ĐỊA CHÍ HUYỆN QUỲ CHÂU
BAN CHỈ ĐẠO
Thƣờng trực Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân
huyện Quỳ Châu
BAN BIÊN SOẠN
Trần Văn Thức (Chủ biên)
Hoàng Quốc Tuấn
Trần Viết Thụ
Đào Khang
Trần Vũ Tài
Phạm Tiến Đông
Đinh Trung Thành
Bùi Minh Thuận
Võ Thị Hoài Thương
Nguyễn Thị Trang Thanh
Trần Thị Tuyến
1
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu .................................................................................................................8
Phần thứ nhất. ĐỊA LÝ...........................................................................................11
CHƢƠNG 1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN .........................................................................13
I. Vị trí địa lý ............................................................................................................13
II. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ..................................................13
1. Đặc điểm địa chất, khoáng sản ..............................................................................13
2. Đặc điểm địa hình ..................................................................................................15
3. Đặc điểm khí hậu ...................................................................................................17
4. Đặc điểm thủy văn .................................................................................................21
5. Đặc điểm thổ nhưỡng ............................................................................................23
6. Đặc điểm động thực vật tự nhiên ..........................................................................27
CHƢƠNG 2. ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH ..................................................................30
I. Địa danh hành chính Quỳ Châu qua các thời kỳ ..............................................30
1. Quỳ Châu trong thời kỳ từ nguyên thủy đến Văn Lang - Âu Lạc .........................30
2. Quỳ Châu trong thời kỳ Bắc thuộc ........................................................................31
3. Quỳ Châu trong thời kỳ từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX ...................................33
4. Quỳ Châu trong thời kỳ thuộc Pháp .....................................................................39
5. Quỳ Châu trong thời kỳ từ năm 1945 đến tháng 4/1963 .......................................39
6. Quỳ Châu trong thời kỳ từ năm 1963 đến nay ......................................................41
II. Thay đổi địa giới hành chính .............................................................................44
1. Thay đổi địa giới hành chính trước năm 1963 ......................................................44
2. Thay đổi địa giới hành chính từ năm 1963 đến nay ..............................................45
III. Tổ chức bộ máy hành chính qua các thời kỳ .................................................46
1. Tổ chức bộ máy hành chính thời kỳ phong kiến, thực dân ...................................46
2. Tổ chức bộ máy hành chính thời kỳ từ tháng 8/1945 đến năm 1954 ...................48
3. Tổ chức bộ máy hành chính từ năm 1954 đến nay ...............................................50
CHƢƠNG 3. ĐỊA LÝ DÂN CƢ .............................................................................52
I. Dân số và phân bố dân cƣ ..................................................................................52
1. Quy mô dân số .......................................................................................................52
2. Sự phát triển dân số qua các thời kỳ......................................................................52
3. Kết cấu dân số .......................................................................................................54
2
4. Phân bố dân cư ......................................................................................................61
II. Dân tộc .................................................................................................................65
1. Quá trình hình thành các dân tộc ở Quỳ Châu ......................................................66
2. Người Thái ............................................................................................................67
3. Người Kinh (Việt) .................................................................................................74
III. Nguồn lao động và việc làm .............................................................................76
IV. Chất lƣợng cuộc sống........................................................................................78
1. Một số chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống ...............................................................78
2. Giáo dục và chất lượng giáo dục ...........................................................................79
3. Y tế và chăm sóc sức khỏe ....................................................................................81
4. Nhà ở, nước sạch và điện sinh hoạt .......................................................................85
Phần thứ hai. LỊCH SỬ ..........................................................................................87
CHƢƠNG 4. VÙNG ĐẤT QUỲ CHÂU TỪ THỜI TIỀN SỬ ĐẾN THẾ KỶ XV.......89
I. Quỳ Châu thời Tiền sử và Sơ sử .........................................................................89
1. Dấu tích con người và các văn hóa khảo cổ ..........................................................89
2. Quỳ Châu thời dựng nước và văn hóa Đông Sơn .................................................99
II. Quỳ Châu từ Bắc thuộc đến thế kỷ XV ......................................................... 102
1. Thời kỳ Bắc thuộc .............................................................................................. 102
2. Từ thế kỷ X - thế kỷ XV..................................................................................... 103
CHƢƠNG 5. QUỲ CHÂU TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NĂM 1945 ........................ 109
I. Sự ra đời phủ Quỳ Châu .................................................................................. 109
II. Quỳ Châu từ thế kỷ XV đến trƣớc khi bị thực dân Pháp xâm lƣợc .......... 113
III. Quỳ Châu dƣới ách cai trị của thực dân Pháp ........................................... 118
IV. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Quỳ Châu dƣới sự
lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1930 - 1945 ..................................................... 121
CHƢƠNG 6. QUỲ CHÂU TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
ĐẾN NĂM 1963 ............................................................................ 125
I. Quỳ Châu năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1945 - 1946) ............. 125
II. Quỳ Châu trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1946 - 1951) ............................................................................................ 128
1. Thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên .................................................................... 128
2. Quỳ Châu trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp 1947 - 1951 ............... 130
3
III. Xây dựng hậu phƣơng, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1952 - 1954) ............................................. 134
IV. Quỳ Châu từ năm 1954 đến năm 1963 ......................................................... 140
CHƢƠNG 7. QUỲ CHÂU TỪ NĂM 1963 ĐẾN NAY (2010) .......................... 152
I. Thành lập huyện Quỳ Châu (mới) .................................................................. 152
II. Vừa sản xuất vừa chiến đấu, góp phần giải phóng miền Nam thống
nhất đất nƣớc (1963 - 1975) ........................................................................... 154
III. Quỳ Châu trong thời kỳ cả nƣớc cùng quá độ lên Chủ nghĩa xã hội,
tiến hành sự nghiệp đổi mới (1976 - 2010) ................................................... 170
1. Vượt qua khó khăn, thử thách giai đoạn 1976 - 1986 ........................................ 170
2. Quỳ Châu trong sự nghiệp đổi mới đất nước (1986 đến nay) ............................ 179
Phần thứ ba. KINH TẾ ........................................................................................ 209
CHƢƠNG 8. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ HUYỆN QUỲ CHÂU .............211
I. Khái quát kinh tế huyện Quỳ Châu qua các thời kỳ ..................................... 211
1. Kinh tế Quỳ Châu thời Tiền sử và thời kỳ phong kiến ...................................... 211
2. Kinh tế Quỳ Châu thời kỳ Pháp thuộc (1884) đến Cách mạng tháng Tám
năm 1945) ........................................................................................................... 213
3. Kinh tế Quỳ Châu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954 ............ 215
4. Kinh tế Quỳ Châu thời kỳ 1955 - 1975 .............................................................. 216
5. Phát triển kinh tế, thực hiện đường lối đổi mới (1975 - 2010) .......................... 219
II. Tác động của các nguồn lực đến phát triển kinh tế .................................... 225
1. Tác động của các nguồn nội lực ........................................................................ 225
2. Tác động của các nguồn ngoại lực .................................................................... 234
CHƢƠNG 9. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ HUYỆN QUỲ CHÂU ........................ 240
I. Vấn đề tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế ............................................................ 240
1. Tốc độ tăng trưởng ............................................................................................. 240
2. Cơ cấu kinh tế .................................................................................................... 241
II. Phân vùng kinh tế ............................................................................................ 243
III. Phát triển các ngành kinh tế ......................................................................... 245
1. Nông - Lâm - Ngư nghiệp .................................................................................. 245
2. Công nghiệp - xây dựng ..................................................................................... 263
3. Các ngành dịch vụ .............................................................................................. 272
IV. Định hƣớng phát triển kinh tế huyện Quỳ Châu ........................................ 276
4
1. Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế huyện Quỳ Châu ........................ 276
2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế .......................................................... 281
3. Định hướng phát triển kinh tế huyện Quỳ Châu ............................................... 283
Phần thứ tƣ. VĂN HÓA - XÃ HỘI .................................................................... 293
CHƢƠNG 10. VĂN HÓA .................................................................................... 295
I. Di tích - danh thắng, di vật............................................................................... 295
1. Hệ thống các di tích - danh thắng ....................................................................... 295
2. Một số di tích - danh thắng tiêu biểu .................................................................. 296
3. Di vật khảo cổ ..................................................................................................... 302
II. Ẩm thực truyền thống ..................................................................................... 303
1. Cơ sở hình thành văn hóa ẩm thực ở Quỳ Châu................................................. 303
2. Nguồn nguyên liệu ............................................................................................. 306
3. Dụng cụ đun nấu và cách thức chế biến ............................................................. 308
4. Một số món ăn, thức uống tiêu biểu ................................................................... 312
III. Nhà cửa và trang phục .................................................................................. 332
1. Nhà cửa ............................................................................................................... 332
2. Trang phục .......................................................................................................... 340
IV. Tín ngƣỡng...................................................................................................... 353
1. Hệ thống các “phí” - cốt lõi tín ngưỡng của người Thái ở Quỳ Châu ............... 353
2. Một số tín ngưỡng tiêu biểu ............................................................................... 358
V. Phong tục - tập quán ....................................................................................... 364
1. Phong tục hôn nhân ............................................................................................ 364
2. Phong tục trong sinh đẻ và nuôi dạy con cái ...................................................... 372
3. Phong tục tang ma .............................................................................................. 375
4. Tục làm vía (hăng vắn) ....................................................................................... 381
5. Các phong tục, tập quán liên quan đến nhà cửa ................................................. 383
VI. Lễ hội - lễ tết ................................................................................................... 389
1. Một số lễ hội tiêu biểu ........................................................................................ 390
2. Những lễ tết chủ yếu........................................................................................... 399
CHƢƠNG 11. VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT...................................................... 403
I. Văn học .............................................................................................................. 403
1. Truyện kể dân gian ............................................................................................. 403
2. Truyện thơ và đồng dao ...................................................................................... 408
5
3. 100 câu lời hay ý đẹp của người Thái ở Quỳ Châu nói riêng và người Thái
miền tây Nghệ An nói chung ............................................................................ 421
4. Chữ viết .............................................................................................................. 425
II. Nghệ thuật ....................................................................................................... 430
1. Âm nhạc dân gian ............................................................................................... 430
2. Dân ca ................................................................................................................. 432
3. Nghệ thuật tạo hình và trang trí trang phục ........................................................ 435
4. Nghệ thuật biểu diễn........................................................................................... 441
CHƢƠNG 12. GIÁO DỤC, Y TẾ, THỂ DỤC - THỂ THAO .......................... 444
I. Giáo dục ............................................................................................................. 444
1. Giáo dục ở huyện Quỳ Châu giai đoạn 1945 - 1986 .......................................... 444
2. Giáo dục ở huyện Quỳ Châu giai đoạn 1986 - 1996 .......................................... 448
3. Giáo dục ở huyện Quỳ Châu giai đoạn 1996 - 2000 .......................................... 451
4. Giáo dục ở huyện Quỳ Châu giai đoạn 2000 - 2010 ......................................... 458
5. Phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo huyện Quỳ Châu đến năm 2020 .... 462
II. Y tế .................................................................................................................... 463
1. Về y học cổ truyền .............................................................................................. 463
2. Về y học hiện đại ................................................................................................ 464
3. Chiến lược phát triển y tế đến năm 2020 ........................................................... 471
III. Thể dục - thể thao .......................................................................................... 471
Phần thứ năm. CÁC XÃ VÀ THỊ TRẤN ........................................................... 475
A. KHÁI QUÁT CHUNG .................................................................................... 477
B. NHỮNG THÔNG TIN CHÍNH YẾU ............................................................ 478
I. Xã Châu Thuận ................................................................................................. 478
II. Xã Châu Bính .................................................................................................. 487
III. Xã Châu Tiến ................................................................................................. 499
IV. Xã Châu Thắng ............................................................................................. 508
V. Xã Châu Phong ................................................................................................ 515
VI. Xã Châu Hoàn ............................................................................................... 523
VII. Xã Diên Lãm ................................................................................................. 529
VIII. Xã Châu Hội ................................................................................................ 540
IX. Xã Châu Nga .................................................................................................. 549
X. Xã Châu Bình ................................................................................................... 557
6
XI. Xã Châu Hạnh ................................................................................................ 565
XII. Thị trấn Tân Lạc .......................................................................................... 573
Kết luận ................................................................................................................. 579
Phụ lục ................................................................................................................... 585
Phụ lục 1. ................................................................................................................ 587
Phụ lục 2 ................................................................................................................. 597
Phụ lục 3 ................................................................................................................. 598
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 602
7
LỜI NÓI ĐẦU
Nằm ở vị trí trung tâm của vùng rừng núi tây bắc Nghệ An, Quỳ Châu là mảnh
đất có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời. Thiên nhiên đã ban tặng cho Quỳ
Châu nhiều danh lam, thắng cảnh hùng vĩ và hữu tình như: rừng rậm, núi cao, sông
sâu, thác lớn, hang động có nhiều thạch nhũ đẹp; cùng với mạng lưới sông, suối
đan xen dày đặc, tưới mát cho những thung lũng phù sa màu mỡ. Chính trên mảnh
đất này, hơn hai mươi vạn năm trước, những “người khôn ngoan” (Homosapiens)
đầu tiên, biết chế tạo công cụ lao động đã cư ngụ ở đây - “Người Thăm Ồm”. Kết
quả khảo sát hệ thống hang động nằm trong các dãy núi đá vôi thuộc vùng Thượng
Pu Pai và Hạ Pu Pai của khoa học khảo cổ đã phát hiện nhiều dấu tích của “các
thế hệ con cháu người Thăm Ồm” từ thời Tiền sử cho đến khi bước vào xã hội văn
minh. Sự phong phú, đa dạng của các nguồn thức ăn từ rừng xanh đại ngàn, từ
sông và khe suối, cộng với sự phì nhiêu của đất đai trong các thung lũng đã cuốn
hút con người từ nhiều nơi quy tụ về đây dựng bản lập mường, xây dựng cuộc sống
thuận hoà và thịnh đạt từ bao đời nay.
Các thế hệ người dân Quỳ Châu rất tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của
quê hương mình. Trong quá trình khai phá, tạo lập, xây dựng, bảo vệ và phát triển
bản làng, các cộng đồng cư dân Quỳ Châu, mà đa số là đồng bào dân tộc Thái, đã
đúc kết nên những giá trị đặc sắc trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần.
Những truyền thuyết, huyền thoại kể về một thời oanh liệt, hào hùng thuở “khai sơn,
phá thạch” dựng bản, lập mường được nói đến trong những truyện thơ nổi tiếng như:
“Lái lông mương”, “Lái Khủn Chưởng”; hay những cọn nước, nhà sàn; những bộ
trang phục truyền thống, gắn với nghề dệt thêu thổ cẩm; những điệu nhuôn, xuối,
khắc luống, nhảy sạp và hàng trăm món ẩm thực truyền thống mang đậm hương vị
núi rừng như: canh bon, canh ột, hò-moọc, chỉn-xồm, lẩu-xạ… đều đã gắn bó mật
thiết, sâu đậm trong cuộc sống và tâm thức của mỗi người dân Quỳ Châu.
Mảnh đất Quỳ Châu còn nổi tiếng bởi những di tích danh thắng và những lễ
hội mùa xuân như: Thăm Ồm, Tôn Thạt, Thăm Chạng, lễ tế thần ở đền Chiềng
Ngam, lễ hội hang Bua, lễ hội hang Có Ngụn và leo núi Phá Xăng, những làng Thái
cổ… Tất cả đã góp phần làm cho Quỳ Châu ngày càng trở nên hấp dẫn hơn và thu
hút được sự quan tâm của nhiều người.
Nhân dân Quỳ Châu có truyền thống yêu nước nồng nàn, trong cuộc kháng
chiến chống quân Minh xâm lược ở thế kỷ XV, Quỳ Châu là một trong những địa
bàn hoạt động quan trọng của nghĩa quân Lam Sơn. Trong những năm cuối thế kỷ
8
XIX, mảnh đất Quỳ Châu lại chứng kiến những trận chiến đấu oanh liệt của các
nghĩa sỹ yêu nước chống thực dân Pháp. Gương hy sinh anh dũng của Đốc binh
Lang Văn Thiết mãi mãi là niềm kiêu hãnh và tự hào của các thế hệ người dân Quỳ
Châu. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Quỳ Châu
đã có những đóng góp to lớn về sức người, sức của cho sự nghiệp đấu tranh giải
phóng quê hương, đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, với truyền thống anh dũng, kiên cường trong đấu
tranh dựng nước và giữ nước; cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động sản
xuất; tài hoa và tinh tế trong đời sống văn hóa tinh thần; nhân dân các dân tộc Quỳ
Châu đã cùng nhau đoàn kết làm cho quê hương Quỳ Châu ngày càng khởi sắc;
diện mạo Quỳ Châu ngày càng đổi mới; đời sống chính trị, quốc phòng - an ninh
luôn được củng cố và ổn định. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Quỳ Châu quyết
tâm phấn đấu, sớm đưa Quỳ Châu trở thành một huyện phát triển vững mạnh, toàn
diện về mọi mặt của vùng tây bắc Nghệ An.
Để hiểu hơn về vùng đất Quỳ Châu giàu bản sắc văn hóa và truyền thống cách
mạng, ngay từ năm 2000, Ban Thường vụ Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân huyện Quỳ Châu đã thông qua Quyết định tổ chức biên soạn tập sách Địa
chí huyện Quỳ Châu. Song, vì nhiều lý do khác nhau mà mãi đến năm 2010, Quyết
định này mới chính thức được khởi công thực hiện.
Tập sách Địa chí huyện Quỳ Châu nhằm giới thiệu một cách toàn diện về
thiên nhiên, con người, lịch sử, kinh tế, văn hóa… của vùng đất Quỳ Châu. Qua đó
góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương Quỳ
Châu cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Tập sách còn hướng tới mục đích giới
thiệu với bạn bè trong và ngoài nước, với các nhà chính trị, các nhà khoa học, các
doanh nhân và với các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực giáo dục, văn hóa nghệ thuật… những thông tin đầy đủ, toàn diện về Quỳ Châu; từ đó hoạch định
những chính sách phát triển phù hợp và mở rộng quan hệ hợp tác cùng nhân dân
Quỳ Châu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo, từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh.
Địa chí huyện Quỳ Châu là một công trình văn hóa - khoa học mang tính chất
bách khoa thư về những lĩnh vực cơ bản nhất, từ thiên nhiên đến con người và kinh
tế, lịch sử, văn hóa, xã hội… đã từng diễn ra trên mảnh đất Quỳ Châu. Vì vậy, để
thực hiện công trình này, đòi hỏi phải tập trung trí tuệ của các tầng lớp nhân dân
9
địa phương, của các nhà khoa học trong cả nước. Tập sách đã được tập thể các nhà
khoa học là giảng viên thuộc các ngành: Sử học, Văn hóa học, Khảo cổ học, Dân
tộc học, Xã hội học, Địa lý học, Kinh tế học, Ngôn ngữ và Văn học của Trường Đại
học Vinh thực hiện với thái độ khoa học nghiêm túc và có ý thức trách nhiệm cao.
Trong quá trình thực hiện, các tác giả đã cố gắng sưu tầm, tập hợp nhiều nguồn tư
liệu khác nhau như: tài liệu trong các thư tịch cổ, trong các kho lưu trữ, các thư
viện và qua hồi ức của các già làng, trưởng bản, những vị cao niên, những người
am hiểu về phong tục tập quán cũng như đặc điểm tự nhiên, xã hội của vùng đất
Quỳ Châu nói riêng, miền núi Nghệ An nói chung. Đồng thời, các tác giả cũng đã
cùng với các học viên cao học và sinh viên năm thứ 4 của Khoa Lịch sử, tiến hành
điều tra, khảo sát trên địa bàn của 12 xã, thị trấn trong huyện để có được những tư
liệu thực tế, toàn diện về đời sống vật chất, tinh thần, các hoạt động sản xuất, xây
dựng và bảo vệ bản làng quê hương của nhân dân địa phương.
Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn trong quá trình sưu tầm, xử lý tài liệu và
hạn chế về thời gian biên soạn, nên tập sách sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,
nhất là chưa nêu được một cách đầy đủ những thành quả to lớn mà các thế hệ cán
bộ và nhân dân các dân tộc Quỳ Châu đã tạo lập được trong quá trình lịch sử hàng
nghìn năm. Chúng tôi rất mong được sự thông cảm và góp ý của các đồng chí và
các bạn. Hy vọng rằng, tập sách Địa chí huyện Quỳ Châu sẽ là tài liệu bổ ích
không chỉ với đông đảo nhân dân Quỳ Châu mà còn có ý nghĩa với nhân dân trong
tỉnh Nghệ An, cũng như trong cả nước.
Nhân dịp xuất bản cuốn Địa chí huyện Quỳ Châu, chúng tôi xin chân thành
cảm ơn các nhà khoa học, các giảng viên, học viên, sinh viên các khoa Lịch sử, Địa
lý, Kinh tế, Ngữ văn của Trường Đại học Vinh; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ
An; các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân các xã, thị trấn trong huyện; các bậc lão
thành cách mạng, các già làng, trưởng bản… đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện
cho các tác giả và chúng tôi hoàn thành công tác biên soạn tập sách này.
T/M BCH ĐẢNG BỘ, HĐND, UBND
HUYỆN QUỲ CHÂU
Bí thƣ
Lang Văn Chiến
10
Phần thứ nhất
ĐỊA LÝ
11
12
Chƣơng 1
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Theo thuật ngữ khoa học địa lý, vùng đất Quỳ Châu là một hệ thống địa kinh
tế - kỹ thuật bao gồm các hợp phần tự nhiên và các hợp phần kinh tế - xã hội. Về tự
nhiên, hệ thống địa lý của huyện Quỳ Châu gồm các hợp phần: thạch quyển (đá),
thủy quyển (nước), khí quyển (không khí), thổ nhưỡng quyển (đất) và sinh quyển
(giới sinh vật). Chương Địa lý tự nhiên sẽ giới thiệu: các hợp phần tự nhiên của
huyện Quỳ Châu; mối tương tác giữa các hợp phần tự nhiên với nhau; giữa các hợp
phần tự nhiên với các hợp phần kinh tế - xã hội, trong phạm vi của huyện Quỳ Châu
và với các vùng lãnh thổ bên ngoài.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Quỳ Châu là huyện miền núi, cách thành phố Vinh 145 km về phía tây bắc; có
tọa độ địa lý: 19006’ đến 19047’ vĩ độ bắc, 105054’ đến 105017’ kinh độ đông. Địa
bàn Quỳ Châu nằm trong vùng chuyển tiếp từ miền núi cao xuống miền núi thấp và
trung du của tỉnh Nghệ An, có địa giới hành chính như sau:
- Phía tây và tây bắc giáp huyện Quế Phong.
- Phía tây nam giáp huyện Tương Dương.
- Phía bắc và đông bắc giáp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Phía đông giáp huyện Nghĩa Đàn.
- Phía nam và đông nam giáp các huyện Quỳ Hợp và Con Cuông.
Quỳ Châu có diện tích tự nhiên là 105.765,63ha. Ranh giới hành chính giữa
huyện Quỳ Châu và các huyện láng giềng được phân định bởi các dãy núi hoặc
thung lũng, đứt gãy nhỏ.
II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Đặc điểm địa chất, khoáng sản
a. Đặc điểm địa chất
Lãnh thổ huyện Quỳ Châu bao gồm một nếp lõm ngắn, một phần của khối
nâng Pù Hoạt ở phía bắc và vòm nâng Pù Khạng ở phía nam, nằm trong đơn vị cấu
trúc lớn là Đới phức nếp lồi Pù Hoạt. Trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, có hệ uốn
nếp Trường Sơn gồm ba thành hệ kiến trúc là: Đới phức nếp lồi Pù Hoạt; Đới phức
nếp lõm sông Cả và Đới phức nếp lồi Trường Sơn. Lãnh thổ Nghệ An chiếm hầu
hết Đới phức nếp lồi Pù Hoạt, một phần Đới phức nếp lõm sông Cả và tiếp giáp với
13
Đới phức nếp lồi Trường Sơn. Ngoài ra còn chiếm một phần của Võng chồng Sầm
Nưa. Lãnh thổ Quỳ Châu nằm trong Đới phức nếp lồi (đới nâng) Pù Hoạt.
Như vậy, lãnh thổ huyện Quỳ Châu và miền núi Nghệ An được thành tạo từ
rất sớm, bắt đầu cách đây 2,6 tỉ năm và kết thúc cách đây 540 triệu năm. Đới nâng
Pù Hoạt được cấu tạo từ hai vòm nâng Pù Khạng và Pù Hoạt; ở giữa là nếp lõm
Quỳ Châu.
Vòm nâng Pù Khạng có diện tích 380km2 gồm các đá biến chất tuổi Proterozoi
muộn - Paleozoi sớm và các đá thạch anh nằm ở giữa vòm tạo nên nhân cổ nhất.
Thành phần thạch học chủ yếu của hệ tầng Pù Khạng gồm có đá gơnai và đá phiến
kết tinh giàu nhôm, amfibôn và đá hoa không đáng kể.
Dọc theo các suối ở sườn tây nam dãy núi Pù Khạng thuộc huyện Quỳ Châu
có thể quan sát đầy đủ các tập của hệ tầng lộ ra từ dưới lên trên như sau:
- Plagiôgai xen các đá phiến hai Mica granat xilimanit bị Granit hóa và
micmatit hóa mạnh, dày khoảng 2.000m.
- Đá phiến mica granat xilimanit và micmatit theo lớp, dày khoảng 1.500m.
- Đá phiến mica xilimanit xen tầng micrôgnai xilimanit và quăczit mica bị
micmatit hóa yếu, dày khoảng 600m.
- Đá phiến mica có Granat, Đixten và xtơrôlit xen plagiôgnai mica granat và
quăczit lớp mỏng, dày khoảng 700m.
- Đá phiến mica granat xen lớp mỏng quăczit và những thấu kính thạch anh,
dày khoảng 1.500m.
Ở Quỳ Châu còn quan sát được những trầm tích biến chất yếu hơn thuộc hệ
tầng Suối Mai tuổi Palêozoi hạ nằm không chỉnh hợp lên trên, làm cho chiều dày
tổng cộng của địa tầng lên đến khoảng 5.500m.
Nếp lõm Quỳ Châu có cấu trúc hình yên ngựa, tạo nên bởi trầm tích
Proterozoi muộn bị biến chất mạnh. Tại đây tìm thấy các đứt gãy và các thể Granit
tuổi Mezozoi muộn. Lãnh thổ huyện Quỳ Châu là một bộ phận của Phức nếp lồi Pù
Khạng - một phức nếp lồi dạng vòm không đối xứng, một đơn vị cấu tạo của đới
nâng Kim Sơn - Pù Khạng. Trên bình đồ nó có dạng elip, trục kéo dài phương tây
bắc - đông nam khoảng 50km, nơi rộng nhất khoảng 25km, được cấu thành bởi đá
trầm tích siêu biến chất thuộc hệ tầng Bản Khạng (PR3 €1bk) gồm Gơnai, phiến kết
tinh hai Mica chứa Silimanit, Đixten, Granat.
14
Đứt gãy Thái Hòa - Quỳ Châu thuộc hệ đứt gãy Mường Tè - Sầm Nưa - Thái
Hòa. Đây là đứt gãy có phương tây bắc - đông nam, cắm về phía đông bắc. Độ sâu
ảnh hưởng của đới đứt gãy là 30 - 35km.
b. Tài nguyên khoáng sản
Quỳ Châu là huyện miền núi giàu tài nguyên khoáng sản: chủng loại phong
phú, có nhiều loại quý hiếm:
+ Đá quý Rubi: tại xã Châu Bình đá quý phân bố trên diện tích khoảng 400ha
nhưng chưa được khảo sát kỹ và đánh giá về chất lượng và trữ lượng.
+ Vàng: Theo đánh giá sơ bộ mỏ vàng gốc Tà Sỏi có trữ lượng khoảng 8 tấn
(chiếm 40% trữ lượng vàng toàn tỉnh). Riêng vùng trung tâm huyện đã đánh giá sơ
bộ có trữ lượng khoảng 2,6 tấn, có chất lượng tốt. Ngoài ra còn có vàng sa khoáng
trên sông Hiếu, đoạn chảy qua Châu Tiến, Châu Hạnh, Khe Tằn tại Châu Hội và
trên sông Quàng đoạn qua Châu Thắng.
+ Ăngtimon tại bản Tà Sỏi, xã Châu Hạnh diện tích khoảng 40ha.
+ Đá xây dựng tại các xã Châu Hạnh, Châu Tiến, Châu Bình, diện tích 758ha.
+ Sét nguyên liệu làm đồ sứ tại xã Châu Hạnh. Loại tài nguyên này ở Quỳ
Châu có khả năng cung cấp nhu cầu cho các huyện khác trong tỉnh.
+ Quặng Bauxit tại khe Bấn, xã Châu Hạnh, diện tích khoảng 2,9ha.
+ Quặng sắt tại xã Châu Bình và Châu Hội.
2. Đặc điểm địa hình
Đặc điểm địa hình huyện Quỳ Châu được thể hiện qua các yếu tố: độ cao, độ
dốc và một số dạng địa hình tiêu biểu.
- Sự phân hóa địa hình theo độ cao ở Quỳ Châu
Quỳ Châu có độ cao tuyệt đối trung bình là 360 mét, độ cao tuyệt đối thấp
nhất là 59 mét, độ cao tuyệt đối cao nhất là 1.241 mét. Theo độ cao, địa hình Quỳ
Châu được chia thành năm kiểu chính: núi trung bình, núi thấp, đồi cao, đồi trung
bình và thung lũng.
+ Địa hình núi trung bình (độ cao 1.000 - 1.500m)
Địa hình núi ở Quỳ Châu chủ yếu là núi trung bình và núi thấp; núi cao chiếm
diện tích không đáng kể. Địa hình núi trung bình có diện tích 1.056,54ha, chiếm
0,99% diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình có độ cao > 1.000m phân bố khu vực
tây nam Quỳ Châu, phần giáp với huyện Tương Dương, thuộc khu Bảo tồn thiên
15
nhiên Pù Huống (các xã Diên Lãm, Châu Hoàn) và một khu nhỏ ở phía bắc Quỳ
Châu (thuộc các xã Châu Bình, Châu Hội, Châu Nga). Núi Pù Xen có đỉnh Pù Cô
Lô cao nhất của Quỳ Châu (1.124m). Ngoài ra còn các đỉnh núi khác (đỉnh Pù
Huống: 1.056m; đỉnh Pù Khạng: 1.085m; đỉnh Pù Quan: 1.000m).
+ Địa hình núi thấp (độ cao 500 - 1.000m)
Kiểu địa hình núi thấp có diện tích 42.629,75ha, chiếm 40,31% diện tích tự
nhiên toàn huyện, phân bố nhiều nhất ở các xã Diên Lãm và Châu Hoàn (10.720ha),
tiếp đến là tại các xã Châu Phong, Châu Thắng, Châu Bình, Châu Hội.
+ Địa hình đồi cao (độ cao 300 - 500m).
Địa hình đồi cao có diện tích 23.244,00ha, chiếm 21,98%, phân bố ở các xã
Châu Phong, Diên Lãm; rải rác ở các xã Châu Bình, Châu Nga, Châu Hội.
+ Địa hình đồi trung bình (<300m).
Địa hình có độ cao < 300m phân bố ở thị trấn Tân Lạc và các xã: Châu Hạnh,
Châu Tiến, Châu Bình, Châu Thuận, Châu Nga, Châu Bính, Châu Thắng, diện tích
38.611,88ha, một phần xã Châu Phong (2.974ha) và rải rác ở các xã khác.
Trên vùng đồi núi đá vôi phát triển dạng địa hình caxtơ (hang động). Quỳ
Châu có nhiều hang đá vôi đẹp, đã phát hiện như: Thăm Búa, Thăm Ồm, Thăm Có
Ngụn, Thăm Ké Xăng.
+ Địa hình thung lũng
Các thung lũng ở Quỳ Châu phân bố dọc theo các sông và khe suối thuộc các
xã: Châu Tiến, Châu Bính, Châu Bình, chiếm 0,21% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Trong địa hình thung lũng, đặc trưng nhất là các thung lũng sông và dạng địa
hình trong thung lũng sông. Sông Hiếu chảy qua địa bàn huyện Quỳ Châu có địa
hình đa dạng và đẹp nhất trên toàn bộ chiều dài dòng sông. Đây là khúc trung lưu
nên độ dốc lòng sông giảm, quá trình xâm thực ngang phát triển mạnh, hình thành
nhiều khúc uốn và nhiều dạng địa hình khác nhau.
+ Bãi bồi và thềm sông
Ở phần lồi của bờ sông Hiếu đoạn thuộc địa phận xã Châu Thắng có các doi
cát hình bán nguyệt. Mỗi mùa lũ, các doi cát được bồi cao thêm, dần dần trở thành
các thềm sông bậc 1 - loại thềm sông chưa ổn định.
16
+ Doi cát ven sông
Dọc theo sông Hiếu đoạn qua huyện Quỳ Châu có một số bãi cát ở bên hoặc
giữa lòng sông.
- Sự phân hóa địa hình theo độ dốc ở Quỳ Châu
Lãnh thổ huyện Quỳ Châu có độ dốc trung bình là 280, có nơi 50 - 600. So với
một số huyện miền núi khác ở Nghệ An như Kỳ Sơn, Tương Dương, địa hình Quỳ
Châu ít dốc hơn. Mặc dù Quỳ Châu có diện tích rừng chiếm tỷ lệ cao và độ che phủ
rừng đứng đầu tỉnh Nghệ An, nhưng địa hình có độ dốc nhỏ (< 150 ) chiếm hơn 1/2
diện tích tự nhiên.
Địa hình dốc nhẹ (< 150) có diện tích lớn nhất, tập trung chủ yếu ở phần trung
tâm Quỳ Châu. Địa hình dốc vừa (15 - 250) và dốc mạnh (25 - 350) phân bố khắp
huyện. Địa hình rất dốc (>350) chủ yếu ở xã Châu Hội, Diên Lãm, Châu Phong.
Độ dốc lớn nhất hầu hết nằm ở thượng nguồn hai hệ thống suối Nậm Gươm và
Nậm Huống thuộc hai xã Châu Hoàn và Diên Lãm.
3. Đặc điểm khí hậu
a. Đặc điểm chung
Quỳ Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới bán cầu Bắc, ô gió mùa châu Á, tiểu
vùng khí hậu Bắc Trung Bộ với đặc điểm chung là nhiệt đới ẩm gió mùa; có hai mùa:
mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau; xen giữa là hai mùa chuyển tiếp: lạnh sang nóng (tương ứng mùa
xuân ở vùng ôn đới) và nóng sang lạnh (tương ứng mùa thu ở vùng ôn đới).
Mùa hạ chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa tây nam bị biến tính rất khô và
nóng, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh, có mưa phùn.
Quỳ Châu đồng thời cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết miền tây bắc
Nghệ An nên có những đặc trưng riêng về các yếu tố thời tiết. Rét đến sớm và mùa
khô hanh thường kéo dài.
b. Chế độ nhiệt - ẩm
Quỳ Châu là tâm nóng của Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ vào mùa hạ (đặc
biệt là vào những ngày có hoạt động của gió Lào).
Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 230C - 250C (năm 2005: 23,070C, năm
2010: 24,10C). Năm 2010, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6: 29,70C, trong đó
có nhiều ngày đạt từ 390C - 410C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng Giêng:
18,90C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 420C (23/7/2007). Thông thường tháng Giêng có
17
nhiệt độ thấp nhất (trung bình 180C). Nhiệt độ tối thấp dao động từ 5 - 8,80C (ngày
01/01/2005 là 5,00C, ngày 27/12/2010 là 8,80C). Vào mùa đông, một số nơi có nhiệt
độ xuống dưới 00C, có sương muối (Tháng Giêng năm 1974, có đợt sương muối
kéo dài 5 ngày liên tục).
Tổng nhiệt hoạt động (giá trị tổng cộng của thời gian có nhiệt độ > 100C trong
một năm) của Quỳ Châu khoảng 8.5000C/năm.
Cân bằng bức xạ (hiệu số giữa nhiệt lượng mặt trời chiếu xuống mặt đất vào
ban ngày và nhiệt lượng tỏa ra của bề mặt đất vào ban đêm ở một đơn vị lãnh thổ) ở
Quỳ Châu đạt trên 75 kcal/cm2/năm.
Biên độ nhiệt ngày - đêm của Quỳ Châu có sự chênh lệch lớn, nhất là mùa hạ.
Ban ngày khi có gió Lào, nhiệt độ có thể lên trên 400C, nhiệt độ tối cao 420C, trong
khi về khuya nhiệt độ giảm rất nhanh, xuống 18 - 200C. Một ngày ở Quỳ Châu có
thể cảm nhận thời tiết của bốn mùa: sáng sớm - mùa xuân; trưa - mùa hè; nửa đêm mùa thu; gần sáng - mùa đông.
Biên độ nhiệt trong năm của Quỳ Châu dao động trên 100C (các năm 2005,
2010: nhiệt độ trung bình mùa hạ từ 28 - 290C; mùa đông từ 16 - 170C).
Số giờ nắng trung bình của Quỳ Châu khoảng 1.580 - 1.590 giờ/năm. Nhiều
nhất tháng 7: 204 giờ, ít nhất tháng 6: 17 giờ (Niên giám thống kê Nghệ An 2011).
Nếu tính trung bình mỗi ngày có 8 giờ có mặt trời thì mỗi năm Quỳ Châu có 126 127 ngày có nắng, số ngày còn lại là trời âm u hoặc mưa.
Lượng mưa trung bình năm ở Quỳ Châu khoảng 1.600mm. Mưa phân bố
không đều, tập trung trên 85% vào các tháng 8, 9 và tiểu mãn tháng 5 (năm 2005,
tháng 8: 467,9mm, tháng 9: 524,0mm). Trong năm 2010, ngày có lượng mưa lớn
nhất là 132mm (ngày 12/8) và 130mm (27/9); thấp nhất vào các tháng 3 (1mm),
tháng 12 (5mm), các tháng còn lại chỉ chiếm khoảng 15%.
Mùa hạ, Quỳ Châu hay có mưa đá do hiện tượng đối lưu mạnh từ các đám
mây dông gây ra. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào, kết thúc
nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một lần mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.
Lượng bốc hơi trung bình: 697,6 mm/năm.
Chỉ số khô hạn hay hệ số độ ẩm: 0,436. Quỳ Châu có lượng bốc hơi thấp nên
có chỉ số khô hạn (hệ số độ ẩm) cao hơn một số nơi khác trong tỉnh: cao gấp 3 lần
huyện miền núi có độ cao tương đương là huyện Tương Dương (0,143), gấp hơn 2
lần huyện đồng bằng Quỳnh Lưu (0,230).
18
Độ ẩm không khí: trung bình 87% - 88%. Năm 2010, các tháng có độ ẩm thấp
nhất là tháng 6 và tháng 10: 79%, cao nhất là tháng 8: 91%.
Sương mù (sương mù được chia thành: sương mù bức xạ hình thành khi mặt
đất lạnh đi do bức xạ vào ban đêm trời quang mây, lặng gió; sương mù bình lưu
hình thành khi không khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh sẽ bị lạnh đi).
Sương mù ở Quỳ Châu chủ yếu là sương mù bức xạ. Do sương mù nên ở các xã
vùng cao của Quỳ Châu các tia bức xạ mặt trời chiếu xuống đến mặt đất rất muộn,
khoảng 7 giờ sáng mới có ánh nắng.
c. Chế độ gió
- Mùa đông
Gió trong mùa đông hoạt động ở Quỳ Châu thổi theo các hướng: tây bắc, bắc và
đông bắc, trong đó thịnh hành là hướng đông bắc. Đầu mùa đông, khoảng tháng 11 12, trung tâm phát gió nằm ở khu vực cao nguyên Gôbi nên gió có tính chất lạnh và
khô. Đây là khối khí cận cực bị biến tính qua lục địa Npc (N: Nord - phương bắc; p:
pole - cực; c: continental - lục địa). Khối khí Npc chỉ thổi trong lục địa, vào Việt Nam
có hướng bắc, đôi khi hướng tây bắc, thời tiết lạnh, khô, quang mây. Đến địa phận Quỳ
Châu gió rất khô, dân gian gọi là gió heo, heo may hay gió hanh.
Giữa và cuối mùa đông, trung tâm phát gió chuyển về vùng Sibêri. Cao áp
Sibêri rất mạnh, nhiệt độ rất thấp (- 300C đến - 400C, có khi thấp hơn). Vào thời
điểm này, ở khu vực Bắc Thái Bình Dương có áp thấp Alusơn. Gió từ cao áp Siberi
bị áp thấp Alusơn kéo ra biển trước khi thổi về phía nam. Vào đến Việt Nam gió có
hướng đông bắc. Gió đi qua các biển Nhật Bản, Hoàng Hải và biển Đông trước khi
vào Việt Nam nên nhiệt độ đã tăng lên nhiều nhưng vẫn ở mức 50C - 150C, có khi
thấp hơn; vào đến Quỳ Châu thường là trên 120C. Vào thời điểm trước và sau tết
Nguyên đán, ở đồng bằng Nghệ An hay có mưa phùn nhưng Quỳ Châu và các
huyện miền núi cao của Nghệ An hiện tượng mưa phùn ít. Gió mùa đông bắc đã phá
vỡ tính chất nóng ẩm của khí hậu Việt Nam nói chung, của Nghệ An trong đó có
Quỳ Châu nói riêng. Các khối không khí lạnh trong mùa đông tác động mạnh nhất ở
Việt Nam là khu vực Bắc Bộ, chỉ những đợt gió mạnh mới đến Nghệ An. Vì vậy,
mỗi năm ở Bắc Bộ có khoảng 20 - 30 đợt không khí lạnh, Nghệ An chỉ có khoảng
15 - 20 đợt. Tác động của gió mùa đông bắc ở Quỳ Châu và các huyện miền núi yếu
hơn so với các huyện ở đồng bằng, nhất là các đợt vào giữa và cuối mùa đông.
19
Khi không có các hướng gió trên, Quỳ Châu cũng như các vùng khác ở Việt
Nam chịu ảnh hưởng của gió tín phong có hướng đông - đông nam từ biển thổi vào.
Gió ấm và rất ẩm, tuy nhiệt độ không cao nhưng gây hiện tượng thời tiết oi bức, khó
chịu, đau đầu, vi khuẩn hoạt động mạnh nên thức ăn dễ bị hỏng. Thời gian hoạt
động mạnh nhất của gió mùa mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Thời điểm
tháng 4 - 5, Quỳ Châu cũng như Nghệ An và một số tỉnh Bắc Trung Bộ có lũ tiểu
mãn. Đây là thời điểm nhiệt độ và độ ẩm không khí ở khu vực này đã cao, không
khí lạnh muộn tràn về, hơi nước ngưng kết gây mưa. Đây cũng là thời điểm trên
biển Đông đã bắt đầu hình thành các cơn áp thấp nhiệt đới luôn kèm theo mưa lớn.
- Mùa hạ
Gió trong mùa hạ hoạt động ở Quỳ Châu thổi theo các hướng tây nam, đông,
đông nam, trong đó thịnh hành là hướng tây nam. Gió tây nam diễn biến phức tạp,
với hai khối không khí chính là khối khí chí tuyến bán cầu Bắc từ vịnh Bengan và
khối khí xích đạo từ bán cầu Nam thổi lên.
Khối khí chí tuyến vịnh Bengan (TBg: T: tropical - chí tuyến, nhiệt đới; Bg:
Bengan) là khối khí nóng ẩm tác động vào Việt Nam và vào miền Tây bán đảo
Đông Dương. Loại gió này hình thành do tác động của áp cao mùa đông ở bán cầu
Nam và áp thấp mùa hè ở bán cầu Bắc nên cường độ rất mạnh. Đặc trưng của thời
tiết là nóng, thường có dông nhiệt. Gió từ biển thổi vào nên ẩm và ấm. Từ vịnh
Bengan tới Quỳ Châu, trên chặng đường dài hàng nghìn kilômét, khối khí này đã bị
biến tính. Đặc biệt, khi vượt qua dãy Trường Sơn, khối khí này chịu ảnh hưởng hiệu
ứng phơn, hơi nước ngưng tụ thành mưa trút hết ở sườn tây thuộc nước Lào, trở nên
khô; đồng thời khi trượt từ trên đỉnh xuống chân núi, theo nguyên lý từ cao xuống
thấp, mật độ không khí tăng lên kéo theo sự gia tăng nhiệt độ cứ xuống 100 mét,
nhiệt độ tăng thêm 10C. Về đến Quỳ Châu, nhiệt độ tăng lên 35 - 400C, có khi lên
đến 420C, độ ẩm giảm xuống 35 - 40%; trời quang mây. Đây là gió khô nóng nhất
Việt Nam. Gió thổi đến Việt Nam từ Lào nên gọi là gió Lào. Bình quân số ngày có
gió tây nam ở Quỳ Châu là 30 - 40 ngày/năm, thường bắt đầu từ tháng 5, kết thúc
vào tháng 8, cao điểm là tháng 6 - 7. Gió tây nam có tốc độ gió lớn (khoảng 20
m/s). Có những đợt gió rất mạnh, vận tốc gió lớn nên khi vượt qua dãy Trường Sơn,
hơi nước không kịp trút hết, gió vượt qua núi, đem theo hơi nước, trời nhiều mây,
thậm chí có mưa nhỏ, dân gian gọi là mưa ngoi Nam, lượng mưa không đáng kể
nhưng nhiệt độ giảm xuống. Gió Lào khô nóng, gây hạn hán nghiêm trọng.
20
Khối khí xích đạo (Em - E: equater - xích đạo, m: marine - biển) phát nguyên
từ biển trên khu vực xích đạo nên mát và ẩm (lúc này Mặt Trời đã lên bán cầu Bắc;
bán cầu Nam đã là mùa đông, xích đạo không còn quá nóng, trên biển lại càng mát).
Gió hoạt động từ tháng 6 đến tháng 10, nhiều nhất vào tháng 8, thổi xen kẽ với gió
Lào nhưng ngược hướng. Mỗi lần gió về, thường sau buổi trưa, trời đứng gió, thời
tiết rất oi bức, đến quãng 13 - 14h, gió này từ biển thổi vào đem theo hơi nước, thời
tiết mát mẻ.
Thổi xen kẽ với các gió trên còn có luồng tín phong hướng đông nam mang
nhiều hơi nước gây mưa rào. Gió mùa mùa hạ từ bán cầu Nam thổi lên đến quá
Ninh Bình, có khi lan ra cả Bắc Bộ. Gió mùa tây nam hoạt động mạnh nhất ở khu
vực Quảng Trị, Quảng Bình và phía nam Hà Tĩnh, ở Nghệ An phần nào yếu hơn
nhưng vẫn rất gay gắt.
Như vậy, các khối khí thổi đến Quỳ Châu gồm có:
Các khối khí có tính khô: là khối khí cận cực bị biến tính qua lục địa Npc thổi
vào đầu mùa đông gây ra thời tiết khô hanh và khối khí chí tuyến từ vịnh Bengan
TBg bị biến tính khi đi qua dãy Trường Sơn (chịu tác động của hiệu ứng phơn) thổi
trong mùa hạ.
Các khối khí có tính ẩm gây mưa nhỏ và vừa: khối khí cận cực bị biến tính qua
biển Npm thổi vào giữa đến cuối mùa đông và khối khí xích đạo Em thổi vào mùa hạ.
Các khối khí có tính ẩm gây mưa lớn: dải hội tụ nội chí tuyến và xoáy thuận
nhiệt đới ở hai mức độ: áp thấp nhiệt đới (gió từ cấp 5 đến cấp 8) và bão (gió từ cấp
9 trở lên).
4. Đặc điểm thủy văn
a. Đặc điểm nguồn nước trên mặt
- Đặc điểm chung:
Quỳ Châu có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ 5 - 7 km/km2. Lượng
mưa nhiều nên sông suối có nguồn nước dồi dào; địa hình dốc nên thế năng lớn.
Nguồn nước mặt đáp ứng nhu cầu nước sản xuất và sinh hoạt. Sông suối chảy từ tây
bắc xuống đông nam. Quan trọng nhất là sông Hiếu. Tả ngạn có sông Hạt, khe Tà
Sỏi, Nậm Đinh, khe Bá, Huổi Sơn, Nậm Quang, Nậm Tiến, Nậm Mun, khe Tép…
Hữu ngạn có các suối chính của sông Nậm Gươm (từ các nhánh Nậm Cơm, Nậm
Gươm, Nậm Huống), Na Ngãi, Na Xén, khe Tụ, khe Bom Lầu.
21
- Các đặc trưng dòng chảy
+ Chế độ dòng chảy: Chế độ dòng chảy sông suối phụ thuộc lượng mưa, chia
thành hai mùa rõ rệt.
Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau: mưa ít, dòng chảy chủ yếu do nước
ngầm cung cấp; nước sông ít phù sa có màu xanh trong, vận tốc dòng chảy nhỏ;
lòng sông bị thu hẹp, xuất hiện một số ghềnh, lộ rõ các bãi bồi ven bờ. Thời kỳ này
xuất hiện lũ tiểu mãn vào tháng 5.
Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 10: mưa nhiều, mực nước lên cao, nước sông đục,
vận tốc dòng chảy lớn (có khi lên tới 4,5m/s), tốc độ xâm thực hai bên bờ cao.
+ Môđun dòng chảy trung bình chung: Môđun dòng chảy lớn nhất trong mùa
lũ là 92l/s/km2; môđun dòng chảy nhỏ nhất trong mùa kiệt là 70l/s/km2.
- Các sông chính: Hai sông chính ở Quỳ Châu là sông Hiếu và sông Hạt.
+ Sông Hiếu
Sông Hiếu là phụ lưu cấp I của sông Cả, chiếm 18% lưu vực sông Cả. Sông
Hiếu bắt nguồn từ vùng núi Pù Hoạt (2.452m) thuộc huyện Quế Phong tỉnh Nghệ
An, chảy theo hướng tây bắc - đông nam, đến huyện Nghĩa Đàn đổi hướng đông bắc
- tây nam và đổ vào bờ trái sông Cả tại Đào Giàng. Sông Hiếu dài 228km, diện tích
lưu vực 5.340km2, độ cao trung bình 303m, độ dốc trung bình 13%, mật độ sông
suối 0,71km/km2. Tại Quỳ Châu, sông chảy xuyên suốt theo hướng tây bắc - đông
nam qua các khu sản xuất và dân cư. Sông Hiếu có diện tích lưu vực trong địa phận
Quỳ Châu là 2.470km2; tổng lượng nước 2,13km3, ứng với lưu lượng trung bình
năm 71,6m3/s; môđun dòng chảy trung bình năm 44,3l/s/km2.
Đoạn sông Hiếu chảy qua huyện Quỳ Châu khá dốc, nhiều thác và ghềnh nhỏ.
Vào mùa cạn, có những thác, ghềnh lộ ra đá gốc, đá cuội xếp ngổn ngang. Lòng
sông dốc nên lũ lên xuống nhanh, chỉ sau vài ngày là trở lại mực nước bình thường.
Mặt cắt ngang sông có dạng parabol lệch phải. Độ rộng lòng sông ứng với
mực nước kiệt trong mùa cạn là 64m, ứng với mực nước trong trận lũ lịch sử năm
1988 là 150m, ứng với mực nước trung bình là 100m. Bờ phải dốc, chế ngự bởi
chân núi, có nơi lộ đá gốc. Bờ trái là thung lũng sông, thấp hơn bờ phải nhưng vẫn
cao hơn mực nước của trận lũ năm 1998. Đây là nơi dân bản ngụ cư và canh tác.
Sông Hiếu có một số thác nước đẹp như thác Đũa, thác Tạt Ngoi, khe Nậm Pông.
22
+ Sông Hạt
Sông Hạt là một nhánh lớn của sông Hiếu, bắt nguồn từ dãy núi cao của huyện
Thường Xuân (Thanh Hóa) đổ vào sông Hiếu tại xã Châu Tiến (Quỳ Châu). Sông
Hạt có chiều dài 23km, diện tích lưu vực 20km2, lưu lượng dòng chảy trung bình
năm 2,85m3/s, độ dốc trung bình 0,03%. Sông Hạt có vai trò cung cấp nước tưới
cho vùng lúa trọng điểm của huyện ở các xã Châu Tiến, Châu Bính.
Quỳ Châu còn có hàng chục sông suối nhỏ khác trong hệ thống sông Hiếu tạo
thành hệ thống cấp nước tự nhiên cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
b. Đặc điểm nguồn nước dưới đất
Chưa có tài liệu thăm dò thủy địa chất đánh giá nước ngầm ở Quỳ Châu.
Chất lượng nước dưới đất chỉ được đánh giá bằng khảo sát các giếng và ý kiến của
người dân: chất lượng tốt, đảm bảo cho yêu cầu sinh hoạt. Ở độ sâu trung bình 7 10m, nơi thấp nhất 1 - 2m, nơi cao nhất 10 - 15m đã có các mạch nước ngầm (các
giếng đào của nhân dân - tài liệu nghiên cứu thực địa).
5. Đặc điểm thổ nhƣỡng
Thổ nhưỡng (đất trồng) ở Quỳ Châu có nhiều loại. Dựa theo cách phân chia
của các nhà khoa học, có thể phân chia đất trồng ở Quỳ Châu theo các tiêu chí sau:
a. Phân loại đất theo thành phần đá mẹ
Thành phần đá mẹ tạo nên đặc tính của đất và là yếu tố quan trọng quyết định
khả năng thoái hóa đất. Phân loại đất theo thành phần đá mẹ có ý nghĩa tham khảo
trong việc lựa chọn cây trồng và kỹ thuật chăm bón thích hợp.
Tổng diện tích đất nông lâm nghiệp của huyện Quỳ Châu là 103.963,22ha,
chiếm 98,30% tổng diện tích tự nhiên, phần còn lại là diện tích sông suối, núi đá.
Các loại đất ở Quỳ Châu được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 1: Tài nguyên đất ở huyện Quỳ Châu
Loại
Diện
đất
tích
Phân bố
Đặc điểm
Giá trị sử dụng
(ha/%)
Feralit đỏ 3.605/
Châu
Tiến, Đất sét màu vàng, đỏ nâu; Cây công nghiệp, cây
vàng
Châu
Bính, kết cấu tốt, thành phần cơ ăn quả; hoa màu, cây
3,41
phát triển
trên
đá
Châu Hạnh
giới nặng, đất xốp, thấm lương thực
nước nhanh
vôi
23
Châu
Bình, Đất cát pha hoặc thịt nhẹ, Vùng cao, dốc mạnh:
vàng đỏ 3,38
Châu
Bính, độ dốc 20 - 300, đất chua. sản xuất lâm nghiệp.
phát triển
Châu Tiến
Feralit
trên
3.583/
Trên loại đất này thực vật Vùng thấp, dốc vừa:
đá
phần lớn là rừng thứ cấp, cây công nghiệp dài
biến chất
nương rẫy. Cây phục hồi ngày, cây ăn quả.
nhanh, sinh trưởng tốt
Vùng bằng: cây lương
thực, cây ngắn ngày.
Đất
5.540/
Ở độ dốc 20
0
Tầng đất > 50 cm. Đất thịt Vùng thấp, dốc vừa:
Feralit đỏ 5,24
- 30 thuộc
nhẹ, chua. Thực vật là rừng phát triển rừng, cây
vàng
các xã Diên
thứ cấp; trong nương rẫy. công
phát triển
Lãm, Châu
Cây phát triển tốt. Dưới ngày, cây ăn quả.
trên
Phong, Châu
thảm thực vật cây bụi, có độ Vùng bằng: cây lương
Nga
phì khá, độ mùn từ 2 - 4%, thực, cây công nghiệp
đá
phiến sét
nghiệp
ngắn
ở độ cao
đạm từ 0,1 - 0,25%, lân từ ngắn ngày. Đất hoang
200-
0,006 - 0,07%, kali từ 1 - hóa tầng đất mỏng, từ
800m
2%, độ chua cao, pHKCL < 30 - 50 cm: phát triển
4, thành phần cơ giới từ thịt tự nhiên để thành
nặng đến sét nhẹ.
Đất
22.046 Châu Bính,
Feralit
/20,84
rừng.
Vùng núi thấp cát kết hạt Ở địa hình cao, có độ
Châu Thuận,
mịn, phiến sét; tầng đất dốc lớn: phát triển lâm
vàng
Châu Hội,
mỏng. Đất vàng xám đến nghiệp. Vùng thấp, độ
nhạt phát
Châu Tiến,
vàng nhạt, đôi khi tím hồng. dốc nhỏ hơn: cây công
triển trên
Châu Bình,
Thành phần cơ giới thịt nhẹ, nghiệp dài ngày, cây
đá cát kết
Châu Phong,
khả năng giữ nước, giữ màu ăn quả.
ở độ cao
Châu Hạnh,
kém,
200-
Châu Thắng,
dưỡng. Thực vật chủ yếu là
800m
Châu Hoàn
rừng gỗ tạp, giang, nứa.
nghèo
chất
dinh
Đất
14.240 Châu Hạnh,
Tầng đất từ trung bình đến Ở địa hình cao, có độ
Feralit
/13,46
Châu Bình,
mỏng; màu vàng đến vàng dốc lớn: phát triển lâm
vàng đỏ
Châu Nga,
đỏ; lớp trên rửa trôi mạnh nghiệp. Vùng thấp, độ
phát triển
Châu Thuận,
có màu xám, hồng; kết cấu dốc nhỏ hơn: cây công
trên
Châu Tiến,
rời rạc, thấm nước nhanh dễ nghiệp dài ngày, cây
Châu Thắng,
bị bào mòn. Đất chua, ít ăn quả; đồng cỏ chăn
Châu Phong,
mùn, khả năng trao đổi nuôi.
Châu Hội
thấp, nghèo dinh dưỡng.
đá
cát kết
Đất
19.376 Tập trung ở Đất màu vàng đỏ đến vàng Vùng địa hình tương
Feralit
/18,31
vùng
núi nâu, tầng đất mỏng. Ở độ đối bằng phẳng, tầng
24
vàng đỏ
thấp, độ dốc cao 200 - 800m, phân bố ở đất dày, ẩm: cây công
phát triển
lớn tại
trên
Châu Thắng, khăn (Ch. Nga, Châu Hội). ngày hoặc cây lương
đá
các khe hẻm sâu, đi lại khó nghiệp, cây ăn quả dài
macma
Châu Phong, Đất thịt nhẹ, kết cấu kém, ít thực. Chủ yếu để sản
axit
Châu
Nga, tơi xốp, đất có lẫn các mảnh xuất lâm nghiệp.
Châu
Hội, thạch anh; độ chua cao; tốc
Đất
4.351/
Feralit
4,08
Châu Hạnh
độ xói mòn, rửa trôi mạnh.
Châu Tiến
Đất nghèo dinh dưỡng do bị Cây công nghiệp ngắn
rửa trôi mạnh. Đất có độ ngày; cây lương thực,
nâu vàng
chua
trên phù
dưỡng.
cao,
nghèo
dinh hoa màu.
sa cổ
Đất
đỏ 5.013/
vàng
4,74
Châu Thắng Địa hình tương đối bằng Sản xuất lúa nước.
Châu Nga
biến đổi
phẳng. Đất thịt nhẹ, độ phì
tương đối cao.
do trồng
lúa nước
Đất
17.000 Châu Bính,
Đất nhiều mùn, xác thực vật Thảm thực vật trên
Feralit
/16,07 Châu Thuận,
Châu Hội,
độ phân giải kém. Đất màu loại đất này chủ yếu là
mùn
vàng sẫm. Hầu hết phát rừng nên hướng sử
vàng trên
Châu Bình,
triển trên phiến thạch sét, dụng chính là bảo vệ
núi 800 -
Châu Phong,
phiến thạch mica, xen lẫn rừng.
1.500 m
Diên Lãm,
đá vôi, địa hình hiểm trở,
Châu Hoàn
phần lớn có độ dốc cao, có
nơi 60 - 700.
Đất phù 250
sa
/0,24
Châu Hạnh,
Chủ yếu là phù sa sông Cây hàng năm, chủ
Châu Tiến,
Hiếu, sông Hạt, thành phần yếu là lúa nước và
Châu Bính,
cơ giới thường là thịt nhẹ một số cây hoa màu
Châu Hội,
hoặc cát pha.
khác.
Diên Lãm
Nguồn: Đào Khang (2006), Nghiên cứu tập quán du canh ở miền núi Nghệ An và xây
dựng mô hình nông lâm kết hợp gắn với phát triển bền vững theo quan điểm địa lý tổng hợp.
Đề tài cấp Bộ, mã số B2005-42-82.
- Phân chia loại đất theo độ dày tầng đất mặt
Độ dày tầng đất mặt là cơ sở để lựa chọn cây trồng phù hợp. Đây là yếu tố
quan trọng trong đánh giá đất đai đồi núi, nhất là đối với cây lâu năm, có bộ rễ ăn
sâu. Độ dày tầng đất mặt của Quỳ Châu được thể hiện ở bảng sau:
25