Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Rừng Phòng Hộ Môi Trường Tại Lâm Trường Sóc Sơn - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.6 KB, 77 trang )

A HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM

NGUYN VN LY

THC TRNG V MT S GII PHP PHT TRIN
RNG PHềNG H MễI TRNG TI LM TRNG
SểC SN - H NI
Chuyờn ngnh: Lõm hc
Mã số: 60.62.60

Luận văn thạc sỹ khoa học NÔNG nghiệp

Ngi hng dn khoa hc:
TS.Nguyn Quang Dng

Thỏi nguyờn thỏng 9 nm 2011


i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Khoa sau đại học - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá
17, giai đoạn 2009 - 2011.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Khoa Sau đại học, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Lâm trường Sóc Sơn, nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về
sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn
Quang Dương - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác


giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập cũng
như hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Lâm trường Sóc Sơn đã cung cấp những thông tin, tư
liệu cần thiết cũng như thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè gần xa
và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.1.1. Công tác nghiên cứu giống cây rừng ...................................................... 3
1.1.2. Nghiên cứu xói mòn đất và thủy văn rừng ............................................. 4
1.1.3. Các biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ ................................... 8
1.1.4. Các chính sách tổ chức, quản lí rừng phòng hộ ...................................... 9
1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 10
1.2.1. Nghiên cứu về giống cây rừng .............................................................. 10
1.2.2. Nghiên cứu xói mòn đất và thủy văn rừng ........................................... 12
1.2.3. Các biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ ................................. 15
1.2.4. Các chính sách tổ chức, quản lí rừng phòng hộ .................................... 17
1.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 18
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 20

2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 20
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
2.3.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của Lâm trường...................... 21
2.3.2. Đặc điểm các loại rừng ở Lâm trường Sóc Sơn ................................... 21
2.2.3. Tổng kết và đánh giá hệ thống cơ chế chính sách, liên quan đến phát
triển rừng phòng hộ tại Lâm trường Sóc Sơn ................................................. 21
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển rừng phòng hộ ở lâm trường
Sóc Sơn............................................................................................................ 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
2.4.1. Quan điểm tiếp cận của đề tài ............................................................... 22
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................ 23
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 26
3.1. Điều Kiện Tự nhiên .................................................................................. 26
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 26
3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 26


3.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 27
3.1.4. Sông suối, thủy văn .............................................................................. 28
3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................. 29
3.1.6. Hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên rừng .......................................... 31
3.1.7. Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử................................................... 32
3.2. Điểm kinh tế xã hội .................................................................................. 33
3.2.1. Dân số và lao động ................................................................................ 33
3.2.2. Kết cấu cơ sở hạ tầng ............................................................................ 33
3.2.3. Tình hình sản xuất trên địa bàn ............................................................. 34
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36
4.1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và QLBVR của Lâm

trường Sóc Sơn ................................................................................................ 36
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 36
4.1.2. Cơ cấu tổ chức của Lâm trường ............................................................ 41
4.1.3. Tài nguyên rừng .................................................................................... 43
4.2. Đặc điểm các loại rừng ở Lâm trường Sóc Sơn ....................................... 47
4.2.1. Đánh giá sinh trưởng các loại cây trồng ............................................... 47
4.2.2. Các phương thức trồng rừng ................................................................. 48
4.2.3. Diễn biến sử dụng đất đồi gò ................................................................ 51
4.3. Tổng kết và đánh giá hệ thống các cơ chế chính sách, liên quan đến phát
triển rừng phòng hộ tại Lâm trường Sóc Sơn ................................................. 52
4.3.1. Chương trình trồng rừng phòng hộ 327 ................................................ 52
4.3.2. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng ........................................................... 53
4.3.3. Lịch sử phát triển rừng ở Sóc Sơn ........................................................ 54
4.3.4.Quy hoạch rừng phòng hộ bảo vệ môi trường ở Sóc Sơn. .................... 55
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển rừng phòng hộ ở lâm trường
sóc Sơn ............................................................................................................ 58
4.4.1. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................ 58
4.4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển rừng .................................... 63
4.4.3. Giải pháp tăng cường năng lực ............................................................. 64
Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................ 65
5.1. Kết luận .................................................................................................... 65
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 66
5.3. Khuyến nghị ............................................................................................. 66
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 68


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đồi gò ....................................................... 44
Bảng 4.2: Hiện trạng đất lâm nghiệp ............................................................. 46
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất Lâm trường Sóc Sơn................................ 51

Bảng 4.4: Hiện trang sử dụng đất lâm nghiệp trước và sau quy hoạch......... 56
Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý............ 57
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Các bước nghiên cứu của đề tài.................................................... 22
Sơ đồ 4.1: Mô hình tổ chức và quản lý điều hành của Lâm trường............. 42
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
D1.3 : Đường kính 1.3 m
Dt: Đường kính tán
Hvn : Chiều cao vút ngọn
N/ha: số cây /ha
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND: Ủy ban Nhân dân


-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tài nguyên rừng nhiệt đớn càng ngày càng
suy giảm. Trên thế giới trung bình hàng năm rừng nhiệt đới mất đi khoảng 11
triệu ha. Năm 1943 nước ta có khảng 14,3 triệu ha nhưng đến nay chỉ còn
khoảng 10,9 triệu ha rừng. Mất rừng đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi và trung du.
Rừng có vai trò rất to lớn trong việc cung cấp lâm sản, bảo tồn đa dạng
sinh học, du lịch sinh thái và phòng hộ môi trường. Ngày nay, giá trị phòng
hộ môi trường của rừng đã vượt xa giá trị cung cấp lâm sản truyền thống. Là
một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với 3/4 diện tích là đồi núi và
thường xuyên phải chịu những trận mưa, bão lớn thì rừng phòng hộ có vai trò
rất quan trọng đối với nước ta. Xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn cũng là
giải pháp có hiệu quả để phòng chống nguy cơ sa mạc hoá đất vùng đồi núi,
góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho hàng chục triệu người, cung cấp

thêm nhiều loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị phục vụ cuộc sống và phát
triển kinh tế - xã hội miền núi
Dự án "Quy hoạch rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Sóc Sơn" vừa
được HĐND TP.Hà Nội thông qua tại kỳ họp lần thứ 13. Vùng quy hoạch này
gồm 11 xã, thị trấn vùng đồi, gò và Lâm trường Sóc Sơn cách thủ đô Hà Nội
40km về phía bắc.
Theo đó, TP sẽ quy hoạch toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp Sóc
Sơn thành rừng phòng hộ bảo vệ môi trường với tổng diện tích 4.557ha.
Trong đó, đất rừng 4.360,4ha; đất không có rừng 191,1ha; đất vườn ươm cây
5,5ha. Các khu chức năng rừng được quy hoạch kết hợp với phát triển du lịch,

dịch vụ.
Cụ thể, khu du lịch văn hoá kết hợp với nghỉ ngơi cuối tuần Đền Sóc


-2-

(Đền Gióng) có diện tích 274,8ha; khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái và
nghỉ cuối tuần Hồ Đồng Đò, xã Minh Trí có diện tích 191ha; làng sinh thái,
du lịch và nghỉ cuối tuần Minh Phú có diện tích 389,7ha; khu du lịch sinh thái
và nghỉ cuối tuần Hồ Hoa Sơn - Hồ Hàm Lợn, xã Nam Sơn có diện tích
100,6ha; Khu Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn, xã Tiên Dược,
có diện tích 12,1ha.
Kết quả và ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển rừng phòng hộ là rất
lớn đối với Hà Nội, tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên
cứu, đánh giá nào một cách toàn diện và hệ thống về vấn đề này, chủ yếu mới
dừng lại đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch. Xuất phát từ yêu
cầu đó, đề tài "Thực trạng và một số giải pháp phát triển rừng phòng hộ
môi trường tại Lâm trường Sóc Sơn – Hà Nội" đặt ra là rất cần thiết và có ý
nghĩa thực tiễn nhằm tổng kết và đánh giá được thực trạng và các giải pháp kỹ

thuật lâm sinh phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường tại Sóc Sơn, rút ra
những bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất một số khuyến nghị cho việc
phát triển mở rộng.


-3-

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Phát huy hiệu quả trồng rừng là vấn đề mà các nhà khoa học luôn quan
tâm nghiên cứu. Cơ sở khoa học cho việc phát triển trồng rừng ở các nước
phát triển đã tương đối hoàn thiện từ công tác giống tới các biện pháp tác
động cho từng loại rừng, phục vụ đắc lực cho sản xuất lâm nghiệp.
1.1.1. Công tác nghiên cứu giống cây rừng
Có thể nói, công tác nghiên cứu giống cây rừng góp phần quan trọng
vào thành công của công tác trồng rừng. Từ thế kỷ XVIII – XIX, những ý
tường về công tác lai giống, sản xuất hạt giống và nhân giống sinh dưỡng cây
rừng đã thu được một số thành tựu nhất định: Syrach Lasen đã sản xuất được
một số cây lai có hình dáng đẹp và có ưu thế về sinh trưởng. Nilsson – Ehle
(1873 – 1949) đã phất hiện ra Dương núi tam bội có sinh trưởng tốt hơn so
với cây nhị bội.
Các chương trình chọn giống được bắt đầu ở nhiều nước và tập trung
cho nhiều loài sinh trưởng nha trong đó có Bạch đàn. Tại Brazil đã tiến hành
chọn cây trội xây dựng vườn giống thụ phấn tự do cho loài E. maculata ngay
từ những năm 1952; tại Mỹ là loài E. robusta (1966). Trong 3 năm (1970 –
1973), Úc đã chọn cây chội thành công cho loài E. regnans và loài E. grandis
(Eldridge, 1993). Và loài E. diversicolor ở Úc và loài E. deglupta ở Papua
New Guinea cũng được tiến hành chọn cây trội ở rừng tự nhiên.
Cho tới nay, ở nhiều nước trên thế giới đã có những giống cây trồng
rừng cho năng suất rất cao nhờ những chương trình nghiên cứu chọn tạo

giống mới như tại Brazil, những khu thí nghiệm Bạch đàn lai E.gradis với E.
urophylla năng suất đạt 100m3/năm (Kageyama, 1984). Ở Công Go năng suất
rừng cũng đạt 40-50m3/ha/ năm. Theo Covin (1990) tại pháp và Ý, với năng


-4-

năng suất rừng đạt 40-50m3/ha/năm đã thu hút sự chuyển đổi hàng ngàn ha
đất nông nghiệp thành rừng cung cấp nguyên liệu giấy cho hiệu quả kinh tế
cao. Tại Thái Lan Tếch cũng đạt sản lượng 15-20 m3/ha/năm
Cesar Nuevo (2000) đã có những khảo nghiệm về Keo có xuất xứ từ Úc
và Papua New Guinea, các giống Lõi thọ ở các địa phương khác nhau thuộc
Mindanao; trên cơ sở đó lựa chọn những xuất xứ tốt nhất đẻ xây dựng vùng
sản xuất giống.
Chọn giống kháng bệnh cũng là hướng nghiên cứu được nhiều tác giả
quan tâm. Tại Brazil, Ken Old, Alffenas và các cộng sự từ năm 2000-2003 đã
thực hiện một chương trình chọn giống kháng bện cho các loài Bạch Đàn
chống bênh gỉ sắt Puccinia. Các công trình nghiên cứu về lai giống cũng đã
mang lại nhiều kết quả tốt phục vụ trồng rừng sản xuất (Assis, 2000),
(Paramathma, Surendran, 2000), (FAO, 1979),…
1.1.2. Nghiên cứu xói mòn đất và thủy văn rừng
Để có cơ sở khoa học cho việc xây dựng và quản lý rừng phòng hộ thì
việc tìm hiểu nguyên nhân xói mòn và hiện tượng xói mòn của đất vùng đầu
nguồn rất được quan tâm. Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu ảnh hưởng
của kích thước hạt mưa, cường độ mưa, phân bố mưa tới xói mòn đất như
công trình nghiên cứu của Hudson HW (1971) [9], Zakharop P.X (1981). Ảnh
hưởng của các yếu tố độ dốc, chiều dài dốc, loại đất, lớp thực bì cũng được
quan tâm nghiên cứu và công bố rộng rãi trong nhiều công trình khoa học của
các tác giả như Smith D.D và Wischmeier W.H (1957) [49], Ching J.G
(1978), Giacomin (1992).

Công trình nghiên cứu đầu tiên về xói mòn đất và dòng chảy được nhà
bác học Volni người Đức thực hiện trong thời kỳ 1877 đến 1885 (Hudson N,
1981) [9]. Những ô thí nghiệm được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của


-5-

nhiều nhân tố như: Thực bì, loại đất, độ dốc mặt đất, lượng mưa tới dòng chảy
và xói mòn đất. Trong công trình này Volni cũng nghiên cứu ảnh hưởng của
loại đất và độ dốc mặt đất tới dòng chảy và xói mòn đất. Tuy nhiên, phần lớn
các kết luận chưa được định lượng rõ ràng.
Bằng thí nghiệm trong phòng, Ellison (theo Hudson N, 1981 [9]) thấy
rằng các loại đất khác nhau có biểu hiện khác nhau trong các pha xói mòn đất
do nước. Ellison là người đầu tiên phát hiện ra vai trò của lớp phủ thực vật
trong việc hạn chế xói mòn đất và vai trò cực kỳ quan trọng của hạt mưa rơi
đối với xói mòn. Phát hiện của Ellison đã mở ra một phương hướng mới trong
nghiên cứu xói mòn đất, đã làm thay đổi quan điểm nghiên cứu về xói mòn và
khẳng định khả năng bảo vệ đất của lớp thảm thực vật.
Kết quả quan trọng của nghiên cứu xói mòn và khả năng bảo vệ đất,
bằng các kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nhà nghiên cứu đã xây dựng
được phương trình mất đất ở trường Đại học Tổng hợp Pardiu (Mỹ) vào cuối
năm 1950 (Hudson N, 1981 [9]). Sau đó phương trình này được W. H,
Wischmeier hoàn chỉnh dần (W. H, Wischmeier, 1978 [49]). Phương trình đất
mất đất làm sáng tỏ vai trò của từng nhân tố ảnh hưởng tới xói mòn. Nó còn
có tác dụng định hướng cho nhiều nghiên cứu sau này nhằm xác định quy luật
xói mòn và nghiên cứu các mô hình canh tác bền vững ở các khu vực có điều
kiện địa lý khác nhau.
Việc nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của các yếu tố tới xói mòn đất
lần đầu tiên được V.A. Sing (1940) đưa ra khi tìm cách xác định ảnh hưởng
của chiều dài sườn dốc (L) và độ dốc (S) đến hoạt động của xói mòn. Sau đó

Smith D.D (1941) đã xác định lượng đất xói mòn cho phép và lần đầu tiên đã
đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố cây trồng (C), cũng như việc áp dụng các
biện pháp bảo vệ đất (P) ở các mức độ khác nhau đến xói mòn đất bằng các
công trình nhân tạo. Tiếp đó, nhiều phương trình dự báo xói mòn đã được


-6-

nghiên cứu và công bố, trong đó phương trình của Wischmeier W.H - Smith
D.D đã được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi.
Lượng nước mưa giữ lại trên tán là một trong những chỉ tiêu phản ánh
khả năng giữ nước, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng. Các
công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lện lượng nước mưa giữ lại trên tán lá rừng
lá kim ôn đới chiếm tới 20 - 40% (Vương Lễ Tiên và Lý Á Quang, 1991).
Những nghiên cứu về tỷ lệ lượng mưa ngăn giữ bởi tán rừng ở các kiểu thảm
tực vật rừng tương ứng với các đới khí hậu khác nhau ở Trung Quốc cho thấy,
phạm vi biến động của tỷ lệ lượng mưa bị ngăn giữ lại trong khoảng 11,4 34,3%, hệ số biến động 6,68 - 55,05%, trong đó tỷ lệ lượng nước mưa giữ lại
trên tán rừng lá kim thường xanh á nhiệt đới, trên núi cao ở miền tây là lớn
nhất, của rừng hỗn giao cây lá rộng thường xanh với cây lá rộng rụng lá á
nhiệt đới, miền núi là nhỏ nhất (Vu Chí Dân - Christohp Peisert - Dư Tân
Hiểu (2001) [28]) .
Lượng nước mưa lọt tán đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu.
Tuy nhiên, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu đảm bảo được độ tin cậy
cần thiết khi đưa ra số liệu về thành phần cân bằng nước này (Bruijnzeel L A,
1990a, 1990b [37]). Nhìn chung, thành quả nghiên cứu lượng nước mưa lọt
tán còn rất khiêm tốn, mới đưa ra một số thông tin ban đầu như: tỷ lệ phần
trăm lượng nước mưa lọt tán so với tổng lượng mưa của các loại rừng thường
đạt từ 75 % trở lên, phụ thuộc vào cấu trúc tán lá, chỉ số diện tích lá, đặc điểm
mưa và nhân tố gió; năng lượng nước mưa lọt qua tán ở rừng cây gỗ thường
lớn hơn năng lượng của mưa ngoài nơi trống; hàm lượng chất dinh dưỡng

khoáng trong thành phần của nước mưa lọt tán cao hơn so với nước mưa
ngoài nơi trống (Jordan và C. F Herrea 1981 [46]).
Vật rơi rụng có khả năng ngăn giữ nước tương đối lớn, nên có tác dụng
bổ sung nước cho đất và cung cấp nước cho thực vật (Vu Chí Dân & Vương


-7-

Lễ Tiên, 2001 [29]). Ngoài ra, do vật rơi rụng có những lỗ hổng lớn và nhiều
hơn so với đất, nên lượng nước ngăn giữ lại dễ dàng bốc hơi đi. Những
nghiên cứu của Black và Kelliher (1998) (dẫn theo Vu Chí Dân & Vương Lễ
Tiên, 2001 [29]) cho thấy rằng, lượng nước bốc hơi từ vật rơi rụng của các
hiểu rừng khác nhau chiếm khoảng 3 - 21% tổng lượng nước bốc hơi trên mặt
đất rừng.
Nhìn chung, đất rừng tự nhiên có khả năng thấm nước cao và ít khi
xuất hiện dòng chảy bề mặt (Doulass 1997 [38]). Tuy nhiên, khi rừng bị chặt
hạ trở nên thưa thớt và độ dốc mặt đất lớn, có thể tạo ra nhiều lượng nước
chảy trên bề mặt.
Cấu trúc rừng có ý nghĩa rất lớn, nó quyết định đến khả năng phòng hộ
của rừng. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng nhằm tìm ra những cấu trúc hợp lí,
có khả năng phòng hộ cao là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các khu
rừng phòng hộ. Công trình nghiên cứu của Moltranov A.A (1960, 1973) và
Matveev P.N. (1973) là những công trình lớn đề cập tới cấu trúc rừng phòng
hộ đầu nguồn nước. Với trang thiết bị tạo mưa nhân tạo, các tác giả đã nghiên
cứu ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc tới khả năng điều tiết nước, bảo vệ
đất của rừng như: cấu trúc tổ thành loài, cấu trúc tuổi, cấu trúc tầng thứ và độ
tàn che. Những nghiên cứu này đã đặt cơ sở cho việc xây dựng rừng phòng hộ
đầu nguồn cũng như việc xác định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động
vào rừng ôn đới. Tuy vậy, do cấu trúc của rừng ôn đới không có lớp thảm tươi
cây bụi dày như ở nước ta nên các tác giả chưa chú ý nhiều đến vai trò của

tầng mặt đất, ngoài ra cấu trúc tầng thứ cũng chưa được các tác giả nghiên
cứu sâu.
Bên cạnh rừng phòng hộ đầu nguồn thì rừng phòng hộ ven biển cũng
rất được quan tâm chú ý. Các nghiên cứu đều tập trung vào việc chọn loài cây
và xây dựng các đai rừng phòng hộ ven biển. Có thể kể đến một số tác giả


-8-

như Zheng Haishui (1996), Pinyopuarerk K. và House A.P.N (1993), Nhikitin
P.D,... theo kết quả nghiên cứu của các tác giả này thì rừng phòng hộ trên đất
cát ven biển nên được xây dựng thành các đai rừng, loài cây có khả năng
phòng hộ tốt và được đề cập đến nhiều nhất là Phi lao. Hiện nay, Phi lao cũng
được trồng nhiều ở nước ta trong các đai rừng chắn gió, chắn cát ven biển đặc
biệt là ở tỉnh Quảng Bình.
1.1.3. Các biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ
Ở Liên Xô và Trung Quốc thường dùng công thức để xác định diện tích
rừng chống xói mòn ở đất dốc là: F =

AxK1 + Pxk 2
với F là diện tích rừng bảo
h

vệ dốc (ha), A là diện tích bậc thang mà diện tích rừng bảo vệ dốc phải phòng
chống xói mòn (ha), P là diện tích đồng cỏ mà diện tích rừng bảo vệ dốc phải
phòng chống (ha); K1 là độ dày tầng nước mặt lớn nhất của dòng nước mặt
sản sinh ra trên mỗi ha ruộng bậc thang (mm/phút); k2 là độ đầy tầng nước
mặt lớn nhất của dòng nước mặt sản sinh ra trên mỗi ha đồng cỏ (mm/phút)
và h là sức hút nước của đất rừng (mm/phút).
Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, một số nước trên thế giới đã áp

dụng phương pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung, bảo vệ ngăn
ngừa các tác động xấu tới rừng. Tại Malaysia đã xây dựng rừng nhiều tầng
với việc sử dụng 2 loài cây trồng khác nhau; Nhật Bản cũng đã tạo rừng nhiều
tầng bằng cách khai thác rừng theo băng rộng 4 - 5 m và sau đó trồng mới vào
các băng rừng đã chặt.
Biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ ven biển cũng được quan
tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu của V.A Lômitcôsku (1809),
Dokuchaep (1982), X. A Timiriazep (1983, 1909, 1911) đều cho rằng trên các
hoang mạc muốn cải thiện tiểu khí hậu và cải tạo đất phải trồng rừng phòng
hộ thành hệ thống đai theo mạng lưới ô vuông, có kết cấu kín, có hỗn giao


-9-

nhiều tầng. Ở Trung Quốc và các nước Trung Đông, miền Đông và Tây Châu
Phi thì Phi lao được coi là loài cây chủ đạo trồng trên các vùng cát thành các
hệ thống đai có chiều rộng ít nhất ít nhất 100 - 200 m. Sau đai rừng Phi lao là
các đai rừng hỗn giao hoặc thuần loài của Bạch đàn, Keo, Thông nhựa, phía
trong cùng sau các đai rừng dùng để canh tác nông nghiệp.
1.1.4. Các chính sách tổ chức, quản lí rừng phòng hộ
Từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, khi tài nguyên rừng ở nhiều quốc gia đã bị
giảm sút nghiêm trọng, môi trường sinh thái và cuộc sống của đồng bào miền
núi bị đe doạ thì phương thức quản lý tập trung như trước đây không còn thích
hợp nữa. Người ta đã tìm mọi cách cứu vãn tình trạng suy thoái rừng thông qua
việc ban bố một số chính sách nhằm động viên và thu hút người dân tham gia
quản lý và sử dụng tài nguyên rừng. Phương thức quản lý rừng cộng đồng (hay
lâm nghiệp cộng đồng) xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ và dần dần biến thái thành
các hình thức quản lý khác nhau như lâm nghiệp trang trại, lâm nghiệp xã hội
(Nêpan, Thái Lan, Philippin,...).
Nhằm khắc phục tình trạng khai thác rừng quá mức, các nhà khoa học

cũng đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng
như: Các nhà lâm học Đức (Heyer – 1883 [44]) đã đề xuất nguyên tắc lợi
dụng lâu bền đối với rừng thuần loại đồng tuổi; Các nhà lâm học Pháp
(Gournand - 1922) và Thuỵ Sỹ (H.Biolley - 1922) đã đề ra phương pháp kiểm
tra điều chỉnh sản lượng với rừng khai thác chọn khác tuổi, vv...
Vào cuối thế kỷ XX, khi tài nguyên rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng
thì con người mới nhận thức được rằng tài nguyên rừng là có hạn và đang bị
suy giảm nhanh chóng, nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới. Nếu theo đà mất
rừng mỗi năm khoảng 15 triệu ha như số liệu thống kê của FAO [41] thì chỉ


- 10 -

hơn 100 năm nữa rừng nhiệt đới hoàn toàn bị biến mất, loài người sẽ chịu
những thảm hoạ khôn lường về kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad (1999) [48], tại Khu bảo tồn
Hoàng gia Chitwan ở Nepal, để quản lý rừng bền vững, cộng đồng dân cư
vùng đệm được tham gia hợp tác với một số bên liên quan trong việc quản lý
tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia
quản lý tài nguyên là khoảng 30 - 50% thu được từ du lịch hằng năm sẽ được
đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng.
1.2. Ở Việt Nam
Ngành lâm nghiệp nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong những
năm qua. Cùng với những đổi mới về công tác quản lý, hoạt động nghiên cứu
khoa học về xây dựng và phát triển rừng cũng rất được quan tâm. Các chương
trình, dự án trồng rừng với quy mô lớn được thực hiên trên khắp cả nước
được thiết lập, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được đúc rút xây dựng thành quy
trình, quy phạm, phục vụ đắc lực cho công tác trồng rừng trong đó có trồng
rừng phòng hộ.
1.2.1. Nghiên cứu về giống cây rừng

Công tác giống cây trồng rừng trong những năm gần đây vừa là sự áp
dụng những thành tựu mới của các nước khác, vừa là sự kế thừa nghiên cứu
đã xây dựng trước đây mà cho tới nay mới cho thấy rõ kết quả. Có thể kể đến
thành tựu nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện
Khoa Học Lâm nghiệp Việt Nam, Đặc biệt là các tác giả Lê Đình Khả, Hà
Huy Thịnh đã nghiên cứu tuyển chọn xuất xứ Keo lai tự nhiên Bạch Đàn và
lai giống nhân tạo giữa các loài Keo, kết quả đã chọn và tạo ra được các dòng
lai có sức sinh trưởng gấp 1,5 – 2,5 lần các loài cây bố mẹ, năng suất rừng
trồng thử nghiệm ở một số vùng đạt từ 20-30 m3/ha/năm, có nơi đạt 40


- 11 -

m3/ha/năm.
Nguyễn Việt Cường (2002) đã nghiên cứu khá hoàn thiện về lai giống
ba loài Bạch đàn Urophylla, Camaldulensis và Exserta Từ việc nghiên cứu cơ
sở khoa học của lai giống như thời kỳ nở hoa, cất trữ hạt phấn,… cho đến
đánh giá, khảo nghiệm các tổ hợp lai. Kết quả từ 9 tổ hợp lai và 5 dòng Bạch
đàn lai đã chọn được 7 tổ hợp lai U29C3, U15E4, U15C1, E1U29, U29E1,
U2U29 và U29E2 đạt năng suất từ 20 - 27 m3/ha/năm, gấp 1,5 - 2 lần giống
sản xuất hiện nay; Ba dòng bạch đàn lai 81, 85 và HH có năng suất vượt các
giống PN2 và PN14 từ 23 - 84%.
Bên cạnh các loài Keo và Bạch đàn, các nghiên cứu cũng đã tập trung
vào một số loại cây trồng rừng sản xuất chủ lực khác như Thông Caribe
Thông nhựa, Tràm có năng suất cao…
Từ năm 1986 đến nay tập đoàn cây trồng rừng đã phong phú và đa
dạng hơn, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là việc tìm kiếm
cây bản địa được ưu tiên hàng đầu phục vụ chương trình 327. Qua nhiểu năm
nghiên cứu tổng hợp Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã đưa ra đề xuất
cho 100 loài cây bản địa phục vu cho các mục đích trồng rừng, trong đó có

nhiều loài đã được đưa vào sản xuất đại trà với quy mô lớn như: Quế, Mỡ,
Trẩu, Sở, Thông đuôi ngựa, Sa mu,…; Nhiều loài khác với quy mô nhỏ hơn
như: Lim xẹt, Lát hoa, Giổi xanh, Dó giấy.
Lê Quang Liên (1991) nghiên cứu di thực và kỹ thuật nhân giống
Luồng Thanh Hóa cũng đã được Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm
sinh Cầu Hai thực hiện từ đầu những năm 1990 và hiện nay cây luồng đã và
đang được phát triển rộng rãi ở một số tỉnh như Phú Thọ, Hòa Bình… trở
thành cây cung cấp nguyên liệu có giá trị, cây xóa đói giảm nghèo cho người
dân miền núi.


- 12 -

Với nhiều giống cây trồng rừng đã được Bộ NN & PTNT công nhận là
giống tiến bộ kỹ thuật trong những năm qua, có thể nói công tác nghiên cứu
giống cây rừng nước ta đang phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu.
Nhiều nghiên cứu đang hướng vào tuyển chọn các dòng, xuất xứ cây trồng
kháng bệnh như công trình của Nguyễn Hoàng Nghĩa và Phạm Quang Thu,
hai dòng Bạch đàn SM16 và SM23 đã được Bộ NN & PTNT công nhận là
giống tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số 1526 QĐ/BNN – KHCN ngày
06/06/2005. Công nghệ nhân giống như giâm hom, nuôi cấy mô, ghép, chiết
… cũng đã có những bước tiến đáng kể. Hiện nay ở hầu hết các vùng đều đã
có vườn ươm công nghiệp với quy mô sản xuất hàng triệu cây một năm.
Những thành công trong công tác nghiên cứu giống cây trồng rừng đã tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng rừng ở nước ta trong
những năm qua. Tuy nhiên những giống cây mới, có năng suất cao chủ yếu
được thử nghiệm và đang phát triển ở một số vùng như Đông Nam Bộ, Đông
Hà, Quy Nhơn, Kon tum,… đối với vùng miển núi phía Bắc, trong đó có Lục
Ngạn mới chỉ được phát triển trong phạm vi hẹp. Vì vậy, đưa nhanh những
giống mới và kỹ thuật vào sản xuất là rất cẩn thiết nhằm nâng cao hiệu quả

công tác trồng rừng, thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân vào xây dựng rừng.
Đây cũng là mong muốn và chủ trương của Bộ NN & PTNT, Bộ KHCN trong
những năm qua và hiện nay.
1.2.2. Nghiên cứu xói mòn đất và thủy văn rừng
Nghiên cứu về xói mòn đất là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây
dựng rừng phòng hộ. Ở nước ta vấn đề này được nhiều tác giả rất quan tâm.
Theo Nguyễn Quang Mỹ (1984) [14] thì vấn đề xói mòn đất đã bắt đầu được
quan tâm ở nước ta từ trước những năm 1954, bước đầu mới chỉ là những
biện pháp chống xói mòn sơ khai như làm ruộng bậc thang, xây kè cống.


- 13 -

Nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu và cho ra đời nhiều công trình khoa
học có giá trị về xói mòn đất như nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình, Cao
Văn Vinh về ảnh hưởng của độ dốc tới xói mòn đất, góp phần đề ra các chỉ
tiêu và quy chế bảo vệ, sử dụng và khai thác đất dốc; Tôn Gia Huyên (1967),
Chu Đình Hoàng, Nguyễn Xuân Quát, Bùi Ngạnh (1963) đã tập trung nghiên
cứu ở vùng Tây Bắc, Bắc Thái, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai về biện pháp và
công trình trồng cây phân xanh che phủ đất; nghiên cứu của Chu Đình Hoàng
và Đào Khương về những nét đặc trưng chủ yếu của xói mòn vùng khí hậu
nhiệt đới Việt Nam. Nhiều phương pháp nghiên cứu hiện đại đã được áp
dụng, xây dựng hàng loạt các khu quan trắc xói mòn định vị bằng xi măng,
gạch, gỗ, kim loại như trạm nghiên cứu xói mòn An Châu (Hữu Lũng- Lạng
Sơn), trạm Eakmak (Buôn Ma Thuột), trạm nghiên cứu xói mòn đất Tây
Nguyên.
Trong những năm 1980, các công trình nghiên cứu đã tập trung vào xói
mòn đất và khả năng giữ nước của một số thảm cây trồng nông nghiệp và
công nghiệp, đặc biệt là ở các tỉnh vùng Tây Nguyên. Trong thời gian này
nhiều khu nghiên cứu quan trắc định vị đã được xây dựng kiên cố bằng gạch

và xi măng, gỗ, kim loại,... Hàng loạt công trình mang nhiều sắc thái và đi vào
định lượng như công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao
Yêm, Hoàng Xuân Cơ (1984) [14]. Những công trình nghiên cứu này đã làm
rõ ảnh hưởng của nhân tố địa hình tới xói mòn, vai trò chống xói mòn của một
số thảm thực vật nông nghiệp, đã chú ý tới độ che phủ gắn liền với các giai
đoạn phát triển của cây trồng, định hướng cho việc xây dựng các giải pháp
phòng chống xói mòn trên sườn dốc. Tuy nhiên, khă năng giữ nước của các
thảm thực vật còn ít được chú ý (Phạm Văn Điển, 2004 [18]).
Trong công trình nghiên cứu xói mòn đất ở Thanh Hoà (Vĩnh Phúc),
Nguyễn Quang Mỹ và Đào Đình Bắc (1985) [dẫn theo 18] đã đưa ra một số


- 14 -

nhận xét về đặc điểm xói mòn đất ở Việt Nam như sau: quá trình xói mòn đất
ở Việt Nam hiện tượng xói mòn theo bề mặt gây tác hại to lớn hơn cả, tiếp
sau là xói mòn theo dòng, còn xói mòn do gió chỉ hoạt động ở một số nới có
điều kiện thích hợp như ở Tây Nguyên và giải đồng bằng hẹp ven biển miền
Trung. Việc chống xói mòn ở Việt Nam phải mang đặc điểm riêng của miền
nhiệt đới ẩm, chứ không thể theo khuôn mấu của các nước Âu, Mỹ; cường độ
xói mòn đất ở Việt Nam rất mạnh (150 - 200 tấn/ha/năm), song các biện pháp
chống xói mòn còn rất thô sơ và chưa được triển khai rộng rãi. Nhận định này
của tác giả có lẽ hơi phiến diện, vì lượng đất xói mòn 150 - 200 tấn/ha/năm
chỉ xảy ra ở một số nơi có độ dốc lớn, đất có kết cấu không tốt, nghèo mùn,
thảm thực vật trơ trụi, chứ không thể là lượng đất xói mòn bình quân ở nước
ta.
Nghiên cứu của Phạm Văn Sơn (1994) [16] cho thấy, bình quân mỗi
năm lòng hồ thủy điện Hòa Bình bị bồi lắng bình quân từ 0,3 - 0,5 m. Bồi
lắng ở sông Đà sẽ làm cho hồ chứa nước Hòa Bình bị giảm tuổi thọ từ 250
năm theo thiết kế xuống chỉ còn 50 - 100 năm.

Vai trò của rừng trong việc giữ nước là rất quan trong. Nghiên cứu của Võ
Minh Châu (1993 - dẫn theo Vương Văn Quỳnh, 1999 [31]) cho thấy sự suy
giảm diện tích rừng đầu nguồn sông Ngàn Mọ từ 23.971 ha xuống còn 6.000
ha đẫ làm cho lượng nước hồ Kẻ Gỗ giảm đi đáng kể từ 340 triêu m3 xuống
còn 60 triệu nước, do đó không đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp trên
diện tích 6 nghìn ha.
Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2002) [7] đã đưa ra
dẫn liệu lưu lượng dòng chảy tại nơi có rừng thấp hơn từ 2,5 đến 27 lần so với
khu vực canh tác nông nghiệp, rừng tự nhiên có tác dụng tốt hơn rừng trồng
trong việc giảm dòng chảy mặt; dòng chảy kiệt ở nơi có rừng cao hơn ở nơi
không có rừng.


- 15 -

Các nghiên cứu của Bùi Ngạnh và Vũ Văn Mễ (1995) [3]; Bùi Ngạnh
và Nguyễn Ngọc Đích (1985) [4] cho thấy sự thay đổi dòng chảy mặt ở một
số dạng rừng khác nhau, trên cơ sở đó các tác giả đã đề xuất những mô hình
bố trí các đai rừng giữ nước trên sườn dốc. Năm 1981, Lê Đăng Giảng và
Nguyễn Thị Hoài Thu (1981) [11] đã tổng kết kết quả nghiên cứu về khả năng
giữ nước, điều tiết dòng chảy của rừng thứ sinh hỗn giao lá rộng tại núi Tiên,
Hữu Lũng, Lạng Sơn. Các tác giả đã đề nghị việc xây dựng và thiết kế rừng
phòng hộ ở các triền sông phải phát huy được khả năng giữ nước cao nhất của
nó trong những thời điểm lượng mưa mùa tập trung cao.
Nghiên cứu của Võ Đại Hải (1996) [27], Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại
Hải (1997) [13] cho thấy vai trò điều tiết nước, chống xói mòn đất của rừng
rất lớn: lượng nước mưa bị tán rừng ngăn cản dao động từ 5,75 - 11,6% tùy
thuộc vào từng loại rừng; lượng nước tạo thành dòng chảy ngầm và các dạng
khác từ 88,2% - 92,5% tổng lượng nước mưa; lượng nước tạo thành dòng
chảy bề mặt ở những nơi có rừng rất thấp, qua đó hạn chế khả năng hình

thành lũ và lũ quét. Các tác giả cũng đã thành công trong việc xây dựng
phương pháp đo lượng nước mưa lọt qua tán rừng. Theo đó thì phải dùng ít
nhất 9 ống đo mưa bố trí hệ thống trên diện tích 3600 m2 sẽ cho kết quả tin
cậy với sai số luôn nhỏ hơn 10%. Một thành quả nữa được thể hiện rõ nét qua
công trình nghiên cứu này là việc xác định cấu trúc hợp lý của thảm thực vật
rừng chống xói mòn đất. Hai tác giả đã xây dựng được bảng tra hệ số thảm
thực vật (hệ số C) tương ứng với đặc điểm và cấu trúc của một số thảm rừng.
1.2.3. Các biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ
Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) thì rừng phòng hộ bao
gồm:
a) Rừng phòng hộ đầu nguồn;
b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;


- 16 -

c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
Đối với rừng phòng hộ bảo vệ môi trường phải tạo thành các đai rừng,
dải rừng, khu rừng và hệ thống cây xanh xen kẽ trong các khu dân cư, khu
công nghiệp, khu du lịch để chống ô nhiễm không khí, tạo môi trường trong
sạch, kết hợp với vui chơi, giải trí, tham quan du lịch; cây rừng là cây thường
xanh, có tán lá rộng, nhiều hoa, hình thái đẹp. Tại điều 28 quyết định 186/TTg
ngày 14/8/2006 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lí
rừng quy định Đối với rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, rừng đã có tác dụng
ngăn chặn hoặc giảm ô nhiễm không khí, điều hoà khí hậu, tạo nên cảnh quan,
môi trường trong sạch cho khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch, nghỉ
ngơi. Đây là những cơ sở khoa học và pháp lý quan trọng cho việc xây dựng
rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
Theo Nguyễn Anh Dũng (2006) thì ở nước ta hiện nay có 2 giải pháp

kỹ thuật chủ yếu đề phục hồi và phát triển rừng, đó là trồng rừng và khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung. Vấn đề khoanh nuôi phục hồi rừng ở
nước ta đã được đặt ra từ rất sớm, vào khoảng những năm 1950 sau khi miền
bắc được giải phóng, vấn đề này được đề cập đến trong thuật ngữ “khoanh núi
nuôi rừng”. Tuy nhiên, vì nhiều lí do mà trong một thời gian rất dài sau đó
người ta chỉ chú ý đến khai thác rừng tự nhiên là chính. Mãi đến những năm
1990, cái được gọi là “khoanh núi nuôi rừng” mới được định hình và phát
triển theo cụm thuật ngữ “phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh”.
Điều này được thể hiện trong 2 quy phạm ngành QPN 14-92 và QPN 21-98.
Nghiên cứu xác định loài cây phục vụ trồng rừng phòng hộ đầu nguồn
là việc làm rất quan trọng. Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát và Đào Công
Khanh (1997) đã nghiên cứu xác định chủng loại cây bản địa phục vụ cho
trồng rừng phòng hộ ở một số vùng trọng điểm. Trên cơ sở tiêu chuẩn cây bản


- 17 -

địa đưa vào trồng rừng phòng hộ là phải phù hợp với tiểu vùng sinh thái, kết
hợp được với nhau, có tác dụng phù trợ lẫn nhau, điều tiết nguồn nước, chống
xói mòn, giữ đất, sống lâu năm, tán lá dày, rậm và thường xanh, bộ rễ phát
triển sâu,... các tác giả đã đưa ra mô hình trồng rừng phòng hộ dự tuyển cho 7
vùng sinh thái lâm nghiệp trên cả nước.
Việc nghiên cứu và xác định cấu trúc hợp lí của rừng phòng hộ làm cơ
sở cho việc xây dựng các khu rừng phòng hộ có chất lượng cao cũng được
quan tâm. Năm 1996, Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải đã công bố công
trình Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số
thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước,
trong đó các tác giả đã đánh giá được năng lực phòng hộ của một số dạng cấu
trúc thảm thực vật rừng về mặt chống xói mòn và điều tiết nguồn nước. Trên
cơ sở đó đề xuất những mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn có cấu trúc hợp lý.

1.2.4. Các chính sách tổ chức, quản lí rừng phòng hộ
Việc tổ chức quản lý rừng phòng hộ đã được quy định cụ thể trong
nhiều các văn bản pháp quy của Nhà nước như Quy chế quản lý rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên ban hành theo Quyết định
số 08/2001/ QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ; Luật Bảo vệ
và Phát triển rừng năm 2004; Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo
Quyết định số 186/2006/ QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về
thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng ,... theo đó việc tổ chức, quản lý rừng
phòng hộ nước ta có thể tóm tắt như sau:
Rừng phòng hộ nói chung và rừng phòng hộ Bảo vệ môi trường nói
riêng được Nhà nước thống nhất quản lý và xác lập thành hệ thống các khu
rừng phòng hộ quốc gia do Bộ NN & PTNT trực tiếp quản lý. Trong khung tổ


- 18 -

chức quản lý của Bộ NN & PTNT có 2 Cục liên quan đến quản lý rừng phòng
hộ đầu nguồn là: 1) Cục Lâm nghiệp - chịu trách nhiệm về các hoạt động
phục hồi, phát triển vốn rừng phòng hộ, các chính sách quản lý và khuyến
lâm; 2) Cục Kiểm lâm - chịu trách nhiệm bảo vệ, phòng chống cháy rừng,
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, ở cấp tỉnh có Chi cục Lâm nghiệp và Chi
cục Kiểm lâm trực thuộc Sở NN & PTNT; ở cấp huyện có các phòng Kinh tế
(phòng NN & PTNT) và hạt kiểm lâm.
Mỗi khu rừng phòng hộ được xác lập, tổ chức quản lý theo mục đích sử
dụng trên từng địa bàn cụ thể và có chủ quản lý. Chủ rừng được giao quản lý
rừng và quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử
dụng hợp lý tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật và không được trái
với Quy chế quản rừng phòng hộ, Luật Bảo vệ Phát triển rừng.
Tuỳ theo quy mô, tính chất, mức độ quan trọng của mỗi khu rừng

phòng hộ để thành lập Ban quản lý, trường hợp đặc biệt có quy mô diện tích
tập trung từ 5.000 ha trở lên được thành lập Ban quản lý, hoạt động theo cơ
chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. Khu rừng phòng hộ có diện tích tập trung
từ 20.000 ha trở lên, được tổ chức Hạt Kiểm lâm trực thuộc Ban quản lý rừng
phòng hộ, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan
Kiểm lâm cấp tỉnh. Những khu rừng phòng hộ có diện tích dưới 5.000 ha (tập
trung hoặc không tập trung) không thành lập Ban quản lý mà giao cho các tổ
chức khác, hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ, xây dựng.
1.3. Đánh giá chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài có thể rút ra một sô nhận xét sau đây:
- Rừng phòng hộ được quan tâm chú ý ở nhiều nước trên thế giới. Các
công trình nghiên cứu được tiến hành khá đồng bộ trên nhiều các khía cạnh


- 19 -

khác nhau, chủ yếu tập trung vào xói mòn đất, xác định cấu trúc hợp lí của
rừng, thuỷ văn rừng, các biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng và các chính sách
tổ chức quản lí rừng,... Kết quả các nghiên cứu này là những tài liệu tham
khảo có giá trị, định hướng cho đề tài nghiên cứu.
- Ở Việt Nam, việc nghiên cứu xây dựng và phát triển rừng phòng hộ,
được Nhà nước đặc biệt quan tâm, rất nhiều các công trình nghiên cứu, các
Dự án quy hoạch vùng phòng hộ đầu nguồn được phê duyệt và triển khai. Các
văn bản pháp luật được ban hành đã tạo hành lang pháp lí quan trọng cho việc
xây dựng và phát triển rừng phòng hộ ở nước ta. Trong thời gian qua, các
công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào xói mòn đất, thủy văn rừng, cấu
trúc hợp lí của rừng phòng hộ,... việc đánh giá các mô hình rừng trồng phòng
hộ cũng được một số tác giả quan tâm nhưng nói chung còn ít. Đặc biệt là
trong Dự án 661 đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích và huy động

được nhiều nguồn lực thực hiện nên đã xây dựng một khối lượng khá lớn
rừng trồng phòng hộ, nhưng những nghiên cứu, đánh giá về vấn đề này còn
hạn chế và mới chỉ thực hiện trên diện rộng, thiếu những nghiên cứu cụ thể
cho từng địa phương, từng dự án cơ sở.


- 20 -

Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Về khoa học:
- Làm rõ được thực trạng, các giải pháp kỹ thuật phát triển rừng phòng
hộ bảo vệ môi trường ở Lâm trường Sóc Sơn.
* Về thực tiễn:
- Xác định được các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với rừng phòng
hộ tại Lâm trường Sóc Sơn.
- Đề xuất được một số giải pháp phát triển rừng phòng hộ ở Lâm trường
Sóc Sơn.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu: Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường tại Lâm trường
Sóc Sơn.
* Giới hạn nghiên cứu:
- Về nội dung:
+ Đánh giá sinh trưởng các phương thức trồng rừng giới hạn trong các chỉ
tiêu: D1.3, Hvn, Dtán, tỷ lệ sống.
+ Đánh giá hiệu quả các phương thức trồng rừng phòng hộ, chỉ tập trung
vào rừng phòng hộ ở lâm trường Sóc Sơn
- Về địa điểm:
Đề tài giới hạn trong phạm vi của lâm trường Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn,

Tp Hà Nội.


×