Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học cho lập kế hoạch sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp xã yên trạch, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG MINH LÀNH

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO LẬP
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT LÂM
NGHIỆP XÃ YÊN TRẠCH, HUYỆN CAO LỘC,
TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG MINH LÀNH

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO LẬP
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT LÂM
NGHIỆP XÃ YÊN TRẠCH, HUYỆN CAO LỘC,
TỈNH LẠNG SƠN
NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN CÔNG QUÂN


Thái Nguyên - 2015


1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2014 - đến 2015 với sự hướng dẫn tận tình của
TS. Trần Công Quân tôi đã hoàn thành xong khóa luận của mình.
Các nội dung nghiên cứu trình bày trong luận văn: “Nghiên cứu cơ sở khoa
học cho lập kế hoạch sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp xã Yên Trạch, huyện Cao
Lộc, tỉnh Lạng Sơn” do hoàn toàn tôi điều tra đo đếm được và hết sức trung thực.

Thái Nguyên,

tháng

năm 2015

Tác giả

Hoàng Minh Lành


11

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi học

viên, đó là thời gian để học viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng kiến
thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà
trường, Phòng quản lý đào tạo sau đại học - Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn: “Nghiên cứu cơ
sở khoa học cho lập kế hoạch sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp xã Yên Trạch,
huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”
Sau một thời gian nghiêncứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực tập tốt
nghiệp của tôi đã hoàn thành.
Vậy tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm
Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn chúng
tôi.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Trần Công Quân đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm on các ban ngành lãnh đạo UBND xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Son cùng người dân trong xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, đã tạo điều kiện giúp tôi
trong quá trình thực tập để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm on tới gia đình, bạn bè đã luân động viên giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả

Hoàng Minh Lành

năm 2015



iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đ ề ..............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tà i................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................. 3
3.1. Ý nghĩa khoa học, học tập.................................................................................. 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất........................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 4
1.1. Cở sở khoa học của đề tà i...................................................................................4
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt N am ............................................... 8
1.2.1 Tinh hình nghiên cứu trên thế giới................................................................... 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................. 15
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu................................................................... 23
1.3.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 23
1.3.2. Địa hình địa thế............................................................................................. 23
1.3.3. Khí hậu thuỷ văn........................................................................................... 24
1.3.4. Địa chất và đất đai......................................................................................... 25
1.3.5. Nghiên cứu về tình hình dân sinh kinh t ế ..................................................... 26
1.3.6 Nghiên cứu về cơ sở hạ tầng và văn hóa - xã h ộ i......................................... 26
1.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội xã Yên Trạch.............................. 28
1.5. Những điểm rút ra phục vụ cho nghiên cứu..................................................... 29
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU........................................................................................................ 30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................30
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 30

2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 30


iv

2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 30
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu................................................................................... 30
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................... 31
2.3.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp................................................................ 32
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................... 36
3.1 Thực trạng quản lý, sử dụng và phát triển lâm nghiệp tại xã Yên Trạch, huyện
Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.......................................................................................... 36
3.1.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Trạch...................................................... 36
3.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn
xã Yên Trạch............................................................................................................38
3.2 Những cơ sở cho lập kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Yên Trạch...........39
3.2.1. Cơ sở chính sách........................................................................................... 39
3.2.2. Cơ sở kinh tế - xã hội.................................................................................... 49
3.2.3. Cơ sở kỹ thuật............................................................................................... 57
3.3. Phân tích quá trình lập kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tại địa phương........60
3.3.1. Các căn cứ tiến hành lập kế hoạch................................................................. 60
3.3.2. Trình tự tiến hành lập kế hoạch đã áp dụng tại địa phương.......................... 60
3.4. Đề xuất một số ý kiến cho công tác lập kế hoạch sử dụng đất sản xuất lâm nông
nghiệp tại địa phương.............................................................................................. 70
3.4.1. Những điểm hạn chế chủ yếu của quá trình lập kế hoạch.............................. 70
3.4.2. Ý kiến đề xuất về căn cứ xây dựng phương án lập kế hoạch........................ 71
3.4.3.Ý kiến đề xuất một số bước trong quá trình lập kế hoạch..............................71
3.4.4. Ý kiến đề xuất về mặt kỹ thuật..................................................................... 73
3.5. Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Yên Trạch,

huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn................................................................................ 83
3.5.1. Về chính sách................................................................................................ 83
3.5.2. Về quản lý sử dụng đất.................................................................................. 83
3.5.3. Thực hiện tuyên truyền giáo dục.................................................................. 83
3.5.4. Giải pháp về vốn........................................................................................... 83


v

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 85
1. Kết luận............................................................................................................... 85
2. Tồn tạ i................................................................................................................. 86
3. Kiến nghị............................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 88


vi

DANH MỤ C CÁC BẢ NG

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu khí hậu bình quân của tháng trong n ăm ......................... 25
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất của xã Yên Trạch.................................. 36
Bảng 3.2. Biến động cơ cấu đất đai của xã Yên Trạch............................................44
Bảng 3.3. Sự thay đổi về hoàn cảnh kinh tế............................................................ 47
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất theo chủ quản lý (2014)..................................... 48
Bảng 3.5. Biến đổi trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp................................... 49
Bảng 3.6. Bảng chu chuyển đất................................................................................ 50
Bảng 3.7. Một số hình thức sử dụng đ ất.................................................................. 51
Bảng 3.8. Biến động tài nguyên rừng và đất rừng................................................... 52
Bảng 3.9. Giá cả và khả năng tiêu thụ các loại sản phẩm lâm nghiệp

chủ yếu.................................................................................................................... 55
Bảng 3.10. Tóm tắt quá trình lập kế hoạch đã áp dụng tại địa phương................... 61
Bảng 3.11. Ý kiến đề xuất một số bước trong quá trình lập kế hoạch..................... 72
Bảng 3.12. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đến năm 2016.................. 81


v ii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ hiện trạng sử dụng các loại đất................................................... 37
Hình 3.2 . Biểu đồ biến động cơ cấu đất đai của xã Yên Trạch............................... 45
Hình 3.3. Biểu đồ mô tả thay đổi về hoàn cảnh kinh tế ........................................... 47
Hình 3.4. Mô hình rừng Thông đuôi ngựa............................................................... 53
Hình 3.5. Mô hình rừng Hồi.....................................................................................56
Hình 3.6. Họp thôn tại Ủy Ban xã Yên Trạch..........................................................65
Hình 3.7. Đắp sa bàn thôn Khuổi Cải, xã Yên Trạch..............................................67


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân
cư, xây dựng các công trình kinh tế - văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất
đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào,
nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệu khoáng sản, là không gian của
sự sống, bảo tồn sự sống. Do đó, để quản lý đất đai một cách hợp lý thì Nhà nước
phải ban hành các chính sách về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa
phương để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và lâu bền.

Theo điều 3 luật đất đai năm 2013 QHSD đất là việc phân bố và khoanh
vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội,
quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở
tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng
kinh tế - xã hội là đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. Kế hoạch
sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện
trong kỳ QHSD

đất.



việc

lập quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất

được

vào những xã có biến động, những xã ở vùng giáp ranh hay những xã nằm trong
khu vực tương lai sẽ bị đô thị

hóa.

Nội

dung quy

hoạch sử


dụng đất

cấp

lồng ghép vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Việc lồng ghép không chỉ đảm bảo
quản lý nhà nước về

đất đai trên

địa bàn

cấp

xã mà còn

khắc phục được

liên kết, đồng bộ giữa các xã trên địa bàn huyện như hiện nay.
Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thể hiện rõ tại khoản 2
Điều 35 Luật Đất đai năm 2013. Đó là “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải
đảm bảo tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế-xã hội; quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất cấp xã.”
Tại Điều 43 Luật Đất đai năm 2013 quy định cơ quan tổ chức lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy định cụ thể về hình thức, nội dung, thời gian
lấy ý kiến nhân dân; trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dân trong quá


2


trình lập quy

hoạch sử

dụng đất

đối

với

tất

cả các cấp

nhằm tăng

công khai, dân chủ. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố và công khai trong suốt kỳ
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm nâng cao tính minh bạch để các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan biết và nhân dân giám sát thực hiện.
Yên Trạch là xã miền núi nằm ở phía nam của huyện Cao Lộc , tỉnh Lạng
Sơn, cách trung tâm huyện lỵ 8 km . Toàn xã có 12 thôn, dân số 5.390 nhân khẩu
với tổng diện tích đất tự nhiên là 4.244,46 ha, chủ yếu là đất đỏ Feralit đỏ vàng phát
triển phiến thạch sét, đất Lâm nghiệp chiếm 81,22% diện tích đất tự nhiên, với diện
tích 3.447,43 ha. Nhìn chung cơ sở hạ tầng của xã Yên Trạch còn nhiều bất cập,
như: Giao thông đi lại khó khăn, đường điện nhiều chỗ mang tính tạm bợ... Đặc biệt
đất đai sử dụng chưa thực sự có hiệu quả. Đặc biệt đất lâm nghiệp chưa có kế hoạch
sử dụng rõ ràng và cụ thể, còn nhiều tồn tại như: việc lập kế hoạch sử dụng đất còn
hạn chế sự tham gia của người dân, không có sự hài hòa giữa nhu cầu sử dụng đất

của người dân địa phương và ưu tiên của Chính phủ trong sử dụng đất đai. Do dân
số tăng nhanh, cùng với sự phát triển của xã hội đã gây sức ép không nhỏ tới nhu
cầu sử dụng đất đai. Những hạn chế trên đây một phần là do công tác lập kế hoạch
sử dụng đất trước đây của xã có nhiều điểm chưa phù hợp. Do nhận thức của nhiều
người dân về quan hệ đất đai không phù hợp với quy định của pháp luật. vẫn còn
tồn tại các phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, luật tục về đất đai, thiếu
căn cứ pháp lý đang chi phối sinh hoạt kinh tế - xã hội ở địa phương.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài :
“Nghiên cứu cơ sở khoa học cho lập kế hoạch sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp
xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn” nhằm góp phần vào phát triển cơ
sở lý luận và lập kế hoạch sử dụng đất cho sản xuất lâm nghiệp ở phạm vi cấp xã,
đồng thời góp phần vào việc quản lý sử dụng đất một cách hiệu quả ở mỗi địa phương.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn về sử dụng đất lâm nghiệp của xã Yên
Trạch, xây dựng bản đề xuất lập kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp bền vững tại địa
bàn nghiên cứu.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng và phát triển lâm nghiệp tại xã Yên
Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
- Xác định các cơ sở

khoa học cho công tác lập

kế


hoạch sử

dụng

kế

lâm nghiệp của

xã Y



luận

nghiệp tại địa phương
- Đề xuất

hướng lập

hoạch sử

dụng đất

huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học, học tập
- Thông qua kết

quả


nghiên cứu đề tài góp phần

sở



hoạch sử dụng đất cấp xã.
- Thông qua phân tích thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp của xã, cơ sở khoa
học đề tài đề xuất phương hướng cho việc lập kế hoạch sử dụng đất cấp xã.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Kết quả nghiên cứu



dẫn liệu

quan trọng đánh giá

đúng thực

quả sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc.
- Đề tài là tài liệu tham khảo về lập kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp có sự
tham gia của người dân.


4

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cở sở khoa học của đề tài

Đất đai là loại tài nguyên được sử dụng cho tất cả các ngành kinh tế - xã hội,
nó là điều kiện tồn tại và phát triển của con người.Trong tiến trình lịch sử của xã hội
loài người, con người và đất đai ngày càng có quan hệ chặt chẽ với nhau, đất đai trở
thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đất đai để tạo ra sản
phẩm để nuôi sống mình và gia đình mình. Khi xã hội càng phát triển thì quan hệ
giữa con người và đất đai ngày càng cao, con người ngày càng tác động mạnh vào
đất đai để khai thác, khám phá “kho báu” không những trên mặt đất mà cả trong
lòng đất. Trong khi đó, đất đai lại là một tài nguyên có hạn, nó không thể sản sinh
thông qua sản xuất nhưng nó lại có khả năng tái tạo được thông qua sự tác động
khoa học của con người. Điều này nói lên rằng, cùng với sự tiến bộ xã hội thì con
người càng cần phải có những tác động tích cực tới loại tài nguyên này một cách
khoa học, hợp lý và tiết kiệm để không những đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sử
dụng đất mà còn đảm bảo an toàn quỹ đất đai, bảo vệ môi trường sống không những
cho hiện tại mà cho cả tương lai.
Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, khi đất đai trở nên có giá thì việc hình
thành thị trường “ngầm” về đất đai là một điều không thể tránh khỏi, nó đã tác động
lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt nó kìm hãm mạnh tới sự hình thành
và phát triển thị trường bất động sản ở nước ta. Chính vì vậy cần có sự quản lý của
nhà nước đối với đất đai một cách nghiêm ngặt cho từng mục đích và ý đồ của
mình. Một trong những nội dung đó là công tác lập kế hoạch sử dụng đất. Việc lập
kế hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý để nhà nước thống nhất quản lý quỹ đất đai,
phân bổ việc sử dụng đất một cách hợp lý phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế
xã hội của từng địa phương cũng như trong cả nước trong một thời gian nhất định
nhằm đem lại

những điều

kiện

tốt


nhất

cho dân



và góp phần nâng

dụng đất.
Từ năm 1991 đến năm 2000 phần lớn các xã đã tiến hành phân chia địa giới
hành chính và tiến hành phân bổ đất đai cho phát triển sản xuất lâm nông nghiệp


5

theo quyết định 364/CT [8] của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và thông tư
106/QHTK [36]. Từ đó tiến hành áp dụng các phương pháp quy hoạch nhằm đưa ra
những phương pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho từng địa
phương. Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước phân bổ hợp lý đất đai cho các
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ
cấu kinh tế, khai thác được tiềm năng đất đai và sử dụng đúng mục đích. Nhất là
trong giai đọan hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành công cuộc
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhiều nhu cầu khác nhau đã gây áp lực mạnh mẽ
đối với tài nguyên đất. Chính vì vậy công tác lập kế hoạch sử dụng đất luôn được
chú trọng và coi là nhiệm vụ chiến lược trong việc quản lý đất đai.
Theo điều 3

luật


đất

đai

năm

2013, QH&KHSD đất

là việc phân

khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu
trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng của các ngành, lĩnh vực đối với
từng vùng kinh tế - xã hội là đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác
định. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian
để thực hiện trong kỳ QH&KHSD đất đất. Và việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất được tập trung vào những xã có biến động, những xã ở vùng giáp ranh hay
những xã nằm trong khu vực tương lai sẽ bị đô thị hóa. Nội dung quy hoạch sử
dụng đất cấp xã được lồng ghép vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Việc lồng
ghép không chỉ đảm bảo quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp xã mà còn
khắc phục được tính thiếu liên kết, đồng bộ giữa các xã trên địa bàn huyện.
Nguyên tắc lập QH&KHSD đất được thể hiện rõ tại khoản 2 Điều 35 Luật
Đất đai năm 2013. Đó là “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải đảm bảo tính
đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế-xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải
thể hiện nội dung sử dụng đất cấp xã.”
Tại Điều 43 Luật Đất đai năm 2013 quy định cơ quan tổ chức lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về
QH&KHSD đất. Quy định cụ thể về hình thức, nội dung, thời gian lấy ý kiến nhân
dân; trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dân trong quá trình lập quy



6

hoạch sử dụng đất đối với tất cả các cấp nhằm tăng cường hơn tính công khai, dân
chủ. QH&KHSD đất

đã

được cơ

quan nhà nước

có thẩm

quyền quyết

duyệt phải được công bố và công khai trong suốt kỳ QH&KHSD đất nhằm nâng cao
tính minh bạch để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết và nhân dân giám
sát thực hiện.
Kế hoạch sử dụng đất đai được lập theo các cấp lãnh thổ hành chính và theo
ngành, nhưng phải có sự kết hợp chặt chẽ và phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân ( không phụ
thuộc vào cơ cấu quản lý cũng như hình thức trực thuộc ).
Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên một địa bàn nhất định.
Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn cả nước, trong các
ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ.
Đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.
Kế hoạch sử dụng đất đai theo ngành và cả nước phải đảm bảo thực hiện
được các mục tiêu vĩ mô như : an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, công bằng xã
hội... Còn kế hoạch theo lãnh thổ hành chính phải cụ thể hóa các mục tiêu vĩ mô,
cùng với việc xử lý các mục tiêu cụ thể cả địa phương và các vấn đề cụ thể của từng

chủ sử dụng trên đất địa bàn.
Kế hoạch sử dụng đất đai phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội
dựa trên mục tiêu chung nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân dân về tinh thần và vật
chất. Tuy nhiên cần lưu ý các điểm khác biệt : Kế hoạch sử dụng đất đai chú trọng
phát triển hình thức

thời gian

nhưng nội

dung lại

được triển khai

với

không gian nhất định. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là tiền đề của kế hoạch sử
dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai là thực hiện hóa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm bố trí không gian thống nhất đối với các hạng mục liên quan đến đất
đai ( xây dựng, khai hoang, chuyển mục đích sử dụng đ ấ t .) trong thời kỳ kế hoạch.
Thời hạn lập kế hoạch sử dụng đất đai thống nhất với thời hạn lập kế hoạch
phát triển kinh

tế,

xã hội của

hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm.

các ngành và các


cấp

lãnh thổ hành chính,


7

Theo điều 6 của nghị định số 181/2004/NĐ - CP về thi hành luật đất đai thì
đất đai được phân loại ra làm 3 nhóm : nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông
nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Tuy nhiên hệ thống chính sách phức tạp, không
thống nhất và khó áp dụng vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương. Sự phân định
ranh giới trên thực địa, tiêu chuẩn phân chia các loại đất, các loại rừng chưa cụ thể
gây khó khăn cho công tác quy hoạch cũng như phân bổ sử dụng đất đai giữa các
ngành sản xuất [13].
Theo điều 25 luật đất đai năm 2013 kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị
trấn được lập chi tiết gắn liền với thửa đất gọi là kế hoạch sử dụng đất chi tiết, trong
quá trình lập kế

hoạch sử

dụng đất chi tiết,

cơ quan tổ

chức thực

hiện lập kế

sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
QH&KHSD đất đòi


hỏi

phải

là quá trình nghiên cứu,

lao

động sáng

nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử
dụng đất nhất định. QH&KHSD đất là hệ thống các biện pháp của nhà nước về tổ
chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất
thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
Theo Nguyễn Bá Ngãi (2001) cho rằng: phương pháp đánh giá nông thôn có
sự tham gia của người dân (PRA) là công cụ rất tốt, có hiệu quả, đảm bảo tính khả
thi cho bản quy hoạch vào trong các giai đoạn của quá trình quy hoạch như: điều tra
tự nhiên, kinh tế - xã hội, đánh giá hiện trạng, xác định nhu cầu về đất đai, đánh giá
đất đai, phân tích hệ thống canh tác, phân chia 3 loại rừng và phân cấp phòng hộ,
phân bổ đất đai và tiến hành quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp thôn bản và
xã. Mỗi giai đoạn cần lựa chọn các công cụ thích hợp như: xây dựng sa bàn thôn
bản, thảo luận bên sa bàn, điều tra tuyến, phân tích biểu đồ hướng thời gian mô tả
diễn biến tình hình sử dụng đất [26].
Quy hoạch đất đai là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng
đất. Trong tất cả các loại quy hoạch, các mục tiêu quan điểm và các chỉ tiêu tổng
quát của nó đều phải được cụ thể hoá để đưa vào thực tiễn và việc cụ thể hoá đó là
thông qua kế hoạch. Do đó việc xây dựng kế hoạch là phải dựa vào quy hoạch, coi



8

quy hoạch là một trong các căn cứ không thể thiếu được của kế hoạch. Quy hoạch
càng có cơ sở khoa học, càng chính xác bao nhiêu thì kế hoạch càng có điều kiện để
thực hiện bấy nhiêu. Như vậy QH&KHSD đất có vai trò hết sức quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy việc lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai là sự cần thiết, không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tinh hình nghiên cứu trên thế giới
Khoa học về đất đai đã trải qua hơn một trăm năm nghiên cứu và phát triển,
những thành tựu nghiên cứu về phân loại đất và xây dựng bản đồ đất đã được sử dụng
làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử dụng đất đai một cách hiệu quả.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 6,2 tỷ người, theo tài liệu của FAO thì trên
thế giới đang sử dụng 1,476 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đất có độ dốc (đất đồi
núi) là 973 triệu ha chiếm 65,9%. Trong số này

đất có độ dốc 10o chiếm 63,77

triệu ha chiếm 25,5%. (Sheng, 1988; Hudson, 1988; Cent, 1989). Trong quá trình sử
dụng nhân loại

đã

làm



hại


khoảng

1,4

tỷ

ha

đất.

lượng hàng năm toàn cầu mất khoảng 11 triệu ha đất nông nghiệp do các nguyên
nhân: xói mòn, sa mạc hoá, nhiễm độc hoặc chuyển sang các dạng khác.
Năm 1980, tổ chức FAO thông báo tình hình sử dụng đất nông nghiệp toàn
thế giới với các loại hình quảng canh và du canh chiếm 45%. Tỷ lệ này quá lớn đã
làm hạn chế việc khai thác tiềm năng cây trồng làm đất đai bị suy thoái. Đó là
nguyên nhân chính làm mất rừng đe dọa nghiêm trọng tới môi trường sống [59].
Nạn phá rừng diễn ra trầm trọng ở 56 nước nhiệt đới. UNDP và ngân hàng
thế giới cho rằng với tốc độ phá rừng như vậy, hàng năm thế giới sẽ mất đi 12 tỷ tấn
đất, với lượngmất đi như vậy có thể sản xuất ra khoảng 50 triệu tấn lương thực,
hàng ngàn hồ chứa nước vùng nhiệt đới đang bị cạn dần, tuổi thọ nhiều công trình
nhiệt đới đang bị rút ngắn [19].
Trên quan điểm hệ thống, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình, hệ
thống sử dụng đất và ban hành nhiều tài liệu hướng dẫn, đánh giá đất đai cho một
loạt các loại hình sử dụng đất chủ yếu như : Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước

Norm


9


trời (Land evaluation for rainfed Agriculture, 1993) [58]; Đánh giá đất cho lâm
nghiệp (Land evaluation for forestry, 1984) [58]; Đánh giá đất cho nông nghiệp
được tưới (Land evaluation irrigated agriculture, 1985); Đánh giá đất cho đồng cỏ
quảng canh (Land evaluation for extensive farming, 1989), hướng dẫn QH&KHSD
đất (Guidelines for Land use planning, 1993) [56].
Phương pháp mà FAO đã đề xuất trong nghiên cứu đánh giá đất đai và sử
dụng đất trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, KTXH và có tính đến hiệu quả
của các loại hình sử dụng đất. Nhìn chung quá trình đánh giá đất đai của FAO cơ
bản gồm các bước sau:
(1) Xác định mục tiêu.
(2) Thu thập số liệu, tài liệu liên quan.
(3) Xác định loại hình sử dụng đất.
(4) Xác định và xây dựng bản đồ đất.
(5) Đánh giá mức độ thích hợp của loại hình sử dụng đất.
(6) Xem xét tác động môi trường tự nhiên, KTXH.
(7) Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp.
Phương pháp trên đây đã được nhiều quốc gia thử nghiệm và thừa nhận là
phương tiện tốt để đánh giá tiềm năng đất đai làm cơ sở cho quy và kế hoạch sử
dụng đất các cấp.
* về hệ thống cây trồng: những hoạt động đặc thù của nông nghiệp là trồng
trọt và chăn nuôi, vì thế nông nghiệp còn được định nghĩa một cách khác là sinh học
áp dụng cho việc trồng trọt vào chăn nuôi.
Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI, 1990) cho rằng hệ thống canh tác là một
tập hợp các đơn vị chức năng riêng biệt là: hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tiếp
thị (1980). Hoặc là “hình thức tập hợp của một đặc thù các tài nguyên trong nông
trại ở mọi môi trường nhất định, bằng những phương pháp công nghệ sản xuất làm
ra những sản phẩm nông nghiệp sơ cấp”.



10

Theo Gofman (1969):
+ Sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện ở Thái Lan vào khoảng 7000 - 9000
năm trước công nguyên (TCN): trồng ngũ cốc ở chân đồi, cấy lúa ở thung lũng. +
Trồng lúa mì + đại mạch + nuôi dê đã có ở Tây Á vào khoảng 6000 năm TCN.
+ Lúa nước + nuôi lợn + gà đã có ở Đông Nam Á vào khoảng 3000 năm TCN.
- Theo Grigg (1974): ở Bắc và Trung Mỹ bắt đầu trồng ngô vào khoảng 6000
năm TCN, trồng đậu cô ve, bí đỏ vào khoảng 3000 năm TCN, sắn, lạc, khoai tây bắt
đầu trồng ở Trung Mỹ
Harrison (1964), - Nghiên cứu quá trình biến đổi từ nông nghiệp hái lượm
thành nông nghiệp có tổ chức.
Vissac (1979), Shaner (1982), cho rằng cần đặt hệ thống cây trồng trong hệ
thống canh tác [38].
+ Ở Tây Âu, cuộc cách mạng nông nghiệp cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 thay
cho chế độ độc canh bằng chế độ luân canh đã mở đầu cho những thay đổi lớn trong
cơ cấu cây trồng.
+ Ở châu Á chế độ xen canh gối vụ truyền thống được chú ý nghiên cứu,
phát triển và nâng cao, năm 1969 Hàn Quốc và Đài Loan đạt chỉ số thâm canh tăng
vụ 1,5 và 1,8 lần, cao nhất ở châu Á.
+ Phương thức Tuangya truyền thống của Myanmar trước tiên được Dictaich
Brandis vận dụng trong việc tái sinh rừng Tếch từ cuối thế kỷ 19, sau đó đã nhanh
chóng được bổ sung hoàn thiện và phổ biến trên toàn thế giới với tên gọi chung là
NLKH, được coi là hệ thống sử dụng đất có hiệu quả cả về kinh tế và môi trường
sinh thái. FAO (1990) thông báo đã có 117 quốc gia trên thế giới áp dụng phương
pháp này [17].
* Về nghiên cứu hệ thống canh tác: có hai trường phái chính trong nghiên
cứu hệ thống

canh tác


đó



phương

pháp dùng cho các nước nói

(Anglophon Farming Systems Research) và phương pháp dùng cho các nước nói
tiếng Pháp (Fancophone Farming Systems Research). Nghiên cứu hệ thống canh tác
cho các nước nói tiếng Pháp, xét cả về thời gian và cấp nghiên cứu phù hợp tốt hơn
đối với quy và kế hoạch sử dụng đất cấp vi mô.


11

LEFSA là phương pháp kết hợp giữa đánh giá đất đai và phân tích hệ thống
canh tác cho lập kế hoạch sử dụng đất cấp vi mô đã nghiên cứu và áp dụng LEFSA
tại Thái Lan.
FAO (1976) đã đề xuất cấu trúc khung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
đất với 10 điểm chính [58].
Trong đó phân loại đánh giá và đề xuất các kiểu và dạng sử dụng đất được
xét như là các bước chính trong quá trình quy hoạch.
Năm 1985 một nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế về quy và kế hoạch sử dụng
đất đất được tổ chức FAO thành lập nhằm xây dựng một quy trình quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất đất đai.
Trong cuốn hệ thống canh tác của FAO xuất bản năm 1990 (Farming system
development). Công trình đã khái quát phương pháp tiếp cận nông thôn trước đây là
phương pháp tiếp cận một chiều (từ trên xuống), không phát huy được tiềm năng

nông trại và cộng đồng nông thôn. Thông qua nghiên cứu và thực tiễn, ấn phẩm đã
nêu lên phương pháp tiếp cận mới - phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người
dân, nhằm phát triển các hệ thống trang trại và cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền
vững. Hệ thống nông trại là các nông hộ được chia thành 3 phần cơ bản, các bộ
phận này liên kết chặt chẽ trong mối tác động qua lại [17]:
Nông hộ - đơn vị ra quyết định.
Trang trại và các hoạt động.
Các thành phần ngoài trang trại.
* Về mặt phương pháp luận: (Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người
dân): trong nghiên cứu các hệ thống canh tác, theo Robert Chambers (1985), có các
cách tiếp cận sau đây [42,22,23]:
+ Tiếp cận Sondeo của Peter Hildebrand - (Hildebrand,1981).
+ Tiếp cận“Nông thôn - trở lại - về nông thôn” của Robert Rhoades (Rhoades, 1982).
+ Cách sử dụng cụm kiến nghị của L.W. Harrington (Harrington, 1984).


12

+ Cách tiếp cận theo tài liệu của Robert Chambers: “Nghiên cứu nông nghiệp
cho nông dân nghèo” phần 2: Một hệ biến hoá tồi tệ (đồng tác giả Javice Jiggins,
trong Agricultural Administration and Extention, 1927).
+ Cách tiếp cận “Chẩn đoán và thiết kế" của ICRAF (Rainree).
+ Chương trình nông nghiệp quốc tế - bản phân tích theo vùng hệ canh tác
của trường Đại học Cornel (Garrett và đồng tác giả, 1987).
Nhìn chung, các phương pháp tiếp cận đều xem đánh giá nhanh nông thôn
như là một quá trình học tập

liên tục




đang tiếp

diễn. Các

kết

đoạn đều được sử dụng để đánh giá lại các vấn đề và các biện pháp đã dự kiến.
Nhiều kỹ thuật điều tra và phỏng vấn xây dựng qua các tiếp cận có khả năng
áp dụng tốt đối với lâm nghiệp cộng đồng, đặc biệt là có nhu cầu cần hệ canh tác
như là một tổng thể và xem xét các vấn đề theo quan điểm của nông dân cá thể và
cả cộng đồng nhóm, cần hiểu các vấn đề về sử dụng đất tác động tới các đề xuất của
nông dân như thế nào? Những ràng buộc đặc biệt với “nông dân nghèo” cũng rất
quan trọng trong việc thiết kế các biện pháp can thiệp về trồng cây nông nghiệp và
lâm nghiệp, về cải tạo đồng cỏ chăn nuôi, hoặc các đầu vào nguồn lực chung, yêu
cầu cần phải có sự đóng góp lao động của cộng đồng.
Về mặt phương pháp, hướng dẫn chung về nghiên cứu các hệ canh tác quan
tâm nhiều tới việc [42,23] :
Cung cấp các chỉ dẫn để xây dựng một khung cảnh đáng tin cậy nhằm tiến
hành phỏng vấn.
Tiếp thu thông tin theo các phạm trù quen thuộc ở địa phương, đặc biệt là
các mặt cân, đo và ước tính thời gian.
Tạo nên việc liên hệ tốt với người phải trả lời trước khi đi vào các vấn đề tế nhị.
Khuyến khích người được hỏi tham gia thảo luận về các lĩnh vực quan trọng
đối với họ.
Thảo luận các kết quả trong suốt quá trình phỏng vấn cùng với cả tổ.
Kiểm tra chéo thông tin qua quan sát trực tiếp và sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu.
Thực ra “sự tham gia” (Participation) và “người tham gia” (Participatory),
xuất hiện và đưa vào từ vựng của RRA từ giữa thập kỷ 70.


quả


13

Năm 1985, tại hội nghị PRA ở Đại học KhonKean (Thái Lan) từ “sự tham
gia/người tham gia” được sử dụng với sự tiếp tục của RRA.
Từ thời điểm năm 1987 đến năm 1988, người ta chia ra 4 loại PRA:
+ RRA thăm dò (Exploratory RRA).
+ RRA chủ đề (Topical RRA).
+ RRA giám sát (Monitoring RRA).
+ RRA cùng tham gia (Paticipatory RRA).
Trong đó RRA cùng tham gia là quá trình chuyển đổi từ RRA sang PRA.
Trong năm 1988, tại hai điểm trên thế giới thực hiện 2 chương trình phát
triển nông thôn: (1) Ở Kenya, văn phòng Môi trường quốc gia hợp tác với trường
Đại học Clack thực hiện RRA cùng tham gia tại một cộng đồng ở huyện Machakos.
Một kế hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên cấp thôn, bản được xây dựng
vào tháng 9 năm 1988. Sau đó, người ta mô tả RRA này như là một PRA và đưa ra
mộtphương pháp xây dựng kế hoạch thôn bản. (2) chương trình hỗ trợ phát triển
nông thôn Aga Khan (Ân Độ), bắt đầu sử dụng PRA có sự tham gia của người dân.
Như vậy, PRA được hình thành ở cùng một thời điểm (1988), tại Kenya và
Ân Độ.
Vào thời điểm từ năm 1990 đến năm 1991, là cuộc bùng nổ sử dụng PRA tại
Ân Độ vào các chương trình, dự án phát triển nông thôn như: Nepal, Thailand,
Philippine, Trung Quốc [45].
Tiếp theo đó là sự tiếp nhận

PRA của

các


tổ chức

quốc tế như:

Foundation, SIDA. Hiện tại đã có tài liệu chuyên khảo PRA ở mức độ quốc tế.
Đến năm 1994 đã có 2

cuộc hội thảo

quốc tế

hơn 30 nước đã và đang áp dụng PRA vào phát triển các lĩnh vực:
+ Quản lý tài nguyên thiên nhiên.
+ Nông nghiệp.
+ Các chương trình xã hội xoá đói giảm nghèo.
+ Y tế và an toàn lương thực.

về PRA tại

ấn

Độ,


14

Cho đến nay, đã có

hơn


100 cộng

đồng đã

sử

dụng PRA vào lập

thực hiện, giám sát và đánh giá. Nhiều cộng đồng đã thực hiện PRA vòng 2, 3, 4 để
tiếp tục thực hiện các hoạt động của thôn bản.
về QH&KHSD đất có sự tham gia của người dân được đề cập khá đầy đủ và
toàn diện trong tài liệu hội thảo VFC - TV Dresden, 1998 của Tiến sỹ Holm Uibrig
[56] về:
Quy hoạch rừng.
Những nhận xét về phát triển nông thôn.
Quy hoạch sử dụng đất.
Phân cấp hạng đất.
Phương pháp tiếp cận mới QH&KHSD đất đai.
Chương trình hội thảo quốc tế tại Việt Nam (1998) - Tài liệu hội thảo về
QH&KHSD đất cấp làng, bản (Land use planning at village level) của FAO đã đề
cập một cách chi tiết khái niệm về sự tham gia, đề xuất các chiến lược quy hoạch và
kế hoạch sử dụng đất đai và giao đất cấp làng, bản [11]. về cơ bản chiến lược nêu:
Sự tham gia của người dân trong những hoạt động thực thi quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất đai và giao đất:
+ Đào tạo cán bộ và chuẩn bị .
+ Hội nghị làng và chuẩn bị.
Điều tra ranh giới làng, khoanh vẽ

đất


đang sử

dụng, điều

tra

dựng bản đồ sử dụng đất.
+ Thu thập số liệu và phân tích.
+ Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai và giao đất.
+ Xác định đất canh tác nông nghiệp.
+ Sự tham gia của người dân trong hợp đồng (khế ước) và chuyển nhượng
đất nông - lâm nghiệp.
+ Mở rộng quản lý và sử dụng đất.
+ Kiểm tra và đánh giá. [58]
Trên đây là những nghiên cứu và những tài liệu liên quan tới vấn đề sử dụng
đất đai, hệ thống sử dụng đất, hệ thống canh tác và hệ thống cây trồng cùng phương

rừng


15

pháp tiếp cận nông thôn mới trên thế giới đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều
quốc gia, có thể coi đó là cơ sở lý luận và thực thiễn để các nước vận dụng trong
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai cấp vi mô. Những tài liệu hướng dẫn trên là
phương tiện tiến hành quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai cho cấp xã, cấp làng,
bản và HGĐ theo phương pháp cùng tham gia.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng để

Nhà nước thống nhất quản lý đối với toàn bộ đất đai, đảm bảo cho đất đai được sử
dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả [3].
Hiến pháp nước CHXHCN VN năm 1992 nêu "Nhà nước thống nhất quản lý
toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có
hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, HGĐ và cá nhân sử dụng lâu dài "
[32].Theo luật đất đai năm 1993 cho rằng [19]: "Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các địa bàn dân cư, xây dựng các cơ sở, kinh tế
văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng". Cho nên đất đai chính là một tư liệu sản
xuất không có gì thay thế được
Luật đất đai năm 2013 quy định việc QH&KHSD đất đai là việc hoạch định
hoặc điều chỉnh đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh
tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước, là sự tính toán, phân bổ
việc sử dụng đất cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí không gian. Mục tiêu của việc
quy hoạch đất đai là xây dựng cơ sở khoa học làm căn cứ cho việc xây dựng kế
hoạch sử dụng đất, nhằm lựa chọn phương án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất về
kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng [53].
Sang giai đoạn
phân loại đất

đai.

1955 đến

1975, cả hai miền Bắc - Nam đều

Từ

năm


sau

1975, về nghiên

cứu

đã

chú ý

đánh giá đất đai

mục tiêu sử dụng đạt được nhiều thành tích, nhất là từ sau năm 1980, với những
công trình nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai do FAO đề xuất.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu phân hạng đất dựa trên cơ sở vùng địa lý
thổ nhưỡng, cây trồng, tính đặc thù của địa phương, trình độ thâm canh và năng suất


16

cây nông nghiệp. Những thành tựu nghiên cứu về đất đai trong giai đoạn trên, là cơ
sở quan trọng góp phần vào việcbảo vệ, cải tạo, quản lý và sử dụng đất đai một
cách có hiệu quả trong cả nước.
Tuy nhiên, nông nghiệp ở nước ta, vấn đề quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
đai cấp vi mô có sự tham gia của người dân mới được nghiên cứu và ứng dụng
trong những năm gần đây. Về cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất đai cấp vi mô thực chất đã được đề cập tới trong nhiều công trình
nghiên cứu, song mức độ đề cập có khác nhau, chưa được tổng hợp và phân tích,
đánh giá, tập hợp thành cơ sở lý luận và


thực

tiễn.

Nghiên

cứu

đầy đủnhất

hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai cấp xã ở Việt Nam đã được các tác giả: Vũ
Nhâm (1998) - nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất đai cấp vi mô.
Nguyễn Bá Ngãi (2001) cho rằng: phương pháp đánh giá nông thôn có sự
tham gia của người dân (PRA) là công cụ rất tốt, có hiệu quả, đảm bảo tính khả thi
cho bản quy hoạch vào trong các giai đoạn của quá trình quy hoạch như: điều tra tự
nhiên, kinh tế - xã hội, đánh giá hiện trạng, xác định nhu cầu về đất đai, đánh giá đất
đai, phân tích hệ thống canh tác, phân chia 3 loại rừng và phân cấp phòng hộ, phân
bổ đất đai và tiến hành quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp thôn bản và xã.
Mỗi giai đoạn cần lựa chọn các công cụ thích hợp như: xây dựng sa bàn thôn bản,
thảo luận bên sa bàn, điều tra tuyến, phân tích biểu đồ hướng thời gian mô tả diễn
biến tình hình sử dụng đất [26].
Lê Sỹ Việt, Trần Hữu Viên (1999) đã nêu rõ: xã được coi là đơn vị quản lý
hành chính nhỏ bé nhất, là đơn vị quản lý và tổ chức sản xuất lâm nghiệp trong các
thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Công tác quy hoạch cần giải quyết những nội
dung sản xuất, các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và xã hội thật chi tiết cụ thể. Ngoài ra,
cần phải ước tính được đầu tư, nguồn vốn và hiệu quả đầu tư về các mặt kinh tế, xã
hội và môi trường [55].
Trong công trình sử dụng đất tổng hợp và bền vững của Nguyễn Xuân Quát
(1996), công trình đã nêu lên [32]:

+ Những điều cần biết về đất đai.


×