đồng)
6.008
1.243 =
26,1%
7.402

Tăng so với năm
2008


6.201 =
20,1%

4.730 =
19%

1.471 =
24,8%

Ước thực
hiện

Chi BHXH do Quỹ BHXH bảo đảm
TT

Chi tiết
Năm

1
2

Năm 2008
Tăng so với năm
2007
Năm 2009
Tăng so với 2008

Tổng chi
quỹ BHXH

(tỷ đồng)

21.360
6.895 =
47,7%
31.155
9.795 =
45,9%

Trong đó
Quỹ hưu trí,
tử tuất
(16% tiền
lương)
(tỷ đồng)
18.236
5.992 =
48,9%
26.204
7.968 =
43,7%

Ghi chú
Quỹ ÔĐ,
TS, TNLĐ,
BNN (4%
tiền lương)
(tỷ đồng)
3.124
903 =

40,7%
4.951
1.827 =
58,5%

Từ hai bảng trên đã cho thấy:
-Tổng quỹ thu BHXH bắt buộc các năm sau đều cao hơn năm trước nhưng thấp
hơn tốc độ điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu và tổng số đối tượng tăng them.
-Tốc độ tăng thu quỹ BHXH tăng nhanh nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ
tăng chi quỹ BHXH (không kể phần kinh phí Ngân sách nhà nước chuyển để chi
cho người nghỉ hưu, nghỉ mất sức trước năm 1995): năm 2008 thu tăng 29,7% so
với năm 2007 (30.810 tỉ đồng/23.755 tỉ đồng), trong khi chi tăng 47,7% (21.360 tỉ
đồng/14.465 tỉ đồng); năm 2009 : thu tăng 20.1% so với năm 2008 (37.011 tỉ
đồng/30.810 tỉ đồng) trong khi đó chi lại tăng 45,9%so với năm 2008 (31.155 tỉ
đồng/21.360 tỉ đồng)
-So sánh thu-chi quỹ hăng năm cho thấy, tốc độ chi quỹ tăng rất nhanh và xu
hướng tất yếu sẽ dẫn đến phải lấy vào quỹ kết dư để đảm bảo cân đối thu-chi hằng
Page 16


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

năm, về lâu dài sẽ dẫn đến mất an toàn quỹ BHXH. Cụ thể, năm 2007 chi chiếm
61% so với quỹ thu được trong năm (14.465 tỉ đồng/23.755 tỉ đồng), năm 2008 là
69% (21.360 tỉ đồng/30.810 tỉ đồng) và năm 2009 là 84% (31.155 tỉ đồng/37.009 tỉ
đồng). Nếu chỉ so sánh chi-thu quỹ hưu trí, tử tuất tì chỉ số này còn cao hơn nữa và
việc mất cân đối quỹ dài hạn ngày càng rõ hơn: Năm 2007 chi chiếm 64% so với
quỹ thu được 912.244 tỉ đồng/19.004 tỉ đồng) thì năm 2008 là 73% (18.236 tỉ
đồng/24.879 tỉ đồng) và năm 2009 đã lên mức 88.5% (26.204 tỉ đồng/29.609 tỉ
đồng)

-Ngoài ra, năm 2009: quỹ này tồn 95.163 tỷ đồng (bao gồm cả phần cộng dồn từ
năm 2008) thì cho ngân sách nhà nước vay 20 ngàn tỷ, mua trái phiếu chính phủ
28.500 tỷ, mua công trái giáo dục 200 tỷ và cho các ngân hàng thương mại của nhà
nước vay 46.463 tỷ đồng. Năm 2008 quỹ này tồn gần 84 ngàn tỷ đồng, cho ngân
sách nhà nước vay 8.500 tỷ, mua trái phiếu Chính phủ 22.500 tỷ đồng, mua công
trái giáo dục hết 200 tỷ, còn lại cho các ngân hàng thương mại của nhà nước vay
52.773 tỷ đồng.Tuy nhiên, trong năm 2008, quỹ này chỉ thu về gần 9.000 tỷ đồng
tiền lãi với tỷ lệ lãi trên vốn là 11,76%, tới năm 2009 thì số lãi ước thu được
khoảng 8.400 tỷ đồng, tỷ lệ lãi trên vốn giảm xuống còn 9,10%. Rõ ràng hoạt động
đầu tư quỹ BHXH đảm bảo an toàn và có khả năng thu hồi được khi cần thiết
nhưng hình thức đầu tư chưa thực sự hiệu quả.Trong khi đó phần chi trả cho người
lao động của quỹ hưu trí và tử tuất ngày càng tăng nhanh do số lượng người nghỉ
hưu tăng nhanh hơn số lượng tham gia mới và chính sách tăng lương hưu theo
lương tối thiểu. Từ việc thu chi-thu như vậy dự kiến từ năm 2022, số thu vào quỹ
hưu trí và tử tuất bằng số chi của quỹ, từ năm 2023 trở đi để đảm bảo chi trả sẽ
phải trích thêm từ số dư của quỹ. Tới năm 2040 số thu và số tồn tích không đảm
bảo khả năng chi trả và kể từ đó trở đi số chi sẽ nhiều hơn số thu.
Từ việc phân tích trên có thể thấy nếu như Chính phủ không có biện pháp khắc
phục tốt những tình trạng đang diễn ra của việc chi quỹ BHXH sẽ ngày cãng trở
lên hạn hẹp và khó khăn hơn trong các chính sách phúc lợi, quyền lợi của người
tham gia BHXH sẽ không được thực hiện đầy đủ. Và có thể dẫn đến tình trạng vỡ
quỹ vào năm 2040 như dự kiến.

3,Hiệu quả và hạn chế trong việc sử dụng quỹ BHXH
Hiệu quả
-Hình thành quỹ BHXh được quản lý tập trung và độc lập với NSNN
Trước đây quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa và hầu như không có thu, nguồn
chi trả cho các chính sách phụ thuộc vào NSNN. Hiện nay BHXH đã hình thành
nên quỹ BHXH, độc lập với NSNN. Thu BHXH từ hai đối tượng là người lao động
Page 17



Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

và người sử dụng lao động với quy định trích nộp theo % lương của ngươi lao
động và quyc lương của doanh nghiệp. Hoạt động thu chi được thực hiện tương đối
thuận lợi với chi phí thấp mà hiệu quả công việc cao. Việc thu chi phân theo 3 cấp,
thu theo chuyển khoản, thực hiện chi trả thông qua đại lý là rất phù hợp với điều
kiện của Việt Nam hiện nay. Quỹ BHXH hiện nay luôn tăng trưởng qua các năm,
quỹ đang thay thế dần các khoản chi với tỉ trọng chi từ quỹ BHXH tăng, giảm tỉ
trọng chi từ NSNN. Việc ra đời và phát triển quỹ BHXH Việt Nam là bước ngoặt
lớn trong sự phát triển của ngành BHXh, đánh dấu sự chuyển biến về cơ chế quản
lý.
-Công tác thu được phân cấp, tổ chức thu hợp lý an toàn qua hệ thống tài khoản
thu BHXH Việt Nam.
Có 3 phân cấp quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam là: cấp trung ương, cấp
khu vực, cấp cơ sở. Trên cơ sở phân cấp này hoạt động thu chi của BHXH được
triển khai rộng khắp cả nước. Việc thực hiên chủ yếu là thông qua chuyển khoản từ
tài khoản của doanh nghiệp vào tài khoản thuBHXh lập tại kho bạc Nhà nước, hay
ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Hình thức thu nộp trên
vừa đảm bảo tính an toàn, chính xác lại giúp cho các doanh nghiệp và cơ quan
BHXH thực hiện dễ dàng. Kết quả là số thu của BHXH Việt Nam năm sau luôn
tăng hơn năm trước, giảm tình trạng nợ đọng, trrons đóng, chậm đóng. Từ đó, quỹ
BHXH được ổn định, thực hiện theo đúng kế hoạch quản lý, bảo tồn và tăng
trưởng quỹ, đảm bảo được khả năng chi trả của quỹ BHXH.
-Quỹ có thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, giảm được nhược điểm của cơ
chế quản lý PAYGO
Từ sau năm 1997 BHXH Việt Nam thực sự có thu từ hoạt động đầu tư tăng
trưởng quỹ, Dây là một hoạt động đóng vai trò thực sự quan trọng không những
làm tăng thu mà còn góp phần bảo đảm khả năng chi trả của quỹ BHXH.Tuy thu từ

đầu tư chưa cao xong đảm bảo an toàn, không để xảy ra thất thoát, nó đã thể hiện
sự đúng đắn trong việc quản lý tài chính BHXH. Đặc biệt như điều kiện nước ta có
chỉ số tiêu dùng tương đối cao (tỉ lệ lạm phát cao) có thể dẫn tới việc Nhà nước
quy định lại mức lương tối thiểu. Như vậy nếu không có sự đầu tư bảo toànvaf tăng
trưởng quỹ thì sự bù thiếu cho những chênh lệch khi nộp và khi hưởng là không
có.

Hạn chế
Sự quản lý chưa chặt chẽ của các cơ quan quản lý BHXH để dẫn đến
hiện tượng trốn tham gia BHXH. Các chế tài pháp luật chưa nghiêm minh và chưa
có sự kết hợp cần thiết giữa các cơ quan quản lý làm cho các doanh nghiệp khai
Page 18


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

giảm quỹ lương của doanh nghiệp để trốn đóng.Đặc biệt hơn là tình trạng nợ đọng,
nợ chậm đóng còn nhiều. Gây thất thu cho quỹ BHXH ảnh hưởng đến tình hình chi
thu của quỹ.
Công tác đầu tư bảo tồn và phát triển quỹ tuy đã có thu nhưng còn hạn
chế lợi nhuận từ đầu tư còn rất nhỏ.
Hiệu quả đồng vốn bỏ ra chưa cao, lý do chủ yếu các hoạt động đầu tư còn theo chỉ
thị của Chính phủ. Các quy định về hạn mục đầu tư còn hạn hẹp, hình thức đơn
điệu.Các Ngân hàng được phép vay mới chỉ bó hẹp trong các ngân hàng nhà nước.
Trong quản lý đầu tư BHXH Việt Nam chưa có sự phân định trách nhiệm rõ ràng,
chưa có bộ phận chuyên môn quản lý nghiệp vụ này mà chỉ mới giao nhiệm vụ cho
Ban Kế hoạch-tài chính đảm nhiệm.
Hoạt động đầu tư hiện nay vẫn hoàn toàn thụ động, chưa tiếp cận được với những
dự án lớn, lợi nhuận cao. Nếu cứ như tình hình hiện nay thì các biện pháp đầu tư
bảo toàn và tăng trưởng quỹ chưa đủ để khắc phục sự mất cân đối lâu dài của quỹ

BHXH trong tương lai. Bên cạnh đó, thị trường tài chính Việt Nam chưa thực sự
ổn định, tỷ lệ lạm phát tương đối cao, ảnh hưởng rất lớn tới việc thu quỹ BHXH.
-

Trên thực tế còn các hạn chế như sau:

+ Mặc dù bộ luật ở nước ta có quy định 2 loại hình BHXH nhưng mới chỉ có điều
lệ về loại hình BHXH bắt buộc còn BHXH tự nguyện vẫn mang tính chất áp dụng
thử nghiệm.
+ Hiện vẫn còn tồn tại sự lạm dụng quỹ bảo hiểm thông qua chi trả cho tai nạn
giao thông; giá thuốc trong quản lý và cung ứng qua BHXH còn gây nhiều áp lực,
đúng sai chưa rõ; đối tượng tham gia BHXH mới còn hạn chế…
+ Đối tượng chưa tham gia BHXH bắt buộc là số lượng không hề nhỏ.
+ Số đơn vị và đối tượng cũng như mức tiền lương đóng BHXH bắt buộc năm sau
cao hơn năm trước chưa đánh giá đúng mức tình hình thực hiện luật BHXH
+ Thực tế, tổng quỹ thu BHXH bặt buộc năm sau đều cao năm trước nhưng
thấp hơn tốc độ điểu chỉnh tăng mức lương tối thiểu và tổng số đối tượng tăng
thêm. Điều đó cho thấy, việc thu quỹ BHXH bắt buộc vẫn thụ động, phụ thuộc vào
việc đăng ký của tổ chức, doanh nghiệp chứ cơ quan quản lý chưa kiểm soát được.
+ Việc xác định đơn vị có sử dụng lao động phải tham gia BHXH giữa các
tỉnh là không thống nhất. Hiện có tỉnh dựa vào số liệu của ngành thuế, tỉnh dựa
trên số liệu thống kê chung, cũng có tỉnh thì tổ chức phối hợp rà soát, điều tra…
nhưng nhìn chung vẫn trên tinh thần thụ động.
Page 19


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

+ Các đơn vị BHXH địa phương chỉ nắm bắt và xác định được khá chính xác
số lượng đối tượng tham gia BHXH thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh

nghiệp nhà nước, còn đối với các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước thì chưa
xác dịnh được đầy đủ và không quản lý được…Thậm chí việc trốn đóng BHXH
xảy ra cả khu vực nhà nước.
+ Tốc độ tăng thu quỹ BHXH thấp hơn tốc độ chi quỹ BHXh. Xu hướng
này tất yếu sẽ dẫn đến phải lấy vào quỹ kết dư để đảm bào cân đối thu chi hằng
năm, về lâu dài sẽ dẫn đến mất an toàn quỹ BHXH.
+ Chưa tìm được hướng đầu tư tối ưu để sinh lời cũng là một trong những
hạn chế đáng kể trong vấn đề sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Hằng năm, số
vốn tồn của quỹ này khã cao nhưng chưa được sử dụng tối đa cho các mục đích
sinh lợi.
+ Tình trạng nợ đọng BHXH đã trở nên trầm trọng ở một số tỉnh, thành phố
có số lượng doanh nghiệp lớn, tập trung nhiều khu công nghiệp, ảnh hưởng đến
quyền lợi người lao động, đến chính sách an sinh xã hội lâu dài.
III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu và quản lý quỹ BHXH
Tăng cường công tác quản lý thu nộp BHXH
Cần phải xác định lại tỉ lệ đóng góp vào quỹ BHXH một cách chính xác hơn trên
cơ sở khoa học .Để tương ứng với mức hưởng trợ cấp BHXH nhằm đảm bảo sự chi
trả của quỹ BHXH nhằm đảm bảo sự chi trả của quỹ BHXH ,tránh vỡ quỹ (theo
tính toán của các nhà nghiên cứu trong nước thì để được hưởng 75%lương thì mức
đóng góp phải là 35%quỹ lương còn nếu đóng góp 20%thì chỉ hưởng 45%lương .
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trước hết về phía quản lí vĩ mô của nhà nước cần phải có hệ thống văn bản pháp lý
ổn định ,thỏa đáng trong hoạt động BHXH nói riêng (như việc nhanh chóng cho ra
đời luật BHXH )đưa công tác thu BHXH đi vào nề nếp và có hiệu quả .
Công tác thông tin tuyên truyền về BHXH.
về nội dung các chế độ BHXH mà người lao động tham gia được hưởng.
Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hiện đại hóa hoạt động ngành BHXH.
Tăng cường ,tích cực đào tạo đội ngũ quản lý ,nâng cao năng lực của các cán bộ
nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của các cán bộ này cho thích nghi với điều kiện
mới .

Page 20


Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

Mở rộng đối tượng tham gia và phạm vi BHXH
Cần có biện pháp mở rộng đối tượng tham gia vào BHXH ra các lực lượng lao
động trong xã hội (nước ta chỉ mới có 14%lực lượng lao động tham gia vào BHXH
theo đúng tôn chỉ của tổ chức lao động thế giới.
Nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn quỹ nhàn rỗi
Cần tích cực khai thác các khoản viện trợ ,đóng góp từ các tổ chức từ trong và
ngoài nước .
Mạnh dạn sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi đi đầu tư sinh lời vào mục tiêu phát triển
kinh tế đất nước vừa tăng việc làm cho xã hội ,mở rộng đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội ,vừa tránh để nguồn vốn chết để tăng thu từ lãi đầu tư .
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.
Ứng dụng CNTT trong quản lý BHXH đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng,
thuận tiện nhất là việc quản lý đối tượng đóng và hưởng BHXH, quản lý quỹ
BHXH,xử lý thông tin đắc lực góp phần tăng cường cải cách hành chính trong
công tác quản lý và triển khai các hoạt động BHXH, góp phần công khai và minh
bạch quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng tham gia BHXH,đảm bảo công bằng, tạo
điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động và người lao động khi tham
gia BHXH…..

Kết luận
Một đất nước càng phát triển thì nhu cầu về BHXH ngày càng cao, do đó vấn dề
quản lý BHXH một cách hiệu quả ở Việt Nam là một nhiệm vụ hết sức khó khăn
đối với hệ thống BHXH trong điều kiện nền kinh tế - xã hội của đất nước. Với thực
trạng của quỹ như hiện nay thì có thể nhận thấy rằng việc hoạch định chính sách
phát triển cho công tác này càng trở thành một thách thức lớn. Hy vọng rằng cùng

với sự cố gắng của toàn ngành BHXH Việt Nam, sự hỗ trợ tạo điều kiện của Nhà
nước, của các cấp, các ngành, việc đảm bảo cân đối quỹ BHXH lâu dài sẽ thành
công,đảm bảo quyền lợi của người lao động tham gia BHXH, ổn định đời sống của
người lao động, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội và an toàn xã hội của
đất nước!

Page 21



×