Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.66 KB, 5 trang )

Thông qua nghiên cứu lý luân giá trị thặng dư anh chị hãy phân tích,
làm rõ quan điểm sau "máy móc, tư liệu sản xuất, sức lao động đều là các
nhân tố làm tăng giá trị thặng dư". ý nghĩa rút ra từ lý luận trên đối với Việt
Nam hiện nay
Trả lời:
Thông qua nghiên cứu lý luân giá trị thặng dư anh chị hãy phân tích,
làm rõ quan điểm sau "máy móc, tư liệu sản xuất, sức lao động đều là các nhân
tố làm tăng giá trị thặng dư"

Giá trị thặng dư được Mac xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số
tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới
hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao
động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một
lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động.
Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư. Tức là sản lượng của hàng hóa làm ra có giá
trị cao hơn phần tiền mà nhà tư bản trả cho công nhân và mức chênh lệch đó chính
là giá trị thặng dư.
Giả sử, để chế tạo ra 1 kg sợi, nhà tư bản phải ứng ra số tiền 20 ngàn đơn vị
tiền tệ mua 1 kg bông, 3 ngàn đơn vị cho hao phí máy móc và 5 ngàn đơn vị mua
sức lao động của công nhân điều khiển máy móc trong 1 ngày (10 giờ). Giả định
việc mua này đúng giá trị, mỗi giờ lao động sống của công nhân tạo ra giá trị mới
kết tinh vào sản phẩm là 1000 đơn vị.
Trong quá trình sản xuất, bằng lao động cụ thể, công nhân sử dụng máy móc
để chuyển 1 kg bông thành 1 kg sợi, theo đó giá trị của bông và hao mòn máy móc
cũng được chuyển vào sợi. Giả định chỉ trong 5 giờ công nhân đã kéo xong 1 kg
bông thành 1 kg sợi, thì giá trị 1 kg sợi được tính theo các khoản như sau:


+ Giá trị 1 kg bông chuyển vào = 20.000 đơn vị
+ Hao mòn máy móc = 3.000 đơn vị
+ Giá trị mới tạo ra (trong 5 giờ lao động, phần này vừa đủ bù đắp giá trị sức


lao động) = 5.000 đơn vị
Tổng cộng = 28.000 đơn vị
Nếu quá trình lao động ngừng ở đây thì nhà tư bản chưa có được giá trị thặng
dư.
Thời gian lao động (5 giờ) mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang
với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động tất yếu và lao động
trong khoảng thời gian ấy gọi là lao động tất yếu.
Nhưng nhà tư bản đã mua sức lao động trong 1 ngày với 10 giờ, chứ không
phải 5 giờ (Hợp đồng lao động giữa nhà tư bản và công nhân tính theo ngày công
10 giờ nên nhà tư bản có quyền sử dụng sức lao động của công nhân trong 10 giờ).
Trong 5 giờ lao động tiếp, nhà tư bản chi thêm 20.000 đơn vị để mua 1 kg bông và
3.000 đơn vị hao mòn máy móc và với 5 giờ lao động sau, người công nhân vẫn
tạo ra 5.000 đơn vị giá trị mới và có thêm 1 kg sợi với giá trị 28.000 đơn vị. Tổng
số tiền nhà tư bản chi ra để có được 2 kg sợi sẽ là:
+ Tiền mua bông: 20.000 x 2 = 40000 đơn vị
+ Hao mòn máy móc (máy chạy 10 tiếng): 3.000 x 2 = 6.000 đơn vị
+ Tiền lương công nhân sản xuất cả ngày (trong 10 giờ, tính theo đúng giá trị
sức lao động) = 5.000 đơn vị
Tổng cộng = 51.000 đơn vị
Tổng giá trị của 2 kg sợi là: 2 kg x 28000 = 56.000 đơn vị và như vậy, lượng
giá trị thặng dư thu được là: 56.000 – 51.000 = 5.000 đơn vị.
Thời gian lao động (5 giờ) để tạo ra giá trị thặng dư gọi là thời gian lao động
thặng dư, và lao động trong thời gian ấy gọi là lao động thặng dư..


Bất cứ quá trình lao động nào cũng là sự kết hợp ba nhân tố chủ yếu: lao động
có mục đích của con người, đối tượng lao động, tư liệu lao động (quan trọng hơn
cả là công cụ lao động, nhất là công cụ cơ khí hay máy móc). Sử dụng máy móc
càng hiện đại thì sức sản xuất của lao động càng cao, càng làm ra nhiều giá trị sử
dụng (nhiều của cải) trong một đơn vị thời gian. Nhưng khi xét quá trình tạo ra và

làm tăng giá trị thì những hàng hoá tham gia vào đây không còn được xét với tư
cách là những nhân tố vật thế nữa, mà chỉ được coi là những lượng lao động đã vật
hoá nhất định. Và dù máy móc (kể cả rôbớt) quan trọng đến múc nào cũng không
thể tự nó chuyển giá trị vào sản phẩm chứ đừng nói đến việc tạo thêm giá trị.
Chính lao động sống đã “cải tử hoàn sinh” cho các tư liệu sản xuất, trong đó có
mày móc, chuyển giá trị của chúng sang sản phẩm mới theo mức độ đã tiêu dùng
trong quá trình lao động sản xuất. Nhưng một tư liệu sản xuất không bao giờ
chuyển vào sản phẩm một giá trị nhiều hơn giá trị mà nó đã bị tiêu hao trong quá
trình sản xuất. C.Mác ví máy móc, thiết bị trong quá trình làm tăng giá trị giống
như bình cổ cong trong quá trình hoá học. Không có bình cổ cong thì không thể
diễn ra các phản ứng hoá học, nhưng bản thân bình cổ cong chỉ là điều kiện cho
phản ứng hoá học diễn ra, chứ không trực tiếp tham gia vào phản ứng ấy. Cũng
như vậy, thiết bị, máy móc chỉ tạo đIều kiện cho việc làm tăng giá trị hàng hoá chứ
bản thân nó không trực tiếp tham gia vào việc tăng giá trị thặng dư.

Ý nghĩa rút ra từ lý luận trên đối với Việt Nam hiện nay.

Một là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào
đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều
và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ,
chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện
của nó.
Hai là, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc và xơ
cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng như


có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế và
không thể thực hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ

phân phối phải được thể chế hóa bằng luật. Đường lối chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước mỗi khi được thể chế hóa thành luật và các bộ luật thì chẳng
những góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm
công cụ và cơ sở để điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi
bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng pháp luật thì được xã hội thừa nhận và tôn
vinh theo phương châm: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Trong nhận thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức độ bóc lột
được xã hội chấp nhận, tức là làm giàu hợp pháp. Trong quản lý xã hội thì phải
kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống
thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua Nhà
nước và bằng các "kênh" phân phối lại và điều tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây
là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức
giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một
giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển
kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế.
Ba là, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao
động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới
bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá
trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào
để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay,
thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng,
những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động
là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện
hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn


thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.




×