Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Một số hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.48 KB, 3 trang )

Một số hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong bảo vệ môi
trường:
* Khử mùi hôi thối trong môi trường sống: Mùi hôi thối của rác thải, của chuồng
trại chăn nuôi là do một nhóm vi sinh vật tạo ra. Người ta đã sử dụng một số nhóm
vi sinh vật khác để ức chế sự hoạt động của các vi sinh vật này. Cụ thể, dùng vi
sinh vật hữu hiệu của dòng EM TECH – GREEN phun vào các bãi rác hoặc
chuồng trại chăn nuôi có thể làm giảm tới 70-90 % mùi hôi thối. Hiện nay, tất cả
các bãi rác lớn ở Việt Nam đều dùng EM TECH – GREEN để xử lý. Dùng EM
TECH – GREEN làm cho rác được phân giải triệt để hơn nên kéo dài thời gian sử
dụng bãi rác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của bãi chứa rác.
* Phân huỷ chất thải trong môi trường sống: Chúng ta thử hình dung, nếu không có
thế giới vi sinh vật thì trên mặt đất hiện nay không còn chỗ đặt chân do đã bị phủ
kín bởi rác thải. Xã hội càng phát triển thì rác thải càng nhiều và xử lí rác thải càng
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Có rất nhiều phương pháp xử lí rác thải nhưng
dùng vi sinh vật để phân huỷ rác đang được coi là giải pháp hữu hiệu nhất. Tuỳ
theo loại rác thải mà người ta chọn lựa các nhóm vi sinh vật khác nhau để phân
huỷ chúng.
– Phân huỷ chất thải hữu cơ: Hiện nay, đối với rác thải hữu cơ thì việc dùng vi sinh
vật để xử lí thành phân hữu cơ dùng bón cho cây trồng, cải tạo đất là vấn đề đang
được quan tâm. Người ta dùng các vi khuẩn, nấm sợi, xạ khuẩn để phân giải
xenluloza, lignin… Ví dụ, người ta sử dụng EM TECH – GREEN ủ với các chất
thải hữu cơ không phải phân chuồng, phối trộn theo tỷ lệ 1 lít/200kg để chế biến
thành phân bón hữu cơ chất lượng cao.
– Phân huỷ chất thải vô cơ trong công nghiệp: Rác thải vô cơ là loại khó xử lí,
ngoài biện pháp tái chế, thiêu huỷ, chôn lấp thì con người cũng đang nghiên cứu
tìm kiếm các chủng vi sinh vật có khả năng phân huỷ chúng. Ngày nay, người ta đã
tìm ra và đang thử nghiệm các chủng vi sinh vật phân huỷ xăng dầu, các kim loại
nặng…


Một số khó khăn khi ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong cuộc sống:


Công nghệ vi sinh vật đã, đang và sẽ được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống
nhưng khi ứng dụng cũng còn gặp những khó khăn nhất định. Có thể kể đến các
khó khăn sau:
Vi sinh vật là một thực thể sống nhưng không nhìn thấy bằng mắt thường:
Mặc dù, vi sinh vật là một thực thể sống nhưng do cơ thể quá nhỏ bé, chúng ta
không thể nhìn thấy được bằng mắt thường nên con người không thể biết được vi
sinh vật trong các chế phẩm này có còn sống hay không, nếu còn sống thì mật độ là
bao nhiêu, có đảm bảo so với quy định nữa hay không. Đây chính là lí do làm cho
người sử dụng chưa thực sự yên tâm đối với những loại sản phẩm có nguồn gốc từ
vi sinh vật mà hiện nay chưa kiểm duyệt chặt chẽ như các phân bón vi sinh, thuốc
chuột vi sinh… Thật vây, khi sử dụng những sản phẩm này, người ta thường gặp
tình trạng không ổn định chất lượng. Điều này là do mật độ vi sinh vật có lúc
không còn được đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định mà khi mua mắt họ không thể
nhận biết được.
Vi sinh vật có tốc độ phát sinh, phát triển rất nhanh:
Do cơ thể vi sinh vật nhỏ bé, mắt thường không nhìn thấy được nhưng lại có khả
năng sinh sôi rất nhanh nên khó có thể bảo quản và giữ giống vi sinh vật trong điều
kiện bình thường. Việc này chỉ có thể thực hiện được tốt trong điều kiện nhân tạo
trong phòng thí nghiệm.
Cơ thể vi sinh vật dễ bị biến đổi kiểu gien:
Cơ thể vi sinh vật có cấu tạo hết sức đơn giản, thậm chí với virus còn chưa có cấu
tạo đến mức tế bào nên dưới tác động của ngoại cảnh nó rất dễ bị biến đổi về kiểu
gen. Do đó, nó dễ dàng phát sinh ra loài mới
Kết luận


Công nghệ vi sinh vật có khả năng ứng dụng vào rất nhiều khía cạnh của cuộc sống
như: nông nghiệp, công nghiệp, môi trường, y tế… Trong cuộc sống không thể
thiếu vi sinh vật được nhưng do cơ thể nó rất nhỏ bé (mắt thường không nhìn thấy
được), cấu tạo rất đơn giản, sinh sôi nhanh, vòng đời ngắn nên:

1- Khó xác định được mật độ vi sinh vật trong các chế phẩm của nó nếu không
không có trang thiết bị chuyên dùng nên một số phẩm khi dùng không còn đảm
bảo về mật độ.
2- Khó có thể bảo quản và giữ giống vi sinh vật trong điều kiện bình thường.
3- Dễ bị biến đổi về kiểu gen nên dễ sinh ra loài mới.



×