Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.42 KB, 24 trang )

SINH
THỰC

ĐẠI HỌC
THUẬT
TênSƯ PHẠM KĨMã
sinh viênTP.HỒ CHÍ
Điểm MINH
VIÊN
TRẦN THANHKHOA
HOÀN
NGUYỄN TRUNG HIẾU
THÁI MINH TÂM

LÍ LUẬN
CHÍNH TRỊ
13116039

HIỆN

--
-13743049
14141275

NGUYỄN PHÚC HUY

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA



TP.HCM - THÁNG 5 NĂM 2015


MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua hơn 20 năm thực
hiện công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan
trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. cùng với sự phát triển không ngừng về
kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đời sống nhân dân không những
ổn định mà ngày một nâng cao do có sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. Bên cạnh
những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu
cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề về dân số, việc làm, tệ nạn xã hội,
tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng.
Có thể nói rằng, trong những năm gần đây tình hình tội phạm giết người do nhiều
nguyên nhân có xu hướng gia tăng, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng do hành vi người
phạm tội thực hiện vô cùng dã man, tàn ác. Hậu quả gây ra nhiều cái chết thương tâm không
gì bù đắp, để lại gánh nặng cho xã hội; gia đình và gây bất bình trong quần chúng nhân dân,
gây mất trật tự trị an và tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân tại địa
phương.
Việc xem thường pháp luật, xem thường tính mạng của người khác trong một bộ
phận người dân là nguyên nhân phạm tội. Có những vụ án giết người vì những thù tức nhỏ;
những tranh chấp không đáng kể; có những vụ án chồng giết vợ vì ghen; con giết cha vì tài
sản... làm cho giá trị đạo đức con người Việt Nam ngày càng giảm sút. Nguy hiểm hơn, kẻ
phạm tội còn thực hiện hành vi hiếp dâm rồi giết trẻ em; giết phụ nữ mang thai; giết người
với hành động vô cùng dã man như chặt đầu, tay, chân... Đã đến lúc cần báo động, đồng
thời cần phải có biện pháp phòng, chống kịp thời hành vi nguy hiểm đó nhằm bảo vệ tính

mạng của con người, bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc nghiên
cứu về tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp bách nhằm
tìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, đưa ra những giải pháp có
cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc nâng cao tính hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng và tiến tới đẩy lùi tội phạm
trong thời gian tới. Để góp phần đấu tranh và phòng chống tội phạm trong tình hình hiện
3


nay cũng như việc áp dụng pháp luật đối với tội giết người, nhóm xin chọn đề tài: “Tội giết
người trong luật hình sự Việt Nam”.

4


Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI
1.1. Khái niệm tội phạm giết người.
 Căn cứ quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung

năm 2009 (BLHS), thì giết người bị coi là tội phạm là hành vi cố tước đoạt trái pháp
luật tính mạng của người khác. Như vậy, hành vi giết người là hành vi có khả năng
gây ra cái chết hoặc chấm dứt sự sống của người khác. Hành vi này được thể hiện
bằng hành động, như: một người bằng hành động như đâm, chém, bắn,…để tước
đoạt tính mạng, sự sống của người khác; hoặc cũng có thể dưới dạng không hành
động như: cha mẹ bỏ đói trẻ sơ sinh dẫn đến đứa trẻ đó chết. Những hành vi không
có khả năng tước đoạt tính mạng của người khác, thì không thể là hành vi khách
quan của tội giết người.
 Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết
người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi

phạm tội được coi là tội giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý
gây thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp). Mục đích và động cơ phạm tội không là
dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết
định khung tăng hình phạt.
Một số hành vi khác, cũng làm chết người, nhưng không coi là hành vi của tội giết
người như:
-

Hành vi đúng luật: Hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho
phép (phòng vệ chính đáng, thi hành án tử hình người phạm tội đặc biệt nghiêm

-

trọng...)
Hành vi trái luật: Hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ, hành vi vô ý
làm chết người, hành vi bức tử, hành vi xúi giục hoặc giúp người khác tự sát,
hành vi giết con mới đẻ, hành vi giết người do tinh thần bị kích động mạnh, giết
người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng...

Trong những trường hợp có hành vi trái luật như thế người ta không quy định là tội
giết người mà được quy định bằng một tội danh cụ thể, tương ứng với hành vi. Hình phạt
đối với những tội danh này không nghiêm trọng bằng tội giết người.
5


1.2. Cấu thành tội phạm. [1]
1.2.1. Mặt khách quan của tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại
bênh ngoài thế giới khách quan. Những biểu hiện thuộc về khách quan của tội phạm gồm
có: hành vi nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã

hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả, phương tiện công
cụ của tội phạm, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm. Trong đó,
hành vi là dấu hiệu bắt buộc không thể thiếu được của mọi loại tội phạm.
 Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức sau:
 Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các

hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm,dùng súng bắn,


dùng cây đánh … nhằm giết người khác.
Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện
nghĩa vụ phải làm ( phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của
người khác … nhằm giết người khác. Thông thường tội phạm được thực hiện
trong trường hợp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp.

Tuy nhiên cần phân biệt:
 Nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát chứ không cấu thành

tội này.
 Nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người khác thì cấu thành
tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
 Về hậu quả: Hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả làm người khác chết (tức là
chấm dứt sự sống của người khác). Tuy nhiên một số truờng hợp việc dùng vũ lực
không gây ra hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chết mà chỉ có tác dụng đẩy nạn nhân
vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và tử vong (như xổ nạn nhân xuống sông và
bỏ mặc cho đến chết hoặc đạp nạn nhân ra ngoài đường đang có nhiều xe ôtô chạy
dẫn đến bị xe cán chết …) theo chúng tôi vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội giết người nếu chứng minh được người thực hiện hành vi đó có mục đích giết
người. Đây có thể xem là hậu qua gián tiếp. Về tội giết người có cấu thành hình thức
nên hậu quả có làm chết người hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc, chỉ cần

hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích nhằm làm chấm dứt sự sống
6


của người khác (hay nhằm làm cho người khác chết) được xem là phạm tội giết
người.
Ví dụ: Để giết B, A đã sử dụng súng bắn B, tuy nhiên do đạn lép, A không giết được
B. Trường hợp này hậu quả (làm chết B) chưa xảy ra, nhưng A vẫn phạm tội giết
người nhưng thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
1.2.2. Mặt chủ quan.
Lỗi của người phạm tội là cố ý. Có thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp.
 Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra,

nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ
như dùng súng trực tiếp bắn vào đầu hoặc tim của nạn dẫn đến tử vong.
 Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây

nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy
ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy
ra (có ý thức chấp nhận hậu quả đó). Ví dụ trường hợp biết nạn nhân không biết bơi,
người thực hiện hành vi phạm tội đã đẩy nạn nhân ngã xuống hồ bơi, sông hồ để nạn
nhân chết đuối.
Lưu ý: Mặc dù mục đích giết người không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc nhưng
trong một số trường hợp vẫn được xem xét như một dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan để
làm căn cứ phân biệt với một số trường hợp sau:


Gây thương tích dẫn đến chết người. Trong trường hợp này người phạm tội

không có mục đích giết người.

 Nạn nhân bị tấn công bằng hung khí nguy hiểm vào các vị trí hiểm yếu trên cơ
thể nhưng chỉ bị thương tích (không chết) hoặc không bị thương tích, trường hợp
này cần xác định mục đích tấn công là gì, nếu có mục đích nhằm giết người khác
thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng thuộc trường hợp
phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, nếu không có mục đích giết người thì họ phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích (nếu có).
1.2.3. Chủ thể.
Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người.
7


Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm
hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên:
Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
1.2.4. Khách thể.
Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con
người (đang sống). Ghi chú: Thai nhi không được xem là một con người đang sống cho đến
khi được sinh ra và còn sống. Cho nên việc "giết" một bào thai không được xem là hành vi
giết người mà chỉ được xem là hành vi cố ý gây thương tích hoặc là tình tiết tăng nặng trong
trường hợp giết người là phụ nữ mà biết là người đó đang mang thai.
1.2.5. Các hình thức gây án.[2]
 Gây án có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí khác, cụ thể là:
 Không sử dụng vũ khĩ hoặc hung khí: Trường hợp này người phạm tội chủ yếu sử

dụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạn
nhân vào điều kiện không thể sống được như đấm, đá, bóp cổ… hoặc dùng các
thủ đoạn khác như đẩy xuống sông …
 Có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết người khác. Trường hợp


này người phạm tội có sử dụng các công cụ phạm tội như: Súng, lựu đạn, bom,
mìn, dao, búa, gậy gộc, … hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, điện …
 Gây án dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực, cụ thể là:
 Dùng vũ lực: Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức mạnh vật
chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội ) tác động lên thân thể nạn
-

nhân. Việc dùng vũ lực có thể được thể hiện bằng các hình thức sau:
Thực hiện trực tiếp như dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ, …
Thực hiện gián tiếp thông qua phương tiện vật chất (có công cụ, phương tiện

phạm tội) như: Dùng dao để đâm, chém, dùng súng bắn, …
 Không dùng vũ lực: Nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức
mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc để đầu độc
nạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào…
1.3. Khung hình phạt đối với tội phạm giết người.
- Tội giết người tại Điều 93 quy định 2 khung hình phạt:[3]
 Khung 1: Phạt tù từ 12 năm đến tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

8


1. Giết nhiều người: Là trường hợp giết từ 2 người trở lên. Để áp dụng tình tiết này chỉ

cần xác định ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn giết từ 2 người trở
lên, không phụ thuộc vào số người chết trên thực tế.
2. Giết phụ nữ mà biết là có thai: Trường hợp này phải thoả mãn 2 điều kiện:
 Về mặt khách quan: nạn nhân là phụ nữ đang mang thai, không kể thai nhi đang ở
tháng thứ mấy, để xác định điều kiện này phải dựa trên cơ sở kết luận giám định.
 Về mặt chủ quan: phải biết được người phụ nữ đó đang mang thai (có thể can phạm

tự nhận biết hoặc nghe thông tin qua người khác). Để xác định điều kiện này phải
xem xét, đánh giá các tình tiết sau:
- Mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân.
- Thời điểm thực hiện tội phạm là ban ngày hay ban đêm, mùa đông hay mùa hè.
- Tình trạng thai nhi đã lớn hay còn nhỏ.
*Chú ý: Nếu nạn nhân đang mang thai là người tình của người phạm tội thì thuộc
trường hợp giết người vì động cơ đê hèn. Tình tiết này được hướng dẫn tại Nghị
quyết 04/86/HĐTPTATC.
3. Giết trẻ em: Nạn nhân là trẻ em là người dưới 16 tuổi.
4. Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì công vụ của nạn nhân: Nạn nhân là

người đã hoặc sẽ thi hành công vụ thuộc trường hợp giết người vì lý do công vụ của
nạn nhân (tức là giết nạn nhân trước hoặc trong hoặc sau khi thi hành công vụ).
Giữa công vụ của nạn nhân và việc thực hiện tội phạm giết người có mối liên quan
với nhau.
Ví dụ: A là thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử một vụ án hình sự mà B là
bị cáo, trong lúc xét xử hoặc sau khi xét xử xong, B cho rằng A xử mình như vậy là
quá nặng nên đã giết A.
Đối với trường hợp giết nạn nhân trước hoặc trong khi thi hành công vụ
thường nhằm cản trở việc thi hành công vụ của nạn nhân, còn giết nạn nhân sau khi
thi hành công vụ thường có động cơ là trả thù nạn nhân.
5. Giết ông bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng, thầy, cô giáo của mình:
 Nạn nhân là ông bà, cha mẹ có thể là ông bà nội ngoại, đẻ hoặc nuôi; bố mẹ đẻ


hoặc bố mẹ nuôi (phải được pháp luật thừa nhận).
Nạn nhân là người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý giáo dục người phạm
tội như vai trò của bố mẹ người phạm tội.
9





Nạn nhân là thầy giáo, cô giáo của mình là người đã, hoặc đang làm công tác
giảng dạy tại cơ sở có chức năng giáo dục, đào tạo dạy nghề được Nhà nước cho
phép đã hoặc đang trực tiếp giảng dạy người phạm tội không kể thời gian dài hay
ngắn. Đồng thời, việc gây thương tích cho nạn nhân là vì lý do thực hiện nhiệm vụ
giáo dục, đào tạo của họ đối với bị cáo. Hay nói cách khác, động cơ của việc phạm

tội có phải liên quan đến nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo.
6. Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng
hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng: Là trường hợp bị cáo phạm 2 tội trong đó có một tội
giết người, giữa 2 tội này phải thoả mãn các điều kiện sau:
 Tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người phải là tội rất nghiêm trọng hoặc tội
đặc biệt nghiêm trọng (là loại tội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
ấy là trên 7 năm tù).
 Khoảng cách giữa 2 tội không có sự gián đoạn về mặt thời gian.
 Giữa 2 tội không có mối liên quan với nhau
Ví dụ: A vừa dùng súng uy hiếp B để lấy tài sản, sau khi lấy được tài sản, A
thấy M đi qua vốn có mâu thuẫn sâu sắc trong chuyện làm ăn trong xã hội đen với
nhau, A đã dùng súng bắn M chết.
7. Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác: Là trường hợp bị cáo phạm 2 tội trong

đó có tội giết người, giữa 2 tội này phải thoả mãn các điều kiện sau:
 Khoảng cách thời gian giữa 2 tội có thể liên tục có thể ngắt quãng về mặt thời


gian.
Tội phạm khác có thể là bất kỳ loại tội nào (tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng,




tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng).
Giữa tội giết người và tội phạm khác có mối liên quan với nhau. Việc thực hiện tội
phạm khác là động cơ thực hiện tội phạm giết người – nghĩa là can phạm cho rằng
nạn nhân sẽ là người cản trở gây khó khăn cho việc thực hiện tội phạm khác nên
đã giết nạn nhân để thực hiện tội phạm khác, hoặc nạn nhân sẽ là người tố cáo can
phạm về tội đã thực hiện nên đã giết nạn nhân để che giấu tội phạm đã thực hiện.
Ví dụ: A hiếp dâm B xong, A sợ B tố cáo mình nên đã giết chết B ngay sau
khi hiếp dâm.

8. Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân: Như lấy tim, gan, thận dù với bất kỳ mục đích

nào như để nghiên cứu khoa học hoặc để cứu sống người khác.
10


9. Thực hiện tội phạm một cách man rợ: Là trường hợp giết người bằng phương pháp

nguyên thuỷ gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho nạn nhân cũng như thân nhân
của nạn nhân trước khi nạn nhân chết như móc mắt, moi gan, xẻo tai, chặt từng bộ
phận của nạn nhân cho đến khi nạn nhân chết. (Nếu hành vi trên thực hiện sau khi
nạn nhân chết thì không phải là trường hợp giết người một cách man rợ).
10. Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp: Là trường hợp người phạm tội đã sử dụng khả
năng chuyên môn, nghiệp vụ của mình để dễ dàng thực hiện việc giết người và dễ
dàng che giấu tội phạm.
Ví dụ: Bác sĩ giết bệnh nhân rồi lập hồ hơ bệnh án là bệnh nhân chết do bệnh
hiểm nghèo; người lái đò giả làm đò đắm để giết nạn nhân; thợ điện dùng dây điện
dí vào nạn nhân nhưng làm cho mọi người tin rằng nạn nhân bị điện giật chết.
11. Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Tình tiết này phải thoả mãn


các điều kiện sau:
 Can phạm phải sử dụng các loại công cụ, phương tiện có khả năng gây ra cái chết
cho nhiều người trong cùng một thời gian như dùng súng, mìn, lựu đạn, thuốc độc.
 Phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể như: nổ súng nơi có đông người, đầu độc thức

ăn, đồ uống có nhiều người dùng (thả thuốc độc vào giếng nước).
 Ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ mong muốn giết 1 người. Còn nếu ý thức
chủ quan của người phạm tội mong muốn giết chết từ 2 người trở lên thì thuộc
trường hợp giết nhiều người. Hậu quả trên thực tế không nhất thiết phải có nhiều
người chết.
12. Thuê giết người hoặc giết người thuê: Là trường hợp can phạm không trực tiếp

hành động, mà giấu mặt, dùng lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần (hứa gả con
gái) để người khác thực hiện hành vi phạm tội giết người.
13. Có tính chất côn đồ: Là trường hợp giết người có tính hung hãn cao, coi thường
tính mạng của người khác, giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt. Đâm đánh
người dã man không run tay.
14. Có tổ chức: Là trường hợp có từ 2 người trở lên thực hiện tội phạm giết người có sự
bàn bạc, cấu kết chặt chẽ.
15. Tội phạm nguy hiểm: Là trường hợp một người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng

hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý chưa được xoá án tích; hoặc một người đã tái
phạm chưa được xoá án tích mà lại phạm tội giết người.

11


16. Vì động cơ đê hèn: Là trường hợp giết người có tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc


với những người thân như: giết người để cướp vợ hoặc cướp chồng của nạn nhân;
giết người tình đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm, giết người đã cho vay,
mượn tài sản để trốn tránh trả nợ (tức là giết ân nhân của mình).
 Khung 2: Có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Được áp dụng đối với trường hợp
phạm tội giết người mà không thuộc các trường hợp nêu ở trên.
 Hình phạt bổ sung (khung 3):
 Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng
trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị. Cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
 Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Chương 2: THỰC TRẠNG TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
2.1. Một số thực trạng đối với một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người.
2.1.1. Số vụ phạm tội liên quan đến một số hành vi giết người những năm gần đây.
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2006 đến năm 2010 đã đưa ra xét
xử 7157 vụ phạm tội liên quan đến hành vi giết người với 12.771 bị cáo. Trong đó năm
2006, số vụ án được đem ra xét xử là 1.543 với số bị cáo là 2819, năm 2007 là 1.424 vụ với
2.417 bị cáo, năm 2008 là 1553 vụ với 2.758 bị cáo, năm 2009 là 1311 vụ với 2.237 bị cáo
và năm 2010 là 1326 vụ với 2.240 bị cáo.[4]
2.1.2. Cơ cấu và tính chất một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người
 Cơ cấu tội phạm liên quan đến hành vi giết người được thể hiện thông qua tỷ trọng

giữa tội phạm liên quan đến hành vi giết người và các loại tội phạm xâm phạm hành
vi giết người. Trong 10 năm, từ năm 2001 đến năm 2010, trên phạm vi toàn quốc có
14607 vụ phạm tội xâm phạm tính mạng con người, trong đó số vụ phạm tội liên
quan đến hành vi giết người có 13332 vụ, chiếm tới 91,27%, các tội khác xâm phạm
tính mạng chỉ chiếm 9,73%. Cơ cấu này có thể nhận thấy hậu quả của tình hình tội

12



phạm liên quan đến hành vi giết người quyết định hậu quả của tình hình tội phạm
xâm phạm đến tính mạng con người.
 Cơ cấu của tội phạm liên quan đến hành vi giết người còn được thể hiện trong mối

tương quan với tình hình phạm tội nói chung. Giai đoạn 2006 - 2010, trên phạm vi
toàn quốc có 265.379 vụ phạm tội, trong đó có 7157 vụ tội phạm liên quan đến hành
vi giết người chiếm 2,70%. Tội phạm liên quan đến hành vi giết người tỷ lệ so với tội
phạm nói chung gần như không thay đổi. Giai đoạn 2006 - 2010, trên phạm vi toàn
quốc có 444.353 bị cáo trong các vụ phạm tội nói chung, trong đó có 12.771 bị cáo
trong các vụ tội phạm liên quan đến hành vi giết người chiếm 2,87; Các vụ phạm tội
liên quan đến hành vi giết người có xu hướng giảm thì tỷ lệ số bị cáo trên một vụ
phạm tội này lại có xu hướng tăng và có diễn biến phức tạp, tăng giảm thất thường.
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giết người hiện nay.
2.1.3.1. Sự xâm nhập của lối sống bạo lực, ích kỉ dẫn đến hình thành ý thức coi thường
tính mạng người khác trong một bộ phận dân cư.
Từ khi nền kinh tế thị trường hình thành ở Việt Nam, thì một bộ phận dân cư chủ yếu
là thanh thiếu niên do ảnh hưởng của những băng hình, sách báo, tranh ảnh mang tính bạo
lực cao đã tự cho mình cách sử sự bạo lực đối với người khác có khi ở bất cứ mâu thuẫn nào
xảy ra kể cả đó chỉ là những va chạm nhỏ. Cũng có thể phần nào đánh giá ý thức coi thường
tính mạng người khác qua những trường hợp có thể nhìn thấy người khác bị đánh đập, bị đe
dọa tính mạng nhưng vẫn dửng dưng không can thiệp. Lối sống bạo lực, ích kỉ còn thêt hiện
qua nhứng vụ án mà dường như can phạm chỉ để bảo vệ lợi ích của mình bằng cách căng
dây điện bảo vệ vườn cây, dùng roi điện tấn công người câu cá trộm,…
Tóm lại, như một nguyên nhân của tội giết người, việc coi thường tính mạng người
khác, đề cao quyền lợi của mình là yếu tố có thể tìm thấy ở tất cả hầu hết các vụ án giết
người ở nước ta hiện nay.
2.1.3.2. Sự phát triển của tệ nạn xã hội đặc biệt là ma túy, cờ bạc.
Cũng trong những năm gần đây tệ nạn xã hội đã len lỏi vào từng ngôi làng, từng góc
phố, nó ảnh hưởng tiêu cực đến hiều mặc của đời sống xã hội. Thực tế cho thấy nhiều án

mạng xảy ra lại gắn liền với những tệ nạn này. Một số đối tượng nghiện ma túy có thể làm
bất cứ việc gì để kiếm tiền thỏa mãn cơn nghiện của mình như: giết người thuê, giết người
13


cướp tài sản, thậm chí giết chết người thân khi họ ngăn cản việc mang tài sản của gia đình
đi bán. Tệ nạn cờ bạc làm khuynh gia bại sản nhiều gia đình thì cũng có lúc kéo theo nhiều
hành vi tội lỗi liên quan đến tính mạng con người như giết người để quỵt tiền thua bạc, giết
người để lấy tài sản đánh bạc,… Nghiện rượu lại có hoàn cảnh đẩy con người vào hoàn
cảnh không thể nhận thức để điều khiển tốt hành vi của mình từ đó có thể dẫn đến việc giết
người do bất cứ kích động nhỏ nào. Bên cạnh đó nhiều tệ nạn khác cũng gây ra những ảnh
hưởng đến các tệ nạn trên hoặc trực tiếp dẫn đến tội giết người.
2.1.3.2. Hiện tượng chủ quan, thiếu tinh thần cảnh giác của quần chúng nhân dân.
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy các vụ giết người xảy ra trên thực tế, chúng ta thấy
có những vụ giết người chỉ có thể xảy ra khi nan nhân thiếu tinh thần cảnh giác, cũng có
những vụ giết người mà can phạm dễ dàng hành động dựa vào sự chủ quan, thiếu cảnh giác
của nạn nhân.
Cũng cần phải nói đến hiện tượng thiếu cảnh giác của quần chúng nhân dân nói
chung. Có những trường hợp vụ án giết người xảy ra trong khu tập thể, kẻ phạm tội bịt
miệng, kéo nạn nhân vào phòng tắm, bóp cổ nạn nhân kêu la nhưng trong khu tập thể nghe
thấy cho rằng đó không phải là một vụ án mạng. Trong những trường hợp như vậy nếu
những người hàng xóm chung quanh có tinh thần trách nhiệm, cảnh giác cao hơn nữa thì có
thể tội phạm đã có thể ngăn chặn kịp thời.
2.1.3.4. Công tác quản lí, kiểm tra giám sát xã hội chưa được chặt chẽ.
Thực trạng hiện nay là việc giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn các tỉnh, thành phố
còn nhiều khuyết điểm. Có thể nhận thấy lực lượng chuyên trách còn quá ít để thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó do thiếu cả những điều kiện làm việc cần thiết nên lực
lượng chuyên trách đã không thu thập được hết những thông tin từ quần chúng nhân dân.
Việc tuần tra khu vực, tuần tra ở các khu tập thể còn yếu và không thường xuyên, nhiều nơi
hoạt động này chỉ là hình thức nên đối tượng có biểu hiện nghi vấn không được phát hiện để

có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2.1.3.5. Chưa giải quyết đầy đủ việc làm cho những người đang trong độ tuổi lao động.
Giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người trong độ tuổi lao động hiện nay là vấn
đề nan giải đối với toàn xã hội nói chung và cơ quan chức năng nói riêng. Hiện nay chúng ta
chưa thực sự quản lí được những người thất nghiệp, chưa tổ chức, tập hợp được những
14


người đang trong độ tuổi lao động mà chưa có việc làm. Mặt khác cũng không hướng dẫn,
rèn luyện làm hình thành nhân cách sống của con người mới cho họ. Đối tượng những
người thất nghiệp bị bế tắc trong cuộc sống do ảnh hưởng của lối sống tiêu cực từ những
người xung quanh, do sự đe dọa, tác động trực tiếp từ các tệ nạn xã hội nên họ đã trở thành
một bộ phận đối tượng thực hiện tội giết người.
2.1.3.6. Công tác quản lí, thu hồi và sử dụng vũ khí còn sơ hở.
Hiện tượng tàng trữ, mua bán vũ khí trái phép còn tồn tại do chưa ngăn chặn được
việc luân chuyển vũ khí vào tay bọn tọi phạm, đặc biệt là tội phạm đã có tiền án hình sự.
Mặc khác, một số ít cán bộ nhân viên có trách nhiệm giữ gìn vũ khí đã vi phạm các quy
định về bảo quản và sử dụng. Những thiếu sót sơ hở này thường bị bọn tội phạm lợi dụng để
tìm ra công cụ gây án. Trong những năm gần đây, kết quả điều tra cho thấy, một số tội
phạm giết người có dùng súng, gây thiệt hại lớn cả về vật chất và tinh thần cho nạn nhân và
xã hội.
2.1.3.7. Những thiếu sót và hạn chế trong công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
 Công tác truy tố nhiều vụ án còn chậm chất lượng còn hạn chế. Viện kiểm sát, Tòa

án và các cơ quan điều tra chưa phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng nên thường có ý kiến
khác nhau trong quá trình xét xử vụ án dẫn đến kéo dài vụ án.
 Công tác xét xử các vụ án giết người còn chưa thật kịp thời, điều đó làm hạn chế vai

trò giáo dục, phóng ngừa của công tác xét xử. Số vụ án giết người hằng năm còn tồn
động nhiều. Ngoài ra, một số vụ còn chưa được xử lí nghiêm minh, tương xứng với

tính chất của nó từ đó tạo ra tâm lí coi thường pháp luật, làm mất lòng tin của nhân
dân vào sự công minh của pháp luật.
Qua việc nghiên cứu nguyên nhân của tội giết người có thể thấy tội phạm này tồn tại
và gia tăng là do một hệ thống các yếu tố khác nhau, có yếu tố thuộc về bản thân người
phạm tội nhưng cũng có yếu tố thuộc về cơ chế quản lí xã hội, quản lí kinh tế hiện nay. Do
đó, việc triệt tiêu hết các yếu tố là nguyên nhân và điều kiện của tội phạm này là công việc
hết sức phức tạp, nó đòi hỏi có sự hưởng ứng tham gia tích cực của quần chúng nhân dân.

15


2.2. Một số vụ án tiêu biểu trong những năm gần đây.
2.2.1. Lưu Quốc Nghĩa (sinh năm 1990), hung thủ sát hại chị L.T.K.T trong Khu bảo
tồn thiên nhiên Tà Cú để cướp tài sản.
2.2.1.1. Tổng quan về vụ án.[5]
Nghĩa chính là hung thủ ra tay sát hại chị L.T.K.T (sinh năm 1995, trú cùng thôn
Hiệp Nhơn, xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) để cướp tài sản.
Báo Công an nhân dân dẫn cáo trạng vụ án cho biết, do nợ tiền mua xe trả góp nên
Nghĩa đã dàn dựng kịch bản có người bạn xe hết xăng trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú
nhờ đẩy xe về để lừa đưa T vào chỗ vắng trong khu bảo tồn và ra tay sát hại nạn nhân rồi
cướp tài sản.
Theo đó vào ngày 3/10/2014, Nghĩa đến chợ KM 28 thì gặp T là hàng xóm của
Nghĩa đang làm thuê cho chủ tiệm vàng KH. Tại đây Nghĩa xin chị T cho quá giang về nhà.
Do là người quen, nên T đồng ý và hẹn 12 giờ sẽ cùng về.
Khi đến khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, cách đường khoảng 500 mét thì Nghĩa dừng
lại. Tại đây, Nghĩa đề nghị T “quan hệ” nhưng chị từ chối. Do bị khước từ, Nghĩa quay ra
sau lưng T và dùng hai tay siết cổ cô gái. Hai bên giằng co một lúc thì T bị tên Nghĩa đẩy
ngã, đập đầu xuống đất rồi tử vong sau đó.
Nghĩa cướp chiếc điện thoại Iphone 3 và chiếc xe máy hiệu Sirius để đem bán và
cầm đồ lấy số tiền 8.400.000 đồng trả nợ tiền mua xe trả góp và tiêu xài cá nhân.

2.2.1.2. Cấu thành tội phạm và hình phạt.
 Chủ thể: Chủ thể Lưu Quốc Nghĩa sinh năm 1990 là người đã có năng lực trách

nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định, đủ khả năng phạm tội.
 Khách thể: Khách thể là chị T có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con

người.
 Mặt chủ quan: Ở vụ án này lỗi của Nghĩa là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thấy trước hậu quả
chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện
hành vi phạm tội. Đó là việc cố tình siết cổ của T.
 Mặt khác quan và cách thức gây án: Hành vi gây án của Nghĩa là dùng sức để siết cổ
T, thuộc hình thức gây án không dùng vũ khí.
Thông qua việc phân tích trên bị cáo Nghĩa đã phạm tội giết người cướp tài sản. Hình
phạt cho bị cáo Nghĩa tử hình đối với hành vi “giết người” và 5 năm tù đối với hành vi
16


“cướp tài sản”, tổng hình phạt là tử hình. Đồng thời buộc bị cáo Lưu Quốc Nghĩa phải
bồi thường tổn thất về vật chất, tinh thần cho gia đình nạn nhân.
2.2.2. Kẻ giết vợ chôn gầm giường lĩnh án chung thân.
2.2.2.1. Tổng quan vụ án.[6]
Chỉ sau hơn 3 tháng gây án Phan Tấn Ngọc, 45 tuổi (ở xã Bình Hòa Nam, huyện Đức
Huệ, Long An), kẻ giết vợ rồi chôn xác dưới gầm giường đã phải ra trước tòa trả giá cho
hành vi man rợ của mình.
Theo cáo trạng, do nợ nần nhiều nên vợ chồng Ngọc thường xuyên xảy ra mâu thuẫn
cãi vã. Ngọc nghi ngờ vợ có người khác nên ghen tuông rồi “thượng cẳng chân hạ cẳng
tay”. Gia đình chị L. đã chứng kiến cảnh Ngọc thường xuyên bạo hành vợ nên đã đuổi anh
ta ra khỏi nhà. Cuối năm 2013, Ngọc xây nhà trên phần đất của hai vợ chồng, cách nhà vợ
khoảng 50 mét.
Dù ra ở riêng nhưng mâu thuẫn giữa Ngọc với vợ và gia đình vợ ngày càng trầm trọng.

Một lần, Ngọc nghe tin cha mẹ vợ thay đổi di chúc, Ngọc không có phần trong số tài sản
thừa kế mà ông bà dự định sẽ cho hai vợ chồng trước đó. Nguyên nhân được cho là do chị
L. đang có ý định ly hôn với anh ta. Bực mình, Ngọc nảy sinh ý định giết vợ. Tháng 9/2014,
ông ta đào sẵn cái hố ở góc nhà, dưới gầm giường, với mục đích sẽ giấu xác vợ sau khi ra
tay. Tuy nhiên, do còn tình cảm với vợ nên Ngọc không thực hiện ý đồ nữa.
Gần đây, vợ chồng bán nhà được 160 triệu đồng nên khoảng 5h sáng ngày 12/3, chị
L.sang gặp chồng bàn chuyện mang tiền bán đất trả nợ nhưng Ngọc không đồng ý vì muốn
sửa sang lại căn nhà mình đang ở. Trong lúc cãi vã, Ngọc lấy chiếc búa đánh 2 cái vào đầu
vợ, làm nạn nhân ngã gục. Sợ bị phát hiện, gã tiếp tục đánh cho đến khi nạn nhân bất động.
Sau đó, gã chồng bất nhân lấy sợi dây chuyền trên cổ vợ rồi kéo thi thể xuống hố, ném
chiếc áo dính máu đang mặc và đôi dép của nạn nhân xuống, lấy cát và xi măng đổ lên trên.
Để huyệt mộ chắc chắn, không bị phát hiện, Ngọc gọi người đến đổ bê tông lên trên.
Không thấy mẹ, các con chị L. chạy khắp nơi tìm nhưng không thấy. 4 ngày sau bất ngờ
các con chị L. phát hiện mùi hôi thối nồng nặc bốc lên và tử thi bung khỏi lớp xi măng dưới
nền nhà.
Khi công an đến nhà kiểm tra hiện trường, Ngọc biết khó thoát tội nên đêm 16/3, gã đã
ra Công an huyện Đức Huệ tự thú.
2.2.2.2. Cấu thành tội phạm và hình phạt.
17


 Chủ thể: Chủ thể Tấn Ngọc, 45 tuổi (ở xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, Long An)

là người đã có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định, đủ khả năng
phạm tội.
 Khách thể: Khách thể là chị L có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con
người.
 Mặt chủ quan: Ở vụ án này lỗi của bị cáo Ngọc là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thấy trước

hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã

thực hiện hành vi phạm tội. Đó là việc Ngọc lấy chiếc búa đánh 2 cái vào đầu vợ,
làm nạn nhân ngã gục. Sợ bị phát hiện, gã tiếp tục đánh cho đến khi nạn nhân bất
động.
 Mặt khác quan và cách thức gây án: Hành vi gây án của bị cáo Ngọc là dùng búa để

đạp vào đầu chị L, thuộc hình thức gây án dùng vũ khí.
Tại phiên xét xử, Ngọc đã khai nhận mọi hành vi phạm tội của mình. Sau khi xem
xét, Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã quyết định tuyên phạt Ngọc mức án chung thân về tội
“Giết người”.

18


KẾT LUẬN
Thực trạng trên là vấn đề xã hội rộng lớn, phức tạp. Để giải quyết được tình trạng
trên đòi hỏi các ngành, các cấp và toàn dân phải tích cực tham gia. Theo chúng tôi cần tiến
hành đồng bộ các giải pháp sau:
1. Cấp ủy, chính quyền cần có văn bản chỉ đạo chuyên đề về lĩnh vực phòng ngừa, đấu

tranh chống tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội. Trong đó, phân công, phân
cấp rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp. Định kỳ có sơ, tổng kết rút
kinh nghiệm.
2. Các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền về giá
trị đạo đức truyền thống gia đình, xóm, làng, truyền thống dân tộc,...định hướng giới
trẻ xây dựng, hình thành nhân cách đúng đắn; ứng xử phù hợp đạo đức truyền thống
của người Việt Nam; phản bác, lên án mạnh mẽ những người có hành vi ứng xử thiếu
văn hóa, vi phạm pháp luật. Với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, các ngành
tuyên truyền rộng rãi các quy định của pháp luật, như: Luật đất đai, dân sự, khiếu nại
tố cáo, phòng chống bạo lực trong học đường, gia đình,... Trong đó lựa chọn những
nội dung liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của nhân dân trong cuộc sống, sinh

hoạt hàng ngày như: giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp dân sự, kinh tế, đất đai, hôn
nhân và gia đình, trách nhiệm hình sự, hình phạt nghiêm khắc đối với tội phạm giết
người. Từ đó, các thành viên trong xã hội nâng cao nhận thức, ứng xử phù hợp hơn,
phòng ngừa tội phạm.
3. Lực lượng Công an cơ sở chủ động phối hợp các ngành, đoàn thể thường xuyên khảo
sát các mâu thuẫn tranh chấp trong nhân dân. Trên cơ sở đó đề xuất cấp ủy, chính
quyên chỉ đạo tổ chức hòa giải, không để mâu thuẫn âm ỉ kéo dài dẫn đến giết người.
Những mâu thẫn lâu dài, gay gắt có nguy cơ dẫn đến tội phạm giết người thì lực
lượng Công an cần có biện pháp phòng ngừa sát hợp, kịp thời. Những vụ việc giết
người đã xảy ra thì tập trung điều tra xử lý nghiêm. Riêng những thanh thiếu niên
thường xuyên tụ tập đêm khuya đánh nhau, gây rối trật tự công cộng chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự cần đề xuất áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn. Nếu tái phạm thì đưa đi Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục. Trường hợp vi
phạm nghiêm trọng thì khởi tố hình sự, xử lý thật nghiêm minh.
19


4. Ngành Tư pháp thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ hòa

giải; các Trung tâm trợ giúp pháp lý,... để tư vấn, hỗ trợ, hòa giải kịp thời các mâu
thuẫn trong nhân dân.
5. Ngành Giáo dục và đào tạo tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh,
sinh viên. Đặc biệt, có giải pháp đổi mới làm sao thu hút học sinh, sinh viên thích
học các môn học xã hội góp phần hình thành nhân cách đúng đắn cho các em, tránh
bị lệch chuẩn.
6. Ngành Tòa án cần có những bản án thật nghiêm khắc đối với tội phạm giết người;

đồng thời tăng cường đưa xét xử lưu động để phòng ngừa chung.
7. Các cơ quan tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện phải nêu cao tinh thần
trách nhiệm đối với nhân dân. Phải giải quyết một cách thấu tình, đạt lý, kịp thời,

chính xác. Hạn chế để tranh chấp, khiếu kiện kéo dài dẫn đến tội phạm giết người.
Cần có biện pháp xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân do thiếu tinh thần trách nhiệm
hay tiêu cực trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân dẫn đến giết
người.
8. Quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở kinh doanh game online, các cơ sở kinh
doanh đồ chơi trẻ em,... xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm (game, đồ chơi bạo
lực).
9. Từng thành viên trong xã hội cần xây dựng cho mình có lối sống trong sạch, lành

mạnh, ứng xử có văn hóa. Trường hợp có tranh chấp xảy ra thì nhờ đến cơ quan bảo
vệ pháp luật can thiệp, giúp đỡ, không nên dùng bạo lực để giải quyết. Nếu bản thân
bị người khác đe dọa giết hại thì kịp thời báo cáo cho cơ quan Công an để giúp đỡ,
bảo vệ, giải quyết.
Với kiến thức của cả nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình
nghiên cứu, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để đề tài của nhóm
được hoàn thiện hơn, để kiến thức của nhóm hoàn chỉnh hơn.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1] Giáo trình pháp luật đại cương, Ts Lê Minh Toàn, NXB Chính trị quốc gia năm 2010.
[2] />[3] />[4] Tòa án nhân dân tối cao Thống kê báo cáo về các tội phạm xâm phạm tính mạng
con người từ năm 2010 đến năm 2013.
[5] />%C6%B0%E1%BB%9Bp-t%C3%A0i-s%E1%BA%A3n.html
[6] />
21





×