Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Của Gà Nuôi Trong Vùng Đồng Bào Mông Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.8 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN CHÍ THÀNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GÀ NUÔI
TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO MÔNG BẮC KẠN
Chuyên ngành: Chăn nuôi động vật
Mã số: 62 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS TS. Hoàng Toàn Thắng
2. TS. Trần Trang Nhung

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan số liệu và kết quả được trình bày trong Luận văn hoàn
toàn trung thực, chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành Luận văn đã được cảm ơn. Các
nguồn thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 9 năm 2012
Tác giả


Nguyễn Chí Thành


ii

LỜI CẢM ƠN
Hai năm học tập và thực hiện Đề tài khoa học tôi đã hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng
QLĐT Sau đại học, khoa Chăn nuôi Thú y, viện Khoa học sự sống Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trung tâm Học liệu Thái Nguyên cùng toàn
thể các thầy giáo cô giáo tận tình giảng dạy tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu,
học tập để hoàn thành khóa học.
Trân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng, cô giáo TS.
Trần Trang Nhung đã dành thời gian, tận tình hướng dẫn hoàn chỉnh nội
dung luận văn.
Trân thành cảm ơn các cơ quan đơn vị, nhân dân các xã thuộc các
huyện Ba Bể, Ngân Sơn và Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện cho tôi
nghiên cứu thực hiện đề tài khoa học.
Trân thành cảm ơn Ban giám đốc Sở Nông nghiệp&PTNT, Chi cục
Thú y tỉnh Tuyên Quang, UBND, Phòng Nông nghiệp&PTNT, Trạm Thú y
huyện Sơn Dương đã tạo điều kiện cho tôi vật chất, tinh thần và thời gian để
tham gia khóa học.
Trân thành cảm ơn gia đình, người thân luôn là nguồn động viên tinh
thần, tạo điều kiện vật chất cho tôi trong quá trình học tập. Một lần nữa tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 9 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Chí Thành



iii

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................ vi
Danh mục các bảng .........................................................................................vii
Danh mục các hình.........................................................................................viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn ..................................... 4
1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 4
1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng ............................................................................... 4
1.1.3. Thời tiết khí hậu ...................................................................................... 4
1.1.4. Đời sống văn hoá xã hội.......................................................................... 4
1.1.5. Tình hình chăn nuôi ................................................................................ 5
1.2. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 7
1.2.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của gà nhà ................................................... 7
1.2.2. Cơ sở di truyền các tính trạng ở gia cầm ................................................ 8
1.2.3. Cơ sở khoa học về sinh trưởng ............................................................. 12
1.2.4. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt gà ................................................ 19
1.2.5. Cơ sở khoa học về sinh sản gia cầm ..................................................... 21
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ................................... 26


iv


1.3.1. Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới ..................................................... 26
1.3.2. Tình hình chăn nuôi gà ở Châu Á ......................................................... 29
1.3.3. Tình hình chăn nuôi và một số nghiên cứu về gà ở Việt Nam ............. 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU36
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 36
2.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 36
2.1.2. Địa điểm ................................................................................................ 36
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 36
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36
2.3.1. Phương pháp điều tra ............................................................................ 36
2.3.2. Phương pháp thí nghiệm chuồng trại .................................................... 37
2.3.3. Phương pháp phòng thí nghiệm ............................................................. 40
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu............... 41
2.4.1. Các chỉ tiêu điều tra............................................................................... 41
2.4.2. Các chỉ tiêu khảo sát ............................................................................. 41
2.4.3. Các chỉ tiêu sinh sản.............................................................................. 44
2.4.4. Các chỉ tiêu khảo sát thí nghiệm so sánh phương thức nuôi................. 47
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 48
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 49
3.1. Số lượng và cơ cấu đàn gà trên địa bàn điều tra ...................................... 49
3.2. Một số đặc điểm sinh học giống gà Mông............................................... 50
3.2.1. Các chỉ tiêu khảo sát ngoại hình gà Mông............................................ 50
3.2.2. Kích thước và khối lượng gà trưởng thành........................................... 52


v

3.3. Kết quả khảo sát đặc điểm sinh trưởng của gà Mông.............................. 53

3.3.1. Sinh trưởng tích lũy............................................................................... 53
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối ............................................................................ 56
3.3.3. Sinh trưởng tương đối ........................................................................... 57
3.4. Kết quả các đặc điểm sinh học về sinh sản gà Mông .............................. 60
3.4.1. Đặc điểm sinh sản của gà Mông ........................................................... 60
3.4.2. Khả năng đẻ trứng................................................................................. 61
3.4.3. Khảo sát các chỉ tiêu sinh học trứng gà Mông...................................... 65
3.4.4. Khảo sát các chỉ tiêu ấp nở trứng gà Mông .......................................... 66
3.5. Kết quả khảo sát năng suất và chất lượng thịt gà Mông .......................... 68
3.5.1. Kết quả khảo sát năng suất thịt gà Mông.............................................. 68
3.5.2. Kết quả khảo sát chất lượng thịt gà Mông ............................................ 69
3.5.3. Hàm lượng và thành phần acid amin trong thịt gà Mông ..................... 71
3.6. Kết quả thí nghiệm xác định ảnh hưởng của phương thức nuôi và chế độ
dinh dưỡng tới sinh trưởng của gà Mông Bắc Kạn......................................... 72
3.6.1. Kết quả tỷ lệ nuôi sống ......................................................................... 73
3.6.2. Về kết quả sinh trưởng của gà Mông thí nghiệm.................................. 74
3.7. Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm.......................................................... 77
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 79
4.1. Kết luận .................................................................................................... 79
4.1.1. Về kết quả điều tra ................................................................................ 79
4.1.2. Năng suất, chất lượng thịt gà Mông...................................................... 79
4.1.3. Về kết quả thử nghiệm .......................................................................... 80
4.2. Tồn tại và đề nghị..................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 82


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Cv%:

Hệ số biến dị

Đvt:

Đơn vị tính

Fe:

Sắt

g:

Gam

GDP:

Gross domestic Product (Tổng sản phẩm Quốc nội).

HQSDTA:

Hiệu quả sử dụng thức ăn

Kg:

Kilogam

mg:


Miligam

mm:

Milimet

mx:

Số trung bình cộng

n:

Dung lượng mẫu

NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
STT:

Số thứ tự

SS:

Sơ sinh

TA:

Thức ăn

TT:

Tuần tuổi


TABS:

Thức ăn bổ sung

TAHHĐĐ:

Thức ăn hỗn hợp đậm đặc

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTTA:

Tiêu tốn thức ăn

VCK:

Vật chất khô

X:

Sai số của số trung bình

FAO:

Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông lương thực)



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ khảo sát gà Mông tại 3 huyện........................................................37
Bảng 2.2. Chế độ dinh dưỡng cho gà Mông nuôi khảo sát .......................................38
Bảng 2.3. Sơ đồ thí nghiệm........................................................................................39
Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn gà thí nghiệm ..........................................40
Bảng 3.1. Số lượng, cơ cấu giống gà nuôi ở địa bàn điều tra ...................................49
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu sinh học về ngoại hình giống gà Mông ...........................50
Bảng 3.3. Kích thước các chiều đo chính và khối lượng cơ thể gà Mông ...............52
Bảng 3.4. Tỷ lệ nuôi sống (%) và khối lượng cơ thể gà Mông qua các tuần tuổi ...54
Bảng 3.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Mông .........................................................56
Bảng 3.6. Sinh trưởng tương đối của gà Mông SS - 20TT .......................................58
Bảng 3.7. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu thức ăn của gà Mông SS - 20TT ................59
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu thành thục sinh sản của gà Mông ...................................60
Bảng 3.9. Khả năng đẻ trứng của gà Mông Bắc Kạn................................................62
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu sinh học trứng gà Mông...........................66
Bảng 3.11. Tổng hợp các chỉ tiêu ấp nở trứng gà Mông...........................................67
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát thân thịt gà Mông 12TT

........................................69

Bảng 3.13. Kết quả phân tích thành phần hóa học thịt gà Mông ..............................70
Bảng 3.14. Thành phần acid amin trong thịt gà Mông .............................................71
Bảng 3.15. Kết quả tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm ...................................................73
Bảng 3.16. Kết quả sinh trưởng tích lũy gà thí nghiệm ...........................................75
Bảng 3.17. Tiêu thụ và TTTA/kg tăng khối lượng gà thí nghiệm ............................77


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ số lượng gà trên địa bàn các huyện, thị xã ....................................5
Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của gà Mông SS - 20TT ..............................56
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối gà Mông SS - 20TT...................................57
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà Mông SS - 20TT...........................58
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ đẻ của gà Mông ở 3 huyện .....................................64
Hình 3.5. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy gà thí nghiệm (g/con) ..................................75


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có tỷ trọng kinh tế nông nghiệp chiếm 16,43%
tổng sản phẩm quốc nội GDP theo Niên giám Thống kê Việt Nam (2011)
[34] trong đó nghề chăn nuôi gà là một trong những nghề truyền thống của
nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, phát triển chăn nuôi gà
là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
người dân ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, chăn nuôi gà cung cấp
thực phẩm hợp thị hiếu có giá trị dinh dưỡng cao cho nhu cầu xã hội.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà có những bước phát triển
nhanh về số lượng, chất lượng. Trên thế giới và trong nước, nhiều công trình
nghiên cứu khoa học đã thành công trong việc chọn lọc, nhân giống gà có
năng suất cao, chất lượng tốt được người tiêu dùng ưa chuộng. Nước ta trong
những năm qua cũng đã nhập nuôi thích nghi được nhiều bộ giống gà tốt của
thế giới, góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng của nghề chăn nuôi gà đạt bình
quân trên 10%/năm giai đoạn 1990 - 2004, từ đó đến nay mặc dù tình hình
dịch bệnh trên đàn gà có nhiều diễn biến phức tạp nhưng nghề chăn nuôi gà
vẫn tăng trưởng với tốc độ 1,1%/năm của giai đoạn 2005 - 2011 theo Niên

giám Thống kê Việt Nam (2011) [34]. Sản lượng thịt gà trong cơ cấu thực
phẩm ngày càng cao, thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
Việt Nam có bộ giống gà rất phong phú, tuy nhiên có nhiều giống đặc
sản mang tính địa phương chưa được nghiên cứu đầy đủ. Gà địa phương có
ưu điểm là tính thích nghi cao, chịu đựng kham khổ và kháng bệnh tốt, phù
hợp với điều kiện chăn nuôi, chất lượng thịt thơm ngon. Ở các tỉnh miền núi,


2

tập quán chăn nuôi cũng như tiêu dùng sản phẩm thịt gà còn mang tính
truyền thống rất cao. Những giống gà năng suất cao có nguồn gốc ngoại nhập
chưa có chỗ đứng vững chắc trong chăn nuôi gà ở miền núi, nhất là ở những
khu vực vùng xa, vùng cao, mặc dù trong những năm qua hệ thống kỹ thuật
và chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng để làm việc này. Người dân
các tỉnh miền núi hầu hết vẫn nuôi các giống gà địa phương theo phương
thức phân tán, nhỏ lẻ. Để thúc đẩy chăn nuôi phát triển, đứng trước thực tế
trên, nhiều địa phương đã hướng vào khai thác các giống bản địa, với mục
tiêu duy trì, bảo vệ, khai thác có hiệu quả vốn quý mà cha ông đã để lại nhằm
tạo ra dạng sản phẩm chăn nuôi hữu cơ có tính đặc sản, có giá bán cao để
nâng cao hiệu quả thu nhập của nông dân thông qua áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật, quản lý tốt dịch bệnh và các giải pháp thị trường. Bắc Kạn là một tỉnh
thuần nông, kinh tế Nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2011 chiếm 45,08% tổng
sản phẩm quốc nội GDP, trong đó có chăn nuôi theo Niên giám Thống kê
Bắc Kạn (2011) [19]. Nhân dân các dân tộc Bắc Kạn tự hào có nguồn con
giống bản địa phong phú. Trong cộng đồng người Mông Bắc Kạn có giống
gà rất nổi tiếng trên thị trường địa phương. Do điều kiện sống, tập quán sản
xuất của đồng bào Mông mà giống gà của họ đang nuôi vẫn giữ được các đặc
tính nguyên gốc, rất ít bị pha tạp với các giống từ nơi khác đưa tới. Việc
nghiên cứu về giống gà này được đặt ra để có căn cứ khoa học cho việc nhân

giống, mở rộng phạm vi, quy mô chăn nuôi gà Mông, tạo ra nguồn sản phẩm
gà thịt địa phương có ý nghĩa nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Xuất phát từ
những lý do trên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm của gà nuôi
trong vùng đồng bào Mông Bắc Kạn”.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng chăn nuôi, nghiên cứu xác định các đặc điểm
giống, đặc tính sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng thịt của giống
gà Mông trong các huyện vùng cao Bắc Kạn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp tư liệu khoa học
về giống gà Mông, làm căn cứ để chọn lọc, nhân giống, mở rộng chăn nuôi,
góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân, phù hợp với chủ
trương phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn.
Về thực tiễn: Khuyến cáo ứng dụng kỹ thuật mới về chăn nuôi và
phòng chống dịch bệnh cho gà Mông trong các huyện vùng cao Bắc Kạn.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ với
tổng diện tích tự nhiên 485.941 ha. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông
giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh

Tuyên Quang.
Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính là: Thị xã Bắc Kạn, các huyện Bạch
Thông, Ba Bể, Chợ Mới, Ngân Sơn, Na Rì, Chợ Đồn và Pác Nặm.
1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng
Bắc Kạn có địa hình núi cao, bị chi phối bởi các dãy núi cánh cung kéo
dài từ bắc xuống nam ở phía đông và phía tây tỉnh, địa hình có bề mặt bị bào
mòn và chia cắt mạnh.
1.1.3. Thời tiết khí hậu
Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á và địa
hình nên hướng gió thay đổi theo mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm 2123oc, độ ẩm trên 80%, lượng mưa trung bình hàng năm 1400 - 1800 mm.
1.1.4. Đời sống văn hoá xã hội
Bắc Kạn có số dân 297.070 nghìn người, tỷ lệ tăng dân số 5,33%. Bao
gồm 7 dân tộc anh em: Tày, Kinh, Dao, Nùng, Mông, Hoa và Sán Chay. Cơ
cấu lao động của tỉnh còn lạc hậu so với cả nước, lao động Nông - lâm
nghiệp chiếm trên 70%. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,2%/năm, trong


5

đó Nông - lâm nghiệp tăng 7,78%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 9,6
triệu đồng/năm theo Niên giám Thống kê Bắc Kạn (2011) [19].
1.1.5. Tình hình chăn nuôi
Theo Niên giám Thống kê Bắc Kạn (2011) [19] tổng giá trị sản xuất
ngành chăn nuôi theo giá thực tế, phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm đạt
467,864 triệu đồng. Trong đó, đàn gia súc đạt 338,579 triệu đồng, chiếm
72,37%; đàn gia cầm đạt 56,391 triệu đồng, chiếm 12,05%; sản phẩm không
qua giết thịt đạt 44,194 triệu đồng, chiếm 9,45% .
Tổng đàn gà năm 2011 của các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được
thể hiện trong biểu đồ 1.1.
Năm 2011 (Đvt: con)

250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
TX Bắc Kạn

Pác Nặm

Ba Bể

Ngân Sơn

Bạch Thông

Chợ Đồn

Chợ Mới

Na Rì

Hình 1.1. Biểu đồ số lượng gà trên địa bàn các huyện, thị xã
Hình 1.1 trên cho thấy đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn phát
triển chậm. Nguyên nhân việc tăng đàn chậm do tập quán chăn nuôi quảng
canh, chăn nuôi mang tính tự cung tự cấp, chưa khai thác thị trường tiêu thụ
sản phẩm, giá sản phẩm chăn nuôi bấp bênh không ổn định, giá thức ăn tăng
cao, dịch cúm gia cầm H5N1, bệnh tụ huyết trùng, bệnh Newcastle vẫn xảy ra
rải rác trên địa bàn các huyện, thị.



6

Cơ cấu giống chủ yếu là phát triển các giống gà Ri, gà ta lai, gà Mông,
gà Lương Phượng, gà lai chọi, gà lông màu nhập lậu. Các giống gà công
nghiệp hướng thịt, gà công nghiệp hướng trứng, ngan, vịt, ngỗng phát triển
với số lượng ít. Thị trường tiêu thụ sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, sản
phẩm chăn nuôi bán chủ yếu các chợ phiên phục vụ nhu cầu sinh hoạt địa
phương, giá cả không ổn định. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội còn gặp nhiều khó khăn, việc triển khai ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất
chưa được quan tâm, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Hệ thống dịch vụ thú y phát triển chậm, công tác thú y chưa được quan
tâm, ý thức của người chăn nuôi chưa cao trong việc phòng chống dịch bệnh
cho đàn gia cầm, chưa chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống
thiên tai, khử trùng vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng cho đàn gia cầm trên
toàn tỉnh đạt kết quả thấp.
Nguyên nhân của tiêm phòng đạt kết quả thấp: Công tác vận động
tuyên truyền của cán bộ thú y địa bàn, chính quyền địa phương còn hạn chế,
người chăn nuôi chưa chủ động trong việc phòng bệnh, chăn nuôi manh mún
nhỏ lẻ, điều kiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển.
Trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Bắc Kạn chăn nuôi chủ yếu là gia súc
nhằm mục đích tận dụng sức cày kéo và phân bón. Bên cạnh đó các dịp lễ,
tết, ma chay, cưới xin và sinh hoạt hàng ngày đều được sử dụng thịt gà coi đó
là một món ăn chính không thể thiếu, đặc biệt gà Mông còn được dành làm
thức ăn chính cho phụ nữ sinh con, tiếng gà gáy canh ba không thể thiếu đối
với mỗi gia đình báo hiệu một ngày lao động mới bắt đầu.


7

1.2. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của gà nhà
Ch.Dacuyn cho rằng gà nhà có chung nguồn gốc từ gà rừng Gallus
banquiva. Trong Họ Gallus có bốn phân họ khác nhau: Gallus somnerati màu
lông xám bạc, có nhiều ở miền Tây và Nam Ấn Độ. Gallus lafayetti sống ở
Srilanca. Gallus varius sống ở đảo Java và Gallus banquiva màu lông đỏ, có
nhiều ở Ấn Độ, bán đảo Đông Dương và Philippin. Gà được thuần hoá đầu
tiên ở Ấn Độ cách đây trên năm nghìn năm, gà rừng Gallus banquiva vẫn còn
sống ở vùng Ấn Độ, đảo Java, Đông Dương nhưng màu lông chúng khác
nhau, những đặc điểm chung nhất là màu lông vàng đen, vàng xám, khối
lượng trung bình con trống 1 - 1,2 kg, con mái khối lượng 0,6 - 0,8 kg. Ở
Trung Quốc, việc thuần hoá gà cũng cách đây trên ba nghìn năm, sau đó xuất
hiện ở Ba Tư rồi đến Mesopotami. Ở Tây Âu, gà nhà cũng xuất hiện trên hai
nghìn năm trăm năm và những di tích văn hóa đã mô tả con gà trong đời sống
đã có từ bảy trăm năm trước công nguyên.
Theo Nguyễn Duy Hoan (1998) [12] nước ta là một trong những trung
tâm thuần hoá gà đầu tiên của khu vực Đông Nam Á. Gà nhà của ta bắt
nguồn từ gà rừng Gallus banquiva, nó được nuôi sớm nhất ở một số tỉnh như
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Sơn Tây, Bắc Giang…vv cách đây trên ba nghìn năm.
Từ giống gà nuôi ban đầu là tiền thân của gà Ri, trải qua hàng nghìn năm lịch
sử, nhân dân ta đã chọn lọc, nhân giống tạo ra các giống gà hiện nay như gà
chọi, gà Mía, gà Hồ, gà Đông Tảo và nhiều giống gà địa phương khác.


8

Về vị trí trong cây phân loại động vật cho gà như sau:
Lớp (class): Aves.
Bộ (ordo): Galliformes.
Họ (familia): Phasianidae.
Loài (species): Gallus gallus.

Phân loài (subspecies): Gallus gallus domesticus.
Giống nội địa: Gà Ri, gà Mía, gà Đông Tảo, gà Mông…
Định nghĩa gia cầm: Gia cầm là nhóm động vật thuộc lớp chim, đã
được con người thuần hoá thông qua quá trình thích nghi lâu dài, được chăn
nuôi nhằm khai thác các sản phẩm mà chúng ta tạo ra (thịt, trứng) với năng
suất cao nhất.
Định nghĩa giống gia cầm: Giống gia cầm là một quần thể các cá thể
có chung nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, sức sản xuất, có khả năng giao
phối tự do và cho ra các cá thể đời sau nhiều ưu việt hơn.
1.2.2. Cơ sở di truyền các tính trạng ở gia cầm
1.2.2.1. Cơ sở di truyền các tính trạng năng suất
Nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất ở gia cầm thực chất là
nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lượng và ảnh hưởng môi trường lên
tính trạng đó. Tính trạng về năng suất như sinh trưởng, sinh sản, mọc lông,
tăng khối lượng thịt, sức đẻ trứng đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di
truyền các tính trạng số lượng cũng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy
định. Nguyễn Ân và cộng sự (1983) [1] cho rằng các tính trạng sản xuất đều
là tính trạng số lượng như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, sản
lượng trứng, khối lượng trứng.


9

Các tính trạng này bị chi phối bởi nhiều gen và hoạt động theo các
phương thức sau:
+ Cộng gộp (A): Hiệu ứng tích lũy của từng gen.
+ Át gen (I): Hiệu ứng do tương tác các gen không cùng lô cút.
+ Trội (D): Hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng một lô cút.
Hiệu ứng cộng gộp (A) là các giá trị tính toán được, có ý nghĩa trong
chọn lọc và nhân thuần. Hiệu ứng át gen (I) và trội (D) là những hiệu ứng

không cộng tính là những giá trị giống đặc biệt, có ý nghĩa trong tổ hợp lai.
Giá trị kiểu hình ở các tính trạng số lượng cũng do kiểu gen và tác
động môi trường quy định. Mối tương quan đó được thể hiện bằng công thức
sau: P = G + E
Trong đó:
P: Là giá trị kiểu hình.
G: Là giá trị kiểu gen.
E: Sai lệch môi trường.
Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo phương thức cộng gộp, trội và át
gen. Được thể hiện bằng công thức sau: G = A + D + I
Trong đó:
A: Là giá trị cộng gộp.
D: Là giá trị sai lệch trội.
I: Là giá trị sai lệch tương tác.
Ngoài ra tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của môi trường
chung (Eg) và môi trường riêng (Es).
Môi trường chung (Eg): Là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động
lên toàn bộ các cá thể trong cùng một nhóm vật nuôi, có tính chất thường
xuyên như thức ăn, nước uống, khí hậu, thời gian cho ăn...


10

Môi trường riêng (Es): Là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng
rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi và có tính chất không thường xuyên.
Như vậy, một cá thể được xác định bởi kiểu gen có từ hai lô cút trở lên
được xác định: P = G + E
Trong đó:
G=A+D+I
E = Es + Eg

Ta có: P = A + D + I + Es + Eg
Trong ngành chăn nuôi gia cầm việc nghiên cứu di truyền tính trạng số
lượng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chọn lọc nâng cao năng suất một
tính trạng nào đó hoặc lai tạo giống mới.
1.2.2.2. Cơ sở di truyền một số tính trạng chất lượng
Sự di truyền hình dạng mào: Mào của gà mang đặc điểm chung của
giống, các giống gà khác nhau có tỷ lệ các hình dạng mào khác nhau. Trong quá
trình thuần hoá các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: từ mào đơn của gà rừng Banquiva
đã đột biến sang các dạng khác như mào lá, mào hoa hồng, mào hạt đậu, mào hồ
đào (óc chó)..., mào lá được quy định bởi alen lặn của gen r, còn mào hoa hồng là
do gen trội R của nó quy định. Mào hạt đậu được hình thành từ 3 hàng hạt, nó
được quy định từ alen trội không hoàn toàn của gen P.
Mào hoa hồng gặp ở một số giống gà Trung Quốc, Ấn Độ và các giống
gà Châu Á khác. Khi lai gà có mào hoa hồng với gà có mào đơn thì nhận
được sự phân ly với mào lá và mào hạt đậu. Khi lai gà có mào hoa hồng với
gà có mào hạt đậu, tất cả gà con ở thế hệ thứ nhất (F1) đều có mào hạt đậu. Ở
thế hệ thứ hai (F2) xuất hiện gà có mào lá. Hiện tượng đó được giải thích trên


11

cơ sở di truyền theo phương thức sau đây: Bố mẹ có dạng mào hoa hồng với
kiểu gen RRpp, còn gà có mào lá có kiểu gen rrPP. Thế hệ (F1) tồn tại kiểu gen
của bố và mẹ RrPp nó quy định dạng mào hạt đậu. Ở (F2) phân ly theo tỷ lệ 9 hạt
đậu (R và P), 3 hoa hồng (p và R), 3 hạt đậu (P và r) và 1 mào lá (rrpp) theo
Nguyễn Đức Hưng và cộng sự (2006) [17].
Sự di truyền liên kết giới tính: Đặc điểm di truyền quy định giới tính
ở gia cầm khác với các loài gia súc là con trống mang gen đồng hợp tử
(XX), con mái mang gen dị hợp tử (XY). Những công trình nghiên cứu về
sự di truyền các tính trạng liên kết với giới tính hoặc những tính trạng bị

hạn chế bởi giới tính đã được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia cầm
như việc chọn tạo ra các giống gà có thể phân biệt được giới tính ở 01
ngày tuổi qua sự phân ly của màu sắc lông khi cho lai các dòng gà khác
nhau. Một số trường hợp lai khác cho kết quả di truyền tính trạng mọc
lông ở gà con liên kết với giới tính, qua đó có thể phân biệt được giới tính
thông qua quan sát tốc độ mọc lông ở gia cầm trong thời gian rất sớm.
Nghiên cứu sự di truyền các tính trạng liên kết với giới tính có ý nghĩa
rất lớn trong thực tiễn, giúp cho người chăn nuôi định hướng sản xuất, giảm
chi phí đầu tư, chủ động trong xây dựng kế hoạch chăn nuôi, nâng cao hiệu
quả kinh tế.
Sự di truyền màu sắc lông: Màu sắc lông của gia cầm mang tính di
truyền cao, màu sắc của bộ lông gia cầm có thể chia thành 2 nhóm: lông có
màu và lông trắng. Bộ lông màu là một tính trạng được thể hiện bởi ký hiệu
C (Colour), bộ lông đen là chủ yếu ở gia cầm được thể hiện bằng gen E
(Entarsion). Điều khiển màu của các vằn trên lông là alen B. Màu đen của


12

lông cũng như các màu khác được quy định bởi các sắc tố melanin,
xantophin (ở gia súc chỉ có melanin), xantophin chỉ nằm trên da. Những con
có màu sắc vàng ở da, mỏ, chân đều có đồng hợp thể theo gen W - gen điều
khiển sự phân bố xantophin. Màu vàng sáng được quy định bởi alen lặn s,
màu sắc bạc do gen trội S theo Nguyễn Đức Hưng và cộng sự (2006) [17].
1.2.3. Cơ sở khoa học về sinh trưởng
1.2.3.1. Khái niệm về sự sinh trưởng
Trần Đình Miên và cộng sự (1992) [30] sinh trưởng là quá trình tích
lũy các chất do quá trình đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao,
chiều dài, chiều ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật
trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước. Thực chất sinh trưởng chính là

sự tăng trưởng và sự phân chia các tế bào trong cơ thể. Chambers.J.R. (1990)
[65] sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước tế bào hypertrophy, số lượng tế
bào hyperplasin và dịch thể tế bào. Ctatner (1992) cho rằng sinh trưởng là kết
quả của phân chia tế bào. Hammond (1959) cho rằng sinh trưởng của các mô
được diễn biến theo trình tự: thần kinh, nội tiết, hệ xương, hệ cơ (dẫn theo Lê
Thị Nga, 2004) [36]. Trần Thị Mai Phương (2003) [39] cho rằng sinh trưởng
thường được xác định bằng sự tăng lên về khối lượng, kích thước cơ thể qua
những giai đoạn nhất định, thực chất của sự phát triển đó là sự tăng lên về số
lượng protein trong cơ thể.
Nguyễn Viết Thái (2011) [44] sinh trưởng gồm hai quá trình, tế bào
sinh sản và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính, sự tích lũy lớn
lên về mặt khối lượng của từng mô bào và của toàn bộ cơ thể do kết quả của
sự tương tác giữa các gen và môi trường.


13

1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng ở gà
Quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi được xác định một
phần thông qua sự thay đổi các số liệu về các chiều đo của cơ thể, thể tích
của các cơ quan, bộ phận. Để đánh giá sinh trưởng, phát dục người ta thường
dùng phương pháp cân khối lượng và đo kích thước các chiều cơ thể.
Kích thước các chiều đo biểu thị dưới các dạng sinh trưởng tích lũy, sinh
trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối, đường cong và đồ thị sinh trưởng.
Đối với gà thường cân vào buổi sáng mà trước đó con vật đã nhịn đói,
gà broiler cân lúc SS đến giết thịt, mỗi tuần cân một lần. Đối với gà giống từ
SS - 12TT một tuần cân một lần, từ 12 tuần tuổi đến 12 tháng thì một tháng
cân một lần, từ 12 tháng đến 18 tháng thì 3 tháng cân một lần, lớn hơn 18
tháng thì 6 tháng cân một lần.
Sinh trưởng tuyệt đối: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN.2.39-77 (1977)

[32] là sự tăng lên về khối lượng, kích thước cơ thể trong khoảng thời gian
giữa hai lần khảo sát, đơn vị tính (gam/con/ngày) hoặc (gam/con/tuần). Đồ
thị sinh trưởng tuyệt đối ở dạng parabon. Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện
(1977) [40] tính theo công thức như sau:
A=

V2 − V1
t

Trong đó:
A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).
V1: Khối lượng trung bình cơ thể cân lần trước (g).
V2: Khối lượng trung bình cơ thể cân lần sau (g).
t: Khoảng thời gian giữa hai lần cân.
Sinh trưởng tương đối: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN.2.40-77 (1977)
[33] là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước, kết thúc khảo sát


14

so với lúc đầu khảo sát, đơn vị tính (%), đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng
hyperbon, sinh trưởng tương đối giảm dần qua các tuần tuổi.
R(%) =

P2 − P1
x 100
( P2 + P1 ) / 2

Trong đó:
R: Sinh trưởng tương đối (%).

P1: Khối lượng cơ thể cân lần trước (g).
P2: Khối lượng cơ thể cân lần sau (g).
Đường cong sinh trưởng: Là quá trình dùng đồ thị minh họa khả năng
sinh trưởng đã xuất hiện đường cong sinh trưởng. Sự ổn định đường cong
sinh trưởng phản ánh sự khác nhau về số lượng, chất lượng, giới tính các
giống gà.
Nguyễn Văn Thạch (1996) [43] cho biết tốc độ sinh trưởng ở gà Ri
không mạnh nên điểm uốn của đồ thị không rõ ràng. Lê Thị Nga (1997) [35]
tốc độ sinh trưởng ở gà Đông Tảo từ SS - 5TT là chậm, tăng nhanh từ 6 12TT. Trần Huê Viên (2000) [62] nghiên cứu trên gà Tây cho biết tốc độ
sinh trưởng tích lũy ở gà Tây giai đoạn SS - 8TT là chậm.
1.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà
Các tính trạng sinh trưởng đều là tính trạng số lượng, ngoài phần ảnh
hưởng do các yếu tố bản thân con vật như giống và tính biệt, bên cạnh đó còn
chịu ảnh hưởng các yếu tố môi trường: nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn, mật độ
nuôi…
Ảnh hưởng của dòng, giống: Chambers.J.R. (1990) [65] có nhiều gen
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể, có gen ảnh hưởng đến sự
phát triển chung, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen thì


15

ảnh hưởng theo nhóm tính trạng và có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng
riêng lẻ. Jaap và cộng sự (1969) [74] cho rằng di truyền về khối lượng cơ thể
do nhiều gen quy định. Phùng Đức Tiến (1996) [56] cho biết hệ số di truyền
của tốc độ sinh trưởng từ 0,4 - 0,5. Siegel và cộng sự (1962) [87] kết luận hệ
số di truyền và tốc độ sinh trưởng gà trống từ 0,4 - 0,6.
Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (2005) [4] nghiên cứu trên gà Đông Tảo
giai đoạn 12TT đạt khối lượng trung bình 1404,7 g/con. Nguyễn Thị Thuý
Mỵ (1997) [31] nghiên cứu 3 giống AA, Avian và BE88 tại Thái Nguyên, kết

quả cho thấy khối lượng cơ thể của 3 giống khác nhau ở 49 ngày tuổi khối
lượng trung bình lần lượt là: 2501,09 - 2423,28 - 2305,14 g/con.
Kết quả nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) [16], Phùng
Đức Tiến (1996) [56], Nguyễn Đức Hưng và cộng sự (1999) [18] cũng khẳng
định các giống gà khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau, gà hướng
thịt tốc độ sinh trưởng cao hơn gà kiêm dụng và hướng trứng. Lê Thanh Hải
và cộng sự (1999) [9], Lê Thị Nga (1997) [35], Đoàn Xuân Trúc và cộng sự
(1999) [58] khi nghiên cứu sinh trưởng các dòng, các giống và các tổ hợp lai
trên gà cũng cho các kết quả tương tự.
Ảnh hưởng của tính biệt: Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng, khối
lượng cơ thể còn ảnh hưởng bởi tính biệt, con trống có tốc độ sinh trưởng
nhanh hơn con mái. Sự khác này được biểu hiện về mặt cường độ sinh
trưởng, được quy định không phải do hoocmon sinh dục mà do các gen liên
kết với giới tính. Jull.M.A. (1923) [75] cho biết gà trống có tốc độ sinh trưởng
nhanh hơn gà mái từ 24 - 32%, sự sai khác này do gen liên kết giới tính, những
gen này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái. Godfrey and Jaap (1952) [70]


16

sự di truyền tính trạng về khối lượng có thể do 15 cặp gen tham gia trong đó
có ít nhất một gen về sinh trưởng liên kết giới tính nằm trên nhiễm sắc thể X.
Vì vậy, có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa con trống và con mái trong
cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái 24 - 32%.
North.M.O. and Bell.P.D. (1990) [80] cho biết khối lượng gà SS tương
quan dương với khối lượng trứng giống đưa vào ấp. Lúc mới nở gà trống nặng
hơn gà mái 1%, lúc 2TT nặng hơn 5%, lúc 3TT nặng hơn 11% và 8TT nặng
hơn 27%.
Samojlawa.L. (1974) [89] thí nghiệm nuôi tách riêng gà trống và gà mái
lúc SS cho khối lượng cơ thể lúc kết thúc cao hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn

tốt hơn. Kết quả khối lượng gà trống, gà mái nuôi tách riêng là: 1630 và 1440
g/con, TTTA tương ứng là 2,12 kg và 2,23 kg. Nuôi nhốt chung trống mái
khối lượng cơ thể tương ứng là 1520 và 1280 g/con, TTTA 2,29 kg.
Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993) [26], Phạm Quang Hoán và
Nguyễn Kim Anh (1994) [10] cho biết sự khác nhau về khối lượng cơ thể
giữa gà trống và gà mái broiler V135 từ một ngày tuổi. Dựa vào chênh lệch
khối lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái để nuôi tách riêng trống mái từ 01
ngày tuổi.
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến
từng mô khác nhau, gây nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô này
đối với mô khác, dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến biến động di truyền về sinh
trưởng. Bùi Đức Lũng và cộng sự (1993) [25] để phát huy khả năng sinh
trưởng cần cung cấp thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân đối tỷ lệ


×