Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài báo cáo tìm hiểu về cúm H1N1 và biện pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.7 KB, 8 trang )

I.

Mở đầu:

1. Lý do chọn đề tài:
Virus cúm A(H1N1) là một chủng virus cúm A và là nguyên nhân của hầu hết bệnh cúm
trên người.
Tháng sáu năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo một biến thể mới của H1N1 có
nguồn gốc từ lợn là nguyên nhân của dịch cúm năm 2009. Biến thể này thường được
truyền thông đại chúng gọi là "cúm heo" hoặc "cúm lợn".Thế giới vẫn chưa quên những
tác hại và ảnh hưởng của dịch cúm A (H5N1) tới sức khỏe và kinh tế toàn cầu trong
những năm gần đây, thậm chí vẫn còn nguyên tinh thần “cảnh giác” với căn bệnh này lại
tiếp tục chịu sự đe dọa của một tác nhân tương tự.

Vậy loại tác nhân gây bệnh này có tính chất như thế nào? Làm sao để con người có thể
phòng tránh được căn bệnh này một cách hiệu quả nhất? Biết được bản chất của tác nhân
gây bệnh, hiểu biết rõ về đường lây truyền của chúng chính là cách tốt nhất để phòng
bệnh.
Vì vậy mà chúng em chọn đề tài này.
úm A lây qua đường mũi, miệng, mắt. Một nghiên cứu chi tiết mới đây về virus cúm
H1N1 cho thấy đây là dịch bệnh nguy hiểm hơn người ta vẫn nghĩ rất nhiều. Trong báo
cáo nhanh công bố trên tờ Nature vừa qua, nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi nhà
virus học Yoshihiro Kawaoka đã cung cấp hình ảnh chi tiết của virus cúm H1N1 cũng
như độc tính của nó. Khác với các virus cúm theo mùa thông thường, H1N1 cho thấy khả
năng tấn công sâu vào các tế bào phổi, nơi nó gây ra chứng viêm phổi và thậm chí dẫn tới
tử vong trong trường hợp nghiêm trọng. Trái lại, virus cúm theo mùa thường chỉ tấn công
các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp. "Người ta đang hiểu lầm về loại virus này,"
Kawaoka, giáo sư y khoa tại trường Dược Madison cho biết. "Đợt cúm H1N1 hiện nay
được cho là bệnh cúm theo mùa thông thường. Nhưng nghiên cứu mới đã cho kết quả
ngược lại. Có những bằng chứng rõ ràng để khẳng định rằng đây không phải là virus cúm
theo mùa." Khả năng tấn công phổi là một khả năng rất đáng sợ, nó tương tự như ở các


virus khác đã từng gây ra dịch bệnh lớn, điển hình như dịch cúm năm 1918 đã giết chết
hàng chục triệu người vào cuối Thế Chiến thứ nhất. Ngoài ra, virus H1N1 hiện tại cũng
có nhiều điểm tương đồng nữa với virus 1918, Kawaoka tiết lộ - nghiên cứu cho thấy
những người sinh trước năm 1918 có kháng thể bảo vệ họ trước sự tấn công của virus
H1N1. Và rất có thể, ông nói thêm, virus này sẽ càng trở nên nguy hiểm hơn do dịch


bệnh vẫn đang lan rộng và virus đã phát triển thêm những đặc tính mới. Hiện tại đang là
mùa cúm ở nam bán cầu, và virus H1N1 sẽ phát triển mạnh hơn nữa khi bắc bán cầu
bước vào thu và mùa đông – mùa phổ biến cúm ở vùng này.
Virus cúm H1N1 (màu đỏ) đã được chứng minh là có độc tính cao hơn các nhà khoa học
vẫn nghĩ trước đây. Hình dáng như sợi chỉ nhỏ của loại virus này cũng được cho là rất bất
thường. (Ảnh: thuộc bản quyền Yoshihiro Kawaoka) Để đánh giá được bản chất độc tính
của virus H1N1, Kawaoka cùng đồng nghiệp đã thử lây nhiễm virus này cùng một virus
cúm theo mùa thông thường cho các đàn chuột, chồn sương, và động vật linh trưởng. Họ
nhận thấy virus H1N1 sao chép nhanh hơn nhiều trong hệ hô hấp so với virus cúm theo
mùa và gây ra những thương tổn nghiêm trọng cho phổi, tương tự như thương tổn gây ra
bởi virus ở các dịch cúm lớn trước đây. "Khi chúng tôi tiến hành thí nghiệm ở chồn
sương và khỉ, virus cúm theo mùa không sao chép trong phổi," Kawaoka giải thích.
"Trong khi đó, virus H1N1 lại sao chép đặc biệt hiệu quả trong cơ quan này." Nghiên cứu
mới được tiến hành với các mẫu virus lấy từ bệnh nhân tại California, Wisconsin, Hà Lan
và Nhật Bản. Báo cáo mới trên tờ Nature cũng đánh giá phản ứng miễn dịch của những
đàn động vật nói trên đối với virus mới. Phát hiện đáng chú ý nhất, theo Kawaoka, là
những người đã bị nhiễm virus cúm năm 1918 hiện tại đều đã rất già nhưng lại có kháng
thể trung hòa được virus H1N1. "Những người có độ chuẩn kháng thể cao là những
người sinh trước năm 1918," ông cho biết. Kawaoka nói rằng điều đáng lo ngại từ nghiên
cứu này là virus H1N1 hóa ra nguy hiểm hơn rất nhiều so với các báo cáo trước đó,
nhưng kết quả cũng cho thấy những loại thuốc kháng virus đã được sử dụng hay đang
trong quá trình thử nghiệm đều là hàng rào bảo vệ hiệu quả và làm chậm sự lây lan của
dịch bệnh trong cộng đồng. Theo Kawaoka, hiện có ba loại hợp chất kháng virus, và

nhóm nghiên cứu đã kiểm nghiệm trên chuột hiệu quả của hai trong ba hợp chất này cùng
hai loại thuốc kháng virus thử nghiệm khác. "Các loại thuốc đang sử dụng và thử nghiệm
đều cho hiệu quả tốt trên những con vật mẫu, đảm bảo rằng chúng cũng sẽ hoạt động tốt
ở người." Các thuốc kháng virus được xem là hàng rào bảo vệ hàng đầu trong khi việc
phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt vắcxin phòng cúm phải mất ít nhất vài tháng.
Vi-rút cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên
các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang...; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và
duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu virus mới này hình thành từ khi nào và phát triển ra sao.
- Tìm hiểu tính chất gây bệnh của loại virus này như thế nào?
- Con đường lây truyền.
- Phương pháp phòng bệnh một cách hiệu quả nhất?
3. Phương pháp nghiên cứu:
-Thu thập các bài báo khoa học của các tác giả nghiên cứu có liên quan đến virus
H1N1.
-Phân tích tài liệu để hiểu rõ về virus


II.

Nội dung:

Cúm lợn là chứng bệnh hô hấp cấp truyền nhiễm do một số loại vi-rút cúm lợn
thể A gây ra.
1. Lịch sử phát triển vurus:
Câu hỏi được đặt ra :
Tổ tiên của bệnh cúm A/H1N1 ở đâu?

Mexico là nước đầu tiên tuyên bố dịch cúm A/H1N1, các nhà điều tra đang đến

Mexico để truy tìm nguồn gốc của chủng cúm A H1N1.
Trong lịch sử, đại dịch cúm A/H1N1 xảy ra vào năm 1918-1919 ở người, người ta phát
hiện rằng trước đó kháng nguyên của chủng vi-rút cúm này đã gây dịch ở lợn và được gọi
là chủng vi-rút cúm A(HswN1).
Giáo sư (GS) Raul Rabadan, nghiên cứu virus H1N1tại Trường Đại học Columbia, cho biết dàn
máy đã tìm thấy những“bà con, họ hàng”gần nhất của virus H1N1. Đó là những con virus cúm
heo đã bị cô lập tại Mỹ từ nhiều năm qua. Trong con virus mới có ít nhất hai chủng cúm heo
thuộc hàng tổ tiên, trong đó có một chủng phát hiện ở Bắc Mỹ năm 1998

Cho tới nay, các nhà khoa học chưa xác định được con virus H 1N1 2009 xuất
phát từ đâu trên bản đồ địa lý thế giới. Nhìn dưới góc cạnh mã gien, người ta
vẫn chưa biết vật chủ của con virus mới này là gì, mức độ lây lan của nó dễ
dàng đến mức nào và mức độ gây hại chết người của nó là cỡ nào.
2. Cấu tạo của virus H1N1:
Cũng giống như các loài virus khác, virus H1N1 gồm một lõi axit nucleic(AND hoặc
ARN) và Protein bao ngoài .
Orthomyxoviridae được biết đến là họ virut có cấu trúc di truyền gồm một sợi ARN bao
gồm 5 loài: virut cúm A (Influenzavirus A), cúm B (Influenzavirus B), cúm C
(Influenzavirus C), virus Thogoto (Thogotovirus) và virus Isa (Isavirus). Trong tiếng Hy
Lạp, ortho có nghĩa là “thẳng, không cong”, myxa có nghĩa là “dịch nhầy” phần nào đã
nói lên được cấu trúc và tính chất gây bệnh của họ virut này.
Trong ba loài virut cúm ở trên, mỗi một loài chỉ có duy nhất một chủng hay còn gọi là týp
lần lượt là chủng virut cúm A, chủng virut cúm B và chủng virut cúm C. Tuy nhiên trong
khi virut cúm A và cúm C có khả năng gây bệnh cho nhiều loài khác nhau, thì virut cúm


B hầu như chỉ gây bệnh cho người (một số nhà chuyên môn còn gọi cúm B là “cúm
người” do đặc tính này).

* Hình thể và cấu trúc virus H1N1:


Hình thể của virus
Các loài virut cúm khác nhau về cấu trúc kháng nguyên và vai trò gây bệnh nhưng hình
thể và cấu trúc thì lại hoàn toàn tương tự nhau.

Cấu trúc của virus cúm A(H1n1)
Dưới kính hiển vi điện tử, hầu hết các loại virut cúm có dạng hình cầu đường kính
từ 50-100nm. Một số ít có dạng hình sợi đường kính 20nm và dài từ 200-300nm. Bên


trong virut có cấu trúc phức tạp gồm protein capsid và các sợi ARN cấu trúc với nhau
thành các nucleocapsid có cấu trúc đối xứng xoắn. Vỏ của virut được cấu tạo bởi 2 lớp
lipid, trên bề mặt 2 lớp vỏ lipid này là khoảng 500 chồi gai khác nhau nhú lên từ bề mặt
của virut, mỗi chồi gai có độ dài từ 10-14nm. Các chồi gai này được cấu tạo bởi các
glycoprotein. Có hai loại glycoprotein là Hemagglutinin (gọi tắt là H) và Neuraminidase
(gọi tắt là N) tạo nên các chồi gai. Các chồi gai Hemagglutinin thường nhiều hơn và mọc
xen kẽ với các chồi Neuraminidase với tỷ lệ là 4-5:1. Hemagglutinin có chức năng giúp
virut bám dính vào tế bào cảm thụ và làm xâm nhập vật liệu di truyền của virut vào bên
trong tế bào cảm thụ. Trong khi đó, Neuraminidase có chức năng thúc đẩy sự lắp ráp giải
phóng virut từ các tế bào cảm thụ. Chính các glycoprotein này (H và N) quyết định tính
kháng nguyên đặc hiệu của từng týp virut khác nhau. Chúng cũng là vị trí để các thuốc
kháng virut gắn kết và phát huy tác dụng diệt virut

Giải mã virus H1N1
3. Đối tượng và cơ chế gây bệnh:
Lợn có thể nhiễm nhiều loại vi-rút cúm của cả người, gia cầm và có thể phát tán thành
bệnh dịch. Trong lịch sử, khi xảy ra đại dịch cúm A/H1N1 vào năm 1918-1919 ở người,
người ta phát hiện rằng trước đó kháng nguyên của chủng vi-rút cúm này đã gây dịch ở
lợn và được gọi là chủng vi-rút cúm A(HswN1). Tại châu Âu, đã có nghiên cứu phát hiện
thấy ở ngựa có mang vi-rút cúm, nhưng chưa thấy có ghi nhận nào về vi-rút cúm ở ngựa

hoặc ở các súc vật khác như trâu, bò, chó, mèo, dê... gây bệnh cho người.
Cần phải rất cảnh giác trước việc vi-rút cúm gà hiện nay có thể lây sang đàn lợn, rồi từ đó
lại có khả năng lây tiếp sang người, hoặc các vi-rút cúm có thể lai tạo gen trong cơ thể
lợn, tạo ra phân týp vi-rút cúm A mới tiếp tục gây dịch cho người (nếu xảy ra thì dịch sẽ
rất lớn và nguy hiểm). Tuy nhiên, cho đến nay, chưa thấy dấu hiệu của việc nhiễm vi-rút
cúm gà trên đàn lợn ở nước ta.


Giải phóng

Người

Hô hấp

Người

Virus H1N1
Xâm nhập

Tiêu hóa
Lợn
Sơ đồ: Con đường lây truyền virus H1N1

* Đường lây truyền bệnh cúm
Các loài động vật có vú đã nhiễm bệnh phát tán virut ra ngoài dưới dạng các hạt nhỏ lơ
lửng trong không khí (aerosol) có chứa virut thông qua việc ho, hắt hơi và các loài chim
phát tán virut ra ngoài môi trường thông qua việc thải phân. Nước bọt, dịch tiết mũi họng
đường hô hấp, phân và máu là các yếu tố chứa mầm bệnh và làm lây truyền bệnh cúm.
Người và các vật chủ khác nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các dịch cơ thể nói trên hoặc tiếp
xúc với các bề mặt đã bị nhiễm bởi chúng.

Con người thường bị lây nhiễm cúm lợn H1N1 do tiếp xúc với lợn mắc bệnh, nhưng cũng
có một số trường hợp xảy ra ở người không hề tiếp xúc với lợn bệnh. Đã có trường hợp
lây nhiễm từ người sang người, tuy nhiên chỉ trong điều kiện tiếp xúc gần và những nhóm
người trong môi trường khép kín.
Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch
tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa
vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang vi rút cúm A(H1N1) có khả
năng truyền vi rút cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày
sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự
tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học,
nhà trẻ... Hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu phòng chống cúm A(H1N1). Khi có vắc xin,
việc tiêm phòng bệnh phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Các dấu hiệu chính
của bệnh cúm A(H1N1). Bệnh có biểu hiện sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau
đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
Bệnh cúm A(H1N1) có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán
xác định bằng lấy dịch mũi họng để xét nghiệm Vi rút cúm A/H1N1 có thể tồn tại khá lâu
ngoài môi trường, người dân cần tuân thủ hướng dẫn chống dịch của ngành y tế


4. Triệu chứng:
Bệnh cúm A do các týp vi-rút lưu hành thường xuyên ở nước ta (H3N2, H1N1) có diễn
biến cấp tính và có các biểu hiện như:
- sốt cao (trên 38,5oC) kéo dài, có thể rét run,
- ho, đau tức ngực,
- nhức đầu, đau mình,
- viêm long đường hô hấp như chảy nước mũi, hắt hơi,
- rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ kém.
- viêm phổi nặng: ho khan, đau ngực, khó thở, tím tái...
- Khi chụp x-quang, phổi bệnh nhân có hình ảnh viêm phổi kẽ không điển hình với đám
mờ, lan tỏa nhanh. Bệnh tiến triển dẫn đến suy hô hấp, sốc nhiễm trùng và có thể có suy

đa phủ tạng kèm theo rối loạn ý thức, dẫn tới tử vong.
5. Phương pháp điều trị và cách phòng tránh:
Các chuyên gia y tế của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ khuyến cáo: Trước mắt, cách phòng
bệnh cúm lợn H1N1 hiện nay có thể thực hiện tương tự như phòng bệnh SARS (căn bệnh
lây lan qua đường hô hấp xuất hiện tại khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam vào năm
2003).
a. Khi nghi ngờ mắc bệnh cần làm gì ?
Khi nghi ngờ bị cúm nên ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác. Nếu nghi ngờ, bác sỹ
sẽ cho thực hiện xét nghiệm. Hiện nay để xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được phết mũi họng,
lấy bệnh phẩm chuyển về phòng xét nghiệm BV Bệnh nhiệt đới, Nhi đồng I, II. Các bệnh
viện này có khả năng thực hiện kĩ thuật PCR tìm ra virus H1N1 mới.
b. Điều trị
Hiện nay nói chung có hai loại thuốc điều trị virus cúm A là Oseltamivir (Tamiflu) và
Zanamivir (Relenza). Thuốc Tamiflu là thuốc uống, thuốc Relenza là thuốc hít.
c. Phòng ngừa
* Một số biện pháp:
Người dân cần đeo khẩu trang khi đến nơi đông người; giữ vệ sinh răng miệng, mũi,
họng, mắt và bàn tay; ăn chín uống sôi, đủ chất, giàu vitamin, nhất là vitamin C; trong
trường hợp người có sốt, viêm phổi, ho không rõ nguyên nhân thì cần được cách ly và
đến ngay các phòng khám đa khoa (nếu là người lớn) hoặc phòng khám nhi (nếu là trẻ em
dưới 15 tuổi) ở các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh để được khám bệnh, tư vấn kịp thời.
- Ho lấy tay che miệng bằng khăn giấy…sau đó bỏ vào sọt rác và rửa tay.
- Có thể ho vào tay áo nếu không có khăn giấy
- Rửa tay với xà phòng thường xuyên nhất là sau ho hay hắt hơi
- Không đưa tay chạm vào mắt mũi miệng vì virus lan truyền theo đường này
- Tránh không tiếp xúc với người bệnh
- Khi bị sốt nên tránh tiếp xúc với mọi người càng nhiều càng tốt.


* Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu chế tạo ra vacxin phòng bệnh cúm

A H1N1:
Mỹ tìm ra vắcxin phòng chống cúm H1N1 cho lợn
Virut cúm H1N1 đã được tìm thấy trong một đàn lợn ở Canađa. Các nhà nghiên cứu
thuộc trường đại học
quốc gia Lowa (Mỹ) đã tìm ra vacxin
phòng chống cúm
H1N1 cho lợn.
Nhóm khởi động của
Harris ở khu nghiên cứu ISU,
Harrisvaccines, sử dụng
một công nghệ để sản xuất vắcxin
nhanh hơn nhiều so với
các phương pháp truyền thống.
Kỹ thuật này được gọi
là mạch khung RNA (RNA
Backbone), được phát
triển cho người do công ty Alphavax
sử dụng. Harrisvaccines đã được điều chỉnh phù hợp cho lợn.
Kỹ thuật này sử dụng dòng điện để kết hợp vật liệu mạch khung RNA với thông tin di
truyền liên quan từ virut cúm hoạt động thông qua một quá trình được gọi là xung điện
(electro-poration).
Gần đây, theo đề xuất của Harris, phương pháp tạo ra vacxin nhanh hơn đã được đưa vào
sử dụng trong một ổ dịch Hội chứng rối loại hô hấp và sinh sản ở lợn. Phương pháp mạch
khung của Harris cho phép tìm ra vacxin trong vòng hai tháng từ khi dịch bùng phát.
Các phương pháp sản xuất truyền thống cần từ 5 đến 6 tháng để tạo ra vacxin cho người
và từ 11 đến 12 tháng để tạo ra vacxin cho lợn.
“Hiện nay, để tạo ra vacxin cho người hoặc động vật, bạn cần có virut sống và nuôi nó
trong trứng hoặc tế bào và sau đó làm cho nó ngưng hoạt động. Tuy nhiên, chúng tôi
không phải làm như vậy. Nói ngắn gọn về công nghệ này, bạn thật sự không cần virut
sống. Chúng tôi chỉ cần gien từ virut gốc có thể làm nhân tạo” Harris nói.


III. Kết luận đề nghị:
Virus cúm hiện nay đang còn diễn biến rất phức tạp gây cho con người rất nhiều tổn thất,
nhiều chủng virus có thể kết hợp với nhau tạo ra chủng mới rất khó lường.Ví dụ: vi rút
cúm H1N1 là sự pha trộn của vi rút cúm lợn, cúm người và cúm gia cầm và bản thân vi
rút này đã cho thấy sự “biến hoá thần thông” của nó so với các chủng vi rút cúm khác.
Hiện nay thông tin về virus cúm nói chung và virus H1N1 nói riêng trên các phương tiện
thông tin đại chúng rất nhiều nhưng độ tin cậy còn chưa cao.Chúng em khi tim hiểu về
loại virus này rất khó khi tìm những nguồn tài liệu có độ chính xác cao.
Vậy, chúng em kính đề nghị thầy sửa và bổ sung cho những khiếm khuyết của bài này.



×