Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

nghiên cứu thực trạng và giải pháp trong giao đất rừng đến các hộ dân tại xã thanh vận, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN HUY TRUNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TRONG GIAO ĐẤT RỪNG ĐẾN CÁC HỘ DÂN TẠI
XÃ THANH VẬN, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2013
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN HUY TRUNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TRONG GIAO ĐẤT RỪNG ĐẾN CÁC HỘ DÂN TẠI
XÃ THANH VẬN, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Điền
Thái Nguyên, năm 2013
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bản luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn
TS.Trần Văn Điền đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo khoa
Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Thanh Vận, UBND huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Huy Trung


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo
vệ một đề tài nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả luận văn
Nguyễn Huy Trung
iii
MỤC LỤC
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADC
Agriculture Development Center - Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Nông Lâm Nghiệp Miền Núi Phía Bắc – Đại
học Nông lâm Thái Nguyên
GCN
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất
GĐR Giao đất rừng
GIS Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý
GPS Global Positionning System – Hệ thống định vị toàn cầu
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TNMT Tài nguyên môi truờng
UBND Uỷ ban nhân dân
v

DANH MỤC CÁC BẢNG
TÊN BẢNG TRANG
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÊN HÌNH TRANG
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với 24 triệu dân sống ở nông thôn miền núi trên tổng số gần 60 triệu dân
vùng nông thôn Việt Nam, sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ở
khu vực này là vấn đề sống còn trong phát triển nông thôn Việt Nam. Phần lớn
nông dân miền núi sống dựa vào rừng và các hoạt động lâm nghiệp liên quan. Vì
vậy, đất lâm nghiệp, với tư cách là một tư liệu sản xuất có vai trò rất quan trọng
đối với vấn đề xoá đói, giảm nghèo, sự thịnh vượng cũng như sự năng động về
kinh tế của nông thôn miền núi. Các hoạt động kinh tế nông thôn miền núi còn
có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở đồng bằng ven
biển thể hiện ở khía cạnh bổ trợ cho sản xuất (nước tưới), giảm nhẹ thiên tai như
lũ lụt và hạn hán.
Nhận thức được tầm quan trọng của đất lâm nghiệp đối với người dân miền
núi, từ năm 1994, Nhà nước đã bắt đầu triển khai chính sách giao đất lâm nghiệp
để sử dụng lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, chính sách này nhằm thu hút
người dân tham gia vào việc quản lí, bảo vệ và phát triển rừng, gắn chặt lợi ích

của người dân vào rừng, cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của người dân.
Bắc Kạn mang đặc trưng của một tỉnh miền núi với trên 88% diện tích đất
rừng. Bắc Kạn cũng được xem như là tỉnh có tính chất đa dạng sinh học bậc nhất
trong hành lang Đông Bắc của Việt Nam. Tuy nhiên, tài nguyên rừng của tỉnh
đang bị suy giảm nghiêm trọng do thiếu các chiến lược quản lý rừng phù hợp
bao gồm việc chia sẻ lợi ích không công bằng giữa chính quyền và các cộng
đồng dân cư địa phương. Bắc Kạn cũng được xác định là một trong những tỉnh
nghèo nhất xếp thứ 4 trong toàn quốc. GDP/người khoảng 400 đôla/người /năm
với tỷ lệ hộ nghèo khoảng 34%, trong khi đó lợi thế về tài nguyên rừng chưa
giúp nhiều trong việc cải thiện đời sống cho cộng đồng địa phương [14].
Thanh Vận là xã nằm trong số những xã miền núi nghèo nhất của huyện
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn và là địa phương đang phải đối mặt với nhiều vấn đề
trong quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung và quản lý đất rừng nói riêng.
Thực hiện các chính sách của Nhà nước, trong những năm gần đây công tác
giao đất rừng (GĐR) cho các hộ gia đình trong tỉnh Bắc Kạn nói chung và trên
địa bàn xã Thanh Vận đang được xúc tiến mạnh mẽ và đạt được những kết quả
nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình thực
hiện chính sách còn gặp một số khó khăn và tồn tại cần phải đánh giá, phân tích
để có những giải pháp thích hợp trong giao đất giao rừng tại những địa phương
2
miền núi. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
thực trạng và giải pháp trong giao đất rừng đến các hộ dân tại xã Thanh Vận,
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng GĐR đến các hộ dân tại xã Thanh Vận từ đó đề xuất
giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong GĐR.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu thực trạng GĐR tại xã Thanh Vận.
- Tác động của công tác GĐR đến người dân.

- Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp trong tiến trình GĐR đến
các hộ gia đình.
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cần thiết giúp cho cán bộ khoa
học, các sinh viên có cách nhìn nhận vấn đề giao giao đất giao rừng tại các địa
phương miền núi một cách tổng quát hơn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương, người
dân tham khảo trong xây dựng kế hoạch, giám sát và đánh giá việc GĐR có tính
thực tế và hiệu quả hơn.
- Những đề xuất từ nghiên cứu này, cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các
đơn vị, địa phương đang và sẽ thực hiện quá trình GĐR có những nhìn nhận kỹ
lưỡng và đề xuất tới các phía liên quan trong khi giao và nhận những thay đổi
cần thiết, để tránh được những thiếu sót, bất cập và đạt mục tiêu quản lý sử dụng
tài nguyên rừng hiệu quả, bền vững.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Các khái niệm liên quan
Đất: là sản phẩm của tự nhiên, được tạo thành do quá trình tổng hợp của đá
mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian. Đất đai xuất hiện tồn tại, phát triển
ngoài ý chí và nhận thức của con người, luôn vận động theo những quy luật tự
nhiên khách quan mà con người không thể khống chế được như quá trình phong
hoá đá tạo thành đất, khoáng hoá làm suy thoái đất. . . .Sự tác động của con
người ở mức độ nào đó chỉ có thể làm thay đổi tốc độ quá trình trên mà thôi [12].
Đất lâm nghiệp: là đất đang dùng chủ yếu vào sản xuất hoặc nghiên cứu
thí nghiệm về lâm nghiệp, gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng, đất được
quy hoạch để trồng rừng và đất được quy hoạch để trồng rừng và đất ươm cây

giống lâm nghiệp [12].
Rừng: là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần
xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các
thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo
khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và hoàn cảnh khác [1,2].
Giao đất giao rừng đến hộ gia đình: là giao tư liệu sản xuất tức đất, rừng
cho các hộ gia đình. Nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, tài
nguyên rừng. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo
cho người dân [3].
1.1.2. Quan điểm về sử dụng đất và sử dụng đất lâm nghiệp bền vững
• Phát triển bền vững
Thật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm “chiến lược bảo tồn thế giới” (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên
và Tài nguyên Quốc tế) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại
không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu
cầu tất yếu của xã hội và sự tác động tới môi trường sinh thái học” [18].
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo của
Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới. Báo cáo này chỉ rõ:
Phát triển bền vững là “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện
tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ tương lai”.
4
• Sử dụng đất bền vững
Sử dụng đất bền vững là khái niệm động và tổng hợp, liên quan đến các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hiện tại và tương lai. Sử dụng đất
bền vững là giảm suy thoái đất và nước đến mức tối thiểu, giảm chi phí sản xuất
bằng cách sử dụng thông qua các nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ
thống quản lý phù hợp [19].
Sử dụng đất được coi là bền vững phải đảm bảo các thuộc tính sau:
+ Sử dụng các tài nguyên đất đai trên một cơ sở dài hạn

+ Đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không hủy hoại tiềm năng trong tương lai
+ Tăng cường sức sản xuất trên đầu người
+ Duy trì, tăng cường chất lượng môi trường
+ Phục hồi sức sản xuất và khả năng điều hòa môi trường của các hệ sinh
thái bị suy thoái và nghèo nàn.
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành
chiến lược quan trọng có tính toàn cầu.
•Sử dụng đất lâm nghiệp bền vững
Sử dụng đất lâm nghiệp được coi là bền vững thì phải sử dụng một cách
toàn diện coi trọng ba khâu: Trồng, bảo vệ và khai thác hợp lý, tốc độ khai thác
không được lớn hơn tốc độ phục hồi. Phát triển lâm nghiệp phải lấy rừng giữ
rừng, lấy rừng phát triển rừng, lấy rừng cải thiện đời sống người dân và phải gắn
với các mục tiêu kinh tế - xã hội [19].
Độ che phủ: Là tỷ lệ diện tích rừng trên một đơn vị diện tích hay lãnh thổ.
Độ che phủ phản ánh việc sử dụng đất lâm nghiệp có hợp lý hay khôn
Đất lâm nghiệp được coi là bền vững thì độ che phủ của rừng tự nhiên phải
đạt mức tối thiểu là 30%.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG
Chủ trương giao đất, giao rừng của Đảng đã hình thành từ rất sớm. Ngay
từ năm 1983, Ban Bí thư (Khoá V) đã có Chỉ thị 29-CT/TW ngày 12/11/1983
về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng. Chỉ thị nhấn mạnh, ‘làm cho mỗi khu
đất, mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi đều có người làm chủ’. Trong những năm qua,
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm thực hiện chủ trương này và đã
đạt được những thành tựu rất đáng kể, nhất là trong lĩnh vực giao đất và rừng
sản xuất. Nhiều hộ, nhiều cộng đồng đã được nhận đất, nhận rừng và đã tích cực
đầu tư để phát triển sản xuất. Do vậy, ở nhiều nơi công tác quản lý và bảo vệ
rừng đã có những chuyển biến tích cực, tài nguyên rừng phát triển tốt hơn và
5
đời sống của người dân cũng được cải thiện sau khi nhận rừng. Có thể nói giao
đất, giao rừng là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhờ đó

chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đó là chuyển từ lâm nghiệp Nhà
nước sang lâm nghiệp xã hội.
1.2.1. Các văn bản Nhà nước đã được ban hành
- Luật Đất đai (các năm 1987, 1993, 1998, 2003), Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng (năm1991 và 2004)
- Nghị định số 01/CP ngày 01/01/1995 của Chính phủ quy định về việc
giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Nghị định số 02/CP ngày 15/3/1995 của Chính phủ ban hành quy định về
việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng.
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê
đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp.
- Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê,
nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
- Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03/9/2003 của Bộ
NN&PTNT, Bộ Tài chính về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá
nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngỳa 23/11/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong
buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng.

- Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chính
phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước
nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.
6
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc
hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
- Quyết định số 1970/BNN-KL ngày 06/7/2006 của Bộ NN&PTNT về việc
công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005.
- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 của Thủ tướng Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998
về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng.
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020.
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NN&PTNT về
Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
- Thông tư Liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT của Bộ
NN&PTNT và Bộ TNMT, ngày 29/01/2011Về hướng dẫn một số nội dung về
giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp.
1.2.2. Những tác động tích cực của chính sách quản lý đất lâm nghiệp
- Giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm
nghiệp đến hộ gia đình, cá nhân đã tạo được tâm lý phấn khởi vì có được một
tài sản và nguồn lực đầu tiên để các hộ gia đình có điều kiện sử dụng lao động
của hộ gia đình tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển rừng [6].
Điều này, chứng tỏ nhân dân miền núi rất thiết tha với đất đai, rất cần đất
đai để sản xuất, rất cần quyền sử dụng đất đai ổn định. Đến nay, cần phá bỏ tư
duy cho rằng nông dân miền núi không tha thiết sổ đỏ đất lâm nghiệp, và cần

chú ý đến thị trường đất đai đang xuất hiện ở miền núi khá mạnh.
- Kết quả giao đất lâm nghiệp đã tạo được tiền đề để có những chủ rừng
đích thực phát triển kinh tế hộ gia đình. Đối với hộ gia đình, cá nhân đã sử
dụng tốt các nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án của nhà nước và của
hộ gia đình để tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng trên đất lâm nghiệp được giao
thì thật sự họ đã trở thành người chủ sở hữu rừng trồng trên đất được giao. Từ
đó, đã có tác động tốt đến phát triển lâm nghiệp, đến tình hình phát triển kinh tế
hộ gia đình, kinh tế trang trại, ảnh hưởng tích cực đến sản xuất lâm sản hàng
hoá và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn miền núi [7].
7
- Giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp đến hộ gia đình đã tạo điều kiện
nâng cao tư duy kinh tế cho các chủ hộ gia đình, có thêm nguồn lực mới để
“gắn đất đai với lao động” và phát triển kinh tế hộ gia đình.
Truớc đây nông dân miền núi tham gia lâm nghiệp với vị trí của người làm
thuê. Các hộ gia đình ở miền núi rất thiếu đất đai, sản xuất phụ thuộc rất nhiều
vào sự thăng trầm của các Lâm trường Quốc doanh. Không có đất, hoặc thiếu
đất, kinh tế hộ nông dân miền núi không thể phát triển được. Thực hiện
Chương trình 327 đã có tác dụng đưa thêm việc làm đến nông dân miền núi,
tạo điều kiện để kinh tế hộ gia đình nông dân phát triển. Tiếp theo đó, những
nơi đã đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp đến hộ gia đình, các hộ gia đình đã có
thêm đất đai, một loại tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong sản xuất nông lâm
nghiệp. Quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định và lâu dài đã tác động rất tốt đến
tư duy kinh tế của các hộ gia đình, phát huy được tính sáng tạo của hàng triệu
hộ gia đình nông dân miền núi, tạo điều kiện nâng cao quyền tự chủ về kinh tế.
Tình hình đó đã tạo được động lực mới để thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát
triển khá hơn [12,6].
- Chính sách “khoán đất đất rừng sản xuất” đã tạo thêm việc làm và thu
nhập cho những hộ gia đình sinh sống trên địa bàn hoạt động của các Lâm
trường quốc doanh và Ban Quản lý rừng.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc

thiểu số nghèo, đời sống khó khăn có tác động giảm bớt khó khăn nhất thời
cho các hộ gia đình nghèo là đồng bào dân tộc.
Thực trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà cửa tạm bợ ở một bộ phận đồng
bào dân tộc thiểu số là một thực tế đã có ảnh hưởng không tốt về an ninh và xã
hội. Chính phủ đã ban hành quyết định số 134/2004/QĐ-TTg qui định các
chính sách để giải quyết tình trạng trên.
Đây là những chính sách rất hợp tình, hợp lý, có tác động trực tiếp đến
rừng và các hoạt động lâm nghiệp và thường do các cơ quan lâm nghiệp thực
hiện.
1.2.3. Tác động chưa tích cực của chính sách quản lý đất lâm nghiệp và rừng
- Chính sách GĐR mới cung cấp nguồn lực, nhưng chưa tạo được động
lực đủ mạnh để đẩy mạnh trồng rừng và quản lý rừng bền vững. Bởi vì động
lực để phát triển lâm nghiệp bền vững sau khi nhận được quyền sử dụng đất đai
ổn định thường được tạo ra từ các yếu tố [6,7]:
+ Quyền sở hữu đất đai của nhà nước và quyền sử dụng đất đai của
người sử dụng đất phải được qui định cụ thể rõ ràng;
8
+ Các hộ gia đình cần được hỗ trợ, bổ sung thêm các nguồn lực khác
ngoài đất đai và rừng, nhất là vốn và kỹ thuật;
+ Thị trường lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp phát triển;
+ Kỹ thuật, kỹ năng quản lý đất đai của người có quyền sử dụng đất phải
được nâng cao.
- Công tác giao đất lâm nghiệp trước đây chủ yếu theo mục tiêu “giao
nhanh, cấp nhanh sổ đỏ đến tổ chức và hộ gia đình”, chưa gắn liền với việc thực
hiện chính sách giao đất lâm nghiệp, nhất là các chính sách hỗ trợ các nguồn
lực khác cho người sử dụng đất lâm nghiệp và chính sách xúc tiến thị trường
lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp. Vì vậy, tuy đã giao và cấp sổ đỏ đến hộ gia
đình, nhưng nhiều chủ rừng vẫn chưa bảo vệ và phát triển được diện tích rừng
và đất lâm nghiệp được giao. Mặt khác có những trường hợp không xác định
được phạm vi ranh giới rừng và đất lâm nghiệp được giao trên thực địa, nên xảy

ra tranh chấp giữa các chủ rừng giáp ranh với nhau [12,7].
- Chính sách “khoán đất rừng sản xuất” ở các Lâm trường quốc doanh, ban
quản lý còn nhiều bất cập, bên nhận khoán vẫn nhận tiền giao khoán hàng
năm với bên giao khoán nhưng thực tế không bảo vệ được diện tích rừng được
giao khoán mà không bị xử lý; thậm chí có trường hợp lợi dụng để chiếm đoạt
quyền sử dụng đất đai do các Lâm trường quốc doanh quản lý.
- Thực thi các chính sách và giải pháp quản lý, sử dụng đất và rừng trong
các lâm trường quốc doanh còn chậm chạp và hiệu quả thấp.
- Các chính sách về giao đất, giao rừng và quyền hưởng lợi của chủ rừng
như hiện nay chưa thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Thiếu
các chính sách hỗ trợ chủ rừng, đặc biệt là các đối tượng cộng đồng, hộ gia đình,
cá nhân tham gia nhận đất, nhận rừng để quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh.
- Công tác giám sát, theo dõi và đánh giá hiệu quả sử dụng rừng sau khi
giao chưa được thường xuyên, thiếu kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
Việc thu hồi rừng và đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình quản lý, sử
dụng sai mục đích, kém hiệu quả còn chậm so với quy định.
1.3. THỰC TRẠNG GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TRONG THỜI GIAN QUA
1.3.1. Diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được ban hành tại Quyết định số
2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/8/2012 của Bộ NN&PTNT về việc công bố hiện
trạng rừng toàn quốc năm 2011, tính đến 31/12/2011 như sau:
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn quốc là: 16.240.000 ha. Trong đó:
9
+ Diện tích đất có rừng: 13.515.064 ha (bao gồm cả rừng trồng tuổi 1)
+ Diện tích đất chưa có rừng: 2.724.936 ha
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp nằm trên địa bàn 6.093 xã (trong đó: 238
xã có diện tích 10.000 ha trở lên; 1.048 xã có từ 3.000 đến 10.000 ha; 1.528 xã
có 1.000 đến 3.000ha; 1.044 xã có 500 đến 1.000 ha và 2.235 xã dưới 500 ha).
- Độ che phủ rừng năm 2011 đạt 39,7%. Trong 5 năm (2006 - 2011) diện tích
rừng cả nước tăng 0,78 triệu ha, độ che phủ tăng 2,5% (trung bình tăng 0.5 %/ năm).

1.3.2. Thực trạng công tác giao rừng, cho thuê rừng
Công tác giao đất, giao rừng trong thời gian qua chủ yếu được thực hiện
theo Nghị định 02/CP ngày 15/3/1995; Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày
16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đính lâm nghiệp và Nghị
định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc hướng dẫn thi hành
Luật đất đai năm 2003. Theo số liệu thống kê, kiểm kê ban hành tại Quyết định
số 2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/8/2012 của Bộ NN&PTNT, tính đến
31/12/2011 như sau:
- Tổng diện tích rừng đã giao: 11,4 triệu ha, chiếm 84,4% diện tích rừng
toàn quốc (13,5 triệu ha) và chiếm 70,3 % so với tổng diện tích đất quy
hoạch cho lâm nghiệp(16,24 triệu ha).
Tổng hợp kết quả giao rừng chia theo chủ quản lý cả nước như sau:
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả giao rừng chia theo chủ quản lý
TT Chủ quản lý Diện tích ( triệu ha) Tỷ lệ %
1 Doanh nghiệp Nhà nước 1,971 14,58
2 Ban quản lý rừng 4,522 33,46
3 Đơn vị vũ trang 0,265 1,96
4 Hộ gia đình, cộng đồng 3,809 28,18
5 Tổ chức kinh tế 0,143 1,06
6 Các tổ chức khác 0,7 5,18
Tổng 11,4 84,4
(Nguồn: Bộ NN&PTNT)
- Tổng diện tích rừng chưa giao hiện đang do UBND xã quản lý là 2,1 triệu
ha, chiếm 15,6 % ( Diện tích rừng do UBND xã quản lý từ 2,8 triệu ha năm 2005
xuống còn 2,1 triệu ha năm 2011).
10
a. Những mặt tích cực
Chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng đang được đẩy
mạnh, đây là bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý, bảo vệ và phát

triển rừng, làm cho rừng có chủ thực sự, gắn quyền lợi với trách nhiệm, tạo điều
kiện để người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên
diện tích rừng được giao.
Công tác bảo vệ và phát triển rừng đã nhận được sự quan tâm của Chính
phủ, các bộ, ngành và chính quyền các cấp, nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho
người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc miền núi đã được ban hành, vì thế
đời sống của người dân được cải thiện, nhận thức được nâng cao.
b. Những hạn chế
Mặc dù trên danh nghĩa, phần lớn các diện tích rừng đã được giao cho các
chủ quản lý, sử dụng, nhưng thực tế công tác giao rừng, cho thuê rừng còn có
những hạn chế sau:
- Tỷ lệ diện tích rừng do các doanh nghiệp Nhà nước, UBND các cấp quản
lý chiếm khoảng 50%, trong khi đó tỷ lệ diện tích rừng giao cho các hộ gia đình,
cá nhân thấp (27,5%), làm giảm hiệu quả xã hội của chính sách giao rừng, cho
thuê rừng của Nhà nước và chưa huy động được nguồn lực to lớn trong dân.
Nhiều nơi diện tích rừng giao cho chủ rừng và người dân chưa xác định cụ
thể trên bản đồ và thực địa; hồ sơ giao đất, giao rừng thiếu nhất quán, quản lý
không chặt chẽ và không đồng bộ. Có những diện tích rừng và đất lâm nghiệp
được giao/quản lý đã bị chuyển đổi mục đích khác nhưng không bị xử lý hoặc
làm ngơ.
- Diện tích rừng có chủ thực sự rất thấp, dẫn đến tình trạng rừng chưa được
bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả. Qua đánh giá của một số địa phương
hiệu quả sau giao rừng chỉ đạt 20% - 30%. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước quản
lý diện tích rừng lớn nhưng không có khả năng kinh doanh và chưa được tạo
điều kiện để sản xuất kinh doanh có hiệu quả các diện tích rừng được giao. Các
diện tích rừng do UBND các cấp quản lý thì cơ bản vẫn trong tình trạng vô chủ
hoặc không được bảo vệ, quản lý tốt. Nhiều diện tích rừng giao cho các hộ gia
đình, cá nhân chưa phát huy hiệu quả kinh tế, người dân vẫn chưa sống được
bằng nghề rừng.
c. Nguyên nhân

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và lãnh đạo UBND các cấp về công
11
tác giao rừng còn hạn chế, chưa quán triệt đúng chủ trương về giao đất, giao
rừng của Đảng, Nhà nước, vẫn còn tư tưởng cho rằng rừng là tài nguyên quốc
gia, nếu giao rừng cho mọi thành phần kinh tế sẽ khó quản lý và mất rừng, vì
vậy có biểu hiện né tránh và ít quan tâm đến công tác này.
- Công tác giao rừng, cho thuê rừng qua các thời kỳ được thực hiện khác
nhau, không theo một hệ thống thống nhất và nhất quán. Chính sách, quy định
của Nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng, trách nhiệm và quyền hưởng lợi của
các chủ rừng vẫn chỉ mang tính định hướng, thiếu cụ thể nên các địa phương rất
lúng túng trong triển khai thực hiện.
- Các chính sách về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, sử dụng rừng, quyền
hưởng lợi còn thiếu thống nhất. Chưa xác định rõ ràng các đối tượng rừng để
giao, cho thuê rừng, thiếu các chính sách hỗ trợ các chủ rừng, đặc biệt là các
cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, kinh doanh nghề rừng.
- Công tác tổ chức triển khai thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng của
các ngành, các cấp chậm, kém hiệu quả. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, sử dụng rừng còn chậm và thiếu đồng bộ. Phân công, phân cấp trách
nhiệm còn chồng chéo, không rõ ràng và thiếu thống nhất. Có thời kỳ, Chính
phủ, UBND các cấp, doanh nghiệp Nhà nước đều tham gia vào việc giao rừng,
cho thuê rừng.
Năng lực về tổ chức quản lý và chuyên môn kỹ thuật của các cơ quan Nhà
nước các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở về giao rừng, cho thuê rừng rất hạn chế. Điều
tra, quy hoạch các loại rừng và đánh giá chất lượng rừng để làm cơ sở cho việc
giao rừng, cho thuê rừng chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách
về lâm nghiệp còn hạn chế và chưa thực sự có hiệu quả. Người dân, nhất là ở
vùng sâu, vùng xa chưa tích cực tham gia nhận rừng, cũng như quản lý và sử
dụng có hiệu quả diện tích rừng được giao.
- Vịêc giám sát, theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác giao rừng, cho thuê

rừng, sử dụng rừng sau khi giao, cho thuê chưa được làm thường xuyên.
1.3.3. Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo kết quả tổng hợp của Cục Đăng ký thống kê - Tổng Cục quản lý đất
đai - Bộ TNMT tại Công văn số 306/CĐKTK-ĐKĐĐ gửi Cục Kiểm lâm ngày
30/12/2011, tính đến tháng 9 năm 2011 như sau:
- Tổng số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho các chủ rừng là
12
2.629.232 giấy.
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là: 10.371.482 ha, chiếm 63,86 % tổng diện tích quy hoạch cho lâm
nghiệp (16,24 triệu ha) và chiếm 67,58 % so với diện tích đất lâm nghiệp thống
kê năm 2010 (15.346.126 ha). So sánh kết quả từ năm 2007 - 2011 như sau:
Bảng 2.2. So sánh kết quả cấp giấy GCN quyền sử dụng đất lâm nghiệp
TT Nội dung Năm 2007 Năm 2011 Tăng
1
Số GCN QSDĐ đã được cấp
(giấy)
1.109.451 2.629.232 1.519.781
2 Diện tích đất LN đã được cấp (ha) 8.111.891 10.371.482 2.259.591
(Nguồn: Cục Đăng ký thống kê - Tổng Cục quản lý đất đai - Bộ TNMT)
Tuy nhiên, trong quá trình giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc như:
- Công tác quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp chưa sát với thực tế, chậm
điều chỉnh và thường xuyên bị phá vỡ quy hoạch. Việc xác định ranh giới các
khu rừng phòng hộ, đặc dụng chưa rõ ràng, gây khó khăn và làm chậm tiến độ
giao đất lâm nghiệp;
- Diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình và cá nhân bình quân đến
2010 là 3,9ha/hộ. Tuy nhiên, việc giao đất lâm nghiệp chưa gắn với các chính
sách cụ thể về cơ chế hưởng lợi, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật Vì vậy, tỉ lệ đất
lâm nghiệp được giao đưa vào sử dụng chỉ đạt từ 20- 30%.

- Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp không
thống nhất, trước tháng 11/1999 do cơ quan Kiểm lâm đảm nhiệm và sau tháng
12/1999 do cơ quan Địa chính đảm nhiệm. Do thiếu nhân lực, hiểu biết và kinh
nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp và sự phối kết hợp giữa ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và Địa chính còn nhiều hạn chế, chưa thống nhất trong
cách giao, phương thức giao đất lâm nghiệp, nên từ đó đến nay công tác giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp gần như bị ngưng trệ. Việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lâm nghiệp không đồng bộ, nhiều nơi giao đất sau 3 đến 4
năm vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chỉ mới tập trung
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (chủ yếu đất chưa có rừng)
cho một số dự án của nước ngoài hỗ trợ đầu tư trồng rừng [12,6].
Nhìn chung công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất chưa gắn kết với công tác giao rừng và các cơ chế
13
hưởng lợi, chính sách hỗ trợ đi kèm. Vì vậy hiệu quả của việc sử dụng rừng và
đất rừng còn rất thấp, tài nguyên rừng vẫn bị suy giảm và đời sống của người
dân cũng không được cải thiện.
1.4. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT RỪNG Ở TỈNH BẮC KẠN
Lâm nghiệp được xác định là thế mạnh của Bắc Kạn, tỉnh đã xây dựng quy
hoạch đối với lĩnh vực này từ năm 2009 (giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến
năm 2020). Với gần 400.000ha đất lâm nghiệp, hàng năm Bắc Kạn nỗ lực phủ
xanh đất trống đồi núi trọc, tuy nhiên vấn đề quản lý, khai thác và sử dụng đất lâm
nghiệp hiện nay trên địa bàn vẫn còn những bất cập, chống chéo cần tháo gỡ nhất
là trong vấn đề quản lý, sử dụng đất ở các lâm trường quốc doanh [10].
Theo thống kê tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn là
388.000ha, trong đó rừng đặc dụng là 25.582ha, gần 95.000ha rừng phòng hộ,
còn lại là rừng sản xuất với gần 270.000ha. Hiện nay việc quản lý, sử dụng đất
lâm nghiệp được giao cho các đối tượng như: Đối với rừng đặc dụng do các Ban
quản lý bảo vệ và phát triển rừng quản lý (Kiểm lâm); rừng phòng hộ do UBND
các xã, rừng sản xuất một phần giao cho lâm trường, còn lại chủ yếu giao cho

dân và phần nữa diện tích rừng cộng đồng thôn. Tuy nhiên hiện nay có một tồn
tại chồng chéo đó là: đất lâm nghiệp của lâm trường nhưng thực tế người dân đã
sử dụng từ lâu, người dân và chính quyền địa phương đề nghị được trao lại
quyền sử dụng đất số diện tích này bởi lâm trường được nhà nước giao đất
nhưng vì nhiều lý do nên nhiều năm không tiến hành trồng rừng [20].
Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát toàn
bộ diện tích đất lâm nghiệp đang có sự trùng chéo, tranh chấp giữa dân và doanh
nghiệp này. Qua rà soát, Công ty Lâm nghiệp nay chuyển đổi thành Công ty
Lâm nghiệp Bắc Kạn đang tiến hành lập thủ tục trả lại địa phương số diện tích
cấp trùng chéo nếu trên với diện tích 2.228ha gồm 228ha đất quốc doanh của
lâm trường Ba Bể tại các xã Bành Trạch, Thượng Giáo và thị trấn Chợ Rã. 615ha
của lâm trường Bạch Thông trên địa bàn các xã Nông Thương, Xuất Hoá (thị xã
Bắc Kạn), Đôn Phong, Dương Phong, Quang Thuận, Nguyên Phúc (Bạch Thông)
và trên 1.300ha đất của lâm trường Ngân Sơn trên địa bàn các xã Bằng Vân, Đức
Vân, thị trấn Nà Phặc Việc bàn giao số diện tích trên là việc làm cần thiết bởi
dân muốn trồng rừng thì không có đất trong khi doanh nghiệp có đất nhưng bỏ
đấy không trồng.
 Mặt tích cực và hạn chế quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp
Không thể phủ nhận được những kết quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn kể từ khi đổi mới sắp xếp lại từ năm
2006 đến nay. Sau khi sắp xếp các lâm trường quốc doanh, Công ty lâm nghiệp
14
Bắc Kạn đã xây dựng phương án quy sử dụng đất, tổ chức sản xuất kinh doanh,
cấp chứng chỉ kinh doanh rừng bền vững, dự án trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng.
Theo niên giám thống kê, năm 2011 giá trị sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp
của công ty chiếm tỷ trọng 12,2% so với giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh.
Công ty đã thưc hiện giao khoán cho 1.700 hộ dân sinh sống trên địa bàn gần
rừng với tổng diện tích trên 2.600ha để thực hiện trồng rừng, chủ yếu là cây keo
và thông Caribê. Rừng do Công ty trồng chất lượng tốt nhất là cây keo đã đến
chu kỳ khai thác, sinh khối đạt 98m

3
/ha, doanh thu bình quân 40 triệu đồng/ha,
tạo việc làm cho công nhân và lao động địa phương. Tuy nhiên một số diện tích
đất lâm nghiệp giao cho Công ty lâm nghiệp nhưng sử dụng chưa hiệu quả, việc
đầu tư trồng rừng theo kế hoạch đạt tỷ lệ thấp, diện tích đất trống đồi trọc còn
khá cao so với diện tích được giao. Cụ thể năm 2008 Công ty được phê duyệt dự
án trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 7.500ha, nhưng đến nay mới trồng
được 2.600ha, đạt trên 35%, còn gần 5.000ha trồng rừng theo quy hoạch chưa
thực hiện được [20].
Một số diện tích khi giao khoán cho các hộ dân trồng rừng nhưng chưa
quản lý chặt chẽ, dẫn đến việc sử dụng đất sai mục đích theo hợp đồng, không
trồng rừng mà tự ý san gạt sử dụng vào mục đích khác như: Sử dụng để làm nhà
ở trồng cây nông nghiệp và cây ăn quả và cho thuê lại trái quy định. Cụ thể
1.099m2 đất vườn ươm của lâm trường tại xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn đã
cho Doanh nghiệp thuê. Trường hợp này, theo quy định tại Điều 38, Luật Đất
đai năm 2003 thì cần xem xét, thu hồi.
Hiện nay Công ty còn 476,71ha đất trồng rừng theo các dự án 327 và 661
không hiệu quả, nhưng đơn vị chưa chủ động phối hợp với chính quyền địa
phương khoanh định ranh giới, bàn giao mốc giới khu vực đất đã được giao để
quản lý.
Công tác quản lý của một số chính quyền các cấp chưa chặt chẽ, sự phối
hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra ngăn chặn và xử lý các hành
vi vi phạm chưa kiên quyết, còn để xảy ra tình trạng sử dụng đất rừng sản xuất
để xây dựng nhà ở.
Lâm trường Bạch Thông cho các hộ gia đình công nhân của Lâm trường
mượn 2.000,0m
2
đất để làm nhà ở từ năm 1990, hiện tại các hộ gia đình này đã
xây dựng nhà ở kiên cố. Theo Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 09/9/1991 thì
số diện tích trên giao cho Công ty Lâm nghiệp để sử dụng vào mục đích xây

dựng Đội Lâm nghiệp Huyền Tụng (nay là Trụ sở làm việc của Lâm trường
Bạch Thông). Vì vậy, đã vi phạm điểm a khoản 4 Điều 8; khoản 2 Điều 13 Nghị
định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
15
hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhưng đã hết thời hiệu nên không xem xét xử
phạt. Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 cần phải
lập thủ tục trả lại cho địa phương để thực hiện theo quy hoạch. Như vậy việc
quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của hệ thống các lâm trường sau khi chuyển đổi,
sắp xếp lại vẫn còn những vấn đề tồn tại cần sớm được giải quyết.
 Thực trạng giao đất lâm nghiệp
Trong công tác giao đất giao rừng, yêu cầu được xác lập quyền chủ sở hữu
đối với diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được đặt ra cho các cơ quan
chức năng khá cấp thiết. Đây là vấn đề rất khó khăn, nhiều vướng mắc, trùng
chéo bởi đất lâm nghiệp toàn tỉnh tương đối rộng, như đã đề cập nhiều diện tích
người dân đã sử dụng lâu năm nhưng khi cơ quan chức năng kiểm kê thì đó lại
là đất của lâm trường. Hoặc ranh giới đất giữa các hộ dân không rõ ràng dẫn đến
tranh chấp khiếu kiện kéo dài… Hầu hết người dân chưa có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
Hiện nay việc quy hoạch sử dụng và giao đất lâm nghiệp được dự án
3PAD (Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp
tỉnh Bắc Kạn) thực hiện thí điểm tại 3 huyện Ba Bể, Pác Nặm và Na Rì. Dự án
đã hoàn thành đo, giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gần 3.395
hộ dân tại 26 xã dự án, 267 thôn bản với tổng diện tích gần 12.000ha. Năm 2013
dự án tiếp tục giao thêm 10.000ha đất lâm nghiệp cho người dân tại 9 xã thuộc 3
huyện dự án, nâng tổng số diện tích đất lâm nghiệp giao cho dân lên 22.000ha.
Tuy nhiên số hộ dân cần được cấp sổ đỏ cho diện tích đất lâm nghiệp trên địa
bàn toàn tỉnh còn khá nhiều [20].
Đối với chương trình trồng rừng sản xuất 147, người dân tỉnh Bắc Kạn
cũng đang gặp khó khăn về vốn. Nhu cầu cho trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng
hàng năm vào khoảng 101 tỷ đồng, trong khi đó ngân sách Trung ương cấp cho

tỉnh chỉ có 40 tỷ đồng, nghĩa là thiếu trên 60 tỷ đồng. Như vậy hiện nay tiền hỗ
trợ nhân công chăm sóc rừng trồng tỉnh vẫn chưa có nguồn để trả cho dân. Vấn
đề này đang được tỉnh đề nghị Trung ương bố trí cấp bổ sung.
16
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các thành phần tham gia, các bên liên quan đến quá trình GĐR và các tác
động của công tác GĐR đến người dân tại xã Thanh Vận.
- Đất lâm nghiệp và rừng tại xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới.
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về nội dung: Thực trạng và tiến trình GĐR tại xã Thanh Vận.
- Về không gian: Tại xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
- Về thời gian: từ 09/2012 đến ngày 09/2013
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thanh Vận
2.3.2. Thực trạng GĐR tại xã Thanh Vận
- Thực trạng GĐR đến năm 2009.
- Thực trạng GĐR giai đoạn 2010-2012.
- Thành lập bản đồ giao đất rừng xã Thanh Vận.
- Thách thức và tiềm năng sau GĐR tại xã Thanh Vận.
2.3.3. Tác động của công tác GĐR đến người dân
- Hiểu biết của người dân trong tiếp cận với rừng và đất lâm nghiệp.
- Phương thức canh tác trên đất lâm nghiệp.
- Thu nhập của người dân.
- Trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong cộng đồng dân cư.
- Hiệu quả của công tác GĐR trong lao động việc làm.
2.3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp trong tiến trình GĐR
- Thuận lợi trong tiến trình GĐR tại xã Thanh Vận.
- Khó khăn trong tiến trình GĐR tại xã Thanh Vận.

- Một số giải pháp để khắc phục các khó khăn trong tiến trình GĐR.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
17
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập, tham khảo các thông tin thứ cấp liên quan đến công tác GĐR tại
xã Thanh Vận:
+ Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
+ Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn.
+ Báo cáo hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Vận.
+ Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn GĐR của trung ưng và địa phương.
+ Các báo cáo liên quan dự án GĐR tại Thanh Vận được trung tâm ADC
cung cấp.
+ Các văn bản GĐR tại xã Thanh Vận qua các thời kỳ của huyện Chợ Mới.
+ Các tài liệu liên quan khác như: các quy trình quy phạm, các kết quả
nghiên cứu, tham khảo khác đã có.
+ Các loại bản đồ: bản đồ đất lâm nghiệp xã Thanh vận, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2011, bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 xã
Thanh Vận.
2.4.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
a. Phỏng vấn hộ gia đình
Phỏng vấn 50 hộ theo phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với các câu hỏi
mở để khai thác thông tin của người dân đầy đủ và chủ động hơn.
Các mẫu câu hỏi dùng cho phỏng vấn bán cấu trúc được thiết kế phù hợp
với các nhóm đối tượng cung cấp thông tin và hướng tới việc sử dụng phương
pháp xử lý thống kê cho các nghiên cứu xã hội học cho các phân tích và kết
luận sau này. (Mẫu câu hỏi phỏng vấn chi tiết tại phụ lục 3)
Nội dung phỏng vấn: Người được phỏng vấn cung cấp các thông tin về
thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình. Đánh giá thuận
lợi và khó khăn mà hộ gặp phải khi tham gia tiến trình GĐR tại địa phương.

Những vấn đề cũng như nguyện vọng của hộ dân sau khi được GĐR.
Lựa chọn đối tượng phỏng vấn: Số lượng hộ được phỏng vấn là những hộ
được GĐR và phân đều cho 10 thôn (05 hộ/ thôn). Các hộ được lựa chọn ngẫu
nhiên tại các thôn.
b.Thảo luận nhóm

×