Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

KẾ HOẠCH xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực Năm học 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.78 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI
Số:

/KH-THCS.TL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thạnh Lợi, ngày

tháng 10 năm 2014

KẾ HOẠCH
Về việc “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Năm học 2014 - 2015
Căn cứ Chỉ thị số: 40/2008/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2008 của Bộ
GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
Căn cứ Kế hoạch số: 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Căn cứ Hướng dẫn số: 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05 tháng 3 năm 2009 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Căn cứ vào Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Phòng
GD&ĐT Tháp Mười.
Nay Trường THCS Thạnh Lợi xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2014 – 2015 cụ
thể như sau:
I/. Mục tiêu :


Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để
xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện hiệu quả phù hợp với điều kiện
của địa phuơng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập.
Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động
xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
Giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất và trang thiết bị tạo,
điều kiện cho học sinh an toàn, thân thiện và vui vẽ đến trường.
Phát huy tính hứng thú của học sinh tham gia các hoạt động trong nhà trường
và ngoài xã hội một cách tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.
Phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng trong việc giáo dục học
sinh.
Phát động phong trào thi đua không gây áp lực, quá tải trong công việc của
nhà trường đảm bảo tính tự giác và nhận thức cao làm cho chất lượng giáo dục được
nâng lên.


II/. Đặc điểm tình hình :
1/. Thuận lợi :
Được sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của lãnh đạo chính quyền địa phương và
lãnh đạo ngành trong quá trình đào tạo và giáo dục học sinh có đủ trình độ phẩm
chất và năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học khá đảm bảo đáp ứng nhu cầu
tối thiểu trong quá trình dạy và học tại đơn vị.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình có đủ năng lực trình độ
để xây dựng và nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngành đã cung cấp đủ số lượng cây xanh để xây dựng môi trường xanh, sạch,
đẹp.
Đơn vị có nhà vệ sinh và có nhân viên vệ sinh hàng ngày và bảo vệ môi
trường sạch, đẹp và hợp vệ sinh.
Là học sinh vùng sâu nên ngoan, hiền và dễ hòa nhập các hoạt động trong

nhà trường và ngoài xã hội.
Đơn vị đang xây dựng đạt chuẩn xanh – sạch – đẹp loại Khá vào tháng 2 năm
2012.
2/. Khó khăn :
Đội ngũ phần lớn là giáo viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc
tập trung vận động và sử dụng các nguồn lực bên ngoài xã hội nên chưa tạo được
nguồn quỹ để hổ trợ các em trong khen thưởng cũng như các hoạt động giáo dục
khác.
Trường đã trồng hơn 250 cây xanh nhưng sân trường nhiều cát nên một số
cây đã chết do cây chưa thích nghi. Vì vậy nên khuôn viên trường chỉ có một số cây
chưa lớn, chưa có bóng mát để các em vui chơi giải trí.
Nhà trường còn hạn chế về cơ sở vật chất như sân đal.
Địa phương có nhiều loại hình giải trí chưa lành mạnh, khó quản lý.
III/. Nội dung :
1/. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn :
Nhà trường xây dựng Tiểu ban xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Phối hợp trồng cây xanh gây bóng mát khuôn viên trường học, chăm sóc cây xanh
hàng ngày, tổ chức vệ sinh thường xuyên khuôn viên trường, khu vực nhà vệ sinh
và khu vực trước cổng trường, tổ chức làm cỏ, trồng cỏ chống hiện tượng khô hạn,
nóng bức trong khuôn viên nhà trường.
Tuyên trưyền phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, phòng bảo vệ sức khỏe của
bản thân.
Tổ chức trang trí lớp học xây dựng các khẩu hiệu phòng cháy chửa cháy, an
toàn giao thông ….


Tổ chức bổ sung, sửa chữa bàn ghế học sinh, giáo viên, kiểm tra thường
xuyên việc giữ gìn vệ sinh lớp học lòng ghép xét thi đua trong công tác đội, xây
dựng tổ chức khẩu hiệu lớp học.
2/. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi

địa phương, giúp các em tự tin trong học tập :
Xây dựng tiểu ban dạy học hiệu quả: Tiểu ban có trách nhiệm nghiên cứu
phương pháp dạy học hiệu quả, bồi dưỡng học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh
giỏi, bồi dưỡng giáo viên giỏi, giáo viên có tay nghề chưa vững, tổ chức các hội
thảo chuyên đề về nâng cao tay nghề, ứng dụng công nghệ thong tin trong dạy học,
đổi mới phương pháp ….
Tạo điều kiện để đội ngũ thầy cô giáo được tập huấn rất rõ ràng trong việc
vận dụng phương pháp mới trong nghiệp vụ sư phạm, cũng như được hướng dẫn rất
chi tiết áp dụng Thông tư 58/BGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 02
của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại học sinh. Qua đó lực lượng CBGV-NV tổ chức thường xuyên các buổi thao giảng, hội giảng rút kinh nghiệm trong
việc quản lý và giáo dục học sinh, sử dụng phương pháp phù hợp với từng lứa tuổi,
trình độ và chương trình phù hợp bên cạnh đó thường xuyên sử dụng tối đa trang
thiết bị hiện tại và cố gắng sử dụng các ĐDDH tự làm nhằm khuyến khích sự
chuyên cần tích cực chủ động sáng tạo và ý thức vương lên của các em học sinh, rèn
luyện và phát huy tối đa khả năng tự học của học sinh.
Đơn vị tổ chức buổi họp mặt giữa lãnh đạo nhà trường và học sinh để đoán
nhận những ý kiến và thông tin phản hồi từ học sinh để nhà trường và các em học
sinh cùng tháo gở những vướng mắc mà các em khó có thể trình bày thông qua tổ tư
vấn. Giúp các em tự tin trong học tập và tự tin đề suất những sáng kiến và cùng thầy
cô giáo xây dựng chất lượng dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
3/. Rèn luyên kỷ năng sống cho học sinh :
Xây dựng tiểu ban Rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh, ban có trách nhiệm
xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục lồng ghép vào các môn học, các buổi sinh
hoạt ngoài giờ, khuyến khích lòng ghép phương pháp sắm vai phương pháp dạy
học giúp các em tự đặt mình vào trong hoàn cảnh thực tế để có thể giải quyết tình
huống thực tế hiệu quả và chất lượng, tăng cường tổ chức cho các em thực hiện
thành thạo kỷ năng hoạt động sinh hoạt theo nhóm, theo tập thể.
Cố gắng tạo điều kiện cho các em có được các buổi giã ngoại để các em đối
diện với thực tế, giải quyết các vấn đề thực tế như: Giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ, kỷ
năng phòng chống bệnh tật, tai nạn giao thong, lồng ghép khắc sâu vấn đề tôn vinh

hòa bình, chống bạo lực và chống các tệ nạn xã hội vào các bộ môn văn hóa và các
buổi sinh hoạt chào cờ, sinh hoạt ngoài giờ và sinh hoạt chủ nhiệm.
Tổ chức 100% HS chưa biết bơi chủ yếu là khối 6 tham gia lớp tập bơi tại
đơn vị xã Thạnh Lợi vào các tháng 9, 10 hàng năm. Nhằm khắc phục tối đa trường
hợp HS cấp THCS đuối nước, đồng thời thành lập đội phòng chống lụt bảo. Trong


đó hiệu trưởng là trưởng ban, tập trung và lập danh sách HS đi xuồng trong mùa lũ
chuẩn bị đầy đủ áo phao phòng ngừa trường hợp thiệt hại bất thường có thể xảy ra.
Tổ chức đưa rước HS khi mùa lũ đến.
Thành lập đội sao đỏ kết hợp nhân viên bảo vệ, bảo vệ tài sản của nhà trường
cũng như tài sản của từng HS hàng ngày.
4/. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh :
Thành lập Tiểu ban tham mưu và tổ chức các trò chơi dân gian nhân dịp các
ngày lễ hoặc các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Để tạo hứng thú trong học tập và giảm gánh nặng về vấn đề học tập đơn vị tổ
chức các buổi vui chơi lành mạnh bằng cách tổ chức cho các em tham gia các trò
chơi dân gian, tham gia các Chương trình công tác Đội, phong trào thiếu nhi và các
hoạt động thể dục thể thao khác.
Lồng ghép tổ chức hội vui học tập thông qua các buổi hoạt động ngoài giờ
lên lớp, sinh hoạt cờ hay sinh hoạt cuối tuần.
5/. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích
lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương :
Tổ chức cam kết giữa các tập thể lớp với nhà trường về việc chăm sóc bảo
quản trường lớp.
Thành lập Tiểu ban góp ý xây dựng trường sở như: Trang trí các khẩu hiệu,
những hình ảnh tuyên truyền, sắp xếp trang thiết bị, bàn ghế sao cho các em học
sinh có cảm giác thoải mái khi đến trường để học tập theo phương chăm “mỗi ngày
đến trường là một ngày vui”.
Địa phương là một xã vùng sâu, trên địa bàn chưa có di tích lịch sử truyền

thống văn hoá. Tuy nhiên đơn vị thực hiện thông qua công tác đội chủ yếu chăm
sóc cảnh quan trong nhà trường.
Tổ chức đăng ký chăm sóc, thăm viếng mộ Mẹ Việt Nam anh hùng bà
Nguyễn Thị Chơi an tán tại ấp 4 xã Thạnh Lợi huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp.
Bên cạnh đó tổ chức buổi giao lưu gặp gở các đồng chí lão thành cách mạng
của địa phương nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Thạnh Lợi có hơn 45 năm tuổi Đảng
nhằm giúp các em hiểu sâu hơn về truyền thống lành mạnh lịch sử vẻ vang của địa
phương.
IV/. Tổ chức thực hiện :
Đưa các nội dung vào quy chế thi đua của giáo viên, học sinh. Được lồng
ghép xét thi đua hàng năm.
Triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
đến rộng rải trong giáo viên, học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh
HS trên toàn xã.
Tham mưu chính quyền địa phương tổ chức thực hiện và tổ chức sơ kết hàng
năm để đánh giá lại các mặt của phong trào.


Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực và đánh giá ở cuối năm học.
Trên đây là kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” năm học 2014 – 2015 của Trường THCS Thạnh Lợi.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
-

UBND xã;
Đoàn TN;
BCĐ;
Lưu.




×