Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Các trợ từ tình thái à, ư, nhỉ, nhé trong truyện ngắn nguyễn công hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.49 KB, 91 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngữ dụng học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu việc
sử dụng ngôn ngữ trong mối tương quan giữa người nói và người thực hiện,
cũng tức là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nói năng. Nó quan tâm
đến việc vì sao việc truyền đạt nghĩa không chỉ phụ thuộc vào các kiến thức
ngôn ngữ học như ngữ pháp, từ vựng,... mà còn phụ thuộc vào ngữ cảnh của
phát ngôn, hiểu biết về vị thế của các nhân vật hữu quan và ý đồ giao tiếp của
người nói,... Nói cách khác, ngữ dụng học là ngành khoa học nghiên cứu ngôn
ngữ trong bối cảnh giao tiếp.
Nếu như câu là đơn vị cơ sở của giao tiếp thì nghĩa tình thái là linh hồn
của câu. Nó hết sức đa diện và phức tạp, bao gồm tất cả những kiểu ý nghĩa
gắn với sự hiện thực hóa câu, biến nội dung mệnh đề ở thế tiềm năng trở
thành các phát ngôn trong giao tiếp. Câu có thể thiếu nghĩa miêu tả chứ không
thể thiếu nghĩa tình thái. Quan tâm tới bình diện tình thái, chúng ta sẽ hiểu
được bản chất của ngôn ngữ trong việc phản ánh thế giới trong hoạt động
nhận thức và tương tác xã hội.
Các văn bản văn học Việt Nam nói chung và trong các tác phẩm của
Nguyễn Công Hoan nói riêng nghĩa tình thái của câu trong những văn bản đó
có nhiều biểu hiện đa dạng, phong phú ở cả phương diện đồng đại và phương
diện lịch đại. Việc tìm hiểu chúng có thể giúp thấy được các nét bản chất của
nghĩa tình thái trong câu, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận chung về
nghĩa tình thái và các bộ phận của nó trong tiếng Việt, phục vụ thiết thực cho
việc nâng cao chất lượng dạy học nghĩa của câu – một nội dung mới và khó của
chương trình tiếng Việt.
Việc hiểu nghĩa của câu, đặc biệt là nghĩa tình thái của câu trong tác
phẩm nói chung, nghĩa tình thái của câu trong lời thoại nói riêng là cơ sở để
nắm được tư tưởng, tình cảm, thái độ nhân vật, qua đó nhận thức được hình
tượng nhân vật và chủ đề tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Việc
1



quan tâm đến những bộ phận tình thái khác nhau, cách lựa chọn sử dụng các
phương tiện biểu thị tình thái với tỉ lệ khác nhau trong các văn bản cùng vấn
đề hiệu quả sử dụng nghĩa tình thái để khắc họa nhân vật, bộc lộ chủ đề tác
phẩm sẽ phần nào cho thấy tài năng, phong cách của tác giả. Đó là vai trò
không thể phủ nhận của nghĩa tình thái trong câu với việc tìm hiểu tác phẩm
văn học.
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy trong giao tiếp bằng ngôn
ngữ, một sự tình có thể phản ánh đúng hoặc khác thế giới thực tại khách quan,
điều này phụ thuộc vào chủ đích của chủ thể phát ngôn, vào văn cảnh và năng
lực tiếp thu của chủ thể tiếp nhận. Vấn đề này liên quan đến một số phương
tiện ngôn ngữ, trong đó có trợ từ tình thái. Trong những năm gần đây giới
Việt ngữ học quan tâm nhiều đến trợ từ tình thái và đã có nhiều bài viết,
chuyên luận viết về vấn đề này. Tuy nhiên, các tác giả hiểu và tiếp cận vấn đề
trợ từ tình thái với nhiều quan điểm rộng hẹp khác nhau.
Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu, Nguyễn Công Hoan nổi lên là
một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc độc đáo và
đậm đà bản sắc dân tộc. Con đường viết văn của ông đã bộc lộ đầy đủ tính
cách và hoàn cảnh riêng tạo nên phong cách riêng. Truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong phú. Ông chỉ cốt khám phá trong
hiện thực những mâu thuẫn, những cảnh tương phản hoặc trái ngược nhau.
Thế giới của Nguyễn Công Hoan là thế giới của những kẻ khốn khổ đáng
thương. Ông có sở trường về cách mô tả tư cánh hèn hạ, đê tiện hết chỗ nói
của bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại hãnh tiến giàu có sang trọng mà khinh
người. Truyện ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người
đọc khoái trá vô cùng. Cái tạo nên nét độc đáo, riêng biệt trong những truyện
ngắn của Nguyễn Công Hoan, không thể không kể đến trình độ sử dụng ngôn
ngữ bậc thầy của ông trong đó có việc sử dụng TTTT “à”, “ư”, “nhỉ”,
“nhé”.


2


Mặt khác, Nguyễn Công Hoan là nhà văn hiện thực xuất sắc thời kỳ
Mặt trận dân chủ (1936 – 1939). Ngôn ngữ trong truyện ngắn của ông phản
ánh phong phú khẩu ngữ địa phương Bắc Bộ - chân chất, mộc mạc và ẩn chứa
nhiều đặc sắc, thú vị. Trên cái nền của phương ngữ Bắc Bộ, kết hợp giữa lời
ăn tiếng nói của các nhân vật với việc sử dụng các TTTT “à”, “ư”, “nhỉ”,
“nhé”, Nguyễn Công Hoan đã tạo nên rất nhiều cung bậc cảm xúc thông qua
tiếng cười và ông cũng dùng chính tiếng cười đó như một "vũ khí của người
mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ vãng...
Không những thế, trong chương trình văn học từ bậc Tiểu học tới
Trung học phổ thông, Cao đẳng hay Đại học, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
đều được đưa vào giảng dạy. Do đó, việc tìm hiểu : “ Các trợ từ tình thái à,
ư, nhỉ, nhé trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” là cần thiết. Đây chính
là cơ hội để người viết trau dồi và mở rộng kiến thức về trợ từ tình thái, từ đó
góp phần nâng cao khả năng cảm thụ văn thơ cho học sinh, đáp ứng tốt nhiệm
vụ giảng dạy của giáo viên trong nhà trường hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Về tình thái và trợ từ tình thái
- Về tình thái: Tình thái (modality), một vấn đề rất rộng và phức tạp đã
được logic học, ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Logic học đi đầu trong
nghiên cứu tình thái. Ngay từ thời cổ đại, Aristote đã bàn về mệnh đề tình
thái, khi đó tình thái gắn với sự phân loại các phán đoán, các mệnh đề logic
dựa trên những đặc trưng cơ bản của mối quan hệ giữa hai thành phần chủ từ
và vị từ, xét ở góc độ phù hợp của phán đoán thực tế. Khi đưa tình thái vào
câu nói, với tư cách là thành tố định tính cho mệnh đề, các nhà logic học dựa
theo các tiêu chí về tính tất yếu, tính khả năng, tính hiện thực để phân loại
phán đoán. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về
tình thái trong từng ngôn ngữ cụ thể hay xuyên ngôn ngữ như những công

trình của J. Lyons, F.R. Palmer, T.Givón, Emeneau M.B – [8]. Trong những

3


phương tiện ngôn ngữ đánh dấu tình thái thì chức năng của trợ từ tình thái
chiếm một vị trí quan trọng.
Ở Việt Nam những năm 1960 trở về trước đã có công trình của Trần
Trọng Kim – [12], Bùi Đức Tịnh – [26], nghiên cứu về từ tình thái. Các tác
giả này thường gộp chung các từ thuộc nhóm này với thán từ vào cùng một
loại. Về sau, các tác giả Chương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê đã xếp chúng
vào phó từ [3, 356 – 358]. Các tác giả ở giai đoạn gần đây như Nguyễn Kim
Thản – [23]; Nguyễn Tài Cẩn – [4]; Các tác giả của “Ngữ pháp tiếng Việt” –
[15] đã tập hợp chúng trong một từ loại, phân biệt chúng với các thán từ vốn
là những từ thuộc từ loại khác.
Về tên gọi các từ tình thái: Liên quan đến những từ đang xét, các tác
giả đi trước đã dùng những tên gọi khác nhau. Dựa vào phạm vi của đối tượng
được gọi tên có thể phân chia các tên gọi theo ba hướng:
Hướng 1: Tên gọi dùng để chỉ nhóm thứ nhất
- Phụ từ tận cùng: Cách gọi của Lê Văn Lý [14]
- Tiểu từ kết thúc: Cách gọi của L.C Thompson [25]
- Tiểu từ hậu trí: Cách gọi của Hoàng Tuệ [29]
- Hư từ ở cuối: Cách gọi của M.B. Emeneau [8]
- Trợ ngữ từ: Cách gọi của Trần Trọng Kim [12] Đinh Văn Đức [7],
Nguyễn Anh Quế [21]; Nguyễn Tài Cẩn [4]; Hoàng Phê [17]; Phạm Hùng
Việt [31].
- Ngữ khí hiệu từ: Cách gọi của Bùi Đức Tịnh [26]
- Trợ từ: Cách gọi của Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê [3],
Nguyễn Tài Cẩn [4], Hoàng Phê [17], Phạm Hùng Việt [32].
- Tiểu từ: Cách gọi của Đinh Văn Đức [7]

- Ngữ khí từ: Cách gọi của Nguyễn Anh Quế [21]
Hướng 2: Tên gọi để chỉ nhóm thứ hai.
- Phụ từ: Cách gọi của Hồ Lê [13]
Hướng 3: Tên gọi để chỉ cả hai nhóm.
- Ngữ khí từ: Cách gọi của Nguyễn Kim Thản [21]
- Từ đệm: Cách gọi của Hữu Quỳnh [22]; Đái Xuân Ninh [16]

4


Như vậy, trong số tài liệu mà chúng tôi có điều kiện tham khảo đã có
đến 12 tên gọi khác nhau liên quan đến phạm vi đối tượng mà chúng tôi dự
định khảo sát. Điều này phần nào phản ánh các định hướng nghiên cứu đa
chiều của các tác giả về đối tượng nghiên cứu này.
- Về trợ từ tình thái: Có thể thấy trong hầu hết các công trình viết về
ngữ pháp tiếng Việt, việc nghiên cứu trợ từ thường chỉ dừng lại ở mức độ giới
thiệu khái quát đặc điểm và ý nghĩa cơ bản của một số trợ từ. Danh sách các
trợ từ được đưa ra cũng không đầy đủ mà thường chỉ là một số trợ từ được
dẫn ra làm ví dụ minh chứng cho sự có mặt của nhóm từ này trong tiếng Việt.
Có thể gặp một cách xem xét tương đối đầy đủ hơn trong công trình của
Nguyễn Kim Thản, phần viết về “ngữ khí từ”. Tác giả đã đưa ra một số lượng
37 ngữ khí từ tiếng Việt trong khi phân loại và nêu đặc điểm sử dụng của từng
từ [23, tr. 410 – 426]. Thời gian gần đây, Lê Đông có một số bài báo đi sâu
vào tìm hiểu các đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng của các hư từ tiếng Việt.
Đây là một hướng đi áp dụng những thành tựu của một ngành học mới – ngữ
dụng học (pragmatics) vào việc giải quyết hư từ tiếng Việt. Trong các bài báo
của Lê Đông, nằm trong một đối tượng rộng là hư từ, một số trợ từ tình thái
cũng đã được đưa vào để xem xét, phân tích. Nguyễn Văn Hiệp, cố gắng để
hướng đến một cách miêu tả và phân loại các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng
Việt cũng đã đưa ra một khung miêu tả có nhiều điểm hợp lí hơn so với các

cách miêu tả trước đây về tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt.
Như vậy, việc nghiên cứu trợ từ ở giai đoạn trước đây đã có được một
số kết quả đáng kể. Tuy nhiên, do mục đích và phạm vi nghiên cứu khác nhau
nên mỗi tác giả lại có các hướng khai thác nông sâu khác nhau về trợ từ.

5


2.2. Về tác phẩm của Nguyễn Công Hoan
Những truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã thu hút được sự quan tâm đặc
biệt của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Sau 6 năm cầm bút, những tác
phẩm của ông đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, tiêu biểu như: Hải Triều,
Trương Chính, Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ, Lê Thị Đức Hạnh, Nguyễn Hoành
Khung, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đăng Mạnh...Và gần đây nhất đã có nhiều khóa
luận, luận văn, luận án chọn tác phẩm của Nguyễn Công Hoan làm đối tượng
nghiên cứu. Cụ thể là:
- Trần Ngọc Dung, Ba phong cách truyện ngắn: Nguyễn Công Hoan Thạch Lam – Nam Cao, 1993, Luận án PTS Khoa học Ngữ văn.
- Nguyễn Thị Thu Dung, Cấu trúc tin và cấu trúc cú pháp trong câu
đơn tiếng Việt qua một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, 2009, Luận
văn thạc sĩ.
- Trần Thị Mỹ Hà, Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
trước CMT8 -1945 (2004), Luận văn thạc sĩ.
- Nguyễn Thị Minh Hân, Hành động nói gián tiếp trong truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan, 2007, Luận văn thạc sĩ.
- Ân Thị Hiền, Câu phủ định và hành động phủ định trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan, 2011, Luận văn thạc sĩ.
- Ngô Thị Kim Khánh, Tìm hiểu cách chiếu vật chỉ xuất nhân vật trong
một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, 2010, Luận văn thạc sĩ.
- Nguyễn Thị Thu, Về phương tiện liên kết nối trong truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan, 2011, Luận văn thạc sĩ.

Như vậy có thể thấy, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã được
nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau. Những công trình nghiên cứu về
Nguyễn Công Hoan đều đánh giá cao tài năng sáng tạo văn chương của ông,
đặc biệt là cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử nghiên
cứu vấn đề, có thể thấy, tính đến thời điểm này, theo những tài liệu mà chúng
tôi đã có dịp tìm hiểu thì việc đi sâu tìm hiểu tác phẩm của Nguyễn Công
6


Hoan dưới góc độ ngôn ngữ vẫn còn là mảnh đất chưa được nhiều người
khám phá; đặc biệt các trợ từ tình thái “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong truyện
ngắn của ông lại càng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên
sâu. Trên tinh thần kế thừa, tiếp thu và tổng hợp những thành tựu nghiên cứu
của các tác giả đi trước, chúng tôi vận dụng vào thực hiện đề tài “Các trợ từ
tình thái “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận này nhằm mục đích khảo cứu một cách có hệ thống các trợ
từ tình thái “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
Trên cơ sở đó hiểu được tần suất sử dụng, vị trí và khả năng kết hợp của các
TTTT “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan;
đồng thời thấy rõ các hành động nói được thực hiện trong các phát ngôn có
chứa trợ từ tình thái “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong các truyện ngắn của ông.
Từ đó, góp thêm một tiếng nói vào việc khẳng định tài năng của Nguyễn
Công Hoan trên lĩnh vực viết truyện ngắn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
1. Tìm hiểu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
2. Tìm hiểu đặc điểm của các TTTT “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.

3. Xác định hành động nói của các phát ngôn chứa TTTT “à”, “ư”,
“nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là: Các trợ từ tình thái “à”, “ư”,
“nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

7


Các ngữ liệu khảo sát gồm 74 truyện ngắn được sưu tầm in trong
Truyện ngắn chọn lọc của Nguyễn Công Hoan, Nxb Văn học, năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng những phương pháp và thủ pháp sau:
- Phương pháp miêu tả được sử dụng xuyên suốt khóa luận
- Thủ pháp thống kê, phân loại và hệ thống hóa, thủ pháp phân tích
ngôn cảnh... để làm rõ những vấn đề liên quan đến đề tài.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Thủ pháp này dùng để so sánh, đối chiếu
các trường hợp khảo sát để thấy được sự khác biệt giữa chúng.
6. Đóng góp của khóa luận
Giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là một công việc có ý
nghĩa cả về lí luận và thực tiễn.
Về lí luận: Khóa luận góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận chung về
nghĩa tình thái, trợ từ tình thái và các bộ phận của nó; đồng thời làm phong phú,
cụ thể hóa các biểu hiện và tác dụng của trợ từ tình thái trong câu tiếng Việt.
Về thực tiễn: Trên cơ sở những vấn đề lí luận đã nêu, chúng tôi làm rõ
hơn TSXH, vị trí và chức năng của các trợ từ “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan; đồng thời cũng làm rõ cách thực hiện hành động
nói trong các phát ngôn có chứa trợ từ tình thái trên. Qua đó, giúp người đọc hiểu

được rõ hơn về cái hay cái đẹp khi sử dụng trợ từ tình thái trong giao tiếp.
- Làm cơ sở để hướng dẫn học sinh cách sử dụng trợ từ tình thái trong
học tập, giao tiếp.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm ba chương.
- Chương 1: Một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Chương 2: Đặc điểm của các trợ từ “à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
- Chương 3: Hành động nói của các phát ngôn chứa trợ từ tình thái
“à”, “ư”, “nhỉ”, “nhé” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về tình thái
1.1.1. Khái niệm tình thái
Một tác giả trong lĩnh vực ngữ pháp chức năng là M.A.K. Halliday
cũng đã có nhiều ý kiến bàn về tính tình thái. Trong hệ thống các ý tưởng về
xem xét câu với ba tư cách: thông điệp (message), trao đổi (exchange) và biểu
diễn (representation), Halliday một mặt chú trọng vào phạm trù thức, mặt
khác cũng đặt ra yêu cầu về việc cần phải xem xét tính tình thái qua việc sử
dụng động từ. Với phạm trù các trợ động từ (auxiliaries), tác giả hi vọng sẽ
giải thích được những gì còn sót lại của tính tình thái mà nếu chỉ dùng riêng
khái niệm vị tính thì chưa giải quyết trọn vẹn. Theo Halliday, yếu tố thức
(mood) được quan niệm là cái “bao gồm hai bộ phận: 1. Chủ ngữ (subject),
tức là nhóm danh tính, và 2. Phần kết thúc (finite), tức là bộ phận của nhóm
động tính... Phần kết thúc là một trong những nhóm nhỏ của các tác tử động

từ biểu thị thời (ví dụ: is, has) hoặc tính từ tình thái (ví dụ: can, must).
“...Chủ ngữ và phần kết thúc được nối kết chặt chẽ với nhau và kết hợp lại để
tạo nên một thành tố mà chúng tôi gọi là thức...” [11, tr.72]. Ông đưa thêm
thuật ngữ “ẩn dụ” (metafor) vào đây khi phải giáp mặt với sự phân biệt giữa
nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn có trong phát ngôn: “...một kiểu rất phổ biến về
ẩn dụ giữa các cá thể giao tiếp là dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa của phép
đối chiếu (projection). Tuy nhiên, ... không phải luôn có thể nói một cách
chính xác cái gì là sự thể hiện ẩn dụ về tính tình thái và cái gì là không phải.
Nhưng để thể hiện ý kiến và quan niệm của họ, người nói có nhiều cách đến
mức không thể xác định nổi” [11, tr.334]. Halliday giải thích lí do của điều
này là nằm trong bản chất của tính tình thái. Theo ông: “Tính tình thái là khái
niệm dùng để chỉ những phạm vi ngữ nghĩa nằm giữa ‘yes’ và ‘no’ – cái vùng
đất này nằm giữa phân cực dương tính và âm tính” [32, tr.33]

9


Sau này, khi đi vào phân loại tính tình thái, các tác giả cho rằng hướng
đi được nhiều người công nhận là phân chia phạm trù tình thái tính thành tình
thái khách quan và tình thái chủ quan. Tình thái khách quan thể hiện mối
quan hệ giữa cái được thông báo với thực tế ở bình diện hiện thực tính và phi
hiện thực tính. Tình thái khách quan là dấu hiệu tất yếu của một phát ngôn bất
kì. Phạm trù thức của động từ là phương tiện chính thể hiện tình thái ở chức
năng này. Tình thái chủ quan là quan hệ của người nói với điều được thông
báo, là dấu hiệu không bắt buộc của một phát ngôn. Dung lượng ngữ nghĩa
của tình thái chủ quan rộng hơn dung lượng ngữ nghĩa của tình thái khách
quan và không đồng loại. Khái niệm đánh giá làm nên cơ sở ngữ nghĩa cho
tình thái chủ quan. Khái niệm này không chỉ bao gồm các đánh giá logic (lí
tính, duy lí) về điều được thông báo mà còn gồm cả các dạng khác nhau về
phản ứng có tính cảm xúc (phi lí tính).

Từ các quan niệm về từ tình thái như trên, khi đi vào phân tích cụ thể
nội dung ý nghĩa của tính tình thái, cách giải quyết của các tác giả cũng có
nhiều điểm khác nhau. Chẳng hạn như J. Lyons trong cuốn: “Ngữ nghĩa của
ngôn ngữ” nêu ra ba loại ý nghĩa tình thái: tình thái tất yếu và khả năng; tình
thái nhận thức; tình thái nghĩa vụ (deontic). Tác giả phân tích:
- Tình thái tất yếu và khả năng, bắt nguồn từ sự phân chia của các nhà
logic.(...)
- Tình thái nhận thức, liên quan đến tính thực tế, tính hiện thực. Loại
tình thái này gắn với những trường hợp : Tôi biết rằng P, hay tôi tin rằng P,
tức là điều nêu trong nội dung mệnh đề đó là điều người nói biết và tin như
vậy, hay nói khác đi, mệnh đề P là chân thực. (...) Về mặt lí thuyết, có thể
phân tình thái nhận thức thành hai loại: chủ quan và khách quan, nhưng đó
không phải là một sự phân chia mà người ta có thể tiến hành một cách hoàn
toàn rạch ròi. Tuy nhiên, sự phân chia ra hai loại tình thái này là có ý nghĩa.
(...) Sự khác nhau cơ bản giữa phát ngôn có tính tình thái chủ quan và phát
ngôn có tính tình thái khách quan là ở chỗ: Tình thái khách quan có thể coi
10


như chứa thành tố phi đánh giá: Tôi nói, tôi ghi nhận một sự kiện như vậy.
Khi sử dụng một phát ngôn có tính tình thái khách quan, người nói đảm bảo,
cam kết tính thực tế của thông tin mà anh ta cung cấp cho người đối thoại.
Các khẳng định có tính tình thái chủ quan không phải là những khẳng định về
các sự kiện, mà là về quan điểm. (...) Tình thái chủ quan có thể phân tích như
là bao hàm một sự đánh giá bởi chủ thể nói về thành tố: tôi nói một điều như
thế. (...)
Sự phong phú của các kiểu ý nghĩa tình thái cũng có thể được nhận
thấy rõ trong các công trình nghiên cứu về tiếng Việt: Đó là sự phân tích về ý
nghĩa tình thái được thể hiện trong các bài viết hoặc công trình của các tác
giả: Hoàng Tuệ [29; tr.66], Đỗ Hữu Châu [2], Đái Xuân Ninh [16], Nguyễn

Ngọc Trâm [27]... Chẳng hạn, Hoàng Tuệ tuy không liệt kê ra một danh sách
các ý nghĩa tình thái nhưng trong khi phân tích các ví dụ cụ thể, tác giả có
nhắc đến các ý nghĩa tình thái:
- Thừa nhận
- Nghi vấn + sốt ruột
- Phủ nhận + bực bội
- Thừa nhận nhưng chưa thật tin
- Khẳng định mạnh mẽ
- Mỉa mai + trách móc
- Mong đợi [13; tr.66]
Nguyễn Ngọc Trâm trong phần viết về chức năng biểu thị tình thái của
các động từ tâm lí cũng đã nhắc đến bốn kiểu ý nghĩa tình thái:
- Khẳng định hạn chế
- Khẳng định tất yếu
- Nguyện vọng
- Xác nhận sự thật [27]
Ở Việt Nam, các tác giả Hoàng Trọng Phiến, Cao Xuân Hạo, Diệp
Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Quang Thiêm... cơ bản thống nhất với
quan niệm nghĩa tình thái của các nhà nghiên cứu nước ngoài, đặc biệt là với
quan niệm rộng về tình thái. Chẳng hạn, theo Diệp Quang Ban, nghĩa tình thái
là: “Bộ phận chỉ ý định, thái độ, tình cảm của người nói đối với điều được nói
11


ra, quan hệ của người nói với người nghe” [1]. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng:
“Tình thái trong ngôn ngữ là thái độ của người nói với nội dung mệnh đề mà
câu biểu thị hay tình trạng mà mệnh đề đó miêu tả, là thông tin ngữ nghĩa
của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói ra ”
[9]. Còn theo Lê Quang Thiêm thì khẳng định: “Nghĩa tình thái tham gia vào
quá trình thực tại hóa, biến nội dung sự tình ở dạng tiềm năng thành lời thực

hiện với nội dung ý nghĩa xác định” [24].
Trong giao tiếp hàng ngày, người giao tiếp cần dựa vào hoàn cảnh giao
tiếp, nhân vật giao tiếp… để sử dụng tình thái từ sao cho phù hợp.
Ví dụ:
- Khi biểu thị sự lễ phép, kính trọng, thường sử dụng từ “ạ” ở cuối câu.
+ Cháu ăn cơm rồi ạ!
+ Em chào cô ạ!
- Khi biểu thị sự miễn cưỡng, thường dùng từ “vậy”.
+ Đến giờ rồi, cháu phải đi vậy.
+ Thôi thì đành vậy.
- Khi bày tỏ sự phân trần, giải thích, thường dùng từ “mà”.
+ Ông đã bảo rồi mà.
+ Tôi đã giúp bạn ấy nhiều rồi mà.
1.1.2. Phân loại tình thái
Căn cứ vào đặc điểm ý nghĩa và vị trí xuất hiện trong câu có thể phân
chia các từ tình thái thành những tiểu loại sau:
1.1.2.1.Các trợ từ nhấn mạnh
Những từ này dùng để nhấn mạnh vào từ, cụm từ hay một câu nào đó
mà chúng đi kèm. Chúng ở trước từ hay cụm từ cần nhấn mạnh. Đó là những
từ như: cả, chính, đích, đúng, chỉ, những, đến, tận, ngay,...
Ví dụ:
+ Nó mua những tám cái vé.
+ Nó làm việc cả ngày lễ.
12


1.1.2.2.Các tiểu từ tình thái
Đây là những từ thường làm dấu hiệu chỉ rõ mục đích nói của câu (hỏi,
ra lệnh, kể, cảm thán,...). Chúng đứng ở cuối câu để biểu hiện các sắc thái
nghi vấn, cầu khiến hay cảm thán. Đồng thời chúng cũng bộc lộ thái độ, tình

cảm của người nói, người viết.
Ví dụ:
+ Chúng ta đi xem phim nhé?
Khi thêm các tiểu từ tình thái vào sau một thực từ hay một cụm từ thì
chúng có tác dụng tình thái hóa các từ hay cụm từ đó: Các từ hay cụm từ đó
trở thành các câu (phát ngôn).
Ví dụ:
+ Cà phê => Cà phê nhé?
+ Ngày mai => Ngày mai ư?
Những từ này tuy bao gồm một số lượng không nhiều nhưng diễn đạt
những sắc thái tình cảm, cảm xúc tế nhị, phức tạp. Chúng bao gồm những từ
như: à, ư, nhỉ, nhé, chứ, vậy, đâu, chăng, ạ, hử,...Nhờ chúng mà người nói
hay người viết có thể bày tỏ những sắc thái tinh tế trong thái độ, tình cảm đối
với người nghe, người đọc hoặc đối với nội dung được nói tới.
1.1.2.3. Các từ cảm thán
Đó là những từ dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. Chúng
không thể dùng làm tên gọi cho xúc cảm, mà chỉ làm dấu hiệu cho những xúc
cảm mà thôi. Chúng không thể làm thành phần cho cụm từ hay câu, nhưng lại
có thể tách riêng khỏi câu để làm thành phần một câu riêng biệt. Trong khi sử
dụng, chúng thường gắn liền với một ngữ điệu hay cử chỉ, nét mặt, điệu bộ
của người nói. Các từ cảm thán có thể dùng để gọi – đáp (ơi, vâng, dạ, thưa,
bẩm, ừ,..) có thể dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ
hãi, tức giận,... (ôi, trời ơi, ô, ủa, kìa, ái, ối, hỡi ôi, eo ôi,...). Có thể nói,
chúng dùng để bộc lộ những cảm xúc đột ngột, mạnh mẽ thuộc các loại khác
nhau.
13


Ví dụ:
+ Ôi! Cái áo kia đẹp thật chị nhỉ?

1.1.3. Các phương tiện thể hiện ý nghĩa tình thái
Các phương tiện dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái rất đa dạng. Nhưng
phương tiện chính thường được nhắc đến là:
1.1.3.1. Phương tiện ngữ âm
Phương tiện ngữ âm là cách dùng ngữ điệu, trọng âm để thể hiện thái
độ, tình cảm hoặc để nhấn mạnh vào điểm mà người nói cho là cần chú ý.
Ví dụ:
Ông cụ phân vua:
Đấy nhé, anh chị đã tin chưa? Tôi không ngờ đâu bây giờ anh chị lại
khinh người làm vậy. Cậu cũng như mẹ, mà anh nghi cho tôi ăn cắp, anh nghĩ
đã phải chưa? [33, tr.156]
Đây là lời nói của ông cụ với vợ chồng ông Tham trong truyện ngắn
“Mất chiếc ví”. Khi phát ngôn, người nói đã dùng ngữ điệu, trọng âm nhấn
mạnh vào cụm từ đấy nhé nhằm bộc lộ trạng thái thất vọng, có chút bực mình
khi bị nghi oan. Hơn nữa, phát ngôn cũng nhằm gây sự chú của người nghe,
để người nghe là vợ chồng anh Tham chú ý đến lời nói đó.
1.1.3.2. Phương tiện ngữ pháp
Phương tiện ngữ pháp là các cách đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc của
câu để thể hiện ý định của người nói nhằm tập trung vào điểm nhấn nào đó
trong phát ngôn.
Ví dụ:
- À, gớm, giàu, tao cũng giàu rồi, sang, tao cũng sang rồi. Tao còn cần
gì nữa.
Trong phát ngôn này, người nói đã đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc của
câu bằng cách đảo các từ ngữ “giàu....sang” lên đầu mỗi vế câu để nhấn mạnh
quan điểm của mình. Vế câu: “ À, gớm....” có tác dụng thể hiện ý nghĩa tình
thái mỉa mai, tức giận của người nói với người nghe.
14



1.1.3.3. Phương tiện từ vựng
Phương tiện từ vựng gồm:
- Động từ tình thái: muốn, định, hòng, toan, dám,...
- Phụ từ: đã, sẽ, vẫn, cũng,...
- Trợ từ: à, ư, nhỉ, nhé, chính, cả, ngay,...
- Thán từ: chà! Ôi! Chao!....
- Một số đơn vị từ vựng khác (thường được gọi là quán ngữ) như: có lẽ,
có thể, huống chi, huống hồ,...[17, tr.44]
1.1.4. Chức năng của các phương tiện thể hiện tình thái
1.1.4.1. Chức năng biểu thị thái độ tình cảm của người nói
Ví dụ:
(1) Mưa thế mà to.
(2) Cơn mãi mà không mưa.
Ở phát ngôn (1), ngoài nội dung mệnh đề mưa to ta thấy phát ngôn
còn có cả thái độ của người nói kèm theo là sự ngạc nhiên trước việc "mưa
to". Ở phát ngôn (2), ngoài nội dung mệnh đề trời có cơn nhưng không mưa
ta còn thấy thái độ mong mỏi, chờ đợi "trời mưa" của người nói.
Chẳng hạn, so sánh phát ngôn (3) và (4) dưới đây thì thấy sự khác
nhau giữa chúng chỉ là phần thể hiện thái độ của người nói đối với hiện thực
được nói đến trong phát ngôn:
Ví dụ
(3) Trời mưa.
(4) Trời lại cứ mưa (mãi).
Ví dụ (3), không thể hiện rõ thái độ của người nói đối với hiện thực
"trời mưa", còn ở ví dụ (4), người nói thể hiện thái độ bực bội trước hiện
thực "trời mưa" kéo dài.
Tương tự, ở ví dụ (5) và (6), cùng một hiện thực được nói tới nhưng
nhờ sử dụng các phương tiện tình thái khác nhau mà ta nhận ra thái độ của
người nói đối với hiện thực ở hai phát ngôn này không giống nhau:
Ví dụ:

(5) Bây giờ đã 8 giờ rồi.
15


(6) Bây giờ mới 8 giờ thôi.
Các từ tình thái đã, rồi ở ví dụ (5) thể hiện người nói đánh giá thời
điểm (8 giờ) là thời điểm đã muộn so với một cái mốc thời gian cần làm
một việc gì đó. Còn các từ tình thái mới, thôi ở ví dụ (6) lại thể hiện quan
điểm ngược lại của người nói trước hiện thực (8 giờ): Thời điểm 8giờ là thời
điểm còn sớm so với cái mốc thời gian cần làm việc gì đó.
1.1.4.2. Chức năng xác định một số kiểu hành động nói
Các phương tiện biểu thị tình thái không chỉ có chức năng tạo kiểu
câu hay bộc lộ thái độ của người nói đối với hiện thực hoặc người nghe mà
chúng còn có chức năng đánh dấu các hành động nói. Chẳng hạn, tiểu từ
tình thái à, ư thường đi kèm đánh dấu hành động hỏi, tiểu từ nhé thường
đánh dấu hành động hỏi hoặc hành động khuyên, tiểu từ quá đánh dấu hành
động hay hành động biểu cảm…
Ví dụ:
(7) Anh về đấy ư?
(8) Anh về đấy à?
Hay từ tình thái đi thường đánh dấu hành động cầu khiến như ở ví
dụ (9) dưới đây:
Ví dụ: (9) Anh về đi!
1.1.4.3. Chức năng thiết lập quan hệ giao tiếp
Một trong những chức năng cơ bản của hoạt động giao tiếp là chức
năng thiết lập mối quan hệ giữa người nói với hiện thực được nói đến trong
phát ngôn hay tạo lập quan hệ giữa người nói với người nghe.
Các phương tiện tình thái không chỉ có giá trị bộc lộ thái độ đánh giá
của người nói đối với hiện thực được nói tới trong phát ngôn mà còn thể
hiện cả thái độ của người nói đối với người nghe, tức người tiếp nhận phát

ngôn. Có thể thấy điều vừa nói qua ví dụ (10) và (11).
Ví dụ:
(10) Cơm chín đâu mà chín.
16


(11) Cơm chưa chín ạ.
Thái độ của người nói thể hiện ở phát ngôn (10) là thái độ thiếu tôn
trọng đối với người nghe, còn thái độ của người nói đối với người nghe thể
hiện ở phát ngôn (11) là thái độ tôn trọng, kính trọng. Nhận biết được thái
độ của người nói đối với người nghe như vừa phân tích là nhờ các phương
tiện tình thái được sử dụng ở 2 phát ngôn này khác nhau: phát ngôn (10)
thể hiện ý nghĩa tình thái qua kiểu cấu trúc câu, ý nghĩa tình thái ở phát
ngôn (11) được thể hiện qua tiểu từ "ạ"
1.1.4.4. Chức năng định hướng lập luận
Các phương tiện tình thái ngoài chức năng tạo lập kiểu câu hay thể
hiện thái độ của người nói đối với hiện thực với người nghe v.v... còn có
chức năng định hướng lập luận.
Nói cách khác, không ít trường hợp, hướng của lập luận không phải do
nội dung của các sự kiện nói trong phát ngôn quyết định mà lệ thuộc vào các
từ lập luận - tức các yếu tố tình thái.
Các ví dụ (12) (13) có hướng lập luận ngược chiều bởi các phương
tiện tình thái được sử dụng ở đây tiềm ẩn ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ:
(12) Bao gạo này chỉ 5kg thôi.
(13) Bao gạo này những 5kg cơ.
Ở ví dụ (12) các từ "chỉ …thôi" hàm ý chỉ đối tượng (gạo) được nói
đến trong phát ngôn là ít và nhẹ đối với ai đó.
Ở ví dụ (13) các từ "những …cơ" lại có hàm ý chỉ đối tượng (gạo)
được nói đến trong phát ngôn là nhiều và nặng đối với ai đó.

Nên coi 2 phát ngôn vừa dẫn là 2 luận cứ và cho nối kết với 2 kết
luận: xác định hoặc không xác định thì luận cứ nói trong ví dụ (12) chỉ nối
được với kết luận "xách được", còn luận cứ ở ví dụ (13) chỉ có thể nối với
kết luận "không xách được".
1.2. Khái quát chung về trợ từ tình thái
17


1.2.1. Định nghĩa trợ từ tình thái
Cho đến nay các nhà ngôn ngữ học vẫn còn nhiều điểm chưa thống
nhất trong cách hiểu về trợ từ tình thái. Trong truyền thống ngôn ngữ học
nước ngoài, nhắc đến thuật ngữ này thông thường người ta phải định nghĩa
chúng một cách khá cặn kẽ và giới hạn cách hiểu chúng theo phạm vi của
từng công trình hoặc trường phái, thậm chí còn tùy thuộc vào trình độ phát
triển của ngôn ngữ học nữa. Theo D. Hartmann, thuật ngữ này ở cuối thế kỉ
XX có ba cách hiểu, được ông tạm phân loại là: a) theo nghĩa rất rộng “tất cả
các yếu tố không thể không biến đổi được theo nguyên tắc hình thái học”; b)
theo nghĩa hẹp: “các yếu tố bất biến không phải là giới từ, liên từ hoặc phụ
từ... nói cách khác, đó là các trợ từ tình thái (modal partiles) và các trợ từ
nhấn mạnh (focus partiles) và c) theo thực tiễn phân loại: một tiểu nhóm nằm
trong khối các yếu tố bất biến như phụ từ, liên từ và giới từ - dẫn theo Phạm
Hùng Việt [32, tr.25]. Tác giả cho rằng cách hiểu thứ ba là sự phát triển nảy
sinh tất nhiên từ các thảo luận phê phán đối với hai cách hiểu (a) và (b), “khi
mà các yếu tố bất biến đã bắt đầu xuất hiện trong khung lí thuyết thức nhận
(comprehensive theoretical framework)”. Ở những phần làm việc tiếp theo, D.
Hartmann thuận theo cách hiểu thứ 2 – trợ từ hiểu theo nghĩa hẹp. Theo ông,
trước tiên phải phân biệt trợ từ với các yếu tố bất biến khác xét từ quan điểm
ngữ pháp thuần túy. Trong sự phân tích của ông, “yếu tố bất biến khác”
thường được đem so sánh để phân biệt với các trợ từ là phụ từ (adverb). Khác
với phụ từ là các từ bất biến về hình thái, có chức năng thể hiện các trạng

huống không gian, thời gian, tình thái của đối tượng và hiện tượng, trợ từ là
nhóm từ loại có tính cách đóng. Phụ từ là các thực từ như danh từ, động từ,
tính từ là nhóm các từ loại có tính mở. “Phụ từ có nghĩa từ vựng và cùng với
các từ loại như danh từ, động từ, tính từ thuộc vào lớp các phạm trù từ vựng
chính. Đối lập với các trợ từ; giới từ, liên từ; phụ từ không phải là các từ chức
năng (function words)” – dẫn theo Phạm Hùng Việt [32, tr.25].

18


Trên cơ sở những nhận xét về cách phân loại từ loại trong tiếng Việt;
dựa vào các tài liệu tham khảo liên quan, Phạm Hùng Việt đã định nghĩa trợ
từ tình thái như sau:“Trợ từ là từ thuộc vào lớp tình thái từ, không đảm nhận
chức vụ cú pháp trong câu, được sử dụng trong phát ngôn để biểu thị một số
nghĩa như: thái độ, tình cảm, sự đánh giá,... của người nói đối với nội dung
phát ngôn, đối với hiện thực và / hay đối với người đối thoại, hoặc để tham
gia biểu thị các mục đích của phát ngôn”. [32, tr.71]
1.2.2. Phân loại trợ từ tình thái
Đã có nhiều cách phân loại khác nhau về trợ từ tình thái. Có thể nhận
thấy một tình hình chung là: ở giai đoạn những năm 1960 về trước, các tác giả
thường chỉ xem xét một nhóm trợ từ: nhóm trợ từ phụ cho câu (trợ từ tình
thái). Sự phân loại trợ từ do vậy cũng chỉ tập trung vào những trợ từ thuộc
nhóm này. Từ những năm 1960 trở lại đây, nhiều tác giả đã chú ý đến cả
nhóm trợ từ phụ cho từ và cụm từ. Trong công trình của họ, trợ từ tình thái
thường được phân thành hai loại lớn:
1 – Trợ từ (tiểu từ) tình thái.
2 – Trợ từ (tiểu từ) nhấn mạnh.
Đi sâu tìm hiểu về tình hình nghiên cứu của trợ từ tình thái, có thể nhận
thấy chưa có một chuyên khảo nào viết riêng về nhóm thứ hai (trợ từ nhấn
mạnh) và do vậy, cũng chưa có một sự phân loại cụ thể nào đối với chúng.

Nhóm thứ nhất (trợ từ tình thái) được xem xét chi tiết hơn. Sự phân loại trong
nội bộ nhóm này thường dựa trên một trong hai cơ sở:
- Dựa vào chức năng ngữ nghĩa của các trợ từ.
- Dựa vào vị trí của các trợ từ trong phát ngôn.
Trần Trọng Kim [12] đã dựa vào mục đích giao tiếp, phân trợ từ thành 9 loại:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Để hỏi: a, à, ư, nhỉ, tá, hử.
Để dặn dò hay nhắc lại điều gì: nhé.
Để rủ làm việc gì: nào
Để rủ cùng làm việc gì: hè
Để khoe cái gì mình có là nhiều, là tốt, là đẹp: kia.
Để tỏ ý kính trọng khi đáp lại người trên nói: ạ
19


7.
8.
9.

Để tỏ ý hoài nghi: ru.
Để tỏ ý quyết chắc: vay.
Để làm cho tròn câu: vậy.
Theo Phạm Hùng Việt [32] đóng góp của cách phân loại này là ở chỗ:
lần đầu tiên trợ từ tình thái được xem xét một cách tương đối cụ thể. Tác giả

đã đưa ra danh sách 14 trợ từ và phân ra thành các tiểu loại. Tuy nhiên có thể
nhận thấy ngay sự chưa hợp lí của cách phân loại này: Tác giả chưa có một cơ
sở nhất quán để phân loại. Các loại 1, 2, 3, 4 được phân ra dựa vào chức năng
tạo câu, trong khi đó, các loại 6, 7, 8, lại được phân ra trên cơ sở chức năng
ngữ nghĩa của các trợ từ. Các loại trợ từ được phân ra chưa có sự khu biệt rõ
ràng. Có thể nhập loại 7 vào loại 1, cũng như có thể nhập hai loại 3 và 4 vào
với nhau. Và nếu tác giả lấy tiêu chí “tỏ ý kính trọng” để phân ra loại 6 (trợ từ
ạ) thì hoàn toàn có thể lấy tiêu chí “tỏ ý thân mật suồng sã”.
Nguyễn Kim Thản [23] phân loại trợ từ tình thái dựa vào tác dụng của
trợ từ (mà tác giả gọi là ngữ khí từ) trong câu phân nhóm trợ từ này thành hai
loại chính:
I. Những ngữ khí từ phục vụ sự cấu tạo loại hình câu.
II. Những ngữ khí từ phục vụ sự biểu thị thái độ của người nói.
Nhóm I lại được phân ra thành các tiểu nhóm:
1. Ngữ khí từ phục vụ việc cấu tạo câu nghi vấn: à, nhỉ, ư.
2. Ngữ khí từ phục vụ việc cấu tạo câu mệnh lệnh: đi, thôi, nào.
3. Ngữ khí từ phục vụ việc cấu tạo câu cảm thán: thay.
Bên cạnh sự phân loại trợ từ theo chức năng ngữ nghĩa là sự phân loại
theo vị trí của chúng ở trong câu. Dựa vào đặc điểm thường xuất hiện ở vị trí
cuối trong câu của các trợ từ, một số tác giả đã gọi chúng bằng những tên gọi
như: phụ từ tận cùng (Lê Văn Lý), tiểu từ hậu trí (Hoàng Tuệ),... nhưng đó là
những tên gọi chung đối với cả nhóm trợ từ này. Cũng dựa vào vị trí trong câu,
Đinh Văn Đức phân các trợ từ (mà tác giả gọi là tiểu từ) thành ba nhóm nhỏ:
a. Những tiểu từ có thiên hướng đứng đầu phát ngôn: à, à mà, ấy thế,
đấy, ấy đấy,ái chà.
20


b. Những tiểu từ có thiên hướng đứng ở cuối các phát ngôn: ư, nhỉ, nhé,
ấy, vậy, hả, hử, đấy, cơ, cơ mà, kia.

c. Những tiểu từ cả ở đầu và ở cuối phát ngôn: ấy, đấy, đó, kia, à, vậy,
nhé [7]
Như vậy, có thể thấy, trước một hiện tượng nghiên cứu, có thể có nhiều
cách phân loại khác nhau tùy theo mục đích của người nghiên cứu. Những
tiêu chí phân loại được đặt ra là nhằm tới sự phân cắt khối trợ từ thành các
khối nhỏ hơn nữa cho thuận lợi trong mô tả cũng như trong sử dụng. Bởi vậy,
mỗi cách phân loại đều cố gắng nắm lấy một đặc điểm nào đó có trong bản
chất của trợ từ để phân loại chúng.
Phạm Hùng Việt [32] phân loại trợ từ tình thái thành các tiểu nhóm sau:
a) Phân loại nhóm trợ từ câu
Dựa vào khả năng hoạt động trong các kiểu câu, có thể phân nhóm này
thành 4 tiểu nhóm:
- Tiểu nhóm 1: Những trợ từ được sử dụng trong câu tường thuật, gồm
các trợ từ: ạ, ấy, chắc, chăng, cho, chứ, cơ, đâu, đây, đấy, đó, hết, khối, kia,
là, mà, mất, nào, này, nhé, nhỉ, nữa, rồi, sao, sất, thế, thôi, vào, vậy,...
- Tiểu nhóm 2: Những trợ từ được sử dụng trong câu nghi vấn: à, chắc,
chăng, chứ, hả, kia, nhỉ, phỏng, ru, ta, thế, ư, vậy...
- Tiểu nhóm 3: Những trợ từ được sử dụng trong câu cầu khiến: cho, đi,
lên, nào, này, vào, với,....
- Tiểu nhóm 4: Những trợ từ được sử dụng trong câu cảm thán: mất, ru,
sao, ta, thay...
b) Phân loại nhóm trợ từ bộ phận câu
Dựa vào nội dung được nhấn mạnh, nhóm này được phân thành hai tiểu nhóm:
- Tiểu nhóm 1: Những trợ từ có chức năng thể hiện sự đánh giá của
người nói về mặt số lượng, mức độ đối với một phần của nội dung được nêu
trong phát ngôn. Tiểu nhóm này gồm các trợ từ: đến, tới, những, mãi, tận, có,
độc, chỉ, mỗi, lấy, qua, trời, ư....
21



- Tiểu nhóm 2: Những trợ từ có chức năng thể hiện sự nhấn mạnh đặc
biệt của người nói vào ý khẳng định hay phủ định đối với một phần nội dung
được nêu trong phát ngôn. Tiểu nhóm này gồm có các trợ từ: chính, cả, ngay,
cái, cứ, được, hẳn, hề, quả, phàm, quyết, rõ, tịnh, tổ, chẳng, đã, mới, riêng,
thì, và, cóc, đếch, mốc, quái...
1.2.3. Chức năng của trợ từ tình thái
Qua phân tích và xem xét tài liệu tham khảo có liên quan, chúng tôi
đồng quan điểm với tác giả Phạm Hùng Việt về cách xác định chức năng cơ
bản của trợ từ tình thái như sau:
- Chức năng đánh giá.
- Chức năng biểu cảm
- Chức năng nhấn mạnh
- Chức năng tham gia biểu thị mục đích phát ngôn.
1.2.3.1. Chức năng đánh giá
Đánh giá là một hoạt động gắn liền với nhận thức của con người. Với
tư cách là chủ thể, con người không ngừng có những hoạt động nhằm tìm
hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Trong quá trình tìm hiểu, khám phá đó,
những thuộc tính của đối tượng con người nhận biết ngày một đầy đủ, rõ ràng
hơn. Cũng từ đó, con người nắm được những tác dụng và lợi ích đối với mình
của đối tượng; tức là nắm được giá trị của đối tượng. Cùng một đối tượng
nhưng tùy theo nhận định của các chủ thể khác nhau, giá trị có thể khác nhau.
Với tôi, vào lúc này, vật này có thể là tốt, nhưng với anh, nó lại có thể là
không tốt. Nhận định về giá trị của sự vật, hiện tượng chính là đánh giá của
con người về sự vật, hiện tượng đó. Như vậy, đánh giá và giá trị có mối quan
hệ khăng khít với nhau. Giá trị là cơ sở cho sự đánh giá. Giá trị gắn với đối
tượng (sự vật, hiện tượng), nhưng giá trị không nằm trong bản thân đối tượng
mà gắn với chủ thể có ý thức là con người. Như J. Searle đã viết: “Từ rất lâu,
các nhà triết học đã vạch ra sự khác nhau giữa đối tượng và giá trị. Giá trị,
bằng cách này hay cách khác bắt nguồn từ con người, chúng không nằm trong
22



thế giới bên ngoài, ít nhất là trong thế giới của những hòn đá, những con
sông, những cái cây và những đối tượng chưa được chế tác. Trong trường hợp
ngược lại, chúng không còn là những giá trị nữa và sẽ trở thành một phần của
thế giới khách quan” [32, tr.92]
Dựa vào mục đích phát ngôn, chúng tôi xem xét ý nghĩa đánh giá của
trợ từ theo hai chiều quan hệ: Quan hệ của người nói đối với nội dung của
phát ngôn và quan hệ của người nói đối với người nghe.
a. Ý nghĩa đánh giá của trợ từ tình thái, xét theo quan hệ của người nói
đối với nội dung của phát ngôn.
Xét các ví dụ:
1. Tôi có 100 ngàn đồng.
2. Tôi có những 100 ngàn đồng.
3. Tôi có mỗi 100 ngàn đồng.
Nội dung miêu tả của ba phát ngôn trên là như nhau, đều nói về cùng
một chủ thể: tôi và cùng một sự kiện: có 100 ngàn đồng. Phát ngôn 2 và 3
khác phát ngôn 1 ở chỗ: có thể hiện sự đánh giá của người nói đối với hiện
thực được nêu trong phát ngôn. Có thể diễn giải nghĩa của phát ngôn 2 và 3
như sau:
Tôi có những 10 ngàn đồng =

- Tôi có 100 ngàn đồng
- Số tiền đó, đối với tôi là nhiều.

Thực trạng này thường là người nói nói đến với một trạng thái tình cảm
tích cực.
Tôi có mỗi 100 ngàn đồng =

- Tôi có 100 ngàn đồng.

- Số tiền này đối với tôi là ít.

Thực trạng này thường được người nói nói đến với một trạng thái tình
cảm tiêu cực.
b. Ý nghĩa đánh giá của trợ từ tình thái, xét theo quan hệ của người nói
với người nghe.

23


Trong giao tiếp, có một mối quan hệ khá rõ giữa những người tham gia
giao tiếp được thể hiện ra bằng các phương tiện ngôn ngữ. Người nói bao giờ
cũng có những nhận định, đánh giá về người nghe. Đó là những đánh giá về
vị thế xã hội, tuổi tác, độ thân tình, v.v. Để có cách ứng xử cho đúng mực,
cho đạt được hiệu quả giao tiếp. Sự đánh giá này, trong ngôn ngữ có thể được
thể hiện bằng cả phương tiện từ vựng lẫn phương tiện ngữ âm. Bằng ngữ âm,
đó là cách sử dụng ngữ điệu, dùng lối nói nhẹ nhàng hay gay gắt.... Bằng từ
vựng, đó là cách sử dụng các đại từ nhân xưng, các từ hô gọi, các từ tình thái
mà trong đó trợ từ là một bộ phận quan trọng.
Ví dụ:
- Mời ông xơi nước ạ
- Chào bác ạ.
- Mẹ mới về đấy ạ.
Do bị quy định về điều kiện sử dụng như vậy, nên không dùng trợ từ ạ
trong trường hợp người nói có địa vị xã hội hoặc tuổi tác cao hơn người đối
thoại. Sẽ bất thường nếu như chúng ta gặp những phát ngôn kiểu như:
- Chào cháu ạ.
- Con đến chơi nhà đấy ạ.
Như vậy, là một phương tiện quan trọng biểu thị thái độ của người nói,
trợ từ tình thái có khả năng biểu thị một số kiểu ý nghĩa đánh giá đối với nội

dung của phát ngôn và đối với người đối thoại. Đối với nội dung phát ngôn, là
những đánh giá về lượng, về độ; đối với người đối thoại, là những đánh giá về
vị thế xã hội, về tuổi tác, về độ thân tình, v.v.
1.2.3.2. Chức năng biểu cảm
Trong hoạt động giao tiếp, con người sử dụng ngôn ngữ không những
để truyền đạt tư tưởng, ý nghĩ, mà còn để thể hiện thái độ, tình cảm của mình.
Thái độ, tình cảm của con người là một phạm trù thuộc về tâm lí học và đã
được các nhà tâm lí học, triết học chú ý xem xét từ rất lâu. Trong ngôn ngữ

24


loài người, ở bất kì loại hình ngôn ngữ nào cũng đều tồn tại một lớp từ biểu
thị thái độ, tình cảm.
Dưới đây, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu khả năng biểu thị thái độ, tình
cảm (mà chúng tôi gọi là chức năng biểu cảm) của trợ từ tình thái.
a. Biểu thị tình cảm thân mật của người nói đối với người đối thoại.
Để mục đích giao tiếp đạt được hiệu quả cao, bên cạnh nội dung thông
báo cần truyền đạt, người nói thường phải có một hình thức giao tiếp phù hợp.
Một trong những cách thể hiện mà người nói thường lựa chọn là bày tỏ tình
cảm thân mật của mình với người đối thoại.
Ví dụ:
(1) Mợ mệt à? [33, tr.33]
Đây là lời nói của nhân vật Phong với Nguyệt trong truyện ngắn “Oẳn
tà rroằn” của Nguyễn Công Hoan. Khi phát ngôn, người nói đã thêm TTTT à
vào cuối câu kết hợp với ngữ điệu nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện sự thân mật,
quan tâm, lo lắng của người nói với người nghe.
(2) – Ngoài tỉnh chắc bây giờ vui hơn trước, ông nhỉ? [33, tr.272]
Ví dụ (2) là lời nói của anh đĩ Mùi với người khách đi đường. Trong
truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan xuất hiện rất nhiều những người dân

chân chất, thật thà và anh đĩ Mùi là một trong những kiểu nhân vật đó. Sự thật
thà hiền lành đó được thể hiện ngay trong phát ngôn của nhân vật, dù chỉ mới
gặp mặt nhưng khi giao tiếp anh đĩ Mùi luôn bày tỏ sự thân mật, gần gũi với
người khách bằng cách thêm TTTT vào cuối phát ngôn. Cụ thể ở đây là TTTT
nhỉ đã được sử dụng khi anh giao tiếp với vị khách.
(3) Hễ ông có hỏi, cậu làm chứng cho con là con chỉ mang có cái khăn
gói này về thôi nhé. [33, tr.357]
Để thể hiện sự thân mật giữa mình và ông nhà báo, nhân vật thằng Quít
trong truyện ngắn “Thằng Quít” đã thêm TTTT nhé vào cuối phát ngôn để
người nghe (ông nhà báo) thấy được sự tôn trọng, yêu mến của người nói
(thằng Quít).

25


×