Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá hiệu quả một số hệ thống cây trồng luân canh, xen canh cây đậu tương và cây lương thực tại huyện tuần giáo, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.09 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------------------------

VŨ ĐÀM HÙNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ HỆ THỐNG
CÂY TRỒNG LUÂN CANH, XEN CANH CÂY
ĐẬU TƯƠNG VÀ CÂY LƯƠNG THỰC TẠI
HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------------------------

VŨ ĐÀM HÙNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ HỆ THỐNG
CÂY TRỒNG LUÂN CANH, XEN CANH CÂY
ĐẬU TƯƠNG VÀ CÂY LƯƠNG THỰC TẠI
HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành : Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN


THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN ĐIỀN

Thái Nguyên - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn

Vũ Đàm Hùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Điền. Nhân dịp này
tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Trần Văn Điền.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Quản lý Đào tạo
Sau Đại học, Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo
điều kiện trong quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên

Hiệp Quốc (FAO) đã tài trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện
Biên, UBND huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên, phòng Nông Nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên, Ngân hàng chính sách xã
hội huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu đề tài tại huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, người
thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện
luận văn này.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc. Tôi xin trân
trọng cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn

Vũ Đàm Hùng


iii

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1

2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4
1.1.1. Lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu và đánh giá mô hình sản xuất. ..... 4
1.1.2. Khái niệm hiệu quả ................................................................................. 5
1.1.3. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 6
1.1.4. Hiệu quả xã hội ....................................................................................... 8
1.1.5. Hiệu quả môi trường ............................................................................... 8
1.1.6. Vai trò của cây đậu tương trong các công thức luân canh và xen canh ........ 8
1.1.6.1. Trồng đậu tương luân canh với cây trồng khác .................................. 8
1.1.6.2. Trồng đậu tương xen với cây trồng khác.......................................... 14
1.2. Tình hình sản xuất cây đậu tương trên Thế giới và Việt Nam ................ 17
1.2.1. Tình hình sản xuất cây đậu tương trên Thế giới ................................... 17
1.2.2. Tình hình sản xuất, nhập khẩu cây đậu tương ở Việt Nam .................. 21


iv

1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ....................................... 21
1.2.2.2. Tình hình nhập khẩu đậu tương ở Việt Nam .................................... 22
1.3. Những kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................... 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25

2.4.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp ................................................................... 25
2.4.2. Tham vấn với cán bộ khuyến nông và phòng nông nghiệp cấp huyện và xã 25
2.4.3. Đánh giá ngoài thực địa ........................................................................ 25
2.4.4. Phương pháp lập ô điều tra ................................................................... 26
2.4.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 27
2.4.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.............................................. 27
2.4.5.2. Đánh giá hiệu quả môi trường ......................................................... 29
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ... 31
3.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 31
3.1.1.1. Tỉnh Điện Biên ................................................................................ 31
3.1.1.2. Huyện Tuần Giáo ............................................................................ 33
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội chính của huyện Tuần Giáo năm 2012 .......... 38
3.1.2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chính của huyện Tuần Giáo
năm 2012...................................................................................................... 38
3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tuần Giáo năm 2012 .................. 39
3.1.2.3. Dân số xã hội của huyện Tuần Giáo năm 2012 ................................ 40


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Vũ Đàm Hùng


vi

3.5.4.1. Đề xuất kỹ thuật .............................................................................. 59
3.5.4.2. Đề xuất kinh tế - xã hội.................................................................... 60
3.5.4.3. Đề xuất cơ chế chính sách ............................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 62
1. Kết luận .................................................................................................... 62
2. Kiến nghị.................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 65
I. Tiếng Việt ................................................................................................. 65
II. Tài liệu tiếng Anh .................................................................................... 66
III. Tài liệu mạng.......................................................................................... 67


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 5 năm gần đây............ 18
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tương năm 2010 của 4 nước đứng đầu
thế giới ......................................................................................... 19
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam những 5 năm gần đây . 22
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chính của huyện Tuần Giáo
năm 2012 ..................................................................................... 38
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tuần Giáo năm 2012 ..................... 39
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu dân số xã hội huyện Tuần Giáo ............................ 40

Bảng 3.4. Diện tích canh tác các loại cây trồng bình quân hộ trong
vùng nghiên cứu ............................................................................ 42
Bảng 3.5. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính năm 2012 ................... 43
Bảng 3.6. Các hệ thống cây trồng chính ....................................................... 44
Bảng 3.7. Năng suất và hiệu quả kinh tế của các cây trồng trong các hệ thống
canh tác ........................................................................................ 45
Bảng 3.8. So sánh hiệu quả kinh tế của các cây trồng trong hệ thống luân canh
và độc canh .................................................................................. 47
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất, hiệu quả vốn đầu tư,
và hiệu quả lao động .................................................................... 48
Bảng 3.10. Năng suất sinh khối của một số loại cây trồng chính .................. 51
Bảng 3.11. Khả năng để lại N trong đất của một số cây trồng chính ............. 51
Bảng 3.12. Tác động của các chế độ canh tác đến sự thay đổi năng suất ...... 52
Bảng 3.13. Tác động của các chế độ canh tác đến sự thay đổi độ phì đất...... 54
Bảng 3.14. Tác động của các chế độ canh tác đến sự thay đổi mức nhiễm
sâu bệnh ....................................................................................... 55
Bảng 3.15. Tác động của các chế độ canh tác đến khả năng áp dụng ............ 56
Bảng 3.16. Tác động của các chế độ canh tác đến khả năng mở rộng ........... 57
Bảng 3.17. Ý kiến của người dân về canh tác cây đậu tương ........................ 57


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Biểu đồ lượng mưa trong 30 năm của huyện Tuần Giáo,
tỉnh Điện Biên .............................................................................. 35
Hình 3.2: Biểu đồ nhiệt độ trong 30 năm qua của huyện Tuần Giáo,
tỉnh Điện Biên .............................................................................. 37



1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đậu tương (Glycine max (L) Merr.) còn gọi là đậu nành là một cây
trồng cạn ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao. Khó có thể tìm thấy một cây trồng
nào có tác dụng nhiều mặt như ở cây đậu tương. Sản phẩm của nó làm thực
phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp, là
một mặt hàng xuất khẩu và là cây cải tạo đất tốt.
Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung
bình khoảng từ 38 - 40%, lipit từ 15 - 20%, hyđrát các bon từ 15 - 16% và nhiều
loại sinh tố và muối khoáng quan trọng cho sự sống (Phạm Văn Thiều, 2002)
[11]. Đậu tương là loại duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả
prôtit và lipit. Prôtein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong số các prôtein
có nguồn gốc thực vật. Chính vì vậy, từ hạt đậu tương người ta đã chế biến ra
hàng trăm loại thức ăn khác nhau có giá trị dinh dưỡng cao như đậu phụ, giá,
bột, tương, xì dầu, thịt nhân tạo, v.v...
Một đặc điểm hết sức quan trọng ở cây đậu tương là bộ rễ có rất nhiều
nốt sần. Nốt sần là kết quả cộng sính của loài vi sinh vật có tên là Rhizobium
Japonicum với rễ cây đậu tương. Nốt sần đóng vai trò quan trọng trong quá
trình cố định đạm khí trời cung cấp cho cây đậu tương và để lại trong đất.
Nguyễn Danh Đông (1982) cho biết trong nốt sần có thể cố định một lượng
đạm lớn từ 30 - 60 kg/ha trong một vụ trồng đậu tương. Chính vì vậy cây đậu
tương được xác định là cây trồng luân canh và xen canh tốt với các cây ngũ
cốc đặc biệt là với lúa và ngô.
Cây đậu tương vốn được đồng bào các dân tộc huyện Tuần Giáo, tỉnh
Điện Biên gieo trồng từ lâu đời theo tập quán cũ, nhỏ lẻ và để tự cung tự cấp
từ nhiều đời nay. Đến đầu những năm 2000, huyện Tuần Giáo bắt đầu có chủ



2

trương đưa cây đậu tương giống mới và kỹ thuật mới vào trồng khảo nghiệm,
nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho nông dân trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo. Năm 2012, sản lượng đậu tương thu hoạch
của huyện Tuần Giáo đạt gần 1.600 tấn. Cây đậu tương thường được trồng
trên đất 1 vụ trong vụ xuân và vụ thu đông với phương thức trồng xen, luân
canh với ngô hoặc luân canh với cây lúa.
Việc đưa cây đậu tương vào trồng luân canh và trồng xen với cây lương
thực (lúa và ngô) tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã được bước đầu xác
định được hiệu quả ở huyện Tuần Giáo, tuy nhiên hiệu quả kinh tế như thế nào,
khả năng cải tạo đất bảo vệ môi trường và tác động cộng hưởng của hệ thống
cây trồng ngũ cốc - cây đậu tương (họ đậu) như thế nào? Khả năng nhân rộng
và phổ triển các hệ thống cây trồng này ra các vùng sinh thái khác nhau ra sao?
Vẫn chưa được trả lời. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả một số hệ thống cây trồng luân canh, xen canh cây đậu
tương và cây lương thực tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiện trạng, hiệu quả kinh tế, khả năng cải tạo đất của một số
hệ thống cây trồng lương thực có trồng luân và xen canh cây đậu tương tại
huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên từ đó xác định khả năng nhân rộng mô hình
ra các vùng có điều kiện sinh thái tương tự ở khu vực các tỉnh vùng Tây Bắc.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của một số
mô hình cây trồng luân và xen canh cây đậu tương với cây lương thực tại
huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được mô hình cây trồng
đem lại hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, có triển vọng



3

nhân rộng mô hình ra khu vực Tây Bắc, là tài liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu về nông nghiệp, giáo viên và sinh viên các trường nông nghiệp
tham khảo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được các tác động của điều kiệu tự nhiên, kinh tế, xã hội của
huyện Tuần Giáo đến sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
- Đề tài đã xác định được hiện trạng của một số mô hình cây trồng luân và
xen canh cây đậu tương với cây lương thực tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
- Xác định được hiệu quả kinh tế của một số hệ thống cây trồng luân
và xen canh cây đậu tương với cây lương thực và tìm ra được hệ thống cây
trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
- Kết quả nghiên cứu đánh giá được ảnh hưởng của một số loại cây
trồng chính đến môi trường như khả năng để lại Đạm trong đất sau thu hoạch,
các tác động của các chế độ canh tác đến sự thay đổi năng suất, độ phì đất và
mức nhiễm sâu bệnh.
- Đánh giá được khả năng nhân rộng của các mô hình nghiên cứu và
các giải pháp để nhân rộng các mô hình này ra các vùng có điều kiện sinh thái
tương tự.
- Đề tài xác định được những khó khăn, hạn chế làm giảm hiệu quả sản
xuất, hiệu quả kinh tế của nông hộ tại huyện Tuần Giáo, đồng thời đã đưa ra
các giải pháp khắc phục.


4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu và đánh giá mô hình sản xuất.
Ngày nay lý thuyết hệ thống được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong
các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, để phân tích và giải thích các mối quan hệ
tương hỗ. thực tế sản xuất nông nghiệp cho thấy nông nghiệp muốn phát triển
nhanh chóng và hiệu quả thì cần phát triển một cách toàn diện bằng việc tác
động đồng thời nhiều mặt. tức là giải quyết vấn đề theo quan điểm hệ thống.
Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau, có quan
hệ tác đông qua lại. Một hệ thống có thể xác lập như một tập hợp các đối
tượng hay các thuộc tính liên kết để tạo thành một chỉnh thể.
Quan điểm hệ thống là phương pháp luận khoa học chung nhằm nghiên
cứu các đối tượng phức tạp gồm nhiều bộ phận có các mối quan hệ mật thiết
với nhau. Khi nghiên cứu một hệ thống không chỉ nghiên cứu riêng rẽ các
phần tử mà còn nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng với các phần tử khác.
Theo lý thuyết hệ thống, sự tác động đồng bộ, có tổ chức, có sự phối
hợp của các bộ phận có thể tạo nên hiệu quả hơn nhiều so với phép cộng đơn
thuần tác động.
Sản xuất nông nghiệp của mỗi vùng là một hệ thống bao gồm nhiều
ngành sản xuất khác nhau, với các mô hình canh tác đa dạng cùng với các
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường sinh thái khác nhau. Chính
những điểm này đã trở thành những nhân tố kìm hãm hay thúc đẩy hệ thống
phát triển bởi vì nó tác động trực tiếp đến từng bộ phận của hệ thống.
Như vậy mục đích của việc vận dụng quan điểm hệ thống là để
nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống và điều khiển sự hoạt động của nó.


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Điền. Nhân dịp này
tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Trần Văn Điền.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Quản lý Đào tạo
Sau Đại học, Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo
điều kiện trong quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc (FAO) đã tài trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện
Biên, UBND huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên, phòng Nông Nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên, Ngân hàng chính sách xã
hội huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu đề tài tại huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, người
thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện
luận văn này.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc. Tôi xin trân
trọng cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn

Vũ Đàm Hùng


6

đề kinh tế xã hội như: việc chặt phá rừng làm nương rẫy trên thực tế là đem
lại lợi ích cho một số cá nhân, tập thể nào đó xong điều đó có thể tác đông
tiêu cực tới hệ sinh thái, môi trường, gây hạn hán lũ lụt, làm suy giảm đa dạng

sinh học. Điều đó khi xét trên bình diện xã hội thì đó là một tổn thất lớn cho
toàn xã hội.
Như vậy việc đánh giá hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện
cả về mặt không gian và thời gian trong mối liên hệ giữa hiệu quả chung của
nền kinh tế quốc dân với hiệu quả của từng bộ phận riêng biệt của các đơn vị
sản xuất. Hiệu quả đó bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi
trường, các thành phần có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống
nhất không thể tách rời. Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả
xã hội phải gắn liền với toàn xã hội trên cả mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Gắn chặt hiệu quả kinh tế của các đơn vị sản xuất với hiệu quả toàn xã hội là
một đặc trưng thể hiện tính ưu việt của nền kinh kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa (Trần Thị Thu Thủy, 2011) [12].
1.1.3. Hiệu quả kinh tế
Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội phản ánh mặt chất của
các hoạt động sản xuất kinh doanh, là đặc trưng của mọi hình thái kinh tế xã
hội. Đồng thời hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết
quả hữu ích đạt được về mặt kinh tế và những chi phí bỏ ra để thu được kết
quả đó. Nó đánh giá hoạt động sản xuất chủ yếu về mặt kinh tế. Mối tương
quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện cho kết quả và
chi phí. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các
nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý.
Hiệu quả kinh tế phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Trong khi các nguồn lực sản xuất có hạn, các nhu cầu về hàng hóa và


7

dịch vụ của xã hội ngày càng gia tăng và đa dạng thì nâng cao hiệu quả kinh
tế là một xu thế khách quan và cũng là một bức xúc của sản xuất xã hội.

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhưng nó không
phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VIII đã chỉ rõ nền kinh tế đa thành phần nước ta gồm kinh tế nhà
nước, kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể, dân chủ hoạt động theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể các yếu tố của
quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, quản lý) để tạo
ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn. Hiệu quả kinh tế
phải được gắn liền với kết quả của những hoạt động sản xuất cụ thể trong các
doanh nghiệp, nông hộ, nền sản xuất xã hội ở những điều kiện xác định về
thời gian và hoàn cảnh kinh tế xã hội.
Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể việc sử dụng các yếu tố
đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) trong quá trình sản xuất ở
từng đơn vị, ngành, nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định các
doanh nghiệp với mục đích là tiết kiệm, lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng
sản phẩm hàng hóa nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp
nhất. Do đó hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và đầu ra
trong quá trình sản xuất (Hoàng Văn Phụ, 2000) [9].
Từ những nội dung trên có thể thấy rằng hiệu quả chính là trung tâm
của mọi quá trình kinh tế và nó liên quan đến tất cả các phạm trù, các quy luật
kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên
cho sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế
chính là tương quan so sánh cả tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất.


8

1.1.4. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu

ích về mặt xã hội với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó đánh giá chủ
yếu về mặt xã hội của hoạt động sản xuất. Các loại hiệu quả liên quan chặt
chẽ với hiệu quả kinh tế và biểu hiện mục đích các hoạt động của con người
như: tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của mọi tầng
lớp dân cư (Nông Quốc Chinh và cs (cộng sự), 2010) [1].
1.1.5. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là hiệu quả của việc làm thay đổi môi trường do
tác động của các hoạt động sản xuất gây ra như: xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm
đất khả năng bảo vệ đất, tích lũy cácbon, giảm phát thải…v.v. Mọi hoạt động
sản xuất được coi là có hiệu quả môi trường khi các hoạt động đó không có
những tác động xấu tới môi trường đó là: Đất, Nước, Không khí và Sinh vật.
Đây là mục tiêu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến tính bền vững của hoạt
động sản xuất nông lâm nghiệp. Nó phải bảo đảm được các yếu tố bảo vệ đất,
chống xói mòn và nâng cao độ phì của đất, giảm phát thải ra môi trường xung
quanh (Nông Quốc Chinh và cs, 2010) [1].
1.1.6. Vai trò của cây đậu tương trong các công thức luân canh và xen canh
1.1.6.1. Trồng đậu tương luân canh với cây trồng khác
Để đánh giá khả năng luân canh cây trồng, Zandstra (1981) đã đưa ra
khái niệm về công thức luân canh như sau:
Công thức luân canh là tổ hợp không gian và thời gian của các cây
trồng trên một mảnh đất và biện pháp canh tác dùng để sản xuất chúng.
Lý Nhạc và cs (1987) lại cho rằng:
Luân canh là sự luân phiên thay đổi cây trồng theo không gian và thời
gian trong một chu kỳ nhất định.


9

Chu kỳ luân canh là thời gian các cây trồng (hoặc công thức luân canh)
được trồng trên tất cả các cánh đồng.

Công thức luân canh là một số cây trồng được trồng luân phiên nhau
trên cùng một chân đất (cánh đồng) với chu kỳ là 1 năm. Các công thức luân
canh được áp dụng cho một vùng nào đó sẽ tạo thành chế độ luân canh (hệ
thống luân canh).
Luân canh là trung tâm của các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp khác.
Tất cả các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đều căn cứ vào chế độ luân canh
mà xác định nội dung của mình. Các chế độ canh tác khác như: thủy lợi, bón
phân, tưới nước, làm đất, diệt trừ cỏ dại... đều căn cứ vào loại cây trồng, trình
tự luân phiên cây trồng trong hệ thống luân canh để xây dựng các biện pháp
kỹ thuật cụ thể cho suốt quá trình luân canh (Lý Nhạc, 1987).
Xây dựng chế độ luân canh hợp lý nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài
nguyên thiên nhiên (đất đai, bức xạ mặt trời, lượng mưa, nguồn nước,...) với
một mức đầu tư tài nguyên kinh tế nhất định (vốn, vật tư, trang thiết bị, lao
động,...) để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tăng tổng sản lượng
nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
Trong các chế độ luân canh thì luân canh cây đậu tương với các cây
trồng khác được đánh giá là mang lại hiệu quả cao, đồng thời mang lại nhiều
hiệu quả kinh tế, xã hội, và môi trường.
Qua nghiên cứu, đã chỉ ra rằng cây đậu tương trồng liên tiếp không có
lợi vì:
+ Rễ cây đậu tương thường tiết ra một loại axít không có lợi cho rễ và
vi sinh vật phát triển.
+ Mất cân đối dinh dưỡng trong đất, thường lân bị hút nhiều, nên dẫn
tới tình trạng không khôi phục kịp thời và đầy đủ cho cây sử dụng.
+ Tàn dư sâu bệnh được lan truyền từ vụ này sang vụ khác.


iii

MỤC LỤC


Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4
1.1.1. Lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu và đánh giá mô hình sản xuất. ..... 4
1.1.2. Khái niệm hiệu quả ................................................................................. 5
1.1.3. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 6
1.1.4. Hiệu quả xã hội ....................................................................................... 8
1.1.5. Hiệu quả môi trường ............................................................................... 8
1.1.6. Vai trò của cây đậu tương trong các công thức luân canh và xen canh ........ 8
1.1.6.1. Trồng đậu tương luân canh với cây trồng khác .................................. 8
1.1.6.2. Trồng đậu tương xen với cây trồng khác.......................................... 14
1.2. Tình hình sản xuất cây đậu tương trên Thế giới và Việt Nam ................ 17
1.2.1. Tình hình sản xuất cây đậu tương trên Thế giới ................................... 17
1.2.2. Tình hình sản xuất, nhập khẩu cây đậu tương ở Việt Nam .................. 21


11


sinh vật của đất. Ngoài ra cây trồng trước còn để lại trong đất nhiều loại vi
khuẩn, nấm bệnh cũng như ảnh hưởng đến số lượng, chủng loại cỏ dại làm hại
cho cây trồng sau.
* Vị trí của cây trồng sau:
Cây trồng sau phải có khả năng khắc phục được những nhược điểm và
lợi dụng được mặt tốt của cây trồng trước.
Nếu chân đất cây trồng trước là các loại cây có tác dụng bồi dưỡng đất
tốt thì cần bố trí cây trồng sau là những cây trồng phàm ăn, cho năng suất cao.
Theo Nguyễn Xuân Mai (1998), thì ở Thái Lan đã có nhiều tiến bộ kỹ
thuật góp phần phát triển hệ thống cây trồng. Trồng kết hợp giữa cây lương
thực và cây họ đậu trên đất dốc giúp cho năng suất cây trồng tăng 2 lần.
Những công thức luân canh trên hệ thống canh tác 3 vụ đất lúa được trồng ở
Phayou gồm:
+ Hành - lúa - đậu tương.
+ Đậu xanh - lúa - đậu tương.
+ Đậu xanh - lúa - lúa mì.
+ Ngô đông - lúa - lúa mì.
+ Đậu xanh - lúa - khoai tây.
Hệ thống canh tác 2 vụ trên đất lúa nên dùng công thức: đậu xanh - lúa;
ngô đông - lúa.
Theo trích dẫn của Ngô Thế Dân và các cs (1999) [4] trong 10 năm
nghiên cứu liên tục ở Illinois, Slife (1976) nhận thấy trong công thức luân
canh ngô - ngô - đậu tương hoặc đậu tương - lúa mì, năng suất trung bình của
cây đậu tương tăng 14% so với độc canh đậu tương. Nghiên cứu hiệu quả của
các công thức trồng xen tại các tỉnh Bắc Kạn, Ngô Xuân Hoàng (2005) [6]
cho biết đất nương rẫy ở vùng thấp, công thức luân canh đem lại hiệu quả
kinh tế cao nhất là đậu tương - bí đỏ/rau/khoai lang (lãi thuần: 10,5 triệu


12


đồng/ha), sau đó đến khoai tàu - ngô bioseed (lãi thuần: 9,54 triệu/ha), lúa
nương - ngô (lãi thuần: 6,36 triệu/ha). Đất nương rẫy ở vùng cao, công thức
luân canh đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là khoai tàu - ngô bioseed (lãi
thuần: 8,87 triệu/ha) sau đó đến đậu tương - bí đỏ/rau/khoai lang. Chính vì
vậy đưa cây đậu tương vào hệ thống luân canh đã được áp dụng rộng rãi ở tất
cả các vùng sinh thái.
Các công thức luân canh phổ biến ở nước ta
* Vùng núi phía Bắc
+ Đậu tương xuân - lúa mùa - cây vụ đông (hoặc cày giữ ẩm qua đông).
+ Ngô xuân - đậu tương hè (hoặc hè thu) - cây vụ đông (hoặc cày giữ ẩm).
+ Nơi tưới tiêu chủ động: Lúa xuân - lúa mùa sớm - đậu tương đông.
* Trung du đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
+ Đậu tương xuân - lúa mùa sớm - cây vụ đông.
+ Ngô xuân (khoai lang ngắn ngày) - đậu tương hè thu - cây vụ đông.
+ Lúa xuân - lúa mùa sớm - đậu tương đông.
- Một số công thức tăng vụ:
+ Ngô đông xuân - đậu tương hè - lúa mùa - rau vụ đông.
+ Lúa xuân - đậu tương hè - lúa mùa - cây vụ đông.
* Đồng bằng Sông Cửu Long
+ Đậu tương vụ 1 - lúa mùa (đất lúa).
+ Đậu tương - ngô (đất cao).
* Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
+ Ngô hè thu - đậu tương thu đông gối thuốc lá.
+ Đậu tương hè thu - đậu tương thu đông gối thuốc lá.
+ Ngô xen đậu tương hè thu - ngô xen đậu tương thu đông gối thuốc lá
đông xuân. (Trần Văn Điền, 2007) [17].


13


Mai Quang Vinh, Trần Duy Quý (2002) nghiên cứu chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật gớp phần chuyền đổi cơ cấu cây trồng các tỉnh miền núi, trung du
phía Bắc đã kết luận một số công thức luân canh với cây đậu tương có hiệu
quả cao như sau:
* Các tỉnh miền núi
- Trên ruộng 1 vụ: Đậu tương xuân - lúa mùa.
- Trên đất nương rẫy:
+ Ngô xuân hè - đậu tương hè thu.
+ Đậu tương xuân hè - lúa cạn.
* Các tỉnh trung du
- Trên ruộng chủ động nước:
+ Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương đông.
+ Lúa xuân - đậu tương hè (DT99) - lúa mùa muộn - khoai tây đông.
Kết quả khảo sát về thực hiện mô hình cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50
triệu đồng/ha/năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh
Hóa (2005) đã chỉ ra các công thức luân canh với đậu tương đạt trên 50 triệu
đồng/ha/năm là:
- Trên đất 2 vụ lúa chủ động nước, chân đất lúa, màu:
+ Lúa xuân - đậu tương hè - lúa mùa muộn - khoai tây đông (hoặc rau).
+ Lúa xuân - đậu tương hè - lạc thu - rau vụ đông.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của các hệ thống luân canh
cây trồng:
- Khí hậu.
- Tính khu vực nghiêm ngặt của cây trồng, tính thời vụ khẩn trương và
tính liên tục của sản xuất nông nghiệp.
- Sự kết hợp đồng thời giữa sử dụng và bồi dưỡng đất.
- Quần thể sinh vật và hệ thống luân canh cây trồng.



14

- Chế độ luân canh cần đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Nông hộ và hệ thống luân canh cây trồng.
- Chính sách và hệ thống luân canh cây trồng.
- Thị trường và hệ thống luân canh cây trồng.
- Tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội.
1.1.6.2. Trồng đậu tương xen với cây trồng khác
Là đem 2 loại cây trồng không có cùng thời gian sinh trưởng nhưng có
cùng thời vụ gieo trồng đem gieo xen với nhau theo hàng, theo hốc hoặc theo
băng. Xen canh cây trồng là biện pháp tốt nhất để đồng thời sử dụng tối ưu
các điều kiện đất, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng trong đất,... góp phần làm
tăng tổng thu nhập cho nhà nông. Thí dụ, trồng ngô xen đậu đỗ (đậu tương,
đậu xanh...). Ngô là loài cây trồng có rễ ăn sâu, yêu cầu dinh dưỡng cao; còn
đậu đỗ là cây thấp, rễ ăn nông, ít yêu cầu dinh dưỡng, mà lại có khả năng
cung cấp thêm đạm cho đất. Khi trồng ngô xen đậu đỗ không có sự cạnh tranh
giữa chúng với nhau về dinh dưỡng và ngô còn sử dụng cả nguồn đạm do đậu
đỗ cố định được. Trên cùng diện tích tổng sản lượng của ngô và đậu xen canh
cao hơn sản lượng của hai loại cây này khi trồng riêng rẽ.
Về phương diện BVTV, xen canh cây trồng thường làm giảm những
thiệt hại do các loài dịch hại gây ra cho cây trồng. Nhiều loại sinh vật gây hại
có tính chuyên hóa thức ăn, nghĩa là chúng chỉ có thể dùng những loại cây
nhất định để làm thức ăn. Vì vậy, khi trên đồng có một loại cây được trồng
với diện tích lớn liền nhau sẽ tạo nên nguồn thức ăn dồi dào thuận lợi cho sự
phát sinh, lây lan của những sinh vật gây hại chuyên tính trên cây trồng đó.
Trên đồng có nhiều loại cây khác nhau trồng xen kẽ (xen canh) sẽ làm tăng
tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái nông nghiệp. Do đó đã tạo nên một
nguồn thức ăn không thuận lợi cho những loài sinh vật gây hại chuyên tính,



iv

1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ....................................... 21
1.2.2.2. Tình hình nhập khẩu đậu tương ở Việt Nam .................................... 22
1.3. Những kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................... 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25
2.4.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp ................................................................... 25
2.4.2. Tham vấn với cán bộ khuyến nông và phòng nông nghiệp cấp huyện và xã 25
2.4.3. Đánh giá ngoài thực địa ........................................................................ 25
2.4.4. Phương pháp lập ô điều tra ................................................................... 26
2.4.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 27
2.4.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.............................................. 27
2.4.5.2. Đánh giá hiệu quả môi trường ......................................................... 29
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ... 31
3.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 31
3.1.1.1. Tỉnh Điện Biên ................................................................................ 31
3.1.1.2. Huyện Tuần Giáo ............................................................................ 33
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội chính của huyện Tuần Giáo năm 2012 .......... 38
3.1.2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chính của huyện Tuần Giáo
năm 2012...................................................................................................... 38
3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tuần Giáo năm 2012 .................. 39
3.1.2.3. Dân số xã hội của huyện Tuần Giáo năm 2012 ................................ 40



×