Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn mỹ
thuật hệ Cao đẳng sư phạm tại trường Đại học
Hải Phòng
Nguyễn Xuân Hoà
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản Lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động dạy – học môn mỹ thuật tại trường
đại học. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học mỹ thuật hệ CĐSP
tại trường ĐH Hải Phòng. Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động dạy - học mỹ
thuật hệ CĐSP tại trường ĐH Hải Phòng.
Keywords: Quản lý giáo dục; Hải Phòng; Mỹ thuật; Giáo dục đại học
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng cho sự phát triển khoa học kỹ thuật, đem lại
sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Ở mỗi quốc gia, muốn phát triển mạnh nền giáo dục
với chất lượng và hiệu quả thì trước hết phải phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ QL nhà
trường.
Song, với cái nhìn thẳng thắn, GD của chúng ta phát triển chưa đồng bộ, có đổi mới
nhưng chưa thực sự phù hợp với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Để khắc phục được
tình trạng trên, GD phải được đổi mới trên tất cả các mặt như: mục tiêu, nội dung chương
trình, PP giảng dạy, trong đó cần phải coi trọng việc đổi mới công tác QLGD. Để đảm bảo
mỗi cá nhân trong xã hội phát huy nội lực có đầy đủ tâm lực, trí lực và thể lực, để phát triển
toàn diện thì việc được GD trong nhà trường là yếu tố quan trọng. Trong những năm qua, một
trong những bộ môn được đưa vào chương trình GD ở phổ thông góp phần tất yếu trong GD
thẩm mỹ, hình thành và phát triển nhân cách ở thế hệ trẻ lại là môn không được đánh giá cao
trong nhà trường, gia đình cũng như ngoài xã hội, đó là bộ môn mỹ thuật. Từ những thông tin
chưa kịp thời, các giáo viên mỹ thuật ở trường phổ thông chưa thực sự dồn hết khả năng để
chuyên tâm nghiên cứu, giảng dạy, đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao. Một trong những
nguyên nhân là do việc QL chuyên môn hoạt động dạy và học ngay trong trường sư phạm
chưa thực sự đúng với yêu cầu đặt ra trong quá trình GD và đào tạo.
Mỹ thuật không chỉ là nguồn tri thức xã hội, mà còn là nguồn năng lượng tinh thần lớn
lao trong cuộc sống con người. Để giúp người học nắm được những chức năng của mỹ thuật,
2
biết cảm thụ được cái đẹp, có trình độ chuyên môn, thì người thầy phải biết sử dụng linh hoạt
các PP, thay đổi các hình thức tổ chức trong dạy học. Các nhà QL phải có những biện pháp
QL phù hợp trong quá trình QL các hoạt động dạy - học nói chung và hoạt động dạy - học mỹ
thuật nói riêng.
Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn mỹ thuật tại trường ĐH Hải Phòng, tôi nhận
thấy: QL hoạt động dạy học môn mỹ thuật cần phải có đặc thù riêng phù hợp với môn học, có
những cách thức tổ chức trong những giờ lên lớp đúng với tính chất chuyên môn. Trong thực
tế, QL các hoạt động dạy và học môn mỹ thuật tại trường ĐH Hải Phòng từ cấp tổ, cấp khoa
chưa có tiếng nói chung ở cách thức và biện pháp phù hợp. Bên cạnh đó, SV ra trường đòi hỏi
phải có chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xã hội ngày càng
cao. Xuất phát từ thực tế, nhận thức được tầm quan trọng của GD&ĐT, trong khuôn khổ đề
tài tôi đã chọn nghiên cứu “Biện pháp quản lí hoạt động dạy - học môn Mỹ thuật hệ CĐSP
tại trường đại học Hải Phòng” với mong muốn sẽ tìm ra được những điểm mạnh, những hạn
chế, những biện pháp trong công tác QL hoạt động dạy - học môn mỹ thuật tại trường ĐH Hải
Phòng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, đề xuất các biện pháp QL hoạt động dạy học môn Mỹ thuật hệ CĐSP
nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường ĐH Hải Phòng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
3.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học mỹ thuật hệ CĐSP tại
trường ĐH Hải Phòng
3.3. Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động dạy - học mỹ thuật hệ CĐSP
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy - học môn mỹ thuật hệ CĐSP ở ĐH Hải Phòng
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học môn mỹ thuật hệ CĐSP ở trường ĐH Hải Phòng
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc quản lý hoạt động dạy học môn Mỹ thuật ở hệ Cao đẳng
sư phạm mỹ thuật của trường ĐH Hải Phòng từ năm 2006 đến 2010.
6. Giả thuyết khoa học
Thực trạng của hoạt động dạy - học môn mỹ thuật ở trường ĐH Hải Phòng còn có
những điều chưa hợp lí, một phần là do biện pháp QL còn hạn chế, nếu có biện pháp QL phù
hợp sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
7.2.2. Phương pháp điều tra viết
3
7.2.3. Phương pháp trao đổi, phỏng vấn
7.3. Phương pháp điều tra, thống kê và xử lí số liệu
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn được trình bày 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về QL hoạt động dạy học
Chƣơng 2: Thực trạng QL HĐDH môn mỹ thuật hệ CĐSP tại trường ĐH Hải Phòng
Chƣơng 3: Đề xuất những biện pháp QL HĐDH môn mỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ môn tại trường ĐH Hải Phòng.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Khi đề cập đến vấn đề QLGD, tất yếu phải nói đến hoạt động QL. Thực tiễn đã chứng minh
rằng, nếu hoạt động QL không tốt thì quá trình GD&ĐT trong nhà trường cũng không đạt được
những mục tiêu mong muốn. Ngược lại, mục đích, mục tiêu GD&ĐT của nhà trường đạt được
một cách tốt đẹp, thì trong đó có sự đóng góp lớn của hoạt động QL. Nhiều công trình nghiên cứu
của các nhà QL nước ngoài đã đề cập đến vấn đề cốt lõi của QL và QLGD: ở phương Tây nhà
triết học Platon (427 – 347 TCN), H.Fayol (1841- 1925), Elton Mayor (1850- 1947), F.Taylor
(1841 – 1925) Ở phương Đông có Khổng Tử (551 – 479 TCN), đến thời chiến quốc có Mạnh
Tử (372 – 289 TCN) là những người có cống hiến lớn cho khoa học QL, cho sự phát triển giáo
dục của thế giới ngày càng mạnh mẽ.
Việt Nam thời kỳ hiện đại cũng đã có những công trình nghiên cứu về QL trong hoạt động
dạy - học, hoạt động QLGD đã đạt được những thành tựu nhất định như: các nhà nghiên cứu, các
nhà QLGD Phạm Minh Hạc, Đặng Bá Lãm, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Đức
Trí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Xuân Hải …nghiên cứu về vấn đề QL hoạt động dạy học có
nhiều tác giả có những nghiên cứu thành công như: Phan Tiềm (2002), Đỗ Văn Tải (2006) Trên
bình diện học thuật viết về vấn đề PP dạy học môn mỹ thuật, tác giả Nguyễn Quốc Toản, Đàm
Luyện viết về đổi mới PP dạy học mỹ thuật, tác giả Nguyễn Năng Bình “Đổi mới trong dạy Mỹ
thuật ở trung học cơ sở”… Những năm gần đây với sự hướng dẫn của nhiều nhà nghiên cứu, nhà
khoa học, đã có rất nhiều thạc sĩ chuyên ngành QLGD nghiên cứu về vấn đề QL theo bậc học và
ngành học, như tác giả Nguyễn Thị Lan với "Những biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ
giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Hoạ trung ương”, tác giả Dương Đức Hùng về
“Vấn đề quản lí công tác HS - SV trường Đại học Hải Phòng” Qua quá trình nghiên cứu, chúng
tôi thấy cần phải làm rõ hơn về QL hoạt động dạy và học mỹ thuật tại trường ĐH Hải Phòng, xây
dựng cơ sở lý luận sẽ giúp cho nhà QL có cơ sở để điều hành tốt công việc chuyên môn nói chung
và QL hoạt động dạy - học mỹ thuật nói riêng.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Những khái niệm liên quan đến lĩnh vực quản lý
1.2.1.1. Quản lý
4
QL là một trong những loại hình lao động quan trọng, là nhân tố của sự phát triển xã hội. Lý
luận về QL được hình thành và phát triển qua các thời kỳ, trong các lý luận về chính trị, kinh tế -
xã hội. Có thể điểm qua một số lý thuyết về QL như sau:
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ
thể QL đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”
Nghiên cứu về khoa học QL, các tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng:
Hoạt động QL là “Tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL đến khách thể QL trong
một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích” Theo tác giả Đặng Quốc
Bảo: “Bản chất của hoạt động QL nhằm làm cho hệ thống vận hành theo mục tiêu đặt ra và tiến
đến các trạng thái có tính chất lượng mới”
Như vậy, có rất nhiều cách tiếp cận về QL, song các định nghĩa đều đề cập tới bản chất
chung của hoạt động quản lý đó là:
QL là sự tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.
QL là sự tác động tương hỗ, biện chứng giữa chủ thể và khách thể QL.
QL xét đến cùng, bao giờ cũng là QL con người nên QL vừa là một khoa học, vừa là một
nghệ thuật, phù hợp quy luật một cách khách quan.
1.2.1.2. Các chức năng cơ bản của quản lý
Chức năng QL là dạng hoạt động QL thông qua đó chủ thể QL tác động vào khách thể QL
nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. QL có bốn chức năng cơ bản: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra.
1.2.1.3. Quản lý giáo dục
Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Quốc Chí: “QLGD là hoạt động có ý thức bằng cách
vận dụng các quy luật khách quan của nhà QLGD tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm
làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó”.
QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL
đến tập thể GV và HS. Trong QLGD, quan hệ cơ bản là quan hệ giữa người QL với người dạy
học và người học, các mối quan hệ giữa các cấp bậc khác như: giữa GV với HS, giữa nhân viên
phục vụ với công việc liên quan đến dạy và học.
1.2.1.4. Quản lý nhà trường
Theo Phạm Minh Hạc: “QL nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong
phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến
tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”
QL nhà trường là QL toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Mục
đích của QL nhà trường là đưa nhà trường phát triển lên một trạng thái phát triển mới.
1.2.2. Các khái niệm liên quan đến quản lý hoạt động dạy - học ở CSGD đại học
1.2.2.1. Hoạt động dạy học
Dạy - học là khái niệm chỉ hoạt động của người dạy và người học, song song tồn tại và
phát triển trong cùng một thể thống nhất.
* Hoạt động dạy: là hoạt động truyền thụ với nghĩa là tổ chức hoạt động học mà kết quả là
người học lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ.
5
* Hoạt động học: là hoạt động của người học, lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nhất
định.
* Mối quan hệ giữa hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy - học mang tính chất hai chiều, luôn tác động qua lại và bổ sung cho nhau.
Trong quá trình đó, thày giáo là người điều khiển quá trình DH, nhưng trò là chủ thể nhận thức.
Hiệu quả quá trình dạy của thầy còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tiếp nhận của trò.
1.2.2.2. Hoạt động dạy - học ở CSGD đại học
Dạy học ĐH tiếp cận với PP khoa học, đòi hỏi người GV phải chú ý trình bày các
quan điểm khác nhau, quan tâm bồi dưỡng PP nghiên cứu khoa học cho SV. Hoạt động dạy -
học ở đại học khác với ở phổ thông cả về nội dung và tính chất. Hình thức học tập đa dạng, đòi
hỏi SV phải có khả năng thích nghi rất lớn, có tính tự giác và tính kế hoạch cao.
1.2.2.3. Quản lý hoạt động dạy - học ở CSGD đại học
* Quản lý hoạt động giảng dạy của GV
QL hoạt động giảng dạy là QL nhiệm vụ của GV. GV truyền đạt những kiến thức, kỹ năng
và những giá trị về tư tưởng, phẩm chất cần trang bị cho SV. GV có nhiệm vụ phải học tập, rèn
luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dạy học.
* Quản lý hoạt động học tập của SV
QL hoạt động học tập của SV là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, tu dưỡng, rèn
luyện của người học trong suốt quá trình học tập.
Xây dựng mục đích, động cơ học tập cho SV.
QL việc chuẩn bị bài, học tập trên lớp và QL quá trình tự học, NCKH của SV.
1.2.2.4. Các yếu tố tác động đến QL hoạt động dạy - học
Hoàn cảnh xã hội; Đặc điểm tâm lý SV; Đội ngũ GV; Cơ sở vật chất có ảnh hưởng lớn
đến chất lượng dạy- học tác động đến việc QL hoạt động dạy-học trong nhà trường.
1.3. Hoạt động dạy - học mỹ thuật ở CSGD đại học
1.3.1. Mỹ thuật và vai trò của mỹ thuật đối với đời sống con người
1.3.1.1. Mỹ thuật
Con người chinh phục hiện thực khách quan tới đâu thì ý thức thẩm mỹ cũng tiến sâu tới
đó. Sau cái ăn, cái mặc…, mỹ thuật cũng như tiếng nói, là phương tiện để biểu thị tư tưởng, tình
cảm, rất phong phú và cũng rất bao la. Đặc trưng ngôn ngữ của mỹ thuật là dùng đường nét, hình
mảng, đậm nhạt, mầu sắc và ánh sáng.
1.3.1.2. Vai trò của mỹ thuật với đời sống con người
Mỹ thuật được hình thành trong lao động, phục vụ cho lao động, giúp cho con người tạo ra
cái đẹp và thưởng ngoạn nó, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế.
Mỹ thuật là phương tiện để giao tiếp, hiểu biết lẫn nhau, tiếp thu những tiến bộ xã hội.
1.3.2. Mục tiêu và ý nghĩa của dạy - học Mỹ thuật ở CSGD đại học
1.3.2.1. Mục tiêu của hoạt động dạy - học Mỹ thuật
6
Trang bị cho SV kiến thức khoa học cơ bản về mỹ thuật. Giúp người học có khả năng
nghiên cứu, sáng tác mỹ thuật và có nghiệp vụ dạy học ở phổ thông.
1.3.2.2. Ý nghĩa của hoạt động dạy - học mỹ thuật ở CSGD đại học
Mỹ thuật giúp cho SV hiểu biết đúng đắn về cái đẹp, khái quát hoá về bộ môn, sự kết tinh,
một đặc sắc ở mỗi thời kỳ của sự phát triển nghệ thuật tạo hình.
Dạy mỹ thuật ở bậc đại học giúp SV có kỹ năng nghiệp vụ, phát triển được năng lực nhận
thức, kỹ năng trong sáng tác. Rèn kỹ năng sư phạm và đạo đức người thầy.
1.3.3. Đặc điểm của hoạt động dạy - học Mỹ thuật ở CSGD đại học
1.3.3.2. Đặc điểm của hoạt động dạy mỹ thuật
Dạy và học ở trên lớp theo quy định trong phân phối chương trình.
Các hình thức hoạt động ngoại khoá, tham quan học tập, vẽ ngoài trời, vẽ chân dung
Hướng dẫn SV tự nghiên cứu sáng tác nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong học tập.
Đặc điểm hoạt động dạy: cung cấp kiến thức cơ bản về bố cục, đường nét, màu sắc, đồ dùng
trực quan như tranh, ảnh, làm mẫu vv hướng người học có cách quan sát, cách thể hiện đối
tượng theo cảm xúc của tác giả. Danh hoạ Picatxô đã nói: “Người nhạc sĩ không phải là ngu dốt
sao nếu không có đôi tai, người hoạ sĩ không phải là ngu dốt sao nếu không có đôi mắt”
1.3.3.3. Đặc điểm của hoạt động học mỹ thuật
Với mục tiêu là phát triển toàn diện ở người học, mỹ thuật còn mang đặc thù riêng là giáo
dục thẩm mỹ cho người học. Nội dung chương trình môn mỹ thuật là hình thành kỹ năng ở các
phân môn: vẽ trang trí, hình hoạ, vẽ tranh, điêu khắc, mỹ thuật học và PP dạy học.
1.4. Quản lý hoạt động dạy - học Mỹ thuật ở CSGD đại học
1.4.1. Quản lý hoạt động dạy của giảng viên
QL hoạt động dạy môn mỹ thuật là tổ chức hợp lý các hoạt động của GV và SV, gồm:
QL hồ sơ chyên môn của GV
QL việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình môn mỹ thuật.
QL việc chuẩn bị bài và thực hiện các phương pháp dạy học của GV
QL hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV
QL việc dự giờ và rút kinh nghiệm của GV
QL hoạt động tự bồi dưỡng, NCKH của GV
1.4.2. Quản lý hoạt động học của sinh viên
* QL học tập trên lớp
QL học tập trên lớp gồm QL thời gian và chất lượng học tập, tinh thần thái độ và PP
học tập nhằm thực hiện đồng bộ các nhân tố: mục tiêu học tập, nội dung học tập, PP học tập,
điều kiện- phương tiện học tập, quy chế học tập…. Xây
dựng động cơ tích cực học tập cho SV. Động cơ đúng tạo
ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự
giác là 2 yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực, sản sinh nếp tư
duy độc lập, đó chính là mầm mống của sự sáng tạo.
*QL hoạt động tự học
Hứng thú
Tự giác
Tích
cực
Độ c
lậ p
Sáng
tạ o
Độ ng
cơ
Sơ đồ 1.2. Động cơ hình
thà nh
hứng thú học tậ p
7
QL hoạt động tự học của SV là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả
dạy học bao gồm: tự học ở nhà, tự nghiên cứu ở thư viện, truy cập internet,
8
1.4.3. Quản lý cơ sở vật chất chuyên ngành phục vụ cho dạy - học Mỹ thuật
Xây dựng nội quy và kế hoạch, nguồn kinh phí trang bị và sử dụng hiệu quả CSVC.
QL việc tổ chức thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các phương tiện kỹ thuật phục vụ HĐDH.
QL sử dụng các phương tiện dạy học như: QL việc sử dụng giáo trình, mô hình, tranh ảnh
và các bài tập của SV. Sử dụng chương trình đồ hoạ chuyên ngành trong dạy học.
1.4.4. Xây dựng môi trường dạy học và văn hoá học trong nhà trường
Nhà trường là tổ chức cơ sở của các cấp QLGD, là môi trường tốt nhất trong quá trình đào
tạo con người phát triển toàn diện. Trang bị cho lớp trẻ hành trang để bước vào cuộc sống là điều
cần thiết trong quá trình GD. Để thực hiện được điều đó, trước hết mỗi thầy cô giáo phải là tấm
gương về đạo đức, tự học và sáng tạo, mẫu mực về nhân cách, giỏi về trình độ. Xây dựng đội ngũ
GV của nhà trường đồng bộ, chất lượng. Đội ngũ nhân viên phục vụ có nghiệp vụ, am hiểu về
đặc thù GD trong công việc của mình.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong nhà trường, hoạt động dạy và học là những hoạt động trọng tâm được diễn
ra liên tục. Kết quả của hoạt động dạy - học phụ thuộc rất lớn vào quá trình QL. Nắm
vững lý luận về QL và QLGD sẽ giúp nhà QL có cách nhìn tổng quan, đánh giá đơn vị
mình một cách chính xác. Đồng thời đưa ra những phương pháp QL hoạt động dạy - học
một cách khoa học.
Nội dung của chương 1 đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến QL,
QLGD và QL nhà trường, HĐDH và QL HĐDH nói chung và mỹ thuật nói riêng. Với
những cơ sở lý luận trên, việc QL hoạt động dạy học môn mỹ thuật ở trường đại học Hải
Phòng phải có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ trong.
Những biện pháp đó sẽ được đề xuất trong chương 3, dựa trên cơ sở lý luận chương 1 và
thực trạng QL hoạt động dạy - học mỹ thuật ở chương 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
MÔN MỸ THUẬT HỆ CĐSP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
2.1. Một số nét về trƣờng ĐH Hải Phòng, khoa Khoa học xã hội và tổ bộ môn mỹ thuật
2.1.1. Trường ĐH Hải Phòng
Ngày 9/4/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số: 60/2004/ QĐ-TTg đổi
tên trường đại học sư phạm Hải Phòng thành Trường đại học Hải Phòng đáp ứng nhu cầu tất
yếu trong quá trình phát triển đào tạo đa ngành, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu
phát triển KT-VH-XH thành phố và các tỉnh Duyên hải. Với mục tiêu: “Phấn đấu đến 2020
trở thành một trong những trung tâm đào tạo NCKH và chuyển giao công nghệ vững mạnh
của vùng Duyên hải Bắc bộ…”
Hiện nay, trường ĐHHP có 39 đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu, 15 khoa, 14 phòng ban,
7 Trung tâm, 3 trường thực hành SP ở các bậc học. với số lượng người học khoảng 5000 SV
chính quy, hơn 4000 SV hệ vừa làm vừa học và các lớp liên kết. Nhà trường có khoảng 160-
170 phòng học có thể đáp ứng được yêu cầu dạy và học.
9
2.1.2. Khoa Khoa học Xã hội
Khoa khoa học xã hội thuộc trường ĐH HP được thành lập năm 1959, tới nay, đội ngũ cán
bộ GV có 46 người, hơn 70% có trình độ Thạc sĩ và Nghiên cứu sinh. Là khoa đào tạo đa cấp, đa
ngành, với 6 chuyên ngành: Lịch sử, Địa Lý, Mĩ Thuật, Âm nhạc, Văn hoá Du lịch, Quản trị du
lịch. Khoa có hơn 1000 SV đào tạo chính qui, hơn 300 SV đào tạo hệ vừa làm vừa học.
2.1.3. Tổ bộ môn Mỹ thuật
2.1.3.1. Quy mô phát triển trường lớp
Tổ mỹ thuật được thành lập từ năm 2001 có 4 GV. Tới nay, số lượng GV trong tổ có 7
người. Từ năm 2004 trường đã mở mã ngành CĐSP mỹ thuật đào tạo giáo viên giảng dạy cho
các trường THCS và các cơ sở đào tạo khác, ngoài công tác giảng dạy, các GV còn tham gia
trang trí phục vụ các hoạt động chính trị của nhà trường. Tham gia các cuộc triển lãm mỹ
thuật từ địa phương đến toàn quốc và các nước trong khu vực.
2.1.3.2. Đội ngũ cán bộ QL
2.1.3.3 . Đội ngũ giảng viên tổ mỹ thuật
* Về số lƣợng đội ngũ
* Về hoạt động chuyên môn
Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên. Các GV tích cực nghiên cứu,
tìm tòi các hình thức, PP lên lớp phù hợp với đặc thù bộ môn. Việc dạy học và KT-ĐG được
thực hiện nghiêm túc. Tập thể, cá nhân hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt, QL tốt. Tuy nhiên,
bên cạnh những mặt mạnh, chất lượng đội ngũ GV vẫn còn một số hạn chế:
Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và kết quả đạt được chưa đồng đều.
Một số GV chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm
trong dạy học; trình độ tin học còn quá nhiều hạn chế trong dạy học môn chyên ngành.
2.1.3.5. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy - học mỹ thuật
Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, tuy nhiên, phòng học chuyên
ngành vẫn chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng phục vụ cho hoạt động dạy và học.
2.2. Thực trạng hoạt động dạy - học Mỹ thuật hệ CĐSP tại trƣờng ĐHHP
2.2.1. Mục tiêu, nội dung chương trình
2.2.1.1. Mục tiêu
Trang bị cho SV kiến thức khoa học cơ bản về mỹ thuật, có khả năng nghiên cứu, sáng
tác và sử dụng CNTT trong giảng dạy mỹ thuật.
Có nghiệp vụ dạy học, tuyên truyền, giáo dục thẩm mỹ, năng lực tổ chức, QL công tác
dạy và học mỹ thuật
2.2.1.2. Chương trình
2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy Mỹ thuật của GV
2.2.2.1. Đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu giảng dạy
Bảng. 2.8: Kết quả khảo sát về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của giảng dạy
Mức độ %
10
Nội dung đánh giá
Tốt
Khá
TB
Yếu
1.
Tự đánh giá về trình độ chuyên môn
57,1
28,5
14,2
0
2.
Tự đánh giá về nghiệp vụ sư phạm
42,8
28,5
28,5
0
3.
Tự đánh giá về kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin
42,8
28,5
14,2
14,2
4.
Tự đánh giá về phương pháp dạy học
42,8
42,8
14,2
0
5.
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu nâng cao trình độ
42,8
57,1
0
0
Căn cứ vào bảng số liệu tự đánh giá, GV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ SP khá, tốt
chiếm tỷ lệ trên 70%, bên cạnh đó kỹ năng sử dụng CNTT ở trình độ yếu vẫn còn 14,2%.
2.2.2.2. Thực trạng sử dụng các PP và hình thức tổ chức dạy học của GV
Khảo sát về việc sử dụng các PP và hình thức tổ chức dạy học của GV, phần lớn được
đánh giá ở mức tốt và khá. Một số GV đã chú ý thay đổi PP, tổ chức giờ dạy phù hợp với từng
phân môn. Tuy nhiên việc hướng dẫn SV cách đặt mẫu vẽ ở những giờ thực hành không được
thường xuyên, tiêu chí này có 28,5% GV, 32,5% SV đánh giá không bao giờ.
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát sử dụng các PP và hình thức tổ chức DH của GV
Các PP và hình thức tổ chức dạy học
Mức độ thực hiện %
Th. xuyên
Đôi khi
Ko bao giờ
GV
SV
GV
SV
GV
SV
1
Hướng dẫn để SV tự đặt mẫu vẽ
28,5
32,5
42,8
34,5
28,5
32,5
2
Hướng dẫn trực tiếp trên bài tập khi SV gặp khó khăn
42,8
67,5
57,2
32,5
0
0
3
Hướng dẫn kỹ thuật diễn tả các loại chất liệu
57,2
67,5
42,8
32,5
0
0
4
Cung cấp tài liệu bằng hình minh hoạ trực tiếp để SV
tham khảo
71,4
67,5
28,5
32,5
0
0
5
Yêu cầu SVtự nhận xét bài của nhau sau buổi học
57,1
77,5
42,8
22,5
0
0
6
Tổ chức SV đi vẽ thực tế, điền dã
42,8
57,1
57,1
42,5
0
0
7
Thành lập câu lạc bộ mỹ thuật
0
0
57,1
32,5
42,8
67,5
8
Tổ chức cho SV trang trí khánh tiết phục vụ các hoạt
động của nhà trường
42,8
22,5
57,1
57,5
0
20
9
Hướng dẫn SV sử dụng chương trình đồ hoạ
14,2
17,5
57,1
62,5
28,5
20
Hướng dẫn trực tiếp trên bài tập khi SV gặp khó khăn là một trong những khâu quan
trọng trong dạy - học mỹ thuật. Ở tiêu chí này có 57% GV và 32,5% SV đánh giá là đôi khi;
20% SV cho rằng GV không bao giờ tổ chức cho SV trang trí khánh tiết. Điều đó chứng tỏ
GV chưa làm hết trách nhiệm, bám sát quá trình học tập của SV.
Hướng dẫn sử dụng đồ hoạ giúp SV hình thành kỹ năng xây dựng maket tổng thể. Song,
công việc này có tới 28,5% GV và 20% SV đánh giá là không bao giờ GV hướng dẫn. Lí do:
chưa đủ điều kiện về phòng máy, một số GV cũng hạn chế về chương trình đồ hoạ, lúng túng
trong cách sử dụng máy tính.
2.2.2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học
Qua khảo sát, các phương tiện dạy - học mỹ thuật vẫn được GV sử dụng phổ biến nhất
là vật thực, tranh ảnh và đồ dùng trực quan. Đa số GV cho rằng: sử dụng phương tiện truyền
thông đa chiều rất hiệu quả nhưng chủ yếu là những giờ hướng dẫn lý thuyết, xem tranh còn
11
những giờ thực hành cần phải để cho SV tự tìm tòi khám phá. Kết quả khảo sát là 14,2% GV
và 22,5% SV đánh giá GV không bao giờ sử dụng phương tiện nghe nhìn.
2.2.2.4. Đánh giá về mức độ GV thực hiện các hoạt động trong dạy học
Với kết quả khảo sát về mức độ GV thực hiện các hoạt động trong dạy học, phần lớn
các GV luôn có kế hoạch và sự chuẩn bị chu đáo bài giảng, có ý thức khai thác, tìm tòi tiếp
cận kiến thức mới phục vụ cho chuyên môn. Trong giảng dạy, các GV đã chủ động trao đổi,
tạo những thuận lợi để giúp SV học tập. Bên cạnh đó, yêu cầu và hướng dẫn SV tìm và khai
thác tài liệu; Tìm hiểu những khó khăn của SV gặp phải trong quá trình học tập thì một số GV
chưa nhiệt tình, chưa tạo được bầu không khí thân thiện, SV còn e ngại tiếp xúc với thầy cô,
nên một số SV thiếu đi sự định hướng về nghề nghiệp.
Bảng 2.11: Đánh giá về mức độ GV thực hiện các hoạt động trong dạy học
TT
Nội dung hoạt động
Mức độ thực hiện %
T. xuyên
Đôi khi
Ko bao giờ
GV
SV
GV
SV
GV
SV
1.
Lập kế hoạch giảng dạy
85,7
72,5
14,2
27,5
0
0
2.
Chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp
85,7
72,5
14,2
27,5
0
0
3.
Mức độ tiếp cận với những kiến thức mới
57,1
67,5
42,8
32,5
0
0
4.
Thực hiện kế hoạch và chương trình giảng
dạy đúng tiến độ
100
100
0
0
0
0
5.
Sử dụng linh hoạt các PP giảng dạy để tạo
hứng thú cho SV
57,1
57,5
42,8
42,5
0
0
6.
Trao đổi với SVvề phương pháp học tập
28,5
37,5
71,5
62,5
0
0
7.
Yêu cầu và hướng dẫn SV tìm và khai thác
tài liệu
42,8
50
57,1
32,5
0
17,5
8.
Tạo cơ hội cho SV tự học, tự nghiên cứu
42,8
37,5
57,1
50
0
12,5
9.
Lấy ý kiến phản hồi từ SV khi kết thúc học
phần, sử dụng kết quả KT-ĐG để rút kinh
nghiệm, điều chỉnh PP giảng dạy
28,5
25
71,5
57,5
0
17,5
10.
Tìm hiểu những khó khăn của SV gặp phải
trong quá trình học tập
28,5
25
57,1
62,5
14,2
12,5
11.
Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của SV
85,7
72,5
14,2
27,5
0
0
12.
Đảm bảo đầy đủ hồ sơ chuyên môn theo
đúng qui định
85,7
72,5
14,2
27,5
0
0
Thông tin phản hồi từ phía SV khi kết thúc học phần giúp cho GV rút kinh nghiệm, điều
chỉnh PPDH chưa được chú ý. Trong số những SV được hỏi có 17,5% ý kiến cho rằng không
bao giờ được cung cấp thông tin phản hồi từ phía SV.
2.2.2.5. Mức độ hài lòng của SV về thầy cô giáo
2.2.3. Thực trạng hoạt động học Mỹ thuật của sinh viên
2.2.3.1. Mục đích, động cơ học tập môn mỹ thuật
12
Trên cơ sở điều tra phần lớn SV đều yêu thích bộ môn và mong muốn có nghề nghiệp.
Một số SV học bộ môn này là do sự định hướng của người thân, 10% SV không biết chọn
nghề gì khác nên đã chọn thi.
2.2.3.2. Hứng thú học tập của SV đối với môn mỹ thuật
* Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú của SV:
Rất hứng thú: 25%, Hứng thú: 50%, Ít hứng thú: 25%, Không hứng thú 0%
2.2.3.3. Đánh giá về thái độ học tập và thực hiện các hoạt động học tập môn mỹ thuật
Theo kết quả bảng 2.13: thái độ của SV đối với bộ môn mỹ thuật được đánh giá tương đối
tốt, nhưng thực hiện các hoạt động học tập của SV được đánh giá chủ yếu là khá và trung bình.
Kết quả khảo sát trên đã phản ánh mức độ SV thực hiện hoạt động tự học chưa cao. Sự tận
dụng về thời gian, chuẩn bị cho mình hành trang trong học tập còn có nhiều hạn chế. Đây
cũng là nguyên nhân dẫn đến kém chất lượng trong đào tạo ngành mỹ thuật.
2.2.3.5. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng SV chưa học tốt môn mỹ thuật
Chương trình học tập cần thêm một số bài sát với thực tiễn và nhu cầu người học. Một
số GV chưa nhiệt tình với công tác giảng dạy, đôi khi vẫn còn gò ép đối với SV.
Đầu tư trang thiết bị, phục vụ dạy và học chưa đầy đủ.
SV chưa chịu khó học tập, đôi khi còn có cách học đối phó.
Môn mỹ thuật trong trường phổ thông vẫn không được coi trọng.
2.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá
2.2.4.1. Mức độ nghiêm túc trong thi cử, kiểm tra của SV
2.2.4.2. Mức độ phản ánh chất lượng học tập của sinh viên qua kết quả thi, kiểm tra
2.3. Thực trạng QL hoạt động dạy-học môn mỹ thuật hệ CĐSP tại trƣờng ĐH Hải Phòng
2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của GV
2.3.1.1. Quản lí việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác
Quản lí việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác của GV được tiến hành tương
đối đầy đủ theo năm học. Riêng việc sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại
GV có
16,6 % CBQL
và
14,2% GV
đánh giá ở mức yếu.
2.3.1.2. Quản lí nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp
2.3.1.3. Quản lí việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy
Kết quả khảo sát QL việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy của GV chủ
yếu tập trung ở mức độ khá và trung bình. Tuy vậy, khâu QL nề nếp lên lớp của GV và
SV còn có 16,2% CBQL và 14,2% GV đánh giá ở mức yếu.
2.3.1.4. QL việc cải tiến nội dung, PP, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy
Bảng 2.21: Khảo sát QL việc cải tiến nội dung, PP, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy
TT
Thực trạng quản lí
Mức độ thực hiện%
Tốt
Khá
TB
Yếu
QL
GV
QL
GV
QL
GV
QL
GV
QL việc cải tiến nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy
1
Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới
50
42,8
50
57,1
0
0
0
0
13
PP dạy học
2
Tăng cường tô
̉
chư
́
c, chỉ đạo các hoạt
đô
̣
ng như kiê
̉
m tra sự chuâ
̉
n bi
̣
lên lơ
́
p , dự
giờ, họp chuyên môn, trao đổi về PPDH
và tổ chức hội giảng
16,6
14,2
66,6
71,4
16,6
14,2
0
0
3
Tăng cường bồi dưỡng cho GV kiến thức
về CNTT và kỹ năng sử dụng các trang
thiết bị dạy học hiện đại
16,6
14,2
66,6
57,1
16,6
28,5
0
0
4
Khuyến khích hoạt động NCKH
50
57,1
33,3
28,5
16,6
14,2
0
0
5
Ban hành quy chế hỗ trợ, khen thưởng đối
với những GV có thành tích trong đổi mới
PPDH
0
0
33,3
28,5
66,6
71,4
0
0
6
Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho GV (PP, hình
thức tổ chức dạy học )
16,6
14,2
50
57,2
16,6
14,2
16,6
14,2
7
Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên
lớp, tham quan, dã ngoại
33,3
42,8
50
42,8
16,6
14,2
0
0
Để có hiệu quả PP dạy học tích cực, các tổ cần có những giờ họp trao đổi về chuyên môn,
kinh nghiệm giảng dạy, xây dựng PP và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Thực tế, do nhà
trường chưa tổ chức thường xuyên hoạt động này nên một số GV còn ỷ lại. GV trẻ thiếu kinh
nghiệm trong giảng dạy, chưa giành thời gian để dự giờ thăm lớp.
2.3.1.5. Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV
QL việc KT - ĐG kết quả học tập của SV, hầu hết các ý kiến của CBQL và GV đều tập
trung đánh giá ở mức độ khá trở lên. Tuy nhiên, chỉ đạo tổ bộ môn kiểm tra định kì sổ điểm,
theo dõi nề nếp chưa tốt, tiêu chí này có 16,6 % CBQL và 14,2% GV đánh giá ở mức trung
bình.
2.3.1.6. Quản lí thực hiện qui định về hồ sơ chuyên môn
Quy định về hồ sơ chuyên môn. Tổ chuyên môn sinh hoạt theo định kỳ 2 tuần 1 lần.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm tra hồ sơ chuyên môn. Nhưng việc sử dụng kết
quả kiểm tra trong đánh giá xếp loại GV thực hiện vẫn chưa tốt. Theo kết quả khảo sát có
33,3% CBQL và 14,2% GV đánh giá ở mức trung bình, với lý do: đôi lúc CBQL còn nể nang
với GV, không trực tiếp góp ý phê bình, kết quả kiểm tra chưa thật sự khách quan.
2.3.2. Thực trạng quản lí hoạt động học tập của SV
Bảng 2.24: Khảo sát quản lí hoạt động học tập của SV
TT
Thực trạng quản lí
Mức độ thực hiện%
Tốt
Khá
TB
Yếu
QL
GV
QL
GV
QL
GV
QL
GV
Quản lí hoạt động học tập của SV
1
Giáo dục động cơ, ý thức thái độ học
tập cho SV
16,6
14,2
33,3
42,8
50
42,8
0
0
14
2
Bồi dưỡng các phương pháp học tập
tích cực cho SV
16,6
14,2
50
57,1
33,3
28,5
0
0
3
Xây dựng qui định cụ thể về nề nếp
học tập trên lớp của SV
33,3
28,5
50
57,1
16,7
14,2
0
0
4
Xây dựng những yêu cầu qui định về
tự học môn chuyên ngành
33,3
42,8
33,3
28,5
33,3
28,5
0
0
5
Tổ chức diễn đàn cho SV trao đổi về
phương pháp học tập
0
0
50
57,1
50
42,8
0
0
6
Tổ chức cho GV, SV tham quan học
tập, thực tế, vẽ ngoài trời
33,3
42,8
33,3
28,5
33,3
28,5
0
0
7
Thu nhận t. tin phản hồi từ người học
16,6
14,2
50
57,1
33,3
28,5
0
0
2.3.3.
Quản lí việc sử dụng CSVC, phương tiện - kĩ thuật phục vụ cho HĐDH
QL việc sử dụng CSVC, phương tiện - kĩ thuật phục vụ cho dạy - học mỹ thuật được
các CBQL và GV đánh giá chủ yếu vẫn ở mức khá và trung bình. Ví dụ: giá vẽ, bảng vẽ chưa
được bảo quản một cách cẩn thận, phòng chuyên môn chưa đảm bảo về ánh sáng, bài tập của
SV chưa có biện pháp lưu giữ…Vì vậy, cần quan tâm tới việc QL trang thiết bị phục vụ cho
dạy - học một cách chặt chẽ hơn.
2.4. Kết quả điều tra thực trạng về hoạt động dạy - học mỹ thuật ở Trƣờng THCS
2.4.1. Tự đánh giá về năng lực, trình độ chuyên môn
Qua khảo sát ở 6 trường THCS (12 giáo viên mỹ thuật) các ý kiến tự đánh giá về trình
độ chuyên môn, PP dạy học ở những giờ thực hành của giáo viên chủ yếu ở mức độ khá. Một
số vấn đề tồn tại trong quá trình dạy học và công tác chuyên môn đó là: kỹ năng sáng tác,
trang
trí ứng dụng
,
nghiệp vụ sư phạm.
Bảng 2.26: Đánh giá về năng lực chuyên môn của các giáo viên THCS
Nội dung đánh giá
Mức độ thực hiện%
Tốt
Khá
TB
1
Tự đánh giá về trình độ chuyên môn
33,3
50
16,6
2
Tự đánh giá về kỹ năng trang trí ứng dụng
25
50
33,3
3
Kỹ năng sáng tác
16,6
25
58,3
4
Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào công tác giảng dạy
33,3
41,6
25
5
Tự đánh giá về nghiệp vụ sư phạm
16,6
25
58,3
6
Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy mỹ thuật
25
41,6
33,3
Nghiệp vụ sư phạm là khả năng, trình độ của mỗi giáo viên, trong thực tế, tự đánh giá về
nghiệp vụ sư phạm mức độ tốt chỉ có 16,6%; mức khá là 25%; còn lại trung bình là 58%.Với
kết quả nêu trên cho thấy: sau khi ra trường làm công tác giảng dạy ở các trường phổ thông,
giáo viên mỹ thuật còn có nhiều những hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Đây cũng là những
điểm cần phải hoàn thiện trong công tác QL hoạt động dạy - học trong trường sư phạm.
2.4.2. Những khó khăn trong quá trình giảng dạy mỹ thuật ở phổ thông
Khảo sát 12 giáo viên về những khó khăn mà họ thường gặp trong giảng dạy:
15
- Tài liệu: 83,3
%
- Phương pháp sư phạm: 33,3
%
- Kỹ năng thực hành: 41,6
%
2.4.3. Đánh giá về hoạt động học tập của học sinh
2.4.4. Đánh giá về công tác quản lý
Bảng 2.27: Khảo sát về công tác QL đối với môn mỹ thuật ở trƣờng THCS
Thực trạng quản lí
Mức độ%
Tốt
Khá
TB
1.
Sự quan tâm của người quản lý đối với bộ môn mỹ thuật
16,6
33,3
50
2.
Sự coi trọng của cán bộ QL với GV và bộ môn
33,3
50
16,6
3.
Sự coi trọng của các đồng nghiệp với với bộ môn
50
41,6
0,8
4
Cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho bộ môn
16,6
33,3
50
2.4.5. Đánh giá của GV hướng dẫn về năng lực SP và hoạt động mỹ thuật của SV khi thực tập
SP tại trường THCS
Bảng 2.28: Đánh giá của GV hƣớng dẫn thực tập SP về năng lực và hoạt động mỹ thuật của SV
TT
Nội dung đánh giá
Mức độ %
Tốt
Khá
TB
1
Nắm vững mục tiêu và kiến thức cơ bản về mỹ thuật khi dạy
các phân môn ở THCS
66,6
33,3
0
2
Chủ động chuẩn bị và giải quyết vấn đề trên lớp
33,3
41,6
25
3
Có ứng dụng CNTT trong soạn bài và minh hoạ bài dạy
33,3
41,6
25
4
Thực hiện công tác chuyên môn theo yêu cầu của nhà
trường (trang trí sân khấu, khánh tiết, vẽ đồ dùng ….)
41,6
25
33,3
Tiểu kết chƣơng 2
Qua tìm hiểu về thực tế của nhà trường; thực trạng hoạt động dạy học và QL hoạt động
dạy - học môn mỹ thuật tại trường ĐH Hải Phòng, tác giả rút ra những kết luận như sau:
* Những ưu điểm trong quản lý hoạt động dạy - học môn mỹ thuật:
Đội ngũ GV nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm giảng dạy.
Tổ bộ môn đã có kế hoạch giảng dạy ngay từ đầu năm học và thực hiện một cách
nghiêm túc về quy chế chuyên môn.
Hoạt động ngoại khoá, các buổi dã ngoại đã tạo được môi trường học tập tích cực cho SV.
Công tác QL đã có nhiều biện pháp thiết thực, nhằm QL tốt hoạt động dạy - học.
CBQL đã tạo điều kiện cho đội ngũ GV học tập, nâng cao trình độ.
* Những hạn chế trong QL hoạt động dạy - học môn mỹ thuật:
Một số CBQL, gia đình và xã hội còn xem nhẹ vai trò của môn mỹ thuật trong nhà trường.
Một số GV chưa tích cực cải tiến hình thức và PP giảng dạy, hạn chế về CNTT.
Động cơ học mỹ thuật của SV chưa cao. Khả năng diễn đạt về vấn đề lí luận, kỹ năng
thực hành, trang trí ứng dụng của SV còn nhiều hạn chế.
16
Công tác QL chưa đồng đều, đôi khi còn thiếu tính khách quan, chưa tạo điều kiện tốt
nhất về CSVC phục vụ cho HĐDH thực hiện một cách hiệu quả.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả xin đề xuất một số biện pháp QL HĐDH
sẽ phần nào khắc phục những mặt còn hạn chế và góp phần hoàn thiện công tác QL hoạt động
dạy - học môn mỹ thuật hệ CĐSP tại trường ĐH Hải Phòng.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
MỸ THUẬT HỆ CĐSP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
3.1. Nguyên tắc để xây dựng các biện pháp QL
3.1.1. Nguyên tắc đồng bộ
Để nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo, người QL cần đồng thời vận dụng
nhiều biện pháp có tính tương tác và hỗ trợ. Mọi biện không mâu thuẫn nhau, không tách rời,
cần hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng.
3.1.2. Nguyên tắc khả thi
Các biện pháp QL được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học mỹ thuật đều xuất
phát từ các điều kiện, hoàn cảnh, môi trường thực tế, có khả năng áp dụng trong thực tiễn của
nhà trường và có tính khả thi.
3.1.3. Nguyên tắc khách quan
Trong QL hoạt động dạy- học các biện pháp cần tuân thủ các quy định của Nhà nước, của
ngành và phù hợp các quy luật khách quan theo xu hướng đổi mới hiện nay.
3.2. Một số biện pháp QL hoạt động dạy học mỹ thuật tại trƣờng ĐH Hải Phòng
3.2.1. Nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy
3.2.1.1. Mục tiêu
Nâng cao nhận thức về trách nhiệm trong dạy học và tạo động cơ phấn đấu tích cực của
GV. Đảm bảo việc thực hiện chương trình, lịch trình.
Tăng cường khả năng khai thác, sử dụng các nguồn tư liệu phục vụ cho dạy - học.
Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích sự sáng tạo và năng lực tự học cho SV. 3.2.1.2.
Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp
Biện pháp 1: Quản lý việc lập kế hoạch và lịch trình giảng dạy của GV
QL việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch công tác và lịch trình giảng dạy giúp cho GV
thực hiện đúng và đầy đủ kế hoạch, khối lượng công việc một cách khoa học, đồng thời giúp
nhà QL có cơ sở KT-ĐG việc thực hiện chương trình của GV.
Phổ biến các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học, hướng dẫn GV thực hiện xây dựng kế
hoạch công tác một cách chi tiết, cụ thể. Lưu ý đối với những GV trẻ. Kiểm tra, phê duyệt kế
hoạch công tác của GV một cách có chất lượng, phù hợp đối với từng GV.
Giáo dục tinh thần trách nhiệm, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ
CBQL làm công tác thanh tra, kiểm tra. Chú trọng việc sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch của GV làm tiêu chí để đánh giá, xếp loại.
Biện pháp 2: Quản lý việc cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và
đánh giá giờ dạy
17
Cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập,
nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV. Tăng cường thay đổi các hình thức dạy học
ở các giờ lí thuyết như: nêu vấn đề thảo luận, SV tự giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm,
trình bày theo sơ đồ, bảng biểu
Hướng dẫn SV những kỹ năng nhận xét đánh giá sau mỗi buổi học thực hành. Tăng
cường các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ mỹ thuật, tổ chức các buổi dã ngoại, ký hoạ
phong cảnh, tham quan khu di tích, viện bảo tàng, triển lãm vv
Tăng cường giờ dạy thể nghiệm ở các phân môn để GV rút ra PPDH hữu hiệu.
Tạo điều kiện cho SV cùng tham gia trong giờ dạy bằng PP nhóm thiết kế.
Biện pháp 3
: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV
Chỉ đạo tổ bộ môn và GV thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, thi cử trong nhà
trường. Tổ chức cho GV học tập kĩ năng, nghiệp vụ KT - ĐG. Tăng cường ứng dụng CNTT
vào thực hiện công tác này.
Thực hiện nghiêm túc hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác coi, chấm thi của GV.
Thường xuyên kiểm tra sổ theo dõi lên lớp của GV, việc sử dụng kết quả học tập để
đánh giá SV.
Biện pháp 4: Quản lý hồ sơ chuyên môn GV
Yêu cầu GV có đầy đủ hồ sơ chuyên môn, ghi chép rõ ràng, đúng trình tự
.
Chỉ đạo tổ bộ môn giám sát, kiểm tra đảm bảo GV thực hiện đúng tiến độ, chất lượng
hồ sơ.
Sử dụng kết quả kiểm tra các loại hồ sơ làm tiêu chí đánh giá.
Biện pháp 5. Quản lí hoạt động sinh hoạt chuyên môn của nhóm, tổ
Tổ chuyên môn là nòng cốt trực tiếp QL hoạt động giảng dạy của GV. Tăng cường sinh
hoạt chuyên môn là tăng cường trao đổi PP, kinh nghiệm dạy học.
Xây dựng kế hoạch chung cho tổ dựa trên kế hoạch của khoa, trường.
Duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ 1 lần / tuần, giải quyết những vấn đề
vướng mắc, đưa ra những thay đổi hình thức tổ chức dạy học và cải tiến nội dung.
Tổ chức dự giờ thăm lớp, thảo luận, đánh giá thường xuyên
Tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí trong các hoạt động ngoại khóa, thành lập
câu lạc bộ, tham quan thực tế
Xây dựng quy chế, nề nếp của tổ.
Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề.
Biện pháp 6: Tạo điều kiện cho GV nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi GV. Các nhà QL cần:
Yêu cầu các tổ bộ môn, các cá nhân đăng ký tham gia từ đầu năm học.
Xây dựng hội đồng khoa học cấp khoa, để kiểm tra tiến độ thực hiện, tháo gỡ những
khó khăn vướng mắc.
Tăng cường đầu tư CSVC, phương tiện, phục vụ NCKH
Tổ chức những buổi hội thảo, báo cáo khoa học, các tác phẩm hội hoạ được quy định
về số lượng và chất lượng. Có hình thức khen thưởng xứng đáng, kịp thời.
3.2.2. Nhóm biện pháp quản lý hoạt động học của sinh viên
18
3.2.2.1. Mục tiêu
QL hoạt động học tập của SV đóng vai trò then chốt, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu
quả và sự thành công của quá trình dạy - học. Mục tiêu của việc QL hoạt động học tập của SV
là:
Giúp cho SV nắm được hệ thống các kiến thức cơ bản, trọng tâm, phù hợp với thực tiễn.
Hình thành và phát triển ở SV những kĩ năng cơ bản, cần thiết và phù hợp.
Phát triển các năng lực bản thân như: năng lực giải quyết các vấn đề, ứng với nội dung
học tập và phục vụ cho cuộc sống. SV xác định được động cơ học tập đúng đắn, có thái độ
nghiêm túc với nghề nghiệp.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp
Biện pháp 1: Giáo dục ý thức, động cơ học tập của HS
Phối hợp tổ chức các hoạt động tập thể như cuộc thi sáng tác mỹ thuật, hội thi tìm hiểu
giá trị văn hóa - nghệ thuật, các trò chơi dân gian, hoạt động giao lưu trong nhà trường …góp
phần tạo dựng ý thức, động cơ và thái độ học tập một cách đúng đắn.
Động viên, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn, vươn lên trong việc lĩnh hội tri thức khoa học,
tu dưỡng đạo đức.
Chỉ đạo GV kết hợp với hội đồng GV cố vấn quan tâm theo dõi các biểu hiện liên quan
đến thái độ và ý thức học tập của SV.
Biện pháp 2: Bồi dưỡng các phương pháp học tập tích cực cho SV
Trang bị PP học tập tích cực cho SV là việc rất cần thiết để biến quá trình đào tạo thành
quá trình tự đào tạo. Các PP như: PP học tập theo nhóm, PP học tập giải quyết tình huống, PP
động não, PP kim tự tháp, bể cá…. Các nhà QL cần chỉ đạo GV:
Hướng dẫn SV thực hiện PP học tập chủ động tìm tòi, tích cực khám phá, tránh sự trông
chờ, ỉ lại vào GV.
Kiểm tra mức độ về kiến thức, sự hình thành các kĩ năng của bản thân, biết sưu tầm,
biết khai thác, biết kế thừa và biết sáng tạo.
Biện pháp 3
:
Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp cho SV
Chỉ đạo GV luôn có những hình thức tổ chức dạy học mới mẻ, tăng sự hấp dẫn, sinh
động trong giờ học để lôi cuốn SV vào quá trình học tập.
Đánh giá điểm chuyên cần một cách chính xác, khách quan, tạo điều kiện cho mọi SV
có đầy đủ điều kiện để thi hết các học phần.
Xây dựng các quy định về nề nếp tự học của HS.
Phối hợp với phòng công tác HSSV, ban ký túc xây dựng nội quy tự học cho SV. Chỉ
đạo tới liên chi đoàn, chi đoàn GV, SV xây dựng kế hoạch tự học và PP học tập.
Tổ chức hội nghị học tập cho SV, trao đổi và phổ biến kinh nghiệm, khuyến khích các
SV có PP học tập tốt, có kinh nghiệm tự học và đạt kết quả cao.
Tiến hành tổng kết đánh giá hoạt động theo từng tháng.
Biện pháp 4: Khen thưởng và kỉ luật kịp thời SV về việc thực hiện nề nếp học tập
Có chế độ khen thưởng, hình thức kỷ luật kịp thời.
19
Biện pháp 5: Thành lập câu lạc bộ mỹ thuật sinh viên
Phân công cụ thể cho GV trong tổ bộ môn phụ trách từng nhóm, từng mảng công việc
phù hợp với năng lực của từng người. Yêu cầu GV được phân công các mảng phải lập kế
hoạch, nội dung công việc, thời gian thực hiện một cách cụ thể.
Có kế hoạch mời các chuyên gia, hoạ sĩ tới giao lưu, trao đổi, tọa đàm.
Xây dựng và hỗ trợ nguồn kinh phí cho câu lạc bộ hoạt động.
Biện pháp 6: Xây dựng môi trường sư phạm tốt tạo điều kiện cho hoạt động học tập
Chỉ đạo Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ học, các hội
thi, các hoạt động dã ngoại, hội sinh viên tình nguyện.
Tổ chức hội nghị dân chủ trong SV
Tạo dựng môi trường giáo dục bình đẳng, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của bản
thân đối với nhà trường, với xã hội và sự nghiệp.
Biện pháp 7: Tổ chức cho SV tham gia nghiên cứu khoa học
Chỉ đạo GV trang bị cho SV những kiến thức và kỹ năng về PP NCKH
Định hướng cho SV trên cơ sở những bài tập tiểu luận, những vấn đề trong chương trình
học tập, từ đó hình thành những kỹ năng làm việc.
Biện pháp 8: Thu nhận hệ thống thông tin phản hồi từ SV
XD quy trình thu thập và xử lý thông tin phản hồi.
Xác định yêu cầu về mục đích, ND cho từng loại thông tin.
Tạo lập thông tin phản hồi chính xác, kịp thời, đầy đủ và khách quan.
Nghiên cứu nhu cầu học tập của SV qua các hoạt động: lấy ý kiến SV về hiệu quả giảng
dạy sau mỗi học phần, về các hoạt động phục vụ học tập trong nhà trường; lập sổ góp ý, hộp
thư điện tử.
Tổ chức tìm hiểu thông tin phản hồi và giữ mối liên hệ với SV đã tốt nghiệp bằng cách:
thông qua mục cựu SV trong trang web của trường, của khoa.
3.2.3. Nhóm biện pháp QL hiệu quả phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy - học
3.2.3.1. Mục tiêu
QL hiệu quả phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy - học nhằm phát huy triệt để thế mạnh
của các trang thiết bị trong trường nói chung và tổ bộ môn mỹ thuật nói riêng.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện các biện pháp
Biện pháp 1: Lập kế hoạch và ngân sách đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy- học
Lập kế hoạch về việc đầu tư CSVC, thiết bị về CNTT. Sửa chữa, nâng cấp các phòng
học bộ môn chuyên ngành, mua sắm thêm thiết bị dạy học (mẫu tượng, vải nền, hoạ phẩm, giá
vẽ, bảng )
Đảm bảo phòng học phải được bố trí đúng quy cách
Trang thiết bị của phòng học: thiết bị chiếu sáng, quạt điện, lò sưởi phục vụ người mẫu
vào mùa đông, bục để đặt mẫu, tủ tài liệu tại phòng học.
Xây dựng tủ sách lưu động tự học cho SV, trang bị sách tham khảo, báo chí
20
Biện pháp 2: QL việc sử dụng phương tiện dạy học, phòng học, thư viện một cách hiệu
quả
QL sử dụng các phòng học, phòng thực hành và các trang thiết bị phục vụ.
QL sử dụng giáo trình tài liệu, sách báo phục vụ đào tạo, NCKH
QL sử dụng CSVC phương tiện phục vụ các hoạt động văn thể cho CBGV và SV.
Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên để tu bổ, sửa chữa.
Xây dựng nội quy chi tiết cho phòng đồ dùng
Giao cho cán bộ chuyên trách QL CSVC. Bồi dưỡng cán bộ tham gia tập huấn sử dụng,
bảo quản thiết bị, hỗ trợ GV và SV sử dụng khi cần thiết.
Biện pháp 3: Tổ chức triển lãm mỹ thuật của GV và SV theo định kỳ
Triển lãm bao gồm những tác phẩm đã được lựa chọn về hình thức, phong cách và nội
dung diễn đạt. Nên tổ chức 2 năm một lần để SV có điều kiện bồi dưỡng kiến thức. GV có
cách đánh giá chính xác, cách tổ chức và giảng dạy phù hợp.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
TT
Các biện phápthực hiện
Mức độ đánh giá%
Tính cần thiết
Tính khả thi
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Ko
cần
thiết
Rất
khả
thi
Khả
thi
Ko
khả
thi
I. Các biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của GV
1
QL việc thực hiện kế hoạch, chương trình
giảng dạy
61,5
38,4
0
61,5
38,4
0
2
QL việc cải tiến nội dung, phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học
61,7
38,2
0
53,8
46,1
0
3
QL việc KT - ĐG kết quả học tập SV
76,9
23
0
76,9
23
0
4
QL thực hiện qui định về hồ sơ chuyên môn
53,8
46,1
0
53,8
46,1
0
5
QL hoạt động sinh hoạt chuyên môn của
nhóm, tổ
53,8
46,1
0
53,8
46,1
0
6
Tạo điều kiện cho các GV nghiên cứu đề tài
KH (có tác phẩm minh chứng)
61,7
38,2
0
61,7
38,2
0
Để tiến hành đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ở trên,
tác giả đã tiến hành khảo sát 2 đối tượng chính: CBQL và GV mỹ thuật trong trường bằng các
phương pháp như: phỏng vấn, lập phiếu điều tra, phát phiếu và thu phiếu điều tra, xử lý dữ
liệu, tác giả thu được kết quả theo bảng tổng hợp sau:
Với 3 nhóm biện pháp lớn (18 biện pháp cụ thể), tác giả nhận thấy đa số các ý kiến
tương đối thống nhất, các biện pháp cụ thể mà luận văn nêu ra đều mang tính cấp thiết và tính
khả thi cao, tuy nhiên vẫn còn một số biện pháp giữa các tỷ lệ chưa được đồng bộ như: biện
pháp 1.3 trong nhóm biện pháp “
Quản lí việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập SV
” có 76,9% đánh
21
giá là rất cần thiết và 23% đánh giá là cần thiết, không có nhóm biện pháp nào đánh giá là
không cần thiết.
Bảng 3.2: Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL HĐHT của SV
TT
Các biện phápthực hiện
Mức độ đánh giá%
Tính cần thiết
Tính khả thi
Rất
c.thiết
Cần
thiết
Ko
c.thiết
Rất
k.thi
Khả
thi
Ko
k.thi
II. Các biện pháp quản lí hoạt động học tập của SV
1
GD động cơ, ý thức, thái độ học tập của SV
76,9
23
0
69,2
23
7,6
2
Bồi dưỡng các PP học tập tích cực cho SV
30
69,2
0
30
69,2
0
3
Xây dựng qui định cụ thể về nề nếp học tập
trên lớp và tự học.
46,1
53,8
0
23
76,9
0
4
Xây dựng quy định về chuẩn bị và sử dụng
đồ dùng phục vụ cho học tập
53,8
46,1
0
53,8
46,1
0
5
Thực hiện khen thưởng, kỉ luật kịp thời,
chính xác SV thực hiện nề nếp học tập
23
76,9
0
15,3
76,9
7,6
6
Thành lập câu lạc bộ mỹ thuật sinh viên
76,9
23
0
69,2
15,3
15,3
7
Xây dựng môi trường sư phạm tốt tạo điều
kiện cho hoạt động học tập
30
69,2
0
30
69,2
0
8
Tạo điều kiện cho cho SV tham gia nghiên
cứu khoa học
38,4
61,5
0
38,4
61,5
0
9
Thu nhận thông tin phản hồi từ SV
61,5
38,4
0
61,5
38,4
0
Bảng 3.3: khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp QL sử dụng hiệu quả phƣơng
tiện kĩ thuật phục vụ hoạt động DH
TT
Các biện phápthực hiện
Mức độ đánh giá%
Tính cần thiết
Tính khả thi
Rất
c.thiết
Cần
thiết
Ko
c.thiết
Rất
k.thi
Khả
thi
Ko
k.thi
III. Các biện pháp QL sử dụng hiệu quả phƣơng tiện kĩ thuật phục vụ hoạt động DH
1
Lập kế hoạch và ngân sách cho việc đầu tư
CSVC, phục vụ HĐ dạy-học
38,4
61,5
0
23
76,9
0
2
QL việc sử dụng phương tiện DH, phòng học,
thư viện một cách có hiệu quả.
46,1
53,8
0
46,1
53,8
0
3
T. chức triển lãm của GV& SV 2 năm 1 lần
61,5
38,4
0
15,3
69,2
15,3
Về QL hoạt động học tập của SV được các ý kiến đánh giá chủ yếu ở mức cần thiết và
rất cần thiết, các biện pháp có tính khả thi và rất khả thi. Riêng mục 2.1 “Giáo dục động cơ, ý
thức, thái độ học tập của SV” có 7,6% ý kiến đánh giá là không khả thi, một số CBQL và GV
cho rằng vẫn còn có những SV lơ là trong việc học tập, nên giáo dục động cơ ý thức học tập
cho SV cần phải có sự quan tâm chặt chẽ hơn nữa của các tổ chức xã hội.
Mục 2.6: “Thành lập câu lạc bộ mỹ thuật sinh viên” ở biện pháp này các ý kiến đều cho
rằng rất cần thiết và cần thiết, nhưng vẫn còn có ý kiến đánh giá là không khả thi bởi vì: có
những SV chưa nhiệt tình tham gia, chưa thấy rõ lợi ích phục vụ cho công, sự chỉ đạo của GV
chưa sát sao,
22
Tổ chức triển lãm mỹ thuật cho GV và SV có 61,5% ý kiến đánh giá là rất cần thiết
nhưng có 15,3% ý kiến đánh giá rất khả thi. Biện pháp này còn có ý kiến cho rằng tổ chức
triển lãm rất công phu và rất tốn kém, phụ thuộc vào những dịp như lễ, tết, địa điểm… Về
phía tổ bộ môn: chưa có biện pháp lưu giữ các sản phẩm của SV.
Tóm lại, 18 biện pháp đề xuất được đa số CB QL, GV trong nhà trường nhất trí tán
thành. Điều này cho thấy: những biện pháp trên đều được xác định là thiết thực, quan trọng
trong hoạt động dạy - học môn mỹ thuật. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít ý kiến chưa tán thành
đó cũng là những lí do để quá trình thực hiện sẽ cần phải hoàn thiện. Tác giả hy vọng rằng các
biện pháp đã được đề xuất trong luận văn sẽ được áp dụng, phổ biến để góp phần tích cực vào
việc QL nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn mỹ thuật hệ CĐSP tại trường đại
học Hải Phòng hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 3
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, khảo nghiệm, tác giả đã đề xuất một số
biện pháp QL hoạt động dạy - học môn mỹ thuật hệ CĐSP tại trường Đại học Hải phòng. Tác
giả đã nhận được các ý kiến đánh giá về 17 biện pháp đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các biện pháp QL hoạt động dạy và học mỹ thuật,
CBQL, GV và SV còn gặp phải những khó khăn nhất định: từ QL đầu vào đến chất lượng đầu
ra, khắc phục những khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học, mở rộng quy mô, trường lớp,
tất cả còn phụ thuộc vào sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan. Nhưng cùng với nhà
trường, tổ bộ môn đã tạo dựng được nề nếp dạy - học đáng khích lệ, kết quả đào tạo có những
thành công đáng kể. Trong những năm tới, được sự quan tâm của nhà trường, chắc chắn, việc
đào tạo các giáo viên mỹ thuật hay những người làm công tác chuyên ngành này sẽ có được
chất lượng tốt hơn để phục vụ cho sự phát triển chung trong sự nghiệp giáo dục.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về lý luận
Để QL quá trình dạy và học một cách có hiệu quả, cơ sở thực tiễn của luận văn đã chỉ ra
sự tồn tại của các HĐ DH mỹ thuật hệ CĐSP tại trường ĐH Hải Phòng. Các HĐ này liên
quan đến nhiều đối tượng khác nhau như GV, SV, CBQL Sự ảnh hưởng của các biện pháp
QL HĐDH mỹ thuật sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường, đạt mục tiêu đề ra, góp phần tạo thuận lợi cho quá trình QL nhà trường nói chung và
QL HĐDH mỹ thuật nói riêng.
1.2. Về thực trạng
Từ những kết quả khảo sát và xử lý các dữ liệu nêu trên đã cho thấy sự cố gắng, nỗ lực
mà các cán bộ GV, SV đã đạt được trong quá trình dạy và học. Ngoài việc xây dựng được hệ
23
thống các biện pháp chỉ đạo hội đồng chuyên môn, thực hiện các HĐDH bên cạnh đó công tác
QL cũng bộc lộ những hạn chế, thiếu sót, những nội dung chưa có được biện pháp QL cụ thể
hoặc có biện pháp mà hiệu quả chưa cao.
1.3. Đề xuất các biện pháp quản lý
* Nhóm biện pháp QL HĐ dạy của GV.
* Nhóm biện pháp QL HĐ học của SV.
* Nhóm các biện pháp QL sử dụng hiệu quả phương tiện kĩ thuật phục vụ dạy - học
Trong mỗi nhóm có các biện pháp khác nhau nhưng cùng hướng đến mục tiêu là QL
HĐDH. Các biện pháp này là sự vận dụng, cụ thể hoá lý luận của khoa học QL và kinh
nghiệm của bản thân tác giả đã rút ra từ thực tiễn. Tác giả đã tiến hành xin ý kiến của các
CBQL và GV có kinh nghiệm trong nhà trường, kết quả khảo sát đã chứng tỏ được mức độ
cần thiết và khả thi của các biện pháp đã được đề xuất trong luận văn.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Đại học Hải Phòng
Tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị phục vụ cho dạy-học các bộ môn chuyên ngành.
Tận dụng triệt để trong phát triển nguồn nhân lực. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
cho CBQL, GV nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của trường.
Khuyến khích, động viên GV nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Có chế độ ưu đãi GV có nhiều sáng tạo trong công tác giảng dạy.
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ…phù hợp.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy - học.
Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học, thi GV dạy giỏi giữa các khoa trong trường.
2.2. Đối với khoa Khoa học xã hội
Tạo điều kiện tốt nhất cho GV có cơ hội được nâng cao trình độ chuyên môn.
Động viên, khích lệ kịp thời và đề xuất lên trường khen thưởng kịp thời những CB, GV
có nhiều cống hiến cho HĐDH mỹ thuật.
Chủ động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp
với diễn biến của quá trình dạy học và quy định chung của chuyên môn.
Tổ chức lấy ý kiến thăm dò từ GV và SV.
Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và tổ chức tự quản.
2.3. Đối với tổ bộ môn mỹ thuật
Tổ bộ môn cần xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn một cách cụ thể ngay từ đầu
năm học.
Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nề nếp lên lớp của GV, kế hoạch thực hiện chương
trình giảng dạy và hồ sơ GV.
Xây dựng và thực kế hoạch các buổi nói chuyện chuyên đề, trao đổi chuyên môn, tham
quan dã ngoại phục vụ cho dạy và học.
References
1.
Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng.
Giáo dục Việt nam hướng tới tương lai vấn đề và
giải pháp. (2009)
24
2.
Đặng Quốc Bảo.
Tập bài giảng dành cho lớp CHQL - Quản lý nhà nước về giáo dục và
một số vấn đề xã hội của phát triển giáo dục.
(2009)
3.
Đặng Quốc Bảo.
Tập bài giảng dành cho lớp CHQL- Chuyên đề: Phát triển nguồn nhân
lực- phát triển con người. (2009)
4.
Nguyễn Lăng Bình
,
Phạm Thị Chỉnh.
Mỹ thuật và phương pháp dạy học, Nxb GD
(2001) .
5.
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chỉ thị 421CT-TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí Thư về Nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
6.
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc.
Đại cương khoa học quản lí, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội , 2010.
7.
Thủ tƣớng Chính phủ
. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010, Nxb GD
8.
Nguyễn Đức Chính, Lâm Quang Thiệp.
Bài giảng Chất lượng và quản lý chất lượng
trong giáo dục , tài liệu dành cho lớp cao học QLGD.
9.
Nguyễn Đức Chính.
Tập bài giảng dành cho lớp CHQL- Đánh giá trong giáo dục.
(2009)
10.
Nguyễn Đức Chính.
Tập bài giảng dành cho lớp CHQL- Đo lường và đánh giá trong
giáo dục và dạy học. (2010)
11.
Vũ Cao Đàm.
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb khoa học và kỹ thuật Hà
Nội.
(2009)
12.
Nguyễn Tiến Đạt.
Giáo dục so sánh (2009)
13.
Lê Thanh Đức.
Những danh hoạ nổi tiếng, Nhà xuất bản mỹ thuật 1996.
14.
Trần Khánh Đức.
Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO, TQM.
Nxb GD, Hà Nội, 2004.
15.
Trần Khánh Đức.
Tập bài giảng dành cho lớp CHQL - Sự phát triển các quan điểm
giáo dục- Từ truyền thống đến hiện đại.
(2009)
16.
Phạm Minh Hạc,
Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo
dục 1986.
17.
Đặng Xuân Hải.
Tập bài giảng dành cho lớp CHQL - Quản lý hệ thống giáo dục quốc
dân.
(2009)
18.
Nguyễn Thị Phƣơng Hoa.
Tập bài giảng dành cho lớp CHQL - Lý luận dạy học hiện
đại.
19.
Nguyễn Phi Hoanh
. Mỹ thuật và nghệ sĩ. Nhà xuất bản Mỹ thuật - 1998
20.
Đặng Vũ Hoạt - Hà Th
ế
Ngữ
. Quá trình dạy học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2006.
21.
Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức.
Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm,
2006
25
22.
Lê Ngọc Hùng,
Xã hội học giáo dục.
(2009)
23.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc,
Bài giảng Tâm lý học quản lý (Theo cách tiếp cận Hành vi tổ
chức), tài liệu
dành cho lớp cao học QLGD. khoá 9, 2010.
24.
Luật GD.
Nxb chính trị Quốc gia. (2005)
25.
Đàm Luyện, Nguyễn Quốc Toản
. Các tài liệu bồi dưỡng GV THCS
26.
Lƣu Xuân Mới.
Thuật ứng xử tình huống trong QLGD và Đào tạo.
27.
Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia.
Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường có
hiệu quả.
(2004)
28.
Nguyễn Ngọc Quang.
Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục, Nxb Đại Học
Quốc Gia Hà Nội.
(1989)
29.
Nguyễn Quốc Toản, Bùi Đỗ Thuật.
Sách giáo khoa và sách giáo viên bộ môn Mỹ
thuật các lớp 6, 7, 8, 9 NXB giáo dục.
30.
Nguyễn Quốc Toản, Đàm Luyện
. Đổi mới phương pháp dạy học Mỹ thuật. Nhà xuất
bản Giáo dục 2006
31.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Hà Nội, 2011.
32.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội,2001
33.
Phạm Viết Vƣợng.
Giáo dục học, NXB Đại học quốc gia, 2000