Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3 NĂM (05/2006-05/2009), ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2009-2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 112 trang )

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
-----o0o-----

BÁO CÁO TỔNG KẾT
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM 3 NĂM (05/2006-05/2009), ĐỊNH HƯỚNG
GIAI ĐOẠN 2009-2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

Báo cáo nghiên cứu tổng hợp


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 6
DANH MỤC BẢNG, MÔ HÌNH, HỘP VÀ ĐỒ THỊ ......................................................... 7
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 9
CHƯƠNG I: BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM ........................................................................................................................ 11
1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2006-2009 ......................................................... 11

1.1.1. Tình hình phát triển của nền kinh tế ....................................................................... 11
1.1.2.1. Chính sách và điều hành của NHNN ............................................................... 14
1.1.2.2. Đối với hệ thống các NHTM ........................................................................... 15
1.1.3. Tình hình thị trường chứng khoán .......................................................................... 19
1.2. Sự hình thành và phát triển của NHPT .................................................................................................... 20

1.2.1. Sự hình thành ......................................................................................................... 20
1.2.2. Mô hình tổ chức của NHPT.................................................................................... 21
1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của NHPT: .................................................................... 21
1.2.2.2. Trách nhiệm của NHPT:.................................................................................. 21
1.2.2.3. Tổ chức bộ máy của NHPT ............................................................................. 22
1.3. Chính sách TDĐT, TDXK và các hoạt động nghiệp vụ chính của NHPT ..................................................... 22



1.3.1. Tín dụng đầu tư...................................................................................................... 23
1.3.2. Tín dụng xuất khẩu: ............................................................................................... 23
1.3.2.1. Cho vay xuất khẩu: ......................................................................................... 23
1.3.2.2. Bảo lãnh TDXK .............................................................................................. 24
1.3.2.3. Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng............................................ 24
1.3.3. Quản lý vốn ODA cho vay lại và quản lý các Quỹ quay vòng ................................. 24
1.3.4. Hỗ trợ sau đầu tư và quản lý vốn ủy thác ............................................................... 25
1.3.5. Bảo lãnh tín dụng................................................................................................... 25
1.3.5.1. Bảo lãnh TDĐT: ............................................................................................. 25
1.3.5.2. Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM: ............................... 26
1.3.6. Nguồn vốn của NHPT ............................................................................................ 26
1.3.6.1. Lãi suất huy động vốn : ................................................................................... 27
1.3.6.2. Hình thức huy động vốn: ................................................................................. 27
1.3.6.3. Thời hạn huy động: ......................................................................................... 27
1.3.6.4. Đồng tiền huy động: ........................................................................................ 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2006-2009 ........................................................................................... 28
2.1. Kết quả hoạt động của NHPT giai đoạn 2006-2009 ................................................................................. 28

2.1.1. Huy động vốn: ....................................................................................................... 28
2.1.2. Cho vay đầu tư: ..................................................................................................... 29
2.1.3. Vốn ODA cho vay lại và Quỹ quay vòng: ............................................................... 31
2.1.4. Tín dụng xuất khẩu: ............................................................................................... 33
2.1.5. Bảo lãnh tín dụng đầu tư ........................................................................................ 34
2.1.6. Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn các NHTM theo Quyết định 14 ....................... 34
2.1.7. Tình hình thực hiện hỗ trợ sau đầu tư .................................................................... 34
2.1.8. Tình hình tài chính của NHPT................................................................................ 35
2.1.9. Tình hình cán bộ của NHPT ................................................................................... 35
2.1.9.1. Về cán bộ và đào tạo cán bộ ............................................................................ 35

2.1.9.2. Về cán bộ lãnh đạo: ......................................................................................... 36
2


2.1.9.3. Về công tác quy hoạch cán bộ Lãnh đạo ......................................................... 36
2.1.9.4. Về công tác luân chuyển cán bộ Lãnh đạo các cấp. .......................................... 37
2.1.9.5. Về thực hiện quy định về chuyển đổi vị trí công tác: ....................................... 37
2.2. Đánh giá hoạt động của NHPT giai đoạn 2006-2009................................................................................ 37

2.2.1. Các mặt được......................................................................................................... 37
2.2.1.1. Đối với nền kinh tế .......................................................................................... 37
2.2.1.2. Đối với NHPT ................................................................................................. 42
2.2.2. Tồn tại, hạn chế ..................................................................................................... 46
2.2.2.1. Đối với nền kinh tế .......................................................................................... 46
2.2.2.2. Hạn chế đối với NHPT .................................................................................... 47
2.3. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế .................................................................................................... 49

2.3.1. Mô hình NHPT hiện tại chưa hợp lý ....................................................................... 49
2.3.1.1. Định hướng của Chính phủ đối với hoạt động NHPT chưa ổn định, rõ ràng..... 50
2.3.1.2. NHPT chưa được trao quyền chủ động phù hợp .............................................. 50
2.3.1.3. Mô hình Hội đồng quản lý chưa phù hợp......................................................... 50
2.3.2. Chính sách TDĐT&TDXK của Nhà nước chưa được ban hành, hướng dẫn kịp thời và
còn nhiều điểm chưa phù hợp .......................................................................................... 51
2.3.2.1. Đối với hoạt động cho vay đầu tư và TDXK:................................................... 51
2.3.2.2. Đối với hoạt động HTSĐT .............................................................................. 52
2.3.2.4. Đối với hoạt động quản lý vốn ủy thác ............................................................ 53
2.3.2.5. Đối với hoạt động quản lý vốn ODA cho vay lại ............................................. 54
2.3.3. Cơ chế nguồn vốn và tài chính không phù hợp, sự hỗ trợ của Nhà nước không kịp thời
và đầy đủ:........................................................................................................................ 54
2.3.3.1. Về cơ chế nguồn vốn ....................................................................................... 54

2.3.3.2. Cơ chế tài chính chưa phù hợp ........................................................................ 56
2.3.4. Môi trường triển khai còn chứa đựng nhiều nhân tố bất lợi.................................... 57
2.3.4.1. Các quy định pháp lý có liên quan chưa thật phù hợp ...................................... 57
2.3.4.2. Thị trường tiềm ẩn nhiều nhân tố không ổn định: ............................................ 57
2.3.4.3. Năng lực về tài chính và kỹ thuật của các nhà thầu/đơn vị thi công trong nước còn
hạn chế ........................................................................................................................ 57
2.3.4.4. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán,
tổ chức và phê duyệt kết quả đấu thầu kéo dài.............................................................. 58
2.3.4.5. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành quản lý lĩnh vực đầu tư và xây
dựng; năng lực của chủ đầu tư và đơn vị thi công hạn chế ............................................ 58
2.3.4.6. Kiểm tra, thanh tra, giám sát đầu tư và xử lý vi phạm chưa thường xuyên và chưa
nghiêm ........................................................................................................................ 58
2.3.5. Các nguyên nhân về phía NHPT: ........................................................................... 58
2.3.5.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều điểm không hợp lý .................... 58
2.3.5.2. Hệ thống thông tin yếu kém: ........................................................................... 59
2.3.5.3. Tổ chức bộ máy quản trị nội bộ không hợp lý:................................................. 60
2.3.5.4. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu: .......................................... 60
2.3.6. Nguyên nhân về phía các doanh nghiệp ................................................................. 61
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA NHPT ĐẾN NĂM 2015,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 ............................................................................................ 62
3.1. Định hướng phát triển của nền kinh tế .................................................................................................. 62

3.1.1. Định hướng phát triển của nền kinh tế đến năm 2020............................................. 62
3.1.2. Định hướng phát triển của ngành ngân hàng ......................................................... 62
3.1.2.1. Đối với NHNN ................................................................................................ 62
3.1.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng............................................................................ 63
3


3.2. Định hướng và Mục tiêu phát triển hoạt động của NHPT đến năm 2010, năm 2015, tầm nhìn đến năm

2020 ............................................................................................................................................................... 63

3.2.1. Định hướng phát triển hoạt động của NHPT .......................................................... 63
3.2.2. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư từ nay đến năm 2015 .................................................. 64
3.2.3. Mục tiêu chung: ..................................................................................................... 65
3.2.4. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 65
3.3. Giải pháp phát triển hoạt động của NHPT .............................................................................................. 65

3.3.1. Hoàn thiện chính sách của Nhà nước về tín dụng và mô hình NHPT ...................... 65
3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách TDĐT&TDXK của Nhà nước ...................................... 65
3.2.2.2. Luật hóa chính sách và Công khai hóa thông tin .............................................. 67
3.2.3.2. Hoàn thiện mô hình NHPT .............................................................................. 68
3.3.2. Tăng cường huy động vốn, nâng cao hiệu quả quản lý vốn ..................................... 70
3.3.2.1. Đẩy mạnh huy động vốn qua hoạt động phát hành trái phiếu ........................... 70
3.3.2.2. Huy động vốn gắn với việc cung cấp dịch vụ thanh toán ................................. 71
3.3.2.3. Về việc tham gia thị trường mở : ..................................................................... 71
3.3.2.4. Đa dạng hoá các phương thức huy động vốn ................................................... 71
3.3.2.5. Quản lý tập trung và nâng cao hiệu quả quản lý vốn ........................................ 71
3.3.2.6. Gắn huy động vốn với hiệu quả hoạt động của NHPT ..................................... 73
3.3.3. Đa dạng hóa hoạt động nghiệp vụ .......................................................................... 73
3.3.4. Nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý tín dụng và phòng ngừa, XLRR tín dụng.. 73
3.3.4.1. Xác định hạn mức vốn vay để bảo đảm khả năng thanh toán của NHPT .......... 73
3.3.4.2. Thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng: ............................................................. 74
3.3.4.3. Nâng cao năng lực công tác thẩm định ............................................................ 75
3.3.4.4. Quản lý sát sao các khoản nợ vay .................................................................... 76
3.3.4.5. Nâng cao chất lượng công tác quản lý và xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản
nợ có vấn đề ................................................................................................................ 76
3.3.4.6. Tổ chức bộ máy và nhân sự trong quản trị rủi ro tín dụng ................................ 77
3.3.5. Đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu ................................................................................. 81
3.3.5.2. Hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình TDXK của NHPT .............................. 81

3.3.5.3. Từng bước chuẩn hoá công tác TDXK cho NHPT ........................................... 81
3.3.5.4. Triển khai các hình thức TDXK mới ............................................................... 81
3.3.6. Nâng cao chất lượng quản lý các nguồn vốn ODA ................................................. 82
3.3.6.1. Về quản lý vốn ODA....................................................................................... 82
3.3.6.2. Nghiệp vụ quản lý Quỹ quay vòng .................................................................. 83
3.3.7. Đối với HTSĐT và quản lý vốn ủy thác .................................................................. 84
3.3.7.1. Đối với nghiệp vụ HTSĐT .............................................................................. 84
3.3.7.2. Đối với nghiệp vụ nhận uỷ thác ....................................................................... 84
3.3.8. Hoàn thiện chế độ kế toán phù hợp với thông lệ ..................................................... 85
3.3.8.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán.................................................................. 85
3.3.8.2. Xây dựng chế độ kế toán mới hoàn chỉnh, thống nhất ...................................... 85
3.3.8.3. Nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính ............................................... 86
3.3.8.4. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thanh toán .................................................... 87
3.3.8. Hiện đại hóa hoạt động .......................................................................................... 88
3.3.8.1. Mô hình công nghệ: ........................................................................................ 88
3.3.8.2. Mô hình phát triển ứng dụng ........................................................................... 88
3.3.8.3. Phần cứng và mạng truyền thông..................................................................... 89
3.3.8.4. Tổ chức hệ thống công nghệ thông tin: ............................................................ 90
3.3.9. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị nội bộ và công tác quản lý cán bộ .................. 90
3.3.9.1. Về tổ chức bộ máy .......................................................................................... 90
3.3.9.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý cán bộ ................................... 91
3.3.9.3. Công tác Lao động tiền lương: ........................................................................ 92
3.3.10. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ................................................................ 93
3.3.10.1. Về nhận thức đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng: ........................................ 93
4


3.3.10.2. Về phân cấp trong công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng: ................................ 93
3.3.10.3. Về xây dựng chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng: ........................ 93
3.3.10.4. Về hợp tác trong công tác đào tạo, bồi dưỡng: .............................................. 94

3.3.10.5. Về cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng: ......................... 94
3.3.10.6. Đào tạo tiểu giáo viên.................................................................................... 94
3.3.11. Tăng cường quảng bá, giới thiệu về hoạt động của NHPT.................................... 94
3.4. Kiến nghị ................................................................................................................................................. 94

3.4.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành .................. 94
3.4.2. Đối với NHPT:....................................................................................................... 95
3.4.2.1. Về quyết tâm của Ban lãnh đạo và cán bộ: ...................................................... 95
3.4.2.2. Về chính sách .................................................................................................. 95
3.4.2.3. Về cơ sở vật chất ............................................................................................. 95
3.4.2.4. Bộ máy tổ chức và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................. 96
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 98
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 101

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ tiếng Việt - tiếng Anh

CLLS

Chênh lệch lãi suất (dùng trong cụm từ: cấp bù CLLS)

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa


DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DFI

Development financial institution - Tổ chức tài trợ phát triển

ĐTPT

Đầu tư phát triển

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

ICOR

Hệ số gia tăng vốn-sản lượng - Incremental capital-output ratio

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

KCHKM


Kiên cố hóa kênh mương

KT-XH

Kinh tế-xã hội

LSSĐT

Lãi suất sau đầu tư (dùng trong cụm từ : Hỗ trợ LSSĐT)

NHPT

Ngân hàng phát triển Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NSNN

Ngân sách nhà nước

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


WB

Ngân hàng thế giới

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức - Official Development Aids

Quỹ HTPT

Quỹ Hỗ trợ phát triển

TDĐT

Tín dụng đầu tư

TDXK

Tín dụng xuất khẩu

TCTD

Tổ chức tín dụng

TPCP

Trái phiếu chính phủ

TSCĐ


Tài sản cố định

QLDA

Quản lý dự án (dùng trong cụm từ: Ban Quản lý dự án)

QHTT

Quy hoạch tổng thể

TTCKVN

Thị trường chứng khoán Việt Nam

CSTT

Chính sách tiền tệ

6


DANH MỤC BẢNG, MÔ HÌNH, HỘP VÀ ĐỒ THỊ
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Trang

Bảng 1.1: Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2008

11


Bảng 1.2: Tăng trưởng quy mô trên TTCKVN

20

Bảng 2.1: Kế hoạch được giao hàng năm của NHPT

28

Bảng 2.2: Huy động vốn trong nước

28

Bảng 2.3: Tình hình cho vay đầu tư tại Quỹ HTPT/NHPT

29

Bảng 2.4a: Cơ cấu số dư nợ theo kỳ hạn còn lại tại thời điểm cuối các năm

30

Bảng 2.4b: Tình hình xử lý nợ

30

Bảng 2.5: Tình hình vốn ODA cho vay lại tại Quỹ HTPT/NHPT

31

Bảng 2.6: Kết quả cho vay TDXK


32

Bảng 2.7: Tình hình thực hiện hỗ trợ LSSĐT

34

Bảng 2.8: Tình hình tài chính của Quỹ HTPT/NHPT

35

Bảng 2.9: Tỷ lệ tín dụng giai đoạn 2001-2008

38

Bảng 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực kinh tế

40

Bảng 2.11: Giá trị tài sản cố định tăng thêm

41

Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu xem xét rủi ro thanh khoản

48

Bảng 2.15: Thâm hụt tài chính của Quỹ HTPT

49


Bảng 3.1: Dự kiến nhu cầu vốn giai đoạn 2009-2015

64

Bảng 3.2: Mục tiêu cụ thể của NHPT giai đoạn 2009-2015, tầm nhìn 2020

65

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1.1. GDP và vốn đầu tư

11

Đồ thị 1.2: Bội chi NSNN

13

Đồ thị 1.3: Lạm phát, tăng trưởng GDP và ICOR

13

Đồ thị 1.4: Lãi suất điều hành thị trường tiền tệ của NHNN

15

Đồ thị 1.5: Dư nợ và tăng trưởng tín dụng nền kinh tế

16


Đồ thị 2.1: Cơ cấu số dư vốn huy động theo kỳ hạn

29

Đồ thị 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay đầu tư theo phân ngành kinh tế

30

Đồ thị 2.3: Cơ cấu doanh số TDXK theo mặt hàng

33

Đồ thị 2.4: Cơ cấu doanh số TDXK theo thị trường

33

Đồ thị 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội

38

Đồ thị 2.7: Giá trị niêm yết TPCP của NHPT

39

Đồ thị 2.9: Lãi suất hòa đồng và cấp bù CLLS, phí quản lý

46

Đồ thị 2.10: Một số chỉ tiêu xem xét rủi ro tín dụng


47

Đồ thị 2.11: Tỷ lệ nợ xấu trong TDĐT

48
7


DANH MỤC HÌNH VÀ HỘP
Hộp 1.1: So sánh một số nhóm NHTM
Hình 3.1: Khung cơ chế lãi suất cho vay

19
67

Hình 3.2: Vai trò của Ngân hàng phát triển hiện đại
Hình 3.3: Mô hình quy trình quản lý tín dụng
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức thanh toán tập trung
Hình 3.5: Mô hình công nghệ của hệ thống thông tin Ngân hàng PTVN
Hình 3.6: Kiến trúc tổng thể hệ thống lớp ứng dụng

69
79
87
88
89

8



MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của Đề tài
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới hiện đại đã chứng minh vai trò quan trọng của các tổ
chức tài trợ phát triển đối với sự phát triển của nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh huy động
các nguồn vốn và tập trung tài trợ có hiệu quả cho các dự án phát triển, đóng góp tích cực vào
sự tăng trưởng vượt bậc của các quốc gia, điển hình là các nước khu vực Đông Á.
Tại Việt Nam, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường
XHCN, TDĐT&TDXK của Nhà nước đã trải qua những giai đoạn phát triển nhất định. Khi
Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế kế hoach hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước, các hoạt động chính sách về tín dụng đã dần tách ra khỏi tín dụng thương mại,
một bộ phận nguồn vốn cấp phát từ ngân sách nhà nước được chuyển thành vốn tín dụng ưu
đãi. Sự ra đời của Quỹ HTPT với mô hình tổ chức tài chính nhà nước nhằm đảm nhận nhiệm
vụ tín dụng ưu đãi. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường của Việt Nam đang dần được hoàn
thiện và chuẩn bị gia nhập WTO, mô hình Quỹ HTPT bộc lộ những bất cập trong hoạt động
cũng như chưa thích ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế.
Ngày 19 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập NHPT trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát
triển; qua 3 năm hoạt động, NHPT đã từng bước phát huy vai trò của mình, góp phần quan
trọng huy động thêm các nguồn lực trong và ngoài nước, hỗ trợ trong việc thúc đẩy đầu tư phát
triển kinh tế và xuất khẩu. Tuy nhiên thực tiễn triển khai 3 năm qua cũng đã bộc lộ những tồn
tại nhiều mặt do cả nguyên nhân chủ quan, khách quan, từ đó hạn chế hiệu quả hỗ trợ sự phát
triển của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Thực tế đó đòi
hỏi phải triển khai những giải pháp đồng bộ để phát triển hoạt động của NHPT trong giai đoạn
hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu đó, Đề án "Tổng kết hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt
Nam 3 năm (05/2006-05/2009), định hướng giai đoạn 2009-2015, tầm nhìn đến năm 2020 "
được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động của NHPT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của NHPT ở Việt Nam và làm rõ

các nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động của NHPT.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình và phát triển hoạt động
của NHPT ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động của NHPT và các chính sách của Nhà nước
có liên quan trong giai đoạn 2006-2009.
4. Đóng góp của Đề tài
- Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động của NHPT trong giai đoạn 2006-2009
trên phương diện định tính và định lượng ở cả tầm vi mô và vĩ mô; phân tích và làm rõ các
nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động của NHPT một cách toàn diện trên các khía cạnh: chính
sách và môi trường triển khai, mô hình tổ chức triển khai, quản lý và sử dụng vốn
TDĐT&TDXK của Nhà nước.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể mang tính dài hạn phù hợp với điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDĐT&TDXK của Nhà nước trên các
9


phương diện: môi trường kinh tế vĩ mô, chính sách của Nhà nước, mô hình tổ chức triển khai,
quản trị nội bộ của NHPT. Đặc biệt trong đó Đề tài cũng đề xuất hệ thống gồm 10 nhóm giải
pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động của NHPT một tổ chức đặc
biệt và có quy mô thuộc hàng đầu hệ thống các tổ chức tài chính-tín dụng, lần đầu tiên xuất
hiện tại Việt Nam từ tháng 07/2006.
5. Kết cấu của Đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh
mục tài liệu tham khảo và các Phụ lục, Báo cáo Đề tài được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Hoạt động Ngân hàng phát triển Việt Nam
- Chương 2: Thực trạng hoạt động Ngân hàng phát triển Việt Nam giai đoạn 20062009.
- Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Đây là những kết quả nghiên cứu ban đầu trong điều kiện hạn hẹp về nguồn lực (thời

gian nghiên cứu, số cán bộ tham gia nghiên cứu....), vì vậy chắc chắn không thể bao quát tất cả
mặt hoạt động của Ngân hàng Phát triển. Các kiến nghị, giải pháp đề xuất tại các chuyên đề và
được đưa vào Báo cáo Tổng thể là những giải pháp thực tiễn có cơ sở khoa học để báo cáo
Lãnh đạo NHPT nghiên cứu tham khảo trong quá trình đề xuất với cấp có thẩm quyền hoàn
thiện mô hình NHPT và chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước theo hướng ổn định và bền
vững.

10


CHƯƠNG I: BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2006-2009
1.1.1. Tình hình phát triển của nền kinh tế
Bước vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 2 (giai đoạn 2006-2010) của
thế kỷ 21, nền kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những thành tựu nổi bật trên nhiều mặt. Sự
kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 là kết quả minh chứng
cho những nỗ lực cải cách không ngừng trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm
qua theo hướng mở cửa thị trường.
- Tăng trưởng kinh tế trong 03 năm (2006-2008) luôn ở mức cao so với khu vực và thế
giới, bình quân tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2008 đạt 7,5%/năm.

Nghìn tỷ đồng

- Huy động vốn toàn xã hội cho ĐTPT duy trì ở mức cao; tăng từ 32,9% GDP năm
2000 lên 38,9% năm 2005 và 41% năm 2006 và 43,5% năm 2008; bình quân đạt 41% GDP
hàng năm (Hình 1). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục đạt những kỷ lục mới với mức
tăng trưởng rất nhanh; số dự án, số vốn đăng ký và giải ngân vốn FDI năm sau cao hơn năm
trước; riêng năm
Đồ thị 1.1: GDP và vốn đầu tư

2008 số vốn đăng ký
1600
45%
mới và tăng thêm
1400
đạt gấp 3,3 lần so
40%
1200
với năm 2007; số
1000
35%
vốn giải ngân FDI
800
gấp 2,3 lần so với
30%
600
năm 2007; ngày
400
càng nhiều dự án
25%
200
đầu tư lớn được thực
0
20%
hiện có ý nghĩa thiết
2000
2001
2002
2003
2004

2005
2006
2007
2008
thực đối với tăng
GDP (trái)
Vốn đầu tư NSNN (trái)
trưởng kinh tế và
Tổng
vốn
ĐTPT
(trái)
%vốn ĐTPT/GDP (phải)
xóa đói, giảm nghèo.
Bảng 1.1: Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2008
Các chỉ tiêu chủ yếu
(1) Tốc độ tăng trưởng GDP
Trong đã: Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp
Khu vực công nghiệp và xây dựng
Khu vực dịch vụ
(2) Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp
(3) Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
(4) Kim ngạch xuất khẩu
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
(5) Kim ngạch nhập khẩu
Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu
(6) Vốn FDI thực hiện
(7) Vốn FDI cấp mới và tăng thêm
(8) Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng và dịch vụ
Ghi chú: Các tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước.

11

Đơn vị

2006

2007

2008

QI/09

%
%
%
%
%
%
Tỷ USD
%
Tỷ USD
%
Tỷ USD
Tỷ USD
%

8,17
3,4
10,37
8,29

17
4,4
39,6
20,5
44,41
20
4,1
9,9
8,2

8,48
3,40
10,60
8,68
17,1
4,6
48,4
21,5
60,8
35,5
8
17,86
12,63

6,1
3,79
6,33
7,20
14,6
5,6

62,9
29,5
80,4
29,5
11,5
60,3
22,97

3,1
0,4
1,5
5,4
2,4
0,9
13,47
2,4
11,8
-45

Nguồn: Tổng cục Thống kê [1]

6,01
14,47


- Xuất khẩu liên tục tăng trưởng ở mức cao với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn
2006-2008 là 23,5%, bình quân bằng gần 70% GDP hàng năm; Tổng giá trị kim ngạch xuất
nhập khẩu liên tục tăng cao, bình quân giai đoạn này bằng 148% GDP, phản ánh độ mở cao,
thể hiện sự hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 722 USD năm 2006 lên khoảng 1.024 USD

năm 2008 [2][36]
- Các lĩnh vực khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục và đào tạo, y tế, văn
hóa, thông tin, thể dục thể thao, dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo và các lĩnh
vực xã hội khác đều có chuyển biến theo chiều hướng tích cực; đời sống nhân dân được cải
thiện. Cải cách hành chính được đẩy mạnh theo hướng công khai, minh bạch và đơn giản hóa
thủ tục. Phòng, chống tham nhũng có chuyển biến tích cực, đạt được kết quả quan trọng bước
đầu, được nhân dân đồng tình. Công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại phục vụ phát triển kinh
tế-xã hội được triển khai đồng bộ, thực hiện tốt các cam kết theo lộ trình gia nhập WTO. [3]
Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được trong những năm qua, nước ta cũng
gặp phải nhiều khó khăn thách thức; sự phát triển của nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều yếu kém.
- Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 cũng chính là năm kinh tế vĩ mô chịu tác động
mạnh bởi những biến động phức tạp của kinh tế thế giới, đặc biệt là tình trạng lạm phát tăng trở
lại mức hai con số (năm 2007: 12,63%; năm 2008: 22,97%); Nhập siêu năm 2008 tăng cao kỷ
lục, lên đến gần 18 tỷ USD, bằng 12,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và bằng gần 20%
GDP, tăng 41,1% so với năm 2007 (nhập siêu năm 2006 ở mức 12,7% tổng kim ngạch xuất
khẩu). Trước tình hình lạm phát và nhập siêu tăng mạnh đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô,
trong 9 tháng đầu năm 2008, Chính phủ đã xác định kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên
hàng đầu và tập trung chỉ đạo thực hiện với 8 nhóm giải pháp chủ yếu theo hướng thắt chặt.
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng tác động tới nhiều mặt của nền kinh tế. Do độ
mở của nền kinh tế khá cao nên Việt Nam sẽ tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề tác động
tới luồng vốn đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu; ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất trong nước.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm lại. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ
40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm 2006; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% GDP năm
2005 lên 38,08% năm 2006; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% năm 2005
xuống còn 20,40% năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008, khu vực công nghiệp và xây dựng
giảm xuống còn chiếm 39,91% GDP; khu vực dịch vụ chiếm 38,1%; khu vực nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99% GDP. [4]
- Thâm hụt ngân sách ngày càng tăng và trở nên trầm trọng. Mức thâm hụt đã lên lớn nhất
trong vòng nhiều năm qua, năm 2005: 40,7 ngàn tỉ đồng; năm 2006: 48,5 ngàn tỉ đồng; năm 2007:
56,5 ngàn tỉ đồng; năm 2008: 66,2 ngàn tỉ đồng. Năm 2009, Chính phủ đã trình Quốc hội mức bội

chi là 8%GDP. Mức bội chi lên đến 8% GDP đang mang lại những quan ngại sâu sắc về ổn định
kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Mức bội chi này sẽ tương đương với 144,8 ngàn tỉ đồng (khoảng 8,5
tỉ USD, với tỷ giá là 17.000 VND/USD), căn cứ trên mức bội chi đã được Quốc hội thông qua là
87,3 ngàn tỉ đồng (khoảng 5,1 tỉ USD) tương ứng với 4,82% GDP. [5]
- Sự phát triển kinh tế, xã hội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội có được; nền
kinh tế còn nhỏ bé, trình độ, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh còn hạn chế trong
điều kiện toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. [3]
- Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng kinh tế còn thấp, kém bền vững (hệ số ICOR ngày
càng tăng, hệ số ICOR năm 2008 ước tính khoảng 5,3); chỉ số tăng giá cao, nhập siêu cao;

12


Đồ thị 1.3: Lạm phát, tăng trưởng GDP và ICOR
25

ICOR, tăng trưởng GDP

10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
-


15
10
5

Lạm phát

20

0
-5
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tăng trưởng GDP (%)

ICOR

Lạm phát (%)

- Khả năng kiểm soát dịch bệnh ở người, cây trồng, vật nuôi và phòng, chống thiên tai
chưa cao; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp.
- Kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và quản lý nhà
nước chưa đáp ứng được đòi hái của thực tiễn phát triển đất nước. Cơ chế chính sách, thủ tục
hành chính còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thông thoáng cho doanh nghiệp và nhà
đầu tư. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa thực sự thông suốt và còn kém hiệu
quả. [6]
- Chất lượng xây dựng thể chế còn thấp, chưa phù hợp hoặc chưa đủ rõ, gây khó khăn
cho quá trình thực hiện. Chất lượng quy hoạch, kế hoạch và dự báo không theo kịp với yêu cầu
và tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Năm 2008, nền kinh tế bị lạm phát cao, một số cán cân vĩ mô có chiều hướng xấu. Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo thực hiện 8 nhóm giải pháp quan trọng nhằm
kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Cuối năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị

quyết số 30/2008/NQ-CP nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội gồm 5 giải pháp trọng tâm cấp bách và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương
cần khẩn trương triển khai ngay thành các chương trình hành động cụ thể, thiết thực để chủ
động ứng phó trước ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

ngàn t ỷ đồ ng

Ngày 06/04/2009,
Đồ thị 1.2: Bội chi NSNN
Chính phủ đã ban hành
160
144.8
Nghị quyết số 12/NQ-CP
140
về phiên họp Chính phủ
thường kỳ tháng 3-2009;
120
theo đó tiếp tục tập trung
100
thực hiện 5 nhóm giải
80
66.2
pháp trọng tâm ngăn chặn
56.5
suy giảm kinh tế, phấn
48.5
60
40.7
đấu duy trì và khôi phục
40

lại đà tăng trưởng, giữ ổn
20
định kinh tế vĩ mô, chủ
động ngăn ngừa lạm phát,
0
bảo đảm an sinh xã hội,
2005
2006
2007
2008
2009e
giữ vững an ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội. Đối với nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, các
bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh sản xuất, không
13


để xảy ra dịch bệnh tràn lan, đặc biệt chú ý giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm cho nông dân,
không để diễn ra tình trạng được mùa lại mất giá. Để đẩy mạnh triển khai giải pháp quan trọng
là kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bên cạnh việc tiếp tục rà soát, tháo gỡ các vướng mắc về thủ
tục hành chính, nhất là thủ tục đấu thầu, thuế, giải phóng mặt bằng,... Chính phủ yêu cầu tập
trung giải ngân nhanh các công trình, dự án đầu tư từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn
ODA, FDI và các nguồn vốn dân doanh, đặc biệt chú trọng giải ngân đối với các công trình, dự
án đầu tư từ nguồn vốn NSNN.
1.1.2. Tình hình phát triển ngành ngân hàng
Sau 2 năm gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt
theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch
vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động, thích ứng nhanh hơn với những
tác động từ bên ngoài, từ đã có khả năng đãng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát
triển chung của nền kinh tế.

1.1.2.1. Chính sách và điều hành của NHNN
- Hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng đã có những bước cải thiện
mạnh mẽ theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế, đảm bảo vừa tuân thủ các chuẩn mực
quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Nhiều văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt
động ngân hàng trong quá trình hội nhập như các văn bản về quản lý ngoại hối, các quy định
về tỷ lệ đảm bảo an toàn, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động
của tổ chức tín dụng (TCTD), cấp phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại
(NHTM) cổ phần… đã được ban hành. Các quy định đều bám sát các cam kết WTO và theo
hướng ngày một thông thoáng, minh bạch hơn, những phân biệt đối xử giữa các loại hình
TCTD, TCTD trong nước và nước ngoài từng bước được loại bỏ, chức năng tín dụng chính
sách và tín dụng thương mại đã được tách bạch, cho phép các NHTM được tự chủ và tự chịu
trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của mình.
- NHNN đã ban hành mới cơ chế cho vay bằng ngoại tệ của TCTD theo hướng chặt chẽ
hơn nhằm hạn chế cho vay đối với nhu cầu không nhất thiết phải sử dụng vốn ngoại tệ; ban
hành mới quy chế thu đổi ngoại tệ nhằm từng bước khắc phục tình trạng đô la hóa, tình trạng 2
tỷ giá trên thị trường trong nước.
- Về việc điều hành chính sách tiền tệ: Nếu như trong năm 2006 và 2007 hầu như
không có sự biến động nào trong việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua các công cụ lãi
suất thì năm 2008 chứng kiến sự đổi thay “chóng mặt”. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt
chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những
tháng cuối năm.
- Siết chặt lại các điều kiện được cho vay và khống chế tổng dư nợ cho vay năm 2008
không vượt quá 30% (năm 2007 tăng trưởng dư nợ là 53%), chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư
kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 20% vốn điều lệ của TCTD.
- Sử dụng lãi suất cơ bản như 1 công cụ điều tiết quan trọng đối với lãi suất tín dụng của
thị trường, theo đã trong năm 2008 lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh 3 lần tăng trong 9 tháng
đầu năm (tằng từ 8,25% lên đỉnh cao là 14%) và 5 lần giảm trong 3 tháng cuối năm 2008; cuối
tháng 1 năm 2009, lãi suất cơ bản tiếp tục được điều chỉnh giảm (còn 7%) và áp dụng từ ngày
01/02/2009 đến nay; khác biệt hoàn toàn so với mức lãi suất “đứng yên” trong suốt 2 năm 2006
và 2007. Cùng với sự điều chỉnh trên, NHNN chính thức áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động

cho vay của các tổ chức tín dụng (không quá 150% lãi suất cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân
sự). Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự
trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với
dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần
giảm). Việc lãi suất cơ bản liên tục được điều chỉnh một mặt phản ánh sự điều hành linh hoạt của
NHNN song mặt khác nó cũng phần nào phản ánh sự bất ổn định của thị trường tiền tệ trong
nước.
14


Đồ thị: 1.4: Lãi suất điều hành thị trường tiền tệ của NHNN
15

Lãi suất cơ bản (%)
Lãi suất chiết khấu (%)
Lãi suất tái cấp vốn (%)

13
11
9
7
5

01/12/08

01/09/08

01/06/08

01/03/08


01/12/07

01/09/07

01/06/07

01/03/07

01/12/06

01/09/06

01/06/06

01/03/06

01/12/05

3

- Biên độ tỷ giá đã 3 lần nới rộng, từ +/-0,75% lên +/-3%; tỷ giá bình quân liên ngân hàng có
2 lần điều chỉnh mạnh, vào tháng 6 và cuối tháng 12/2008; tháng 3/2009 tiếp tục nới biên độ này
lên +/-5%. Cùng với sự điều chỉnh biên độ và các diễn biến không tốt của nền kinh tế, VND
liên tiếp mất giá so với USD; tính chung từ cuối năm 2007 đến 03/2009, VND đã mất giá
khoảng 13%.
- Trong năm 2008, NHNN đã tăng khối lượng bán tín phiếu trên nghiệp vụ thị trường
mở và phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (17/3/2008) đối với các TCTD có quy mô
vốn huy động bằng VND trên 1.000 tỷ đồng (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương). Đi cùng với kế hoạch này, NHNN đã 2 lần điều

chỉnh lãi suất cho tín phiếu, 1 lần tăng từ 7,8% lên 13%, tháng 12/2008 giảm xuống còn 4,5%.
Tuy nhiên trong một số thời điểm, NHNN cũng tăng cường hỗ trợ vốn ngắn hạn nhằm tăng
tính thanh khoản cho các TCTD thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ tái cấp vốn
khác.
- Giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ, tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với hệ thống
TCTD; Cải tiến công tác dự báo, thống kê, thông tin, đặc biệt đối với công tác thống kê, giám
sát luồng vốn vào, ra;
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
1.1.2.2. Đối với hệ thống các NHTM
Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 của NHNN gắn liền với sự căng thẳng về
thanh khoản của các NHTM. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới
nay. Cuộc đua lãi suất mạnh mẽ trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm trong tháng 6/2008.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục lên tới vài chục %; nhiều ngân hàng
đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới
20%/năm. Đó cũng là thời điểm mà hoạt động cho vay của nhiều NHTM cầm chừng, doanh
nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần
như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp.
Ngược lại, từ cuối tháng 7/2008, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN với
nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái
trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của
NHNN, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện
rộng. Từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm; lãi suất
cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm.

15


Mặc dù thời gian qua đã có những thăng trầm mang tính lịch sử của thị trường, có thể
đánh giá rằng hệ thống tài chính nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng đã có sự phát
triển vượt bậc so với trước đây, thể hiện:

- Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP tăng từ 43% năm 2002 lên 71% năm 2006 và lên 94% năm
2007. Tỷ lệ tiền gửi/GDP tăng từ 47,5% năm 2002 lên 78% năm 2006 và lên hơn 100% năm
2007. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực thì các tỷ lệ này của Việt Nam còn kém (Ví dụ:
năm 2006 tỷ lệ này của Malaisia là 113% và 120%; Singapore là 95% và 118%; Thái Lan là
77% và 79%, Trung Quốc là 131% và 152%; Hàn Quốc là 160% và 133%, Hồng Kông là
134% và 322%). Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam khá cao. [27]
Đồ thị 1.5: Dư nợ và tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế
Dư nợ

Tăng trưởng tín dụng

1,200

60%
50%

1,000

40%

800
30%
600
20%

400
200

10%


-

0%

Tốc độ tăng tín d ụng (%)

Dư nợ (ngàn tỷ đồng)

1,400

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

- Số lượng các ngân hàng đô thị tăng (từ 9 ngân hàng năm 1991 lên 80 NHTM năm 2007 và
94 ngân hàng năm 2008, gồm: 05 NHTM Nhà nước (kể cả VCB và Vietinbank); 38 NHTM cổ
phần đô thị (các NHTM cổ phần nông thôn đã chuyển đổi hết thành các NHTM cổ phần đô thị
trong giai đoạn này); 05 Ngân hàng liên doanh; 42 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 02 ngân hàng
100% vốn nước ngoài; 02 ngân hàng chính sách: Ngân hàng phát triển Việt Nam –VDB và Ngân
hàng chính sách xã hội –VBSP). Ngoài ra có 17 công ty tài chính (năm 2007 có 9 Công ty, hết năm
2008 có 17 công ty); 13 công ty cho thuê tài chính và 54 Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài
tại Việt Nam.
- Tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức
cao nhất so với các nước trong khu vực. Năm 2002, tỷ lệ này của Việt Nam là 23%, năm 2006
là 18%; trong khi đã năm 2006 các nước như Philipin và Indonesia chỉ có 11%, Thái Lan 10%,
Malaysia 5%, Trung Quốc 8%, Đài Loan và Hồng Kông 3%, Hàn Quốc 2%. [27]
- Tốc độ tăng trưởng quy mô (vốn, tài sản, mạng lưới) của các ngân hàng:
+ Các NHTM đã tăng trưởng rất nhanh về quy mô, đặc biệt là vốn điều lệ và
mạng lưới chi nhánh. Trong năm 2007 tăng trưởng vốn này bình quân của các 11 NHTM
cổ phần lớn nhất (không kể Vietcombank) là 144%. Về năng lực tài chính: quy mô vốn
của các NHTM đã được tăng lên đáng kể. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐCP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các
TCTD, các ngân hàng phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ VND và đến năm 2010 là

3.000 tỷ VND, đến nay, đã có nhiều ngân hàng đạt mức trên 1.000 tỷ đồng đến 3.000 tỷ
đồng. Các NHTM Nhà nước tiếp tục tái cơ cấu: VCB đã cổ phần hóa, hiện Chính phủ đã
đồng ý cổ phần hóa VietinBank và BIDV. Nhờ có sự phát triển của thị trường chứng
khoán, việc tăng vốn của các NHTM bớt gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các NHTM còn có
thể bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài (đến nay đã có 10 NHCP có đối tác chiến
lược là ngân hàng nước ngoài, trong đó TechcomBank, ABBank, Phương Nam đã bán cổ
phần cho ngân hàng nước ngoài từ 15 – 20% với giá cổ phiếu cao hơn thị trường). Nhờ
vậy, các NHTM có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa bàn hoạt động, tăng
16


cường khả năng cạnh tranh. Trước năm 2006, hệ số an toàn vốn của các NHTM nhà nước
đều không đạt mức yêu cầu 8%, tuy nhiên đến nay đều đã đạt trên mức quy định. Đối với
các NHTM cổ phần, hệ thống an toàn vốn đều vượt tỷ lệ quy định, thậm chí có nhiều
ngân hàng có hệ thống an toàn vốn lên đến trên 20%. Ngoài việc tăng quy mô vốn, nhiều
ngân hàng còn đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại tài chính như tăng vốn tự có, xử lý nợ
xấu, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động. Tuy nhiên, quy mô vốn của các NHTM Việt Nam
so với các nước phát triển còn rất nhỏ bé.
+ Hầu hết các NHTM cổ phần đều có mức tăng tổng tài sản năm 2007 là 100%
trở lên. Các NHTM quốc doanh có mức tăng thấp hơn (BIDV: 29%; VCB: 16%; Vbard:
30%) nhưng quy mô rất lớn, bình quân có tổng tài sản gấp khoảng 9 lần tài sản bình quân
của các NHTM cổ phần trong năm 2007. Năm 2007 tổng tài sản của toàn ngành ngân
hàng đã lên tới 130% GDP.
+ Hệ số an toàn vốn (CAR) trung bình của các NHTM quốc doanh tăng từ 7%
năm 2006 lên 9% năm 2007, tỷ lệ này của các NHTM cổ phần bình quân trên 12%.
Trong khi đã, tỷ lệ này của các NHTM khu vực Đông Á là 12,3%, của khu vực Châu Á
Thái Bình Dương là 13%.
+ Hệ thống mạng lưới cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là khối các NHTM cổ
phần. Tuy nhiên quy mô mạng lưới lớn nhất vẫn là các NHTM quốc doanh, bình quân
gấp 3 lần các NHTM cổ phần (Vbard: 2000 Chi nhánh, Vietinbank: 832 Chi nhánh,

BIDV: 412 Chi nhánh, VCB: 204 Chi nhánh).
- Về sản phẩm dịch vụ: các NHTM đã tập trung đổi mới, cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ
phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như tiền gửi và
cho vay, đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới tăng tiện ích cho khách hàng như: tăng tiện ích của
tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như phone
banking, internet banking… Dịch vụ tiền gửi được đa dạng hóa, cho phép người gửi có nhiều
lựa chọn cho đồng vốn nhàn rỗi của mình. Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với lãi
suất cố định truyền thống, các ngân hàng còn đưa ra các sản phẩm tiền gửi được hưởng lãi suất
biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo giá trị theo vàng, được bù chênh lệch tỷ giá… Đặc biệt,
dịch vụ thanh toán thẻ đã có sự phát triển bùng nổ. Nhiều sản phẩm thẻ đa tiện ích đã được giới
thiệu tới khách hàng và thanh toán bằng thẻ ATM đã trở nên khá phổ biến tại các tỉnh, thành
phố lớn. Hệ thống máy ATM của ngành ngân hàng tăng nhanh và đã liên thông/liên kết với
nhau khá đồng bộ. Tính đến ngày 31/12/2007, cả nước có 32 tổ chức phát hành thẻ, với tổng số
lượng 8,3 triệu thẻ; 4.300 máy ATM; 23.000 điểm mua bán hàng hóa dịch vụ có chấp nhận
thanh toán bằng thẻ (POS); đến hết năm 2008 số thẻ đã lên tới 11 triệu. Với tốc độ phát triển
150%-300%/năm trong vài năm trở lại đây, thị trường thẻ ATM Việt Nam trở nên gần gũi hơn
với đời sống người dân.
- Công nghệ ngân hàng là lĩnh vực được các ngân hàng rất chú trọng, coi là phương tiện
chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngân hàng của các nước tiên tiến trong khu
vực và trên thế giới. Hầu hết các NHTM đã đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core
banking), cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại Hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động kinh doanh. Một số ngân hàng đã hoàn thiện giai đoạn 2 dự án hiện đại hóa ngân
hàng và hệ thống thanh toán, cho phép khai thác tối đa những tiện ích công nghệ ngân hàng,
đặc biệt là các kỹ thuật quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Hệ thống thanh toán, đặc biệt
thanh toán điện tử của các ngân hàng phát triển rất nhanh.
- Tính cạnh tranh ngày càng gia tăng, có sự dịch chuyển mạnh về thị phần. Khối NHTM
quốc doanh dù vẫn đang chiêm thị phần chi phối nhưng đã có sự dịch chuyển đáng kể. Năm
2000, thị phần cho vay và huy động của các NHTM quốc doanh lần lượt là 77% và 77% thì
đến 2007 chỉ còn 55% và 59%; khối các NHTM cổ phần tăng từ 9% và 11% lên 29% và 30%;
các tổ chức khác tăng tương ứng từ 14% và 11% lên 16% và 11%. Như vậy, có sự cạnh tranh


17


và giành giật thị phần mạnh mẽ từ khối các NHTM cổ phần và các Chi nhánh NH và liên
doanh nước ngoài. [7]
- Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu đã giúp các NHTM giải quyết được cơ bản vấn đề nợ xấu
phát sinh từ nhiều năm trước, chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể. [35]
Tuy nhiên, cũng bộc lộ nhiều điểm yếu cơ bản:
- Mô hình hoạt động của NHNN hiện tại chưa đúng nghĩa với vai trò của một ngân
hàng trung ương. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 quy
định định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN, theo đã NHNNVN là
cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động
ngân hàng và chức năng Ngân hàng Trung ương của Việt Nam. Dù vậy, NHNN hiện nay vẫn
chưa thực sự là một ngân hàng trung ương đúng nghĩa, do chưa hội đủ các yếu tố về: (i) Độc
lập về hoạt động nghiệp vụ; (ii) Độc lập về tổ chức (tổ chức bộ máy và con người, vị trí trong
thể chế hành chính-kinh tế). (iii) Độc lập về tài chính.
- Sự phát triển về chất lượng chưa tương xứng với quy mô; cụ thể hơn là năng lực quản
trị rủi ro chưa được chú trọng và cải thiện tương xứng với tốc độ phát triển về quy mô. Phân
loại nợ về cơ bản chưa thực hiện theo Điều 7 của QĐ 493, do vậy nó không phản ánh hết tính
chất nợ xấu. Các vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực của mỗi ngân hàng chưa thực sự bài bản và
theo kịp (chậm hơn) tốc độ tăng trưởng về quy mô.
- Thị trường ngân hàng bán lẻ còn rất nhiều tiềm năng; theo thống kê chưa đầy đủ, mới
chỉ có khoảng 13% dân số VN có tài khoản ngân hàng.
- Dịch vụ đã được đa dạng song chưa thực sự phát triển. Mặc dù thu nhập ngoài lãi tín
dụng (từ dịch vụ và các hoạt động đầu tư kinh doanh khác) của toàn ngành ngân hàng đang
tăng lên rất nhanh với tốc độ tới 88% năm 2006 và 92% năm 2007 nhưng vẫn còn rất nhỏ bé.
Thu nhập chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, thu từ tín dụng của các NHTM quốc doanh là
76,6% tổng thu nhập, các NHTM cổ phần là 92% tổng thu nhập (tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ/tổng

thu nhập của các NHTM cổ phần bình quân là 8%, của các NHTM quốc doanh bình quân là
13,4%); phản ánh nguy cơ rủi ro tín dụng trong toàn ngành cao hơn các rủi ro tác nghiệp khác.
Hoạt động ngân hàng đầu tư còn sơ khai. Các NHTM Việt Nam hiện mới chỉ tập trung vào các
nghiệp vụ NHTM truyền thống như huy động vốn và cho vay. Các hoạt động ngân hàng đầu tư
(investment banking) như môi giới, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn, các nghiệp vụ
chứng khoán phái sinh, chứng khoán hóa mới chỉ thực hiện rải rác, lẻ tẻ ở các công ty chứng
khoán. Chưa có một ngân hàng đầu tư chuyên biệt của Việt Nam. [27]
- Rủi ro tín dụng: Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản của hệ thống các NHTM hiện nay là trên 50%,
nó chứng tỏ mức độ phụ thuộc vào hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu
(non-performing loan) tuy đã có nhiều cải thiện song vẫn còn cao. Tính theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam (VAS), tỷ lệ NPL của toàn hệ thống giảm từ 14% năm 2006 xuống còn 3% năm 2007.
Tuy nhiên nếu tính theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) thì tỷ lệ này các năm 2006 và 2007 lần
lượt là 30% và 6%. Trong khi đã tỷ lệ NPL của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
năm 2007 chỉ là 0,06%. Cuối năm 2008, một số ngân hàng lớn đã chính thức công bố tỷ lệ nợ xấu
thực tế hoặc mục tiêu kiểm soát từ 5% đến hơn 6%; nợ xấu toàn ngành ngân hàng năm 2008 là
3,5%.
- Rủi ro thanh khoản: Có những thời điểm cuối năm 2007 đến cuối năm 2008, một số
NHTM có tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi ở mức trên 100%; trong đã trung bình nhóm các
NHTM quốc doanh là 101,8%, còn các NHTM cổ phần là 90,7%. Như vậy, rõ ràng là một
phần nguồn vốn cho tín dụng không phải là từ huy động tiền gửi mà từ các nguồn khác, có thể
là vay liên ngân hàng. Những ngân hàng nào có tỷ lệ này càng cao thì vấn đề rủi ro thanh
khoản càng lớn. Mặt khác, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn của các NHTM hiện
khoảng 30%-40% nguồn vốn ngắn hạn. Chúng tôi cho rằng đây là mức cao và cần giảm tỷ lệ
18


này xuống. Vì nếu dùng nhiều vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn sẽ tạo thành chênh lệch kỳ hạn,
dẫn đến rủi ro thanh khoản.
- Rủi ro đầu tư và kinh doanh chứng khoán: Trong năm 2007, tỷ trọng chứng khoán
kinh doanh và đầu tư tài chính trong tổng tài sản của khối NHTM quốc doanh là 18%, còn khối

NHTM cổ phần là 14,5%. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động này/tổng thu nhập của 2 khối này lần
lượt là 2,2% và 14%. Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2008 đến nay, khi thị trường chứng
khoán sụt giảm rất mạnh thì đơn vị nào có cơ cấu tài sản là chứng khoán càng lớn sẽ càng rủi
ro và lợi nhuận bị ảnh hưởng đáng kể.
- Rủi ro lãi suất: Sự biến động về chính sách lãi suất trên thị trường trong thời gian qua
đã đẩy rủi ro lãi suất của các ngân hàng lên cao; hầu hết các NHTM đều phải huy động lãi suất
cao trong năm 2008 và cho vay với lãi suất thấp hơn rất nhiều (bằng khoảng 67%-90% lãi suất
huy động trước đã) trong cuối quý IV năm 2008 và đầu năm 2009 đến nay. Một số doanh
nghiệp vay vốn chấp nhận lãi suất cao trong năm 2008 (khoảng từ 17%-21%/năm chưa kể các
loại phí) thì có nghĩa là khoản vay đã có rủi ro lớn hơn và từ đã nó phát sinh rủi ro tín dụng cho
các NHTM.
Hộp 1.1: So sánh một số nhóm NHTM
Nhóm
1

Ngân hàng
Agribank, BIDV,
VCB, ICB

Đặc điểm
-

2

ACB, STB,
Techcombank

-

3


EAB, MB,
EximBank, VIB

-

4

VpBank, HBB,
ABB, Seabank

-

Quy mô vốn, tổng tài sản và mạng lưới hoạt động lớn
nhất trong hệ thống NHTM VN
Tốc độ tăng trưởng ổn định
Nắm giữ thị phần chi phối các mảng nghiệp vụ chính
Quy mô vốn, tổng tài sản và mạng lưới hoạt động lớn
nhất trong hệ thống NHTM cổ phần VN
Tốc độ tăng tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận ở mức
cao và ổn định.
Các chỉ tiêu sinh lời cao và rủi ro thấp.
Có sự hỗ trợ của các đối tác chiến lược là các tập đoàn
tài chính lớn trên thế giới.
Quy mô vốn, tổng tài sản và mạng lưới hoạt động ở mức
trung bình trong hệ thống NHTM cổ phần VN.
Tốc độ tăng tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận nhanh.
Khả năng sinh lời và mức rủi ro ở mức trung bình trong
hệ thống NHTM cổ phần VN.
Không mạnh bằng nhóm 2.

Quy mô vốn, tổng tài sản và mạng lưới hoạt động ở mức
thấp hơn trung bình trong hệ thống NHTM cổ phần VN.
Tốc độ tăng tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận nhanh
nhưng không ổn định.
Khả năng sinh lời ở mức thấp và mức rủi ro cao hơn
mức trung bình của nhóm NHTM cổ phần VN.

1.1.3. Tình hình thị trường chứng khoán
- Hệ thống hành lang pháp lý ngày càng được hoàn thiện; tính minh bạch của thị trường
đã và đang từng bước được nâng cao.
- Thị trường tụt dốc nhanh chóng trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay. Tháng 12/2006,
mức vốn hoá của thị trường đạt 13,8 tỷ USD (= 22,7% GDP), tăng gần 20 lần so với 2005; đến
19


cuối 2007 đạt khoảng 27,5 tỷ USD (= 40% GDP), tăng hơn 1.570 lần so với năm 2000; đến cuối
năm 2008 còn khoảng 20% GDP. Khối đầu tư nước ngoài thoái vốn rất mạnh mẽ.
- Số lượng công ty niêm yết tăng mạnh: cuối năm 2005 có 93 công ty; năm 2006 tăng lên
thành 193 công ty. Đến tháng 03/2008 có 219 cty niêm yết; đến cuối năm 2008 là 338 công ty;
đến nay có 354 công ty niêm yết.
Bảng 1.2: Tăng trưởng quy mô trên TTCKVN
C h ỉ t iê u

Đơn vị
tính

Số chứng khoán niêm yết

CK


Tổng khối lượng niêm yết
Tổng giá trị niêm yết

Toàn thị trường
11/2007

03/2008

04/2009

HASTC
253

320

708

ngàn CK

1.796.704

2.342.870

4.091.031

tỷ đồng

72.985

98.200


190.255

534

528

249

HOSE
Số chứng khoán niêm yết

CK

Tổng khối lượng niêm yết

ngàn CK

3.278.475

5.110.319

6.306.564

Tổng giá trị niêm yết

tỷ đồng

81.830


101.346

7.643

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán HN, TP.HCM
1.2. Sự hình thành và phát triển của NHPT
1.2.1. Sự hình thành
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý
TDĐT&TDXK của Nhà nước, nhằm góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, điều
chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 và Trung ương 6 lần 1 khoá VIII, tháng 6 năm 1999 Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 43/1999/NĐ-CP, Nghị định 106/2004/NĐ-CP về
TDĐT&TDXK của Nhà nước, là văn bản pháp lý đầu tiên về TDĐT Nhà nước. Đây là một
bước đi quan trọng trong việc đổi mới quản lý TDĐT&TDXK của Nhà nước - tập trung vào
một đầu mối, khắc phục những tồn tại của cơ chế TDĐT&TDXK trong 10 năm trước theo
hướng giảm bao cấp, tăng cường hiệu quả vốn đầu tư, nâng cao tính tự chủ tự chịu trách nhiệm
của chủ đầu tư và cơ quan cho vay, tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trong
lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Kết quả của quá trình thực thi chính sách TDĐT&TDXK của nhà nước từ những năm
1990, đặc biệt là từ năm 2000 đến nay đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của
Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, phản ánh tính tất yếu của quá trình phát triển kinh tếxã hội chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc hình thành và phát triển hệ thống Quỹ HTPT để thực
hiện chính sách TDĐT&TDXK của nhà nước là bước kế tiếp thành công của sự đổi mới mô
hình tổ chức tài chính của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô. Trong điều kiện khả năng
tích luỹ của NSNN cho ĐTPT có hạn, cùng với các chính sách thu hút đầu tư, Chính phủ đã có
thêm công cụ khai thác nguồn vốn trong xã hội để hỗ trợ phát triển các ngành, các vùng, các
sản phẩm trọng điểm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và khai thác
những tiềm năng to lớn của đất nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tuy nhiên, trong hơn 5 năm thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao, bên cạnh những cố
gắng nỗ lực để vượt qua những thách thức trong thời kỳ đổi mới, năng lực tổ chức điều hành,

20


năng lực thẩm định, dự báo của Quỹ HTPT chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt
là khả năng đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư trong 5-10 năm còn hạn chế, phần nào ảnh
hưởng đến hiệu quả đầu tư. Trong quá trình triển khai thực hiện TDĐT&TDXK của Nhà nước
hệ thống Quỹ HTPT đã bộc lộ những tồn tại, vướng mắc; vị thế của Quỹ HTPT, quan hệ quốc
tế, phạm vi hoạt động bị giới hạn trong quy mô hạn hẹp. Chính những tồn tại, vướng mắc này
đang hạn chế khả năng phát triển của Quỹ, ảnh hưởng đến độ an toàn trong hoạt động tài chính,
nếu không được khắc phục kịp thời sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Xuất phát từ thực trạng đã, Chính phủ đã thành lập NHPT trên cơ sở tổ chức lại hệ thống
Quỹ HTPT (Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập NHPT) với chức năng, nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và
quản lý các nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước.
Thời gian vừa qua, NHPT còn được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư xây
dựng tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp
vay vốn NHTM.
Hệ thống NHPT chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước từ ngày 01/7/2006
theo Điều lệ tổ chức và hoạt động được Thủ tướng Chính phủ phờ duyệt tại Quyết định số
110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006. Bộ máy của NHPT được tổ chức thành hệ thống từ Trung
ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Hoạt động của NHPT tập trung hỗ trợ vào các
ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của đất nước và các vùng, miền khó khăn cần khuyến
khích đầu tư.
1.2.2. Mô hình tổ chức của NHPT
- Hoạt động của NHPT không vì mục đích lợi nhuận; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không
phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh
toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN theo quy định của pháp luật. [8]
- NHPT có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân
hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các NHTM trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ
thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.

- NHPT có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg
ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập NHPT có hiệu lực.
1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của NHPT:
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện TDĐT phát
triển và TDXK của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
- Thực hiện chính sách TDĐT: Cho vay đầu tư; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh TDĐT.
- Thực hiện chính sách TDXK: Cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
vay); Bảo lãnh TDXK; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp
phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua
hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHPT với các tổ chức uỷ thác.
- Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong
nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT phát triển và TDXK.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
1.2.2.2. Trách nhiệm của NHPT:
- Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Chính phủ giao cho NHPT theo quy định của pháp
luật và Điều lệ này,
21


- Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; vay
vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật.
- Được mở tài khoản tiền gửi tại NHNN, Kho bạc Nhà nước và các NHTM khác trong
nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; mở tài khoản cho khách hàng trong nước và
nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách nhiệm về thất
thoát vốn của NHPT theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ TDĐT phát triển và TDXK theo quy định tại Điều lệ này và các

quy định pháp luật có liên quan.
- Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thực hiện công
khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của NHPT và chấp hành chế độ báo cáo thống kê
với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
- Ủy thác, nhận uỷ thác trong hoạt động của ngân hàng và các lĩnh vực liên quan đến hoạt
động ngân hàng; cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của
pháp luật; các hoạt động khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1.2.2.3. Tổ chức bộ máy của NHPT
Cơ cấu tổ chức của NHPT gồm:
- Hội đồng quản lý: gồm 06 thành viên, trong đã có 03 thành viên chuyên trách là Chủ tịch,
Tổng Giám đốc, Trưởng ban Kiểm soát và 03 thành viên bán chuyên trách là các Thứ trưởng các Bộ
Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, NHNN. Bộ phận gióp việc Hội đồng quản lý có 03 chuyên trách
và 03 thành viên bán chuyên trách là lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NHNN.
- Ban Kiểm soát: gồm 6 thành viên chuyên trách.
- Ban Lãnh đạo: Gồm Tổng Giám đốc, 6 Phó Tổng Giám đốc;
Bộ máy điều hành gồm: Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội; Sở Giao dịch, Chi nhánh,
Văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.
1.3. Chính sách TDĐT, TDXK và các hoạt động nghiệp vụ chính của NHPT
- Theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP, TDĐT bao gồm: cho vay đầu tư, bảo lãnh TDĐT,
hỗ trợ sau đầu tư. TDXK bao gồm: cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
vay), bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Đối tượng điều chỉnh, bao gồm: (i) Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có dự án thuộc
diện vay vốn đầu tư, bảo lãnh TDĐT, hỗ trợ sau đầu tư (sau đây gọi là chủ đầu tư); (ii) Các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước có hợp đồng xuất khẩu hoặc các tổ chức nước ngoài
nhập khẩu hàng hóa thuộc diện có vay vốn, bảo lãnh TDXK;(iii) NHPT và các tổ chức, cá nhân
khác có liên quan trong quá trình thực hiện TDĐT và TDXK của Nhà nước.
- Nguyên tắc TDĐT, TDXK
+ Cho vay, bảo lãnh những dự án đầu tư, hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập
khẩu hàng hoá do Việt Nam sản xuất, có thu hồi vốn trực tiếp.

+ Một dự án đầu tư chỉ được áp dụng một hình thức của TDĐT; một hợp đồng xuất
khẩu hoặc nhập khẩu chỉ được áp dụng một hình thức của TDXK nếu hội đủ các điều kiện theo
quy định.
+ Dự án đầu tư, hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu khi vay vốn, bảo lãnh
phải được NHPT thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay.

22


+ Chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu vay vốn hoặc được bảo lãnh, hỗ trợ sau
đầu tư phải sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ gốc và lãi vay theo HĐTD đã ký; thực
hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng bảo lãnh, hỗ trợ sau đầu tư và các quy định pháp luật.
+ Danh mục dự án vay vốn TDĐT và Danh mục mặt hàng vay vốn TDXK do
Chính phủ quy định.
1.3.1. Tín dụng đầu tư
- Đối tượng cho vay: Là chủ đầu tư có dự án thuộc danh mục các dự án vay vốn TDĐT
theo quy định tại các Nghị định số: 151/NĐ-CP và 106/NĐ-CP . Danh mục đối tượng các dự
án vay vốn cụ thể tại Phụ lục số 01 kèm theo.
- Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án
đã (không bao gồm vốn lưu động). Mức vốn cho vay đối với từng trường hợp do NHPT quyết
định.
- Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả
năng trả nợ của chủ đầu tư phự hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng khụng quá
12 năm, một số dự án đặc thự (dự án nhóm A, trồng cây thụng, cây cao su) thời hạn cho vay tối đa là
15 năm.
- Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam (VND). Việc cho vay bằng ngoại tệ được thực
hiện bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với một số dự án có nhu cầu nhập khẩu máy móc,
thiết bị mà chủ đầu tư có khả năng cõn đối ngoại tệ để trả nợ.
- Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm
cộng 1%/năm. Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi do Bộ Tài chính quyết định

theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất sibor 6 tháng cộng thêm tỷ lệ %. Lãi suất nợ quá
hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong HĐTD.
1.3.2. Tín dụng xuất khẩu:
1.3.2.1. Cho vay xuất khẩu:
- Các hình thức cho vay xuất khẩu: Cho nhà xuất khẩu vay, bao gồm cho vay trước
hoặc sau khi giao hàng; Cho nhà nhập khẩu vay.
- Đối tượng cho vay: Nhà xuất khẩu có HĐXK và nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập
khẩu hàng hóa thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn TDXK được ban hành kèm theo Nghị định
151/2006/NĐ-CP.
- Điều kiện cho vay: Thuộc đối tượng vay vốn theo quy định như trên; Nhà xuất khẩu đã ký
kết HĐXK, nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu đã ký kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
Việt Nam; Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được NHPT thẩm định và chấp thuận cho
vay; Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Ngoài các điều kiện nêu trên, nhà xuất khẩu còn phải thực hiện các quy định về bảo
đảm tiền vay theo quy định hiện hành của pháp luật, phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty
bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối
tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn; nhà nhập khẩu phải được Chính phủ
hoặc Ngân hàng trung ương của nước bên nhà nhập khẩu bảo lãnh vay vốn.
- Mức vốn cho vay: Mức cho vay tối đa bằng 85% giá trị HĐXK, hợp đồng nhập khẩu
đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với
cho vay sau khi giao hàng. Mức vốn cho vay đối với từng trường hợp do NHPT quyết định.
- Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với
đặc điểm của từng HĐXK và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nhưng
không quá 12 tháng. Trường hợp cần thiết, thời hạn cho vay trên 12 tháng thì nhà xuất khẩu
mới đủ điều kiện thực hiện HĐXK, NHPT đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
23


- Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam (VND). Việc cho vay bằng ngoại tệ được thực
hiện bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với HĐXK có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu mà

nhà xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ.
- Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi do Bộ Tài
chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường. Lãi suất nợ quá hạn bằng
150% lãi suất cho vay trong hạn theo HĐTD.
- Thực hiện giải ngân, thu nợ: NHPT trực tiếp giải ngân, thu nợ hoặc ủy thác cho tổ chức
tài chính, tín dụng hoạt động hợp pháp ở trong nước và ngoài nước thực hiện giải ngân và thu nợ.
1.3.2.2. Bảo lãnh TDXK
- Đối tượng bảo lãnh: Là nhà xuất khẩu có HĐXK hàng hóa thuộc Danh mục mặt hàng
vay vốn TDXK, nhưng không vay vốn TDXK của Nhà nước.
- Điều kiện bảo lãnh: Thuộc đối tượng bảo lãnh theo quy định như trên và có nhu cầu
bảo lãnh đã vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; Các điều kiện khác như đối với cho vay
xuất khẩu.
- Thời hạn bảo lãnh: phù hợp với thời hạn vay vốn theo HĐTD đã ký giữa nhà xuất
khẩu với tổ chức tín dụng nhưng tối đa không quá 12 tháng.
- Mức bảo lãnh, phí bảo lãnh: Mức bảo lãnh cho nhà xuất khẩu vay vốn không quá 85%
giá trị HĐXK hoặc giá trị L/C; Nhà xuất khẩu được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh 1%/năm trên
số dư tín dụng được bảo lãnh.
1.3.2.3. Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Đối tượng bảo lãnh: Nhà xuất khẩu tham gia dự thầu hoặc thực hiện HĐXK hàng hoá
thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn TDXK.
- Điều kiện bảo lãnh: Thuộc đối tượng bảo lãnh theo quy định như trên, có nhu cầu bảo
lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện HĐXK; Có tài liệu hợp pháp chứng minh yêu cầu của phía
nước ngoài về bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện HĐXK; Nhà xuất khẩu được bảo lãnh dự
thầu và bảo lãnh thực hiện HĐXK phải có năng lực tài chính đÓ tham gia dự thầu hoặc thực
hiện HĐXK được NHPT thẩm định và chấp thuận bảo lãnh.
- Thời hạn bảo lãnh: Thời hạn bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện HĐXK phù hợp
với thời hạn thực hiện nghĩa vụ của nhà xuất khẩu.
- Mức bảo lãnh, phí bảo lãnh: Mức bảo lãnh tối đa không quá 3% giá dự thầu đối với
bảo lãnh dự thầu và tối đa không quá 15% giá trị HĐXK đối với bảo lãnh thực hiện HĐXK;
Nhà xuất khẩu được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh là 0,5%/năm trên giá trị bảo lãnh nhưng tối

đa bằng 100 triệu đồng/1 hợp đồng bảo lãnh.
1.3.3. Quản lý vốn ODA cho vay lại và quản lý các Quỹ quay vòng
Theo quy định tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP, NHPT cho các dự án vay theo Hiệp định
của Chính phủ và dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; theo đã
NHPT được thực hiện quản lý vốn ODA cho vay lại và tiếp nhận quản lý các quỹ quay vòng.
Điều kiện, lãi suất, thời hạn, mức vay và những nội dung có liên quan đến khoản vay
của dự án được thực hiện theo các quy định ghi trong Hiệp định. Trường hợp Hiệp định không
quy định cụ thể về điều kiện, lãi suất, thời hạn, mức vay và bảo đảm tiền vay thì thực hiện theo
quy định về cho vay đầu tư tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP. Một số quy định pháp lý đối với
hoạt động quản lý vốn ODA cho vay lại và tiếp nhân, quản lý các Quỹ quay vòng:
- Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản
lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
- Quyết định 19/2007/QĐ-BTC ngày 27/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy
chế hạch toán ghi thu, ghi chi NSNN đối với các khoản vay và viện trợ nước ngoài của Chính phủ;
24


- Thông tư 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý,
thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN;
- Quyết định 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc ban hành chế độ báo cáo tình hình thực hiện các Chương trình/dự án ODA;
- Thông tư 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn cơ chế
quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
- Thông tư 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ
sung một số điểm của Thông tư 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính;
- Quyết định 181/2007/NĐ-CP ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ (thay thế cho Quyết
định 02/2000/QĐ-BTC ngày06/01/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Quy chế cho
vay lại từ nguồn vốn vay/viện trợ nước ngoài của Chính phủ);
- Quyết định 48/2008/QĐ-TTg ngày 03/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban

hành Hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển
chính thức của nhóm 5 ngân hàng;
1.3.4. Hỗ trợ sau đầu tư và quản lý vốn ủy thác
- Đối tượng được HTSĐT: Là chủ đầu tư cú dự án trong danh mục dự án vay vốn TDĐT
của nhà nước theo quy định hiện hành nhưng không vay vốn TDĐT của Nhà nước gồm: (i)
Các dự án đầu tư kết cờu hạ tầng kinh tế –xã hội; (ii) Các dự án ĐTPT nông nghiệp, nông thôn;
(iii) Các dự án đầu tư tại địa bàn: có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự
án vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung ; các xã thuộc chương trình 135 và các
xã vùng biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang.
- Điều kiện để được HTSĐT: (i) Một dự án chỉ được hưởng một hình thức ưu đãi đầu tư;
(ii) Dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, cú biên bản nghiệm thu, văn bản phê duyệt quyết
toán vốn đầu tư dự án và đã trả được nợ vay.
- Nguyên tắc xác định mức HTSĐT cho một dự án:
+ Mức HTSĐT được tính trên tổng số nợ gốc thực trả theo HĐTD đã ký với
TCTD nhưng tối đa không vượt quá 70 % tổng số vốn đầu tư TSCĐ theo quyết toán vốn
đầu tư được duyệt của dự án.
+ Chỉ HTSĐT đối với số vốn vay chủ đầu tư đã trả nợ TCTD kể từ ngày cú văn
bản phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án của cấp có thẩm quyền.
+ Không HTSĐT đối với các khoản trả nợ quá hạn, nợ trả trong thời gian gia hạn nợ.
+ Số tiền HTSĐT cho từng kỳ hạn trả nợ: bằng số nợ gốc thực trả từng lần trả nợ
nhân với mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ SĐT do Bộ Tài chính công bố nhân với
thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả.
Mức
HTSĐT

=



Số nợ gốc

thực trả
được tính
HTSĐT

x

Mức chênh lệch lãi
suất được tính
HTSĐT do Bộ Tài
chính công bố

x

Thời hạn thực
vay của số nợ
gốc thực trả

1.3.5. Bảo lãnh tín dụng
1.3.5.1. Bảo lãnh TDĐT:
- Đối tượng được bảo lãnh: Chủ đầu tư có dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư
theo quy định tại Nghị định này và có nhu cầu được bảo lãnh để vay vốn tại các tổ chức tín
dụng khác.

25


×