ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC NGUYÊN LÝ CHI TIẾT MÁY
1. Thế nào là khâu, khớp, chuổi động, cơ cấu và máy? Cho ví dụ minh họa.
Trải lời
• Chi tiết máy: là cơ phận nhỏ nhất tháo rời từ một máy.
• Khâu: là một hay nhiều chi tiết máy lắp chặt với nhau thành một vật
cứng, có chuyển động tương đối với các vật cứng khác.
• Khớp:
- Bậc tự do: khả năng chuyển động độc lập
- Ràng buộc: bậc tự do bị triệt tiêu do 2 khâu luôn tiếp xúc với nhau
theo một cách nào đó.
- Thành phần khớp động: phần bề mặt tiếp xúc thuộc về mỗi khâu khi
phát sinh ràng buộc.
- Khớp động: là 2 thành phần khớp động của 2 khâu tiếp xúc tạo ràng
buộc.
• Phân loại khớp động:
- Khớp cao: tiếp xúc theo điểm hay đường
- Khớp thấp: tiếp xúc theo mặt.
• Chuổi động: là tập hợp các khâu liên kết với nhau bởi các khớp động.
gồm có chuổi động kín và chuổi động hở.
• Cơ cấu: một chuổi động có một khâu cố định(khâu giá), một hoặc nhiều
khâu được cung cấp chuyển động (khâu dẫn) và các khâu còn lại chuyển
động tùy theo chuyển động của các khâu dẫn.
• Máy: một hay nhiều cơ cấu kết hợp lại để truyền hay biến đổi năng
lượng.
2. Thiết lập công thức tính bậc tự do trong cơ cấu. Thế nào là khâu dẫn,
khâu bị dẫn, cách chọn khâu dẫn.
3. Trình bày phương pháp họa đồ véc tơ. Cho ví dụ cụ thể để thực hiện
phương pháp đó.
4. Trình bày phương pháp tâm quay tức thời. Cách các định tâm quay tức
thời.
5. Phát biểu và chứng minh định lí ăn khớp cơ bản trong bánh răng.
6. Như thế nào là bánh răng trụ tròn răng thẳng, răng nghiêng và răng chữ
V. Các thông số cơ bản của các loại trên, phạm vi sử dụng.
7. Trình bày về nội lực, lực quán tính tác dụng lên cơ cấu.
8. Trình tự và phương pháp phân tích áp lực khớp động.
9. Tính lực khâu dẫn bằng phương pháp tích phân tích áp lực khớp động.
10. Trình bày tích lực khâu dẫn bằng phương pháp công suất.
11. Ma sát. Cách phân loại ma sát, nguyên nhân sinh ra ma sát.
12. Nón ma sát, hiện tượng tự hãm chuyển động (lấy chuyển động một vật
trên mặt phẳng ngang để trình bày).
13. Trình bày ma sát của một vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
14. Ma sát trong khớp ren vít (Mô men cần thiết để xiết chặt và giữ không
cho đai ốc tự tháo lỏng ra).
15. Trình bày cách xác định mô men ma sát lăn, từ đó suy ra điều kiện để vật
lăn hoàn toàn, trượt hoàn toàn và vật vừa lăn vừa trượt.
16. Các đại lượng thay thế, khân thay thế trong chuyển động thực của máy.
17. Phương trình chuyển động của máy (dạng động năng và mô men). Ý
nghĩa từng phương trình.
18. Nguyên nhân máy chuyển động không đều – cách khắc phục.
19. Trình bày cách xác định mô men quán tính bánh đà thỏa mãn hệ số
chuyển động không đều cho trước khi mô men quán tính thay thế không
đổi, mô men cản và mô men động thay thế phụ thuộc vào vị trí cơ cấu.
20. Thực hiện các bào tập đã cho. (66, 67, 72, 74, 76, 79, 101, 105, 107, 119,
130, 131, 132, 133, 139, 146, 157, 161, 166, 228, 231, 233, 235, 237 xuất
bản năm 2000, 66, 67, 72, 74, 75, 76, 79, 110, 114, 116, 137, 148, 149, 150,
157, 160, 164, 179, 185, 247, 150, 252, 254, 256 xuất bản 2006). Bài tập
nguyên lý máy của Tạ Ngọ Hải.
21. Phân loại máy, khái niệm chung về thiết kế máy, mục đích và các sảm
phẩm cần đạt trong quá trình thiết kế máy.
22. Trình tự thực hiện các nội dung cơ bản trong quá trình thiết kế má. Cho
ví dị minh họa.
23. Nội dung, trình tự thực hiện và các nguyên tắc cơ bản trong tính toán và
thiết kế chi tiết máy.
24. Tải trọng và ứng suất, ý nghĩa của việc xác định chính xác tải trọng -
ứng suất trong tính toán và thiết kế chi tiết máy.
25. Nêu và phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc của CTM, ý
nghĩa thực tế của tưng chỉ tiêu.
26. Ý nghĩa, các nguyên tắc cơ bản về chọn vật liệu chế tạo và tiêu chuẩn
hóa.
27. So sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các loại mối ghép: ren,
dinh tán, hàn,. Cho ví dụ minh họa về phạm vi sử dụng của từng loại?
28. Đặc điểm làm việc và phương pháp tính toán mối ghép đinh tán đơn, cho
ví dụ minh họa?
29. Phương pháp tính toán mối ghép nhóm đinh tán, cho ví dụ mnh họa?
30. Kết cấu và tính toán mối hàn giáp mối, cho ví dụ minh họa?
31. Kết cấu và tính toán mối hàn chồng, cho ví dụ minh họa?
32. Kết cấu và tính toán mối hàn góc, cho ví dụ minh họa?
33. Đặc điểm, kết cấu và phương pháp tính toán mối ghép bằng ren đơn, cho
ví dụ minh họa?
34. Phương pháp tình toán mối ghép nhóm bulông, cho ví dụ minh họa?
35. So sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các loại truyền động:
đai, bánh ma sát, bánh răng, trục vít - bánh vít và xích. Cho ví dụ minh
họa về phại vi sử dụng của từng loại?
36. Các thông số cơ bản của truyền động đai, ý nghĩa và cách xác định giá trị
của chúng.
37. Các thông số cơ bản của truyền động bánh ma sát, ý nghĩa và cách xác
định giá trị của chúng.
38. Giải thích lí do trong máy móc ta ít gặp truyền động bánh ma sát hơn so
với truyền động đai và các loại truyền động cơ khí khác?
39. Tại sao nói tỉ số truyền của chuyển động bánh ma sát và truyền động đai
đề không ổn định.
40. Vì sao truyền động đai hay được bố trí ngay sau động cơ điện? Có thể đặt
nó ở những cấp chậm hơn không? Ví dụ sau hộp giảm tốc.
41. Trong truyền động bánh ren có các dạng hỏng nào? Bản chất của chúng
và đề ra chỉ tiêu tính toán?
42. Các thông số cơ bản của truyền động trục vít- bánh vít, cho ví dụ minh
họa?
43. Vì sao trong truyền động trục vít người ta lại phải thực hiện bài toán cân
bằng nhiệt?
44. Vì sao người ta lại chọn vật liệu chế tạo trục vít lại cứng mà bánh vít lại
mềm?
45. Các thông số cơ bản của truyền động Xích, ý nghĩa và cách xác định giá
trị của chúng?
46. Người ta tính toán lựa chọn truyền động xích như thế nào? Cho ví dụ
minh họa?
47. Kết cấu trục: cơ sở, ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của từng loại?
48. Phương pháp tính toán trục, cho ví dụ minh họa?
49. So sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các ổ lăn và ổ trượt, cho
ví dụ minh họa về phạm vi sủ dụng của từng loại?
50. Thuộc các công thức và thực hiện được các bài tập trong “Bài tập chi
tiết máy” của Nguyễn Bá Dương – Lê Đắc Phong – Phạm Văn Quang: 1,
2, 3, 4, 9, 14, 16 (trang 6 – 15). 3, 4, 7 ,8, 9, 12, 17, 18 (trang 22- 31). 2, 7,
8, 9, 13, 15 (mối ghép ren). 9, 10, 11, 12 (truyền động đai). 13, 14, 15
(bánh răng).