Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

CHUONG 4 TonghoplapBCKT THU QUAN lý VE KT BCTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.18 KB, 18 trang )

MÔN HỌC KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chương 4

TỔNG HỢP LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN
VÀ THƯ QUẢN LÝ VỀ KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH


KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG
4.1 Các thủ tục kiểm toán đặc thù và các thủ tục chuẩn
bị cho việc lập báo cáo kiểm toán
4.2 Tổng hợp kết quả kiểm toán và trao đổi với khách
hàng kiểm toán
4.3 Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và thư quản lý
4.4 Soát xét, hoàn thiện Báo cáo kiểm toán và Hồ sơ
kiểm toán
4.5 Thống nhất với khách hàng và phát hành Báo cáo
kiểm toán
4.6 Soạn thảo thư quản lý


4.1 Các thủ tục kiểm toán đặc thù và
các thủ tục chuẩn bị cho việc lập báo
cáo kiểm toán
-> Nhằm đảm bảo sự đầy đủ bằng chứng kiểm toán cho việc
đưa ra kết luận cho toàn thể BCTC đã được kiểm toán, KTV
thường phải tiến hành một số thủ tục kiểm toán đối với một số
khoản mục hay một số nội dung khác có liên quan mà chưa
được khảo sát trong quá trình thực hiện kiểm toán các bộ phận
trên BCTC, như:


- Soát xét các khoản nợ bất thường (nợ ngoài dự kiến);
- Đánh giá về giả định hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
- Đánh giá sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán, lập BCTC;
- Giao dịch với các bên liên quan;
- Xem xét, kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định có
liên quan đối với đơn vị được kiểm toán;
- Kiểm tra các thông tin khác được công bố với BCTC đã được
kiểm toán.


4.1.1 .Soát xét các khoản nợ
bất thường (nợ ngoài dự kiến)
Biểu hiện về các khoản nợ bất thường

- Các vụ kiện tụng đang được tòa án thụ lý giải quyết nhưng chưa
xét xử (ví dụ đơn vị bị một bên khác kiện về vi phạm quyền sở
hữu công nghiệp, vi phạm hợp đồng kinh tế, …).
- Các tranh chấp về thuế với cơ quan thuế vụ .
- Các bảo lãnh về sản phẩm mà doanh nghiệp đã cam kết với
người mua (về giá cả).
- Các bảo lãnh về công nợ của người khác

Đơn vị kế toán phải công bố các khoản nợ ngoài dự kiến trọng
yếu trong thuyết minh BCTC.

Thủ tục:

Kiểm tra hồ sơ trong đơn vị, Thảo luận với những người có trách
nhiệm trong đơn vị hoặc thu thập thông tin từ bên thứ 3



4.1.1 .Soát xét các khoản nợ
bất thường (nợ ngoài dự kiến)
Thủ tục soát xét:

Tìm hiểu về chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng cho các tài sản, nợ
tiềm tàng và các cam kết.
- Phỏng vấn BGĐ liên quan đến các khoản nợ bất thường
- Xem xét lại biên bản họp của BGĐ, HĐQT, cổ đông để xác định các
dấu hiệu của các vụ kiện tụng trong và sau kỳ kiểm toán.
- Soát xét tài liệu và hóa đơn có dấu hiệu của nợ tiềm tàng, đặc biệt là
các vụ kiện tụng và các quyết toán thuế chưa hoàn thiện.
- Kiểm tra hợp đồng mua, hợp đồng vay, thuê, và các tài liệu liên quan.
- Thu thập thư giải trình từ luật sư của DN về các khoản nợ bất thường
- Tập hợp các thông tin từ ngân hàng về các khoản bảo lãnh.
- Xác nhận với bên thứ ba chi tiết những hợp đồng mà các nghĩa vụ
mua và bảo hành vô điều kiện.
-


4.1.2. Xem xét các sự kiện sau
ngày khóa sổ kế toán, lập BCTC
Theo CM 560- Các sự kiện phát sinh sau gồm:
- Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC
đến ngày ký báo cáo kiểm toán;
- Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán
nhưng trước ngày công bố BCTC;
- Các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố BCTC.
Về nguyên tắc, thường căn cứ vào thời điểm hình
thành và điều kiện chủ yếu dẫn đến sự kiện để có thể

phân chia thành 2 loại sau:
- Các sự kiện cần phải điều chỉnh BCTC:
- Các sự kiện không cần phải điều chỉnh BCTC nhưng vẫn
cần được công bố (giải trình, bổ sung)


4.1.2. Xem xét các sự kiện sau
ngày khóa sổ kế toán, lập BCTC
Thủ tục soát xét:
+ Phỏng vấn BGĐ và thực hiện các thủ tục cần thiết
khác để thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan
+ Xem xét việc trình bày/điều chỉnh các sự kiện phát
sinh trọng yếu sau ngày kết thúc năm tài chính (nếu
có).
+ Bao gồm trong thư giải trình của BGĐ các giải
trình về việc điều chỉnh, trình bày các sự kiện phát sinh
sau ngày kết thúc năm tài chính.


4.1.3. Xem xét giả định hoạt động
liên tục
CM 570- hoạt động liên tục
Các thủ tục kiểm toán thường được áp dụng là:
+ Phỏng vấn BGĐ và thu thập các sự kiện liên quan.
- Đánh giá kế hoạch cụ thể của BGĐ dựa trên giả định về khả năng hoạt
động liên tục;
-Thu thập thư giải trình của BGĐ liên quan đến các kế hoạch cụ thể trong
tương lai để đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của DN.
+ Nếu khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào
sự hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, công ty liên kết và các bên liên quan

khác, KTV phải thu thập các bằng chứng kiểm toán sau:
- Cam kết của công ty mẹ, công ty liên kết và các bên liên quan hỗ trợ tài
chính đầy đủ để đảm bảo cho DN hoạt động liên tục;
- Kế hoạch hỗ trợ tài chính trên của bên liên quan;
+ Bao gồm trong thư giải trình của BGĐ các giải trình cho việc áp dụng
giả định hoạt động liên tục khi lập BCTC.


4.1.4. Soát xét giao dịch với
các bên liên quan
Theo CM 550- Các bên liên quan
Các bên liên quan được định nghĩa là: Các bên có khả năng
kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị trong việc
ra các quyết định tài chính và hoạt động.
Thủ tục soát xét
+ Soát xét lại giấy tờ làm việc năm trước để đảm bảo danh
sách các bên liên quan là đầy đủ;
+ Kiểm tra sổ đăng ký thành viên góp vốn hoặc sổ đăng ký
cổ đông để xác định họ, tên của những thành viên góp vốn hoặc
cổ đông chính;
+ Xem xét Biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị,
Ban giám đốc, Ban kiểm soát và những ghi chép theo luật định
liên quan như sổ theo dõi vốn góp của thành viên góp vốn hoặc
cổ đông;...


4.1.5. Xem xét, kiểm tra tính tuân thủ
pháp luật và các quy định có liên quan
đối với đơn vị được kiểm toán
Theo CM 250-Xem xét tính tuân thủ PL và các quy định...

Việc đơn vị không tuân thủ pháp luật luôn được kiểm toán
viên đánh giá là trọng yếu, vì thế việc xem xét và kiểm tra tính
tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan trong khâu soát
xét của kiểm toán viên là hết sức cần thiết.
Thủ tục:
+ Tìm hiểu tổng quan về pháp luật và các quy định có liên
quan đối với doanh nghiệp,
+ Phỏng vấn Ban giám đốc; Xem xét giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, biên bản họp Hội đồng quản trị, Ban giám đốc,
các giấy phép kinh doanh có điều kiện khác; …


4.1.6 Kiểm tra các thông tin khác
được công bố với BCTC đã được
kiểm toán
Đối với các thông tin khác, KTV cần thu thập về các
điểm không nhất quán giữa thông tin đó với BCTC của
đơn vị nhằm mục đích đánh giá xem liệu đơn vị có phải
sửa đổi các thông tin trên BCTC hay không.
Thủ tục: phỏng vấn BGĐ, đánh giá sự cần thiết phải
sửa đổi các thông tin khác, cân nhắc để đưa ra ý kiến
nhận xét phù hợp.


4.2 Tổng hợp kết quả kiểm toán và
trao đổi với khách hàng kiểm toán
Các KTV tham gia cuộc kiểm toán gửi kết quả kiểm toán từng khoản mục cho
trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp chung. Kết quả kiểm toán từng khoản mục
được thể hiện trên giấy tờ làm việc (trang tổng hợp) của KTV. Thông thường,
kết quả kiểm toán từng khoản mục thường gồm những nội dung sau:

 Kết luận về mục tiêu kiểm toán
 Kiến nghị
 Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan
đến bộ phận được kiểm tra:
 Tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phụ thuộc
 Chế độ kế toán áp dụng ở đơn vị phụ thuộc
 Số liệu kế toán:
 Các vấn đề tồn tại liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống
KSNB ở đơn vị
 Ý kiến nhận xét của kiểm toán viên
 Những vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau
 Ý kiến của Ban Giám đốc đơn vị (nếu có)


4.2 Tổng hợp kết quả kiểm toán và
trao đổi với khách hàng kiểm toán
Các bước công việc;
- Tiếp nhận và kiểm tra lại kết luận của kiểm toán viên và trợ lý
kiểm toán
- Tổng hợp toàn bộ thông tin, số liệu và ý kiến kết luận của
kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán
- Phân tích tính trọng yếu của sai sót đã được phát hiện
- Tổ chức cuộc họp với đơn vị khách hàng
- Thu thập thư giải trình (Báo cáo) của Ban Giám đốc
- Phân tích soát xét tổng thể
- Xem xét lại tính trọng yếu và rủi ro
- Đánh giá sự đầy đủ của chương trình và thủ tục kiểm toán đã
được thực hiện
- Lập bảng tổng hợp toàn bộ kết quả kiểm toán



4.3. LẬP DỰ THẢO BÁO CÁO KIỂM TOÁN
VÀ THƯ QUẢN LÝ

Bao gồm các công việc sau:
+ Lập dự thảo báo cáo kiểm toán
+ Lập dự tháo báo cáo tài chính sau điều chỉnh
+ Dự thảo thư quản lý


4.4. SOÁT XÉT, HOÀN THIỆN BÁO CÁO
KIỂM TOÁN VÀ HỒ SƠ KIỂM TOÁN





Soát
Soát
Soát
Soát

xét
xét
xét
xét

nội dung báo cáo kiểm toán
việc trình bày báo cáo kiểm toán
hồ sơ kiểm toán

thư quản lý


4.5. THỐNG NHẤT VỚI KHÁCH HÀNG
VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN
 Đơn vị khách hàng đồng ý với ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán.
Trường hợp này KTV và công ty kiểm toán không cần phải làm gì thêm
 Đơn vị khách hàng chưa thỏa mãn với ý kiến của KTV về những hạn chế
của BCTC và đưa ra các bằng chứng mới để chứng minh thì KTV cần xem
xét, đối chiếu với các bằng chứng liên quan mà KTV đã thu thập được
trong quá trình kiểm toán để xem xét tính thuyết phục của ý kiến giải
trình và bằng chứng kiểm toán mà đơn vị khách hàng đã đưa ra.
- Nếu giải trình của đơn vị là có tính thuyết phục thì KTV có thể thay đổi
lại cách diễn đạt hoặc ý kiến
- Nếu giải trình không có tính thuyết phục thi KTV giữ nguyên ý kiến nhận
xét.


4.6 Soạn thảo thư quản lý
Nội dung của thư quản lý:

Các thông tin, tài liệu (bằng chứng kiểm toán) kiểm toán
viên đã thu thập qua quá trình kiểm toán tại đơn vị mà kiểm
toán viên xét thấy công tác quản lý nói chung và kế toán nói
riêng còn có những hạn chế quan trọng
Các ý kiến đánh giá về những hạn chế nói trên và các
khuyến nghị của kiểm toán viên để khắc phục các hạn chế đó


Câu hỏi thảo luận chương 4

1.

2.
3.

4.

Các công việc và các thủ tục kiểm toán đặc thù trước khi lập báo cáo kiểm toán?
Ảnh hưởng của kết quả thực hiện các thủ tục kiểm toán này đến ý kiến nhận xét
của KTV trong báo cáo kiểm toán ? Nêu ví dụ.
Nội dung công việc soát xét kết quả kiểm toán để tổng hợp lập báo cáo kiểm
toán?
Những nội dung chủ yếu KTV thường trao đổi với đơn vị được kiểm toán trước
khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức? Ảnh hưởng của kết quả trao đổi
này đến báo cáo kiểm toán chính thức sẽ phát hành?
Những căn cứ để KTV đưa ra các kiến nghị trong thư quản lý? Nêu ví dụ làm rõ
điều này.



×