Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn học CÔNG NGHỆ sửa CHỮA máy NÂNG CHUYỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.35 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MÁY NÂNG CHUYỂN
Chương 1: Những khái niệm cơ bản
1.Thế nào là:



Sửa chữa máy
Khả năng làm việc của máy

2. Thế nào là độ tin cậy của máy, nêu các chỉ tiêu cơ bản đánh giá độ tin cậy của máy.
3. Thế nào là hao mòn vật lý của máy? Cách xác định độ hao mòn vật lý?
4. Thế nào là hao mòn vô hình của máy? Cách xác định hao mòn vô hình của máy?
5. Nêu lợi ích và tác hại của ma sát. Trình bày cách xác định lực ma sát theo thuyết cơ học.
6. Thế nào là:







Ma sát thuần túy
Ma sát nửa khô
Ma sát khô
Ma sát ướt
Ma sát nửa ướt
Ma sát hạn chế

7. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến mài mòn chi tiết.
8. Trình bày các ảnh hưởng của:







Áp lực đơn vị đến sự mài mòn chi tiết
Chất lượng bề mặt đến sự mài mòn chi tiết
Tốc độ dịch chuyển các bề mặt đến sự mài mòn chi tiết.
Độ cứng bề mặt chi tiết đến sự mài mòn chi tiết.
Cấu trúc của kim loại và hình dáng kích thước kết cấu của chi tiết đến sự mài mòn chi tiết.

9. Trình bày khái niệm về độ mòn cho phép, độ mòn giới hạn. Công thức xác định.
10. Công thức xác định khe hở dầu nhỏ nhất, khe hở dầu hợp lí, giới hạn của cặp lắp ghép trục - ổ trượt.
11. Vai trò của bảo dưỡng kĩ thuật. Nêu các công việc chủ yếu của hệ thống bảo dưỡng- sửa chữa.
12. Thế nào là:







Bảo dưỡng ca
Bảo dưỡng định kì cấp 1
Bảo dưỡng định kì cấp 2
Bảo dưỡng định kì cấp 3
Sửa chữa nhỏ
Sửa chữa lớn



13. Trình bày đặc điểm, phương pháp thực hiện, phạm vi áp dụng của hình thức sửa chữa đơn chiếc.
14. Trình bày đặc điểm, phương pháp thực hiện, phạm vi áp dụng của hình thức sửa chữa lắp lẫn.
Chương 2. Quá trình CNSC máy
1. Các giai đoạn công nghệ chủ yếu của quá trình công nghệ sửa chữa máy. Vai trò, nhiệm vụ của
từng giai đoạn.
2. Vai trò, ý nghĩa của công tác nhận máy vào sửa chữa. Các thủ tục cần thiết khi nhận máy vào sửa
chữa. Vì sao phải rửa ngoài máy trước ki đưa máy vào sửa chữa. Các công việc của rửa ngoài
máy.
3. Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi tháo máy.
4. Các pp tẩy rửa chi tiết chủ yếu. phạm vi áp dụng của chúng.
5. Ý nghĩa, vai trò của kiểm tra- phân loại chi tiết khi sửa chữa máy.
6. Cơ sở để kiểm tra, phân loại chi tiết. Các loại chi tiết khi kiểm tra, phân loại và kí hiệu của chúng.
7. Trình bày đặc điểm, pp thực hiện khi kiểm tra khuyết tật bằng khí nén, từ tính, quang học, thủy
lực. Phạm vi áp dụng
8. Trình bày cách xác định bằng thước , hay đồng hồ:
• Độ đồng tâm của các bậc trục
• Độ song song của then với đường tâm trục (hay lỗ).
• Độ song song của các cổ trục của bậc trục
• Độ cong trục
9. Ý nghĩa và vai trò của ghép bộ chi tiết. Các công việc thực hiện khi ghép bộ chi tiết.
10. Nêu các pp ghép bộ chi tiết.
11. Ý nghĩa, vai trò, đặc điểm của công nghệ lắp ráp khi sửa chữa máy.
12. Nêu các pp lắp ráp
13. Nêu khái niệm, đặc điểm, phương pháp thực hiện, phạm vi áp dụng của các hình thức:
• Lắp ráp cố định
• Lắp di động
14. Vai trò của chạy rà sau sửa chữa.
15. Nêu các ảnh hưởng của chế độ chạy rà đến chất lượng ctm sau chạy rà.
Chương 3. Công nghệ phục hồi chi tiết máy
1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

Trình bày cơ sở kinh tế để lựa chọn phương pháp sửa chữa hợp lý.
Bản chất, đặc điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp phục hồi theo kích thước phù hợp.
Trình bày vai trò và cách chọn chi tiết cơ sở khi lắp ráp.
Bản chất, đặc điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp phục hồi bằng cách phụ thêm chi tiết
và phương pháp phục hồi bằng cách thay một phần chi tiết.
Bản chất, đặc điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp phục hồi theo kích ban đầu.
Bản chất, đặc điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp phục hồi theo kích phù hợp.
Xác định khe hở có lợi và khe hở lớn nhất của cặp lắp ghép sau sửa chữa.
Thế nào là phục hồi chi tiết bàng hàn đắp. Đặc điểm chung của phương pháp hàn đắp
Thế nào là phục hồi chi tiết bằng hàn hồ quang. Đặc điểm chung của phương pháp hàn hơi.
Xác định các yếu tố đặc trưng của chế độ hàn hơi.
Trình bày nguyên lí mạ điện phân. Sơ đồ cấu tạo.
Xác định lượng kim loại phủ, và chiều dày lớp mạ khi mạ điện.
Thế nào là phục hồi chi tiết bằng phun kim loại. Đặc điểm chung của phương pháp phun kim loại.
Nêu các giai đoạn chủ yếu của quá trình phun kim loại.



14. Trình bày cấu tạo, nguyên lý phun kim loại của hệ thống phun kim loại đốt nóng chảy bằng hồ
quang điện.
15. Trình bày cấu tạo, nguyên lý phun kim loại của hệ thống phun kim loại đốt nóng chảy bằng hơi.
16. Trình bày đặc điểm của gia công cắt gọt trong sửa chữa.
17. Thế nào là phục hồi chi tiết bằng phương pháp gia công áp lực.
Chương 4. Sửa chữa các chi tiết, bộ phận cơ khí.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Biện pháp và yêu cầu kĩ thuật sửa chữa các hư hỏng của bạc.
Biện pháp và yêu cầu kĩ thuật sửa chữa các hư hỏng của ổ bi.
Biện pháp và yêu cầu kĩ thuật sửa chữa các hư hỏng của trục.
Trình bày kĩ thuật nắn trục bị cong
Trình bày kĩ thuật hàn đắp trục bị mòn.
Biện pháp và yêu cầu kĩ thuật sửa chữa các hư hỏng của phanh.
Biện pháp và yêu cầu kĩ thuật sửa chữa các hư hỏng của tang trống quấn cáp.
Các hư hỏng và nguyên nhân gây hư hỏng bánh xe.
Nêu các phương pháp kiểm tra hư hỏng của bánh xe.
Biện pháp và yêu cầu kĩ thuật sửa chữa các hư hỏng của bánh xe cầu trục chạy trên ray.

Chương 5. Sửa chữa KCT
1. Biện pháp và các yêu cầu kĩ thuật khi sửa chữa KCT dầm tổ hợp bị nứt dài hoặc nứt tấm biên.

2. Biện pháp và các yêu cầu kĩ thuật khi sửa chữa KCT dầm tổ hợp khi bị lõm có vết nứt.
3. Biện pháp và các yêu cầu kĩ thuật khi sửa chữa KCT dầm tổ hợp khi bị lõm không có vết nứt.
Chương 6. Sửa chữa hệ thống động lực.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Nêu các hư hỏng chủ yếu và nguyên nhân gây hư hỏng thân động cơ diezen.
Nêu các phương pháp kiểm tra hư hỏng của thân động cơ diezen.
Biện pháp và các yêu cầu kĩ thuật sửa chữa thân động cơ diezen.
Trình bày kĩ thuật sửa chữa vết nứt thân động cơ Diezen bằng phương pháp vá.
Trình bày kĩ thuật sửa chữa vết nứt thân động cơ Diezen bằng phương pháp cấy vít.
Trình bày kĩ thuật sửa chữa vết nứt thân động cơ Diezen bằngphương pháp hàn.
Nêu công dụng, đặc điểm cấu tạo, các thông số và yêu cầu kĩ thuật của xylanh động cơ Diezen.
Biện pháp sửa chữa các hư hỏng xylanh của động cơ Diezen.
Nêu các điều kiện và yêu cầu kĩ thuật khi sửa chữa trục khuỷu của động cơ Diezen.
Trình bày phương pháp dùng thước, hay đồng hồ so để xác định các thông số sau của trục khuỷu:
• Độ côn, độ ô van của cổ trục, cổ biên.
• Độ đồng tâm của các cổ trục, các cổ biên.
• Độ cong của trục khuỷu khi lắp đặt trên các gối đỡ
• Độ lệch giữa các khuỷu trục.
• Độ không song song của đường tâm cổ trục và đường tâm cổ biên.
• Độ chéo nhau của đường tâm cổ trục và đường tâm cổ biên.


Chương7. Sửa chữa thiết bị điện.
1. Nêu các hư hỏng chủ yếu của động cơ điện.
2. Biện pháp và các yêu cầu kĩ thuật sửa chữa động cơ điện.




×