Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁCDÂN TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘCVIỆT NAM VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆCXÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘCTHIỂU SỐ Ở HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.56 KB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

NGUYỄN VĂN GIỚI

QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC
DÂN TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC
VIỆT NAM VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC
XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

BÌNH ĐỊNH – 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

NGUYỄN VĂN GIỚI

QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC
DÂN TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC
VIỆT NAM VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC
XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục chính trị
Người hướng dẫn khoa học: Th.S LÊ VĂN LỢI



BÌNH ĐỊNH – 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................3
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................6
3.1. Mục đích.....................................................................................................6
3.2. Nhiệm vụ....................................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận..............................................7
4.1. Đối tượng....................................................................................................7
4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của khóa luận.................................7
5.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................7
5.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận.......................................................7
7. Kết cấu khóa luận..............................................................................................8
Chương 1 QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM.................................................9
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM...................................................................................9
1.1.1. Khái niệm dân tộc....................................................................................9
1.1.2. Khái niệm dân tộc thiểu số....................................................................11
1.1.3. Khái niệm đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh
.........................................................................................................................12
1.1.3.1. Khái niệm đoàn kết........................................................................12
1.1.3.2. Khái niệm đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.........13
1.2. NỘI DUNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN

TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM......................................16
1.2.1. Vai trò của khối đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt
Nam.................................................................................................................16


1.2.2. Nội dung xây dựng khối đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc
Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh............................................................23
1.2.2.1. Các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam phải được bình
đẳng, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ...............................................23
1.2.2.2. Phải quan tâm phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số........................................................................................................29
1.2.2.3. Chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người
dân tộc thiểu số...........................................................................................30
1.3. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM...............................................35
1.3.1. Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc.............................................35
1.3.2. Đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam dựa trên
nguyên tắc tôn trọng, giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các
dân tộc.............................................................................................................37
1.3.3. Đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam phải gắn liền
với sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và dân tộc đa số đối với đồng bào dân tộc
thiểu số............................................................................................................40
Chương 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC
DÂN TỘC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM VÀO VIỆC XÂY
DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN AN LÃO,
TỈNH BÌNH ĐỊNH..............................................................................................45
2.1. HUYỆN AN LÃO VÀ TÌNH HÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN AN
LÃO.....................................................................................................................45
2.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội...................................45

2.1.2. Tình hình dân tộc thiểu số của huyện An Lão.......................................48
2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ Ở HUYỆN AN LÃO.....................................................................................49
2.2.1. Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số ở huyện An Lão thông qua
việc củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị.................................................49


2.2.2. Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số bằng việc chăm lo đời
sống vật chất, phát triển kinh tế xã hội của đồng bào các dân tộc..................53
2.2.3. Tăng cường khối đoàn kết các dân tộc thiểu số bằng việc chăm lo đời
sống văn hoá tinh thần và giải quyết các vấn đề xã hội..................................56
2.2.4. Những tồn tại trong việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc thiểu số ở
huyện An Lão..................................................................................................62
2.2.4.1. Trong lĩnh vực xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số thông
qua xây dựng hệ thống chính trị.................................................................62
2.2.4.2. Trong lĩnh vực xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số bằng
việc chăm lo đời sống vật chất, phát triển kinh tế xã hội...........................64
2.2.4.3. Trong lĩnh vực xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu bằng việc
chăm lo đời sống văn hóa tinh thần và giải quyết các vấn đề xã hội khác.65
2.2.4.4. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế........................................................67
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN AN LÃO...............................................................69
2.3.1. Chú trọng xây dựng củng cố hệ thống chính trị và công tác đào tạo cán
bộ dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở miền núi..............................................69
2.3.2. Tăng cường khai thác mọi nguồn lực phát triển kinh tế và xã hội của
đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện An Lão...............................................76
2.3.3. Nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ và xây dựng đời sống văn hoá tinh
thần phong phú, lành mạnh cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện An Lão..82
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................90



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời Hồ Chí Minh đã khẳng định “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”. Đại đoàn kết là một nội dung lớn
xuyên suốt trong tư tưởng cũng như hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Theo
Người, lực lượng và phương diện đoàn kết gồm một hệ thống rộng lớn: đoàn kết
các dân tộc, các tầng lớp, các đảng phái, các tôn giáo trong xã hội, với cả kiều
bào nước ngoài và đoàn kết quốc tế...Trong đó, đoàn kết các dân tộc trong cộng
đồng dân tộc Việt Nam là một trong những vấn đề được Người quan tâm hàng
đầu. Và bản thân Người là hiện thân của tinh thần đoàn kết ấy.
Hồ Chí Minh là người đã dày công xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và
ra sức chăm lo cho cuộc sống đồng bào các dân tộc trong cộng đồng dân tộc
Việt Nam. Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, Hồ Chí
Minh đã cho tổ chức Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số để đồng bào thực
hiện quyền bình đẳng về chính trị và các quyền lợi khác cũng như trách nhiệm
đối với đất nước. Tại Hội nghị này, Người đã nhấn mạnh rằng, các dân tộc được
tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập
hoàn toàn, tự do và hòa bình.
Chính nhận thức rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của các dân t ộc trong
cộng đồng dân tộc Việt Nam đối với sự nghiệp chung của đất nước mà Hồ
Chí Minh đã rất quan tâm, chăm lo xây dựng, củng cố và phát triển khối đoàn
kết giữa các dân tộc. Người thường biểu dương truyền thống tốt đẹp và những
đóng góp to lớn của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam không chỉ
trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà cả trong xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc.
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng và Nhà nước không thể không phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng miền núi và vùng đồng bào dân tộc

thiểu số. Do vậy, Đảng ta rất quan tâm đến vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về
đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam vào việc xây dựng khối


2

đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng. Tiếp nối tư
tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, Đảng ta xem đoàn kết các dân
tộc thiểu số là vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất
nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã nêu: “Đoàn kết, bình
đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh
phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính
sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta” [7, tr. 17].
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu thực hiện chính sách
dân tộc trong thời kì đổi mới là: Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng
phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc
Việt Nam, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp
của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh
tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các
dân tộc thiểu số.
Như vậy, trong quá trình đổi mới Đảng ta luôn xác định xây dựng khối
đoàn kết dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam là đường lối chiến lược, là
nguồn sức mạnh, là động lực quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp toàn
dân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Huyện An Lão là một huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có nhiều dân tộc
thiểu số. Việc phát triển của huyện không thể tách rời sự phát triển của cộng
đồng dân cư này. Trong đó, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số có thể
nói là vấn đề mang tầm chiến lược. Vì vậy, nghiên cứu “Quan điểm Hồ Chí

Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và vận
dụng vào việc xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số ở huyện An Lão,
tỉnh Bình Định” là cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có những công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến đề tài. Có thể
nêu một số công trình tiêu biểu sau:


3

Về sách đã xuất bản:
- PGS.Phùng Hữu Phú (chủ biên), GS.Vũ Dương Ninh, PGS.Lê Mậu Hãn,
PTS.Phạm Xanh (1995): “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm nghiên cứu quá trình hình thành
chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, chiến lược đại đoàn kết trong cách mạng
giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa (CNXH), những
nội dung cơ bản của chiến lược đại đoàn kết trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
thống nhất.
- Nguyễn Khánh Bật, Bùi Đình Phong, Hoàng Trang (đồng chủ biên): “Tư
tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Nghệ An. Tác phẩm đã trình
bày cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn
liền với Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội trong thời
kỳ mới.
- Lê Văn Yên (1998): “Hồ Chí Minh với chiến lược đoàn kết quốc tế trong
cách mạng giải phóng dân tộc”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tác
phẩm đã phân tích và chứng minh quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh trong xây
dựng mối quan hệ đoàn kết giữa phong trào giải phóng dân tộc và phong trào
cách mạng vô sản quốc tế nhằm mục tiêu độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam.

Một số quan điểm cơ bản và giá trị thực tiễn của chiến lược đoàn kết Hồ Chí
Minh.
- Nguyễn Bích Hạnh, Nguyễn Văn Khoan, (1999): “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết và Mặt trận đoàn kết dân tộc”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
Tác phẩm đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và Mặt trận đoàn
kết dân tộc. Phần phụ lục giới thiệu biên niên hoạt động xây dựng Mặt trận đoàn
kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
trong thời kỳ đổi mới (2004), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác
phẩm đã tuyển chọn những bài tham luận trong Hội thảo Khoa học có chủ đề về


4

tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng ấy trong quá
trình Cách mạng Việt Nam.
- Hoàng Trang (2005): “Toàn dân đoàn kết chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn
cờ tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong tác
phẩm này đã trình bày lý luận về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh sự vận
dụng linh hoạt nhuần nhuyễn quan điểm cơ bản, những giải pháp và nguyên tắc
của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh một cách sáng tạo vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam.
- Đặng Nghiêm Vạn: “Quan hệ tộc người trong một quốc gia dân tộc”, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993. Tác phẩm nêu lên mối quan hệ giữa
cộng đồng tộc người và cộng đồng chính trị - xã hội trong lịch sử, dân tộc Việt
Nam và các dân tộc ở Việt Nam.
- Vũ Văn Hậu (2009): “Củng cố mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt
Nam trong bối cảnh hôm nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tác phẩm đã trình
bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo
trong tư tưởng Hồ Chí Minh; quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong

bối cảnh hiện nay, củng cố quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam và tác
động toàn cầu hóa đối với đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay.
Về đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án:
- Nguyễn Xuân Thông (1995): “Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh và
sự thể hiện trong cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930 – 1954”, luận án tiến sĩ sử
học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1995. Ở luận án này, tác giả đã
sử dụng phương pháp logic - lịch sử làm phương pháp chủ đạo, để tìm hiểu và
chứng minh tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh được Người trực tiếp vận
dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, kể từ thời niên thiếu của Người (1930)
đến khi cách mạng thành công (1954). Đây là luận án có giá trị khoa học và có
ý nghĩa thực tiễn cao đối với việc xây dựng và củng cố khối trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
- Khuất Thị Hoa: “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh được thể hiện
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)”, Luận án


5

tiến sĩ sử học, Học Đại đoàn kết toàn dân viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
2000. Luận án đã đi sâu tìm hiểu chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí
Minh được thể hiện trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
giai đoạn 1945-1954. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận về vấn đề Đại đoàn
kết toàn dân và những giải pháp có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm chỉ đạo
việc củng cố, xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
- Vũ Thị Thuỷ (2006): “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc và
thực hiện bình đẳng dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp đổi mới, luận văn
thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học”, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn về
việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, tác giả Vũ

Thị Thuỷ đã đưa ra những nhóm giải pháp hữu hiệu, có tính thuyết phục nhằm
củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vững mạnh ở tỉnh Thái
Nguyên, để tăng cường việc thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc ở tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
- Ngô Minh Hoàng (2007): “Đại đoàn kết dân tộc thiểu số trong tư tưởng
Hồ Chí Minh với việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số Tây
Nguyên hiện nay”, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí
Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã nghiên cứu
tình hình thực tiễn ở địa phương Tây Nguyên, đặc biệt sau sự kiện bạo động
chính trị, gây chia rẽ khối đoàn kết giữa đồng bào kinh với đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên, từ đó đưa ra những nhóm giải pháp hữu hiệu, có tính
thuyết phục nhằm củng cố và xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc thiểu số ở địa
bàn Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
- Trần Phú Quý (2008): “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thiểu số
và vận dụng vào giải quyết vấn đề dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, Luận văn
thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Tựu trung, các luận án, luận văn với những nội dung nghiên cứu kể trên là


6

nguồn tư liệu rất bổ ích cho tôi tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn của
mình ở khía cạnh vận dụng tư tưởng đoàn kết các dân tộc thiểu số của Hồ Chí
Minh trong thực tiễn thời kỳ đổi mới đất nước.
Về báo và tạp chí:
- Nguyễn Thị Nga: “Phát huy tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí
Minh trong điều kiện nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản số 105 - 2005.
- Lê Hoàng, Văn Nghiệp Chúc: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, báo Nhân dân, số ra ngày 15/5/2005.

- Phạm Thế Duyệt: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại đoàn kết dân tộc và Mặt
trận dân tộc thống nhất”, báo Nhân dân ra ngày 16/5/2005.
Những đề tài khoa học, luận án, luận văn, các tác phẩm và một số bài báo,
tạp chí trên đã thể hiện kết quả nghiên cứu tổng thể toàn diện và sâu sắc về tư
tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Mặt khác, những công trình này
giúp làm sáng tỏ và phong phú tư tưởng ấy của Người, đồng thời làm tiền đề cơ
sở hết sức quan trọng cho việc nghiên cứu về vấn đề xây dựng khối đoàn kết các
dân tộc thiểu số ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong thời kỳ đổi mới theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu và hệ thống hoá những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc thiểu số và qua sự khảo sát, nghiên cứu
thực trạng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số huyện An Lão, tỉnh Bình Định hiện
nay, đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường xây dựng khối đoàn kết các
dân tộc huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá nội dung cơ bản quan điểm đoàn kết dân tộc thiểu số của
Hồ Chí Minh.
- Xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc xây dựng khối đoàn
kết các dân tộc thiểu số và phân tích làm rõ thực trạng khối đoàn kết các dân tộc
thiểu số ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay.


7

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường xây dựng khối đoàn kết các
dân tộc thiểu số ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định hiện nay dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận

4.1. Đối tượng
- Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộng
đồng dân tộc Việt Nam thể hiện trong các tác phẩm, bài nói, bài viết và hoạt
động thực tiễn của Người.
- Thực tiễn xây dựng khối đoàn kết các dân tộc thiểu số và kết quả thực hiện
chính sách dân tộc của huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2010 - 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết có nhiều nội dung, đối tượng đoàn kết
rất rộng, bao gồm các giai cấp, tầng lớp,…Khóa luận này chỉ nghiên cứu quan
điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
- Thực trạng công tác xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở huyện An Lão,
tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2010 – 2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của khóa luận
5.1. Cơ sở lý luận
Quán triệt những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận biện chứng duy vật: trên quan điểm duy vật và phương
pháp biện chứng, xem xét các quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân
tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
- Phương pháp logic-lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo sát
thực tiễn, so sánh, … để làm rõ nội dung của khóa luận.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận.
- Góp phần hệ thống hóa, làm đa dạng và phong phú thêm những hiểu biết về
vấn đề đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh.


8


- Góp phần đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường xây dựng khối đoàn kết
các dân tộc thiểu số huyện An Lão.
- Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và
giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường.
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 2 chương, 6 tiết.
Chương 1: Quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong cộng
đồng dân tộc Việt Nam
Chương 2: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam vào việc xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở
huyện An Lão, tỉnh Bình Định hiện nay.


9

Chương 1
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1. Khái niệm dân tộc
Cũng như nhiều hình thức cộng đồng khác, dân tộc là sản phẩm của một
quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi dân tộc xuất hiện,
loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ
lạc, bộ tộc.
Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa được xác lập và thay thế vai trò của phương thức sản xuất phong kiến.
Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng
hóa đã làm cho các bộ tộc gắn bó với nhau. Nền kinh tế tự cấp, tự túc bị xóa bỏ,
thị trường có tính chất địa phương nhỏ hẹp, khép kín được mở rộng thành thị

trường dân tộc. Cùng với quá trình đó, sự phát triển đến mức độ chín muồi của
các nhân tố ý thức, văn hóa, ngôn ngữ, sự ổn định của lãnh thổ chung đã làm
cho dân tộc xuất hiện. Chỉ đến lúc đó tất cả lãnh địa của các nước phương Tây
mới thực sự hợp nhất lại, tức là chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến và dân tộc
được hình thành.
Ngược lại, ở phương Đông do tác động của hoàn cảnh mang tính đặc thù,
đặc biệt do sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc
đã được hình thành trước khi chủ nghĩa tư bản xác lập, dựa trên cơ sở một nền
văn hóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển đến độ tương đối chín muồi, dựa trên
cơ sở một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định nhưng nhìn
chung còn kém phát triển và ở tình trạng phân tán. Có thể thấy rằng, do điều
kiện địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội ở từng khu vực, từng châu lục, lãnh thổ nên
sự hình thành dân tộc cũng có sự khác nhau. Vậy dân tộc là gì ?
Theo từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, dân tộc là sản vật của sự phát


10

triển lâu dài của xã hội. Trước dân tộc là những hình thức cộng đồng tiền dân
tộc như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn
đến việc xuất hiện các dân tộc.
Theo đại từ điển Tiếng Việt do Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt
Nam phát hành, thì “Dân tộc là cộng đồng người ổn định hình thành trong
quá trình lịch sử của xã hội, có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế
và tâm lí”[52, tr.520]. V. I. Lê-nin đã nhận xét rằng: Dân tộc là sản vật và hình
thức tất nhiên của thời đại tư sản trong quá trình phát triển của xã hội. Theo
quan điểm duy vật lịch sử, “Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình
thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có chung các mối liên hệ về kinh
tế, có chung một ngôn ngữ, một nền văn hóa” [39, tr.108].
Như vậy, dân tộc là một cộng đồng vững chắc về mặt lịch sử của những

con người, là hình thức phát triển xã hội được hình thành trên cơ sở cùng có
chung đời sống kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ và những đặc điểm về văn hóa, kinh
tế, ý thức, tâm lý riêng của mình. Dân tộc thường được nhận biết thông qua
những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng
quan trọng nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ
phận, thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân
tộc.
Thứ hai, có thể cư trú trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư trú
đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng
gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ.
Thứ ba, có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng làm công cụ giao
tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, tình cảm…
Thứ tư, có nét tâm lý riêng biểu hiện kết tinh trong nền văn hóa dân tộc và
tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc, gắn bó với nền văn hóa của cả
cộng đồng các dân tộc.
Như vậy, cộng đồng người ổn định chỉ trở thành dân tộc khi có đủ các đặc
trưng trên, các đặc trưng của dân tộc là một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau,


11

đồng thời mỗi đặc trưng có một vị trí xác định.
Từ đó cho thấy, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau,
trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất :
Một là, dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững,
có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù.
Xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này, dân tộc là bộ phận của quốc gia quốc gia có nhiều dân tộc.
Hai là dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước,
có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất quốc ngữ chung và ý thức về sự

thống nhất quốc gia mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền
thống văn hóa và truyền thống đấu tranh trong suốt quá trình lịch sử lâu dài
dựng nước và giữ nước. Với nghĩa như vậy, dân tộc là toàn bộ nhân dân của
quốc gia đó.
1.1.2. Khái niệm dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo đối
tượng nghiên cứu của từng khoa học hay quan điểm của mỗi quốc gia dân tộc.
Đứng trên phương diện nhân chủng học, các nhà nghiên cứu cho rằng dân tộc
thiểu số chia làm hai thành phần:
Dân tộc thiểu số có nguồn gốc lịch sử là tập thể tộc người đã có mặt trên
vùng lãnh thổ từ lâu đời mà người ta thường gọi là dân tộc bản địa.
Dân tộc thiểu số di cư là những người nước ngoài sang định cư tại một
quốc gia có chủ quyền. Năm 1992, Liên Hợp Quốc thông qua khái niệm về “dân
tộc thiểu số” bằng cách dựa quan điểm mà Gs. Francesco Capotorti (đặc phái
viên của Liên Hợp Quốc) đã đưa ra vào năm 1977: Dân tộc thiểu số là thuật ngữ
ám chỉ cho một nhóm người từ một quốc gia khác đến cư trú trên lãnh thổ của
một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này.
Nhà xã hội học Mỹ Louis Wirth năm 1945 đã đưa ra một định nghĩa khá
thông dụng về nhóm người thiểu số như sau: “Có thể gọi là thiểu số mọi nhóm
người, do một số nét đặc thù về ngoại hình hay văn hoá, bị đối xử khác biệt và
không bằng những thành viên khác của xã hội mà họ sinh sống và do đó tự coi


12

mình là đối tượng của một sự phân biệt tập thể”. Đại từ điển Tiếng Việt của
Nguyễn Như Ý thì cho rằng “dân tộc thiểu số là dân tộc có số dân ít cư trú trong
cộng đồng quốc gia nhiều dân tộc (có một dân tộc đa số) sống ở vùng hẻo lánh,
ngoại vi, vùng ít phát triển về kinh tế xã hội”[52, tr. 520].
Điều 4 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của

Chính phủ về công tác dân tộc giải thích: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có
số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” [15, tr. 141].
Sinh thời Hồ Chí Minh rất chăm lo, xây dựng phát triển khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, đặc biệt là đoàn kết các dân tộc thiểu số với nhau. Người có một tình
thương và sự đồng cảm rất lớn đối với những người lao động nghèo khổ. Đó
chính là yếu tố quan trọng gắn kết Người với đồng bào: “Người cùng chung sống,
làm việc và hòa nhập với cuộc sống của các đồng bào dân tộc thiểu số. Những
ngày đầu khi trở về Tổ quốc, Người chọn hang Pác Bó làm nơi ở…”[38, tr. 280].
Người thường dùng các thuật ngữ: “dân tộc đa số”, “dân tộc thiểu số”, “đồng bào
Thượng du”, “anh em thiểu số”, “anh chị em các dân tộc”, “đồng bào các dân
tộc”, không mấy khi dùng: thị tộc, bộ tộc, sắc tộc.
Có thể nói rằng, dân tộc thiểu số là dân tộc có số dân ít trong một quốc gia
đa dân tộc, có nơi sinh sống và cư trú vùng núi, có những nét đặc trưng riêng về
kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tạo nên sự đa dạng cho quốc gia
dân tộc. Mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng biệt nhưng đều là thống nhất với
nhau tạo nên một quốc gia đa dân tộc.
1.1.3. Khái niệm đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
1.1.3.1. Khái niệm đoàn kết
Đoàn kết là một thuật ngữ ra đời rất sớm trong lịch sử loài người và được
sử dụng rất phổ biến, rộng rãi. Nhưng ở mỗi giai đoạn, thời kỳ, quan niệm về
đoàn kết của từng quốc gia riêng cũng có sự khác biệt nhau. Đến giữa thế kỷ
XIX, C.Mác và Ăngghen trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, đã nêu
khẩu hiệu “Vô sản các nước đoàn kết lại”. Kế thừa và phát triển tư tưởng tập


13

hợp lực lượng cách mạng quốc tế của C.Mác và Ph.Ăngghen phù hợp với thời

kỳ lịch sử mới, V.I.Lênin cũng kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc
bị áp bức trên thế giới đoàn kết lại”. Song, cũng như C.Mác và Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin vẫn chưa nêu ra một định nghĩa hoàn chỉnh về đoàn kết.
Nghiên cứu tác phẩm của các ông để lại, có thể thấy, đoàn kết theo quan
điểm của các ông mang hàm ý là sự “hiệp đồng”, “liên minh”, “gần gũi nhau” có
nguyên tắc giữa giai cấp vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức. Đây là những
yêu cầu khách quan của các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và các
dân tộc bị áp bức chống lại chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc.
Đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, khái niệm đoàn kết ngay từ đầu được
hiểu là sự “cố kết”, “gắn bó” cộng đồng dân tộc trước nhu cầu của cuộc chiến
chống thiên tai, ngoại xâm để tồn tại và phát triển.“Đoàn kết là kết thành một
khối thống nhất ý chí, không mâu thuẫn, chống đối nhau”. Sự “cố kết”, “gắn bó”
đã thấm sâu vào các thế hệ người Việt và trở thành một truyền thống quý báu
của dân tộc. Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học do Nhà xuất bản
Giáo Dục ấn hành năm 1994 và sau đó là các từ điển khác đều đưa ra khái niệm
đoàn kết như sau: Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng hành động vì
một mục đích chung. Đây chỉ là định nghĩa mang vẻ bề ngoài chứ chưa đi sâu
nội dung đầy đủ của khái niệm; đó là nghĩa của từ, xét về mặt ngôn ngữ.
Đại đoàn kết là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân tức là
công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân dân lao động khác.
Đó là cái gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc
của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn các tầng lớp
nhân dân khác [31, tr. 244].
Như vậy, đoàn kết là sự kết thành một khối, thống nhất ý chí, không mâu
thuẫn, chống đối nhau vì cùng mục đích chung nào đó và đồng thời mang tính
đa dạng phong phú giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo.
1.1.3.2. Khái niệm đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhận thức sâu sắc lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về vai trò của quần
chúng nhân dân và kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc, Hồ Chí Minh



14

luôn coi dân là gốc, nguồn sức mạnh vô tận, là lực lượng chủ yếu quyết định
thành công của cách mạng.
Do đó, khi nói đến khái niệm đại đoàn kết dân tộc, theo Hồ Chí Minh là đại
đoàn kết toàn dân. Người đã từng nói Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng
để họ đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm
chủ, đó là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo, mà không phải là công
việc của một số người, của riêng Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự nghiệp ấy chỉ có
thể được thực hiện bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Vì
vậy, theo quan niệm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một nhân tố quan trọng
nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trong tác phẩm “Thường thức Chính trị”, Hồ Chí Minh có đưa ra định
nghĩa dân: “Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc
và những phần tử khác yêu nước” [29, tr. 264]. Theo đó, khái niệm “Dân”,
hay “nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nội hàm rất rộng, bao gồm tất
cả những người Việt Nam yêu nước. Hồ Chí Minh cho rằng tất cả những ai
thừa nhận mình là con dân nước Việt thì đều là dân cả. Người thường dùng
các khái niệm để nói về “dân”: nhân dân, quần chúng nhân dân, dân ta, đồng
bào…để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “con Lạc, cháu Hồng”, “con Rồng,
cháu Tiên”, “người chung một bọc”; không phân biệt đảng phái, giai cấp, già,
trẻ, gái, trai, giàu nghèo, dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người theo tôn
giáo với người không theo tôn giáo, …Như vậy, những người Việt Nam phản
quốc không thuộc phạm trù “dân”. Người giải thích:
Nhân dân và quốc dân khác nhau…Những bọn phản động chưa
đến nỗi bị xử tử, vẫn là quốc dân. Nhưng chúng không được ở
trong địa vị nhân dân, không được hưởng quyền lợi như nhân dân.
Chúng không có quyền tuyển cử, ứng cử; không có quyền tổ chức
tuyên truyền, v.v… Song chúng cần phải làm tròn nghĩa vụ, như

phục tùng trật tự, tuân theo pháp luật của nhân dân [29, tr. 264].
Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng nhân tố để giúp đoàn kết các giai cấp đó
lại với nhau là giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt


15

Nam. Đồng thời, Người nhấn mạnh tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về
nhân dân. Tất cả lợi ích đều phục vụ cho nhân dân. Qua đó thể hiện rõ bản chất
của Nhà nước ta: “của dân, do dân, vì dân”. Người đã nói rằng:
Nhân dân là: Bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng, các giai cấp
ấy đoàn kết lại, bầu ra chính phủ của mình. Đối với nội bộ nhân dân
thì thực hành dân chủ. Đối với đế quốc, phong kiến và lũ phản
động, thì thực hành chuyên chính chống lại chúng, đàn áp chúng.
Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta, tất cả mọi
quyền lực đều là của nhân dân, tức là của các giai cấp công, nông,
tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Bốn giai cấp ấy do giai cấp công nhân
lãnh đạo, lấy công nông liên minh làm nền tảng, đoàn kết các giai
cấp dân chủ và các dân tộc trong nước, để thực hành dân chủ
chuyên chính [27, tr. 262].
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng mỗi giai cấp, tầng lớp đều đóng vai trò quan trọng
trong xã hội và là một nhân tố để hình thành khối đoàn kết các dân tộc trong
cộng đồng dân tộc Việt Nam. Từ đó mới có thể phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết dân tộc để vượt qua những khó khăn, thách thức giành những thắng lợi
vẻ vang cho cách mạng Việt Nam. Người còn khẳng định chính bốn giai cấp
công, nông, tư sản và tiểu tư sản là nguồn gốc cho động lực cách mạng.
Dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh không chỉ là những người Việt
Nam đang sinh sống trong nước mà còn bao hàm cả cộng đồng người Việt đang
sinh sống và định cư ở nước ngoài có tinh thần “ái quốc”, nguyện phấn đấu cho

mục tiêu chung: độc lập cho dân tộc, tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.
Họ đều là lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc.
Tuy nhiên, trong khối đoàn kết dân tộc đó phải được tổ chức, sắp xếp một
cách đúng đắn và khoa học, phải thể hiện lập trường giai cấp rõ ràng. Hồ Chí
Minh phân tích sâu hơn đâu là những lực lượng nòng cốt tạo nên cái nền tảng
ấy, Người viết:
Lực lượng chủ yếu trong khối đại đoàn kết dân tộc là công nông,


16

cho nên liên minh công nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thống
nhất”. Người chỉ rõ: Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết
đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông
dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại
đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây...[30, tr. 244].
Với cương vị là lãnh tụ của Đảng và của dân tộc, đứng đầu Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa 24 năm liền, Người đã tập hợp các dân tộc, các giai cấp,
tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, nhân sĩ trí thức yêu nước, đồng bào trong nước và
kiều bào, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong suốt tiến trình cách mạng Việt
Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Người đã trở thành linh hồn, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng
rộng rãi và bền vững. Đại đoàn kết dân tộc rõ ràng là một nội dung xuyên suốt
trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như trong hoạt động thực tiễn cách mạng.
Tóm lại, đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết toàn
dân rộng rãi tất cả những người Việt Nam không phân biệt giai cấp, giới tính,
tôn giáo, thành phần xã hội, đa số hay thiểu số, ở trong nước hay đang sinh sống
ở nước ngoài, miễn là người đó có tinh thần yêu nước.
1.2. NỘI DUNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM


1.2.1. Vai trò của khối đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đa dân tộc, bao gồm 54 dân tộc anh
em cùng chung sống, kề vai sát cánh bên nhau trong suốt quá trình dựng nước
và giữ nước, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Phần lớn các dân tộc thiểu số
Việt Nam sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo là những vùng
có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng
và môi trường sinh thái. Đồng bào các dân tộc vốn có truyền thống đoàn kết lâu
đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên
tai và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng, góp phần
tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa dân tộc.
Trong thời đại của Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và thuộc địa, vấn đề đấu


17

tranh giải phóng dân tộc bị áp bức nổi lên như một yêu cầu lịch sử khách quan.
Đó không chỉ là một xu thế trong lịch sử nhân loại cuối thế kỷ XIX, gần suốt thế
kỷ XX mà còn là yêu cầu trực tiếp của lịch sử Việt Nam. Sau thất bại của các
chí sĩ yêu nước, Hồ Chí Minh đã tìm cho mình một con đường đi riêng, phát huy
được sức mạnh của dân tộc và thời đại làm nên kỳ tích chống giặc ngoại xâm
của dân tộc ta thời kỳ lịch sử hiện đại. Một trong những nguyên nhân quan trọng
của thành công đó là tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết nói chung và đoàn kết
các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh.
Có thể nói rằng, đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam là
một vấn đề xuyên suốt, nhất quán nổi bật lý luận cũng như hoạt động thực tiễn
của Hồ Chí Minh. Từ truyền thống đoàn kết của dân tộc, với nhãn quan chính trị
thiên tài, Hồ Chí Minh đã khơi dậy và phát huy cao độ sức mạnh của cả dân tộc,
từ lực lượng công – nông – trí thức cách mạng, đến các tầng lớp trung gian, các
dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, để tạo thành lực lượng tổng hợp

trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh đoàn kết có một vai trò quan trọng đối với sự thành bại của
cách mạng Việt Nam.
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh vẫn chưa lý giải
thấu đáo nguyên nhân thành bại các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở
nước ta; nhưng với nhãn quan chính trị sâu sắc, Người đã sớm nhận ra những
hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng, tìm sự cầu viện, đồng minh của các
nhà cách mạng tiền bối trước yêu cầu khách quan mới của lịch sử và sự thay đổi
của tình hình thế giới. Đến khi được trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc, đầy đủ những giá trị của đoàn kết cũng như
nguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào chống thực dân Pháp của các
nhà cách mạng tiền bối. Từ đó, Người có một niềm tin rất lớn vào sức mạnh của
đoàn kết đối với sự thành bại của cách mạng Việt Nam.
Đoàn kết là nguyên nhân của mọi thành công, Người đã chỉ rõ:
“đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của mọi thành công” [35, tr.
186]. Hồ Chí Minh chỉ ra thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng


18

điều đó:
Bất kỳ khó khăn gì, bất kỳ công việc to mấy ta đoàn kết đều làm
được hết cả. Ví dụ: Lật đổ chế độ thực dân phong kiến có khó
không? Khó thế nhưng ta đoàn kết nên ta lật đổ được. Lúc bắt đầu
kháng chiến ta ở trong hoàn cảnh rất khó khăn. Pháp có hải quân,
không quân, xe tăng, có những tến tướng có kinh nghiệm mấy chục
năm, có khí giới của Mỹ giúp. Lúc đó, cơ đồ ta chỉ có tay không mà
phải đánh một kẻ địch mạnh hơn. Nhưng chúng ta đã thắng. Vì sao?
Vì đoàn kết” [31, tr. 602].
Người cũng chỉ ra bài học quý báu trong lịch sử: “Sử ta dạy cho ta bài

học: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta được độc lập tự
do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy, nay
ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn… khôi phục lại độc
lập, tự do”[24, tr. 255].
Có thể thấy rằng, đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
có vai trò quan trọng đối với cách mạng Việt Nam. Vai trò đó còn thể hiện ở tầm
quan trọng về địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số. Nếu bỏ lỡ địa bàn này sẽ
không phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu
ở vùng núi, vùng dọc biên giới chiếm 2/3 diện tích đất liền của cả nước. Vùng
đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống có tiềm năng lớn về đất đai và rừng, tài
nguyên khoáng sản, thủy năng…Từ bao đời nay, địa bàn cư trú của các dân tộc
thiểu số luôn là lá chắn bảo vệ biên cương Tổ quốc, có tầm quan trọng về chính
trị, kinh tế và an ninh quốc phòng của cả nước. Trong quá trình dựng nước và
giữ nước các triều đại phong kiến Việt Nam và các nhà chính trị trước Hồ Chí
Minh cũng rất coi trọng việc tập hợp, đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân
tộc Việt Nam nhằm phát huy sức mạnh của cả dân tộc trong việc bảo vệ biên
giới của Tổ quốc, góp phần bảo vệ củng cố và xây dựng đất nước.
Khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí
Minh quyết định chọn Cao Bằng làm căn cứ địa. Người nói:
Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng cho cách mạng ta. Cao


19

Bằng có phong trào từ trước, lại kề biên giới, lấy đó làm cơ sở liên
lạc quốc tế thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng phát triển về Thái
Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc
được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi
phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó
khăn có thể giữ được [12, tr. 33].

Tại Hội nghị Cán bộ miền núi ngày 1 tháng 9 năm 1962, Hồ Chí Minh chỉ
rõ rằng: “Miền núi có một vị trí cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc
phòng của cả nước” [34, tr. 458]. Với Hồ Chí Minh, trong kháng chiến hay
trong xây dựng đất nước, đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt
Nam luôn giữ vị trí “đầu nguồn’. Lòng nồng nàn yêu nước, truyền thống đoàn
kết, tính trung thực, thật thà, chịu khó của các đồng bào trong cộng đồng dân tộc
Việt Nam là cơ sở để Người tin tưởng sâu sắc rằng:
Đồng bào miền núi có truyền thống cần cù và dũng cảm. Trong thời
kỳ kháng chiến, đồng bào miền núi đã có những công trạng vẻ vang
và oanh liệt. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc và đấu tranh để thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc,
đồng bào miền núi đang cố gắng góp phần xứng đáng của mình
[34, tr. 458].
Đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có vinh dự được đón
Người về nước hoạt động trong suốt thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp
cho đến khi Người về Thủ đô Hà Nội. Người và Trung ương Đảng, Chính Phủ
đã chọn các tỉnh Việt Bắc để làm căn cứ cách mạng, căn cứ kháng chiến; đã
chọn Điện Biên Phủ ở Tây Bắc là điểm quyết chiến kết thúc sự xâm lược của
thực dân Pháp. Chính trong quá trình cách mạng đó, đồng bào các dân tộc đã
được Hồ Chí Minh tổ chức, rèn luyện, đào tạo, đoàn kết tập hợp vào phong trào
cách mạng trong cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, làm nên
thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến thần kỳ chống giặc ngoại xâm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi sức mạnh đoàn kết các dân tộc trong
đại gia đình các dân tộc Việt Nam không những phát huy vai trò


20

quan trọng trong cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc
và tay sai, giành độc lập, thống nhất đất nước mà còn có vai trò

quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội mới, hướng tới xóa
bỏ nghèo nàn, lạc hậu và sự ngăn cách giữa các dân tộc đồng thời
mang lại hạnh phúc, no ấm và tiến bộ, văn minh cho tất cả đồng
bào các dân tộc [20, tr. 296].
Hồ Chí Minh là người trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam và nơi mà
Người nhắc nhiều nhất đó là Việt Bắc – cái tên ra đời trong kháng chiến chống
thực dân Pháp đã đi vào lịch sử và các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, thanh
thiếu niên nước ta như một niềm tự hào là “thủ đô kháng chiến”. Đúng như câu
thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
“Ở đâu đau đớn giống nòi,
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”[43, tr. 80].
Trong tác phẩm Việt Bắc anh dũng viết sau cách mạng Tháng Tám năm
1945, trong mục Con Rồng cháu Tiên, Hồ Chí Minh đã đánh giá vị trí, ý nghĩa
truyền thống yêu nước lâu dài có trên mảnh đất này và đánh giá cao lòng yêu
nước của đồng bào các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam trên địa bàn:
Đồng bào Việt Bắc gồm có Kinh, Thổ, Nùng, Tày, Thái, v.v…
phong tục tập quán tuy có khác nhau ít nhiều nhưng lòng nồn nàn
yêu nước, lòng căm hờn thực dân thì muôn người như một. Lòng
yêu nước của đồng bào, nhập với hình thể hiểm trở của núi sông
thành một lực lượng vô địch, nó đã đánh tan cuộc tấn công của
thực dân trong trận vừa rồi. Nếu muốn chép lại hết cả những sự hi
sinh và oanh liệt của nhân dân, thì phải mấy quyển sách mới đủ.
Vậy đây chúng ta chỉ nhắc lại vài thí dụ, để nói rằng tất cả các giới
đồng bào toàn dân nhất trí đều hăng hái tham gia công cuộc bảo vệ
Việt Bắc [26, tr. 448].
Những đánh giá của Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy không chỉ có đồng bào
Kinh, mà tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có một lòng yêu nước
thiết tha. Chính lòng yêu nước ấy nó đã kết thành một làn sóng vô cùng mạnh



×