Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

chi tiết huyền ảo trong trăm năm cô đơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.06 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
MÔN: VĂN HỌC MỸ LATIN
LỚP: VH MỸ LATIN CA 1 TRƯA THỨ 5

Bài tiểu luận:

CHI TIẾT HUYỀN ẢO
TRONG TRĂM NĂM CÔ ĐƠN

Giáo viên hướng dẫn: thầy Nguyễn Thành Trung
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
MSSV: K39.606.096


2
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

MỤC LỤC

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


3
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

BẢNG LIỆT KÊ CÁC CHI TIẾT HUYỀN ẢO TRONG TRĂM NĂM CÔ
ĐƠN
STT
1



2

3

4
5

6

CHI TIẾT HUYỀN ẢO
“Có một đêm mất ngủ, Ucsula ra sân uống nước, cô
nhìn thấy Prudenxio Aghila đứng ngay bên cạnh chum.
Anh ta đứng dậy – xanh tái, vẻ rầu rĩ, đang muốn dùng
nắm rơm cọ bát để nhét vào lỗ thủng nơi cổ họng”,
“Ucsula lại nhìn thấy Prusenxio Aghila ở trong nhà
tắm đang dùng bã lau lau vết máu đọng lại ở cổ. Đêm
khác cô lại thấy anh ta đi lại dưới trời mưa” [tr.52].
“Từ đấy trở đi anh không thể ngủ ngon giấc. Anh bị
dằn vặt bởi chính nỗi buồn mênh mang của người chết
từ trong mưa nhìn anh, bởi chính nỗi thương cảm sâu
sắc cùa người chết đối với những người sống, bởi chính
cơn khát của người chết lục khắp nhà để tìm nước dấp
bã lau” [ tr.52].
“Được rồi, Prudenxio ạ, - anh nói với bóng ma, chúng tôi sẽ đi khỏi làng này, đi đến nơi xa nhất mà
chúng tôi có thể đi, và chúng tôi sẽ không bao giờ trở
lại nữa. Bây giờ cậu hãy đi đi, hãy thanh thảnh mà đi
đi” [tr.53].
“Vì lâu nay cậu vẫn thường nói về điềm báo”, “Bất
chấp những lí lẽ thông thường ấy, Aureliano vẫn khẳng

định điều mình tiên đoán” [tr.75].
“Có một đêm trăng, khi còn nhỏ tuổi, Phecnanda nhìn
thấy một bóng người đàn bà đẹp, vận đồ trắng đi từ
vườn hoa vào phòng cầu kinh. Cái bóng vừa lướt qua
quá nhanh ấy đã làm cho nàng lo lắng chính là vì cảm
thấy nó giống hệt mình, cứ như thể đó là bóng dáng
mình trong hai mươi năm sau. “Đó là bà hoàng hậu cố
nội con đấy”, mẹ nàng nói trong lúc cơn ho dịu đi”,
“Cụ chết vì ngộ gió trong khi chặt một cành cam tùng”.
Rất nhiều năm sau, khi cảm thấy mình giống hệt cụ cố
nội mình, Phecnanda đâm ra nghi ngờ bóng ma mình
nhìn thấy hồi còn nhỏ, nhưng mẹ nàng đã mắng nàng vì
tội thiều đức tin” [tr.288]
“Từ phòng này cụ đi sang phòng khác giống y hệt, mà
cửa của nó mở ra dẫn sang phòng khác giống y hệt, rồi
sau đó sang phòng khác cũng giống y hệt, cứ như thế
cho đến vô cùng tận. Cụ thích đi từ phòng này sang
phòng khác, như trong một hành lang hai bên dường
đều gắn gương, cho đến khi Prudenxio Aghila vỗ vai
cụ. Thế là cụ trở lại lần lượt qua các phòng, trong lúc
quay lại mà tỉnh giấc dần, cụ chạy trên con đường
ngược lại, để rồi gặp Prudenxio Aghila trong cái phòng

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

NHÓM Ý NGHĨA
Hình ảnh bóng ma
gắn với những cảm
xúc riêng của con
người: nỗi ám ảnh,

dằn vặt, trò chuyện
và cái chết.

K39.606.096


4
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

của đời thực. Nhưng rồi có một đêm nọ, sau hai tuần
Ucsula đưa cụ vào nhà, Prudenxio Aghila, vỗ vai cụ
ngay ở phòng trung gian giữa cõi thực và cõi mộng và
cụ mãi mãi dừng lại ở đấy, má cứ tưởng rằng đó là
phòng của đời thực” [tr.205].
7

8

9
10

11

“Một dòng máu chảy ra từ dưới cánh cửa, bò qua
phòng khách, đi ra đường, tiếp tục chảy dọc theo những
con đường ghập ghềnh, trèo lên những bậc đá và
những vật cản, bò một mạch theo đường Thổ Nhĩ Kỳ, rẽ
ngoặt sang trái vào một phố rồi lại ngoặt phải sang phố
khác trước khi nó quay một góc vuông thước thợ ngay
trước nhà Buendia rồi chui dưới cửa đóng kín vào nhà,

cứ bám lấy tường để vượt qua phòng khách để khỏi vấy
bẩn những tấm thảm trải nhà, tiếp tục bò qua một
phòng khác, lượn một vòng rõ rộng để tránh bàn ăn, bò
theo dọc hành lang những chậu thu hải đường và chui
qua chiếc ghế mà Amaranta ngồi dạy toán cho
Aureliano Jose mà không bị nhìn thấy, rồi biến mất khi
chui vào kho ngô, rồi xuất hiện ở nhà bếp nơi Ucsula
đang đập ba mươi sáu quả trứng để làm bánh” [tr.194195].
“Đêm xuống, qua làn nước mắt cụ nhìn thấy những các
đĩa tròn óng ánh mà da cam vù vủ bay trên trời giống
như những tia chớp và cụ nghĩ đó là dấu hiệu của thần
chết”[tr.254]
“rồi một đêm bà thấy có một hàng đĩa màu da cam rực
sáng bay ngang trời” [tr.458].
“Lúc này nó chỉ còn là một bộ da phồng khô cứng mà
loài kiến ở khắp trái đất đã kéo tới rồi nặng nhọc
khiêng nó đi theo những lối mòn lởm chởm đá về tổ”
[tr.548].
“Cơn sốt vì mất ngủ làm cho ông mệt mỏi quá tới mức
một buổi đêm về sáng nọ ông không thể nhận ra một
ông già tóc bạc phơ có cử chỉ ngỡ ngàng bỗng bước
vào phòng ngủ. Đó là Prudenxio Aghila. Khi nhận ra
Prudenxia Aghila, ông ngạc nhiên thấy rằng người chết
cũng già theo năm tháng. Jose Acadio Buendia cảm
thấy rung mình vì nỗi nhớ nhung. “A, Prudenxio – ông
reo lên, xa xôi thế mà bác cũng tìm đến đây được
sao?”. Sau rất nhiều năm ở trong cõi chết, nỗi nhớ
nhung người sống mới da diết làm sao, sự cần thiết
phải có bạn mới bức bối làm sao, sự gần kề một cái
chết khác vốn đã tồn tại trong lòng cõi chết mà chính

Prudenxio Aghila vừa mới mong cho kẻ thù tệ mạt nhất
của mình mới đáng sợ làm sao” [tr.124].

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


5
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

12

13

14

15

16

17
18

19

“Cả đêm ông nằm trên giường, mắt mở thao láo, mà
gọi Prudenxio Aghila, mà gọi Menkiadet, gọi tất cả
những người chết để họ tới cùng chia sẻ với ông nỗi
chán chường” [tr.125].

“Nhưng thực ra, người duy nhất mà cụ tiếp xúc từ đã
lâu là Prudenxio Aghila. Với dáng vẻ tiều tụy vì tuổi già
trong cõi âm phủ, Prudenxiiio Aghila cứ một ngày hai
lần đến nhà nói chuyện với cụ. Hai người nói chuyện về
gà chọi. Hai người hứa hẹn với nhau sẽ xây dựng một
chuồng nuôi những chú gà chọi tuyệt vời, không chỉ để
vui vẻ trước một số trận thắng mà còn để giải khuây
trong những ngày chủ nhật man mác buồn ở cõi âm
phủ. Prudenxio là người tắm cho cụ, cho cụ ăn, kể cho
cụ nghe những thắng lợi hiển hách của một người hoàn
toàn xa lạ được gọi là Aureliano và người này là đại tá
trong chiến đấu” [tr.204].
“Có một buổi trưa nực nụa nọ, trong lúc dò đoán các
bản chép tay, cậu bé cảm thấy không chì có mình mình
ở trong phòng. Menkiadet ngồi ở đấy, quay lưng lại
phía cửa sổ, hai tay đặt trên gối. Cụ vẫn mặc chiếc áo
khoát ngoài cổ quái và đội chiếc mũ vành cánh quạ
cụp, mồ hôi bết tóc chảy thành giọt qua hai thái dương,
y hệt hình ảnh cụ từng được Aureliano và Jose Acadio
nhìn thấy từ khi họ còn nhỏ tuổi. Ngay lập tức
Aureliano Segundo nhận rõ cụ, bởi vì kí ức di truyền ấy
được truyền thừ thế hệ này sang thế hệ khác, và nó đến
với cậu từ trí nhớ của ông nội cậu” [tr.262].
“Thực ra, Aureliano nói chuyện với Menkiadet. Sau cái
chết của hai anh em sinh đôi kia, vào một buổi trưa oi
ả, qua sự phản chiếu của cánh cửa sổ, Aureliano nhìn
thấy ông già tang thương với cái mũ cánh quạ, như đó
là sự hiện hình cụ thể của một kí ức đã hình thành
trong đầu chú từ rất lâu trước khi chú ra đời” [tr.474]
“Phecnanda lửng lờ đi lại giữa ba bòng ma sống và

một một bóng ma đã chết của Jose Acadio Buendia, cái
bóng ma này thỉnh thoảng lại tới ngồi chăm chú trước
cửa phòng trong lúc bà chơi cây đàn tiểu phong cầm.”
[tr.351]
“Sau đó, Jose Acadio Segundo gục xuống những tấm da
thuộc đầy chữ và chết với đôi mắt vẫn mở to.” [tr.471]
“Một sự run động kì lạ đã chôn chặt cô, giữ chịt lấy cô
và ý chí tự vệ của cô đã bị nghiền nát bởi khát vọng
không thể kìm lại được và phải phát hiện xem những
tiếng hú màu vàng và những quả bóng vô hình đang đợi
cô ở bên kia cái chết là gì.” [tr.526]
“Đêm ấy Jose Acadio Buendia nằm mộng thấy ngay ở
Điềm báo – lời tiên

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


6
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

20

21
22

23
24


25
26
27

28

nơi đó một thành phố dông vui với những ngôi nhà có
đoán
tường kính đã mọc lên. Ông hỏi đó là thành phố gì vả
ông được trả lời bằng một cái tên chưa bao giờ nghe
thấy, một cái tên chẳng có ý nghĩa gì nhưng nó cứ vang
vọng trong giấc mơ: Macondo.” [tr.54]
“Có một đêm cụ tưởng rằng mình đã bắt gặp được một
lời tiên tri về tương lai của làng Macondo. Nó có thể sẽ
là một thành phố sáng rực rỡ, với những tòa nhà pha lê
đồ sộ, là nơi sẽ không còn một dấu tích nào của dòng
dõi Buendia”. [tr.93]
“Vì lâu nay cậu vẫn thường nói về điềm báo” [tr.75]
“Một ngày nọ, cậu bé Aureliano, mới lên ba tuồi, bước
vào nhà bếp giữa lúc Ucsula nhắc nồi canh ra giữa bếp
và đặt nó lên bàn, chính trong ngày này, bà mới sực
nhớ lại sức nặng của cái nhìn ấy. Cậu bé thập thò ở
ngoài cửa, nói: “Nó sẽ đổ đấy”… Cái nồi đã được đặt
chắc chắn trên bàn, nhưng bỗng nhiên, đúng như lời
cậu báo trước, nó bắt đầu rung lên bần bật rồi lăn ra
mép bàn như có sức đẩy từ bên trong, và nó vỡ tan từng
mảnh trên sàn nhà.” [tr.43]
“Bất chấp những lí lẽ thông thường ấy, Aureliano vẫn
khẳng định điều mình tiên đoán” [tr.75].
“Lúc ấy đại tá Aureliano Buendia đã sắp xếp thời gian

để cứ hai tuần một lần gửi một thong báo tỉ mỉ về
Macondo. Nhưng chỉ có độc một lần, sau gần tám
tháng ra đi, chàng mới viết thư riêng cho Ucsula. Một
sứ giả đặc nhiệm đã mang đến nhà mộ phong thư được
viết với lối chữ rất đẹp của đại tá: “Hãy trông nom cha
thậ cẩn thận vì cha sẽ mất”. Ucsula thảng thốt, “Nếu
Aureliano đã nói thì Aureliano đã biết”, Ucsula nói, và
nhờ người khiêng Jose Acadio Buendia vào phòng ngủ”
[tr.203].
“Pila Tecnera liếm môi rồi nở một nụ cười buồn: Anh
thích hợp với chiến tranh, - thị nói, - anh đặt mắt ở đâu
thì ở đó viên đạn do anh bắn sẽ tới.” [tr.123]
“Sau khi chương bài rồi sắp xếp các quân bài đầy hào
hứng, Pila Tecnera xuất thần nói: - Em chưa được sung
sướng khi cha mẹ em chưa được chôn cất tử tế.”[tr.121]
“Hãy giữ mồm giữ miệng”, đó là tất cả những gì mà
Pila Tecnera thấy rõ sau khi sắp xếp các quân bài và
thu chúng lại. “Tôi không biết điều đó có ý nghĩa gì
nhưng điềm báo hiện rất rõ: hãy giữ mồm giữ miệng”.
[tr.198]
“Đêm xuống, qua làn nước mắt cụ nhìn thấy những các
đĩa tròn vàng óng ánh màu da cam vù vù bay trên trời

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


7
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn


29

30

31

32

33

34

35

giống như những tia chớp và cụ nghĩ đó là dấu hiệu
của thần chết” [tr.254].
“Nhưng trong những ngày cuối cùng của đời mình,
Amaranta không cảm thấy đau khổ, trái lại bà cảm thấy
mình được giải thoát khỏi mọi đắng cay, bởi vì thần
chết đã đem lại cho bà vinh dự được báo trước về cái
chết sẽ diễn ra sớm hơn dự định của mình vài năm”
[tr.376]
“Thần chết không báo cho bà biết giờ chết của mình có
phải xảy ra trước giờ chết của Rebeca không, mà chỉ
bảo bà hãy bắt đầu khâu khăn liệm cho chính mình vào
ngày mồng sáu tháng tư tới… Và thần chết còn cho bà
biết rằng bà sẽ chết không đau đớn, không sợ sệt,
không cay đắng vào ngay đêm may xong tấm vải liệm
cho chính mình” [tr.377].

“Santa Sophia de la Piedat thì tin chắc rằng chỉ một
sớm một chiều thì Ucsula sẽ chết thôi, vì trong ngày đó
bà đã nhìn thấy điềm gở của trời đất: những bông hồng
lại có mùi hương của loài rau muối, một quả bí đựng
hạt đậu xanh rơi xuống đầu bà và những hẹt tiêu ở trên
nền nhà nằm theo một trật tự hình học hoàn chỉnh và
có hình con sao biển, rồi một đêm bà thấy có một hàng
đĩa màu da cam rực sáng bay ngang trời” [tr.458].
“Mưa suốt bốn năm mười một tháng hai ngày. Có dạo
mưa phùn rả rích đến nỗi hết thảy mọi người ai ai cũng
mặc đồ tế lễ và làm ra vẻ mặt nghiêm trang để cầu
khẩn cho trời tạnh, nhưng chẳng bao lâu người ta đã
làm quen với cảnh tạnh ráo tạm bợ báo trước những
trận mưa day dẳng hơn sẽ tới” [tr.422].
“Tuy nhiên, trước khi đọc đến bài thơ cuối cùng, anh
đã hiểu rằng mình sẽ chẳng bao giờ ra khỏi căn phòng
này nữa bởi anh đã thấy trước rằng thành phố những
tấm gương (hay đúng hơn là thành phố những ảo ảnh)
sẽ bị gió cuốn đi và sẽ bị xóa sạch khỏi ký ức con người
trong lúc anh , Aureliano Babilonia, giải mã xong các
tấm da thuộc…” [tr.551]
“Có một buồi sáng nọ, Ucsula thức dậy cảm thấy mình
đang xỉu đi, đã đòi đưa cụ đến cha xứ Antonia Isabel
dù phải đi bằng cáng cũng được, thì cũng lúc đấy Santa
Sophia de la Piedat thấy trên lung cụ đầy những đỉa
bám.” [tr.423]
“Cô nhìn thấy đám kiến đang phá trụi vườn hoa rồi
gặm gỗ nhà cho thỏa cơn đói lâu ngày, và cô nhìn thấy
dòng kiến đỏ ấy một lần nữa chiếm cứ mất hành lang
nhưng cô chỉ bận tâm chiến đấu với kiến đỏ khi thấy

chúng ở trong phòng ngủ của mình” [tr.535].

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


8
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

36

37

38
39
40

41

42

43

“Thế là anh nhìn ra đứa hài nhi. Lúc này nó chỉ còn là
một bộ da phồng khô cứng mà loài kiến ở khắp trái đất
đã kéo tới rồi nặng nhọc khiêng nó đi theo những lối
mòn lởm chởm đá về tổ. Aureliano không thể cựa quậy
được. Không cựa quậy được không phải vì nỗi sợ kinh
hoàng khiến anh ngồi yên mà vì trong phút giây kì ảo

đónhững khóa mã chính xác của cụ Menkiadet đã hiện
ra trước mắt anh và thứ văn tự viết trên những tấm da
thuộc kia đã được sắp đặt một cách chính xác trong
thời gian và không gian của những con người: Người
đầu tiên trong dòng họ bị trói vào một gốc cây và kiến
đang ăn người cuối cùng của dòng họ” [tr.548-549].
“Nàng vừa nói đến đấy thì Phecnanda cảm thấy một
làn gió dễ chịu đầy ánh sáng làm bật chiếc khăn khỏi
tay mình và hất tung nó lên trời. Amaranta cảm thấy
lạnh xương sống và cố bám lấy chiếc chăn cho khỏi
ngã, đúng vào lúc Remediot – Người đẹp bay lên.
Ucsula, lúc ấy gần như lòa mắt, là người duy nhất bình
tĩnh nhận ra thực chất của làn gió không gì cưỡng lại
kia và cứ để mặc cho những chiếc chăn bay như vậy mà
nhìn Remediot – Người đẹp đang vẫy tay vĩnh biệt
mình” [tr.327].
“Người ta xác định quỉ dữ có mùi diêm sinh, còn thứ
này chẳng qua chỉ có mùi thủy ngân thôi, bà ạ!” [tr.32]
“Dĩ nhiên dân chúng moi nốt các mẫu vàng cuối cùng
để thưởng thức những cú bay vù vù trên các nóc nhà
trong làng”. [tr.63]
“Sau mấy tháng Ucsula biệt tích, có một lần đã xảy ra
những sự việc lạ lẫm. Một bình thủy tinh rỗng nằm trên
tủ từ lâu từng bị người ta bỏ quên, bỗng nặng đến mức
người ta không thể xê dịch được. Một nồi đựng nước
lọc đặt trên bàn làm việc không hề có lức đun ở dưới,
cũng tự nhiên sôi sung sục và chỉ trong nửa giờ đã cạn
sạch nước… Một ngày nọ, chiếc nôi của bé Amaranta
tự nó quay tròn rồi đi xung quanh căn phòng trước nỗi
hoảng hốt của Aureliano, người đã vội vàng chạy tới

giữ lại.” [tr.69]
“Trong trạng thái tỉnh táo mà mơ màng ấy, không
những người ta chỉ nhìn thấy những bóng hình trong
chính giấc mơ của mình mà còn nhìn thấy cả những
bóng hình trong giấc mơ của người khác.” [tr.81]
“Trong thời gian ở lại đây, bọn họ không được ăn uống
bất cứ thứ gì vì không còn nghi ngờ gì nữa dịch bệnh
lây lan qua đường miệng, và hơn nữa đồ ăn thức uống
đều đã nhiễm bệnh mất ngủ.” [tr.81]
“Cụ mở chiếc vali chật ních những thứ không thể thiếu

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Người bay lên trời

Những sự vật, sự
việc, hiện tượng
xảy ra không có
thực và mơ hồ,khó
tin không mang ý
nghĩa cụ thể.

K39.606.096


9
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

44


45

46
47

48

49

50

51

được, rồi cụ lấy ra một chiếc túi đựng các chai lọ. Cụ
cho Jose Acadio Buendia uống một thứ nước có mùi dễ
chịu và lập tức trong trí nhớ của ông bừng sáng.”[tr.86]
“Đúng là cụ ở trong cõi chết và đã chạy trốn về đây vì
không chịu nổi nổi cô đơn. Bị bộ tộc mình ruồng bỏ, bị
tước mất năng lực siêu phàm, bị tất cả những thứ đó
như một sự trừng phạt đối với lòng trung thành của cụ
tước cuộc đời, cụ đã quyết chí chạy trốn đến đây, một
xó xỉnh của thế giới mà thần chết chưa phát hiện ra và
cụ hiến thân cho nghề chụp ảnh Daghe.” [tr.87]
“Tất cả hành trang của cô bé gồm một cái hòm nhỏ
đựng quần áo, một chiếc ghế xích đu gỗ và một bao tải
gai trong đó đựng hài cốt của bố mẹ nó, những thứ vẫn
thường kêu lộc cộc khi va chạm vào nhau.” [tr.75]
“Bọn họ phát điên lên vì chiếc tải đựng xương người
với tiếng kêu lộc cộc, lộc cộc, lộc cộc cứ theo riết họ đi
khắp nơi.” [tr.95]

“Sau vài ngày dò tìm, với lỗ tai áp sát vào tường, họ đã
tìm thấy tiếng kêu lộc cộc, lộc cộc, lộc cộc thầm thì
chìm trong tường và thấy những xương người trong túi
tải còn mới nguyên.” [tr.122]
“Đang lúc nửa đêm, cô thức dậy ăn những vốc đất bốc
ở ngoài vườn hoa. Trong nỗi khao khát muốn tự tử, cô
khóc lóc thảm thiết vừa đau khổ vừa giận hờn, mà nhai
những con giun mềm mại, mà nghiến sụn những chú ốc
sên.” [tr.109]
“Cụ cứ ngày một lòa đi và điếc hơn, dừng như cụ nhầm
lẫn giữa những người hỏi chuyện mình với những
người cụ quen trong các thời xa xưa của loài người và
cụ trả lời những câu hỏi của họ bằng những câu nói
rờm rà lẫn lộn các thứ tiếng với nhau.” [tr.115]
“Những năm sau này, đứng trước những họng sung của
đội hành hình, Acadio nhớ lại nỗi kinh hoàng của mình
khi cụ Menkiadet đọc vài trang bản thảo. Dĩ nhiên cậu
không hiểu ý nghĩa của chúng, nhưng khi nghe cụ đọc
to thành lời cậu có cảm tưởng chúng giống như lời
ngâm chỉ dụ của Giáo hoàng”. [tr.117]
“Vào lúc hai giờ chiều một ngày yên tĩnh, oi bức khủng
khiếp, bỗng có một người đẩy cánh cửa ăn thông với
đường cái và thế là các cánh cửa rền rĩ lên với sức
mạnh làm rung chuyển cả nền ngôi nhà trong đó
Amaranta đang ngồi cùng các bạn gái đang ngồi thêu ở
hành lang, Rebeca đang mút ngón tay trong phòng ngủ,
Ucsula đang bận bịu trong nhà bếp, Aureliano đang
cặm cụi làm việc trong xưởng kim hoàn và Jose Acadio
Buendia đang cô đơn ngồi dưới gốc cây dẻ, tất cả mọi


Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


10
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

52

53

54

55

56

57

58

59

người đều cảm thấy rùng mình như có động đất.”
[tr.139]
“Nhưng trong thâm tâm bà không thể nhận rằng cái
thằng bé được người Digan mang đi theo giờ đây lại
chính là kẻ phàm phu ăn hết một nửa con lợn sữa trong
bữa ăn trưa và hơi thở của y nóng hổi làm héo úa hoa

lá.” [tr.143]
“Ngày mồng hai tháng mười một, ngày lễ của tất cả các
vong linh, em trai anh mở cửa hàng và bắt gặp tất cả
các ngọn đèn đều thắp sáng, tất cả các hộp nhạc đều
mở, tất cả đồng hồ đều dừng lại ở một giờ vô định, và
trong khung cảnh ngổn ngang ấy cậu thấy Pietro
Crespi ngồi trên bàn viết ở nhà trong với bàn tay các
ngón đều bị dao cắt ngâm trong chậu cánh kiến.”
[tr.166]
“Cả đêm ấy, những bông hoa nhỏ li ti màu vàng rơi
xuống một cái làng đang trong nỗi âm thầm đau khổ.
Hoa phủ kín các nóc nhà và hoa lấp kín các lối ra vào.
Bầu trời sực nức mùi hoa khiến cho những con vật ngủ
ngoài trời phải ngột thở. Hoa trời rơi xuống không biết
cơ man nào mà kể, đến mức khi trời sáng các con
đường phủ đầy hoa phẳng lì như một tấm chăn. Người
ta buộc phải dùng gậy, sào mà hất hoa đi để lấy lối cho
đám tang đi qua.” [tr.205]
“Dẫu rằng cụ đã già trăm tuổi và suýt lòa vì màng đã
kéo sắp kín con ngươi, nhưng cụ vẫn giữ nguyên thể
trạng sức khỏe, không hề trái thói trái nết cũng không
hề lẫn cẫn.” [tr.267]
“Ngay cả khi bước vào tuổi thanh niên, họ vẫn là hai cỗ
máy đồng thời. Họ dậy cùng một lúc, thấy cần phải vào
cầu tiêu cùng một giờ, cùng chịu cơn trái nắng trở trời,
và họ mơ thấy những giấc mơ y hệt nhau.” [tr.259]
“Huyền thoại về tài xuất quỷ nhập thần của đại tá
Aureliano Buendia bắt đầu như thế đấy. Những tin tức
giống nhau và khác nhau loan tin chàng thắng lợi ở
Vedanuera, tin chàng thất bại ở Goacamadan, chàng

đã bị những người Anh điêng ở Colombia và Venexuela
làm thịt, chàng chết ở một làng nào đó ở vùng đầm lầy,
và một lần nữa chàng nỗi dậy ở Urumita.” [tr.191]
“Người ta không thấy một vết thương nào trên thân thể
ông cũng như không thể tìm được khẩu sung đã bắn.
Cũng không tài nào tẩy rửa được mùi thuốc súng khét
lẹt trên thi thể.” [tr.195]
“Trong thời kì xuất hiện quỷ dữ Judio Erengte, ở
Macondo xảy ra đợt oi nóng khủng khiếp khiến chim
choc cứ lao đầu qua lưới sắt để rúc vào phòng ngủ mà

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


11
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

60

61

62

63

64

65


66

67

68

chết” [tr.196]
“Cậu thường bắt gặp hình ảnh cô mình trong các
phòng tối nơi các làng bị chiếm đóng, nhất là những
phòng tồi tàn nhất, và nhận ra nàng một cách vật chất
qua mùi máu khô đọng trên những dải băng của người
bị thương, trong nỗi sợ hãi đến trước tử thần.” [tr.215]
“Con cái nhà này đến lạ, tất cả đều giống nhau như
hệt”, Ucsula thở than. “Lúc đầu được nuôi dưỡng rất
chu đáo, do đó tất cả đều ngoan ngoãn, nết na, hiền
lành dường như đến con ruồi cũng không đủ can đảm
để giết. Ây thế mà râu vừa lún phún đã lại hư thân mất
nết rồi.” [tr.220]
“Đêm ấy trong lúc ăn tối, Aureliano Segundo cầm bánh
bằng tay trái và mút súp bằng tay phải. Người anh em
sinh đôi với cậu, Jose Acadio Segundo cầm bánh bằng
tay phải và mút súp bằng tay trái. Bọn chúng cử động
thật là nhịp nhàng đến mức không thể nghĩ là hai người
ngồi đối diện nhau mà đó dường như là một người ngồi
nhìn vào gương.” [tr.246]
“Do được phú những khả năng mà xưa kia chỉ chúa
trời mới có, họ thay đổi cung cách mưa, rút ngắn mùa
thu hoạch, dời dòng sông sang phía đầu làng bên kia,
đằng sau khu nghĩa địa.” [tr.315]

“Khi tỉnh dậy, mỗi người uống bốn mươi quả cam vắt
nước, tám lít cà phê và ba mươi quả trứng sống. Hết
đêm thứ hai, sau nhiều giờ không ngủ và sau khi đã ăn
hết hai con lợn, một buống chuối, uống bốn thùng sâm
banh… [tr.350]
“Tin tức nói rằng vào lúc hoàng hôn Amaranta Buendia
sẽ ra đi khỏi đời này có nhận mang thư từ của người
chết được lan truyền khắp thị trấn Macondo và đến ba
giờ chiều tại phòng khách đã có một thùng đầy ắp thư.”
[tr.379]
“Nàng khỏa thân và đang run lên vì tình giữa những
con bọ cạp và đàn bướm vàng như nàng vẫn làm trong
hầu hết các buổi tối trong những tháng gần đây.”
[tr.393]
“Khi mẹ cô ra lệnh cho cô ra khỏi giường ngủ, cô
không chải đầu và cũng không rửa mặt và cô vật vờ
bước lên tàu hỏa như một kẻ mộng du mà không hề biết
ngay đến cả đàn bướm vàng vẫn bay theo cô.” [tr.395]
“Rõ ràng viên sĩ quan không hiểu được. Y dừng mắt ở
nơi mà lúc này Aureliano Segundo và Santa Sophia de
la Piedat đang chăm chú nhìn vào. Đó là nơi Jose
Acadio Segundo đang ngồi và ông này cũng hiểu rằng

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


12
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn


69

viên sĩ quan đang nhìn mình mà không thấy mình.”
[tr.419]
“Không khí quá ư ẩm ướt đến mức cá có thể bơi lội
trong đó để qua cửa chính vào nhà và khi ra thì đi qua
các cửa sổ.” [tr.423]

NỘI DUNG
Trăm năm cô đơn của G.Marquez xuất bản năm 1967 được coi là tác phẩm
kinh điển của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, vì tác phẩm này không chỉ tái hiện lịch sử
hơn 100 năm của làng Macondo, mà từ những góc độ khác nhau phản ánh hiện thực
xã hội và diễn biến lịch sử của đất nước Columbia và toàn bộ châu Mĩ Latin. Tính
hiện thực trong tác phẩm được thể hiện rất cao, đồng thời, bộ tiểu thuyết này còn vận
dụng thủ pháp nghệ thuật của chủ nghĩa huyền ảo, sự kiện con người và hình tượng kì
dị, tập tục và thần thoại kết hợp với điềm báo, cảm ứng, người chết có thể sống lại,
tấm thảm có thể bay, thiếu nữ có thể lên trời. Đây được cho là một trong những tác
phẩm kì quái, mơ hồ và khó hiểu.
1. KHÁI NIỆM
1.1.
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Khái niệm bao hàm hai yếu tố “real” (hiện thực) và “magic” (huyền ảo). Giải
thích về “magic”, nhiều người thường chỉ nghĩ tới “huyền thoại”, “truyền thuyết”
được dùng trong tiểu thuyết. Như thế là đúng, nhưng chưa đủ. Nên xem “magic” là
“cái kỳ diệu“ (còn được gọi là “văn chương kỳ diệu Mỹ Latinh”) gồm có “những cái
mới lạ” sau: thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa bí hiểm (Carpentier gọi là tính chất “trinh
nguyên” của thiên nhiên Mỹ Latinh); những thần thoại đang lưu truyền trong dân gian
(như Macadan ở Haiti và Atuây ở Cuba); những câu chuyện huyền bí (tiên tri, ngoại

cảm, giấc mơ...) do trình độ văn hóa thấp nên chưa lý giải được; sức mạnh phi thường
của thiên nhiên... Yếu tố thực ảo này từ lâu đã có trong nền văn học dân gian mà tiêu
biểu nhất là thần thoại Hy Lạp, văn minh HyLa là nền tảng của cả châu Âu và sang cả
châu Mỹ.
Rõ ràng, đây là một quan niệm về thực tại mới, rộng hơn. Nó không chỉ bao
gồm các hoạt động thực tiễn của con người (lao động, sinh hoạt và tranh đấu) mà còn
gồm cả đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại và truyền thuyết...
Marquez gọi đó là “tiền thực tại”, “vốn là siêu hình, nó không phục tùng những suy
đoán tưởng tượng“, “đó là những điềm báo, về ngoại cảm, về rất nhiều niềm tin báo
trước – dân chúng Mỹ Latinh khắc khoải sống trong những niềm tin ấy – bằng việc tự
giải thích dưới góc độ mê tín đối với các vật thể, các sự vật và các sự kiện ...”. Ông
yêu cầu nhà văn cần có trách nhiệm trước “toàn bộ thực tại” và nhà văn “không có lý
do gì để lảng tránh mặt thực tại này” (9, tr.330). Ví như trong Chuyện buồn không thể
tin được của Êrênhđira ngây thơ và người bà bất lương có những hiện tượng thuộc
đời sống tinh thần còn ở trình độ trực quan tiền lôgic của dân chúng. Đó là giấc mơ
Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


13
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

nhận thư của người bà bất lương (điềm báo của vụ hỏa hoạn); hay giấc mơ thấy con
công trắng nằm trong chiếc võng (điềm báo cái chết của mụ); hoặc là hiện tượng thay
đổi màu sắc của chiếc cốc đựng nước lá do tay Uylit đụng phải, mẹ anh ta biết được
anh đang tương tư; đó còn là hiện tượng thần giao cách cảm của Uylit và người yêu
của chàng, nàng Êrênhđira...
Đấy là lý do khiến nhiều nhà văn đã cho rằng học thuyết duy lý của Descartes
dẫu rất quan trọng vẫn không hoàn toàn thích hợp với thứ quan niệm thực tại này.

Carpentier khi trả lời phóng viên tờ “Cuba International” đã dứt khoát khẳng định:
“Tôi cho rằng phương pháp duy lý của Descartes là một trong những cách thực hiện
tốt nhất, hay nhất của triết học và nó là một thành tựu hoàn toàn có giá trị. Nhưng
lịch sử của châu Mỹ lại không thích hợp với triết học của Descartes, bởi trong lịch sử
thuộc địa này luôn luôn xảy ra điều bất ngờ” (Nhà văn bàn về nghề văn, tr.140).
Trong lần nói chuyện với các nhà nghiên cứu Mỹ Latinh của Liên Xô trước đây vào
ngày19/8/1979, G. Marquez cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi lại được giáo dục theo
Descartes và chúng tôi vào đời với sự giáo dục ấy, nhưng ở cuộc sống vùng chúng tôi,
sự giáo dục ấy tỏ ra không đủ...” (9, tr.344). Chính G Marquez đã giải thích: “Khi anh
sử dụng những thước compa rộng rãi hơn để đo thực tại Mỹ Latinh, anh sẽ nhận ra
rằng mình đã đạt tới những trình độ tuyệt đối huyền thoại”. Đây là cái mà ông gọi là
“tiền thực tại”, và biện giải: “Nó vốn siêu hình, nó không phục tùng những suy đoán
tưởng tượng vì nó tồn tại như là nguyên nhân của những sự chưa hoàn thiện, hay là
giới hạn của những nghiên cứu khoa học” (9, tr.330).
Mặt khác, “hiện thực“ (real) dung hòa với mặt “huyền ảo” (magic). Bôrit
Suxkôv trong tác phẩm “Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực” đã cho rằng, trong
quan niệm của Arixtôt, nhà triết học “chấp nhận sự tồn tại của cái phi lôgic, phi
thường, hoang đường trong nghệ thuật“, và đi tới khẳng định: “Chủ nghĩa hiện thực
nói chung không phải là sự phân đôi thực tế một cách giản đơn và trực tiếp. Nghệ
thuật hiện thực chủ nghĩa tạo ra một thực tại thẩm mỹ mà, do ngọn nguồn của nó,
thực tại thẩm mỹ này gắn bó hữu cơ với thực tế và thể hiện bản chất của thực tế cả
trong những hình thức giống thực cũng như trong những trường hợp không trùng hợp
với cái giống thực, những hình thức ước lệ. Nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa sử dụng
một cách phóng khoáng các phương tiện nghệ thuật được lựa chọn nhằm đạt được
hiệu quả thẩm mỹ” (17, tr.331). Nhiều người khác cũng đều thừa nhận rằng, bất chấp
quan niệm của nhiều kẻ phê phán, chủ nghĩa hiện thực có một trường hoạt động hết
sức rộng rãi và bao dung rất nhiều hình thức biểu hiện. Nguồn dự trữ của chủ nghĩa
hiện thực chưa hề vơi cạn. Nhà nghiên cứu E. Tơrutsenkô viết: “Tiểu thuyết hiện thực
hiện đại tiếp nhận vào kho tàng các phương tiện miêu tả nghệ thuật cả hình thức trực
tiếp của bản thân đời sống, cả những hình thức ước lệ liên tưởng” (17, tr.382).

(Văn chương Mỹ Latin – Giáo trình đại học – Phạm Quang Trung)

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


14
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

Tóm lại, mặc dù trong nền văn học xưa nay luôn tồn tại những yếu tố hoang
đường, kí bí nhưng mãi đến với Mỹ Latin, yếu tố hoang đường kì ảo đó mới có môi
trường tồn tại, phát triển và phát huy hết tố chất của nó, làm thành một trào lưu,
khuynh hướng văn học thời kì hậu hiện đại: chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
“Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là khuynh hướng văn học sử dụng các yếu tố
huyền ảo, hoang đường…làm cho hiện thực khác lạ, hấp dẫn người đọc, song đằng
sau vẻ li kì đó, tác phẩm vẫn đảm bảo thực trạng cơ bản của thời đại. Các vấn đề xã
hội được học quan tâm thường là nạn độc tài, nỗi cô đơn, thói tự mãn tách ly, tính tò
mò, niềm đam mê tiền bạc và danh lợi quá mức, thói ích kỉ của con người… Những
vấn đề này thường không được họ đề cập trực tiếp mà thong qua các hình tượng ẩn
dụ siêu phàm đôi khi đến mức cực kì quái đản để độc giả suy ngẫm và tự rút ra ý
nghĩa cho riêng mình” (Châu Mỹ ngày nay, số 04-2008, tr.54).
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc
Phi (đồng chủ biên) có bàn về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo như sau: “Trào lưu văn
học quan trọng của châu Mỹ Latin, xuất hiện vào những năm 60 của thế kỉ XX. Các
nhà văn của trào lưu này thường mượn những truyền thuyết dân gian cổ xưa để tạo ra
các huyền thoại mới về hiện thực xã hội châu Mỹ Latin. Các tác phẩm vừa có những
cảnh tượng li kì, hư ảo, vừa có những chi tiết và hoàn cảnh hiện thực, gây cho người
đọc cảm giác về các hiện tượng nghịch lí. Nguyên tắc sáng tác của nhà văn là “biến
hiện thực thành hoang đường mà không đánh mất tính chân thực”. Để gây hiệu quả

hoang đường, các tác giả thường sử dụng hình tượng biểu trưng, ngụ ý, liên tưởng,
ám thị, phóng đại khoa trương, người và hồn ma bất phân, trật tự thời gian bị xáo
trộn, thực và ảo hòa quyện. Lăng kín huyền thoại đã giúp các nhà văn vạch trần hiện
thực đen tối, tàn bạo của các chế độ độc tài, phê phán tình trạng khép kín văn hóa,
đoạn tuyệt giao lưu. Trào lưu văn học này vừa kế thừa các truyền thốngvăn học cổ
điển của người Anh – điêng, vừa dung hợp các phương pháp biểu hiện của huyền
thoại và nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa phương Tây. Họ thường dùng hồn ma để vạch
trần bọn chủ trang trại tàn bạo, mượn thần linh chỉ trích, chế giễu bọn độc tài bất
lực, đần dộn; thậm chí mượn phù thủy trêu chọc các nhà thống trị. Dòng văn học này
có ý nghĩa nhận thức và chiến đấu cao, có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế” [tr.7677]. Nói đến sự đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, Gabriel Gacia Marquez là
tác gia tiêu biểu nhất, thành công nhất, và tên tuổi của ông cũng luôn gắn liền với
Trăm năm cô đơn – ra đời năm 1967 và đạt giải Nobel năm 1982.
Chi tiết huyền ảo
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1988) thì chi tiết là:
“Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng”, ví dụ người ta
thường hay nói: Kể rành rọt từng chi tiết. Trong văn học, “chi tiết” theo định nghĩa
của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997) là: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức
1.2.

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


15
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” và họ gọi chung là chi tiết nghệ thuật. Cũng theo
nhóm tác giả này thì: “Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể

hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm,
điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với “quan
niệm nghệ thuật” về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất
định”.
Huyền ảo là yếu tố lấp lửng, không rõ ràng và không có thực. Chi tiết huyền ảo
– theo cách hiểu chủ quan của tôi – thì đó là những sự việc, hiện tượng nhỏ xuất hiện
trong tác phẩm văn học, mà những sự vật, hiện tượng đó là những cảnh tượng lạ lùng,
kì ảo và dị thường, được tác giả sử dụng nhầm mục đích nhấn mạnh nội dung, ý đồ
mà tác giả muốn nói đến.
Trong Trăm năm cô đơn, Gabriel Gacia Marquez đã làm nên tên tuổi của mình
vang danh khắp cả thế giới cũng từ những thành công từ các chi tiết huyền ảo này,
làm nên một Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo tiêu biểu cho trào lưu văn học Mỹ Latin,
đúng như lời của Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.
2.

CHI TIẾT HUYỀN ẢO TRONG TRĂM NĂM CÔ ĐƠN
2.1.
Hình ảnh bóng ma
2.1.1. Sự dằn vặt trong nội tâm nhân vật

Vì nỗi sợ hãi sinh ra người con có đuôi lợn mà Ucsula Igoaran luôn bị ám ảnh,
lo sợ và đây là nguyên do sâu xa dẫn đến hành vi tội lỗi của Jose Acadio Buendia. Lão
trượng giết người bạn chơi chọi gà với mình một cách dửng dưng, thế nhưng sâu thẳm
trong trạng thái người của mình, ông hối hận cùng cực. Thế là hình ảnh Prudenxio
Aghila hiện đi hiện lại trước mắt ông, trước mắt vợ ông với nỗi sợ hãi và nỗi ám ảnh.
“Có một đêm mất ngủ, ucsula ra sân uống nước, cô nhìn thấy Prudenxio Aghila đứng
ngay bên cạnh chum. Anh ta đứng dậy – xanh tái, vẻ rầu rĩ, đang muốn dùng nắm
rơm cọ bát để nhét vào lỗ thủng nơi cổ họng”, “Ucsula lại nhìn thấy Prusenxio
Aghila ở trong nhà tắm đang dùng bã lau lau vết máu đọng lại ở cổ. Đêm khác cô lại
thấy anh ta đi lại dưới trời mưa” [tr.52]. Hình ảnh bóng ma – người chết đáng lẽ phải

đi vào cõi âm nhưng giờ đây lại xuất hiện trước mắt như một thực thể đương sống là
một điều lạ lùng, thế nhưng trong tác phẩm của Marquez, mọi thứ dường như diễn ra
bình thường như một quy luật vốn dĩ đã được định sẵn, không chút thắc mắc, không
chút nghi ngờ gì cả.
Cũng như lời văn của Marquez đã viết, Jose Acadio Buendia luôn bị dằn vặt
bởi hành động ngu ngốc của mình, luôn cảm thấy đau khổ và không thể sống yên ổn
cùng trạng thái này được nữa “Từ đấy trở đi anh không thể ngủ ngon giấc. Anh bị dằn
vặt bởi chính nỗi buồn mênh mang của người chết từ trong mưa nhìn anh, bởi chính
nỗi thương cảm sâu sắc cùa người chết đối với những người sống, bởi chính cơn khát
của người chết lục khắp nhà để tìm nước dấp bã lau” [ tr.52]. Yếu tố thực xen lẫn ảo

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


16
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

tạo cảm giác mạnh tác động vào người đọc. Hiện thực trước mắt là Aghila đã chết,
hiện thực tồn tại bấy giờ là nỗi đau đớn khi đồng loại chết – dưới tay mình, sự ân hận
và nỗi ám ảnh đeo bám người Jose Acadio Buendia, kết hợp chi tiết huyền ảo là hình
ảnh bóng ma hiện lên sống động đứng đối diện, đối mặt trực tiếp với hung thủ như đòi
lại công bằng và để bớt đau đớn… Gabriel Gacia Marquez kéo hai thế giới âm dương
lại gần với nhau, ông xóa bỏ khoảng cách giới hạn giữa cõi sống và cõi chết và cho
rằng chúng đều có quyền bằng nhau. Tất cả những điều đó nhấn mạnh không gian
cùng thời gian huyền ảo đan xen hiện thực làm cho người đọc không phân biệt đâu là
đúng đâu là sai, đâu thực đâu ảo mà ý nghĩ hiện lên lúc này chỉ đơn giản là tâm trạng
dằn vặt vô cùng đớn đau của Jose Acadio Buendia mà thôi. Marquez đã tuân thủ
nguyên tắc trong quy định chung của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, là đảm bảo “biến

hiện thực thành hoang đường mà không đánh mất tính chân thực” [Từ điển thuật ngữ
văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)]. Thật
vậy, Marquez tạo nên chi tiết hoang đường từ chi tiết có thật là cái chết của Prudenxio
Aghila, anh chết dưới ngọn giáo sắt nhọn của Jose Acadio Buendia đời thứ nhất với
sức mạnh của con bò tót, Aghila chết trong đau đớn và bất ngờ, anh đã không có thời
gian để tự vệ. Vì lời nói bông lơn trong lúc tức giận mà Prudenxio Aghila đã phải trả
giá bằng cả mạng sống của mình, còn Jose Acadio Buendia cũng chỉ vì trong lúc tức
giận như thế mà hạ sát một người bạn của mình. Có lẽ cả hai đều ân hận sau hành
động dại dột thiếu suy nghĩ ấy nên sau này, lúc cả hai đã già (người chết cũng già
nua), bọn họ đã gặp nhau mà an ủi nhau trong nỗi cô đơn của mình. Trở lại với
nguyên tắc, chúng ta thấy rõ ràng Marquez đã khéo léo đưa hình ảnh bóng ma của
Prudenxio Aghila xuất hiện nhiều lần trước mắt Jose Acadio Buendia như một sự thật
hiển nhiên, rằng khi người bị giết sẽ cố tìm lại người giết mình mà hù dọa, mà trả thù;
còn kẻ giết người luôn có xu hướng ám ảnh bởi tâm lí lo sợ sau khi giết người, nên
cảm giác dằn vặt sau hành động ấy luôn luôn đeo bám họ. Chi tiết vẫn đảm bảo thật
và càng thật hơn khi nó được thêm thắt chi tiết huyền ảo vào đấy, thật ảo hòa quyện
càng làm nổi bật tính chất sự kiện trong tác phẩm – sự giằng xé đau đớn cùng nỗi ân
hận xót xa, làm nổi bật ý đồ của người viết – đừng làm điều gì dại dột không suy nghĩ
nếu sau này không muốn hối hận.
Lương tâm con người luôn bị chính hành động của mình gây náo loạn, gây ra
mâu thuẫn và hành hạ nó, để giải quyết điều đó thì chỉ có cách là phải hành động:
“Được rồi, Prudenxio ạ, - anh nói với bóng ma, - chúng tôi sẽ đi khỏi làng này, đi đến
nơi xa nhất mà chúng tôi có thể đi, và chúng tôi sẽ không bao giờ trở lại nữa. Bây giờ
cậu hãy đi đi, hãy thanh thảnh mà đi đi” [tr.53]. Hành động ra đi, rời khỏi nơi đã xảy
ra đau đớn đối với cả Jose Acadio Buendia và Prudenxio Aghila là con đường giải
thoát, giải thoát khỏi cảm giác tù túng, bực dọc trong tâm hồn con người. Và bắt đầu
từ đây, một thế giới mới mở ra cho thế hệ của Buendia, ngôi làng Macondo mọc lên
với những điều tươi đẹp hay xấu xí, rực rỡ hay chóng tàn… đều là do bàn tay họ tự
mình vẽ ra mà thôi!
Nguyễn Thị Thảo Nguyên


K39.606.096


17
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

Chi tiết huyền ảo trên đặt ra câu hỏi tại sao một linh hồn hay xác chết có thể
lang thang trên dương thế, có thể ngang nhiên tiếp xúc với người một cách bình
thường như vậy. Điều này phụ thuộc vào các quy luật của cái chết và sự sống mà ở
mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ quy định khác nhau. Trong các tín ngưỡng cổ đại ở
Assiria, Babylon và Sumer thì hồn ma sẽ tiếp tục giữ nguyên nét tính cách như lúc còn
sống của mình và chúng sẽ có một cuộc hành trình dưới âm phủ. Tuy nhiên không
may ai đó trên dương thế nhìn thấy chúng thì lập tức sẽ bị ám ảnh, bị đau đầu hay mắc
bệnh. Và đó là lí do mà người ta cho rằng hồn ma là điều xấu hay quấy rối con người,
làm cho người còn sống hoảng sợ. Tâm lí này được Marquez vận dụng đưa vào trường
hợp của Jose Acadio Buendia, ông nhìn thấy hồn ma vất vưởng của người chết với nỗi
lo sợ cùng sự giằng xé tâm trạng dữ dội, sự ân hận trong tâm trí ám ảnh ông suốt mấy
đêm liền như thế. Mặt khác, hình ảnh bóng ma là hình ảnh quen thuộc, tiêu biểu cho
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, mà qua đó, người viết thể hiện sâu sắc những suy nghĩ,
cảm xúc của mình.
Yếu tố huyền ảo luôn tồn tại trong bất kì nền văn hóa nào và tất nhiên, trong
văn học cũng thế. Ở phương Đông, người ta quan niệm người sống và người chết là
hai thế giới khác nhau, cách biệt nhau tại hai không gian gọi là âm Người chết là
người trở về với cát bụi, không còn tồn tại trong dương gian nữa nhưng hình bóng
còn lại chính là linh hồn – sự tưởng tượng trong cảm thức tâm linh của con người, vẫn
tồn tại trong một thế giới bên kia. Đối với phương Tây, ròithế giới giữa người sống và
người chết cũng được phân biệt rạch. Platon - nhà triết học duy tâm xuất sắc của Hy
Lạp cổ đại là đại diện tiêu biểu trong việc tìm hiểu vấn đề liên quan đến sự sống - chết
của con người.Trong các tác phẩm của mình, Platon đã định nghĩa chết là sự tách bạch

phần vô hình còn gọi là phần phi vật thể của một sinh vật (tức phần hồn) ra khỏi phần
hữu hình (vật thể) tức là phần xác. Hơn thế nữa, Platon còn cho rằng linh hồn một khi
đã lìa khỏi thể xác, có thể gặp lại những linh hồn khác và để họ hướng dẫn đi qua giai
đoạn quá độ sang thế giới bên kia. Nói cách khác Platon thể hiện rõ về quan niệm cho
rằng trong mỗi con người luôn tồn tại hai phần thể xác và linh hồn, cũng như tồn tại
thế giới cho linh hồn sau khi chết. Trong Kinh Thánh của đạo Kitô, có quan niệm về
sự tồn tại thể xác - linh hồn và sự tồn tại ba tầng của thế giới linh hồn (Địa ngục Tĩnh giới -Thiên Đàng). Nhưng đối với Gabriel Gacia Marquez hay chính Mỹ Latin,
những linh hồn người chết vẫn còn chung sống với thế giới người thường trong cõi
thực tại này nhưng bằng một cách nào đó, họ chỉ giao tiếp được với những người thân
thuộc nhất và tri kỉ nhất mà thôi. Với cách suy nghĩ như thế, Marquez xây dựng các
chi tiết chứa đựng hình ảnh “bóng ma” nhằm huyền ảo hóa mối quan hệ thân thuộc
gắn kết giữa các thế hệ, tình cảm cảm xúc giữa thành viên này với thành viên khác, để
qua đó hình thành nên một dấu ấn đặc biệt liên kết các nhân vật đó lại với nhau.
2.1.2.

Cái chết

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


18
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

Giống như diễn ngôn tính dục, yếu tố huyền ảo được Gabriel Gacia Marquez sử
dụng nhằm mục đích dẫn đến cái chết, nhấn mạnh khía cạnh cái chết của từng thành
viên trong gia đình – sâu hơn là sự tuyệt diệt trong tương lai của dòng họ. “Chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo không phải là văn học huyền ảo. Mục tiêu của nó, không phải là
ma thuật, mà là để diễn tả cảm xúc, chứ không khơi gợi chúng” (Châu Mỹ ngày nay,

số 04-2008, tr.53). Ở đây, các chi tiết huyền hoặc, mơ hồ không rõ xuất hiện trong
một thực tại hiện hữu làm cho câu chuyện lạ lùng không đáng tin, nhưng thật ra chúng
lại làm nổi bật ý đồ nhà văn cùng “cảm xúc” của ông một cách độc đáo: nhấn mạnh
cái chết, làm rõ nỗi cô đơn của con người cùng những hành động cố gắng trốn tránh
nhưng lại càng bị vùi sâu hơn, dẫn đến cái chết, sự tuyệt diệt của thế hệ.
Lão trượng của làng Macondo Jose Acadio Buendia qua đời trong thế giới thực ảo
mà chính ông không thể phân biệt được. Jose Acadio Buendia đi mãi từ phòng này
đến phòng khác với niềm thích thú kì lạ của tuổi già, rồi được bóng ma của Prudenxio
Aghila đánh thức trong căn phòng của đời thực, rồi cũng chính bóng ma của Aghila
lại vỗ vai cụ trong căn phòng trung gian mà chính cụ đã nhầm là căn phòng của đời
thực, rồi mãi mãi lìa xa cõi thực tại này. Bóng dáng của yếu tố huyền ảo lấp lửng và
đeo sát hiện thực làm cho chi tiết hư ảo không xác định được: bóng ma trong hiện
thực, bóng ma trong hư ảo, bóng ma chỉ bảo người sống rồi bóng ma đưa người sống
đi vào cõi chết, người sống trong cõi thực, người sống trong cõi hư ảo và cõi trung
gian giữa hư ảo và hiện thực… tất cả dường như đã đảo lộn không rõ thực hư ra sao,
duy chỉ có một điều là sự thật: Jose Acadio Buendia đã chết. “Từ phòng này cụ đi
sang phòng khác giống y hệt, mà cửa của nó mở ra dẫn sang phòng khác giống y hệt,
rồi sau đó sang phòng khác cũng giống y hệt, cứ như thế cho đến vô cùng tận. Cụ
thích đi từ phòng này sang phòng khác, như trong một hành lang hai bên dường đều
gắn gương, cho đến khi Prudenxio Aghila vỗ vai cụ. Thế là cụ trở lại lần lượt qua các
phòng, trong lúc quay lại mà tỉnh giấc dần, cụ chạy trên con đường ngược lại, để rồi
gặp Prudenxio Aghila trong cái phòng của đời thực. Nhưng rồi có một đêm nọ, sau
hai tuần Ucsula đưa cụ vào nhà, Prudenxio Aghila, vỗ vai cụ ngay ở phòng trung
gian giữa cõi thực và cõi mộng và cụ mãi mãi dừng lại ở đấy, má cứ tưởng rằng đó là
phòng của đời thực” [tr.205].
Tiếp theo là yếu tố huyền ảo gắn với Jose Acadio. “Một dòng máu chảy ra từ
dưới cánh cửa, bò qua phòng khách, đi ra đường, tiếp tục chảy dọc theo những con
đường ghập ghềnh, trèo lên những bậc đá và những vật cản, bò một mạch theo đường
Thổ Nhĩ Kỳ, rẽ ngoặt sang trái vào một phố rồi lại ngoặt phải sang phố khác trước
khi nó quay một góc vuông thước thợ ngay trước nhà Buendia rồi chui dưới cửa đóng

kín vào nhà, cứ bám lấy tường để vượt qua phòng khách để khỏi vấy bẩn những tấm
thảm trải nhà, tiếp tục bò qua một phòng khác, lượn một vòng rõ rộng để tránh bàn
ăn, bò theo dọc hành lang những chậu thu hải đường và chui qua chiếc ghế mà
Amaranta ngồi dạy toán cho Aureliano Jose mà không bị nhìn thấy, rồi biến mất khi

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


19
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

chui vào kho ngô, rồi xuất hiện ở nhà bếp nơi Ucsula đang đập ba mươi sáu quả
trứng để làm bánh” [tr.194-195]. Dòng máu mạnh mẽ của Jose Acadio cũng mạnh mẽ
như chính anh, nó đã trải qua rất nhiều những khó khăn, những khúc ngoặt mới có thể
tìm đến được với người mẹ - bà Ucsula. Hình ảnh dòng máu tươi chảy từ nơi người
con ngã xuống đến nơi người mẹ đang thảnh thơi làm bánh mà chẳng hay biết gì, nó
mang tính huyền bí rất đậm nét. Dòng máu chảy ra ướt đầm nói đến cái chết, cái chết
tức tưởi không một lí do, cái chết uất ức mong được giải đáp. Ucsula đã nhận biết điều
đó, một điều mà bà không bao giờ muốn biết. Thế rồi dòng máu tươi ấy lại chảy
ngược lại dẫn dắt bà đến với cái thi hài đang nằm sấp ở đấy, thi hài của Jose Acadio.
Huyền ảo đến mức khó tin, dòng máu tự đi báo tin và tự tìm về nguồn của mình một
cách lạ lùng, cái chết hiện lên rõ ràng và được thể hiện rõ ràng bằng chính dòng máu
nóng của nó. Sự ảo diệu có nguồn gốc sâu xa từ thực tế bởi vì nó phát sinh từ thực tế
và được chiếu rọi theo một cách đẹp đẽ, bất ngờ. Dòng máu của Jose Acadio gần như
có một cuộc sống của riêng nó, di chuyển qua các đường phố của Macondo, cho đến
khi đến nằm yên nghỉ dưới chân của mẹ mình. Thoạt đọc, chuyện dòng máu “đi” là
không thể, nhưng đoạn văn cho thấy hành trình của tin tức về cái chết của ông lọt ra từ
phòng ngủ - nơi ông tự kết liễu đời mình, đến căn bếp nơi mẹ ông đang ở đó... Như

vậy, phép thuật được sử dụng ở đây để làm tăng hiệu ứng của kịch tính và cảm xúc,
rằng tin buồn này đến với người mẹ, người vợ như thế nào? Cái chết đau đớn của Jose
Acadio hiện lên như thế nào qua dòng máu chảy ấy?
Những chi tiết mang màu cam gắn liền với các sự vật, sự việc xuất hiện cùng nó –
cụ thể là hàng đĩa màu da cam cũng mang ý nghĩa cái chết. “Đêm xuống, qua làn
nước mắt cụ nhìn thấy những các đĩa tròn óng ánh mà da cam vù vủ bay trên trời
giống như những tia chớp và cụ nghĩ đó là dấu hiệu của thần chết”[tr.254], “rồi một
đêm bà thấy có một hàng đĩa màu da cam rực sáng bay ngang trời” [tr.458]. Hình ảnh
hàng đĩa màu da cam xuất hiện hai lần bay trên bầu trời đều gắn chặt với nỗi ám ảnh
về cái chết, khi chúng xuất hiện, không lâu sau cả Ucsula và Amaranta đúng như in sẽ
phải chết, sẽ phải vĩnh biệt thế giới thực tại này mãi mãi. Hình ảnh màu cam còn được
xuất hiện cạnh cảnh tính dục đặc sắc nhất trong tác phẩm, “tiếng rít màu cam” cũng
nói đến ẩn ý đằng sau là cái chết. Yếu tố huyền ảo ở đây nói về những vật thể màu da
cam mờ ảo, bên cạnh hình ảnh còn vang vọng lên âm thanh rùng rợn khó xác định,
hàng đĩa bay vù vù trên trời không thể nào lí giải được. “Trong truyện huyền ảo Mỹ
Latin, cái bí ẩn thường xuyên xuất hiện, nhưng thực chất nó vắng mặt và không hề
được giải thích. Đối tượng bí ẩn được trưng bày, nhưng nguyên nhân bí ẩn lại được
che giấu. Có vẻ như “một bí ẩn được nhắc đến như một sức mạnh vắng mặt nhưng lại
khiến cho mọi biến cố phải vận hành… Cái chủ yếu vắng mặt, cái vắng mặt chủ yếu”
[82, 107]. Chính sự vắng mặt đó tạo nên sự lập lờ huyền ảo”. (Yếu tố huyền ảo trong
truyện ngắn Mỹ Latin, Lê Ngọc Phương). Màu cam đại diện cho cái chết, nó nói đến
cái chết huyền bí mà điều đó chỉ có thể giải thích được bằng đặc trưng văn hóa của
vùng đất này mà thôi.
Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


20
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn


Đám kiến đang gặm nhắm tất cả những gì mà chúng có thể để thoả mãn cơn đói
của chúng. Hình ảnh đàn kiến với chi tiết huyền ảo hóa, phóng đại sức mạnh không
thể tin được làm cho người đọc phải sợ. Đàn kiến với ý nghĩa sâu thẳm của nó là sự
tiêu diệt, phá hủy mọi thứ vật chất trên đời này, bao gồm cả làng Macondo. “Đám
kiến đang phá trụi vườn hoa rồi gặm gỗ nhà cho thỏa cơn đói lâu ngày” [tr.353],
“Lúc này nó chỉ còn là một bộ da phồng khô cứng mà loài kiến ở khắp trái đất đã kéo
tới rồi nặng nhọc khiêng nó đi theo những lối mòn lởm chởm đá về tổ” [tr.548]. Cái
chết cuối cùng được nói đến thông qua đàn kiến cũng chính là cái chết mấu chốt để
dẫn đến cái chết vĩnh viễn của dòng họ Buendia cùng ngôi làng Macondo này. Điều
này cho thấy, loài kiến ở vùng châu Mỹ Latin mang một ý nghĩa hủy diệt ghê sợ,
chúng mang tất cả đặc điểm của vùng đất hoang sơ cùng sức mạnh huyền bí, có thể
tiêu hủy mọi thứ kể cả con người, nó đại diện cho sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp
mà hoang dại của rừng núi nơi đây.
Yếu tố huyền ảo nói đến vấn đề cái chết là do đâu? Vùng đất Mỹ Latin cô đơn
trong suốt thời kì đau khổ, chết chóc tang thương. Lịch sử ghi chép có một thời kì mà
Mỹ Latin chìm đắm trong nỗi đau do mất mác quá nhiều “Một vị tổng thống đầu óc
sáng tạo táo bạo, cố thủ trong cái dinh thự đang cháy rực của ngày, đã chết trong lúc
một thân một mình chống lại cả hai đạo quân; và hai tai nạn máy bay đán ngờ kia,
vẫn chưa ai giải thích được, đã khiến một vị tổng thống dũng cảm khác, cùng một
chiến sĩ phe dân chủ, người đã từng phục hồi phẩm giá cho dân tộc mình, phải đoản
mệnh. Đã có năm trận chiến và mười bảy cuộc đảo chính quân sự; cũng đã nảy nòi ra
một tên độc tài quỷ quyệt nhân danh chúa thực thi chính sách diệt chủng đầu tiên ở
Châu Mỹ Latin đối với các nhóm sắc tộc. Cùng lúc, hai mươi triệu trẻ con Châu Mỹ
Latin đã chết trước khi đầy tuổi” (Theo Bùi Hoàng Vị dịch từ bản tiếng Anh “The
solitude of Latin America”, tr.709). Theo tài liệu trên cho thấy, cái chết đã ám ảnh con
người Châu Mỹ Latin quá nhiều bởi số lượng người chết quá lớn, làm cho con người
nơi đây phải mang nỗi buồn đau làm thành ám ảnh. Với Gabriel Gacia Marquez, ông
đã thể hiện chân thành cảm xúc của mình cùng với hiện thực Mỹ Latin vào trong tiểu
thuyết Trăm năm cô đơn một cách sống động, ông tái hiện “Nỗi cô đơn của Châu Mỹ

Latin” thật hùng hồn nhưng giản dị, ông dùng cái huyền ảo để mô tả cái thực tại đáng
thương, dùng cái thực tại để làm nguồn cho cái huyền ảo thể hiện sâu sắc nhất, tất cả
đều nhầm tô đậm cái cảnh cô đơn của một vùng đất mà trong một sớm một chiều sẽ bị
cái chết bao trùm, xóa sạch.
2.1.3.

Sự tiếp xúc giữa người sống với người chết

Bóng ma của Prudexio Aghila đã tạm chia tay với đời sống của Jose Acadio
Buendia từ khi ông quyết định rời đi và lập ra làng Macondo rồi, thế nhưng giữa họ
vẫn còn một mối quan hệ khắng khít là tình bằng hữu nên đến những giờ phút cô đơn
không ai chia sẻ, Aghila là người đáng tin cậy nhất mà lão trượng muốn tâm sự cùng.
Trong lúc cơn mất ngủ hoành hành, Jose Acadio Buendia mệt mỏi và nhận ra cơn
Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


21
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

bóng xế bắt đầu tìm đến, cũng chính lúc đó mà người bạn lâu năm nay lại hiện về tâm
sự cùng với mình. Qua cuộc gặp gỡ giữa thực ảo, giữa người sống và kẻ chết, Jose
Acadio Buendia thấy được cuộc sống và nhận ra cả đến ma cũng phải già nua, dường
như qua cuộc gặp gỡ này mà mọi ý nghĩ, chân lí cuộc sống được soi chiếu rõ ràng,
rằng mọi thù hận khi xưa nay không còn là gì mà tình bạn mới là mãi mãi. “Cơn sốt vì
mất ngủ làm cho ông mệt mỏi quá tới mức một buổi đêm về sáng nọ ông không thể
nhận ra một ông già tóc bạc phơ có cử chỉ ngỡ ngàng bỗng bước vào phòng ngủ. Đó
là Prudenxio Aghila. Khi nhận ra Prudenxia Aghila, ông ngạc nhiên thấy rằng người
chết cũng già theo năm tháng. Jose Acadio Buendia cảm thấy rung mình vì nỗi nhớ

nhung. “A, Prudenxio – ông reo lên, xa xôi thế mà bác cũng tìm đến đây được sao?”.
Sau rất nhiều năm ở trong cõi chết, nỗi nhớ nhung người sống mới da diết làm sao, sự
cần thiết phải có bạn mới bức bối làm sao, sự gần kề một cái chết khác vốn đã tồn tại
trong lòng cõi chết mà chính Prudenxio Aghila vừa mới mong cho kẻ thù tệ mạt nhất
của mình mới đáng sợ làm sao” [tr.124]. Bên cạnh cuộc trò chuyện của hai người,
Prudenxio còn nhắc đến cụ Menkiadet, chính linh hồn của cụ đã dẫn dắt, chỉ bảo cho
Aghila tìm đến được với Jose Acadio Buendia, nơi “một chấm đen trên tấm bản đồ
nhiều màu của thần chết”. Nhiều đêm sau, cụ Jose Acadio Buendia vẫn quanh quẩn
trong mình cũng nỗi buồn chán không thể nào giải tỏa được, cụ lại nhớ lại những
người bạn và kêu gọi họ - những con người giờ đây chỉ là linh hồn “Cả đêm ông nằm
trên giường, mắt mở thao láo, mà gọi Prudenxio Aghila, mà gọi Menkiadet, gọi tất cả
những người chết để họ tới cùng chia sẻ với ông nỗi chán chường” [tr.125]. Nỗi cô
đơn của tuổi già bây giờ thật đáng sợ, cụ Jose Acadio Buendia chỉ có thể tâm sự và
giải khuây với những người bạn cùng tuổi, chỉ có thể tránh khỏi sự cô đơn với những
hồn ma, mà những con người trong thực tại không thể nào thay thế được. Sự cô đơn,
lạnh lẽo trong thế giới loài người thật đáng sợ làm sao, bi kịch không thấu hiểu nhau
sẽ dẫn con người đến bờ vực của nỗi sợ, nhiều khi cái chết là cái đích cuối cùng của
bờ vực đó. Thêm một lần bóng dáng của Prudenxio Aghila xuất hiện cùng Jose
Acadio Buendia, đó là khi cụ bị dân làng nghi ngờ cụ bị điênvà đã đến lúc cụ lìa xa
cõi đời này, tình cảnh bơ vơ không ai săn sóc trò chuyện, thì lúc này chỉ có Aghila là
người luôn bên cạnh cụ mà thôi: “Nhưng thực ra, người duy nhất mà cụ tiếp xúc từ đã
lâu là Prudenxio Aghila. Với dáng vẻ tiều tụy vì tuổi già trong cõi âm phủ,
Prudenxiiio Aghila cứ một ngày hai lần đến nhà nói chuyện với cụ. Hai người nói
chuyện về gà chọi. Hai người hứa hẹn với nhau sẽ xây dựng một chuồng nuôi những
chú gà chọi tuyệt vời, không chỉ để vui vẻ trước một số trận thắng mà còn để giải
khuây trong những ngày chủ nhật man mác buồn ở cõi âm phủ. Prudenxio là người
tắm cho cụ, cho cụ ăn, kể cho cụ nghe những thắng lợi hiển hách của một người hoàn
toàn xa lạ được gọi là Aureliano và người này là đại tá trong chiến đấu” [tr.204]. Yếu
tố thực ảo đan xen nhau ở đây được Marquez sử dụng nhầm mục đích tô đậm nỗi cô
đơn trong tuyệt vọng của con người khi đang sống trong một thế giới hoàn toàn xa lạ,

nơi mà không thể tìm được những người thấu hiểu bản thân mình, mà chỉ có thế giới

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


22
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

ma mị với những người bạn đã khuất mới đồng cảm được. Ngoài ra, chi tiết huyền ảo
này còn nhầm nhấn mạnh ý nghĩa của tình yêu, tình bạn có thể xóa tan mọi rào cản
ngăn cách dù cho là trong cả hai thế giới khác nhau.
“Có một buổi trưa nực nụa nọ, trong lúc dò đoán các bản chép tay, cậu bé cảm
thấy không chì có mình mình ở trong phòng. Menkiadet ngồi ở đấy, quay lưng lại phía
cửa sổ, hai tay đặt trên gối. Cụ vẫn mặc chiếc áo khoát ngoài cổ quái và đội chiếc mũ
vành cánh quạ cụp, mồ hôi bết tóc chảy thành giọt qua hai thái dương, y hệt hình ảnh
cụ từng được Aureliano và Jose Acadio nhìn thấy từ khi họ còn nhỏ tuổi. Ngay lập tức
Aureliano Segundo nhận rõ cụ, bởi vì kí ức di truyền ấy được truyền thừ thế hệ này
sang thế hệ khác, và nó đến với cậu từ trí nhớ của ông nội cậu” [tr.262]. Hình ảnh cụ
Menkiadet xuất hiện lần lượt qua các thế hệ con cháu nhà Buendia và chính
Menkiadet là cầu nối tâm thức giữa các thế hệ với nhau. “Thực ra, Aureliano nói
chuyện với Menkiadet. Sau cái chết của hai anh em sinh đôi kia, vào một buổi trưa oi
ả, qua sự phản chiếu của cánh cửa sổ, Aureliano nhìn thấy ông già tang thương với
cái mũ cánh quạ, như đó là sự hiện hình cụ thể của một kí ức đã hình thành trong đầu
chú từ rất lâu trước khi chú ra đời” [tr.474]. Hình ảnh ông già uyên bác với chiếc mũ
cánh quạ xuất hiện như thế minh chứng cho dòng họ nhà Buendia luôn có một điểm gì
chung nhất định nên họ mới có thể gặp ông, mới trò chuyện được với ông: có ý thức
tìm hiểu về những điều lạ lùng như thuật giả kim, tìm hiểu những ngôn ngữ lạ thường
viết trên tấm da thuộc… Đặc biệt, những lời mà Menkiadet viết trên tấm da thuộc

trước đây chưa ai có thể giải nghĩa được ít nhất một điều gì cả, thế mà bây giờ, thế hệ
thứ sáu của dòng họ đã dần tìm ra, dần đọc được và được sự chỉ dẫn tận tình của chính
Menkiadet nữa. Có phải đã đến lúc Menkiadet bật mí lời tiên tri của ông về số phận
của dòng họ Buendia, mà sau này chính Aureliano Babilonia đã giải mã xong tấm da
thuộc, đã hiểu số phận của mình sẽ chấm dứt tại chính căn phòng của cụ Menkiadet.
Menkiadet là nhân vật trung tâm nối kết các thế hệ của dòng họ Buendia lại với
nhau. Yếu tố huyền ảo giúp cho Menkiadet sống mãi bên cạnh những nhân vật khác,
trò chuyện và giúp đỡ họ, dẫn dắt họ đến với cái kết cuối cùng. Ông là nhân vật góp
phần mở đầu sự hưng thịnh cho làng Macondo cũng là người góp mặt vào sự diệt
vong của ngôi làng. Ông tiên đoán được điều bí ẩn và chính ông cũng là người giúp
đỡ người khác để giải mã điều bí ẩn đó. Với Marquez, Menkiadet là nhân vật xuyên
suốt gắn kết bất kể ông có là người sống hay chỉ là một hồn ma vất vưởng, một hồn
ma có sức ảnh hưởng và gần gũi hơn cả những người sống trên thực tế.

2.2.

Điềm báo – lời tiên đoán

Những điềm báo trong hiện thực có thể đúng hoặc sai, có thể thành hoặc không
thành hiện thực, còn trong Trăm năm cô đơn thì dường như chúng đều ứng nghiệm hết

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


23
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

cả. Có khi nào chúng ta đặt ra câu hỏi vì sao cho những điềm báo ấy? Tại sao phải có

chúng và tại sao phải thành sự thật? Một thế giới tâm linh khá rõ ràng và ảnh hưởng
sâu sắc trong tác phẩm của Marquez. Một thế giới tưởng chừng chỉ cần có niềm tin,
nơi mà màu sắc huyền ảo bao trùm giờ đây đều gắn liền với hiện thực rõ ràng.
“Vì lâu nay cậu vẫn thường nói về điềm báo”, “Bất chấp những lí lẽ thông
thường ấy, Aureliano vẫn khẳng định điều mình tiên đoán” [tr.75]. Lời tiên đoán được
chính nhân vật trong tác phẩm công nhận và không phải đơn giản mà nó được xác
định chắc nịch như vậy. Quả thật trong một ngày chủ nhật thì Rebeca đã đến, đã
chứng minh rằng những gì mà Aureliano đã đoán được trước. Đại tá Aureliano
Buendia được cho là người có khả năng tiên đoán từ nhỏ, thế nên khi ngày có một dự
đoán hay gì đó thì mọi người xung quanh lập tức lo lắng và tin rằng trong sớm mai
điều đó sẽ thành sự thật. “Lúc ấy đại tá Aureliano Buendia đã sắp xếp thời gian để cứ
hai tuần một lần gửi một thong báo tỉ mỉ về Macondo. Nhưng chỉ có độc một lần, sau
gần tám tháng ra đi, chàng mới viết thư riêng cho Ucsula. Một sứ giả đặc nhiệm đã
mang đến nhà mộ phong thư được viết với lối chữ rất đẹp của đại tá: “Hãy trông nom
cha thậ cẩn thận vì cha sẽ mất”. Ucsula thảng thốt, “Nếu Aureliano đã nói thì
Aureliano đã biết”, Ucsula nói, và nhờ người khiêng Jose Acadio Buendia vào phòng
ngủ” [tr.203]. Thế là lời tiên đoán ấy lại đúng, cụ Jose Acadio Buendia đã chết giữa
căn phòng trung gian giữa cõi mộng và cõi thực mà cụ không thể nào phân biệt được.
Con người dù cố gắng đến mấy vẫn không thể tránh khỏi được số mạng đã định của
mình. Lời tiên đoán đã chứng minh cho điều đó. Trong thần thoại Hi lạp, câu chuyện
kể về hoàng tử Oedipe có như thế nào vẫn không chạy khỏi số phận được tiên đoán
của mình là “giết cha và cưới mẹ”, số phận con người đã được định đoạt trước và dù
sao đi chăng nữa cũng không thể chối cải, không thể chạy trốn và mặc nhiên phải thi
hành theo đúng quy luật của nó.
Thêm một minh chứng cho yếu tố huyền ảo nói về những điềm báo, đó là hình
ảnh dòi bọ đầy trong nồi sữa cùng với dấu hiệu của thần chết mà Ucsula nhìn thấy,
điều đó như dự báo trước nỗi lo sợ về cái chết của đứa con trai của mình: đại tá
Aureliano Buendia. “Người ta đã giết Aureliano rồi – cụ thảng thốt kêu lên… Người
ta đã giết nó vì tội phản bội” [tr.253], “Đêm xuống, qua làn nước mắt cụ nhìn thấy
những các đĩa tròn vàng óng ánh màu da cam vù vù bay trên trời giống như những tia

chớp và cụ nghĩ đó là dấu hiệu của thần chết” [tr.254].
Điềm báo cứ hiện lên trước mắt người đọc. Những dấu hiệu đó dường như
minh chứng cho những suy nghĩ mà nhân vật cố gắng khẳng định, như Ucsula cứ nghĩ
đến cảnh Aureliano sẽ bị người ta giết mất thôi vì nỗi lo và nỗi sợ cứ liên tục đồn vào
trí óc của bà, rồi cùng những gì diễn ra trước mắt làm bà lại càng thêm tin tưởng, đinh
ninh rằng đó chính là điềm báo xấu xa. Nhưng cũng chính yếu tố huyền ảo đó làm cho
nỗi lo âu càng thêm chân thật, là vì thực ảo hư không trong tác phẩm không có chênh
lệch về giá trị, là vì chúng ngang bằng nhau và luôn ảnh hưởng nhau, tác động lẫn
Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


24
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

nhau. Điềm báo ấy lại đúng, tuy nhiên lần này nó không linh nghiệm hoàn toàn. Đại tá
Aureliano Buendia đã nhém chết nhưng số mạng ông còn may mắn, ông đã vượt qua
cái chết mặc dù thần chết có báo tin cho mẹ ông.
Con đường mà Aureliano Buendia sau này đi theo đều đúng theo các quân bài
mà Pila Tecnera đã nói: “Pila Tecnera liếm môi rồi nở một nụ cười buồn: Anh thích
hợp với chiến tranh, - thị nói, - anh đặt mắt ở đâu thì ở đó viên đạn do anh bắn sẽ
tới.” [tr.123]. Cuộc đời con người vốn bình yên nhưng một khi lời tiên đoán phát ra thì
số phận lập tức thay đổi. Thật vậy, nội chiến đã đến, lịch sử chiến tranh giữa hai phái
Bảo hoàng và Tự do luôn luôn như thế, chúng lôi kéo con người ta vào đau thương và
mất mát, chính chúng đã lôi kéo Aureliano vào cuộc chiến không hồi hết mà sau này
ông đau đớn vô cùng khi nhận ra sự tàn ác, vô nghĩa của chúng. Hình ảnh con mắt của
Aureliano cũng hết sức đặc biệt ngay từ khi ông được sinh ra, con mắt mở thao láo với
ánh nhìn dò xét mọi người, cộng với lời tiên đoán của người mang danh thầy bói đã
góp phần làm nên cuộc sống thứ hai của Aureliano.

Tiếp đến, lời tiên đoán cho biết cái chết đã định trước của Amaranta càng đáng
tin cậy hơn nữa. Những ngày cuối đời, Amaranta không cảm thấy đau khổ mà trái lại,
bà cảm thấy mình được giải thoát khỏi mọi đắng cay “bởi vì thần chết đã đem lại cho
bà vinh dự được báo trước về cái chết sẽ diễn ra sớm hơn dự định của mình vài năm”
[tr.376]. Thần chết đã gặp bà và đối với bà, thần chết chả có gì đáng sợ cả, bởi vì “đó
là một người phụ nữ vận đồ xanh màu thanh thiên với mái tóc dài như suối, nom nó
có vẻ lỗi thời một tí, từa tựa như hình ảnh Pila Tecnera trong cái thời ả vẫn đến nấu
nướng giúp gia đình mình” [tr.377]. Lí do Amaranta suy nghĩ thần chết giống giống
như Pila Tecnera có lẽ vì bà ấy chuyên nghề bói toán và từ những con bài ấy, bà đoán
ra vận mệnh của người ta rất nhiều. Cái chết của Amaranta đều đã được định sẵn, đó
là lúc Amaranta may xong tấm vải liệm cho chính mình, một cái chết êm ái mà thần
chết cho phép bà chuẩn bị thêu cái khăn ấy thật đẹp, thật vừa ý và bà có thể quyết định
thời gian ấy tùy bà “Thần chết không báo cho bà biết giờ chết của mình có phải xảy
ra trước giờ chết của Rebeca không, mà chỉ bảo bà hãy bắt đầu khâu khăn liệm cho
chính mình vào ngày mồng sáu tháng tư tới… Và thần chết còn cho bà biết rằng bà sẽ
chết không đau đớn, không sợ sệt, không cay đắng vào ngay đêm may xong tấm vải
liệm cho chính mình” [tr.377]. Cùng với suy nghĩ rằng cuộc đời nhỏ mọn của mình
xưa nay chưa giúp đỡ được gì cho ai nên bây giờ, Amaranta quyết định dùng lời tiên
tri về cái chết của mình để chứng tỏ khả năng lạ lùng, đồng ý mang hộ thư cho những
người chết.
Cũng giống như Amaranta, Ucsula cũng mang trong mình lời hứa sẽ chết “khi
nào trời tạnh ráo”. Cái thân hình già khọm cùng những biểu hiện của tuổi già đã thôi
thúc cụ nên từ giã cõi đời này đi, điều đó có ích cho cụ hơn. Bởi những nỗi lo lắng cho
dòng họ và những thế hệ sau, chúng càng không nghe lời cụ nhiều hơn và càng trái
thói trái nết hơn, khiến cụ không còn đủ sức để ngăn chặn thảm họa này nữa rồi!
Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096



25
Chi tiết huyền ảo trong Trăm năm cô đơn

“Santa Sophia de la Piedat thì tin chắc rằng chỉ một sớm một chiều thì Ucsula sẽ chết
thôi, vì trong ngày đó bà đã nhìn thấy điềm gở của trời đất: những bông hồng lại có
mùi hương của loài rau muối, một quả bí đựng hạt đậu xanh rơi xuống đầu bà và
những hẹt tiêu ở trên nền nhà nằm theo một trật tự hình học hoàn chỉnh và có hình
con sao biển, rồi một đêm bà thấy có một hàng đĩa màu da cam rực sáng bay ngang
trời” [tr.458]. Điềm báo của đất trời đã xuất hiện, đã lên tiếng thì số mạng con người
chỉ còn biết khuất phục mà tuân theo mà thôi. Quả như vậy, “Ucsula chết vào sáng
sớm ngày thứ năm lễ thánh” [tr.458]. Sau cái chết của Ucsula, hàng loạt các hiện
tượng khác về thiên nhiên xảy ra khiến người ta tin đó chỉ là một nạn dịch hạch, rồi
những hiện tượng khác nữa làm người đọc liên tưởng đến những điềm báo khác, có
liên quan đến số phận của cả vùng đất Macondo này chăng?
Cơn mưa liên tục “suốt bốn năm mười một tháng hai ngày” [tr.422] là một
điềm báo cực kì hư ảo mà có lẽ người đọc cũng phải nghi ngờ khi ban đầu tiếp xúc.
Tuy nhiên, trong thế giới Trăm năm cô đơn, điều đó chỉ hơi kì lạ thôi còn yếu tố hiện
thực vẫn chiếm phần trăm cao hơn. Người ta tin vào trận mưa là có thật, là do thiên
nhiên đang hành hạ ngôi làng và buộc ngôi làng phải hứng chịu thảm họa đó. Bên
cạnh đó, trận mưa kì lạ này lại là một điềm báo – hay chính xác hơn là một dấu hiệu
báo trước sự diệt vong của Macondo. Theo kinh Phật và cả trong kinh thánh cũng có
nói, trận đại hồng thủy là nạn kiếp mà con người phải hứng chịu do sự trách phạt của
thần linh, trong sử thi thần thoại Popol Vuh cũng có kể, khi thần linh tạo ra con người
lần đầu tiên là từ bùn, con người không có linh hồn và do đó bị thần linh nhấn chìm
bằng nước để tiêu hủy chúng. Sự diệt vong có lẽ đã bắt nguồn từ đây mà mãi về sau,
bằng trận đại hạn kéo dài, Macondo mới chính thức bị xóa sổ trên bản đồ thế giới và
kí ức con người.
Hình ảnh đàn kiến ở làng Macondo cũng được huyền ảo hóa mang điềm báo
của sự hủy diệt. “Cô nhìn thấy đám kiến đang phá trụi vườn hoa rồi gặm gỗ nhà cho
thỏa cơn đói lâu ngày, và cô nhìn thấy dòng kiến đỏ ấy một lần nữa chiếm cứ mất

hành lang nhưng cô chỉ bận tâm chiến đấu với kiến đỏ khi thấy chúng ở trong phòng
ngủ của mình” [tr.535]. Đàn kiến xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm đặc biệt trong
thời gian hạn hán kéo dài, chúng phá hủy ghê gớm căn nhà của Ucsula, chúng hiện
diện khắp nơi trong làng Macondo. Những con kiến bình thường nay lại ghê gớm đến
mức không tưởng trong sáng tác của Marquez, chúng được siêu nhiên hóa mang trong
mình sức mạnh phá hủy khủng khiếp, từ vật chất đến cả con người. Cũng giống với
trận hạn hán hay cơn mưa kéo dài, đàn kiến mang ý nghĩa phá hủy mọi thứ như tay
thợ săn chuyên nghiệp, chính đàn kiến là nguyên nhân trực cũng là kết quả cho lời tiên
đoán của Menkiadet trên tấm da thuộc “kiến đang ăn người cuối cùng của dòng họ”
[tr.549].
Lời tiên đoán lớn nhất trong tác phẩm chính là những lời mà Menkiadet đã viết
trên tấm da thuộc của mình. Đến cuối tác phẩm, Marquez đã để cho Aureliano
Nguyễn Thị Thảo Nguyên

K39.606.096


×