Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phân Chia Lập Địa Cho Trồng Rừng Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
-------------------

TRẦN THỊ QUỲNH HOA

PHÂN CHIA LẬP ĐỊA CHO TRỒNG RỪNG TẠI HUYỆN CHỢ
MỚI, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành:
Mã số:
Hướng dẫn khoa học:

Lâm học
60.62.02.01
PGS.TS. Đặng Kim Vui

THÁI NGUYÊN - 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên
cứu khảo sat và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Đặng Kim vui.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho


một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều đã được ghi rõ nguồn
gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011
Tác giả

Trần Thị Quỳnh Hoa


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Sau đại học, thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Đặng Kim
Vui, tối tiến hành thực hiện đề tài: “Phân chia lập địa cho trồng rừng tại
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi nhân được sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo Đặng Kim Vui, sự giúp đỡ của lãnh đạo Lâm trường
Chợ Mới.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Đặng
Kim Vui thầy giáo hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ
khoa Lâm nghiệp, khoa Sau đại học, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ ban lãnh đạo Lâm trường Chợ
Mới tỉnh Bắc Kạn; Các bạn bè đồng nghiệp, các bạn sinh viên và những
người thân trong gia đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng


năm 2011

Tác giả

Trần Thị Quỳnh Hoa


iii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Cơ sở lý thuyết về lập địa ............................................................................... 3
1.2. Một số nguyên tắc trong phân chia lập địa lâm nghiệp ............................... 4
1.2.1. Nguyên tắc khách quan ................................................................................ 4
1.2.2. Nguyên tắc chung lãnh thổ........................................................................... 4
1.2.3. Nguyên tắc đồng nhất tương đối .................................................................. 4
1.2.4. Nguyên tắc tổng hợp .................................................................................... 4
1.2.5. Nguyên tắc đặt và gọi tên ............................................................................. 5
1.2. Tình hình nghiên cứu lập địa trên thế giới ................................................. 5
1.2.1. Tình nghiên cứu lập địa trên thế giới ........................................................ 5
1.2.2. Những nghiên cứu về lập địa cho trồng rừng ở Việt Nam ....................... 8
1.2.2.1. Phân chia lập địa cấp vĩ mô và trung gian ................................... 8
1.2.2.2. Phân chia lập địa cấp vi mô......................................................... 10
1.2.3. Vấn đề lập địa trong trồng rừng ................................................................ 13
1.2.3.1. Vai trò của phân chia lập địa trong trồng rừng ........................... 13
1.2.3.2. Xác định đơn vị sử dụng đất đai ................................................. 15

1.2.3.3. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất đai .......................................... 15
1.2.3.4. Đánh giá độ thích hợp cây trồng ................................................ 18
1.2.4. Kết luận ...................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU..........................24
2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Chợ Mới ............................................................ 24
2.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................. 24
2.1.2. Địa hình, địa thế ......................................................................................... 24
2.1.3. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Chợ Mới ......................................... 25


iv

3.1.4. Điều kiện khí hậu thuỷ văn ......................................................................... 26
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 28
2.2.1. Dân số và lao động .................................................................................... 28
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện ............................................................. 29
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................... 31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 31
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 31
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 31
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 31
3.1.4. Thời gian tiến hành................................................................................... 31
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 32
3.3.1. Ngoại nghiệp ............................................................................................. 32
3.3.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu .................................................................. 32
3.3.1.2. Thu thập số liệu ngoài hiện trường ......................................................... 32
3.3.2. Công tác nội nghiệp .................................................................................. 41
3.3.2.1. Tổng hợp các yếu tố cấu thành dạng lập địa và chuyển về dạng ký hiệu ... 41

3.3.2.2. Phân tích mẫu đất ................................................................................... 41
3.3.2.3. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai ....................................................... 44
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 47
4.1. Kết quả các yếu tố cấu thành dạng lập địa ............................................... 47
4.1.1. Dạng khí hậu ............................................................................................. 47
4.1.2. Dạng ẩm lập địa ........................................................................................ 48
4.1.3. Dạng địa hình - địa thế ............................................................................. 49
4.1.4. Dạng đất và nền vật chất tạo đất .............................................................. 52
4.1.5. Kết quả về trạng thái thực vật................................................................... 54
4.1.6. Tổng hợp các dạng lập địa tại khu vực nghiên cứu ................................ 56
4.1.6.1. Tổng hợp các dạng lập địa tại xã Quảng Chu ........................................ 56


v

4.1.6.2. Tổng hợp các dạng lập địa tại xã Yên Đĩnh ........................................... 57
4.1.6.3. Tổng hợp các dạng lập địa tại xã Thanh Mai ......................................... 58
4.1.6.4. Tổng hợp các dạng lập địa tại xã Thanh Bình........................................ 59
4.1.7. Nhóm dạng lập địa..................................................................................... 60
4.1.7.1. Các nhóm lập địa tại xã Quảng Chu ...................................................... 61
4.1.7.2. Các nhóm lập địa tại xã Yên Đĩnh .......................................................... 62
4.2. Đánh giá tiềm năng sản xuất và mức độ thích hợp của cây trồng các
dạng lập địa............................................................................................... 64
4.2.1. Kết quả phân tích mẫu đất ........................................................................ 64
4.2.2. Đánh giá tiềm năng sản xuất lập địa lâm nghiệp.................................... 67
4.2.3. Đánh giá mức độ thích hợp cây trồng...................................................... 68
4.2.3.1. Đối với keo lá tràm ................................................................................. 68
4.2.3.2. Đối với Keo tai tượng (Acacia mangium) ............................................... 69
4.3.2.3. Đối với Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculafomis) ................... 69
4.3. Đề xuất hướng sử dụng các dạng lập địa và giải pháp thực hiện ........... 70

4.3.1. Đề xuất hướng sử dụng các dạng lập địa ................................................ 70
4.3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện............................................................. 71
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................... 71
1. Kết luận ........................................................................................................... 73
2. Đề nghị ............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 76
I. Tài liệu liếng Việt ............................................................................................ 76
II. Tài liệu nước ngoài ........................................................................................ 79
PHẦN 6. PHỤ LỤC............................................................................................ 80


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

: Ngân hàng phát triển Á châu

ĐHNL

: Đại học Nông Lâm

FAO

: Tổ chức nông lương thế giới

OTC

: Ô tiêu chuẩn


NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NXB

: Nhà xuất bản


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phân chia điều kiện thoát nước của Trectov.......................................... 6
Bảng 1.2. Các đơn vị lập địa cơ bản của H. I. Friedler, W. H. Nerber... ............... 7
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn phân chia dạng địa thế ...................................................... 11
Bảng 1.4. Tiêu chuẩn phân chia trạng thái........................................................... 12
Bảng 1.5. Đặc trưng dạng lập địa......................................................................... 12
Bảng 1.6. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Chợ Mới ................................... 25
Bảng 1.7. Tình hình khí hậu thủy văn khu vực huyện Chợ Mới ......................... 27
Bảng 1.8. Tình hình dân số và lao động huyện Chợ Mới (2010) ........................ 29
Bảng 2.1: Hàm lượng tổng số của chất hữu cơ và nitơ trong đất ........................ 44
Bảng 3.1. Phân chia dạng khí hậu của các xã trong khu vực nghiên cứu ............ 47
Bảng 3.2: Kết quả các dạng ẩm lập địa tại khu vực nghiên cứu .......................... 48
Bảng 3.3. Tiêu chuẩn phân chia dạng địa thế ...................................................... 50
Bảng 3.4. Thống kê các dạng địa hình - địa thế tại khu vực................................ 50
Bảng 3.5: Các dạng đất và nền vật chất tạo đất tại khu vực nghiên cứu ............. 52
Bảng 3.6. Các dạng trạng thái thực vật ................................................................ 54
Bảng 3.7 a: Tổng hợp các dạng lập địa xã Quảng Chu........................................ 56
Bảng 3.7.b: Các dạng lập địa tại xã Yên Đĩnh ..................................................... 57
Bảng 3.7 c: Tổng hợp các dạng lập địa xã Thanh Mai ........................................ 58

Bảng 3.8. Các nhóm dạng lập địa ở xã Quảng Chu ............................................. 61
Bảng 3.9. Các nhóm dạng lập địa ở xã Yên Đĩnh ................................................ 62
Bảng 3.10. Các nhóm dạng lập địa ở xã Thanh Mai............................................ 63
Bảng 3.11. Các nhóm dạng lập địa ở xã Thanh Bình .......................................... 64
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng đất ........................................ 65


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ Huyện Chợ Mới .................................................... ...................23
Hình 1.2. Biểu đồ khí hậu vũ nhiệt Gaussen – Walter của huyện Chợ
Mới........27
Hình 2.1. Sơ đồ một phẫu diện đất điển hình ...................................................... 37
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống phân chia lập địa cấp vi mô ........................................... 60


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam có diện tích tự nhiên là 32.924.061 ha,
thì có tới khoảng 3/4 diện tích là đất đồi, khoảng 23,9 triệu ha, do vậy sử dụng
đất đồi núi sản xuất nông lâm nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền
kinh tế của Việt Nam. Tình hình sử dụng đất đồi núi Việt Nam có lịch sử rất
lâu đời với tập quán xa xưa lạc hậu là du canh du cư, phá rừng đốt rẫy, trồng
lúa nương, hoa màu ngắn ngày. Vì vậy diện tích đất bị thoái hoá tăng nhanh
(đến nay có khoảng nửa triệu ha đất xói mòn trơ sỏi đá), diện tích đất có độ
che phủ rừng giảm rõ rệt từ 43% năm 1945 xuống còn 28% năm 1993. Mất
rừng kéo theo sự thoái hoá đất (đất bị bạc màu hoá, xói mòn trơ sỏi đá), làm
mất đi chức năng phục vụ sinh thái của rừng là điều hoà khí hậu và bảo vệ

nguồn nước. Đã có lúc diện tích đất trống đồi núi trọc vùng đồi núi lên đến 13
triệu ha.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, vai trò và ý nghĩa to lớn
của tài nguyên rừng ngày càng được khẳng định và chú trọng. Đứng trước
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về các sản phẩm gỗ và ngoài gỗ thì thực
tiễn lâm nghiệp không ngừng đòi hỏi phải nghiên cứu và chọn lọc những loài
cây có giá trị để bổ sung vào tập đoàn cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên việc chọn
loại cây trồng tốt chưa chắc đã mang lại hiệu quả kinh tế cũng như sinh thái
được đưa ra vì loài cây không phù hợp với loại đất đai của địa phương. Do đó
việc nghiên cứu lập địa vi mô phục vụ cho công tác trồng rừng hiện nay được
coi như điều kiện tiên quyết cho công tác chọn loại cây trồng và nâng cao
năng xuất rừng trồng.
Nguyên nhân năng suất, chất lượng trồng rừng thấp có rất nhiều
nguyên nhân như: Giống xô bồ, không được cải thiện; trồng rừng ít chú ý đến


2
thâm canh rừng;... khi trồng rừng, họ mới chỉ quan tâm đến loại đất đai, mà
chưa chú ý đến phân chia lập địa.
Vì vậy, để năng cao năng suất, chất lượng và sản lượng rừng trồng
nguyên liệu ván dăm thì người trồng rừng cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh, như: Chọn giống, cải thiện giống, trồng rừng thâm canh (làm đất
trồng rừng, bón phân, chăm sóc rừng,...); đặc biệt khi trồng rừng cần phải chú
ý đến phân chia lập địa và đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng trên các
lập địa đó.
Việc phân chia nhóm, dạng lập địa đất đồi núi trên cơ sở đó giúp lựa
chọn loại cây trồng, các biện pháp kỹ thuật phù hợp để canh tác có hiệu quả
với từng dạng lập địa ở khu vực rất có ý nghĩa trong việc sử dụng đất.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, cũng như xác định vai trò đặc biệt
quan trọng của phân chia lập địa trồng rừng, mà từ lâu các nhà khoa học trong

và ngoài nước đã có những công trình nghiên cứu về phân chia lập địa. Kết
quả của những nghiên cứu đó có giá trị rất lớn cả về lý luận và thực tiễn nhằm
làm cơ sở cho việc đề xuất được những biện pháp kỹ thuật lâm sinh (chọn
giống, gieo ươm, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, thâm canh rừng v.v.., nhằm
mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng nói chung và rừng trồng
nguyên liệu công nghiệp nói riêng, bảo vệ và cải thiện môi trường, duy trì và
nâng cao độ phì của đất đai, nghĩa là nâng cao năng suất và chất lượng rừng.
Từ những lý do trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phân chia lập địa
cho trồng rừng tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”. Trong đề tài này tôi chủ
yếu đi sâu nghiên cứu những vấn đề sau: Phân chia lập địa trồng rừng ở Chợ
Mới; Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp; Đánh giá độ thích hợp của
cây trồng rừng trên các dạng lập địa ở Bắc Kạn...
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số dạng lập địa cơ bản của huyện Chợ Mới.
- Trên cơ sở phân chia được các dạng lập địa trong khu vực nghiên cứu
đề xuất được hướng sử dụng các dạng lập để nâng cao hiệu quả trồng rừng.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý thuyết về lập địa
Theo Đỗ Thanh Hoa, (1993) [6] có liệt kê các khái niệm về lập địa, như:
Lập địa tiếng Anh là site, tiếng Pháp là Station, tiếng Đức là Srandort đây là từ
ghép của stand và ort có nghĩa là hoàn cảnh tự nhiên ở một địa phương hay địa
bàn cụ thể. Ở Việt Nam dùng theo phiên âm Hán - Việt là Lập địa.
Theo Đỗ Thanh Hoa, (1993) [6] trích dẫn nghiên cứu của Sucasov một
chuyên gia phân loại rừng ở miền Bắc Liên Xô (cũ), nay là Liên bang Nga
cho rằng: Kiểu điều kiện lập địa là tập hợp những khoảnh đất có khả năng
xuất hiện những thực vật giống nhau, nghĩa là ở phức hệ giống nhau về các

yếu tố tự nhiên như khí hậu đất đai...
Trong giáo trình trồng rừng - trường Đại học Lâm nghiệp [30] có định
nghĩa về lập địa như: Lập địa là hoàn cảnh nội bộ của rừng ở đây bao gồm khí
hậu và thổ nhưỡng, giới hạn dưới của nó là tầng đất mà rễ cây có thể đạt
được, giới hạn biên giới bên trên của tán cây, đồng thời phải hiểu là biên giới
này không rõ rệt. Không những thế, hoàn cảnh bên trong và hoàn cảnh bên
ngoài của rừng còn có ảnh hưởng tương hỗ, chuyển hoá lẫn nhau; các nhà lâm
nghiệp nên hiểu lập địa ở nghĩa rộng về cấp độ phì của sinh thái học là độ phì
khí hậu và độ phì thổ nhưỡng.
Đỗ thanh Hoa trích dẫn khái niệm Walter (1925) [6]: lập địa là tất cả
các yếu tố ngoại cảnh thường xuyên tác động đến sinh trưởng và phát triển
của thực vật. Theo tác giả cho rằng: Lập địa bao gồm tất cả các yếu tố như:
khí hậu, địa hình, sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật) tạo thành một quần
lạc sinh địa. Tất cả các yếu tố trong quần lạc sinh địa có ảnh hưởng qua lại,


4
tác động lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau, trong đó con người có vai trò đặc
biệt quan trọng...
Nguyễn Văn Khánh, (1996) [10] khi nghiên cứu về lập địa đã đưa ra
khái niệm như: Lập địa bắt đầu từ khái niệm phát sinh và mang tính khu vực,
không gian thuộc về một lãnh thổ bất kỳ bắt đầu từ toàn bộ trái đất và kết thúc
ở một khoảnh nhỏ bé.
1.2. Một số nguyên tắc trong phân chia lập địa lâm nghiệp
1.2.1. Nguyên tắc khách quan
Trong điều tra thu thập và xử lý số liệu phải mang tính khách quan,
trung thực. Vì mỗi vùng miền khác nhau có những nét đặc trưng riêng của
thiên nhiên, cũng như sự tác động của con người ở đó, tuỳ thuộc vào phong
tục tập quán của người dân địa phương. Vì vậy khi điều tra, thu thập số liệu
cần phải tuân thủ tính khách quan.

1.2.2. Nguyên tắc chung lãnh thổ
Mỗi đơn vị phân vùng lớn hoặc nhỏ đều là một lãnh thổ cụ thể, chỉ tồn
tại trong tự nhiên có một và một tên địa lý riêng.
1.2.3. Nguyên tắc đồng nhất tương đối
Một cá thể phân ra thường mang tính đại điện và cá thể thuộc cấp phân
vị càng nhỏ tính đại điện càng cao. Vì tự nhiên vô cùng phức tạp, một địa
tổng thể được coi là đồng nhất, thực ra cũng chỉ đồng nhất trên nét lớn, theo
đa số, đây đó còn xen kẽ những đặc điểm khác và luôn tạo ra những cái riêng
bên cạnh những cái chung.
Dựa vào tính đồng nhất tương đối cho phép xác định một đơn vị lãnh
thổ bằng những ưu thế, đặc thù của nó bỏ qua những điều kiện phụ.
1.2.4. Nguyên tắc tổng hợp
Phân vùng lập địa lâm nghiệp được coi như là phân vùng địa tổng thể
thì nguyên tắc tổng hợp là nguyên tắc rất quan trọng. Vì nó đòi hỏi phải


5
tính toán đến mọi thành phần tham gia và như thế đã tránh cho phân vùng
lập địa lâm nghiệp dù có lấy khí hậu làm thành phần chủ đạo cũng không
biến thành phân vùng riêng về khí hậu. Mà xem xét một cách tổng hợp và
ràng buộc giữa các thành phần, thống nhất chúng lại với nhau thành một
thể tổng hợp hoàn chỉnh.
1.2.5. Nguyên tắc đặt và gọi tên
Phân vùng lập địa là sự phát triển và giới hạn một cách đúng đắn, các
lập địa có đặc thù riêng và cần một biện pháp tác động riêng, do đó tên gọi
phải đạt những yêu cầu sau:
- Chỉ rõ vị trí địa lý và tính không lặp lại trong không gian.
- Dễ hiểu nhưng phải phản ánh được bản chất của lập địa.
- Nhất quán từ trên xuống dưới.
- Thường mang theo tên địa phương.

Như vậy tên gọi của lập địa ngoài những cá thể mang đặc điểm riêng ra,
tên gọi của chúng còn mang theo tên của địa phương nơi các thể đó sinh ra.
1.2. Tình hình nghiên cứu lập địa trên thế giới
1.2.1. Tình nghiên cứu lập địa trên thế giới
Những hiểu biết của nông dân thế giới về đất trải qua hàng chục thế kỷ
là những thông tin quý báu. Những thông tin này được sự bổ sung uyên bác
của các nhà khoa học, tạo sự phát triển từng bước, để ra đời nhiều công trình
nghiên cứu về đất, đặc biệt là những nghiên cứu về đánh giá đất và phân chia
lập địa đã giúp con người hiểu và nắm được về khoa học đất, từ đó họ có thể
quản lý sử dụng đất đai ngày một hiệu quả hơn.
Kauritrev và Gretrin (1969) [42] có trích dẫn nghiên cứu của
Pogrebnhiac (Ucraina - 1962) một chuyên gia đã phân chia lập địa làm cơ sở cho
trồng rừng và xác định các kiểu rừng dựa trên 2 tiêu chí chính là độ phì và độ ẩm
của đất. Độ phì được chia làm 4 cấp: Mỗi nhóm ứng với một kiểu rừng nhất định


6
(Thông, Bạch dương...) và biểu thị bằng chữ cái A, B, C, D. Rất xấu (A), xấu
(B), trung bình (C), tốt (D). Độ ẩm chia làm 6 cấp từ khô đến đầm lầy và biểu thị
bằng các chữa số: rất khô (0), khô (1), ẩm vừa (2), ẩm (3), ướt (4) và đầm lầy
(5). Việc xác định độ phì có thể dựa vào tác dụng chỉ thị của tầng cây gỗ do
chúng có bộ rễ ăn sâu và quan hệ chặt chẽ với độ phì của đất, còn độ ẩm dựa vào
lớp thảm tươi do chúng nhạy cảm với sự thay đổi của độ ẩm.
Glazovskaia, M.A (1972) [41] trích dẫn nghiên cứu của Trectov (1981)
về 3 yếu tố: Đá mẹ hình thành đất, địa hình, chế độ thoát nước phản ánh tiềm
năng sản xuất của lập địa và tác động tổng hợp thông qua sự hình thành các
kiểu mùn được hình thành ở vùng Đông Bắc Liên Xô (cũ), mối quan hệ các
kiểu mùn hình thành với tác động của con người và năng suất của lâm phần.
Theo ông chính các kiểu mùn rừng là thực tại của các lập địa trong một sinh
khí hậu nhất định phân loại lập địa được phân chia như sau:

- Nhóm lập địa dựa vào điều kiện thoát nước để phân chia.
- Nhóm phụ lập địa dựa vào điều kiện thoát nước và đá mẹ hình thành
đất để phân chia.
- Kiểu lập địa dựa vào 3 yếu tố trên: Điều kiện thoát nước, đá mẹ hình
thành đất và địa hình.
Với điều kiện thoát nước Trectov phân chia thành 6 kiểu như:
Bảng 1.1. Phân chia điều kiện thoát nước của Trectov
- Thoát nước mạnh

Độ ẩm đất thường rất khô và khô

- Thoát nước bình thường

Độ ẩm đất thường ẩm vừa

- Thoát nước không tốt

Độ ẩm đất thường

- Thoát nước kém

Độ ẩm đất ướt

- Tạo thành dòng chảy rất yếu

Đất rất ẩm ướt

- Tạo thành dòng chảy yếu

Đất ướt



7
Đỗ Thanh Hoa, 1993 [7] trích dẫn những nghiên cứu của Đức, trong
đó tiêu biểu với các tác giả: H. I. Friedler, W. H. Nerber và W. Hunger (1982)
thuộc trường đại học Dresden đã soạn thảo ra một giáo trình: “Giáo trình điều
tra lập địa chú ý tới vùng nhiệt đới”, 4 đơn vị lập địa cơ bản được đưa ra và
có sự so sánh với các đơn vị cảnh quan và khí hậu như:
Bảng 1.2. Các đơn vị lập địa cơ bản của H. I. Friedler, W. H. Nerber...
Đơn vị cảnh quan tự nhiên

Đơn vị khí hậu

Đơn vị lập địa

Đại cảnh quan

Vùng khí hậu

Vùng sinh trưởng

Cảnh quan (riêng rẽ)

Dạng khí hậu

Khu sinh trưởng

Bộ phận cảnh quan

Dạng khí hậu


Phạm vị bức khảm

Cảnh quan cơ sở

Dạng khí hậu địa hình Dạng lập địa

Đỗ Thanh Hoa, 1993 [7] cũng trích dẫn về nghiên cứu lập địa của nhà
khoa học Trung Quốc, Dương Kế Cảo và các cộng sự cho thấy: Áp dụng
phương pháp điều tra và phân vùng lập địa ở một số nơi thuộc Đông Bắc
Trung Quốc (vùng Thái Hoàng Sơn, rộng khoảng 100.000 km2), các tác giả
đưa ra 6 cấp phân vị để điều tra:
- Cấp khu lập địa (Site region);
- Cấp á khu lập địa (Site subregion): Phân chia sự khác nhau của khí
hậu có sự tham gia của địa mạo và thực vật;
- Cấp tiểu khí hậu lập địa (Site type district): Phân chia theo địa mạo và
nham thạch;
- Nhóm kiểu lập địa (Group of site type): Phân chia theo độ cao tuyệt
đối, hướng dốc, vị trí dốc, độ dốc (dưới 150 và trên 150);
- Kiểu lập địa (Site types): Phân chia theo độ dày tầng đất mặt (dưới 15
cm và lớn hơn hoặc bằng 30 cm), chất đất (sét, thịt pha cát, cát);


8
- Kiểu phụ lập địa (Site type variety): Phân chia theo độ dày tầng đất
mặt (dưới 15 cm và lớn hơn hoặc bằng 15 cm), độ pH (chua nhỏ hơn 6,5;
trung tính từ 6,5 ÷ 7,5; kiềm lớn hơn 7,5), nước ngầm (nông: nhỏ hơn 0,5 m;
trung bình 0,5 ÷ 1,5 m; sâu: Lớn hơn 1,5 m).
1.2.2. Những nghiên cứu về lập địa cho trồng rừng ở Việt Nam
Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu phân chia lập địa, như:

1.2.2.1. Phân chia lập địa cấp vĩ mô và trung gian
Đỗ Thanh Hoa, 1993 [6] cho rằng: Từ những năm 1961 trong công tác
thiết kế trồng rừng, chúng tôi đã phân chia lập địa (điều tra lập địa cấp 1) theo
hướng dẫn của Lơman, nguyên tắc phân chia của Lơman dựa vào các yếu tố
khí hậu, địa hình và đất để phân chia. Sau Lơman, ở Việt Nam có rất nhiều
nhà khoa học nước ngoài phân chia lập địa, trong đó đặc biệt có
Schwanecker, 1971, ông đã xây dựng được quy trình tạm thời về điều tra lập
địa lâm nghiệp Việt Nam.
Đỗ Đình Sâm, 1990 [18] trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu ở
Việt Nam, đặc biệt chế độ khô hạn vào mùa khô ảnh hưởng tới sự sinh trưởng
của rừng và hình thành các kiểu rừng khác nhau nên đã đề xuất tiêu chí mức độ
khô hạn mùa khô, cùng mức độ thoát nước để xác định nhóm lập địa ở Việt
Nam. Mức độ khô hạn được chia làm 4 cấp: Rất khô, khô, ẩm và ẩm thường
xuyên, dựa trên chế độ nhiệt ẩm, đai cao so với mặt biển, đặc điểm đất, địa hình.
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên ở Việt Nam, Vũ Cao Thái và Nguyễn
Văn Khánh, 1996 [25] đề xuất một hệ thống phân cấp lập địa lâm nghiệp cho
toàn quốc gốm:
- Miền lập địa: Là một lãnh thổ khép kín được đặc trưng bới một chế độ
nhiệt riêng, trong đó có hay không có mùa đông lạnh (mùa đông lạnh là mùa
đông có số tháng ở đó nhiệt độ bình quân dưới 200C) là dấu hiệu để phân chia;


9
- Á miền lập địa: Là một lãnh thổ khép kín, có đặc trưng của miền lập
địa là chế độ nhiệt đồng thời còn có đặc trưng riêng của á miền, đó là thời
gian mưa (mùa mưa) trong năm;
- Vùng lập địa: Là một lãnh thổ khép kín được phân ra từ á miền lập
địa. Vùng lập địa là kết quả đan xen của một vùng địa mạo, một vùng khí hậu,
trong đó miền Bắc lấy trường độ và cường độ lạnh làm dấu hiệu phân chia,
miền Nam lấy trường độ và cường độ khô hạn làm dấu hiệu phân chia.

- Tiểu vùng lập địa: Là một vùng lãnh thổ khép kín được phân ra từ
vùng lập địa mang các đặc trưng chung của các cấp phân vị trên nó, đồng thời
mang đặc trưng riêng của nó, đó là tổng hợp của một kiểu địa hình, một kiểu
khí hậu và một nhóm đất chính hoặc phụ, trong đó kiểu khí hậu bào gồm 4
yếu tố: Nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất, lượng
mưa năm và số lượng tháng khô hạn.
- Dạng đất đai: Là cấp trung gian giữa tiểu vùng lập địa và cấp
dạng lập địa (đơn vị cơ sở của lập địa), dạng đất đai được chia nhỏ ra từ
kiểu vùng lập địa bởi thêm vào kiểu địa hình, yếu tố độ dốc (cấp độ dốc)
hoặc thoát nước, thêm vào nhóm đất chính hoặc phụ, cấp độ dày tầng đất
hoặc cấp thành phần cơ giới.
- Dạng lập địa: Là đơn vị cơ sở của lập địa có khí hậu của tiểu vùng
lập địa, được đặc trưng bởi một đơn vị địa mạo thấp nhất (Chân, sườn, đỉnh..)
một bậc độ dốc, một đơn vị thổ nhưỡng thấp nhất (Thổ chủng hoặc biến
chủng) và bao chiếm một diện tích nhất định.
Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình, 2001 [20] khi nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá tiềm năng sản xuất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp
điều tra lập địa” đã xác định hệ thống tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa
theo nguyên tắc sau:


10
- Không sử dụng các yếu tố và tiêu chuẩn phân chia giống nhau trong
phân chia lập địa;
- Cần xét tới yếu tố chủ đạo trong phân chia lập địa;
- Các yếu tố lựa chọn cần được xem xét phù hợp và thoả mãn với mục
đích kinh doanh, mức độ thâm canh rừng.
Có thể nói công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Đỗ Đình Sâm,
Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương, 2005 [22] đã được xây dựng trên cơ sở
kế thừa những thành tựu của các hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp và

phân chia lập địa đã và đang áp dụng ở Việt Nam, đặc biệt là việc điều
chỉnh tiêu chí và chỉ tiêu cho phù hợp với thực tế. Công trình đã mở ra
hướng nghiên cứu tiếp cho nhiều nghiên cứu cụ thể được tiến hành trên
các địa bàn khác nhau, từ phân chia lập địa cấp vĩ mô và trung gian đến
phân chia lập địa cấp vi mô.
1.2.2.2. Phân chia lập địa cấp vi mô
Phân chia lập địa cấp vi mô là phân chia cho từng vùng cụ thể,
phân chia cho cấp huyện, cấp xã, cấp thôn bản và cụ thể đến từng đơn vị
đất đai. Có nhiều đơn vị, nhiều tác giả đã đề cập đến việc phân chia lập
địa vi mô như:
Năm 1971 Viện Điều tra quy hoạch rừng [33] xuất bản tài liệu Điều tra
vẽ bản đồ lập địa lâm nghiệp và được tái bản năm 2000. Theo tài liệu này thì:
Dạng lập địa gồm 6 yếu tố: Dạng đai khí hậu, dạng địa thế, dạng đất,
dạng cấp hàm lượng nước và trung khí hậu theo địa thế, dạng nước ngầm và
nước đọng, dạng trạng thái.
- Dạng đai khí hậu: Tên của dạng đai khí hậu hoặc đặt theo địa điểm
hoặc theo cảnh quan mà nơi đó đại diện điển hình (ví dụ: dạng đai khí hậu
Uông Bí, Đà Lạt v.v...).


11
- Dạng địa thế: Là tập hợp tất cả những lập địa riêng lẻ có độ dốc gần
giống nhau và theo các dạng sau:
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn phân chia dạng địa thế
Viết tắt

Địa điểm

Bằng


B

< 30

Phẳng

P

4 ÷ 100

Sườn thoải

S’

11 ÷ 150

Sườn dốc

S

16 ÷ 250

Dốc

D’

26 ÷ 350

Rất dốc


D

> 350

§Þa thÕ

- Dạng đất: Dạng đất bao gồm kiểu đất và kiểu nền vật chất. Trong thành
phần “dạng đất” thì tất cả các lập địa riêng lẻ có tính chất gần giống nhau được
tập hợp lại.
- Dạng trung khí hậu do điều kiện địa thế và cấp hàm lượng
nước: Trong thành phần này thì dạng trung khí hậu của lập địa không
bị ảnh hưởng của nước ngầm và nước đọng được tập hợp chung vào
cấp hàm lượng nước theo địa thế. Ảnh hưởng của trung khí hậu là
nhiệt độ, của cấp hàm lượng nước khó xác định, nhưng có thể dự đoán
được qua việc xem xét dạng địa hình của lập địa và sức sống của thực
vật trên mặt đất.
- Dạng nước ngầm và nước đọng: Chúng được đánh giá theo mức
nước trung bình trong phẫu diện theo mùa mưa và mùa khô, theo kiểu
đất, thực vật và dạng địa hình. Cấp nước ngầm phần lớn được phân biệt
ở các đồng bằng châu thổ phù sa, ở các cấp lập địa Glây và các thung
lũng suối.
- Đặc trưng trạng thái: Được phân ra các cấp khác nhau dựa vào thực bì
và độ xói mòn đất, cụ thể:


12
Bảng 1.4. Tiêu chuẩn phân chia trạng thái
Đặc trưng

Cấp


Trạng thái rừng

0

Tự nhiên

Rừng nguyên sinh hoặc trạng thái gần như tự nhiên

I

Ít thay đổi

Rừng thứ sinh (sau khi bị đốt) rừng trồng thuần loài

II

Thay đổi mạnh

Đất cỏ và cây bụi, một vài nơi đất bị xói mòn

III Thay đổi quá
mạnh

Ít hoặc không có thực bì, đất bị xói mòn từ trung
bình đến mạnh, vài nơi không còn tầng đất mặt.

♦ Đặc trưng dạng lập địa
Đặc trưng và ký hiệu toàn bộ dạng lập địa bao gồm các thành phần sau:
Bảng 1.5. Đặc trưng dạng lập địa

Dạng đai
khí hậu
Uông Bí
UB

Dạng
địa thế
Sườn
dốc

Dạng
đất

Kiểu vật
chất

Feralit

Đất sét trên
đá chua

Mát

F

Đá acid

2

S


Dạng trung
Dạng
khí hậu
trạng thái
Gần như
tự nhiên
0

Ghi chú: Ký hiệu lập địa UB - SFa2.
♦ Nhóm dạng lập địa
Những lập địa có quan hệ gần gũi về mặt sinh thái và lâm sinh có cùng
biện pháp kinh doanh được tập hợp lại thành nhóm dạng lập địa. Nhóm dạng
lập địa bao gồm 6 thành phần: (i) nhóm khí hậu; (ii) nhóm địa thế; (iii) nhóm
độ phì; (iv) nhóm ẩm và (vi) nhóm nền vật chất.
Nhóm dạng lập địa được tạo ra trên cơ sở thành quả của điều tra lập địa
cấp I trên một diện rộng. Việc áp dụng phương pháp điều tra lập địa trên thực
tế còn hạn chế.
Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng thuộc viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam, 1996 [32] đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng phân
chia lập địa cấp vi mô phục vụ cho công tác trồng rừng. Hệ thống phân chia
lập địa này được xây dựng và ứng dụng khá rộng rãi trong các dự án trồng


13
rừng trên nhiều vùng và đối tượng khác nhau trên cả nước. Ở mỗi vùng và dự
án cụ thể,các tiêu chí và chỉ tiêu phân chia lập địa là khác nhau.
Dạng lập địa là đơn vị cuối cùng của hệ thống phân vị lập địa và được
xác định trên một đơn vị nhỏ (xã, lâm trường, đơn vị sản xuất) với tỷ lệ bản đồ
1/10.000 hay 1/5000 phục vụ cho công tác trồng rừng. Các yếu tố cấu thành

dạng lập địa được coi là đồng nhất.
Để đơn giản và dễ áp dụng trong sản xuất, nhóm dạng lập địa được đề
xuất và là tổ hợp của các dạng lập địa có điều kiện gần tương tự nhau về độ phì
tổng quát và hướng sử dụng. Trên cơ sở này, cơ cấu loài cây trồng và hướng sử
dụng lập địa được đề xuất.
Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, mục tiêu của việc xác định tiêu chuẩn phân
chia lập địa là:
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của vùng, mục tiêu của các dự án lựa
chọn để đưa ra các yếu tố lập địa phù hợp, đơn giản và dễ áp dụng.
- Trên cơ sở điều tra phân chia dạng lập địa, đề xuất hướng sử dụng và
tập đoàn cây trồng cho từng nhóm lập địa.
1.2.3. Vấn đề lập địa trong trồng rừng
1.2.3.1. Vai trò của phân chia lập địa trong trồng rừng
Trong trồng rừng, điều kiện lập địa có tính chất quyết định đến sự
thành bại của công tác trồng rừng, nhân tố trạng thái hoàn cảnh cũng góp
phần quan trọng. Từ những vấn đề về đất trồng rừng cho thấy lập địa có vai
trò rất lớn trong công tác trồng rừng.
Theo Đỗ Thanh Hoa, 1993 [6] nhận thấy vai trò của lập địa như:
- Lập địa là cơ sở cho việc thiết kế trồng rừng: Căn cứ vào bản đồ lập
địa tỷ lệ 1/10.000 hay 1/5.000 (Gồm bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ hiện
trạng) để trên diện tích trồng rừng chia ra từng khu, tiểu khu, khoảng và phân
tới lô (Có đánh số thứ tự).


14
- Các yếu tố lập địa được điều tra, kết quả đánh giá phân cấp lập địa
(Tiềm năng đất đai) phân hạng đất là chỗ dựa cơ bản cho những nội dung tiếp
theo của thiết kế trồng rừng, như:
+ Vạch các đường đai phòng lửa, đường vận chuyển;
+ Chuẩn bị đất trồng rừng và đất gieo ươm, kỹ thuật tạo cây con để

cung cấp kịp thời theo kế hoạch trồng rừng, thời vụ gieo ươm, thời vụ trồng.
- Lập địa là căn cứ để đề ra biện pháp bảo vệ cây con gieo ươm và trồng
rừng, ngăn ngừa những tác hại do sâu bệnh, lửa rừng và quy hoạch sử dụng đất,
như định giới khu chăn thả gia súc tránh cho cây trồng khỏi bị phá hại...
- Lập địa là cơ sở để xác định phương pháp, phương thức và biện pháp
kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng. Đề ra biện pháp cải tạo nâng cao sức sản
xuất của lập địa, thông qua kỹ thuật canh tác vào đất và cây trồng: Xáo xới,
làm cỏ, chăm sóc, bón vôi, bón phân, che phủ gốc hoặc tưới nước. Đề ra biện
pháp tỉa cành, trồng dặm, tỉa thưa...cho phù hợp với không gian dinh dưỡng
và cây trồng.
- Lập kế hoạch thi công cụ thể, vấn đề thời vụ gieo ươm cây giống,
thời vụ trồng hết sức quan trọng, yếu tố khí hậu trong lập địa làm cở sở
căn cứ cho việc định ra thời gian thi công cụ thể. Mỗi vùng lập địa đều
có mùa mưa, mùa khô, mùa trồng rừng phải được thực hiện vào đầu mùa
mưa mới đảm bảo tỷ lệ sống cao và thuận lợi cho sinh trưởng của rừng
mới trồng.
- Lập địa là cơ sở để lựa chọn loài cây trồng. Mỗi loài cây trồng đều
thích ứng với một điều kiện lập địa nhất định, ở đó cây mới phát huy được
tiềm năng sẵn có của nó, nhưng sinh trưởng, phát triển, sức chống chịu sâu
bệnh hại... Có như vậy, không những cây trồng có năng suất cao mà chính cây
trồng mới bảo vệ và cải thiện tính chất của đất.


15
Trong những vấn đề lập địa, một số công việc quan trọng và cần thiết để
phục vụ trồng rừng là: Xác định được đơn vị sử dụng đất đai để trồng rừng,
đánh giá tiềm năng sản xuất của đất và đánh giá độ thích hợp của cây trồng.
1.2.3.2. Xác định đơn vị sử dụng đất đai
Theo George N. Baur, (1976) [35] cho rằng: Đơn vị đất đai trong kinh
doanh rừng là “lô”, vì đây sẽ là cơ sở mãi mãi cho việc khai thác và ghi chép

lại các công việc tiến hành cho nên cần phải rất cẩn thận trong khi chia lô...
Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, (2001) [20] từ kết quả nghiên cứu
đã xác định đơn vị sử dụng đất đai phải thể hiện các đặc điểm đất đai và
điều kiện tự nhiên liên quan đến việc sử dụng đất. Mỗi một đơn vị đất đai
được xác định dựa vào sự thống nhất về một số yếu tố chính của điều kiện
tự nhiên, đất đai. Các tác giả chọn 5 yếu tố chủ đạo xác định đơn vị sử
dụng đất đai:
- Độ cao so mặt biển; nhóm hay loại đất chính; độ dốc; độ dày tầng đất;
lượng mưa.
Mỗi yếu tố phân chia theo cấp khác nhau tuỳ đặc điểm của từng vùng.
Sự phân chia các cấp bậc của từng yếu tố càng chi tiết thì số đơn vị sử dụng
đất đai ngày càng tăng lên. Kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất đất vùng đồi
núi của 7 vùng kinh tế lâm nghiệp được các tác giả trình bày theo 2 nội dung
chủ yếu sau:
- Phân chia các đơn vị đất đai của mỗi vùng;
- Phân cấp tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp mỗi vùng theo 4 cấp: cấp
1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4.
1.2.3.3. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất đai
Mỗi một đơn vị sử dụng đất đai đều có sự khác nhau về các yếu tố lập
địa, dẫn đến tiềm năng sản xuất của đất cùng khác nhau. Vì vậy việc tìm hiểu


16
và xác định tiền năng sản xuất của đất đai là hết sức quan trọng làm cơ sở cho
quy hoạch định hướng cho công tác trồng rừng có hiệu quả cao.
Năm 1984, FAO xuất bản cẩm nang hướng dẫn “Đánh giá đất đai cho
lâm nghiệp” [38], trên cơ sở đó một số nội dung hoặc khái niệm được xác
định như sau:
Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai là việc phân chia hay phân hạng đất
đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất,

như: độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng sói mòn, úng ngập, khô hạn, mặn
hoá v.v....trên cơ sở đó lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp.
Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thường áp dụng trên quy mô
lớn, như trong phạm vi cả nước, một tỉnh hay một huyện. Đánh giá tiềm
năng đất được áp dụng thành công ở Mỹ và một số nước khác. Yếu tố
hạn chế là những yếu tố hầu như không thay đổi như độ dốc, độ dày tầng
đất, khí hậu.
Yếu tố hạn chế chủ yếu được thể hiện qua chữ viết tắt như xói mòn là
e, dư thừa nước là w... ví dụ: IV - e, IV - w là nhóm đất 4 có yếu tố giới hạn là
đất xói mòn, bị ngập úng.
Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, 2001 [20] nghiên cứu đề tài cấp
nhà nước, mã số KN03-01, “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp
Việt Nam” (1992 - 1995) cho rằng việc đánh giá tiềm năng của đất đai
hầu như chưa áp dụng ở Việt Nam và còn rất ít nghiên cứu. Do vậy cần
phải lựa chọn và xây dựng một phương pháp đánh giá thích hợp đặc biệt
đối với đất lâm nghiệp.
a) Xác định tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá
Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương, 2005 [22] khi nghiên
cứu và áp dụng đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam đã dựa trên các tính chất và
đặc điểm cơ bản của độ phì đất vùng đồi núi, các tác giả đã lựa chọn 4 tiêu chí


×