Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

phương án xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.78 KB, 48 trang )

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14

LỜI NÓI ĐẦU
Đẩy mạnh xuất khẩu luôn là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước
Việt Nam. Chủ trương này được khẳng định trong văn kiện đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII và trong nghị quyết 01NQ/TW của Bộ Chính trị với mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa hướng về
xuất khẩu. Để thực hiện chủ trương của Đảng cùng với việc đẩy mạnh tiến trình
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước và giúp Việt Nam bắt kịp được với tiến
trình toàn cầu hóa và hội nhập, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường.
Trong những năm vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng
mạnh. Bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê...thì không thể
không kể đến các sản phẩm từ gỗ. Mỹ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ
nội thất hàng đầu trên thế giới. Đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ
được đánh giá là có chất lượng tốt, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế
kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ những năm vừa qua
không ngừng tăng . Tuy nhiên, thị trường Mỹ là thị trường khó tính, rất khắt khe về
chất lượng hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng. Do vậy, xuất khẩu đồ
gỗ của Việt Nam trong những năm vừa qua tuy đã đạt được một số kết quả bước
đầu đáng khích lệ song vẫn chưa xứng với tiềm năng của mình. Đồ gỗ của Việt
Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn chưa cạnh tranh được với đồ gỗ của Trung Quốc
và Canada . Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ là một trong những thế mạnh của
Việt Nam, ngành này nằm trong top 10 ngành mang lại nguồn thu lớn nhất cho
xuất khẩu và có đóng góp đáng kể vào GDP cả nước. Nhưng để thế mạnh đó có thể
đạt được những bước phát triển nhanh chóng cần phải tìm hiểu mọi vấn đề như giá
cả, chất lượng, năng suất… đưa ra được những ưu nhược điểm để tìm được cách
giải quyết tốt nhất. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có những biện pháp xúc tiến
xuất khẩu hữu hiệu từ cả phía nhà nước và phía doanh nghiệp.
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 1




Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
Chính vì vậy, dưới sự hướng dẫn của thầy Đoàn Trọng Hiếu, nhóm chúng em
sẽ lập một phương án xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường Mỹ.
Từ đó tìm ra được một phương án xuất khẩu khả thi, những giải pháp giải quyết,
khắc phục những khó khăn, hạn chế để từ đó thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ tới
thị trường Mỹ và ngày càng mở rộng xuất khẩu ra thị trường toàn thế giới để kim
ngạch xuất khẩu gỗ trong năm 2016 có thể tiếp tục được nâng lên.
Trong quá trình nghiên cứu và làm bài, nhóm chúng em còn có nhiều hạn chế
do kiến thức và thời gian. Chúng em rất mong nhận được những góp ý của thầy để
bài của chúng em được hoàn thiện hơn.
Nhóm của chúng em gồm có 3 thành viên:
1.
2.
3.

Phạm Trần Quang
Phạm Thị Thùy Trang
Nguyễn Thanh Vân

Em xin chân thành cảm ơn!

NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 2


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14


CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CÔNG TY
1. Về công ty



Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Minh Tiến
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Bitexco, 19 – 25 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé,















Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Hà Nội: C012, Tháp The Manor, Mỹ Đình, Mễ Trì, Hà
Điện thoại: +848 3821 4998
Fax: +848 3821 4976
Website: www.minhtien.com.vn
Email:
Mã số thuế: 0303765791
Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần

Ngành hàng: Đồ gỗ - Nội thất
Loại hình: Sản xuất – Phân phối
Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất đồ gỗ và trang trí nội thất
Ngành nghề kinh doanh: Khai thác và chế biến gỗ thô
Thị trường: Toàn quốc, Quốc tế
Cơ cấu tổ chức:

Công ty cổ phần Minh Tiến được thành lập vào ngày 15 tháng 4 năm 2005.
Công ty có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng, sản xuất đồ gỗ và trang trí nội thất
cho các căn hộ cao cấp, biệt thự, cao ốc, nhà hàng và khách sạn.
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 3


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
Từ năm 2005, với kết quả tốt trong công việc hoàn thiện công trình và cung
cấp đồ gỗ cho các dự án đáng chú ý như The Manor tại Thành phố Hồ Chí Minh và
Hà Nội, The Villa và the Garden Hà Nội và Bitexco Financial Tower, công ty đã
tạo được niềm tin và uy tín tại thị trường trong nước. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu
xuất khẩu đồ gỗ, công ty đã cho xây dựng nhà máy hiện đại với diện tích là
42000m2 tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trong năm 2008. Nhà máy được
trang bị các máy móc với công nghệ mới nhất. Công ty đã xuất khẩu gỗ đến thị
trường các nước trong khu vực, thị trường châu Âu và cả thị trường Mỹ.

2. Về sản phẩm
* Khái quát chung về gỗ
-

“Theo sơ bộ thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 ngành dùng gỗ

làm nguyên vật liệu với trên 22 000 công việc khác nhau và sản xuất ra hơn 20 000
loại sản phẩm”.


-

“Gỗ là nguyên vật liệu được con người sử dụng rất lâu đời, rộng rãi và là một trong

-

những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
Gỗ được sử dụng rất rộng rãi, phủ kín mọi ngành nghề như nông nghiệp, công

-

nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, khai khoáng, xây dựng…
Ngoài ra, gỗ còn được dùng làm văn phòng phẩm, đồ nội thất, nhạc cụ, dụng cụ thể
dục thể thao, đóng toa tầu, thùng xe, thuyền phà, cầu cống…”
/>* Công ty sản xuất các loại sản phẩm chính, bao gồm:
• Hàng trong nhà (sản phẩm nội thất cho phòng khách, phòng ăn, phòng
ngủ và nhà bếp theo phong cách cổ điển, truyền thống và hiện đại).
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 4


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14





Hàng ngoài trời (các sản phẩm về ghế, dàn gỗ các vật dụng ngoài trời
khác).
Sản phẩm nội thất cho các dự án xây dựng (khách sạn, căn hộ cao cấp,
nhà hàng, văn phòng, bệnh viện, trường học…).
Cửa và cửa sổ, ván sàn (theo tiêu chuẩn của Nhật và châu Âu).

* Các loại gỗ dùng trong sản xuất của công ty
a. Gỗ tần bì (Ash)
-

“Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám
đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu. Nhìn chung vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều.
Thứ hạng và trữ lượng tần bì có dát gỗ màu vàng nhạt và một số đặc tính tùy vào

-

từng vùng trồng gỗ.” [1]
Đặc tính: khả năng chịu lực rất tốt và trọng lượng gỗ càng nặng thì khả năng chịu
lực càng cao ; độ kháng va chạm tuyệt vời ; dễ bị uốn cong bởi hơi nước; chịu máy

-

tốt ; độ bám đinh, ốc rất cao ; dễ nhuộm màu và đánh bóng…
Công dụng: làm đồ gỗ, đồ nội thất, ván sàn, dụng cụ thể thao, đồ gỗ chạm khắc…

b. Gỗ sồi đỏ (Red Oak)
-

“Màu sắc, mặt gỗ, đặc tính của gỗ sồi đỏ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng vùng

trồng gỗ. Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng. Gỗ có ít đốm

-

hình nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn. Đa số thớ gỗ thẳng, mặt gỗ thô.”[2]
Đặc tính: cứng và nặng ; chịu máy tốt, khả năng bám đinh ốc thuộc loại tốt nhưng
so với gỗ tần bì thì không bằng ; khả năng chịu lực trung bình ; bị nứt và cong nếu

-

phơi khô song lại dễ uốn cong gỗ bằng hơi nước.
Công dụng: làm đồ gỗ, đồ nội thất, hộp dựng nữ trang, vật liệu kiến trúc nội thất,
ván sàn, gỗ chạm…

NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 5


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
c. Gỗ sồi trắng (White oak)
-

“Gỗ có màu nâu trắng, dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm. Đa số gỗ
sồi trắng có vân gỗ thẳng, to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài

-

hơn sồi đỏ. Vì vậy, sồi trắng có nhiều đốm hình hơn.” [3]
Đặc tính: cứng và nặng, do độ chắc thấp so với các loại gỗ khác nên dễ bị uốn cong

bởi hơi nước, khả năng chịu lực ở mức trung bình. Tuy nhiên, sồi trắng ở miền

-

Nam thì cứng và nặng hơn, các vòng tuổi gỗ rộng hơn.
Độ bền: không thấm chất bảo quản, khả năng chống mọt gỗ cao.
Công dụng: làm cửa cao cấp, hộp đựng nữ trang, tà vẹt đường sắt, gỗ chạm trổ, tủ
buffer…
d. Gỗ Óc chó

-

“Dát gỗ màu trắng kem, tâm gỗ màu từ nâu nhạt đến socôla. Vân gỗ thẳng nhưng

-

đôi khi uốn song hoặc cuộn xoáy tạo những đốm hình đẹp mắt.” [4]
Đặc tính: rất cứng nhưng độ chắc thấp, giữ màu sơn rất tốt, kích thước ổn định
Độ bền: cao, có khả năng kháng sâu song dát gỗ lại dễ bị mọt gỗ xâm nhập.
Công dụng: Làm đồ gỗ, gỗ chạm cao cấp, ván sàn, vật liệu kiến trúc nội thất…
e. Giổi thơm

-

Tên thường gọi: Giổi thơm, Dầu gió
Vùng phân bố: Bắc Trung Bộ (Nghệ An), vùng Đông Bắc (Lạng Sơn, Quảng Ninh,

-

Lào Cai), vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nam, Ninh Bình).

Giá trị: gỗ có màu xám vàng, thớ gỗ mịn, thơm, mềm…

g. Chò Chỉ
-

Tên thông dụng: Chò Chỉ, Mạy Kho
Nơi phân bố: Trung Quốc, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ,

-


Giá trị: màu vàng nhạt hoặc hơi hồng, rất bền, khả năng chịu nước cao.
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 6


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
-

Công dụng: làm cột nhà, đóng đồ đạc, ván sàn…

h. Căm xe
Loại gỗ này nặng và rất cứng, thớ mịn, có màu đỏ thẫm, vân sẫm nhạt xen kẽ
nhau nhưng không rõ nét, khả năng chịu mưa nắng và mối mọt khá tốt, độ bền
cao…
i. Gỗ lim
-

Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam, thuộc nhóm gỗ quý hiếm.

Đặc tính: cứng, chắc, nặng, màu nâu, không bị mối mọt, vân gỗ dạng xoắn rất đẹp
mắt. Gỗ có khả năng chịu lực tốt. Gỗ không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do

-

thời tiết…
Công dụng: làm cột, kèo, xà… và các bộ phận kiến trúc trong các công trình xây
dựng theo lối cổ ; do đặc tính bền chắc nên gỗ lim thường được dùng làm đồ gia
dụng ; làm cửa, lát sàn nhà…

NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 7


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14

CHƯƠNG II. LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU

1. Nghiên cứu thị trường
a. Thị trường trong nước
Thị trường đồ gỗ trong nước nhìn chung ngày càng trở nên khó khăn. Theo
một số doanh nghiệp trong nước gần đây, 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tiếp tục
giảm, thị trường gần như tụt dốc không phanh. Những doanh nghiệp trước đây
từng có thế mạnh với thị trường xuất khẩu cũng gần như tìm đường tháo lui khi
vốn vay không hề dễ, những rủi ro đang tiền ẩn ở xứ người ngày một cao.
Những hội thảo về lĩnh vực này gần đây cho rằng, trong lúc thị trường đang
khó khăn thì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng chú trọng thị trường trong nước
hơn. Do đó, quản trị tốt thị trường trong nước thì sự tồn tại, phát triển sẽ được duy
trì hơn với việc đi tìm cơ hội ở thị trường bên ngoài mà mình không nắm rõ. Theo

số liệu thống kê, sức tiêu thụ gỗ trong nước năm 2014 là hơn 2,5 tỉ USD. Tuy
nhiên, thực tế là trên 80% thị phần gỗ trong nước thuộc về các công ty đa quốc gia,
công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm
20% thị phần. Có thể nói rằng, tiềm năng thị trường gỗ nội địa là rất lớn nên đã thu
hút được vốn đầu tư của nhiều công ty nước ngoài nhiều và lâu đến vậy. Theo khảo
sát của một công ty nước ngoài, với quy mô 90 triệu dân, thương mại đồ gỗ Việt
Nam trong các năm gần đây đạt khoảng 19,8 tỉ USD/năm. Trong đó, hộ gia đình
thành thị tiêu thụ khoảng 30%, 40% cho các công trình dự án mới và khoảng 30%
thị phần còn lại là từ dân cư nông thôn.

NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 8


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14

“Sản phẩm đồ gỗ trong nước chưa cạnh tranh được với hàng nhập khẩu ở
mảng bán lẻ có nguyên nhân do doanh nghiệp đang phụ thuộc tới 80% nguyên liệu
và gần như 100% phụ liệu nhập khẩu. Hiện hầu hết các phụ liệu sản xuất chế biến
gỗ như mâm xoay, tay nắm, bản lề, thanh trượt, bánh xe, chân bàn, khung sắt…đều
nhập từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, với một đơn hàng, doanh nghiệp chỉ cần sản
xuất, giao hàng và thu tiền là xong, còn để cung ứng sản phẩm cho thị trường trong
nước, doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn từ khâu thiết kế, tiếp thị, tổ chức bán
hàng, … quá trình dài hơn, đầu tư nhiều hơn trong khi lợi nhuận chưa thấy rõ.” [5]
Tuy nhiên, trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế hiện nay, gỗ Việt Nam
tiêu thụ khoảng 3 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, ngành gỗ của Việt Nam vẫn gặp nhiều
khó khăn khác, ngoài những vấn đề doanh nghiệp vẫn phải tự giải quyết như lao
động kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kiểm soát chi phí đầu vào, vận chuyển nội bộ,
… Trên bình diện quốc gia, doanh nghiệp phải đối mặt với một số thách thức như:

nâng cao tỷ lệ hiệu quả sử dụng gỗ và giảm chi phí vận chuyển bằng cách sản xuất
trung gian tại các vùng trồng rừng; gỗ hợp pháp và trách nhiệm giải trình nguồn
gốc ; kiểm soát hàng tạm nhập tái xuất để lấy xuất xứ sau khi Việt Nam ký hiệp
định TPP… Đây là những thách thức không chỉ của bản thân doanh nghiệp mà còn
là thách thức về quản lý của nhà nước khi hiệp định TPP có hiệu lực và khi khu
vực ASEAN trở thành cộng đồng kinh tế chung.
Đặc trưng của ngành chế biến gỗ Việt Nam là sản xuất gắn chặt với nguồn
cung nguyên liệu như các loại gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, các loại lâm sản ngoài
gỗ... Do vậy, bức tranh về ngành chế biến gỗ không thể không kể đến nguồn cung
nguyên liệu cho ngành này.

* Nguồn gỗ nguyên liệu
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 9


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
Theo VIFORES, nhu cầu về gỗ nguyên liệu được phân nhóm theo sản phẩm
đầu ra như sau:
-

Gỗ rừng trồng trong nước: để sản xuất dăm mảnh xuất khẩu, sản xuất bột giấy, sản

-

xuất ván nhân tạo các loại và sản xuất đồ mộc
Gỗ nhập khẩu: để sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu và sản phẩm gỗ xây dựng

-


tiêu thụ nội địa
Các loại gỗ vườn nhà (xoài, mít, nhãn, điều,…) các loại gỗ trồng phân tán (xoan,
xà cừ, muồng và gỗ cao su…) được sử dụng để sản xuất ván ghép thanh, đồ gỗ

-

ngoài trời để xuất khẩu
Các loại ván nhân tạo: hiện nay Việt Nam đã sản xuất nhưng vẫn phải nhập khẩu.
Dự kiến đến năm 2020 sẽ không nhập khẩu và sẽ xuất khẩu. Số liệu thống kê cho
thấy nhu cầu đối với gỗ nguyên liệu đang tăng rất nhanh chóng, tương ứng với việc
mở rộng thị phần xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam trên thế giới.

<Nguồn Tổng cục Thống Kê>
“Theo số liệu thống kê thì tổng khối lượng gỗ sử dụng ở Việt Nam năm
2003 là trên 8,8 triệu m3 , trong đó 51,61% được sử dụng cho công nghiệp chế biến
gỗ, 18,66% được sử dụng làm nguyên liệu cho ván dăm, MDF và dăm gỗ, 29%
được sử dụng cho công nghiệp chế biến giấy và bột giấy, số còn lại được sử dụng
làm gỗ trụ mỏ. Năm 2005, tổng khối lượng gỗ nguyên liệu sử dụng của Việt Nam
là 10 triệu m3, trong đó 53,4% được sử dụng cho công nghiệp chế biến gỗ, 20,19%
được sử dụng làm nguyên liệu cho ván dăm, MDF và dăm gỗ, 25,52% được sử
dụng cho công nghiệp chế biến giấy và bột giấy, số còn lại được sử dụng làm gỗ
trụ mỏ. Năm 2008, tổng khối lượng gỗ nguyên liệu sử dụng vào khoảng 11 triệu
m3, trong đó gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chiếm 57,34%, gỗ cho sản xuất giấy
và bột giấy chiếm 24,2%, gỗ nguyên liệu cho sản xuất ván nhân tạo (ván dăm,
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 10



Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
MDF) và sản xuất dăm gỗ xuất khẩu là 17,6%, gỗ trụ mỏ vào khoảng 0,86%. Có
thể thấy nhu cầu đối với gỗ nguyên liệu ngày càng tăng, trong đó tỷ lệ tăng mạnh
nhất là gỗ nguyên liệu sử dụng cho sản xuất chế biến đồ gỗ, gỗ dùng cho các mục
đích khác ngoài ngành chế biến đồ gỗ có xu hướng giảm . Dự báo nhu cầu về
nguyên liệu gỗ sẽ gia tăng mạnh trong thời gian tới, theo tốc độ tăng trưởng sản
xuất và đặc biệt là xuất khẩu của ngành này.” [6]
“Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất gỗ Việt Nam cũng gặp phải ngoài
những khó khăn chung, như lãi suất vay ngân hàng cao, thuế cao, chi phí đầu vào
như nguyên liệu và lương công nhân tăng cao, khối ngành nghề chế biến gỗ còn
gặp nhiều thách thức riêng. Như: khó thu mua nguyên liệu rừng trồng ở các tỉnh
phía Bắc vì thương nhân Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam vơ vét với giá cao.
Thương nhân Trung Quốc còn cung cấp trang thiết bị xẻ gỗ, bóc gỗ, băm dăm với
giá rẻ để người trồng rừng nước ta sản xuất gỗ xẻ, dăm mảnh và palet với khối
lượng sản phẩm thô hàng năm lên tới 3- 4 triệu m 3.. Năm 2011 – 2012, Nhà nước
ban hành một số chính sách gây bất lợi cho Doanh nghiệp gỗ Việt Nam như Thông
tư số 01 (sau này có bổ sung công văn số 42; thông tư số 40) về kiểm dịch thực
vật; và nâng mức thuế suất đối với một số sản phẩm gỗ. Chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia của Nhà nước 3 năm gần đây rất hạn hẹp về kinh phí, nên
cộng đồng các doanh nghiệp gỗ Việt Nam ít được hưởng lợi từ các chương trình
này.” [7]
b. Thị trường quốc tế
-

Khái quát chung
Theo Vifores – Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu
gỗ của Việt Nam năm 2012 đạt 4,641 tỷ USD tăng 25,3% so với năm 2011. Trong
đó, cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ như sau
<Nguồn số liệu: Tổng cục Hải Quan>
Theo biểu đồ ta thấy, thị trường Hoa Kỳ dẫn đầu trong việc nhập khẩu gỗ của

Việt Nam ở con số 1,721 tỷ USD, chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành
; sang EU đạt 0,928 tỷ USD, chiếm 20% ; sang Trung Quốc đạt 0,844 tỷ USD,
chiếm 16% ; đến Nhật Bản đạt 0,638 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 11


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
khẩu của ngành, còn lại là các thị trường nhỏ và lẻ. Hầu hết, các thị trường chủ lực
đều đang tăng mạnh: Hoa Kỳ tăng 27%, Trung Quốc tăng 11%, Nhật Bản tăng
14,2% so với năm 2011.
Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn nhất trong
khu vực ASEAN, đứng thứ hai tại châu Á và đứng thứ 6 trên thế giới. Theo số liệu
thống kê, xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang các thị trường trong tháng 12/2014 đạt
trị giá 609,64 triệu USD, tăng 13,4% so với tháng 11/2014; đưa tổng kim ngạch
xuất khẩu gỗ trong năm 2014 lên 6,23 tỷ USD, tăng 12,0% so với năm 2013.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GỖ GIAI ĐOẠN 2010-2014

<Tổng cục Thống kê>
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 12


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14

Trong những năm gần đây, mặt hàng gỗ xuất khẩu luôn giữ được mức tăng
trưởng khá và đang có xu hướng ổn định, từ năm 2010 đến 2014 mức tăng trung

bình khoảng 15%/năm%; kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này trong năm 2010
là 3,43 tỷ USD thì đến hết năm 2014 kim ngạch đã đạt 6,23 tỷ USD (gấp 2 lần 4
năm trước). Việt Nam đã xuất khẩu gỗ sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới, những thị trường xuất khẩu chủ lực đóng góp lớn vào tăng trưởng
kim ngạch trong năm 2014 gồm: Hoa Kỳ, Canada, Anh, Đức ,Pháp, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường chính dẫn đầu về
kim ngạch với 2,23 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2013, chiếm 35,9% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Đứng thứ hai là sang thị trường Nhật Bản, xuất khẩu sang thị
trường này trong năm 2014 đạt 952,01 triệu USD, tăng 16,1% so với năm 2013,
chiếm khoảng 15,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trung Quốc là thị trường đứng
thứ ba về kim ngạch xuất khẩu gỗ trong năm 2014, đạt khoảng 872 triệu USD,
chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành, giảm 17,1% so với năm ngoái.
Trong giai đoạn 2010-2014, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam có
xu hướng tăng trưởng ổn định, đều trên mức 2 tỷ USD/năm, với mức tăng trưởng
13% trong giai đoạn này. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt
Nam ra thế giới đạt 6,69 tỷ USD ( là mức cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam),
tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về thị trường, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh là 3 thị trường lớn tiêu thụ mặt hàng
gỗ của Việt Nam. Cụ thể, Hoa Kỳ với kim ngạch nhập khẩu 3,61 tỷ USD, chiếm
53,9% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam. So với nhu cầu nhập
khẩu của Hoa Kỳ, thì Việt Nam hiện là nước nhập khẩu lớn thứ 4, sau Trung Quốc
(50,2% thị phần) và Mexico (17,6% thị phần) và Canada (7,4% thị phần). Tuy
nhiên, với mức tăng trưởng 15% giai đoạn 2010-2014 của Việt Nam cao hơn
Trung Quốc (6%) và Canada (3%) cho thấy Việt Nam có tiềm năng đẩy mạnh thị
phần xuất khẩu mặt hàng nội thật tại thị trường Hoa Kỳ.
Nước đứng thứ 2 về tiêu thụ mặt hàng này là Nhật Bản, với 9,9% thị phần,
ứng với 664,91 triệu USD năm 2014. Việt Nam tuy là nước đứng thứ 2 về kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng sang Nhật Bản, song kim ngạch quá nhỏ so với nước
đứng đầu là Trung Quốc (4,97 tỷ USD năm 2014).
NGUYÊN THANH VÂN - 52856


Page 13


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14

10 thị trường nhập khẩu chính mặt hàng đồ nội thất của Việt Nam
năm 2014

Nước
Hoa Kỳ

Kim ngạch năm 2014 % thị phần tại % tăng trưởng 2010(nghìn USD)
Việt Nam
2014
3.605.059
53,9
15

Nhật Bản
Anh
Canada
Hàn Quốc
Trung Quốc
Australia
Đức
Pháp
Hà Lan

664.912


9,9

15

377.833

5,7

8

249.002

3,7

13

231.501

3,5

23

208.169

3,1

35

203.095


3

19

197.854

3

-1

164.759

2,5

0

80.131

1,2

-6
<Nguồn: Tổng cục Thống kê>

* Thị trường Mỹ
Mỹ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ đứng đầu thế giới. Mỹ nhập khẩu
khoảng trên 40 tỷ USD đồ gỗ trong một năm.
Hiện tại, thị trường gỗ quan trọng nhất của Mỹ là California, tiếp đến là Texas
và Florida – đó cũng là các thị trường hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu gỗ toàn cầu.
Người Mỹ dường như không quan tâm đến hình thức hay những yếu tố trực quan

như màu sắc, nhìn có tự nhiên không, đẹp mắt không… mà họ chỉ quan tâm đến

NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 14


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
chất lượng, đến sự tiện dụng, bền bỉ, những giá trị sử dụng mà sản phẩm mang lại
mà thôi.
Theo số liệu thống kê, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang
Hoa Kỳ đạt 1,11 tỉ USD, tăng 18,87% so với năm 2007. Cho đến hiện nay, Hoa Kỳ
vẫn là thị trường chủ lực về hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Năm 2008, xuất
khẩu gỗ sang thị trường này tiếp tục là mặt hàng đứng đầu trong các mặt hàng
Nông Lâm Thủy xuất sang thị trường này với kim ngạch xuất khẩu đạt 960,2 triệu
USD, tăng khoảng 22,06% so với năm 2007.

<Nguồn: Tổng cục Hải Quan>
Theo biểu đồ chúng ta có thể thấy được kim ngạch xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ
là 87,51 triệu USD. Tuy nhiên đến tháng 2, con số này lại giảm xuống một các
đáng kể chỉ còn 37,49 USD. Đến tháng 3 trở đi, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này
đã ổn định trở lại trong khoảng từ 75 đến hơn 90 USD.
Triển vọng kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đã tốt hơn, đặc biệt GDP của
Hoa Kỳ tăng 2,8% trong năm qua; Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán
phá giá từ 40% đến 200%; các nước xuất khẩu gỗ Châu Âu đang chịu ảnh hưởng
của sự suy thoái, thu hẹp sản xuất đã tạo ra những cơ hội tuyệt vời để cho các
doanh nghiệp của Việt Nam ngày càng có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường
Hoa Kỳ.
Nhà cung cấp của thị trường đồ gỗ Mỹ
Thị trường Mỹ cũng là thị trường mở nên cạnh tranh rất ác liệt và nước có lao

động rẻ như Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị phần lớn nhất (37%) trong nhập khẩu
của Mỹ, Canada đứng thứ 2 (18%) và Mehico đứng thứ 3 (17%). Nhờ có hiệp định
thương mại song phương Việt Nam - Mỹ từ cuối năm 2001, Việt Nam đã thâm
nhập thị trường Mỹ và năm 2003 đã đứng vào danh sách 15 nước xuất khẩu lớn
nhất vào Mỹ.

Xuất khẩu đồ gỗ của các nước/khu vực sang Mỹ
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 15


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
Nước
Trung Quốc
Canada
Mehico
Ý
Đài Loan
Indonesia
Malaysia
Thái Lan
Phillippine
Brazil
Anh
Việt Nam
Đan Mạch

2002 (tỷ USD)
10

4,9
4,5
1,4
0,97
0,55
0,5
0,4
0,28
0,25
0,3
0,085
0,15

9 tháng/ 2003 (tỷ USD)
8,6
3,8
3,8
1,1
0,7
0,4
0,4
0,3
0,2
0,2
0,2
0,15
0,14

Tỷ trọng (%)
37,5

18,4
16,9
3,6
2,1
1,9
1,5
1,0
0,9
1,1
0,7
0,6
<Nguồn: USITC>

Theo USITC, mặt hàng đồ gỗ Việt Nam mới có cơ hội thâm nhập vào thị
trường Mỹ, đứng thứ 12 và chiếm tỉ trọng 0,7% nhập khẩu hàng năm của Mỹ.
Xu hướng tiêu dùng sản phẩm gỗ của người Mỹ
“Mỹ là một hợp chủng quốc, đa văn hóa, đa sắc tộc. Vì thế, thị trường Hoa Kỳ
phân chia rất khác nhau: có những khách hàng coi trọng chất lượng và quan tâm
đến các chứng chỉ bảo vệ môi trường, có những khách hàng lại chỉ quan tâm đến
các sản phẩm giá rẻ.
Người Mỹ không quan tâm nhiều đến chất liệu, màu sắc có tự nhiên hay
không, họ cần một sản phẩm được hòan thiện một cách chu đáo, phong cách trang
trí đơn giản và màu sắc thích hợp, thể hiện qua cách đánh bóng, độ mịn bề mặt,
bản lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng.
Người Mỹ tiêu dùng theo thị hiếu tiêu dùng. Thị hiếu của người tiêu Mỹ thay
đổi nhanh và mua theo sở thích. Người Mỹ xem đồ gỗ nội thất có mối quan hệ mật
thiết với thời trang vì thế họ thường có xu hướng thay đổi.
Người tiêu dùng Mỹ đề cao tính tiện dụng. Vì vậy, để thu hút sự chú ý của
người tiêu dùng, công ty cần thiết kế những sản phẩm có thể tháo ráp và thay đổi
công dụng được ưa chuộng.

NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 16


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
Người tiêu dùng Mỹ thích đồ gỗ làm từ nguyên liệu gỗ cứng hơn là đồ gỗ làm
từ các loại gỗ mềm. Để xuất khẩu gỗ vào thị trường Mỹ cho phù hợp với thị hiếu
tiêu dùng của thị trường này thì một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp Việt
Nam quan tâm là phải sử dụng gỗ cứng làm nguyên liệu.” [8]
Những định chế và đòi hỏi của thị trường Mỹ


Về hải quan
“Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ (HST44), các thủ tục rời bến được
cho là quá nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu. Hải quan Mỹ đã thay đổi phân
loại gỗ dán (HS 4412) và nhiều loại đã bị tăng thuế từ 0% lên 8%. Việc nhập khẩu
hàng gỗ phụ thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định chung như được xác định
trong các bộ luật của các quy định liên bang.
Tất cả hàng hóa được nhập vào Mỹ phải được dán nhãn xuất xứ. Hải quan Mỹ có
một yêu cầu chung cho việc ghi nước xuất xứ vào tất cả các mặt hàng ngoại nhập
vào Mỹ. Các mặt hàng này phải được dán nhãn dễ đọc với tên tiếng Anh của nước
xuất xứ trừ phi pháp luật có quy định khác. Trong các sản phẩm gỗ, chỉ gỗ xẻ, rào
gỗ, gỗ lát nền là không cần dán nhãn xuất xứ. Nhãn mác xuất xứ phải dễ đọc và
phải dán ở mặt dễ nhận thấy, đồng thời phải khó tẩy xóa và lâu bền cùng sản phẩm.
Tuy nhiên bất kỳ một biện pháp hợp lý trong dãn nhãn đều được chấp nhận kể cả
mác dính. Chỉ có một điều kiện duy nhất đó là mác dính luôn phải dính trên sản
phẩm và chỉ có thể bị phá hủy bởi các hành động có chủ ý.
Các hàng hóa được yêu cầu phải dán nhãn xuất xứ nếu nhập vào Mỹ mà không có
nhãn mác xuất xứ sẽ phảỉ nộp thuế phụ thu hoặc bị phá hủy theo yêu cầu điều tra

của hải quan trước khi đưa vào Mỹ. Các nhà xuất khẩu nên dán nhãn xuất xứ vào
sản phẩm một cách chính xác để tránh bị phạt và nộp phí bổ sung tại Hải quan.
Thông thường, trong các trường hợp này mức phạt vào khoảng 10% trị giá.” [9]



Thuế
Nhìn chung, thuế ở Mỹ khá thấp chỉ từ 0% đến 10,7%. Thuế suất cao nhất đều
đánh và gỗ dán. Một số doanh nghiệp gỗ ở Mỹ đã có những phản ánh về mức thuế
phụ thu làm tăng thuế nhập khẩu. Tóm lại, thuế suất ngành gỗ của Mỹ khá ưu đãi

NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 17


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
cho các nhà xuất khẩu đến thị trường này. Song gánh nặng thuế phụ thu đánh vào
các nhà nhập khẩu, điều này sẽ làm tăng mức thuế nhập khẩu. Cụ thể:
Phí xử lý hàng hóa (MPF) (0,21%) theo giá FOB, trị giá từ 25 USD đến 485
USD. Phí này do Hải quan Mỹ và Puerto Rico thu.
Thuế bảo quản cầu cảng (HMT) (0,125%) giá FOB.
-

-

Biểu thuế nhập khẩu của Mỹ do Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ ban
hành tại trang web: www.usitc.gov
 Tiêu chuẩn Mỹ
-


Gỗ thông xẻ khung: chất lương phải được kiểm nghiệm bởi Ủy ban tiêu chuẩn gỗ
Mỹ và phải được công nhận vị trí của nơi trồng gỗ này.
Gỗ thông đã được cưa: đối với cấp độ xây dựng thì loại gỗ này phải được giám sát
tại xưởng và kiểm tra kỹ thuật
Gỗ ván sàn: Mỹ không cho phép mỗi xe vận chuyển vượt quá 21 tấn gỗ này. Do đó
chi phí vận chuyển của loại gỗ này khá cao.
Một số quy định khác như quy tắc và chứng chỉ về vệ sinh dịch tễ, các quy định
kiểm tra gỗ thông khá chặt chẽ.
Một số biện pháp tiếp cận thị trường Mỹ

-

-

-

-

“Tiếp thị mạnh và đi đúng hướng, có chiến lược thị trường và có chương trình xúc
tiến thương mại cho mặt hàng này vào Mỹ. Cần phát huy vai trò của Hiệp hội trong
việc tiếp thị và định hướng thị trường. Cần thiết có thể thuê các công ty tư vấn Mỹ
trong khâu phát triển sản phẩm cũng như tiếp thị.
Tìm đối tác lớn để xây dựng quy mô sản xuất cho phù hợp. Để lôi kéo các công ty
Mỹ vào đặt hàng Việt Nam mạnh hơn, cần phải có chính sách cạnh tranh trong lĩnh
vực này. Phần lớn các công ty Mỹ hiện đầu tư vào Trung Quốc và làm hàng xuất
khẩu về Mỹ rất lớn.
Tham gia Hội chợ gỗ lớn của Mỹ ở Higt Point, North Carolina. Đây là Trung tâm
đồ gỗ của nước Mỹ được tổ chức hàng năm vào tháng 4 và tháng 10, các công ty
Mỹ tham gia hội chợ đồng thời cũng là các nhà nhập khẩu và bán buôn bán lẻ đồ

gỗ ở Mỹ. Diện tích khu hội chợ rất rộng. Cần chọn đối tác trước khi đến thăm gian
hàng của họ.
Hiện nay có nhiều cửa hàng đồ gỗ Việt kiều ở Mỹ nhưng đang bán hàng của Trung
Quốc và các nước Châu Á khác. Cần tiếp cận nguồn này để triển khai mạng lưới
bán hàng của Việt Nam sang Mỹ. Cần có sự đầu tư kho và cung cấp hàng cho họ

NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 18


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14

-

bán lẻ. Vấn đề khó nhất ở đây là thuyết phục được họ lấy thêm hàng Việt nam về
bán và dần dần sẽ tăng khối lượng và chủng loại hàng cung ứng cho họ.
Chế tài của Mỹ là một hàng rào thương mại rất thông dụng do các nhà sản xuất nội
địa của Mỹ sử dụng khi cần thiết đê bảo hộ sản xuất trong nước. Tháng 10/2003
Trung Quốc vừa bị kiện phá giá hàng đồ gỗ dùng trong phòng ngủ. Vì vậy khi xuất
khẩu vào Mỹ cần phải chú ý đến chiến lược phát triển thị trường thích hợp, tránh
gây ấn tượng cho các nhà bảo hộ sản xuất trong nước và các nhà hoạch định chính
sách trong Chính phủ Mỹ.” [10]
c. Phân tích SWOT
S: Strengths – Điểm mạnh
-

Mỹ là bạn hàng lâu năm của nước ta nên đơn hàng thường ổn định.
Công ty có những chính sách duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng, với
người lao động và với công chúng.

Có nhiều kinh nghiệm về xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Chất lượng sản phẩm tốt.
Lực lượng rẻ, có tay nghề.
Nguồn cung nguyên liệu đa số là các tổ chức nước ngoài nhưng đều là bạn
hàng lâu năm và chất lượng ổn định.

W: Weaknesses – Điểm yếu
o
o
o
o
-

Marketing còn yếu:
Không có các dịch vụ đi kèm sản phẩm.
Chưa có kênh phân phối tại Hoa Kỳ.
Chưa chú trọng đến xúc tiến thương mại.
Quảng bá thương hiệu còn yếu.
Công nghệ chưa đồng bộ, còn yếu kém, máy móc lạc hậu.
Chưa chú trọng công tác nghiên cứu nên chưa có nhiều mẫu mã riêng.

O: Opportunities – Cơ hội
-

Hoa Kỳ là một đất nước lớn, thu nhập cao, là thị trường đầy hứa hẹn, quy
mô của thị trường luôn mở rộng.
Nhà nước có các chính sách rất tích cực để khuyến khích cho hoạt động
xuất khẩu thành phẩm, nhập khẩu nguyên liệu thông qua việc miễn giảm
thuế, trồng rừng nguyên liệu và các ưu đãi vay vốn khác…


NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 19


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
-

-

-

Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh chính của nước ta đang để lại ấn tượng rất
xấu bởi sự không đảm bảo chất lượng và an toàn. Đồ gỗ của Trung Quốc
đang bị Hoa Kỳ áp mức thuế chống bán phá giá rất cao. Vì vậy, đồ gỗ của
Việt Nam có cơ hội chiếm nhiều thị phần hơn và loại bỏ được đối thủ cạnh
tranh mạnh nhất của nước ta. Ngoài ra một số đối thủ khác như: Canada
đang bị chịu mức thuế chống bán phá giá, Mehico cũng giảm sản lượng
xuất khẩu ngành này, Indonesia cũng chuyển hướng sang thị trường
khác…
Môi trường công nghệ và các ngành phụ trợ có liên quan trong nước đang
được cải thiện, có khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào với chất lượng đạt
tiêu chuẩn và giá cả cạnh tranh hơn.
Các hiệp định thương mại tự do được ký kết.

T: Threats – Thách thức
-

Thị trường có đòi hỏi cao hơn về chất lượng và an toàn.
Kiểm soát hàng tạm nhập tái xuất để lấy xuất xứ sau khi Việt Nam ký hiệp

định TPP.
Tuyển dụng lao động ngày càng khó. Số lượng trường đào tạo chuyên
ngành lâm nghiệp còn ít và chỉ duy nhất trường Hà Nam dạy chế biến gỗ.
Nguồn cung nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Trước đây việc
thu mua nguyên liệu phần lớn từ Indonesia và Malaysia, nhưng hiện nay
giá cả không còn cạnh tranh với Nam Mỹ và châu Phi. Tuy nhiên, khi thua
mua nguyên liệu từ Nam Mỹ và châu Phi, với cự ly vận chuyển xa hơn, sẽ
có rủi ro về cước vận chuyển tăng cao và đặc biệt trong thời gian vận
chuyển dài sẽ ảnh hưởng đáng kể đến vốn lưu động phải tăng cao. Hơn
nữa, giá nguyên vật liệu tăng trung bình khoảng 10-20% mỗi năm. Mặt
khác, do yêu cầu của thị trường nên nguyên liệu của các công ty phải có
chứng nhận FSC nên giá cả cao hơn.

2. Xác định mục tiêu
a. Mục tiêu ngắn hạn
* Đạt chứng chỉ FSC
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 20


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
“FSC (Forest Stewardship Council) là tên của một Hội đồng quản trị rừng
quốc tế và đó cũng là một loại chứng chỉ rừng do Hội đồng này quản lý. FSC là
chương trình toàn cầu kiểm định chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu nguyên
liệu đến thành phẩm.
FSC trong ngành chế biến gỗ giống như chứng chỉ ISO, hệ thống quản lý chất
lượng quốc tế áp dụng cho các ngành nghề hoặc như HACCP, tiêu chuẩn chất
lượng của ngành thuỷ sản, GMP đối với ngành dược, hoặc SA 8000 tiêu chuẩn về
sử dụng lao động và trách nhiệm xã hội trong ngành giày da và dệt may...” [11]

Chứng chỉ rừng FSC có ý nghĩa thể hiện rằng gỗ được khai thác ở rừng
trồng(không có nguy cơ bị diệt chủng, có sự đa dạng sinh học và có chức năng
phòng hộ)
Số liệu thống kê đó cũng cho thấy, nhờ có chứng chỉ FSC mà người dùng
toàn cầu có thể tin tưởng hơn vào những sản phẩm của doanh nghiệp. Chứng chỉ
đó như một yếu tố quyết định đến cầu của người tiêu dùng trong nền kinh tế đầy
cạnh tranh như hiện nay. Bởi họ sẽ không muốn mua những sản phẩm không
được công nhận, chưa được kiểm định. Bởi vậy, việc đạt được chứng chỉ FSC là
một việc làm tất yếu cho doanh nghiệp ta.

* Chú ý phát triển quảng bá thương hiệu, sản phẩm

* Cải tiến máy móc thiết bị, đồng bộ công nghệ

b. Cơ hội, những mục tiêu dài hạn có thể đạt được trong tương lai
* Mở rộng thị trường
Nhằm tăng doanh thu cũng như kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam,
việc mở rộng thị trường là vô cùng quan trọng. Mỹ, Nhật Bản và các thị trường chủ
lực khác là những thị trường ổn định của nước ta. Không chỉ dừng lại ở đó, chúng
ta cần nâng cao thị phần ở chính những thị trường ổn định này nhằm cạnh tranh với
các nhà xuất khẩu khác. Có thể áp dụng các biện pháp như: tích cực tham gia các
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 21


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
hội chợ gỗ lớn nhỏ của Mỹ, tìm ra những phương án tiếp thị, quảng bá sản phẩm
một cách sáng tạo, mới mẻ, gây được tiếng vang lớn trên thị trường đồ gỗ thế giới
và gây dựng được uy tín vững chắc.

Hiện nay, cơ hội mở rộng thị trường của nước ta là rất lớn, được ủng hộ bởi
rất nhiều yếu tố khách quan:
-

Thị trường châu Âu suy thoái, nên những nước chế biến gỗ lớn đều đã thu hẹp lại
hay đóng cửa do giá thành không cạnh tranh được.

-

Mỹ đã sử dụng thuế chống bán phá giá cao đối với Trung Quốc, nên Trung Quốc
đã mất đi lợi thế cạnh tranh.

* Tăng kim ngạch xuất khẩu gỗ trong những năm tiếp theo

Ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam nhìn chung có rất nhiều thuận lợi để phát
triển:
-

-

-

Nhà nước ban hành hay sửa đổi các chính sách pháp luật đối với
ngành gỗ nói riêng và kinh doanh nói chung. Sự thay đổi đó đã
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho ngành gỗ của
Việt Nam.
Các hiệp định thương mại tự do được ký kết tạo cho ngành gỗ Việt
Nam những thuận lợi vô cùng lớn về thuế quan, tạo điều kiện cho việc
tăng hiệu quả xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.
(Gỗ là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào

thị trường TPP,sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có
hiệu lực hoặc sau 3-5 năm).
Thị trường nội địa luôn hấp dẫn ngay cả khi nền kinh tế thế giới đang
suy thoái.
Sự bùng nổ phát triển về nhu cầu đối với sản phẩm gỗ.

3. Nghiên cứu chọn đối tác, phương thức kinh doanh
a. Giới thiệu chung về Arbor Wood Company
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 22


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết kế thi công lắp đặt sàn gỗ hơn
10 năm, AWC là công ty uy tín với phong cách đồ gỗ quy tụ Phương Đông và
phương Tây, kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. AWC luôn cố gắng mang lại cho
khách hàng của mình một không gian sống tinh tế, hoàn hảo.
Công ty có diện tích rộng lớn. Các sản phẩm sàn gỗ được thiết kế bởi đội ngũ
kiến trúc sư đầy sáng tạo, đội ngũ thợ mộc dày dặn kinh nghiệm, am hiểu về kỹ
thuật, được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản.
Hiểu được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, sản phẩm sàn gỗ của
Arbor Wood Company luôn được chú trọng và thiết kế theo những phong cách
riêng nhằm làm hài lòng người dùng, ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Với hệ thống có chuyên môn, lượng khách hàng dồi dào, AWC tỏ ra rất phù
hợp với việc hợp tác lâu dài trong tương lai.







Tên công ty: Arbor Wood Company
Address: 235 Petersburg Street, Florida, USA
Email:
Tel: 9-145-463-8580
Fax: 1-856-796-8152

b. Thư hỏi hàng

ENQUIRY
Dear Minh Tien Manh,
We are Arbor Wood Company – specializing in selling planks in America.
We would like to know more about the kind of planks made of White Meranti you
advertised in International Fair of furniture and handicraft export Vietnam”.
Could you tell us if the plank is leading brand names, origin,…? It would also be
helpful if you could send us your current sales literature, brochure, catolog and
price list. If they are of standard we require, we will place a substantial order.
We look forward to receiving your early reply.
Yours sincerely,
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 23


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14
Mr.Kelvin
Sales Manager

c. Thư chào hàng


From: Minh Tien Joint Stock Company
Address: Floor 3, Bitexco Building, 19 – 25
Nguyen Hue, Ben Nghe precinct, 1 District, Ho
Chi Minh City
Email:
Tel : +848 3821 4998
Fax: +848 3821 4976

OFFER
To: Mr Kelvin Mark, Sales Manager of Arbor Wood Company
Add: 235 Petersburg Street, Florida,USA
Email:
Tel : 9-145-463-8580
Fax: 1-856-796-8152
Dear Mr. Kelvin,
We thank you very much for your inquiry of 19 th May 2016 for our wood and
are pleased to offer firm until 19th July 2016 on the follow terms and conditions:


Commodity : Wood
Type : White Meranti Plank

NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Page 24


Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ - Nhóm 10 – N14



Quantity: as required and specified in your order



Price: USD 3,000/MT FOB Sai gon port, Incoterms 2010



Packing: in export customary packing



Delivery: 500MT



Payment : is to be made in USD by an irrevocable Letter of Credit at
60 days sight, opened at Joint Stock Commercial Bank for Investment
and Development of Vietnam (BIDV) 30 days prior before shipment,
valid for 30 days to the account of Florida Community Bank, Florida,
USA.

We are looking forward to opportunities of doing business with you.
Yoursfaithfully,
Mạnh
Đinh Tiến Mạnh
General Manager

d. Thư đặt hàng


PURCHASE ORDER
Date: August 21st, 2016

Terms/Conditions: FOB Saigon Port,
Incoterm 2010

Purchase Order: White Meranti Plank Ship Via: Saigon Port
Requested By Mr Kelvin

Product Details

White Meranti Plank
NGUYÊN THANH VÂN - 52856

Ship To: Miami Port

Quantity
Ordered

Unit Price

Total

500MT

USD

USD 1,500,000


Page 25


×