Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Dạy học tích cực hóa người học môn phân tích hệ thống bản vẽ ống công nghệ tại khoa cơ khí trường cao đẳng nghề LILAMA 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.74 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRỊNH THỊ THÙY LINH

DẠY HỌC TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC
MÔN “PHÂN TÍCH HỆ THỐNG BẢN VẼ ỐNG CÔNG NGHỆ”
TẠI KHOA CƠ KHÍ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LILAMA 2

NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT - 601410

S K C0 0 4 3 7 7

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRỊNH THỊ THÙY LINH

DẠY HỌC TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC MÔN
“PHÂN TÍCH HỆ THỐNG BẢN VẼ ỐNG CÔNG NGHỆ”
TẠI KHOA CƠ KHÍ TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ LILAMA 2

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT


MÃ SỐ NGÀNH: 601410

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRỊNH THỊ THÙY LINH

DẠY HỌC TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC MÔN
“PHÂN TÍCH HỆ THỐNG BẢN VẼ ỐNG CÔNG NGHỆ”
TẠI KHOA CƠ KHÍ TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ LILAMA 2

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT
MÃ SỐ NGÀNH: 601410

Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG
TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2014


Luận văn tốt nghiệp

O

I.

SƠ ƢỢ :
Họ và tên: TRỊNH THỊ THÙY LINH

Phái: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 08/11/1983

Nơi sinh: Nam Định

Quê quán: TP. Nam Định, tỉnh Nam Định

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: Ấp 3, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại cơ quan:

Điện thoại nhà riêng: 0909278683

Fax:

Email:

II. QUÁ TRÌN

ĐÀO TẠO:

Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy


Thời gian đào tạo từ 09/2002 đến 01/ 2007

Nơi học: Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Ngành học: Cơ Kỹ Thuật
Tên đồ án tốt nghiệp:
Ngày & nơi bảo vệ đồ án tốt nghiệp: 01/2007 – Trường ĐH SPKT TP.HCM
Người hướng dẫn:
III. QUÁ TRÌN
ĐẠI

ÔNG TÁ

UYÊN MÔN

Ể TỪ

I TỐT NG IỆP

:

Thời gian
10/2007 đến nay

Nơi công tác
Trường Cao đẳng nghề Lilama 2 –
Long Thành, Đồng Nai

i


Công việc đảm nhiệm
Giảng viên


Luận văn tốt nghiệp

ỜI

M ĐO N

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 08 năm 2014
Người viết

Trịnh Thị Thùy Linh

ii


Luận văn tốt nghiệp

ỜI ẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại Học Sư Phạm
Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh, nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
cao học của mình. Để có được thành quả này, tôi đã nhận được rất nhiều
sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ Thầy Cô, gia đình, cơ quan và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin g i lời cảm ơn chân thành và sâu s c đến Thầy

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Phương và Thầy TS. Nguyễn Văn Tuấn, người
đã tận tình hướng dẫn trực tiếp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành g i lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô đã giảng
dạy cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin g i lời cảm ơn đến

an lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề

Lilama 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ
cho tôi có niềm tin và nỗ lực cố g ng trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn !
Học viên thực hiện
Trịnh Thị Thùy Linh

iii


Luận văn tốt nghiệp

TÓM TẮT
Việt Nam đang trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá
trình hội nhập kinh tế toàn cầu đặt ra thách thức phải có nguồn nhân lực có đủ phẩm
chất đạo đức, năng lực chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nên yêu cầu cấp
thiết đặt ra cho ngành giáo dục là phải đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện.
Ngoài việc đổi mới về mục tiêu, chương trình và nội dung thì đổi mới
phương pháp dạy học là yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học, tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay.
Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2, một đơn vị đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân
lực cho ngành Cơ khí, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước. Đổi

mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ cần được
quan tâm thực hiện. Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài:
Dạy học tích cực hóa người học môn Phân tích hệ thống bản vẽ Ống công nghệ
tại khoa Cơ khí trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 để nghiên cứu.
ấu trúc của luận văn bao gồm:
Phần mở đầu: Nêu rõ lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, giới hạn của đề tài và ý
nghĩa thực tiễn của đề tài.
Phần nội dung: bao gồm 3 chƣơng
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc tổ chức phương pháp dạy học theo hướng
tích cực hóa người học
Chương 2: Thực trạng của việc dạy học môn Phân tích hệ thống bản vẽ Ống
công nghệ tại khoa cơ khí trường Cao đẳng nghề LILAMA 2
Chương 3: Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Phân
tích hệ thống bản vẽ Ống công nghệ tại khoa cơ khí trường Cao đẳng nghề
LILAMA 2
Phần kết luận và kiến nghị: Đề tài đã nêu lên những kết quả đạt được của
quá trình nghiên cứu như: đánh giá được thực trạng dạy học môn Phân tích hệ thống
bản vẽ Ống công nghệ tại khoa cơ khí trường Cao đẳng nghề LILAMA 2, Tổ chức
dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Phân tích hệ thống bản vẽ Ống
công nghệ, đánh giá kết quả thực nghiệm. ên cạnh đó, đề tài cũng nêu lên những
những định hướng cho sự phát triển của đề tài, những kiến nghị đến lãnh đạo nhà
trường, cũng như những kiến nghị đối với các giáo viên và học sinh.

iv


Luận văn tốt nghiệp

ABTRACT

Vietnam has been in industrialization and modernization. The challenge of
global economic integration process requires human resources to have moral of the
qualities and capacity to satisfy of society in. Therefore, employees must be able to
adapt the ability to acquire and apply knowledge flexibility of humanity on the
actual conditions and circumstances in order to create products that meet the
requirements of society. So urgent requirement set for the education sector is to
innovate a strong and comprehensive.
In addition to innovation objectives, programs and innovative content, teaching
methods is an important factor contributing to improving the quality of teaching and
learning, training of human resources in accordance with the requirements of urgent
social Assembly Present. LILAMA technical & technology college 2 is a training of
human resources for the mechanic, contributing significantly to the urban and
economic development of the country, so innovation and improve the quality of
training is the task need to be considered done. Therefore, the researcher carried out
the theme: Teaching Active learning for the subject electrical engineering at
LILAMA technical & technology college 2 is a significant issues and practical
design for the school.
The structure of the thesis include:
The beginning: the reasons of doing the research, objectives, tasks, research
subjects, limitations and practical significance of the thesis.
The body: Including three chapters
Chapter 1: The basic background of Active learning
Chapter 2: Reality of teaching practices at LILAMA technical & technology
college 2
Chapter 3: Organizing active learning of electrical engineering courses
at LILAMA technical & technology college 2
The conclusion and recommendation: thesis states results of the research
process such as: to assess the current status of teaching of Electrical Engineering, to
built the typical lectures, implementation process and criteria assessment for each
unit with Active learning style that particular method is the method of group

discussion by Experimental teaching, assessment experimental results. Besides, the
thesis raised the issue as well as the direction for the development of the subject. To
use Model of Active learning in teaching and learning more efficiently, the thesis
also raises the recommendations of the school leaders as well as teachers and
students.

v


Luận văn tốt nghiệp

MỤ



Trang tựa

TRANG

Quyết định giao đề tài
Lý lịch cá nhân .......................................................................................................... i
Lời cam đoan ............................................................................................................ ii
Cảm tạ ..................................................................................................................... iii
Tóm t t .................................................................................................................... iv
Mục lục .................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết t t ........................................................................................ x
Danh sách các hình .................................................................................................. xi
Danh sách các bảng ................................................................................................. xii
Phần mở đầu:
TỔNG QU N VỀ ĐỀ TÀI NG IÊN ỨU ........................................................ 1

1

Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1

2

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 4

3

Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 4

4

Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................... 5

5

Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 5

6

Giới hạn đề tài .................................................................................... 5

7

Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 6

Phần nội dung:
hƣơng 1


Ơ SỞ
DẠY

UẬN VỀ VIỆ TỔ
T EO

ƢỚNG TÍ

Ứ P ƢƠNG P ÁP


Ó NGƢỜI

... 7

1.1

Sơ lƣợc lịch sử về dạy học theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học ... 7

1.1.1

Dạy học theo hướng tích cực hóa người học trên thế giới ................. 7

1.1.2

Dạy học theo hướng tích cực hóa người học ở Việt Nam .................. 8

1.2


Một số khái niệm cơ bản .................................................................. 9

vi


Luận văn tốt nghiệp

1.3

Quan điểm về dạy học tích cực ..................................................... 11

1.3.1

Tính tích cực nhận thức của người học ............................................. 11

1.3.2

Những biểu hiện của tính tích cực .................................................... 11

1.3.3

Đặc trưng của dạy học tích cực ......................................................... 12

1.3.4

Các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh .......................... 14

1.4

Phƣơng pháp dạy học tích cực ...................................................... 16


1.4.1

Phân loại phương pháp dạy học tích cực ......................................... 16

1.4.2

Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học tích cực ................................ 17

1.5

Các phƣơng pháp tích cực hóa ngƣời học ................................... 19

1.5.1

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề .......................................... 19

1.5.2

Phương pháp dạy học theo nhóm ...................................................... 23

1.5.3

Dạy học bằng phương pháp vấn đáp (đàm thoại) ............................ 25

1.5.4

Phương pháp thuyết trình có minh họa ............................................ 27

1.6


Một số kỹ thuật dạy học vận dụng trong quá trình dạy học
tích cực ............................................................................................. 28

1.6.1

Kỹ thuật đặt câu hỏi ......................................................................... 28

1.6.2

Tạm dừng làm rõ .............................................................................. 30

1.6.3

Thảo luận nhóm ............................................................................... 30

1.6.4

Chia sẻ suy nghĩ ............................................................................... 30

1.6.5

Kỹ thuật tia chớp ............................................................................... 30

1.6.6

Kỹ thuật điền nội dung ...................................................................... 30

1.6.7


Kỹ thuật một phút giấy .................................................................... 30

1.6.8

Thảo luận Jigsaw .............................................................................. 30

1.6.9

Kỹ thuật não công ............................................................................ 31
Kết luận Chương 1 ........................................................................... 32

hƣơng 2

T Ự TRẠNG Ủ VIỆ DẠY

MÔN P ÂN TÍ

Ệ T ỐNG BẢN VẼ ỐNG ÔNG NG Ệ TẠI
Í TRƢỜNG

O ĐẲNG NG Ề I

vii

O

Ơ

M 2 ........................ 33



Luận văn tốt nghiệp

2.1

Giới thiệu tổng quan về Trƣờng ao đẳng nghề ilama2 ........ 33

2.2

Phân tích chƣơng trình môn Phân tích hệ thống bản vẽ
Ống công nghệ tại Trƣờng ao đẳng nghề ilama2 ................ 37

2.2.1

Vai trò của môn học ........................................................................ 37

2.2.2

Nội dung tổng quát và phân phối thời gian của môn học ............... 37

2.3

Thực trạng dạy học môn Phân tích hệ htống bản vẽ Ống công
nghệ tại trƣờng ao đẳng nghề ilama2 .................................... 38

2.3.1

Tiến hành điều tra và quan sát ......................................................... 38

2.3.2


Kết quả khảo sát ............................................................................... 39
Kết luận Chương 2 ........................................................................... 48

hƣơng 3

TRIỂN

I DẠY

MÔN P ÂN TÍ
NG Ệ TẠI

O

ĐẲNG NG Ề I
3.1





Ó NGƢỜI

Ệ T ỐNG BẢN VẼ ỐNG ÔNG
Ơ

Í TRƢỜNG

O


M 2 ............................................................. 50

ơ sở đề xuất triển khai dạy học môn Phân tích bản vẽ Ống
công nghệ theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học .......................... 50

3.2

Triển khai giờ học môn PTHTBV Ống công nghệ theo hƣớng
tích cực ........................................................................................... 52

3.2.1

Dạy học tích cực tư duy thông qua trực quan (A) ........................... 53

3.2.2

Dạy học thông qua hoạt động nhóm nghiên cứu lý thuyết ( ) ........ 54

3.2.3

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề (C) .................................... 55

3.2.4

Tổ chức giờ học thực hành theo hướng hoạt động nhóm (D) .......... 56

3.3

iểm nghiệm đánh giá ................................................................... 56


3.3.1

Mục đích thực nghiệm ..................................................................... 56

3.3.2

Đối tượng thực nghiệm .................................................................... 57

3.3.3

Nội dung thực nghiệm ..................................................................... 57

3.3.4

Cách thực hiện ................................................................................ 64

3.3.5

Kết quả kiểm nghiệm ....................................................................... 64

viii


Luận văn tốt nghiệp

3.3.6

Kiểm nghiệm giả thuyết .................................................................. 74
Kết luận Chương 3 ........................................................................... 79


Phần kết luận
1

Kết luận ............................................................................................ 81

2

Kiến nghị .......................................................................................... 81

3

Hướng phát triển của đề tài ............................................................. 82

Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 83
Phụ lục

ix


Luận văn tốt nghiệp

DANH SÁCH Á

VIẾT TẮT

hữ viết tắt

STT


hữ viết đầy đủ

1

ĐC

Đối chứng

2

DH

Dạy học

3

GV

Giáo viên

4

HS

Học sinh

5

KT-ĐG


Kiểm tra, đánh giá

6

PPDH

Phương pháp dạy học

7

PPDH

Phương pháp dạy học

8

PTHTBV

Phân tích hệ thống bản vẽ

9

SL

Số lượng

10

SV


Sinh viên

11

TCH

Tích cực hóa

12

TN

Thực nghiệm

x


Luận văn tốt nghiệp

D N



Á

HÌNH

ÌN
TRANG


Hình 2.1

iểu đồ mức độ s dụng các phương pháp giảng dạy của giáo viên .. 40

Hình 2.2

iểu đồ mức độ s dụng các phương tiện giảng dạy của giáo viên .... 41

Hình 2.3

iểu đồ các hình thức tổ chức dạy học của giáo viên .................... 43

Hình 2.4

iểu đồ hình thức tổ chức dạy học gây hứng thú học tập .............. 44

Hình 2.5

iểu đồ mức độ s dụng các kỹ thuật dạy học của giáo viên ........ 45

Hình 2.6

iều đồ đánh giá mức độ học tập tích cực của sinh viên ................. 46

Hình 2.7

iểu đồ các hình thức học ngoài giờ của sinh viên .......................... 47

Hình 3.1


iểu đồ tổng hợp ý kiến giáo viên dự giờ ...................................... 65

Hình 3.2 Mức độ hoạt động của SV khi GV s dụng PPDH TCH người học. . 66
Hình 3.3 Tính tích cực chủ động của sinh viên trong giờ học. ........................ 67
Hình 3.4

iểu đồ thái độ học tập của sinh viên khi hoạt động nhóm trên lớp .. 68

Hình 3.5

iểu đồ mức độ s dụng tài liệu tham khảo ................................... 69

Hình 3.6

Biểu đồ mức độ tiếp thu bài học .................................................... 70

Hình 3.7

iểu đồ mức độ hài lòng của SV sau khi học thực nghiệm ............. 71

Hình 3.8

iểu đồ đường tần số bài kiểm tra số 1của lớp ĐC và lớp TN .......... 73

Hình 3.9

iểu thị xếp loại thứ hạng giữa 2 lớp TN và ĐC ............................. 77

xi



Luận văn tốt nghiệp

D N



Á BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Mức độ s dụng các phương pháp giảng dạy của giáo viên ............... 39
Bảng 2.2 Mức độ s dụng phương tiện giảng dạy của giáo viên ....................... 41
Bảng 2.3 Các hình thức tổ chức dạy học ............................................................. 42
Bảng 2.4 Hình thức tổ chức dạy học gây hứng thú ............................................ 43
Bảng 2.5 Mức độ s dụng các kỹ thuật dạy học ................................................. 44
Bảng 2.6 Đánh giá việc học tập tích cực của sinh viên ...................................... 45
Bảng 2.7 Các hình thức học ngoài giờ của sinh viên .......................................... 46
Bảng 3.1 Tổng hợp ý kiến giáo viên dự giờ ........................................................ 64
Bảng 3.2 Mức độ hoạt động của SV khi GV s dụng PPDH TCH người học. ... 66
Bảng 3.3 Tính tích cực chủ động của sinh viên trong giờ học ............................ 67
Bảng 3.4 Thái độ học tập của sinh viên khi hoạt động nhóm ở trên lớp ............ 67
Bảng 3.5 Thái độ tham khảo tài liệu ................................................................... 68
Bảng 3.6 Mức độ tiếp thu bài học ....................................................................... 69
Bảng 3.7 Mức độ hài lòng của SV sau khi học thực nghiệm .............................. 70
Bảng 3.8

ảng điểm kiểm tra cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ................ 72


Bảng 3.9 Phân phối xác suất điểm số của HS lớp ĐC và lớp TN ....................... 73
Bảng 3.10 Phân phối xác suất điểm số của HS lớp ĐC và lớp TN ..................... 73
Bảng 3.11 Tỉ lệ xếp loại thứ hạng cho học viên theo điểm kiểm tra ................... 76

xii


TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu
hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen phức tạp.
Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở
thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng
trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đã đưa ra chiến lược phát triển về giáo
dục đào tạo là: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh
phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô
hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững... Ðào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa
tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện
liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và
Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương
trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu,
mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho
phát triển kinh tế tri thức.Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Ðổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao

chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Ðổi mới mạnh mẽ nội dung, chương
trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau
năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

1


Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998) đã ghi rõ:
“Phương pháp giảng dạy phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên” ( Luật giáo dục 1998, chương I, điều 4)
Nghị quyết Đại hội Đảng một lần nữa khẳng định “Đổi mới phương pháp
dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự sáng tạo của người học, coi
trọng thực hành, thực nghiệm làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay,
đổi mới và hoàn thiện nghiêm minh chế độ thi cử...”
Theo tư tưởng của tác giả Disterweg (Đức) thì: “ Chỉ có người giáo viên tầm
thường mới dạy chân lý cho học sinh, còn người giáo viên chân chính là chỉ cho học
sinh cách tìm ra chân lý đó.”
Để đáp ứng yêu cầu đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong
những yêu cầu cấp thiết hiện nay. Phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm
trung tâm là một trong những mục tiêu giáo dục được nhiều nhà giáo dục nghiên
cứu, đúc kết từ thực tiễn và xây dựng thành những lý luận mang tính khoa học và hệ
thống.
Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học xuất hiện ở các
nước phương Tây từ đầu thế kỷ XX và phát triển mạnh, ảnh hưởng sâu rộng tới các
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, phương pháp này được bắt đầu từ những năm 1960 với khẩu
hiệu “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Đây là cách thức dạy học
theo lối phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Từ vai trò là nhân

tố quan trọng, quyết định trong kiểu dạy học điều khiển nội dung, thì nay các thầy
cô chuyển sang giữ vai trò là người điều phối theo kiểu dạy học hướng tập trung
vào học sinh.
Tính tự giác, tích cực của người học từ lâu đã trở thành một nguyên tắc của
giáo dục học xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này bây giờ không mới, nhưng vẫn chưa
được thực hiện triệt để, cách dạy học thầy nói, trò nghe vẫn còn đang rất phổ biến
hiện nay.

2


Mục tiêu chung của giáo dục nước ta là: “Hình thành, phát triển phẩm chất
và năng lực của công dân Việt Nam, tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn
hóa, khoa học công nghệ, có kỹ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có niềm tự hào dân
tộc và có ý chí vươn lên, có năng lực tự học và thói quen tự học suốt đời, có năng
lực đi vào thực tiễn kinh tế - xã hội, góp phần có hiệu quả làm cho dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng và văn minh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Muốn đào tạo được con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì phương
pháp giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng
nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo của người học. Mâu thuẫn giữa
yêu cầu đào tạo con người xây dựng xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá với thực
trạng lạc hậu của phương pháp dạy và học đã làm nảy sinh và thúc đẩy một cuộc
vận động đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp trong ngành Giáo dục và
Đào tạo từ một số năm nay với những tư tưởng chủ đạo được phát biểu dưới nhiều
hình thức khác nhau, như “Phát huy tính tích cực”, “Phương pháp dạy học tích
cực”, “tích cực hoá hoạt động học tập”, “hoạt động hoá người học”… Những ý
tưởng này đều bao hàm những yếu tố tích cực, có tác dụng thúc đẩy, đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Dạy và học tích
cực được xem là một trong các xu hướng cải tiến phương pháp dạy học hiện nay.

Mục tiêu và nhiệm vụ dạy học thì đã rõ ràng nhưng tìm kiếm được một
phương pháp dạy học tối ưu để thực hiện được mục tiêu đó thì vẫn là một điều băn
khoăn, day dứt cho mỗi người giáo viên.
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều trường dạy nghề đang thực hiện đào tạo
nghề với quy mô tương đối lớn và cơ cấu ngành nghề phong phú. Tuy nhiên, chất
lượng đào tạo ở hầu hết các trường dạy nghề chưa cao. Rất nhiều người sau khi đã
tốt nghiệp các trường dạy nghề vẫn không đáp ứng được yêu cầu công việc. Một
trong những nguyên nhân quan trọng của hiện tượng này là do chương trình dạy học
và phương pháp dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội và doanh nghiệp. Cung
đào tạo do các trường dạy nghề đưa ra chủ yếu dựa trên khả năng của mình mà

3


không tính tới đường cầu tương ứng từ các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự mất
cân đối cung – cầu đào tạo cả về quy mô, cơ cấu và đặc biệt là chất lượng, gây ra
những lãng phí lớn và giảm hiệu quả đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học cho
phù hợp đối với các trường dạy nghề là thực sự khó khăn. Bản thân người nghiên
cứu đang là giáo viên khoa Cơ khí Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2. Trong quá
trình học tập tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, người nghiên cứu
mong muốn giải quyết một phần nào đó của vấn đề trên. Khoa Cơ khí của trường
hiện nay với đội ngũ giáo viên trên 20 người, nhưng phải đảm nhận việc giảng dạy
với số lượng môn học vô cùng lớn cùng với khoảng hơn 500 sinh viên, học sinh
tuyển mới hàng năm. Vì vậy, mỗi khi lên lớp giảng dạy, điều băn khoăn lớn nhất
của người giáo viên là làm sao luôn cảm thấy hứng thú với việc dạy và làm sao để
học sinh luôn có cảm giác mới mẻ và say mê với việc học. Đặc biệt đối với môn
“Phân tích bản vẽ Ống công nghệ” là một môn hết sức quan trọng trong nhà trường
cũng như giúp ích cho học sinh khi đi làm thực tế ngoài công trường và khi xin việc
sau này.
Với những lý do đó, tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu đề tài: “Dạy học tích

cực hóa ngƣời học môn “Phân tích hệ thống bản vẽ Ống công nghệ” tại khoa
Cơ khí Trƣờng Cao đẳng nghề LILAMA 2” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
trong nhà trường.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Triển khai dạy học tích cực hoá người học môn “Phân tích hệ thống bản vẽ
Ống công nghệ” tại khoa Cơ khí Trường Cao đẳng nghề Lilama 2 nhằm nâng cao
chất lượng của HS.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc dạy học tích cực hoá người
học.
 Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng dạy học môn “ Phân tích hệ thống bản
vẽ Ống công nghệ” tại khoa Cơ khí trường Cao đẳng nghề LILAMA 2.
 Nhiệm vụ 3: Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn “

4


Phân tích hệ thống bản vẽ Ống công nghệ” tại khoa Cơ khí trường Cao đẳng
nghề LILAMA 2.
 Nhiệm vụ 4 : Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Phương pháp dạy học tích cực hóa người học môn „„Phân tích hệ thống bản
vẽ Ống công nghệ‟‟
4.2. Khách thể nghiên cứu
* Khách thể khoa học:
- Hoạt động dạy học môn “Phân tích hệ thống bản vẽ Ống công nghệ”
- Mục tiêu, nội dung môn học “Phân tích hệ thống bản vẽ Ống công nghệ”.
* Khách thể điều tra:
- Học sinh, giáo viên học và dạy môn “Phân tích hệ thống bản vẽ Ống công

nghệ”.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
Nếu thực hiện việc dạy học tích cực hóa người học môn “Phân tích hệ thống
bản vẽ Ống công nghệ” tại khoa cơ khí trường cao đẳng nghề LILAMA 2 như
người nghiên cứu đề xuất thì sẽ góp phần tăng hứng thú cho SV và phát huy tính
tích cực của SV trong giờ học, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học.
6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành tố, trong phạm vi đề tài này tác giả
tập trung nghiên cứu phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học ở
môn “Phân tích hệ thống bản vẽ Ống công nghệ” tại khoa Cơ khí Trường Cao đẳng
nghề Lilama 2. Phần thực nghiệm tiến hành trên ba bài trong chương trình môn học
cho hệ Cao đẳng chuyên ngành Ống công nghệ tại trường Cao đẳng nghề Lilama 2.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
7.1. Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi:
Nhằm xác định thực trạng việc giảng dạy môn học PTHTBV Ống công nghệ
tại khoa cơ khí trường cao đẳng nghề LILAMA 2 cũng như hiệu quả của việc đổi

5


mới PPDH , người nghiên cứu sử dụng các phiếu điều tra khảo sát của GV, SV (Phụ
lục 1) về các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên đang thực hiện
7.2. Phƣơng pháp quan sát:
Trao đổi với GV, SV và cán bộ quản lý tại trường kết hợp với quan sát
không khí học tập, thái độ học tập của sinh viên trước và sau khi thay đổi phương
pháp dạy học nhằm giúp người nghiên cứu thu thập thông tin để xác định được thực
trạng việc dạy và học môn PTHTBV Ống công nghệ cũng như đánh giá hiệu quả
của việc tổ chức dạy học cho môn học này.
7.3. Phƣơng pháp thực nghiệm:
Nhằm đánh giá hiệu quả của bài giảng qua việc đổi mới PPDH theo hướng

tích cực hóa hoạt động học tập của SV so với PPDH cũ, người nghiên cứu tiến hành
chọn mẫu đối chứng và mẫu thực nghiệm, giảng dạy thực nghiệm trên 2 lớp hệ cao
đẳng theo quy trình đã thiết kế nhằm kiểm chứng giả thuyết của đề tài.
7.4. Phƣơng pháp thống kê toán học:
Để phân tích kết quả điều tra thực trạng cũng như phiếu đánh giá hiệu quả
việc đổi mới PPDH, người nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê toán học dựa
trên các số liệu thu thập được, từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá, lập các bảng
biểu, biểu đồ so sánh để làm cơ sở cho các kết luận của đề tài.

6


S

K

L

0

0

2

1

5

4




×