Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TƯ VẤN TRƯỚC, TRONG, SAU SINH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN TẠI HUYỆN YÊN MINH,TỈNH HÀ GIANG, NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VŨ HUY NHẤT

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TƯ VẤN
TRƯỚC, TRONG, SAU SINH CỦA NHÂN VIÊN
Y TẾ THÔN BẢN TẠI HUYỆN YÊN MINH,
TỈNH HÀ GIANG, NĂM 2015

Đề cương luận văn thạc sĩ chuyên ngành Y tế công cộng
Mã số: 60.72.03.01

Hà Nội-2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VŨ HUY NHẤT

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TƯ VẤN
TRƯỚC, TRONG, SAU SINH CỦA NHÂN VIÊN
Y TẾ THÔN BẢN TẠI HUYỆN YÊN MINH,
TỈNH HÀ GIANG, NĂM 2015

Đề cương luận văn thạc sĩ chuyên ngành Y tế công cộng
Mã số: 60.72.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Hữu Bích


Hà Nội-2015


3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Agricensus 2011

:

BVĐK
BYT
CBYT
CĐTB
LMAT
NV
SKSS
THCS
THPT
TTCSSKSS
TTYT
WHO
YTTB


:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Tổng điều tra Nông nghiệp, Lâm nghiệp và
Thủy sản năm 2011
Bệnh viện đa khoa
Bộ y tế
Cán bộ y tế
Cô đỡ thôn bản
Làm mẹ an toàn
Nhân viên
Sức khỏe sinh sản
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản
Trung tâm y tế
Tổ chức Y tế thế giới
Y tế thôn bản



5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ là giai đoạn phát triển quan trọng nhất và cũng
dễ bị tổn thương nhất. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới mỗi năm ước tính có
khoảng 2,955 triệu trẻ sơ sinh tử vong trên thế giới trước khi chúng được 1 tháng
tuổi, và hơn 3 triệu là thai chết lưu. Gần 43% tổng số tử vong trẻ dưới 5 tuổi trên
thế giới là của trẻ sơ sinh, trẻ trong vòng 28 ngày đầu đời hoặc thời kỳ sơ sinh và có
đến 2/3 số tử vong sơ sinh có thể phòng ngừa được nếu biết trước và được cung cấp
các biện pháp y tế hiệu quả khi sinh và tuần đầu của cuộc sống.
Bộ y tế đã xác định sức khỏe trẻ sơ sinh là một ưu tiên trong Kế hoạch Hành động
Quốc gia vì sự Sống còn của Trẻ em giai đoạn 2009-2015 và trong Kế hoạch Quốc
gia về SKSS, với trọng tâm về Làm Mẹ An toàn và Chăm sóc trẻ Sơ sinh 20112015. Các chính sách và hướng dẫn về chăm sóc trẻ sơ sinh đã được cập nhật, các
tài liệu đào tạo đã được xây dựng và các tiêu chuẩn để thiết lập các góc chăm sóc
trẻ sơ sinh ở tuyến cơ sở và các đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh tại tuyến tỉnh và huyện
đã được BYT xây dựng.
Mạng lưới YTTB và cô đỡ thôn đóng một vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức
khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là vùng có điều kiện Tự nhiên-Kính tế-Xã hội
khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.Trong bối cảnh huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang là nơi có điều kiện kinh tế khó khăn với 17/18 xã đặc biệt khó
khăn/biên giới [9] với 157/282 [18] thôn bản thuộc chương trình giảm nghèo135
của chính phủ. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Yên Minh cao với 54.6% [10] so với tỷ lệ
chung của toàn tỉnh (47.7%) [2] và chung của cả nước (12.6%) [12]. Tại đây có tỷ
lệ lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với hơn 90% tổng dân số sống tại địa bàn
[10]. Tỷ lệ đẻ tại các cơ sở y tế thấp gần bằng một nửa so với tỷ lệ chung của toàn
tỉnh Hà Giang, tỷ lệ đẻ tại cở sở y tế trong 3 năm 2012, 2013 và 2014 lần lượt là
29.1; 33.7; 34.6% [13-15].



6

Bên cạnh đó còn sự đối nghịch giữa sự e ngại của đại đa số phụ nữ dân tộc thiểu số
trong việc chấp nhận người nam giới đỡ đẻ ngoài chồng với đại đa số NV YTTB
hiện đang hoạt động tại huyện Yên Minh là Nam giới với 73.1%[18]. Một câu hỏi
chính được đặt ra là (1) Kiến thức của NV YTTB trong tư vấn trước, trong và sau
sinh như thế nào?; (2) Thực hành tư vấn về chăm sóc trước, trong và sau sinh của
nhân viên YTTB thực hiện tại thôn bản như thế nào?; (3) Yếu tố nào liên quan/ảnh
hưởng đến kiến thức và thực hành tư vấn trước, trong và sau sinh của NVYTTB.
Nghiên cứu “Kiến thức và thực hành tư vấn trước, trong, sau sinh của nhân
viên y tế thôn bản tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, năm 2015” nhằm trả lời
các câu hỏi ở trên. Kết quả nghiên cứu là căn cứ để TTYT huyện Yên Minh và đơn
vị có liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động nâng cao khả năng đáp ứng của nhân
viên YTTB trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.


7

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành tư vấn trước, trong và sau
sinh của nhân viên YTTB và một số yếu tố liên quan tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang năm 2015.
Mục tiêu cụ thể
1. Mô tả kiến thức và thực hành tư vấn trước, trong và sau sinh của nhân
viên YTTB huyện Yên Minh, Hà Giang.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tư vấn
trước, trong và sau sinh của nhân viên YTTB huyện Yên Minh, Hà
Giang.



8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm, thông tin, số liệu về vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu


9

1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Nhân viên Y tế thôn bản và nhiệm vụ theo quy định được đánh giá
Nhân viên tế thôn bản: Bao gồm (1) Nhân viên viên y tế thôn, bản làm công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu (sau đây gọi là nhân viên y tế thôn, bản: NV YTTB); (2)
Nhân viên y tế thôn bản làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em (sau đây
gọi là cô đỡ thôn, bản: CĐTB) ở thôn, bản có nhiều người dân tộc thiểu số sinh
sống, còn tồn tại phong tục, tập quán không đến khám thai, quản lý thai và đẻ tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, có diện tích rộng, giao thông khó khăn, phức tạp, khả năng tiếp cận của người
dân với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạn chế (sau đây gọi là thôn, bản còn có khó
khăn về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em).
Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản làm nhiệm vụ chăm sóc
sức khỏe ban đầu: Nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu có chức năng tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu tại thôn, bản. Theo Bộ Y tế
(2013) đã đề ra 9 nhiệm vụ, trong đó một phần của nhiệm vụ số 3 liên quan đến tư
vấn chăm sóc trước, trong và sau sinh được thể hiện tại Hộp 1.
Hộp 1: Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe
ban đầu


10


c) Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình:
- Tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai,
khám thai và đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ;
- Hướng dẫn, theo dõi chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong 06
tuần đầu sau khi sinh đẻ;
- Hướng dẫn một số biện pháp đơn giản về theo dõi, chăm sóc sức khoẻ trẻ em và
phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi;


11

Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản làm nhiệm vụ chăm sóc
sức khỏe ban đầu: Cô đỡ thôn, bản có chức năng tham gia công tác chăm sóc sức
khỏe bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản. Theo Bộ Y tế (2013) có 8 nhiệm vụ chuyên biệt
về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại thôn, bản. Trong đó nội dung nhiệm vụ
tuyên truyền, vận động chăm sóc sức khỏe Bà mẹ và trẻ em của CĐTB cụ thể được
thể hiện tại Hộp 2.
Hộp 2: Nhiệm vụ của Cô đỡ thôn bản


12

a) Tuyên truyền, vận động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em:
- Tư vấn về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 05 tuổi;
- Tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai,
khám thai và đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ, tiêm phòng uốn ván
cho mẹ và tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi;
- Hướng dẫn phụ nữ mang thai cách chăm sóc bản thân khi mang thai, sau khi

sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, cách cho trẻ ăn hợp lý.


13

Trong phạm vi của nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào nội dung tư vấn truyền
thông mà hai nhóm đối tượng của NV YTTB đều thực hiện nhiệm vụ chung theo
thông tư 07 quy định về chức năng nhiệm vụ của NV YTTB Bộ y tế ban hành ngày
08 thánh 3 năm 2013 cụ thể như sau:
− Tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý
thai, khám thai và đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ;
− Hướng dẫn phụ nữ mang thai cách chăm sóc bản thân khi mang thai
− Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong 06 tuần đầu
sau khi sinh đẻ;
− Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ và cách cho trẻ ăn hợp lý.
1.1.1.3. Khái niệm truyền thông, truyền thông thay đổi hành vi và tư vấn
Truyền thông: Là một quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin từ người
truyền đến người hận, nhằm đạt được sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, chuyển đổi
thái độ và hướng tới chuyển đổi hành vi.
Truyền thông chuyển đổi hành vi về sức khỏe là hoạt động truyền thông tác động
có mục đích, có kế hoạch nhằm đạt được sự chuyển đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ
giúp đối tượng chấp nhận duy trì hành vi có lợi cho sức khoẻ
Cách thức truyền thông: có hai hình thức truyền thông là truyền thông đại chúng
và truyền thông trực tiếp đó là (1) Truyền thông đại chúng là sự tán phát thông
điệp diễn ra trên một diện rộng thông qua các phương tiện in ấn (báo, tạp chí, panô,
tờ rơi, sách…) phát thanh truyền thanh, truyền hình và phim ảnh… đến công chúng.
Các thông điệp truyền thông truyền tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng
được xây dựng có tính chuyên môn để phù hợp với từng phương tiện truyền thông.
Và (2) Truyền thông trực tiếp là tương tác trực tiếp và tức thì giữa các cá nhân vừa
là người truyền vừa là người nhận giúp cho đối tượng được tự quyết định hành vi

sức khỏe sinh sản của mình (Thảo luận nhóm, tư vấn, đến thăm tại nhà...)


14

Tư vấn là một trong những cách tiếp cận thông dụng nhất trong giáo dục sức khoẻ
đối với cá nhân hoặc với gia đình. Tư vấn là một phương pháp và một nghệ thuật
đòi hỏi cán bộ tư vấn phải có kiến thức, kỹ năng, sự nhậy cảm để khuyến khích
người đến tư vấn (đối tượng) bày tỏ được những vấn đề của mình. Rồi người tư vấn
đưa ra các giải pháp để đối tượng có thể lựa chọn cho mình một giải pháp tối ưu
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng của người được tư vấn. Vì họ là người quyết
định nên giải pháp lựa chọn sẽ thích hợp và được duy trì. Như vậy, sau quá trình tư
vấn, đối tượng sẽ tự quyết định các lựa chọn của mình chứ không phải do cán bộ tư
vấn quyết định.
Một số nguyên tắc trong tư vấn. Tư vấn phải đảm bảo (1) Tạo và duy trì mối quan
hệ tốt với đối tượng; (2) Xác định nhu cầu của đối tượng; (3) Hiểu và cảm thông với
đối tượng; (4) Khuyến khích sự tham gia của đối tượng; (5) Tôn trọng và giữ bí mật
thông tin; (6) Cung cấp thông tin và nguồn hỗ trợ.
Các kỹ năng cơ bản của tư vấn: Tiếp cận, tạo mối quan hệ tốt với đối tượng; Kĩ
năng đặt câu hỏi; Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng giải thích; Kĩ năng tóm tắt cuộc tư
vấn.
Một số hình thức tư vấn: Tư vấn cho cá nhân, Tư vấn cho hộ gia đình; Tư vấn cho
nhóm lớn.
1.1.2. Tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên thế giới và Việt Nam
Ngày nay sức khỏe sinh sản vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật
cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên toàn thế giới. Một số lượng lớn phụ nữ nghèo,
đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đang phải đối mặt với vấn đề có thai ngoài ý
muốn, tử vong mẹ và tai biến sau sinh, . [5]. Đồng thời, giai đoạn phát triển ban đầu
của trẻ là giai đoạn phát triển quan trọng nhất và cũng dễ bị tổn thương nhất. Theo
báo cáo của tổ chức y tế thế giới mỗi năm ước tính có khoảng 2,955 triệu trẻ sơ sinh

tử vong trên thế giới trước khi chúng được 1 tháng tuổi, và hơn 3 triệu là thai chết
lưu. Gần 43% tổng số tử vong trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới là của trẻ sơ sinh, trẻ
trong vòng 28 ngày đầu đời hoặc thời kỳ sơ sinh và có đến 2/3 số tử vong sơ sinh có
thể phòng ngừa được nếu biết trước và được cung cấp các biện pháp y tế hiệu quả
khi sinh và tuần đầu của cuộc sống [23].


15

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của Chăm sóc trẻ sơ sinh và các bà mẹ, Bộ y tế
đã xác định sức khỏe trẻ sơ sinh là một ưu tiên trong Kế hoạch Hành động Quốc gia
vì sự Sống còn của Trẻ em giai đoạn 2009-2015 và trong Kế hoạch Quốc gia về
SKSS, với trọng tâm về Làm Mẹ An toàn và Chăm sóc trẻ Sơ sinh 2011-2015. Các
chính sách và hướng dẫn về chăm sóc trẻ sơ sinh đã được cập nhật, các tài liệu đào
tạo đã được xây dựng và các tiêu chuẩn để thiết lập các góc chăm sóc trẻ sơ sinh ở
tuyến cơ sở và các đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh tại tuyến tỉnh và huyện đã được BYT
xây dựng.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc tại Việt Nam (2012) về tiến độ thực hiện mục tiêu
thiên niên kỷ số 04 về giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh, với cả hai tỉ
lệ trên đều giảm một nửa từ năm 1990 đến năm 2006. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã
giảm từ 44,4 trên 1.000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 14 trên 1.000 ca đẻ sống
năm 2011. Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cũng đã giảm đáng kể, từ 58 trên 1.000 ca
đẻ sống năm 1990 xuống còn 16 năm 2011. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ cân
giảm từ 25,2% năm 2005 xuống còn 18,9% năm 2009 [3], [19].
Và cũng theo đánh giá của Liên hợp quốc tại Việt Nam (2012) về tiến độ thực hiện
mục tiêu thiên niên kỷ số 05 về nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho thấy rằng
Tỷ suất tử vong mẹ đã giảm một cách đáng kể trong vòng hai thập kỷ qua, từ 233 ca
chết trên 100.000 ca sinh sống vào năm 1990 xuống còn 69 ca chết trên 100.000 ca
sinh sống vào năm 20091, giảm khoảng 2/3 số ca tử vong mẹ liên quan đến thai sản
đã trở nên an toàn hơn. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao tiếp cận

sức khỏe sinh sản cho tất cả mọi người bao gồm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ
sinh; kế hoạch hóa gia đình; tăng cường việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện
đại; xây dựng các chương trình, chính sách và luật pháp về sức khỏe sinh sản và
quyền, cũng như các dịch vụ có chất lượng tới người nghèo và các nhóm dân số dễ
bị tổn thương [3], [20].
Trong một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
bà mẹ trẻ em tại vùng dân tộc thiểu số là trạm y tế chưa có sức hút và việc sinh con
tại nhà của phụ nữ dân tộc thiểu số còn cao.


16

Trạm Y tế hiện nay chưa có sức hút với người dân tộc. Theo Nguyễn Thị Thiềng
và cộng sự (2012) khi tiến hành nghiên cứu hệ thống chính sách về chăm sóc sức
khỏe sinh sản cho người dân tộc trên 98 chính sách liên quan đến CS SKSS đã được
ban hành trong giai đoạn 2000 đến 2008 cho đồng bào dân tộc chỉ ra 5 mô hình cho
người dân tộc: (1) Người dân đến trạm y tế; (2) CBYTTB đến chăm sóc tại nhà; (3)
Đội y tế lưu động của huyện đến xã; (4) Cán bộ TYT đến nhà phục vụ (5) Người
dân đến các cơ sở y tế khác. Trạm y tế xã hiện nay chưa có sức hút đối với người
dân tộc, đặc biệt là dịch vụ đỡ đẻ, do đường xa, thiếu phương tiện đi lại, trạm y tế
xuống cấp, thiếu cán bộ đỡ đẻ là nữ, nhân viên y tế thiếu nhiệt tình, người dân
nghèo chứ không hẳn là “thói quen sinh đẻ ở nhà”. [8]
Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại nhà cao tại các xã miền núi. Một nghiên cứu thực hiện
theo chương trình khung thứ 7 của Cộng đồng châu Âu trong vòng 3 năm. Nghiên
cứu nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại 3 nước
là Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc (HESVIC). Số liệu được thu thập ở trung ương
và 2 tỉnh đại diện cho khu vực phía Bắc và phía Nam. Tại từng tỉnh, 2 huyện được
lựa chọn theo tiêu chí một huyện có đầy đủ dịch vụ cấp cứu sản khoa thiết yếu toàn
diện (có mổ đẻ và truyền máu) và một huyện không cung cấp đủ các dịch vụ này
(không thực hiện mổ đẻ và truyền máu) Các huyện được chọn không nằm trên địa

bàn thị xã/thành phố và có khoảng cách đến trung tâm tương tự nhau. Ở mỗi huyện,
2 xã được chọn một cách ngẫu nhiên. Kết quả về tình hình sinh con tại TYT xã có
xu hướng giảm theo năm, từ 100-150 trường hợp năm 2001 xuống còn 12-55
trường hợp năm 2010. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sinh con tại TYT xã/ tổng số phụ
nữ đẻ hàng năm dao động khoảng từ 5,6%-28,2%. [7].
1.1.3. Tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại Hà Giang và huyện
Yên Minh.


17

Quản lý thai nghén nhằm theo dõi chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé trước sinh, đồng
thời tránh các tai biến nguy hiểm có thể xảy ra trong suốt quá trình mang thai. Nhờ
nắm được cặn kẽ quá trình phát triển của cả mẹ và con, CBYT sẽ đưa ra tư vấn
tryền thông, những chỉ định chăm sóc và điều trị phù hợp và an toàn nhất. Tỷ lệ phụ
nữ đẻ được quản lý thai nghén tăng theo các năm, từ năm 2012 đến 2014 tỷ lệ
chung của toàn tỉnh Hà Giang là 89.5 - 91.0 - 91,4% và của huyện Yên Minh là
89.5 – 94.4 – 95.5% [13-15]
Việc khám đầy đủ trong 3 thời kỳ mang thai, phụ nữ sẽ được chẩn đoán thai nghén,
lập hồ sơ quản lý thai, hướng dẫn sản phụ chế độ ăn uống và vệ sinh thai nghén
đúng cách, phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cả mẹ và con, tiêm đầy đủ 2 mũi
vắc-xin ngừa uốn ván, xách định ngôi thế của thai, tiếp tục đánh giá sự phát triển
của thai nhi, dự kiến ngày sinh, thử nước tiểu, tiên lượng, chuẩn bị cho cuộc đẻ…
Tại tỉnh Hà Giang và huyện Yên Minh chỉ có khoảng 2/3 số phụ nữ đẻ hàng năm có
khám trên 3 lần trong 3 thời kỳ của thai nghén, từ năm 2012 đến 2014 tỷ lệ chung
của toàn tỉnh Hà Giang là 66.8 - 70.3 – 72.2% và của huyện Yên Minh là 66.7 –
75.0 – 71.9% [13-15].
Về tình hình đẻ tại cở sở y tế, tại huyện Yên Minh dù có tăng nhẹ nhưng chỉ có
khoảng 1/3 phụ nữ đẻ trong năm là đẻ tại cơ sở y tế và thấp hơn một nửa so với tỷ lệ
chung của toàn tỉnh Hà Giang. Từ năm 2012 đến 2014 tỷ lệ chung của toàn tỉnh Hà

Giang là 62.1 - 67.0 – 67.7% và của huyện Yên Minh là 29.1 – 33.7 – 34.6% [1315].
Về tình hình chăm sóc trong và sau đẻ 42 ngày, tại huyện Yên Minh thấp hơn tỷ lệ
chung của toàn tỉnh Hà Giang. Từ năm 2012 đến 2014 tỷ lệ chung của toàn tỉnh Hà
Giang là 86.5 - 88.6 – 86.4% và của huyện Yên Minh là 72.6 – 82.7 – 77.0% [1315].


18

Về tình hình cung cấp các biện pháp y tế hiệu quả khi sinh và tuần đầu của cuộc
sống và đồng thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của bà mẹ sau đẻ và trẻ sơ
sinh. Tỷ lệ bà mẹ/trẻ sơ sinh được CBYT chăm sóc và chăm sóc trong tuần đầu sau
đẻ của huyện Yên Minh thấp hơn tỷ lệ chung của toàn tỉnh Hà Giang. Tỷ lệ được
chăm sóc của tỉnh Hà Giang và huyện Yên Minh trong 3 năm 2012-2014 lần lượt là
89.0-88.4-86.4% và 79.3-82.3-77.5%. Trong đó, tỷ lệ được chăm sóc trong một tuần
đầu sau đẻ của tỉnh Hà Giang và huyện Yên Minh trong 3 năm 2012-2014 lần lượt
là 77.1-70.8-72.7% và 69.0-72.8-64.6% [13-15].
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Sữa mẹ có nhiều chất kháng thể
bảo vệ trẻ chống các bệnh nhiễm khuẩn. Vì vậy, những bé bú mẹ ít bị ốm hơn, đặc
biệt là ít bị viêm phổi và tiêu chảy (những bệnh nguy hiểm đối với bé). Sữa non
không những chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn mang nhiều kháng thể và bạch
cầu để bảo vệ bé chống lại nhiễm khuẩn và dị ứng. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ,
tống phân su ra nhanh, làm bé không vàng da. Cho bé bú sớm, mẹ bé sẽ nhanh cầm
máu và sữa xuống nhanh hơn. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong giờ đầu sau sinh là khá
cao. Từ năm 2012 đến 2014 tỷ lệ của toàn tỉnh Hà Giang là 95.8-92.0-91.7% và
của huyện Yên Minh là 88.0-89.5-92.7% [13-15].
1.2. Một số nghiên cứu và phát hiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Việc sở hữu phương tiện thông tin truyền thông tại địa bàn nghiên cứu
của người dân là hạn chế.
Việc sở hữu phương tiện thông tin truyền thông giúp cho người dân tiếp cận thông
tin về giáo dục sức khỏe, cập nhật kiến thức văn hóa, khoa học được thuận lợi. Từ

tính toán từ bộ số liệu Tổng điều tra Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản năm
2011 (gọi tắt là Agricensus 2011) cho thấy tỷ lệ sở hữu phương tiện thông tin và
điều kiện hỗ trợ tư vấn tại địa bàn nghiên cứu rất hạn chế. Tỷ lệ sở hữu phương tiện
truyền thông đại chúng ti vi và radio của huyện Yên Minh lần lượt là 53.05 và
41.25%, tỷ lệ này là thấp hơn tỷ lệ chung của toàn tỉnh Hà Giang (66.5% và 57.6%).
Và tỷ lệ hộ gia đình sở hữu điện thoại di động/cố định tại vùng dự án là rất thấp
(dưới 8% ở huyện Yên Minh và dưới 16.7% ở toàn tỉnh Hà Giang), điều này cho


19

thấy rằng hỗ trợ tư vấn trực tiếp từ xa khi có trường hợp khẩn cấp xẩy ra là hạn chế,
đặc biệt là khi có các dấu hiệu bất thường ở bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Với sự tiếp cận truyền thông đại chúng tại cấp địa phương thực hiện chủ yếu qua hệ
thống loa truyền thanh của xã và của thôn. Tại cấp xã và thôn thì tỷ lệ xã có hệ
thống loa truyền thanh xuống đến thôn bản của huyện Yên Minh là 47.6% và tỷ lệ
thôn có loa truyền thanh tại huyện Yên Minh là 29.69%. Đây là một khó khăn thách
thức lớn cho công tác truyền thông nâng cao sức khỏe của hệ thống y tế.
Nhà văn hóa thôn, bản là nền tảng cho công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở,
bởi từ những hoạt động của nhà văn hóa phản ánh đầy đủ nhất giữa văn hóa truyền
thống và văn hóa hiện đại của cộng đồng dân cư. Nhà văn hóa là nơi tuyên truyền,
phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn
hóa lành mạnh trên địa bàn thôn. Người dân đến đây được bàn chuyện thâm canh
tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; thảo luận về chuyên đề nuôi con khỏe, dạy con
ngoan; bàn giải pháp thoát nghèo cho các hộ khó khăn; nghe tình hình thời sự trong
tỉnh, trong nước, quốc tế. Và đây là địa điểm để các cán bộ y tế xã, thôn thực hiện
tư vấn trực tiếp. Tỷ lệ thôn bản có nhà văn hóa/sinh hoạt cộng đồng tại huyện Yên
Minh là rất thấp với 22.4% và thấp hơn tỷ lệ chung của toàn tỉnh Hà Giang
(66.28%). Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào công bố cách thức tổ chức truyền

thông ra sao, nôi dung truyền thông chính là gì và khả năng của NV YTTB thực
hiện truyền thông nhóm tại nhà văn hóa/sinh hoạt cộng đồng ra làm sao.
1.2.2. Sự gắn kết xã hội và hoạt động truyền thông.
Việc tư vấn chăm sóc trước trong và sau sinh có liên hệ chặt chẽ bởi vốn xã hội của
người trực tiếp làm công tác truyền thông và đối tượng đích hưởng lợi. Theo Cohen
và Prusak (2001) định nghĩa: “Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng
giữa những con người với nhau: Sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự chia sẻ
những giá trị đạo đức, phong cách nối kết những thành viên trong các tập đoàn,
các cộng đồng lại với nhau làm cho việc phối hợp hành động có khả năng thực hiện
được”. Trong tư vấn trước, trong và sau sinh thì vốn xã hội bao gồm các mạng lưới
và mối liên hệ (thành viên trong gia đình, quan hệ hàng xóm, dân tộc), các giá trị và


20

hành vi chung, các nguyên tắc và phong tục… Hiện nay chưa có nghiên cứu nào
công bố sự liên kết xã hội giữa các dân tộc khác nhau trong truyền thông nâng cao
sức khỏe trong cộng đồng có sự đa dạng về thành phần dân tộc (Ví dụ như liệu
người Mông có chấp nhận người Giấy tư vấn, đỡ đẻ hay không hoặc ngược lại), hay
mối quan hệ giữa phụ nữ mang thai với người chồng/Gia đình chồng trong chăm
sóc sức khỏe tại cộng đồng dân tộc thiểu số…
1.2.3. Nhân viên YTTB có vai trò quan trọng trong trợ giúp bà mẹ sinh con tại
nơi có điều kiện khó khăn.
Theo Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (2008) đã triển khai nghiên cứu cung cấp dịch
vụ tại 18 trạm y tế thuộc 6 huyện của 3 tỉnh Đắc Lắc, Kon Tum và Gia Lai. Trong
nghiên cứu này, chất lượng dịch vụ y tế được đánh giá bằng cách so sánh với chuẩn
Quốc gia về sức khoẻ sinh sản qui định cho các trạm y tế tuyến xã. Kết quả cho
thấy, chất lượng dịch vụ cung cấp còn hạn chế cụ thể các dịch vụ cung cấp chưa đầy
đủ, các phòng chức năng của trạm y tế chưa đạt chuẩn, số lượng và trình độ chuyên
môn của cán bộ về chăm sóc trước và trong sinh cần cải thiện. Trong nghiên cứu

này chỉ ra vai trò quan trọng trong những trường hợp không kịp đến trạm do
chuyển dạ nhanh hoặc không kịp đi do đường xá xa xôi. Và khi được đào tạo về kỹ
năng các bà mụ vườn có kiến thức và kỹ năng đỡ đẻ, sử dụng gói đẻ sạch rất tốt. Vì
vậy ngành y tế nên quan tâm đến việc cung cấp thêm kiến thức và những dụng cụ
cần thiết cho các bà mụ vườn để họ có thể giúp đỡ các bà mẹ sinh con tốt hơn [6].
Đồng thời, qua đây cũng cho thấy nhân viên YTTB có vai trò rất quan trọng trong
truyền thông, tư vấn trước, trong và sau sinh tại thôn bản.
1.2.4. Đào tạo NV YTTB
Trong báo cáo một nghiên cứu định tính được thực hiện từ cuối tháng 10 năm 2006
tới đầu tháng 1 năm 2007 tại Hà Nội, các tỉnh Hoà Bình và Hà Giang ở miền Bắc
Việt Nam trong Chương trình Hợp tác Quốc gia 6 giữa Quỹ dân số Liên hợp quốc
và Chính phủ Việt Nam trên những đối tượng được đào tạo bởi chương trình hợp
tác. Đã chỉ ra rằng một số vấn đề liên quan đến truyền thông tư vấn.
Thứ nhất, Học viên NV YTTB xác định nhóm nam giới và nhóm thanh niên là hai
nhóm “khó làm việc nhất”. Các cán bộ y tế thôn bản cần có thêm kỹ năng để giúp


21

họ làm việc hiệu quả hơn với các nhóm quan trọng này. Nhu cầu của các học viên
không phải cần có thêm thông tin về lĩnh vực sức khoẻ sinh sản, mà cần các kỹ
năng thực tế về “điều hành nhóm” để giúp họ phát biểu trước công chúng [21].
Thứ hai, Nhiều học viên cho rằng truyền thông thay đổi hành vi là một lĩnh vực
quan trọng vì sau khi đã được đào tạo học viên vẫn lúng túng và thấy cần được đào
tạo thêm. Tất cả học viên đều thấy rằng sự thiếu hiểu biết của họ chính là trở ngại
cho việc thực hiện các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi hiệu quả [21].
1.2.5. Duy trì đội ngũ NV YTTB
UNFPA (2007) chỉ ra rằng niềm tự hào nghề nghiệp là lý do chính khiến các cán bộ
y tế thôn bản tiếp tục làm việc tại vị trí của mình trong thời gian dài. Các hoạt động
giúp xây dựng niềm tự hào và danh tiếng của các cán bộ y tế thôn bản và cộng tác

viên dân số sẽ giữ họ ở lại vị trí công tác. Các hoạt động đó có thể là thường xuyên
đào tạo cập nhật, ghi nhận các kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng truyền thông của
các cán bộ y tế thôn bản có khả năng đặc biệt bằng cách sử dụng họ làm trợ giảng
cho các hoạt động đào tạo [21]..
1.2.6. Năng lực chuyên môn NV YTTB trong thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế
và trang thiết bị cung cấp cho NV YTTB còn thiếu.
Cuộc “Khảo sát về nhân viên y tế thôn bản và vai trò của họ trong việc nâng cao
khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng đối với người nghèo/dân tộc thiểu số
tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ” thuộc Dự án Hỗ trợ Y tế vùng Duyên Hải Nam
Trung Bộ dưới sự hỗ trợ vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á thực hiện trên
811 NVYTTB tại 11 huyện của 6 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong năm 2013 chỉ
ra về năng lực chuyên môn và sự cung cấp trang thiết bị cho NV YTTB hoạt động:
Thứ nhất về sự đáp ứng về năng lực chuyên môn, nhiệm vụ và kiến thức: Có tới
60% NVYTTB không đạt tiêu chuẩn về bằng cấp chuyên môn y tế theo Thông tư số
07/2013/TT-BYT của Bộ Y tế “Quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân
viên y tế thôn, bản”. Trong số 192 NVYTB được phỏng vấn có 26,1% không đạt
tiêu chuẩn bằng cấp chuyên môn y tế theo Thông tư nêu trên. Hầu hết NVYTTB
không nhớ đủ nhiệm vụ của NVYTTB, đa số NVYTTB kể được nhiệm vụ tuyên
truyền giáo dục sức khỏe và CSSKBMTE-KHHGĐ, còn 6 nhiệm vụ khác không


22

quá 40% NVYTTB kể tới . Kiến thức của NVYTTB về truyền thông, BHYT và
chuyên môn y tế còn hạn chế, điểm kiến thức trung bình của NVYTTB chỉ đạt từ
20-33/100 điểm [16].
Thứ hai về trang thiết bị cung cấp cho NVYTTB còn thiếu, chỉ có 67,2% NVYTTB
được điều tra đã được trang bị túi NVYTTB, 83,9% đã được cấp tài liệu truyền
thông, 59,4% được cấp sổ tay tuyên truyền, 52,6% được trang bị túi truyền thông,
5,2% được trang bị loa cầm tay, 15,6% được trang bị các công cụ để làm mẫu, 7,3%

đã được trang bị quần áo mưa, 16,1% được trang bị đèn pin, 1,6% được trang bị ủng
đi mưa và 0,5% được trang bị xe đạp [16].
1.2.7. Thực hiện nhiệm vụ và công việc chăm sóc sức khỏe Bà mẹ trẻ em và nội
dung tư vấn
Theo nghiên cứu về YTTB tại 6 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (2013) cũng đã chỉ
ra việc thực hiện công việc của NV YTTB:
Thứ nhất, Trong 1 tháng qua, đa số NVYTTB đã thực hiện hai nhiệm vụ là tuyên
truyền giáo dục sức khỏe (80,7%) và CSSKBMTE-KHHGĐ (61,5%). 80,7%
NVYTTB được điều tra hài lòng với công việc hiện tại của mình. 9,6% người dân
được phỏng vấn xác nhận NVYTTB đã thường xuyên và 63,6% thỉnh thoảng tiếp
cận, cung cấp dịch vụ cho gia đình họ trong năm qua. 55,6% số phụ nữ đang nuôi
con dưới 1 tuổi được phỏng vấn xác nhận rằng NVYTTB đã đến ngay để tư
vấn/khám khi được gọi. Có 60,7% người dân được phỏng vấn hài lòng với các dịch
vụ mà NVYTTB cung cấp cho gia đình họ và chỉ 0,9% không hài lòng.
Thứ hai, Nội dung truyền thông NVYTTB đã thực hiện hoặc tham gia thực hiện
nhiều nhất trong 3 tháng qua là chăm sóc, bảo vệ SKBMTE (65,6%); tiếp đến là
phòng chống suy dinh dưỡng (51,6%); tiêm chủng mở rộng (50,5%); dân số-kế
hoạch hóa gia đình (50%); phòng chống dịch bệnh (47,9%); nước sạch-vệ sinh môi
trường (34,4%); chăm sóc một số bệnh thông thường (27,1%); sơ cấp cứu ban đầu
(9,9%); và phòng chống giun sán (9,4%). Hai hình thức truyền thông được nhiều
NVYTTB sử dụng nhất là gặp gỡ trực tiếp và thăm hộ gia đình (78%).
Thứ ba, 82,3% NVYTTB được điều tra tự nhận mình biết hết số phụ nữ mang thai ở
thôn bản được phân công quản lý. Nội dung tư vấn cho phụ nữ mang thai có nhiều


23

NVYTTB đã thực hiện nhất là vận động họ đến CSYT khám thai (89,6%), đi tiêm
phòng uốn ván (59,9%), tư vấn chăm sóc dinh dưỡng trong thời gian mang thai
(54,7%).

Theo UNFPA (2007) khi triển khai nghiên cứu tại Hòa Bình và Hà Giang, thời gian
đi lại làm tăng thời gian của các cán bộ y tế thôn bản phải đầu tư cho các hoạt động
sức khoẻ sinh sản. Một số tỉnh vùng sâu do có khoảng cách đi lại xa cộng thêm sự
hẻo lánh còn làm tăng mối nguy hiểm cho cá nhân nữ cán bộ y tế thôn bản hoặc nữ
cộng tác viên dân số nếu phải đi lại một mình [21]. Đây cũng có thể là một nguyên
nhân lý giải tại sao NV YTTB tại Yên Minh, Hà Giang đại đa số là nam giới.
1.2.8. Kiến thức và hành vi của cộng đồng dân tộc thiểu số về sức khỏe sinh sản
Các chương trình làm mẹ an toàn thực hiện trong nhóm dân cư dân tộc Kinh đa số
đã làm tăng đáng kể tỷ lệ phụ nữ được khám thai từ ba lần trở lên và sinh con tại
các cơ sở y tế công. Tuy nhiên lợi ích của các chương trình này nhìn chung chưa
tiếp cận tới các nhóm dân tộc thiểu số. Kết quả là tại một số vùng dân tộc thiểu số,
nhiều cơ sở chăm sóc sức khoẻ sinh sản có đầy đủ trang thiết bị nhưng không được
sử dụng hết công suất, người cung cấp dịch vụ y tế đã qua đào tạo thì không có đủ
việc làm [22].
Khi người phụ nữ dân tộc Hmông hoặc các dân tộc thiểu số khác từ chối sử dụng
dịch vụ chăm sóc thai nghén, hoặc từ chối sinh con tại các cơ sở y tế công, cần nhấn
mạnh rằng điều này không phải vì lý do mà nhiều người tin là do phụ nữ ngần ngại
không muốn nam giới can thiệp, hoặc bất cứ kiểu từ chối chung chung nào. Các lí
do liên quan tới các lễ nghi phức tạp xung quanh việc sinh đẻ nếu diễn ra ở nhà thì
dễ dàng hơn. Vấn đề này còn kết hợp với các vấn đề thực tế khác như ngại đi xa
trong thời kỳ cuối mang thai [22].
Để dỡ bỏ các trở ngại và mở rộng việc chăm sóc thai nghén tới các phụ nữ Hmông
và các dân tộc thiểu số khác, và để thúc đẩy một giải pháp trung gian giữa việc sinh
đẻ an toàn tại trạm y tế xã và các trở ngại hiện đang cản trở không cho người phụ nữ
tới đẻ ở các cơ sở y tế, bên cạnh các buổi nói chuyện với các chị em phụ nữ, cần
hướng nỗ lực vào việc đối thoại với các già làng, trưởng bản và dân bản nói chung
[22].


24


1.2.9. Tầm quan trọng của việc triển khai nghiên cứu tư vấn nói riêng và chăm
sóc SKSS, BMTE tại địa bàn NC và khu vực miền núi.
Trong năm 2010 Bộ y tế xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về truyền thông
thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em giai đoạn năm 2010-2015 và
tính đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào công bố tại Việt Nam về thực
hiện công tác tư vấn tại cấp thôn bản đặc biệt là khu vực miền núi, nơi có điều kiện
tư nhiên xã hội còn khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ đẻ
tại nhà tỷ lệ đẻ tại nhà cao, phương tiện thông tin truyền thông còn hạn chế… như
phân tích ở trên.
Nghiên cứu đánh giá kết quả thực tiễn của nội dung đào tạo tư vấn trong các
chương trình đào tạo, tập huấn cho nhân viên Y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản. Trên
cơ sở đó xây dựng nội dung và chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tư
vấn cho NV y tế thôn bản.
Nghiên cứu cũng cung cấp những bằng chứng giúp cho cán bộ y tế xã, huyện, tỉnh
và các tổ chức phát triển có quan tâm đến nâng cao chất lượng của hoạt động của
đội ngũ NV YTTB trong chăm sóc sức khỏe có hành động cụ thể và khả thi.
1.3. Khung lý thuyết
Kiến thức của NV YTTB: được đánh giá bao gồm (1) Kiến thức nội dung trong tư
vấn trước, trong và sau sinh cho phụ nữ có thai/bà mẹ và (2) kiến thức về tư vấn; (3)
Sự tự tin về kiến thức.
Thực hành tư vấn của NV YTTB: Bao gồm sự tự tin khi tư vấn cho các đối tượng
và đảm bảo các nguyên tắc trong tư vấn và các bước trong tư vấn.
Các yếu tố liên quan/ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành tư vấn trước, trong và
sau sinh của NV YTTB được chia ra làm ba nhóm yếu tố chính đó là: (1) Nhóm yếu
tố cá nhân thuộc về nhân viên y tế thôn bản; (2) Nhóm yếu tố người được cung cấp
dịch vụ tư vấn và (3) nhóm yếu tố thuộc về chính sách, quản lý, giám sát hỗ trợ và
đào tạo.
Nhóm yếu tố cá nhân của NV YTTB: bao gồm thông tin: Đặc điểm nhân khẩu
(giới, Tuổi, học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng hôn nhân), thời gian làm việc;



25

Thời gian giành cho công việc; Nội dung được đào tạo, tập huấn; Công việc đang
làm tại thôn; Lý do gắn kết với công việc;
Nhóm yếu tố được cung cấp dịch vụ, bao gồm phụ nữ mang thai/bà mẹ có con
nhỏ, ông chồng và các thành viên khác trong gia đình. Các yếu tố thuộc nhóm này
được nghiên cứu bao gồm; Sự chấp nhận dịch vụ tư vấn trước, trong và sau sinh của
NV YTTB; Sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình; sự khác nhau về ngôn
ngữ.
Chính sách, quản lý, giám sát hỗ trợ và đào tạo: bao gồm Chính sách hỗ trợ thực
hiện công việc đối với NVYTTB; Thực hiện quản lý, giám sát thực hiện công việc
của NV YTTB bởi cán bộ y tế xã/huyện; Chương trình và nội dung đào tạo và cập
nhật kiến thức kỹ năng thường xuyên; Sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng.


×