Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

các vấn đề cơ bản nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.41 KB, 70 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC VIẾT TẮT
HĐTD
TN
LNTT
LNST
QH
NHNN
UBND
DPRR
TD
TNDN
DT
CP

Hoạt động tín dụng
Thu nhập
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Quốc hội
Ngân hàng Nhà nước
Ủy ban nhân dân
Dự phòng rủi ro
Tín dụng
Thu nhập doanh nghiệp
Doanh thu


Chi phí


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển bền vững, đạt được
những thành tựu đáng tự hào cũng như hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới,
tôi là một sinh viên năm cuối nhận thức rõ trách nhiệm của mình cần chuẩn bị hành
trang thật tốt để đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của cả nước.
Được học dưới mái trường Đại học Kinh tế Quốc dân – ngôi trường hàng đầu
Việt Nam về kinh tế, tôi đã được rèn luyện và trau dồi, học hỏi những kiến thức rất
sâu rộng về nền kinh tế nhờ sự chỉ bảo của các thầy cô giàu tri thức và trách nhiệm.
Tuy nhiên, tôi vẫn chưa có nhiều cơ hội để được trải nghiệm thực tế, học hỏi từ
thực tiễn. Vì thế, trong quá trình thực tập tốt nghiệp của mình, tôi đã ứng tuyển và
trở thành Thực tập sinh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á
SeABank - Chi nhánh Long Biên.
Trải qua quá trình thực tập, tôi đã được tìm hiểu về các hoạt động của
SeABank chi nhánh Long Biên, được hướng dẫn để trực tiếp thực hành các nghiệp
vụ tại Chi nhánh. Cũng trong thời gian này, từ những kiến thức đã được học cùng
với tình hình thực tế tại cơ sở thực tập, tôi nhận thấy rằng hoạt động tín dụng là
hoạt động có vai trò quan trọng nhất tại đây, tuy nhiên hiệu quả hoạt động này vẫn
chưa tương xứng với điều kiện của SeABank chi nhánh Long Biên. Vì vậy, tôi lựa
chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông
Nam Á Chi nhánh Long Biên” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề tốt nghiệp của tôi gồm 3 phần:
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của
ngân hàng thương mại.
Chương 2. Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABank Chi nhánh Long Biên.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng
SeABank - Chi nhánh Long Biên.


4


CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi nền kinh tế,
chính vì thế cũng có rất nhiều khái niệm được các nhà khoa học đưa ra về vấn đề
này. Theo quan điểm các nhà kinh tế học hiện đại: “Ngân hàng thương mại là một
loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín
dụng”. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học Hoa Kỳ: “Ngân hàng thương mại là
một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong
ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”. Theo giáo trình Ngân hàng thương mại –
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: “Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính
cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng,
tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với
bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Theo khoản 4, điều 4, Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật các tổ chức tín dụng: “Ngân hàng thương mại là loại
hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” và theo
khoản 12, điều 4 Luật trên thì: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng
thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng;
cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

5



Tóm lại, ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh
vực tài chính, cung cấp các dịch vụ tài chính mà điển hình nhất là các dịch vụ: huy
động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán.
1.1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại
Để hiểu rõ hơn khái niệm về ngân hàng thương mại chúng ta cần xem xét đặc
điểm của ngân hàng thương mại. Thứ nhất, hoạt động ngân hàng thương mại là
hình thức kinh doanh kiếm lời, theo đuổi mục tiêu là chủ yếu lợi nhuận. Ngân hàng
thực hiện hai hình thức hoạt động là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.
Trong đó, ngân hàng trên cở sở huy động vốn, “đi vay” nguồn vốn nhàn dỗi để tiến
hành đầu tư, cho vay nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận, đó chính là hình thức kinh
doanh tiền tệ. Còn các hoạt động dịch vụ ngân hàng được biểu hiện thông qua các
nghiệp vụ về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối, chứng khoán, để đáp ứng những nhu
cầu của khách hàng nhằm mục đích thu phí dịch vụ hoặc hoa hồng.
Thứ hai, hoạt động ngân hàng thương mại phải tuân thủ theo quy định của
pháp luật, nghĩa là chỉ khi ngân hàng thương mại thoả mãn đầy đủ các điều kiện
khắt khe do pháp luật qui định như điều kiện về vốn, phương án kinh doanh... thì
mới được phép hoạt động trên thị trường.
Thứ ba, hoạt động ngân hàng thương mại là hình thức kinh doanh có độ rủi ro
cao hơn nhiều so với các hình thức kinh doanh khác và có ảnh hưởng sâu sắc tới
mọi ngành nghề trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là một trung gian tài
chính quan trọng, kinh doanh lĩnh vực đặc biệt là tiền tệ. Hiện nay, các hoạt động
kinh tế của tổ chức, cá nhân dù ở quy mô, lĩnh vực nào cũng đều cần đến các dịch
vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng vì vai trò trung gian này mà ngân hàng thương
mại phải đối diện với nhiều loại rủi ro cả từ phía chủ quan và khách quan đồng thời
mỗi tổn thất xảy ra cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của ngân hàng cũng
như cả nền kinh tế.
6


1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
◦ Nhận tiền gửi
Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng chiếm tỷ trọng lớn nhất của ngân hàng
thương mại. Ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ mở các tài khoản tiền gửi
cho khách hàng nhằm mục đích giữ hộ hoặc để thanh toán hộ cho các tổ chức, cá
nhân. Ngân hàng thường nhận tiền gửi dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn hoặc không kỳ hạn của dân cư; tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội; tiền gửi thanh toán của cá nhân, doanh nghiệp; tiền
gửi của các tổ chức tín dụng khác.
◦ Phát hành giấy tờ có giá
Ngân hàng thương mại phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu, kỳ phiếu, tín
phiếu… để huy động vốn trên thị trường vốn. Các giấy tờ có giá này được xem như
những công cụ Nợ và thường nhằm mục đích bổ sung khi ngân hàng gặp thiếu hụt
về vốn hoặc đáp ứng nhu cầu cho các khoản đầu tư của ngân hàng thương mại.
Phát hành giấy tờ có giá là một phương pháp huy động vốn hiệu quả, giúp ngân
hàng đa dạng hóa cách thức huy động, phòng ngừa thiếu hụt thanh khoản, chủ động
về thời gian và giá cả nguồn vốn. Tuy nhiên, hiệu quả huy động vốn của loại hình
này còn phụ thuộc nhiều vào uy tín và hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như
trình độ phát triển của thị trường tài chính.
◦ Vay Ngân hàng Nhà nước và các TCTD khác
Đây là các giải pháp tình thế sau cùng của các ngân hàng khi gặp những khó
khăn lớn trong quá trình hoạt động. Ngân hàng thương mại thường vay của Ngân
hàng Nhà nước trong các trường hợp cần giải quyết nhu cầu cấp bách trong thanh
khoản. Hình thức vay chủ yếu là ngân hàng Nhà nước sẽ tái chiết khấu lại các giấy
tờ có giá của ngân hàng thương mại.
7


Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn vay từ các ngân hàng thương mại hoặc
TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng. Mục đích của vay liên Ngân hàng là để

đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời, cân đối vốn trong ngắn hạn hay đáp ứng các
yêu cầu về dự trữ theo quy định.
◦ Các nguồn huy động vốn khác
Ngoài các cách huy động vốn trên, ngân hàng còn có nhiều phương pháp khác
tuy nhiên những phương pháp này thường trong ngắn hạn và huy động một tỉ lệ
vốn nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
▪ Nguồn ủy thác: với uy tín của mình, ngân hàng thường được các tổ chức,
cá nhân ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ tài chính, đặc biệt là các nghiệp vụ phức
tập, nhiều rủi ro. Thông qua các hoạt động ủy thác cho vay, đầu tư, ủy thác giải
ngân cũng như thu hộ… đã làm gia tăng nguồn vốn của Ngân hàng thông qua
nguồn ủy thác.
▪ Nguồn trong thanh toán: Một số hoạt động thanh toán như tạo số dư tài
khoản để phát hành séc, thẻ tín dụng, tiền ký quỹ mở L/C… cũng được coi là một
cách tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng.
▪ Nguồn khác: Các khoản nợ như lương chưa trả nhân viên, thuế chưa nộp,
các khoản phải trả khác cũng là các nguồn vốn ngắn hạn cho hoạt động của ngân
hàng.
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng và đầu tư
◦ Hoạt động tín dụng.
Hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng thương mại.
Đây là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu, nhằm cung cấp vốn cho các cá nhân tổ chức
có nhu cầu vay vốn phù hợp với quy định của Nhà nước và chính sách của ngân

8


hàng. Nguồn thu từ tiền lãi mà khách hàng khi vay vốn phải trả cũng chính là
nguồn thu lớn nhất trong các hoạt động của ngân hàng thương mại.
Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại cũng thể hiện vai trò
quan trọng của mình đối với nền kinh tế. Nguồn tín dụng sẽ được sử dụng để hỗ trợ

cho các thành phần kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và
tiêu dùng. Đây chính là cơ sở để kinh tế tăng trưởng, tạo việc làm và nâng cao đời
sống xã hội.
◦ Hoạt động đầu tư
Không chỉ làm trung gian cung cấp vốn cho các tổ chức, cá nhân khác mà
ngân hàng thương mại cũng trực tiếp thực hiện hoạt động đầu tư để tạo ra lợi
nhuận. Thông thường, ngân hàng thương mại sẽ tham gia đầu tư vào các dự án lớn,
có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế vì những dự án này có mức vốn đầu tư rất
lớn, cần có sự tham gia trực tiếp của ngân hàng thương mại để đảm bảo nguồn tài
chính cũng như giảm thiểu rủi ro cho chính ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng
thương mại cũng sử dụng các công cụ trên thị trường chứng khoán như là một hoạt
động đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của ngân hàng cần được kiểm soát tốt, do
đây thường là các lĩnh vực nằm ngoài chuyên môn của ngân hàng, vì thế không nên
lạm dụng hoạt động này để tạo lợi nhuận.
1.1.2.3. Cung cấp các dịch vụ tài chính khác
◦ Cung cấp dịch vụ thanh toán
Nền kinh tế ngày càng phát triển và được hiện đại hóa cũng tạo ra những nhu
cầu hết sức đa dạng của khách hàng. Cũng từ lí do này mà ngân hàng thương mại
hiện nay còn cung cấp rất nhiều dịch vụ thanh toán tiện lợi, hiện đại để đáp ứng
nhu cầu giao dịch thường xuyên, liên tục từ phía khách hàng. Hướng phát triển hiện
nay của loại hình dịch vụ này là ưu tiên áp dụng công nghệ thông tin, giảm sự sử
dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Các hình thức thanh toán tiêu biểu như ký séc, ủy
9


nhiệm chi, thư tín dụng L/C… không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán nội địa mà
còn cho cả những giao dịch giữa các quốc gia trên thế giới.
Đối với các nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay, thì dịch vụ ngân
hàng có tính phổ biến và thể hiện mối liên kết rõ nhất giữa ngân hàng với khách
hàng chính là các dịch vụ thẻ, trong đó phổ biến nhất là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.

Đây là hình thức thanh toán hiện đại, có tính bảo mật và an toàn rất cao, thực hiện
nhanh chóng và hoàn toàn thông qua hệ thống tự động, là các máy rút tiền tự động
ATM hay các máy thanh toán tự động POS.
◦ Cung cấp dịch vụ khác
Ngoài các hoạt động cơ bản kể trên thì các ngân hàng thương mại còn thực
hiện rất nhiều dịch vụ đa dạng khác trong lĩnh vực tài chính. Có thể kể đến những
hoạt động như thực hiện cung cấp dịch vụ bảo lãnh, cho thuê tài chính, hoạt động
kinh doanh ngoại tệ, thực hiện quản lý ngân quỹ cho các doanh nghiệp, bảo quản
hộ các giấy tờ có giá, các kim loại quý.
1.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Có nhiều phương pháp đánh giá và các tiêu chí khác nhau khi đề cập đến hiệu
quả hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, phần lớn các tiêu chí đều chú trọng xem xét đến
hai yếu tố lợi nhuận và mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng.

10


◦ Yếu tố lợi nhuận của hoạt động tín dụng: ngân hàng thương mại cũng là
một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, vì vậy lợi nhuận chính là
một trong các mục tiêu quan trọng nhất mà ngân hàng luôn hướng đến. Trong đó,
hoạt động tín dụng được coi là hoạt động đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho hầu
hết các ngân hành. Lãi suất chính là giá cả của khoản vay mà khách hàng phải trả
hay cũng chính là nguồn thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì thế ngân
hàng cần kiểm soát được mức lãi suất hợp lý vừa đảm bảo lợi nhuận, vừa tăng số
lượng khách hàng vay vốn, bên cạnh đó là cơ cấu về khách hàng và thời hạn các
khoản vay.
◦ Yếu tố rủi ro của hoạt động tín dụng: Rủi ro tín dụng chính là nhân tố luôn
luôn song hành cùng với hoạt động tín dụng, nó không thể bị loại trừ ở bất kì khoản
vay nào và chính là nguy cơ gây ra những tổn thất nặng nề cho ngân hàng thương

mại. Không những thế, đây còn là loại rủi ro phức tạp nhất, gây khó khăn nhất cho
việc phòng ngừa và quản lý. Chính vì thế, khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng luôn
được tính đến khi phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương
mại.
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh yếu tố lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
◦ Thu nhập từ hoạt động tín dụng
- Thu nhập từ HĐTD
- LNTT từ HĐTD

= DT từ lãi – CP trả lãi
= Thu nhập từ HĐTD – DPRR TD – CP

quản lý
- LNST từ HĐTD

= LNTT từ tín dụng – thuế TNDN

Đây là các chỉ tiêu cơ bản nhất khi muốn xét đến Thu nhập từ hoạt động tín
dụng của ngân hàng thương mại. chỉ số thu nhập từ HĐTD tính toán dự trên hiệu số
giữa DT từ lãi (tức là phần lãi từ các khoản tín dụng mà ngân hàng thực hiện cho

11


khách hàng vay vốn) với chi phí trả lãi (tức là khoản lãi mà ngân hàng phải trả cho
khách hàng khi thực hiện huy động vốn). Chỉ số này cho thấy được thu nhập thực
tế từ hoạt động tín dụng của ngân hàng là bao nhiêu, là con số tổng quan nhất về
yếu tố sinh lời từ hoạt động tín dụng.
Sau khi trừ đi các chi phí về DPRR và chi phí quản lý thì sẽ thu được LNTT

từ HĐTD, đây chính là cơ sở để tính toán LNST từ HĐTD – nguồn thu về cuối
cùng sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN.
◦ Chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn tín dụng.
▪ Hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cho thấy ngân hàng cho vay được bao nhiêu so
với tổng vốn huy động tại một thời điểm nhất định. Với cũng một lượng vốn huy
động như nhau, tổng dư nợ của ngân hàng nào càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn
càng cao. Hiệu suất này càng cao thì việc sử dụng nguồn vốn huy động của ngân
hàng càng hiệu quả.
▪ Vòng quay vốn tín dụng

Hệ số này phản ánh vòng chu chuyển của vốn tín dụng nhanh hay chậm. Với
một số vốn tương đương nhau, nếu vòng quay vốn tín dụng càng nhanh nghĩa là
ngân hàng càng thu được nhiều nợ của khách hàng để tiến hành cho vay mới, đồng
thời cho thấy vốn của ngân hàng đã tham gia vào càng nhiều chu kỳ sản xuất lưu
thông hàng hóa.

12


1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không thực hiện
nghĩa vụ hoàn trả hoặc thực hiện không đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã kí kết.
◦ Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khái niệm chỉ các khoản vay mà người đi vay không thực hiện
được nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết trong 100 đồng dư nợ tại một thời điểm (thường tính
vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm) có bao nhiêu đồng nợ quá hạn. Tỷ lệ này giá trị

càng nhỏ thì mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao hay
chất lượng tín dụng của ngân hàng đó là tốt.
◦ Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu là khái niệm thường để chỉ những khoản nợ mà ngân hàng không có
khả năng thu hồi từ phía khách hàng. Nợ xấu gây ra tổn thật lớn cho ngân hàng và
cần được giảm thiểu đến mức tối đa.

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng dư nợ tại một thời điểm có bao nhiêu
đồng nợ xấu. Tỷ lệ này giá trị càng nhỏ thì mức độ an toàn trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng càng cao hay chất lượng tín dụng của ngân hàng đó là tốt.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng
thương mại
Hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố khách nhau bao gồm các nhân tố chủ quan cũng như các nhân tố
khách quan từ phía khách hàng, từ môi trường kinh tế, pháp lý…

13


1.3.1. Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
Yếu tố con người là yếu tố có vai trò quyết định trong mọi hoạt động của ngân
hàng thương mại. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ tín dụng chính là những người trực tiếp
đảm nhiệm những công đoạn quan trọng nhất từ tiếp xúc, phân tích khách hàng, thu
thập các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay không. Có thể
nói, cán bộ tín dụng như người “cầm cân nảy mực” trong hoạt động tín dụng – hoạt
động kinh doanh chính của ngân hàng. Cụ thể khi nói đến chất lượng nguồn nhân
lực nảy phải đề cập đến hai khía cạnh sau:

14



◦ Năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng: Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện
đại hóa như hiện nay, nâng cao trình độ của người lao động đặc biệt được chú
trọng. Trong lĩnh vực ngân hàng, các bộ tín dụng phải tiếp xúc với khách hàng có
nhu cầu vay vốn đến từ mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực sản xuất – kinh doanh trong
nền kinh tế, với quy mô và đặc điểm khác nhau. Điều này càng đòi hỏi cán bộ tín
dụng phải liên tục trau dồi không những về chuyên môn trong ngành mà còn những
kinh tế thực tế, kiến thức xã hội. Đồng thời, các quy trình, thủ tục trong hoạt động
tín dụng cũng đòi hỏi phải rất chuẩn mực và chi tiết song vẫn phải linh hoạt áp
dụng cho từng khách hàng cụ thể. Rõ ràng, đội ngũ làm nhiệm vụ trong lĩnh vực tín
dụng phải có chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản và được tiếp cận thực tế với đa
dạng các khách hàng.
◦ Đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng: Tuy năng lực là điều kiện cần cơ bản
nhất song đạo đức mới chính là điều kiện đủ để người cán bộ tín dụng đảm đương
công việc của mình. Nếu như cán bộ tín dụng lợi dụng quyền hạn của mình, thực
hiện các hành vi gian lận, lừa đảo như cố ý cấp tín dụng cho các khách hàng không
đủ điều kiện vay vốn để nhận tiền lót tay, cho người thân, người quen vay mà bỏ
quy trình thẩm đỉnh tín dụng của ngân hàng. Thực tế hiện nay, một số cán bộ tín
dụng thiếu đạo đức đã lợi dụng những sơ hở trong hoạt động của ngân hàng để
tham ô, gây thất thoát lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Công việc tín dụng thường xuyên
tiếp xúc với những khoản tiền lớn vì vậy càng cần đạo đức của người cán bộ phải
luôn vững vàng, trong sạch.
1.3.1.2. Công tác quản lý rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro lâu đời nhất và lớn nhất trong
thị trường tài chính, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả năng nề đối với hoạt động
kinh doanh ngân hàng. Rủi ro tín dụng cũng là loại rủi ro phức tạp nhất, quản lý và

15



phòng ngừa khó khăn nhất, đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ,
hữu hiệu để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiếu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
Các nhà kinh tế thường gọi ngân hàng là “ngành kinh doanh rủi ro”. Khi rủi ro
xảy ra, trước hết lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu rủi ro
xảy ra ở mức độ nhỏ thì ngân hàng có thể tự bù đắp được do đã có các chính sách
trích lập dự phòng rủi ro, tuy nhiên lợi nhuận suy giảm cũng ảnh hưởng đến nguồn
đầu tư phát triển trong tương lai của ngân hàng. Nếu thiệt hại từ rủi ro quá lớn,
ngân hàng không thể tự bù đắp, vốn khả dụng thiếu hụt sẽ làm lòng tin khách hàng
giảm mạnh thậm chí dẫn đến phá sản ngân hàng.
Công tác quản lý rủi ro tín dụng chính là chìa khóa quyết định sự hoạt động an
toàn, ổn định và hiệu quả của hoạt động tín dụng nói riêng và mọi hoạt động của
ngân hàng nói chung.
1.3.1.3. Công tác quản lý nội bộ của ngân hàng
Kiểm tra, giám sát, quản lý nội bộ là phương pháp có thể thực hiện thường
xuyên, liên tục; đồng thời có khả năng phát hiện vấn đề trong quá trình hoạt động
kịp thời nhất, giúp giảm thiểu tối đa tổn thất. Quản lý nội bộ không những chỉ thực
hiện giữa các cấp lãnh đạo với nhân viên, mà còn có thể thực hiện giữa các đồng
nghiệp, những người cùng cấp bậc, nhiệm vụ vì họ hiểu rất rõ công việc của nhau
nên có thể nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, nếu công
tác quản lý nội bộ bị buông lỏng sẽ làm giảm ý thức tự giác và kỷ luật của nhân
viên, từ đó làm nảy sinh những vấn đề về lợi ích cá nhân, lợi dụng quyền hạn để
trục lợi, gây ra những tổn thất đối với ngân hàng.
1.3.1.4. Công tác thu thập và xử lý thông tin
Thế kỷ XXI là thời đại của công nghệ thông tin. Đặc biệt trong hoạt động tín
dụng luôn thường trực rủi ro, vai trò của thông tin càng được coi trọng. Hoạt động

16



tín dụng tại các ngân hàng hiện nay phần lớn vẫn xuất phát theo đề xuất từ phía
khách hàng, sau đó quá trình hoàn thiện hồ sơ tín dụng cũng từ các thông tin mà
khách hàng cung cấp. Ngân hàng trong trường hợp này phải chịu bất lợi từ sự bất
cân xứng về thông tin. Hơn nữa, các thông tin này thường phức tạp, dễ xuất hiện
những sai sót, thậm chí là những thông tin cố tình giả mạo của khách hàng. Vì vậy,
ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng cần thực hiện đầy đủ, chặt chẽ
các quy trình thu thập và xử lý thông tin, nhằm có được những thông tin toàn diện,
chính xác, hợp pháp, hợp lý; từ đó làm cơ sở vững chắc cho việc ra quyết định tín
dụng.
1.3.1.5. Các nhân tố khác
Hiệu quả hoạt động huy động vốn: Huy động vốn và hoạt động tín dụng đều là
những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại và có quan hệ tương hỗ lẫn
nhau. Muốn làm tốt công tác tín dụng thì ngân hàng trước hết phải thực hiện hiệu
quả việc huy động vốn. Vốn huy động cần đáp ứng đủ các nhu cầu cho vay của
ngân hàng, đồng thời có cơ cấu thời hạn ổn định để ngân hàng có thể lên kế hoạch
sử dụng chi tiết nhất, có lãi suất thích hợp để đảm bảo yếu tố lợi nhuận.
Hoạt động giám sát và quản lý trong quá trình giải ngân: Việc thẩm định kỹ
lượng cần phải diễn ra cả trước khi ra quyết định tín dụng và trong khi khoản vay
đang được giải ngân. Chỉ có giám sát chặt chẽ suốt quá trình cho vay thì ngân hàng
mới phát hiện được khách hàng có thực hiện đúng với kế hoạch vay vốn lúc đầu
không, có xuất hiện sai phạm hay không. Đây là yêu cầu tất yếu đảm bảo cho ngân
hàng có thể giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng.
Trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị: Các dịch vụ ngân hàng cần phải
liên tục thay đổi và cập nhật để phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng cũng như
sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin hiện nay. Để làm được điều đó
thị hệ thống máy móc, thiết bị đóng vai trò nền tảng. Tuy nhiên, muốn áp dụng các
17


hệ thống các hiện đại sẽ tỷ lệ thuận với chi phí phải bỏ ra để trang bị máy móc cũng

như đào tạo lao động. Chính vì thế, ngân hàng cần tính toán hợp lý giữa lợi ích đem
lại từ các công nghệ mới và chi phí cần bỏ ra.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
1.3.2.1. Các nhân tố từ phía khách hàng
Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay vốn và sau khi được ngân
hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì
vậy, khách hàng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng.
Năng lực của khách hàng là một yếu tố quyết định trong việc sử dụng vốn vay
từ ngân hàng có hiệu hay không.
Nếu khách hàng có năng lực yếu kém, như việc không dự báo đúng những
biến động, cung cầu từ thị trường, thiếu hiểu biết trong sản xuất, phân phối và
quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp… thì sẽ gặp bất lợi lớn trong cạnh tranh. Đây
là một trong các nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp không có khả năng trả
nợ cho ngân hàng, từ đó ngân hàng phải chịu hậu quả về hiệu quả hoạt động tín
dụng. Ngược lại, với các khách hàng có năng lực kinh doanh cao, hoạt động kinh
doanh hiệu quả sẽ đảm bảo nguồn trả nợ cho khoản vay của ngân hàng đầy đủ,
đúng thời hạn, hơn nữa còn tạo ra cơ hội hợp tác lâu dài giữa hai bên.
Bên cạnh yếu tố về năng lực sản xuất, kinh doanh thì yếu tố đạo đức, tức là sự
trung thực của khách hàng cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân
hàng.
Nếu khách hàng vay vốn cố tình thực hiện các hành vi gian lận, cung cấp các
số liệu không trung thực, khai khống, làm sai các chuẩn mực kế toán sẽ gây rất
nhiều khó khăn cho ngân hàng. Khi khách hàng cố tình che dấu các yếu kém, sai
phạm của mình thì nguy cơ ngân hàng gặp rủi ro tín dụng là khó tránh khỏi. Một
18


sai phạm về đạo đức khác cũng thường gặp là khách hàng sử dụng vốn vay không
đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay vốn.
Đây là các nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động tín dụng của

ngân hàng thương mại.
1.3.2.2. Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng
Nếu xét trên phương diện toàn ngân hàng thì đây là các nhân tố chủ quan, tuy
nhiên trên phương diện các Chi nhánh thành viên của ngân hàng – các đơn vị có
nghĩa vụ thực hiện theo các chính sách và quy trình này, thì đây được coi như một
nhân tố khách quan.
◦ Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là chủ trương, đường lối của ngân hàng thương mại nhằm
xác định hướng phát triển của hoạt động tín dụng là mở rộng hay thu hẹp, kích
thích tăng trưởng hay kiểm soát chặc chẽ. Chính sách tín dụng tạo ra sự thống nhất
chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung cơ bản như:
▪ Chính sách về khách hàng: Ngân hàng sẽ xác định đối tượng khách hàng
mục tiêu, các ngành nghề ưu tiêu để tạo ra lợi thế cạnh tranh đồng thời tăng tính
chuyên môn hóa trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro. Chính sách này sẽ đi kèm với
những biện pháp cụ thể để tạo ra các sản phẩm đặc thù phù hợp với đối tượng ưu
tiên, đồng thời tập trung để phát triển thương hiệu, tạo sự uy tín và tin cậy.
▪ Chính sách về giới hạn tín dụng: Với từng khách hàng khác nhau thì ngân
hàng cũng cần xác định hạn mức tín dụng hợp lý để không bị thất thoát, lãng phí
nguồn vốn cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.
Chính sách về lãi suất: Xác định lãi suất cho khoản vay là việc xác định giá cả,
vì thế nó là yếu tố mà khách hàng quan tâm hàng đầu khi quyết định xin vay vốn.

19


Đây là yếu tố sẽ quyết định thị phần cũng như lợi nhuận cho hoạt động tín dụng của
ngân hàng. Việc xác định lãi suất cũng phải dựa trên tình hình thị trường, đặc điểm
riêng của từng khoản vay cũng như những quy định của Nhà nước.
Chính sách về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ: Chính sách này cần tính toán

hợp lý, để đảm bảo cần bằng giữa thời hạn của những khoản huy động và những
khoản cho vay. Nếu không giải quyết thỏa đáng, thì ngân hàng có thể sẽ bị thiếu
hụt thanh khoản do các khoản huy động đáo hạn trước các khoản cho vay hoặc
ngược lại sẽ gây ra tình trạng không cho vay được những khoản đã huy động, gây
lãng phí nguồn lực.
Các khoản đảm bảo: Chính sách đảm bảo gồm các quy định về các trường hợp
tài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo được
ngân hàng chấp thuận, tỷ lệ phần trăm cho vay trên tài sản đảm bảo. Đây là một
chính sách hữu hiệu làm ràng buộc để người đi vay có ý thực thực hiện nghĩa vụ trả
nợ, đồng thời cũng giảm thiểu tổn thất của ngân hàng khi rủi ro xảy ra.
1.3.2.3. Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội
Sự phát triển của nền kinh tế, sự biến động của một số ngành nghề sẽ tác động
đến hoạt động của các ngành nghề còn lại, trong đó có lĩnh vực tài chính – Ngân
hàng. Không những thế với chức năng trung gian về tài chính cho toàn bộ nền kinh
tế thì hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng
càng chịu ảnh hưởng lớn của tình hình kinh tế chung.
Kể từ giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay, chúng ta
càng thấy được tác động của chu kỳ kinh tế đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Trong
thời kỳ suy thoái, nhu cầu giảm sút khiến hàng tồn kho lớn, các doanh nghiệp bị
đình đồn về sản xuất, dẫn đến không trả được các khoản nợ. Ngân hàng lúc này
phải đứng trước thách thức khi cần phải nới lỏng chính sách tín dụng để hỗ trợ
doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh tạo ra nguồn trả nợ nhưng khi nới lỏng tín dụng
20


để giúp đỡ doanh nghiệp thì lại làm tăng cao hơn nữa rủi ro tín dụng. Ngược lại,
trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp có xu hưởng mở rộng sản
xuất, nhu cầu tín dụng tăng lên trong khi rủi ro tín dụng vẫn ở mức thấp.
1.3.2.4. Chính sách pháp luật của nhà nước
Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật tại một quốc gia cũng như đường lối,

chủ trương tại một thời kỳ cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động tín dụng. Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền
kinh tế. nếu hệ thống này thiếu đồng bộ, không theo kịp các hoạt động kinh tế luôn
biến đổi không ngừng thì sẽ mất đi tính định hướng, hướng dẫn các thành phần
kinh tế, đồng thời tạo ra lỗ hổng cho các hành vi lách luật, sai phạm. Bên cạnh đó,
chủ trương trong một thời kỳ cũng rất quan trọng. Tùy thuộc tình hình, các ưu tiên
trong chính sách sẽ được quốc gia đưa ra trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, đường lối
cần đảm bảo sự nhất quán, ổn định, vì đó là tiền đề đầu tiên cho các doanh nghiệp
thực hiện đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khi đó hoạt động tín dụng của
ngân hàng mới đảm bảo được hiệu quả.

21


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA SEABANK – CHI NHÁNH LONG BIÊN
2.1. Khái quát về ngân hàng SeABank - Chi nhánh Long Biên
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển
2.1.1.1. Về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á SeABank:
▪ Tên giao dịch quốc tế: Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank
▪ Thành lập theo Giấy phép Ngân hàng số 0051/QĐ/NH-GP ngày 25 tháng
3 năm 1994 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
▪ Hội Sở: 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
▪ Điện thoại:(+844) 3944 8688 | Fax:(+844) 3944 8689
▪ Website:www.seabank.com.vn
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) có trụ sở chính tại 25 Trần Hưng
Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, SeABank được biết đến là một trong nhóm dẫn đầu các
ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam về qui mô vốn điều lệ, mạng
lưới hoạt động, mức độ nhận biết thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định.
Thành lập từ năm 1994, SeABank trải qua chặng đường 20 năm phát triển để

đạt được thành tựu hôm nay với vốn điều lệ 5.446 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 80
nghìn tỷ đồng và một mạng lưới hoạt động trên khắp 3 miền đất nước với 153 chi
nhánh và điểm giao dịch.
Bằng nội lực của chính mình, cùng với sự hợp tác chiến lược của liên minh cổ
đông trong và ngoài nước, SeABank vươn lên khẳng định vị thế bằng những giá trị
thực chất và hiệu quả. Société Générale, tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tại
Châu Âu trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của SeABank từ năm 2008, đem
kinh nghiệm toàn cầu hơn 150 năm vào phục vụ mục tiêu ngân hàng bán lẻ tiêu
22


biểu của SeABank bằng nhiều thay đổi mang tính chiến lược về qui chuẩn sản
phẩm, chất lượng dịch vụ theo mô hình đẳng cấp quốc tế. VMS Mobifone, nhà
cung cấp mạng thông tin di động lớn nhất Việt Nam và PV Gas, nhà cung cấp khí
ga hoá lỏng hàng đầu Việt Nam là các cổ đông chiến lược trong nước của
SeABank, góp phần đáng kể vào tiềm lực tài chính và giữ vững vị thế dẫn đầu của
SeABank trong nhóm các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Vì những thành tích nổi bật đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội,
SeABank vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba từ Chủ tịch
nước, Bằng khen, cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt
Nam cùng nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế danh giá khác. Những giải
thưởng và danh hiệu cao quý này là sự ghi nhận xứng đáng quá trình phấn đấu và
cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội và cho đất nước của ngân hàng trong suốt hơn
20 năm thành lập và phát triển, đồng thời góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu
SeABank với sứ mệnh “Kết nối giá trị cuộc sống” và hướng đến mục tiêu trở thành
ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam.

23



2.1.1.2. Về SeABank chi nhánh Long Biên:
▪ Địa chỉ: 474 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
▪ Với mục tiêu không ngừng phát triển và mở rộng mạng lưới để đáp ứng
tối đa nhu cầu của khách hàng, ngày 07/09/2007, Ban Tổng giám đốc Ngân hàng
Đông Nam Á (SeABank) đã có thông báo số 2604/2007/TB-TGĐ về việc mở Phòng
giao dịch Long Biên trực thuộc Chi nhánh Hà Nội.
▪ Phòng giao dịch Long Biên khi mới thành lập được đặt tại số 379 Nguyễn
Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 10/10/2007.
▪ Ngày 07/09/2009, SeABank chi nhánh Long Biên chính thức chuyển về
địa chỉ 474 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội như hiện nay.
SeABank chi nhánh Long Biên có tư cách pháp nhân theo pháp luật của Việt
Nam, hạch toán theo chế độ kinh tế nội bộ, có con dấu, đại diện pháp luật, có bảng
cân đối kế toán.
Cũng theo quyết định trên, SeABank được thành lập để thực hiện các hoạt
động:
- Huy động vốn: huy động vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức, cá
nhân bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, kim loại quý.
- Hoạt động tín dụng: cho vay ngắn, trung và dài hạn; cho vay với các nhu
cầu mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua ô tô, hỗ trợ học tập, tiêu dùng;
cho vay doanh nghiệp dưới hình thức bảo lãnh, tạm ứng…
- Dịch vụ thành toán: các dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, thanh
toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, tư vấn kinh doanh vàng và
ngoại hối; dịch vụ thẻ, SMS Banking, Internet Banking; tư vấn nhà đất;
ngân quỹ…

24


SeABank - Chi nhánh Long Biên hiện nay bao gồm 4 phòng giao dịch trực
thuộc:

• Phòng giao dịch Ngọc Lâm. Địa chỉ: 278 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội
• Phòng giao dịch Sóc Sơn. Địa chỉ: Số 44 khu B2- Thị trấn Sóc Sơn- Huyện
Sóc Sơn- Hà Nội
• Phòng giao dịch Ngô Gia Tự. Địa chỉ: Số 487 Ngô Gia Tự, phường Đức
Giang, Long Biên, Hà Nội.
• Phòng giao dịch Sài Đồng. Địa chỉ: Tầng 01 tòa nhà Sunrise 3A- Khu đô thị
mới Sài Đồng, phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự tại SeABank chi nhánh Long Biên
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức tại SeABank - Chi nhánh Long Biên

Phó Giám đốc

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng Khách hàng Doanh
nghiệp

Phòng Khách hàng Cá nhân

Phòng Quản trị và Hỗ trợ
hoạt động

◦ Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đốc và Hội đồng thành viên về mọi hoạt động của Chi nhánh và các phòng
ban. Là người có quyền cao nhất đối với Chi nhánh, các phòng ban và được quyền
đưa ra quyết định cho mọi công việc, trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh, điều hành kinh doanh theo đúng Luật pháp và chính sách của Ngân
hàng Nhà nước và Ngân hàng Đông Nam Á SeABank.

25


×