Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên Cứu Sử Dụng Thân Lá Ngô Ủ Chua Nuôi Bò Thịt Giai Đoạn Vỗ Béo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.95 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

HÀ NGỌC TƯỞNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THÂN LÁ NGÔ
Ủ CHUA NUÔI BÒ THỊT GIAI ĐOẠN VỖ BÉO
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Tố

THÁI NGUYÊN - 2012
2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
địa chỉ, tác quyền và nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012.
Tác giả


Hà Ngọc Tưởng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo; các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn:
PGS.TS Trần Tố, đã hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề
tài này.
Cám ơn các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn, khoa đã tạo điều kiện
giúp đỡ suốt trong quá trình học tập và hoàn thiện báo cáo.
Xin chân thành cám ơn Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì
đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Hà Ngọc Tưởng


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu.................................................................. v

Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình..........................................................................................vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 4
1.1.1. Kỹ thuật vỗ béo ....................................................................................... 4
1.1.2. Một số nét sơ lược về cây ngô ................................................................ 7
1.1.3. Đặc điểm về tiêu hoá ở gia súc nhai lại .................................................. 8
1.1.4. Ủ chua thức ăn....................................................................................... 22
1.1.5. Lượng thức ăn ủ chua cần thiết............................................................. 35
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước sử dụng phụ phẩm nông
nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại .......................................................... 36
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước................................................................... 36
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 38
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................43
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 43


iv

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 43
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 43
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................................... 43
2.2.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 43

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 44
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 51
3.1. Thí nghiệm 1 ............................................................................................ 51
3.1.1. Kết quả xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây ngô
trước và sau khi ủ chua.................................................................................... 51
3.1.2. Xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở bò................................. 53
3.2. Thí nghiệm 2 ............................................................................................ 57
3.2.1. Kết quả theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng.................................................... 57
3.2.2. Kết quả theo dõi hiệu quả sử dụng thức ăn đến tăng khối lượng vỗ béo
bò thịt............................................................................................................... 61
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 63
1. Kết luận ....................................................................................................... 63
2. Tồn tại ......................................................................................................... 63
3. Đề nghị ........................................................................................................ 64
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Stt

Ký hiệu viết tắt

Các từ (cụm từ) đầy đủ

1.


ADF

Xơ không tan trong dung dịch axit

2.

AXBBH

Axit béo bay hơi

3.

ATP

Adenozintriphosphat

4.

ctv

Cộng tác viên

5.

CHO

Carbohydrate

6.


CK

Chất khô

7.

CP

Protein thô

8.

DIP

Protein ăn vào được tiêu hóa

9.

ĐVT

Đơn vị tính

10. ME

Năng lượng trao đổi

11. NDF

Xơ không tan trong dung dịch trung tính


12. NE

Năng lượng thuần

13. NFC

Carbohydrate không xơ

14. NPN

Nitơ phi protein

15. NRC

Hội đồng nghiên cứu quốc gia (Mỹ)

16. RDP

Protein phân giải ở dạ cỏ

17. RUP

Protein không bị phân giải ở dạ cỏ

18. TL

Tỷ lệ

19. TLTH


Tỷ lệ tiêu hóa

20. TMR

Khẩu phần trộn hoàn chỉnh

21. TN

Thí nghiệm

22. UIP

Protein ăn vào không bị phân huỷ

23. VCK

Vật chất khô

24. VSV

Vi sinh vật


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ................................................................ 46
Bảng 2.2. Khẩu phần ăn cho bò và thành phần giá trị dinh dưỡng................. 47
Bảng 3.1. Thành phần hóa học của cây ngô tươi và ngô ủ chua .......................... 51
Bảng 3.2. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô của bò ăn khẩu phần thí nghiệm ......... 53

Bảng 3.3. Tỷ lệ tiêu hóa protein trong thức ăn của bò.................................... 54
Bảng 3.4. Tỷ lệ tiêu hóa xơ của bò ăn khẩu phần thí nghiệm......................... 55
Bảng 3.5. Sinh trưởng tích lũy của bò theo thời gian thí nghiệm................... 57
Bảng 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối của bò theo thời gian thí nghiệm................. 58
Bảng 3.7. Sinh trưởng tương đối của bò theo thời gian thí nghiệm ............... 60
Bảng 3.8. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng...................................... 61
Bảng 3.9. Chi phí thức ăn trong vỗ béo bò thịt............................................... 62


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ qui trình vỗ béo bò.................................................................. 7
Hình 1.2: Sơ đồ con đường tiêu hóa Protein và carbohydrate trong dạ cỏ..... 12
Hình 1.3: Sơ đồ động thái lên men của dạ cỏ ................................................. 13
Hình 1.4: Sơ đồ sự chuyển hoá các chất chứa nitơ trong dạ cỏ...................... 17
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở bò............................. 56
Hình 3.2. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của bò thí nghiệm ................................ 58
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của bò theo thời gian....................... 59
Hình 3.4. Đồ thị sinh trưởng tương đối của bò theo thời gian........................ 60


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống chủ yếu ở nông thôn.
Nguồn thu nhập chính của nông dân là sản phẩm của chăn nuôi và trồng trọt.
Trong đó chăn nuôi trâu bò đã và đang góp phần quan trọng làm tăng giá trị
sản xuất ngành nông nghiệp, đồng thời nâng cao nguồn thu nhập cho người
chăn nuôi. Ngày nay, với việc cơ khí hóa sản xuất nông nghiệp nhưng chăn

nuôi trâu bò vẫn chiếm một vị trí quan trọng. Bởi vậy, chăn nuôi trâu bò ngoài
cung cấp sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, chúng còn cung
cấp thực phẩm quý cho xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế của xã hội, đời
sống của nhân dân ngày một nâng cao, nhu cầu của người dân về thịt, sữa
tăng là cơ hội thúc đẩy ngành chăn nuôi trâu bò phát triển...
Vấn đề quan trọng để phát triển chăn nuôi trâu bò là phải đáp ứng đầy
đủ lượng thức ăn thô xanh quanh năm và cân bằng dinh dưỡng. Nguồn thức
ăn thô xanh chính cung cấp cho đàn bò nước ta chủ yếu dựa vào đồng cỏ tự
nhiên và cỏ trồng, trong khi đó nhu cầu sản xuất lương thực cùng với tốc độ
đô thị hóa ngày càng cao làm cho diện tích đồng cỏ tự nhiên, đất đai trồng cỏ
và chăn thả trâu bò bị thu hẹp. Vào mùa đông ở miền Bắc cũng như mùa khô
ở miền Nam thường khan hiếm thức ăn thô xanh làm cho ngành chăn nuôi
trâu bò gặp nhiều khó khăn, trong khi đó ngoài nguồn thức ăn là cỏ thì nguồn
phụ phẩm nông nghiệp của nước ta rất dồi dào. Vì vậy, việc sử dụng phụ
phẩm nông nghiệp cho trâu bò trở nên quan trọng trong các mùa vụ mà cỏ tự
nhiên kém phát triển, không đáp ứng đủ số lượng cũng như chất lượng cho
đàn gia súc.
Hàng năm các tỉnh miền Bắc đều có diện tích trồng ngô khá lớn, tập trung
chủ yếu vụ đông xuân. Việc thu hoạch ngô vụ đông xuân thường vào tháng 3;


2
tháng 4, đây là thời điểm thường có mưa nhiều nên việc chế biến thân lá ngô
bằng phương pháp phơi khô gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó người dân còn
chưa được biết nhiều về việc chế biến thân lá ngô làm thức ăn cho gia súc, vì
vậy thân lá ngô thường được bỏ tại ruộng hoặc đốt làm phân bón.
Nghiên cứu xử lý, chế biến thức ăn thô để chăn nuôi trâu bò không chỉ
có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, trong điều kiện Việt
Nam các nghiên cứu này có tầm ứng dụng rộng rãi vì nó thiết thực, thúc đẩy
chăn nuôi trâu bò phát triển, giải quyết được các khó khăn do không thể phát

triển đồng cỏ trên cơ sở tận thu nguồn phế liệu nông nghiệp, giải quyết được
cả vấn đề môi trường do khói bụi của việc đốt các phế liệu này gây ra đang là
vấn đề tồn tại ở nhiều địa phương, đồng thời góp phần làm tăng hiệu quả chăn
nuôi trong đó có chăn nuôi bò thịt.
Nguồn thân lá cây ngô tươi sau thu hoạch bắp hằng năm ở nước ta lên
tới hàng chục triệu tấn. Việc nghiên cứu dùng chúng làm thức ăn nuôi bò nói
riêng cũng như nguồn phế phụ phẩm trồng trọt nói chung là vấn đề thực tiễn
to lớn trong chăn nuôi ở nước ta. Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu sử dụng thân lá ngô ủ chua nuôi bò thịt trong giai đoạn
vỗ béo”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thân lá
ngô trước và sau khi ủ chua (thân lá cây ngô sau thu hoạch bắp ở thời điểm
110 ngày tuổi).
- Đánh giá khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng của thức ăn có sử
dụng thân lá ngô tươi và ủ chua ở bò thịt.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng thân lá ngô sau chế biến bằng phương
pháp ủ chua cho bò thịt giai đoạn vỗ béo.


3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần cung cấp thêm nguồn thông tin khoa học cần thiết cho việc
nghiên cứu về chế biến phế phụ phẩm sau thu hoạch của ngành nông nghiệp
từ thân lá cây ngô để sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc nhai lại nói
chung và chăn nuôi bò thịt vỗ béo nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phục vụ cho sản xuất trong việc tận dụng hiệu quả phế phụ phẩm từ
thân lá cây ngô sau thu hoạch làm nguồn thức ăn trong chăn nuôi nhằm giảm

chi phí giá thành và đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
- Khuyến cáo cho người chăn nuôi trong việc sử dụng phương pháp chế
biến, sử dụng ủ chua thân lá ngô sau thu hoạch làm thức ăn chăn nuôi.
- Góp phần giảm áp lực thức ăn thô xanh cho gia súc nhai lại vào mùa
đông và giảm ô nhiễm môi trường do đốt thân lá cây ngô khô sau thu hoạch bắp.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Kỹ thuật vỗ béo
Nuôi vỗ béo bò là nuôi dưỡng đặc biệt với mức ăn dồi dào, khẩu phần
có giá trị hoàn thiện nhằm mục đích thu được ở con vật một lượng thịt tối đa
với chất lượng thoả đáng. Có rất nhiều phương pháp vỗ béo khác nhau và
phương pháp quản lý bò vỗ béo cũng khác nhau tuỳ theo phương pháp vỗ
béo. Phương pháp quản lý thường không cố định vì nó phải thay đổi tuỳ theo
các yếu tố như đặc điểm của giống bò, điều kiện nuôi dưỡng và tiêu chuẩn thịt
bò mà thị trường yêu cầu. Thời gian vỗ béo tuỳ thuộc vào tuổi, độ béo của bò
trước khi vỗ béo và yêu cầu của thị trường về khối lượng bò, chất lượng
thịt,… Thông thường thời gian vỗ béo là 60-90 ngày.
1.1.1.1. Các phương pháp vỗ béo
Căn cứ vào đối tượng đưa vào vỗ béo có thể chia ra các kiểu vỗ béo sau:
a. Vỗ béo bò lấy thịt trắng
Đây là kiểu vỗ béo bò sữa trước 3-4 tháng tuổi. Thông thường chỉ dùng
bò đực, đặc biệt là bò đực hướng sữa. Nuôi bò chủ yếu bằng sữa mẹ, yêu cầu
tăng khối lượng khoảng 1 kg/con/ngày trong thời gian này có thể cho bò ăn
thêm cỏ khô, thức ăn tinh và củ quả.
Hiện nay ở nước ta “bò thui” rất được ưa chuộng, nhưng bò thường

được giết thịt sớm mà không qua vỗ béo nên không khai thác được hết tiềm
năng cho thịt của bò. Hơn nữa, trong chăn nuôi bò hiện nay bò đực thường
được các hộ gia đình nuôi tuyển chọn để làm giống nên việc vỗ béo bò đực
trong giai đoạn bú sữa còn rất hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu và giá trị thịt bò
thì đây là một hướng phát triển quan trọng trong chăn nuôi bò lai hướng thịt.


5

b. Vỗ béo bò sớm sau cai sữa
Bò được đưa vào vỗ béo ngay sau khi cai sữa hay sau một thời gian
huấn luyện 30-45 ngày. Hình thức này phù hợp cho những trang trại nuôi vỗ
béo thương phẩm. Bò thuộc giống bò thịt có tầm vóc lớn (bò lai) thích hợp
với kiểu vỗ béo này.
c. Vỗ béo bò non
Đối với vỗ béo phổ biển nhất hiện nay ở nước ta là bò tơ (cả đực và cái)
ở độ tuổi từ 12-18 tháng tuổi. Thức ăn tinh trong khẩu phần không dưới 30%
giá trị năng lượng và có thể tăng lên ở giai đoạn cuối của kỳ vỗ béo. Trước khi
đưa vào vỗ béo đàn bò đã trải qua một thời kỳ nuôi sinh trưởng khi đạt được
thể vóc và khối lượng nhất định bò sẽ được chuyển vào thời gian vỗ béo.
d. Vỗ béo bò trưởng thành
Bò sinh sản và các loại bò khác trước khi đào thải được qua một giai
đoạn vỗ béo để tận thu lấy thịt. Đặc biệt trong chăn nuôi bò thịt việc sinh sản
thường được điều khiển theo mùa vụ. Sau một vụ phối giống những bò cái
không có khả năng sinh sản sẽ được loại thải để vỗ béo khai thác thịt. Thời gian
vỗ béo thông thường là 2-3 tháng phụ thuộc vào độ béo ban đầu và nguồn thức
ăn. Không nên kéo dài thời gian vỗ béo quá 3 tháng vì lúc này bò sẽ có tăng
khối lượng thấp, hiệu quả chuyển hoá thức ăn thấp và do đó mà hiệu quả kinh
tế sẽ bị hạn chế.
1.1.1.2. Quản lý bò vỗ béo

a. Quản lý bò mới đưa vào vỗ béo
Bò trước lúc giết thịt thường được chuyển (mua về) để vỗ béo ở một
nơi tập trung. Bò mới đưa vào vỗ béo cần khoảng 2 tuần để thích nghi với
môi trường mới. Có thể áp dụng các biện pháp sau đây để ổn định bò mới đưa
về vỗ béo:


6
- Nhốt tách riêng những bò mới đưa về vỗ béo nhằm không cho chúng
ở cạnh những con cũ đã thích ứng rồi để tránh lây nhiễm bệnh. Khi vỗ béo
trong chuồng, đàn bò vỗ béo thường được chia nhóm gồm có cùng giới tính,
cùng tuổi và tương đương về khối lượng trong cùng một ô chuồng.
- Bò mới phải được nghỉ ngơi ở những khu vực khô ráo, sạch sẽ và
không được nhốt quá chật chội.
- Trong thời gian này cần đánh dấu, thiến (nếu chưa thiến), kiểm tra sức
khoẻ bò, tẩy giun sán, phun thuốc trừ ve và tiêm phòng cho bò.
- Cung cấp đầy đủ nước uống là rất quan trọng vì bò có xu hướng bị
mất nước sau thời gian vận chuyển dài.
- Bò mới mua về nên chăn thả từ từ để bò có thể thích nghi với môi
trường mới. Trong điều kiện nuôi nhốt thì thành phần thức ăn cho chúng nên
thay đổi từ từ cho đến khi ăn khẩu phần vỗ béo. Khối lượng thức ăn tăng lên
từ từ khi thể trạng và hình dáng của bò cho thấy bò không còn sụt cân nữa.
- Bò mới mua về hoặc trước khi đưa vào vỗ béo thì cần được tẩy giun
sán như: sán lá gan, sán sơ mít, sán dây…
b. Quản lý bò trong thời gian vỗ béo
- Xác định khối lượng bò và lượng thức ăn thu nhận: Khối lượng của
từng con bò phải được xác định tại thời điểm bắt đầu vỗ béo và ghi chép lại
hàng tháng cho đến khi xuất chuồng. Nếu thấy bò hơi giảm khối lượng hay
tăng khối lượng kém so với tháng trước thì phải kiểm tra xem bò có bệnh gì
không, hoặc các điều kiện về môi trường khác. Lượng thức ăn thu nhận cho

cả đàn bò cũng cần được ghi chép. Khối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô cần
được định lượng khi cho ăn và ghi chép lại.
- Quản lý sức khoẻ hàng ngày: Hàng ngày phải quan sát đàn bò vỗ béo
nhằm bảo vệ và can thiệp đối với những con có biểu hiện không bình thường
càng sớm càng tốt. Một số điểm then chốt trong việc quan sát là lượng thức ăn


7
ăn vào, hô hấp, dáng đi, vùng bụng, tình trạng phân và nước tiểu. Máng nước
phải thường xuyên sạch và dọn dẹp chuồng trại hàng ngày.
- Quản lý hoạt động sinh dục của bò: Nếu đàn bò vỗ béo là bò đực non thì
hiện tượng chúng nhảy nhau thường khá phổ biến và gây thiệt hại đáng kể về
mặt kinh tế. Tổn thất gây ra chủ yếu là do gây chấn thương và stress cho cả con
nhảy và con bị nhảy. Thiến bò sẽ giảm được hiện tượng này nhưng không loại
trừ được hoàn toàn. Do đó, cần sớm phát hiện và tách riêng những con đó ra.
Nếu đàn bò vỗ béo là bò cái thì bình thường chúng có biểu hiện động dục đều
đặn theo chu kỳ tính. Điều này gây ra nhiều phiền phức cho quản lý và có lẽ đây
là nguyên nhân quan trọng lạm giảm tăng khối lượng so với bò đực. Bò cái tơ
thường động dục trong khoảng 20 giờ và trong thời gian đó nó có thể bị con
khác nhảy lên trên nhiều lần. Hơn nữa, trong thời gian này bò ăn kém. Gần đây
người ta sử dụng một số loại thuốc ức chế động dục cho bò cái nuôi vỗ béo.
c. Tóm tắt quá trình nuôi bò vỗ béo như sau:
Chọn


Tẩy
(1)

giun
sán


(2)

Làm
quen với
TĂ vỗ
béo

Đánh

Nuôi
(3)

vỗ béo

(4)

giá

Hình 1.1: Sơ đồ qui trình vỗ béo bò
1.1.2. Một số nét sơ lược về cây ngô
Ngô còn gọi là bắp, tên khoa học là Zea mays L. Trong tiếng Anh
“maize” xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha (maíz) là thuật ngữ trong tiếng
Taino để chỉ loài cây này, là từ thông dụng Vương quốc Anh để chỉ cây
ngô. Tại Hoa Kỳ, Canada và Australia, thuật ngữ hay được sử dụng là corn,
là từ trước đây dùng để gọi cho một loại cây lương thực, hiện nay thuật ngữ


8
này dùng để chỉ cây ngô, là dạng rút gọn của "Indian corn" là “cây lương

thực của người Anh điêng”.
Thời gian sinh trưởng của cây ngô dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào
giống và điều kiện ngoại cảnh. Trung bình thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến
khi chín từ 90 đến 160 ngày, Sự phát triển của cây ngô chia ra làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Từ khi gieo đến khi xuất hiện nhị cái
- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu với việc thụ tinh của hoa
cái cho đến khi hạt chín hoàn toàn.
Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian sinh trưởng phát triể của cây
ngô, song có thể chia ra các thời kỳ sau: Thời kỳ nảy mầm, thời kỳ 3 - 6 lá,
thời kỳ 8 - 10 lá, thời kỳ xoáy nõn, thời kỳ nở hoa và thời kỳ chín.
Thân cây ngô sau thu hoạch có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong tất cả
các loại phụ phế phẩm từ ngũ cốc, và vì thế nó có tiềm năng lớn trong việc
cải thiện dinh dưỡng cho gia súc. Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn
Cải và ctv (1999) thì thân cây ngô sau thu hoạch có 25-26% chất khô; 32%
xơ thô; 68,7% NDF; Tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ: 53,3% và năng lượng trao
đổi cho trâu bò: 7,46 MJ/kg chất khô. Cản trở lớn nhất đối với việc sử dụng
thân cây ngô sau thu hoạch là khô, cứng vì vậy cần thiết bị cán dập, chặt
ngắn, phơi khô trước khi cho ăn hoặc phơi khô dùng dần (Trích Vũ Chí
Cương, 2007) [3].

1.1.3. Đặc điểm về tiêu hoá ở gia súc nhai lại
Trong chăn nuôi gia súc nhai lại, sự lên men thức ăn ở dạ cỏ nhờ vào
hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Quá trình lên men thức ăn và sản phẩm
cuối cùng từ quá trình nên men là những yếu tố quan trọng trong việc cải
thiện dinh dưỡng cho bò. Sự cân bằng các sản phẩm cuối cùng của quá trình
lên men trong dạ cỏ phù hợp với sinh lý gia súc sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng thức ăn trong khẩu phần cũng như năng suất của vật nuôi.


9

Hệ vi sinh vật dạ cỏ đóng một vai trò quan trọng cho quá trình nên
men thức ăn trong dạ cỏ. Do đó những hiểu biết về hệ vi sinh vật dạ cỏ giúp
chúng ta phương pháp điều chỉnh khẩu phần ăn để sao cho sản phẩm cuối
cùng của quá trình nên men trong dạ cỏ đáp ứng được nhu cầu của gia súc.
1.1.3.1. Hệ vi sinh vật dạ cỏ
Hệ vi sinh vật dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần
ăn. Tính từ năm 1941 những công trình nghiên cứu đầu tiên về sinh vật dạ
cỏ đến nay đã có tới hơn 200 loài vi sinh vật dạ cỏ được mô tả và ít nhất có
20 loài protozoa đã được xác định. Vi sinh vật dạ cỏ bao gồm: Vi khuẩn,
nấm, protozoa, mycoplasma, các loại vi rút và thể thực khuẩn. Mycoplasma,
virus và thể thực khuẩn không đóng vai trò quan trọng trong tiêu hoá xơ.
Quần thể vi sinh vật dạ cỏ có sự biến đổi theo thười gian và phụ thuộc vào
tính chất của khẩu phần ăn. Mật độ vi khuẩn, protozoa và nấm biến động
theo thứ tự trong khoảng 109 - 1010, 105 - 106, 103 -105 trong 1 ml dịch dạ
cỏ. Hệ vi sinh vật dạ cỏ đều là vi sinh vật yếm khí và sống chủ yếu bằng
năng lượng sinh ra từ quá trình nên men các chất dinh dưỡng. Gia súc nhai
lại được thoả mẫn nhu cầu dinh dưỡng nhờ vào các sản phẩm của quá trình
nên men trong dạ cỏ tế bào vi sinh vật; axit béo bay hơi (AXBBH) và trong
một số trường hợp từ các chất dinh dưỡng thoát qua. Thành phần của tế bào
vi sinh vật dạ cỏ tương đối ổn định: Protein thực: 32-42%; Các phân tử nhỏ
chứa nitơ: 10%; Axit nucleic: 8%; Lipid: 11-15%; Polysaccharide: 17%;
Khoáng: 13% , thức ăn chính của động vật nhai lại là cỏ xanh giàu
carbohydrate dễ hoà tan cũng như cellulose và hemicellulose là thành phần
chính của thành tế bào thực vật. Tác nhân chính lên men tinh bột, đường
cũng như chất xơ là Bacteria, nấm yếm khí và Protozoa (Preston và Leng,
1987) [49].


10


Bacteria: là vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại thường chiếm
số lượng lớn nhất trong vi sinh vật dạ cỏ và là tác nhân chính trong quá trình
tiêu hoá xơ.
Tổng số vi khuẩn trong dạ cỏ thường là 109 -1011 tế bào/g chất chứa
dạ cỏ (Nguyễn Xuân Trạch, 2003) [22].
Bacteria là tác nhân chính phân huỷ chất xơ (là thành phần bền vững
của tế bào thực vật). Chúng có mặt trong dịch dạ cỏ, trên bề mặt các mẩu
thức ăn, cũng như sống trong các nếp gấp biểu mô và bám vào Protozoa.
Trong quá trình tiêu hoá, thức ăn liên tục dời khỏi dạ cỏ nên Bacteria bám
vào các mẩu thức ăn liên tục đi xuống dạ múi khế và bị tiêu hoá. Chúng trở
thành nguồn protein có giá trị sinh học cao cho gia súc nhai lại. Theo Cheng
và cộng sự (trich từ tài liệu của Preston và Leng, 1987) [49] thì vi khuẩn
Bacteria cần bám vào các mẩu thức ăn để tiêu hoá xơ nhưng cũng có một số
loại có khả năng tiết ra ngoài men tiêu hoá cellulose, các men đó có dạng
bọc, chúng phân huỷ cellulose; cellobiose gồm 2 phân tử glucose. Cellobiose
lại được tiếp tục lên men để tạo thành các axit béo bay hơi. Những loại
Bacteria quan trọng nhất tiêu hoá xơ là: Ruminococcus; Butyrivibrio;
Selenomonas; Bacteroides (Shirley - 1986 [56]; Butterworth, 1972 [31]).
Nấm yếm khí: Mới được tìm thấy trong những năm gần đây, nhưng
chúng cũng có một vai trò quan trọng. Chúng là sinh vật đầu tiên xâm nhập
và công phá cấu trúc các mô bào thực vật. Chúng làm giảm độ bền vững
thành tế bào thực vật nhờ các khuẩn nấm phát triển cắm sâu vào các mô bào
thực vật. Chính sự phá vỡ thành tế bào thực vật của nấm cho phép Bacteria
bám vào và tiếp tục tiêu hoá cellulose (Akin và cộng sự -1985) trích tài liệu
của Preston và Leng - 1987 [49]. Nấm chỉ phá vỡ phức chất Hemicellulose lignin chứ thực tế chúng không phân huỷ được lignin. Như vậy, xơ được bảo
vệ bởi lignin chỉ được lên men bởi Bacteria (Shirley, 1986 [56];


11


Butterworth, 1972 [31]; Preston và Leng, 1987 [49]). Rõ ràng có một mối
quan hệ chặt chẽ giữa nấm và các loài vi sinh vật khác trong dạ cỏ. Sự hoạt
động của các loại Bacteria trong dạ cỏ cũng có sự phối hợp lẫn nhau. Loại
Bacteria này sử dụng sản phẩm nên men của các loài khác và sản phẩm cuối
cùng là các axit béo bay hơi, CH4, CO2 và nước.
Protozoa: Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thức
ăn thực vật thô. Trong dạ cỏ Protozoa có số lượng ít hơn Bacteria, Protozoa
có số lượng khoảng 105 - 106 tế bào/gam chất chứa dạ cỏ. Người ta đã tìm
thấy 2 nhóm Protozoa chính trong dạ cỏ. Nhóm thứ nhất phát triển mạnh khi
gia súc ăn khẩu phần có nhiều xơ cùng với tinh bột. Nhóm thứ 2 phát triển
mạnh khi gia súc ăn khẩu phần có nhiều xơ nhưng bổ sung rỉ mật hoặc cỏ
non. Protozoa tiêu hoá tinh bột, đường với tốc độ rất nhanh. Do đó tránh cho
tinh bột, đường không bị vi khuẩn nên men để biến thành các axit béo bay
hơi. Vì lý do đó mà Protozoa góp phần làm ổn định pH dạ cỏ. Protozoa còn
ăn và tiêu hoá các Bacteria do đó sẽ làm giảm số lượng Bacteria bám vào
các mẩu thức ăn (Shirley, 1986 [56]; Preston và Leng; 1987 [49]). Những số
liệu của Soetanto (1986) cho biết khi loại bỏ Protozoa khỏi dạ cỏ cừu đã làm
tăng số lượng Bacteria và tăng tỷ lệ tiêu hoá chất khô lên thêm 18%. (Trích
Preston và Leng, 1991) [48].
Rõ ràng sự hoạt động của các vi sinh vật không phải là độc lập mà có
sự tác động tương hỗ lẫn nhau. Quá trình tương hỗ đó đã thúc đẩy quá trình
tiêu hoá xơ và các chất dinh dưỡng khác, tạo ra các sản phẩm dễ hấp thu cho
vật chủ đó là axit béo bay hơi.

1.1.3.2. Quá trình tiêu hoá thức ăn và trao đổi chất trong dạ cỏ của động
vật nhai lại
Quá trình tiêu hoá thức ăn và trao đổi chất trong dạ cỏ được Preston và
Leng, 1991 [48] đưa mô hình tổng quát như sau:



12

Tinh bột, đường, xơ

Protein

Peptides

Axit amin
Vi sinh vật

AXBBH + CO2 + CH4

+

NH3

Hình 1.2: Sơ đồ con đường tiêu hóa Protein và carbohydrate trong dạ cỏ
Thức ăn ăn vào dạ cỏ là nguồn cơ chất cho quá trình nên men bởi vi
sinh vật, phần không được lên men sẽ chuyển qua dạ tổ ong, múi khế, một
phần tiềm tàng cho quá trình lên men được thoát qua quá trình nên men dạ cỏ.
Lượng thức ăn thoát qua tuỳ thuộc vào mức độ nuôi dưỡng, chúng được tăng
lên khi lượng thức ăn ăn vào tăng và kích thước thức ăn nhỏ. Tốc độ chuyển
rời thức ăn trong dạ cỏ tăng lên ở thức ăn dạng lỏng hơn thức ăn dạng cứng.
Những thức ăn không bị lên men ở dạ cỏ được gọi là các chất dinh
dưỡng “thoát qua”. Thuật ngữ protein thoát qua (là chỉ những protein không
bị phân giải ở dạ cỏ mà được tiêu hóa ở dạ múi khế và ruột non). Ngoài
protein “thoát qua” còn có hydratcarbon “thoát qua”. Nguồn chất dinh dưỡng
này rất quan trọng đối với gia súc có năng suất cao.
Động thái sự lên men ở dạ cỏ được Preston và Leng, 1987 [49] tóm tắt

như sau:


13
Thức ăn
ADP
ATP
Dạ cỏ
YATP

MATP

NH3
Peptids

ADP + nhiệt

Nhiệt

Axit amin
Khoáng
Đơn chất khác
Thức ăn không bị lên men

NH3 + nhiệt
Vi sinh vật

VFA
Luân chuyển


Hấp thụ

+
ợ hơi

CH4

thải ra

Dạ múi khế
Hình 1.3: Sơ đồ động thái lên men của dạ cỏ
Vì sự vắng mặt ôxy trong các dạ trước, nên vi sinh vật có thể
giải phóng một lượng năng lượng nhỏ từ thức ăn, khoảng 4 - 5 phân tử
ATP từ quá trình nên men 1 phân tử glucoza. Sự phát triển vi sinh vật


14

không chỉ cần năng lượng mà chúng còn cần nguồn nitơ, khoáng…
cho quá trình tổng hợp sinh khối.
Các thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn của gia súc nhai
lại bao gồm: Carbohydrates, hợp chất chứa nitơ và lipit. Các quá trình trao đổi
chất trong thành phần dinh dưỡng được tổng hợp như sau:
a. Tiêu hoá carbohydrates (CH 2 O)
Carbohydrates chiếm khoảng 70 - 80% vật chất khô trong khẩu
phần gia súc nhai lại và được phân chia thành CH 2 O cấu trúc và
CH 2 O phi cấu trúc của vách tế bào thực vật (Van Soest, 1994) [60].
Loại CHO không có cấu trúc bao gồm: đường, tinh bột và pectins.
Các loại đường tự do hoặc là carbohydrates hoà tan là những đường
đơn hay đường đa chứa 2 - 6 phân tử glucoza. Pectin là phần liên kết

với vách tế bào thực vật nhưng không liên kết với phần đã lignin hoá
ở vách tế bào. Carbohydrates cấu trúc bao gồm: xenluloza,
hemixenluloza và phenolic lignin. Những thành phần này nằm ở vách
tế bào thực vật và không hoà tan trong dung dịch trung tính.
Carbohydrates cấu trúc bao gồm phần không hoà tan có thể tiêu hoá
và phần không thể tiêu hoá được.
Quá trình lên men carbohydrates cấu trúc bắt đầu sau pha chậm.
Trong pha chậm này vi khuẩn bám chặt vào các thành phần không hoà
tan của thức ăn và các men được tổng hợp. Một lượng nhỏ
carbohydrates hoà tan trong khẩu phần có vai trò thúc đẩy quá trình
phân giải carbohydrates không hoà tan bằng cách thúc đẩy sự tăng
sinh khối vi khuẩn.
Carbohydrates phi cấu trúc không đòi hỏi pha chậm và quá
trình lên men với tốc độ nhanh, diễn ra ngay sau khi ăn vào. Đường
tự do được xem như lên men ngay lập tức. Mặc dù tỷ lệ phân giải


15

tiềm tàng cao, nhưng một số carbohydrates như là tinh bột, fructoans
được thoát qua dạ cỏ. Nhìn chung xenluloza, hemixenluloza, pectic
và đường tự do tiêu hoá được phân giải ở dạ cỏ, phần còn lại được
tiêu hoá ở túi mù.
AXBBH là sản phẩm chính của quá trình nên men ở động vật
nhai lại. Theo Proston và Leng, 1987 [49] thì có tới 60% năng lượng
tiêu hoá của thức ăn ở dạng AXBBH và khoảng 30% từ các chất dinh
dưỡng chứa trong tế bào vi sinh vật. Nếu ta thừa nhận vi sinh vật được
tiêu hoá với tỷ lệ 80% và tế bào vi sinh vật có thành phần như sau:
60% protein, 20% axit nucleic, 10% polysacharide và 10% lipid, thì
axit béo bay hơi hấp thu được và các chất dinh dưỡng từ tế bào vi sinh

vật có thể đóng góp theo tỷ lệ sau: axit béo bay hơi 60-70%; axit amin
20%; carbohydrate 4%; lipid 8% vào khẩu phần (Preston và Leng 1987) [49]. Ngoài ra còn phải kể đến một số axit béo mạch dài có
trong khẩu phần và một lượng protein cũng như tinh bột “thoát qua”
dạ cỏ trong các khẩu phần khác nhau.
AXBBH được hấp thu bằng cách khuếch tán qua thành dạ cỏ.
Khoảng 25% được hấp thu ở phần sau dạ cỏ vì lượng này rời khỏi dạ
cỏ cùng với thức ăn. Phần lớn dịch ở dạ tổ ong chưa có biến đổi gì và
chuyển thẳng xuống dạ múi khế qua nếp gấp của dạ lá sách (Hill 1993) [35].
Các AXBBH sản sinh trong quá trình nên men ở dạ cỏ được hấp
thu vào máu qua vách dạ cỏ. Là nguồn năng lượng cho động vật nhai
lại, chúng cung cấp khoảng 70 - 80% tổng số năng lượng được hấp thu
bởi gia súc nhai lại. ATP cũng được hình thành trong quá trình nên
men carbohydrates. Sự sinh trưởng của VSV dạ cỏ phụ thuộc rất lớn
vào nguồn cung cấp năng lượng này.


16

b. Sự chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ
Hợp chất chứa nitơ trong thức ăn của gia súc nhai lại bao gồm: protein
thực và nitơ protein (NPN). Protein thô có thể được phân thành loại hoà tan
và loại không hoà tan. Cũng giống như carbohydrates, protein thô loại hoà tan
được phân giải hầu như hoàn toàn và ngay lập tức sau khi ăn vào. Loại
protein không hoà tan chứa cả phần được phân giải và phần không được phân
giải tại dạ cỏ.
Theo NRC, (2001) [46] protein thô có thể chia thành 3 thành phần như
sau: protein hoà tan, protein có tiềm năng phân giải và protein không phân
giải trong dạ cỏ (RUP). Protein hoà tan và protein có tiềm năng phân giải
trong dạ cỏ là khác nhau về đặc điểm phân giải nhưng có thể được xếp vào
một nhóm là protein phân giải dạ cỏ (RDP). Như vậy sẽ có loại phân giải

nhanh, trung bình và chậm. Tốc độ phân giải tuỳ thuộc vào đặc điểm của thức
ăn, hoạt động phân giải của VSV và môi trường dạ cỏ.
Cả vi khuẩn, protozoa, nấm dạ cỏ đều tham gia vào quá trình phân giải
các chất chứa nitơ. Tuy vậy, vi khuẩn dạ cỏ là thành phần quan trọng nhất
trong quá trình tiêu hoá. Khoảng 30-50% loài vi khuẩn được phân lập từ dạ cỏ
là có khả năng phân giải protein và đóng góp hơn 50% hoạt động phân giải
protein trong dạ cỏ. Khả năng phân giải protein của protozoa cao hơn vi
khuẩn, song chỉ có khoảng 10-20% protozoa hoạt động phân giải protein
(Nugent và Mangan - 1981) [47].
Quá trình chuyển hoá các chất chứa nitơ trong dạ cỏ của gia súc nhai lại
được tóm tắt qua sơ đồ sau 1.4


17
Thức ăn

Protein

NPN

Protein không

Protein bị

bị phân giải

phân giải

NPN


Urê
Nước bọt

Peptit
Dạ
cỏ

A.amin

Amoniac

Urê
Gan

Protein
Vi sinh vật

Urê
Tiêu hoá trong
ruột non

Thận
Nước tiêu

Hình 1.4: Sơ đồ sự chuyển hoá các chất chứa nitơ trong dạ cỏ


×