Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI THAM LUẬN Sử dụng tài liệu kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ và việc biên soạn đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.72 KB, 3 trang )

BÀI THAM LUẬN
Sử dụng tài liệu kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ của Bộ GDĐT
và việc biên soạn đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
I/. Đặt vấn đề:
Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới và phát triển theo hướng công
nghiệp hòa – hiện đại hóa. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng đã
khẳng định “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, vấn đề đổi mới được đặt ra để phù hợp
với tiến trình đi lên của xã hội. Việc đổi mới chương trình, nội dung, phương
pháp, sách giáo khoa, cơ sở vật chất mà còn đổi mới cả cách dạy và cách học
“Dạy thực chất, học thực chất”. Đây là vấn đề bức bối từ trước đến nay không
chỉ gây đau đầu cho nhà giáo dục mà còn gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Trước đây
dạy học kiểu chỉ quan tâm đến số lượng mà quên đi chất lượng. Trong đó chất
lượng là cái làm nên giá trị cho sản phẩm. Sản phẩm có ưu việt hay không là tuỳ
thuộc vào chất lượng. Sản phẩm của các nhà giáo – những người làm nghề sư
phạm chính là người học. Mỗi năm các em đều được lên lớp miễn là có đi học,
có đến trường còn kết quả học tập ra sao thì không bàn đến. Chính vì vậy, có em
không biết đọc, viết chữ chưa tròn nét, tính toán không xong … Ấy vậy mà cứ
lên hết lớp này lần lược đến lớp khác. Đất nước muốn đi lên sánh vai cùng bè
bạn năm châu thì khâu tiên quyết là nâng cao chất lượng giáo dục. Vì mục tiêu
“Nâng cao chất lượng giáo dục” mà năm học 2010 – 2011 thực hiện chủ đề
“Tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Muốn vậy
đòi hỏi phải có những người thầy, người cô vững vàng chuyên môn, có tinh thần
trách nhiệm cao, dám nghĩ dám làm và lương tâm trong sáng.
Giáo viên là người quản lí trực tiếp việc học của học sinh. Giáo viên là
nhân tố quyết định chất lượng dạy học và giáo dục. Ngày nay, môi trường giáo
dục trên thế giới biến đổi nhanh chóng, sự kỳ vọng của xã hội đối với nhà trường
rất lớn, do đó, trách nhiệm của giáo viên càng ngày càng nặng nề hơn. Vì thế
giáo viên phải cải biến chính bản thân mình để phù hợp với sự đổi mới của giáo
dục.
II/. Giải pháp:


Đổi mới kiểm tra đánh giá góp phần khắc phục tình trạng học thụ động
theo kiểu chép lại bài giảng, học thuộc lòng kiến thức mà không biết vận dụng
kiến thức; làm thay đổi cách thức học bài trên lớp và học bài ớ nhà của học sinh,
loại bỏ dần lối học tủ, học vẹt. Đổi mới kiểm tra đánh giá góp đánh giá học sinh
một cách toàn diện, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện tính chủ động, tính sáng
tạo trong giải quyết vấn đề hạn chế việc sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra, thi
cử. Để đổi mới kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả thì cần quan tâm đến việc sử dụng


tài liệu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì của Bộ GD- ĐT và việc biên
soạn đề kiểm tra, tôi xin đề xuất:
- Về phía giáo viên:
+ Nhận thức được sự cần thiết phải học cách kiểm tra đánh giá học sinh.
+ Nắm phương pháp và mục đích đánh giá.
+ Phải bao quát, nắm nội dung chương trình bám sát sách giáo khoa và
chuẩn kiến thức kĩ năng. Đảm bảo tính toàn diện, đánh giá được các mặt kiến
thức, kĩ năng, năng lực, thái độ của học sinh.
+ Đảm bảo tính chính xác, khách quan công bằng phản ánh được chất
lượng thật của học sinh.
+ Phân hóa được trình độ, năng lực của học sinh để đánh giá đúng thực
chất.
+ Cần sử dụng những từ, câu khuyến khích tư duy sáng tạo, bộc lộ khả
năng và ý tưởng cá nhân.
+ Cần xây dựng đa dạng mức độ nhận thức trong đề kiểm tra như: Nhận
biết, thông hiểu, vận dụng, sáng tạo. Và có nhiều hình thức kiểm tra: Miệng, 15
phút, 1 tiết, thực hành trên 1 tiết.
+ Nắm được phương pháp soạn đề.Thiết lập ma trận đề kiểm tra. Xây
dựng đáp án và hướng dẫn chấm.
+ Qua kiểm tra đánh giá, giao viên cần rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội
dung, phương pháp cụ thể cho phù hợp.

- Về phía tổ chuyên môn, ban giám hiệu:
Nhận thức rõ sự cần thiết, không thể thiếu của khâu kiểm tra đánh giá học
sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay:
+ Phân công chỉ đạo và giám sát công tác ba chéo: Ra đề chéo, coi chéo,
chấm chéo.
+ Phân công giáo viên có trách nhiệm có uy tín cao trong soạn, sao, in,
phân phối, bảo mật đề kiểm tra tránh tình trạng lộ đề dẫn đến đánh giá thiếu công
bằng, không chính xác kết quả học tập của học sinh.
+ Đưa “bệnh thành tích” ra khỏi nhà trường thì khâu kiểm tra, đánh giá sẽ
đảm bảo tính công bằng, chính xác và thể hiện “dạy thật, học thật”.
III/. Kết luận:
Trên đây là một số ý kiến về sử dụng tài liệu kiểm tra đánh giá thường
xuyên, định kì của Bộ GD-ĐT và việc biên soạn đề kiểm tra học sinh. Xin được
tham khảo thêm ý kiến của các đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục hiệu quả hơn. Chân thành cảm ơn quý vị đã quan tâm.
Thạnh Lợi, ngày …. tháng 11 năm
2010
DUYỆT CỦA BGH

Người viết


Nguyễn Thị Thanh Tuyền



×