Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chương trình tọa đàm giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.53 KB, 5 trang )

CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM
1. Giới thiệu đại biểu.
Ông ………………………………. – UVTVHU, trưởng ban tuyên giáo
huyện ủy huyện Tháp Mười.
Ông Nguyễn Ẩn Chương – Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Tháp Mười.
Ông Đoàn Văn Tuấn – Uỷ viên thường vụ Đảng ủy, Phó chủ tịch UBND xã
Thạnh Lợi.
Ông Văn Quốc Tuấn – Đảng uỷ viên – Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sư
xã Thạnh Lợi.
Ông Nguyễn Văn Trong – Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh trường
THCS Thạnh Lợi.
Cùng tất cả các phụ huynh học sinh tâm huyết với ngành giáo dục địa
phương có mặt trong buổi toạ đàm ngày hôm nay.
2. Thông qua kế hoạch phát triển nhà trường.(Gợi ý thảo luận của hội nghị)
3. Góp ý của đại biểu.
4. Đóng góp của cấp huyện, Chỉ đạo của Chính quyền địa phương.
5. Kết thúc.
8. Liên hoan.


ĐÔI NÉT VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
I. Đặc điểm, tình hình:
1. Mặt mạnh:
Đa số học sinh ngoan hiền, có ý chí vượt khó vươn lên trong học tập, tham
gia đầy đủ các phong trào do nhà trường tổ chức hay cấp trên phát động.
Đội ngũ cán bộ quản lý – Giáo viên còn trẻ, khỏe, đạt chuẩn về trình độ
chuyên môn 100% trong đó trên chuẩn gần 80%, phần lớn nhiệt tình, có nhiều nỗ
lưc trong công tác, luôn trao dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ
chuyên môn.


Cở sở vật chất trang thiết bị cơ bản đáp ứng nhu cầu giảng dạy thưc hiện
nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục khác.
Hệ thống thông tin ổn định, thông suốt qua điện thoại, qua mạng internet.
Thông tin phản hồi từ CMHS, học sinh và cộng đồng xã hội thường xuyên,
liên tục và kịp thời.
Nguồn kinh phí xã hội hóa hỗ trợ giáo dục tuy không nhiều nhưng cũng
đáp ứng hỗ trợ học sinh nghèo cho các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.
Học sinh năm học này có thêm được 01 lớp chọn (lớp 9) để đào tạo chất
lượng mũi nhọn với năng lưc học tập giỏi, ưu tú gần 100%.
Công tác giáo dục được tổ chức thưc hiện có nề nếp và luôn đổi mới kịp
thời, chất lượng giáo dục ngày càng đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học
sinh.
Việc đổi mới dạy học, quản lý tài chính được hưởng ứng tích cưc trong đội
ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường và thưc hiện nghiêm túc.
Nhà trường đã xây dưng đạt các tiêu chuẩn quốc gia về nhà trường Xanh –
Sạch – Đẹp, Thư viện chuẩn và đặc biệt là trường đạt chuẩn cấp quốc gia.
2. Mặt yếu:
Là học sinh thuộc địa bàn kinh tế còn nhiều khó khăn nên các em thường
xuyên nghỉ học giữa chừng để phụ giúp gia đình, phụ giúp cha mẹ cũng đã ảnh
hưởng rất lớn đến công tác nâng cao chất lượng giáo dục và nặng nề trong công tác
chống bỏ học của nhà trường. (hiện đầu năm có 01 HS lớp 9 bỏ học nguyên nhân
nghỉ học đi chơi)
Tỷ lệ học sinh tham gia bảo hiểm y tế tuy đạt tương đương 80% nhưng
cũng rất khó khăn trong vận động.
Hàng năm thiếu hụt về kinh phí hoạt động dùng cho sửa chửa, bổ sung thiết
bị.
Nhà trường đang trong giai đoạn gấp rút xây dưng chuẩn quốc gia gặp rất
nhiều khó khăn.
Nguyên nhân thiếu hụt kinh phí: trong quá trình xây dưng cũng đã mua sắm
trang bị rất nhiều về cơ sở vật chất như trang trí các khẫu hiệu trong khuôn viên

nhà trường trên 30 triệu đồng, trang bị sách giáo khoa xây dưng thư viện đạt chuẩn
số tiền gần 20 triệu đồng, lắp đặt lại hệ thống đèn, quạt gần 20 triệu đồng mua sắm
phong màng, sửa chửa các cửa nhà vệ sinh, xây lò đốt rác, trang thêm cây, kiểng,
cỏ gần 50 triệu đồng, tiếp khách từ đầu năm khoản 5 đoàn gần 20 triệu … còn


nhiều các khoản mua sắm khác hàng chục triệu đồng. Các khoản nợ nhà trường
phải nợ lại các cơ sở, doanh nghiệp dài hạn tổng nợ gần 150 triệu.
II. Môi trường bên ngoài:
1. Thời cơ:
Được sư quan tâm lãnh đạo sâu sắc của các cấp Ủy đảng, Ủy ban nhân dân,
các ban ngành đoàn thể xã các hội, các ban của xã và sư chỉ đạo sáng suốt, kịp thời
của Phòng giáo dục và Đào tạo Tháp Mười. Đặt biệt hơn là sư quý mến, chăm lo
của các bật cha mẹ học sinh, nhà hảo tâm, mạnh thường quân nhiều năm qua như
các anh chị thuộc Ban ĐDCM HS, các nhà doanh nghiệp trong xã, các chủ trạm
bơm điện .v.v.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân từng bước được nâng
cao nhất là về kinh tế, chất lượng cuộc sống cũng như ý thức, quan tâm nhiều hơn
đến vấn đề giáo dục con em mình.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và đến tận các cơ sở giáo dục,
đơn vị vùng khó khăn đã nối mạng, cặp nhật tin tức qua internet, các tiết dạy dần
sử dụng giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý.
Công tác tham mưu phối hợp với các ban ngành đoàn thể của địa phương
thuận lợi và rất thường xuyên nhằm thưc hiện các hoạt động hỗ trợ giáo dục học
sinh về mọi mặt.
2. Thách thức:
Địa bàn nông thôn đất rộng, người thưa, kinh tế có phát triển nhưng chưa
rộng khắp, chưa bền vững, còn nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức làm
ăn xa nên ảnh hưởng rất lớn đến chăm lo cho việc học tập của con em mình.
Các nhà doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đóng ở địa bàn ít nên các nguồn

lưc hổ trợ học sinh học tập như: Hỗ trợ khuyến học, khuyến tài, khen thưởng …
tuy đáp ứng nhưng còn hạn chế.
Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa có nhận thức sâu sắc về công tác giáo
dục cho nên dẫn đến tình trạng phó mặt, trông chờ sư hỗ trợ giúp đỡ của xã hội nên
các em bỏ học giữa chừng dùng sư khó khăn làm màn chắn.
Địa phương chưa có các khu vui chơi, giải trí lành mạnh dưới sư quản lý
của chính quyền địa phương, chưa có các giải pháp khắc phục tình trạng giải trí
không lành mạnh tại địa phương như: chưa có giải pháp tối ưu quản lý các phòng
game, các dịch vụ internet và các nơi tụ tập đông người …
* Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường:
Từ những thuận lợi và khó khăn trên làm ảnh hưỡng đến các hoạt động của
nhà trường như:
- Việc huy động học sinh ra lớp đầu năm và công tác phòng chống học
sinh bỏ học kể cả công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém còn nhiều bất cặp.
- Hiệu quả của sư phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục “Nhà trường – gia
đình – xã hội” chưa cao.
- Công tác xã hội hóa đầu tư xây dưng cơ sở vật chất cho nhà trường còn
gặp nhiều khó khăn.
- Vấn đề phân luồng HS sau THCS, tuyên truyền vận động học tiếp THPT,
học nghề, học chương trình GDTX góp phần xây dưng nông thôn mới hay
PCGDTrH còn hạn chế nhiều mặt.
- Các chương trình khuyến học, khuyến tài còn nhiều bất cập.


III. Nội dung kế hoạch:
3.1. Mục tiêu chung:
- Tập trung thưc hiện hoàn thành kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục
gồm:
Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học trong năm học, tăng tỷ lệ huy động hoc sinh đầu
năm.

Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém ở từng học kỳ và cuối năm học.
Giữ vững chất lượng giáo dục đại trà.
Tăng tỷ lệ học sinh giỏi các cấp từ cấp huyện trở lên.
Duy trì tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
Nâng cao chất lượng và tỷ lệ học sinh thi tuyển lớp 10.
Nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường, tăng cường
các hoạt động phong trào đặc biệt là các cuộc vận động và các phong trào thi đua.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, vận động xã hội xây dưng cơ sở
vật chất.
3.2. Các chỉ tiêu phấn đấu:
- Về huy động, duy trì sĩ số :
Huy động học sinh trên 99,41%.
Tỷ lệ học sinh bỏ học: Tỷ lệ dưới 2%.
- Đảm bảo chất lượng giáo dục :
Hạnh kiểm :
100% loại TB trở lên.
Học lưc
:
Loại Khá, Giỏi : trên 65%.
Loại TB: trên 34%.
Loại yếu: Dưới 1%.
Kém: 0,0%.
- Chỉ tiêu tốt nghiệp: Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: Đạt 100%.
- Chỉ tiêu thi tuyển sinh: Đạt điểm sàng (15 điểm) 100%, không có bài đạt
điểm không. HS thi tuyển lớp 10, học nghề, GDTX sau THCS trên 80%.
Xây dưng chuẩn: Phấn đấu đạt chuẩn Xanh – Sạch – Đẹp, thư viện và
trường chuẩn quốc gia.
Về xây dưng đội ngũ :
Động viên và tạo điều kiện giáo viên đi học nâng cao trình độ, tư bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ.

Tỷ lệ đạt chuẩn đào tạo: 100%.
Tỷ lệ trên chuẩn đào tạo: trên 80%.
Tăng cường tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh: trên 30%.
Tăng cường lưc lượng Đảng viên đến trên 60%.
-Về phối hợp các lưc lượng và công tác xã hội hoá giáo dục :
Huy động HS đến trường, huy động các nguồn lưc hỗ trợ học sinh có hoàn
cảnh khó khăn.
Tuyên truyền vận động trong nhân dân tác động đến từng phụ huynh giải
quyết vấn đề phân luồng học sinh sau THCS đạt chỉ tiêu trên giao.


Vận động nguồn lưc từng bước xây dưng đal hoá sân trường, xây dưng nhà
gác bảo vệ.
Xã hội hoán giáo dục trong sơ, tổng kết phát thưởng.
3.3. Một số giải pháp:
Tham mưu chính quyền địa phương và phối hợp với các đoàn thể huy động
học sinh đạt chỉ tiêu đề ra. Nhà trường duy trì sỉ số, BĐDCMHS vận động nguồn
lưc hỗ trợ về tinh thần, vật chất cho các em an tâm học tập.
Tham mưu ngành cấp trên xin ý kiến chỉ đạo trong vấn đề học sinh bỏ xứ
không thể huy động được.
Tuyên truyền vận động đối với học sinh và phụ huynh học sinh lớp 9 về
vấn đề phân luồng hướng nghiệp HS sau THCS, bên cạnh đó tham mưu chính
quyền địa phương phối hợp các trường THPT, TCN – GDTX, trường nghề khác
huy động học sinh sau TN THCS.
Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, vận động Ban ĐDCMHS, tham
mưu chính quyền địa phương có giúp đỡ trong công tác xây dưng chuẩn quốc gia.
Đề xuất, kiến nghị:
Với những công tác xây dưng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2015 có thể
làm thay đổi cách nhìn của người dân cũng như của các đơn vị, các cơ quan hữu
quan về diện mạo Giáo dục xã nhà, của địa phương chúng ta. Đây có thể nói là một

điểm nhấn hết sức quan trọng mà ta phải xây dưng và gìn giữ, chính vì vậy mà tôi
có số đề xuất, kiến nghị sau:
1/. Đối với chính quyền địa phương:
- Chỉ đạo sát sâu hơn trong vấn đề huy động và duy trì sĩ số học sinh hàng
năm.
- Tranh thủ các nhà đầu tư các mạnh thường quân hỗ trợ một phần kinh phí
cho nhà trường nhằm cải thiện các khoản nợ công, cũng như cũng cố kinh phí hoạt
động trong nhà trường.
2/. Đối với Ban ĐDCMHS:
- Phối hợp tốt với nhà trường trong vấn đề huy động, duy trì sĩ số học sinh.
- Tuyên truyền sâu rộng trong người thân, gia đình, láng giềng xung quanh
nhằm thay đổi ý thức người dân về vấn đề giáo dục. (nhiều phụ huynh còn chưa
thông về mục tiêu giáo dục, trong đó không phải chỉ dạy và học, rồi tìm việc làm
mà là phối hợp cùnh nhà trường giáo dục học sinh, có trách nhiệm thưc hiện quyền
lợi của trẻ em như tham gia bảo hiểm YT, TN trang bị dụng cụ học tập, quần áo,
giầy dép, tham gia công tác xã hội hoá giáo dục … thậm chí thay đổi nhận thức
của con em khi có hành vi tiêu cưc, cùng với GVCN giám sát hành vi của học
sinh)
- Tham gia xây dưng chuẩn quốc gia cùng nhà trường.
- Hợp tác tốt với nhà trường. (Đi họp PHHS – Chưa tốt).



×