Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty CP XD thiên đại lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.24 KB, 110 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tài sản cố định là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên cơ sở vật chất
cho hoạt động của mọi doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vận tải như Công ty
CP XD Thiên Đại Lộc .
Trong thực tế không chỉ mua và sử dụng tài sản cố định mà cũng phải
quản lý sử dụng có hiệu quả. Vì vậy muốn sử dụng tài sản cố định đúng mục
đích và có hiệu quả doanh nghiệp cần có một phương pháp quản lý khoa học,
tạo điều kiện hạ giá thành, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất trang thiết bị
và đổi mới theo kịp nhu cầu thị trường. Tổ chức kế toán tăng giảm tài sản cố
định là một khâu trong hạch toán kế toán. Xuất phát từ mục tiêu và tầm quan
trọng của công tác tổ chức kế toán TSCĐ tại công ty CP XD Thiên Đại Lộc
cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Th.s Phạm Anh Tuấn, em đã chọn
đề tài: "Hoàn thiện kế toán tài sản cố định và biện pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng tài sản cố định tại công ty CP XD Thiên Đại Lộc ” cho chuyên đề tốt
nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu vấn đề: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kế toán
TSCĐ tại công ty CP XD Thiên Đại Lộc .
Phạm vi không gian: Trong công ty CP XD Thiên Đại Lộc .
Phạm vi thời gian: Toàn bộ giấy tờ sổ sách, chứng từ, các tài liệu có liên
quan đến tình hình tổ chức kế toán TSCĐ trong kỳ kế toán năm 2015.
3. Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và sự cần thiết về tổ chức kế toán TSCĐ
trong doanh nghiệp.
Làm rõ một số vấn đề về tổ chức kế toán tăng, giảm và nâng cao hiệu quả
sử dụng TSCĐ tại công ty CP XD Thiên Đại Lộc .
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, phân tích nâng cao hiệu quả TSCĐ.
4. Phương pháp nghiên cứu:

1




Để thực hiện được đề tài này và thu thập thông tin về đề tài một cách sâu
sắc em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: Qua kiến thức em đã được học
khi ngồi trên ghế nhà trường, qua sách báo, thu thập các tài liệu về kế toán
nguyên vật liệu tại công ty.
- Phương pháp quan sát thực tế: Quá trình đi thực tế tại công ty, tiến hành
quan sát và tìm hiểu thực trạng hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
- Phương pháp phân tích đánh giá: Là phương pháp sử dụng trên số liệu
đã thống kê được để tiến hành phân tích, đánh giá, so sánh, đưa ra những biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán tài sản cố định với việc nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả
sử dụng tài sản cố định tại công ty Công ty CP XD Thiên Đại Lộc .
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định với việc
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty Công ty CP XD Thiên Đại
Lộc .

2


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VỚI VIỆC NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1 Tổng quan về tài sản cố định trong doanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại TSCĐ.
* Khái niệm TSCĐ.
Trong các doanh nghiệp, TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và
những tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh
doanh. Để được ghi nhận là TSCĐ thì tài sản phải thoả mãn đồng thời 4 tiêu
chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó.
- Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Tuy nhiên không phải mọi tài sản có thời gian sử dụng trên một năm đều
được gọi là tài sản cố định thực tế thì những tài sản có tuổi thọ trên một năm
nhưng với giá trị nhỏ được coi là tài sản cố định mà được xếp vào tài sản lưu
động. Theo thông tư 45/2014/TT-BTC của Bộ tài chính một tài sản được gọi là
tài sản cố định phải có giá trị trên 30 triệu đồng.
* Đặc điểm của tài sản cố định.
Đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của TSCĐ là tồn tại trong nhiều chu
kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng đối với TSCĐ thì có thêm các đặc điểm
sau:
- Giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn.
- Trong quá trình tồn tại, TSCĐ bị hao mòn dần.
- Do có kết cấu phức tạp, gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn không
đồng đều nên trong quá trình sử dụng TSCĐ có thể hư hỏng từng bộ phận.
3


* Yêu cầu quản lý TSCĐ
- Về chứng từ TSCĐ: Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ
riêng và được theo dõi, quản lý, sử dụng và tính khấu hao theo đúng chế độ quy

định. Bộ hồ sơ này gồm có hồ sơ kỹ thuật và hồ sơ kinh tế. Các hồ sơ này lưu
giữ các giấy tờ như biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua sắm
TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan. Những TSCĐ đã tính hao mòn đủ
nhưng vẫn còn khả năng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và hiện vẫn
được sử dụng thì không được xoá sổ và vẫn tiếp tục quản lý như những tài sản
khác.
- Về việc tổ chức kiểm kê TSCĐ: Định kỳ hoặc bất thường, doanh nghiệp
phải kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ. Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu
TSCĐ đều phải ghi rõ trong biên bản kiểm kê.
- Về việc điều động, nhượng bán, thanh lý TSCĐ: Chỉ được điều động,
nhượng bán, thanh lý TSCĐ không dùng hoặc khi có quyết định của các cấp có
thẩm quyền theo đúng chế độ quản lý tài sản hiện hành của Nhà nước và doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cần phải làm đầy đủ thủ tục cần thiết, cần phải căn cứ vào
biên bản giao nhận, thanh lý, xử lý tài sản và các chứng từ để ghi giảm TSCĐ
theo đúng quy định của chế độ kế toán.
- Về việc đánh giá TSCĐ: Phải tuân theo nguyên tắc đánh giá theo
nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại. Khi thay đổi nguyên giá
TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại
chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán và
tiến hành hạch toán theo đúng quy định hiện hành.
- Về việc xử lý tài sản mất, hư hỏng: Do nguyên nhân chủ quan của người
quản lý (sử dụng) thì doanh nghiệp phải báo cáo rõ cho cơ quan quản lý tài
chính trực tiếp quản lý (sử dụng), cơ quan chủ quản cấp trên và xác định rõ
nguyên nhân, quy kết rõ trách nhiệm cụ thể cho tập thể hoặc cá nhân có liên
quan theo đúng chế độ của Nhà nước.
- Hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp phải đảm bảo các nhiệm vụ chủ
yếu sau:
4



- Ghi chép các phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị
TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảmvà hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn
vị cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin
kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế
hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng đơn vị.
- Tính toán, phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất
kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và lập dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ,
giám sát việc sửa chữa TSCĐ về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.
- Tính toán, phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị
thêm, đổi mới, nâng cấp, tháo dỡ làm tăng, giảm nguyên giá TSCĐ cũng như
tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong các doanh
nghiệp, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế
toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo đúng chế độ quy định.
- Tham gia kiểm tra đánh giá TSCĐ theo đúng quy định của Nhà nước và
yêu cầu bảo quản vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo
quản, sử dụng TSCĐ tại đơn vị.
* Phân loại tài sản cố định.
Là việc sắp xếp TSCĐ thành từng loại, từng nhóm theo những tiêu thức
nhất định để thuận tiện cho phương pháp quản lý và hạch toán TSCĐ.
+ Phân loại TSCĐ theo hình thức biểu hiện.
Theo cách phân loại này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp đợc chia thành
2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
- TSCĐ hữu hình: Là những tài sản của hình thái hiện vật cụ thể nhà
xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc...phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
- TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có thực thể hữu hình nhưng đại
diện cho một quyền hợp pháp nào đó và người chủ được hưởng quuyền lợi kinh
tế. Thuộc TSCĐ vô hình là chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu

5


và phát triển, bằng phát minh sáng chế... phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
vô hình.
+ Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu:
Căn cứ vào quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai
loại: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
- TSCĐ tự có: Là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ
nguồn vốn ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên
doanh, các quỹ của doanh nghiệp và được phản đối trên bảng cân đối kế toán
của doanh nghiệp.
- TSCĐ thuê ngoài: Là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất
định theo hợp đồng đó ký kết. Tuỳ theo hợp đồng thuê nhà mà TSCĐ đi thuê
được chia thành TSCĐ thuê tài chính hay TSCĐ thuê hoạt động.
+ TSCĐ thuê tài chính: Là các TSCĐ đi thuê nhưng doanh nghiệp có
quyền sử dụng và kiểm soát lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê.
Theo thông lệ, TSCĐ được gọi là thuê tài chính nếu thoả mãn một trong năm
điều kiện sau:
(a) Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng bên thuê đợc chuyển
quyền sở hữu tài sản thuê hoặc đợc tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên.
(b) Nội dung hợp đồng thuê có quy định: Khi kết thúc thời hạn thuê, bên
thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị
thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
(c) Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất bằng 75% thời gian cần thiết
để khấu hao hết giá trị tài sản thuê.
(d) Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê ít nhất
phải tương đương với giá trị tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp
đồng.
(e) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dụng mà chỉ có bên thuê mới có khả

năng sử dụng không cần sự thay đổi, sửa chữa nào.

6


+ TSCĐ thuê hoạt động: Là TSCĐ thuê không thoả món bất cứ điều
khoản nào của hợp đồng thuê tài chính đó nói trên. Bên đi thuê chỉ được quản
lý, sử dụng trong thời gian hợp đồng.
+ Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng và công dụng kinh tế.
Đây là một hình thức phân loại rất hữu ích và tiện lợi cho việc phân bổ
khấu hao vào tài khoản chi phí phù hợp. Theo tiêu thức này, tài sản cố định được
phân thành:
- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những tài sản cố
định đang thực tế sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Những tài sản này bắt buộc phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh.
- Tài sản cố định dùng trong mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc
phòng: Là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục
đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phũng trong doanh nghiệp.
- Tài sản cố định chờ xử lý: Bao gồm các tài sản cố định không cần dùng,
chưa cần dùng vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc không thích hợp với sự đổi
mới quy trình công nghệ, bị hư hỏng chờ thanh lý, tài sản cố định tranh chấp chờ
giải quyết, những tài sản cố định này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử
dụng cho việc đầu tư đổi mới tài sản cố định
- Tài sản cố định bảo quản, giữ hộ nhà nước: Bao gồm những tài sản cố
định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất hộ nhà nước
theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mặc dù, tài sản cố định được chia thành từng nhóm với đặc trưng khác
nhau. Nhưng trong công tác quản lý, tài sản cố định phải được theo dõi chi tiết
cho từng tài sản cố định cụ thể và riêng biệt, gọi là đối tượng ghi tài sản cố định.

Đối tượng ghi tài sản cố định là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là
một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau, thực hiện một hay
một số chức năng nhất định.
Như vậy, TSCĐ có nhiều loại, nhiều thứ, nhiều đặc điểm, và yêu cầu quản
lý khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, kế toán
7


phải tiến hành phân loại TSCĐ. Mỗi cách phân loại trên cho phép đánh giá xem
xét kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Kết cấu
TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá
các loại TSCĐ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đối với các doanh
nghiệp, việc phân tích kết cấu của TSCĐ là việc làm cần thiết giúp họ chủ động
điều chỉnh kết cấu TSCĐ sao cho có lợi nhất trong việc nâng cao hiệu quả sử
dụng TSCĐ.
* Đánh giá TSCĐ.
Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị TSCĐ bằng tiền theo nguyên tắc
nhất định nhằm phản ánh chính xác tình hình biến động của TSCĐ nói riêng và
vốn cố định nói chung, tạo điều kiện cho việc tính đúng, tính đủ chi phí khấu
hao, phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ đồng thời lập kế hoạch
đầu tư mua sắm mới, sửa chữa nâng cấp TSCĐ.
TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử
dụng. Xuất phát từ yêu cầu quản lý, TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh
được đánh giá theo nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại.
- Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ.
Nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có
TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường, như: Giá mua thực tế
TSCĐ, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử, tiền lãi vay đầu
tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa TSCĐ vào sử dụng, thuế và lệ phí trước
bạ (nếu có).

Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ thay đổi trong các trường hợp
sau:
- Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước.
- Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ.
- Tháo dỡ một phần hoặc một số bộ phận của TSCĐ.
- Thay đổi bộ phận của TSCĐ làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc
làm công suất sử dụng chúng.

8


- Ci tin b phn ca TSC lm tng ỏng k cht lng sn phm sn
xut ra.
- p dng quy trỡnh cụng ngh sn xut mi lm gim chi phớ hot ng
ca ti sn so vi trc.
Khi thay i nguyờn giỏ TSC, doanh nghip phi lp biờn bn ghi cn
c thay i v xỏc nh li cỏc ch tiờu nguyờn giỏ v giỏ tr cũn li trờn c s k
toỏn, s khu hao lu k ca TSC v tin hnh hch toỏn theo quy nh hin
hnh.
- Xỏc nh nguyờn giỏ TSC:
- TSC hu hỡnh mua sm:
NG TSCĐ = Giá mua + thuế (NK, TTĐB) + chi phí trớc - chiết khấu thơng
phí, lệ phí

khi dùng

mại, giảm giá

Trong ú:
Giỏ mua: Giỏ tr ti sn ghi trờn hoỏ n do nh cung cp lp v chuyn

n cho doanh nghip.
Thu: Khụng bao gm cỏc khon thu c hon li. i vi TSC nua
vo s dng cho hot ng sn xut kinh doanh thuc i tng chu thu
GTGT theo phng phỏp khu tr thỡ k toỏn phn ỏnh giỏ tr ca TSC theo
giỏ mua cha cú thu GTGT. i vi TSC mua vo s dng cho sn xut kinh
doanh thuc i tng tớnh thu GTGT theo phng phỏp trc tip, i tng
khụng chu thu GTGT hoc dựng cho hot ng phỳc li, s nghip thỡ giỏ tr
ca TSC phn ỏnh theo tng giỏ thanh toỏn (giỏ cú thu).
Chi phớ trc khi dựng: Ton b chi phớ doanh nghip b ra ngoi giỏ
mua nh chi phớ lp t, chy th, vn chuyn, .trc khi dựng.
Chit khu thng mi, gim giỏ: L cỏc khon doanh nghip c chit
khu, gim giỏ khi mua TSC.
+ i vi TSC hu hỡnh hỡnh thnh do u t xõy dng c bn hỡnh
thnh theo phng phỏp giao thu:
9


Nguyên giá
TSCĐ

Giá quyết toán công

=

Chi phí liên

+

trình đầu tư


+

quan khác

Lệ phí
trước bạ

+ Đối với TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả
chậm:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua.
Giá quyết toán công trình đầu tư:
Chi phí liên quan khác:
Lệ phí trước bạ:

- TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế:
Nguyên giá

=

TSCĐ

Giá thành thực tế của TSCĐ
tự xây dựng, tự chế

Chi phí lắp đặt,

+

chạy thử


- TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:
Giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, tự chế:
Chi phí lắp đặt, chạy thử:
Nguyên giá
TSCĐ

Giá trị hợp lý của
TSCĐ

=

+

Các khoản thuế
không được hoàn lại

+

Chi phí khác

Giá trị hợp lý của TSCĐ:
Các khoản thuế không được hoàn lại:
Chi phí khác:
- TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến:
Nguyên giá
TSCĐ

=

Giá trị còn lại TSCĐ ở đơn vị cấp hoặc giá

trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận

+

Chi phí bên nhận
TSCĐ chi ra

Giá trị còn lại TSCĐ ở đơn vị cấp hoặc giá trị đánh giá thực tế của Hội
đồng giao nhận:
Chi phí bên nhận TSCĐ chi ra:
- TSCĐ hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên
doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa:

10


Nguyên giá
TSCĐ

Giá trị TSCĐ theo đánh giá thực tế
của Hội đồng giao nhận

=

+

Chi phí bên nhận
TSCĐ chi ra

Giá trị TSCĐ theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận:

Chi phí bên nhận TSCĐ chi ra:
Nguyên giá
TSCĐ vô hình mua sắm

=

Giá mua
thực tế

+

Các khoản thuế
+
không được hoàn lại

Chi phí
khác

Các khoản thuế không được hoàn lại:
Chi phí khác:
+ Đối với TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả
chậm:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua.
- TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:
Nguyên giá
TSCĐ

Chi phí liên quan trực tiếp
đến khâu thiết kế, thử nghiệm, xây dựng,sản xuất thử nghiệm


=

Chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, thử nghiệm, xây dựng,sản
xuất thử nghiệm
- TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi:
Nguyên giá
TSCĐ

Giá trị hợp lý của
TSCĐ

=

+

Giá trị Các khoản thuế
không được hoàn lại

+

Chi phí
khác

Giá trị hợp lý của TSCĐ:
Giá trị các khoản thuế không được hoàn lại:
Chi phí khác:
- TSCĐ hữu hình được cấp, được biếu, được tặng:
Nguyên giá
TSCĐ


=

Giá trị TSCĐ theo đánh giá
+
thực tế của Hội đồng giao nhận

Chi phí bên nhận
TSCĐ chi ra

`- Quyền sử dụng đất:
Nguyên giá
TSCĐ

=

Tiền chi ra để có quyền sử
dụng đất hợp pháp

+

Chi phí đền bù, giải
phóng mặt bằng, san lấp

11


Kế toán TSCĐ phải triệt để tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá.
Nguyên giá của từng đối tượng ghi trên sổ và báo cáo kế toán chỉ được xác định
một lần khi tăng tài sản và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của TSCĐ
ở doanh nghiệp ngoại trừ các trường hợp sau:

- Đánh giá lại TSCĐ theo quy định của pháp luật.
- Nâng cấp TSCĐ.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ.
Và khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ
các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ
kế toán, số khấu hao lũy kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định hiện
hành.
Xác định giá trị còn lại của TSCĐ:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ được xác định bằng hiệu số giữa
nguyên giá của TSCĐ và khấu hao luỹ kế của TSCĐ tính đến thời điểm xác
định.
Gcl của TSCĐ trên sổ kế toán = Nguyên giá - Số khấu hao luỹ kế.
Cần phân biệt giữa giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách và giá trị còn lại
thực tế của TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ là giá trị thị trường của TSCĐ đó
vào thời điểm đánh giá và được xác định theo công thức:
NG1 = NG0 x H1 x H0
Trong đó:

NG1: Nguyên giá đánh giá lại.
NG0: Nguyên giá ban đầu.
H1: Hệ số trượt giá.
H0: Hệ số hao mòn vô hình.

Hệ số trượt giá bình quân sẽ do cơ quan tài chính của bộ chủ quản xác
định cuối năm, từ đó có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ theo công
thức sau:
Mkh
Gcl = NG1 x (1 -

)

NG0
12


Trong đó:
Gcl là giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với nguyên giá đánh giá lại.
Mkh là tổng mức khấu hao tài sản cho tới thời điểm đánh giá lại.
Do TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, là điều kiện quan trọng
để tăng năng xuất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân nên cần sự
tăng thêm và đổi mới không ngừng của TSCĐ. Điều đó có tác dụng quyết định
đến yêu cầu và nhiệm vụ quản lý và sử dụng TSCĐ.
Việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ
và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu.
Hao mòn tài sản cố định:
Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác
nhau TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn dưới 2 hình thức: Hao mòn hữu hình
và hao mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình:
Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của
TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận
thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết.
TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hóa chất…. Về giá
trị sử dụng đó là sự giảm sút về lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá
trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa.
Nguyên nhân của hao mòn hữu hình là:
- Thời gian sử dụng;
- Cường độ sử dụng;
- Việc chấp hành các quy phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng
TSCĐ;
- Các yếu tố về tự nhiên và môi trường sử dụng TSCĐ: Độ ẩm, nhiệt độ,

môi trường tác động của các chất hóa học;
- Chất lượng chế tạo TSCĐ: Chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng,
trình độ kỹ thuật, công nghệ chế tạo…

13


Việc nhận thức rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức hao mòn hữu
hình TSCĐ sẽ giúp các doanh nghiệp có biện pháp cần thiết, hữu hiệu để hạn
chế nó.
- Hao mòn vô hình:
Ngoài sự hao mòn hữu hình, trong quá trình sử dụng các TSCĐ còn bị
hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị của
TSCĐ, biểu hiện của sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Người ta thường phân biệt các loại hao mòn vô hình
sau đây:
+ Hao mòn vô hình loại 1: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã có những
TSCĐ cũ như cũ song giá mua lại rẻ hơn. Do đó trên thị trường các TSCĐ cũ bị
mất đi một phần giá trị của mình.
Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1 được xác định theo công thức:
V1=
Trong đó:

Gd − Gh
× 100%
Gd

V1: Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1.
Gd: Giá mua ban đầu của TSCĐ.
Gh: Giá mua hiện tại của TSCĐ.


+ Hao mòn vô hình loại 2: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do có những
TSCĐ mới tuy mua mới với giá trị như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ
thuật.
Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2 được xác định theo công thức:
G

k
V1= G × 100%
d

Trong đó:

V2: Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2.
Gk : Giá trị của TSCĐ cũ không chuyển dịch được vào giá trị

sản phẩm.
Gd: Giá mua ban đầu của TSCĐ.
+ Hao mòn vô hình loại 3: TSCĐ bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chu
kỳ sống của sản phẩm, tất yếu dẫn đến những TSCĐ sử dụng để chế tạo các sản
14


phẩm đó cũng bị lạc hậu, mất tác dụng. Hoặc trong các trường hợp các máy móc
thiết bị, quy trình công nghệ… còn nằm trên các dự án thiết kế, các bảo dự thảo
phát minh song đã trở nên lạc hậu tại thời điểm đó. Điều này cho thấy hao mòn
vô hình không chỉ xảy ra đối với các TSCĐ hữu hình mà còn với cả các TSCĐ
vô hình.
1.2 Lý luận tổ chức kế toán tài sản cố định.
1.2.1 Nhiệm vụ kế toán TSCĐ:

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt các nhiệm
vụ sau đây:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ,
kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tỡnh hỡnh tăng giảm và
di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở
doanh nghiệp.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính
toán phân bổ hoặc kết chuyển các số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ,
phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ; kiểm tra việc thực hiện
kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ.
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia
đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử
dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
1.2.2 Chứng từ kế toán sử dụng:
- Hóa đơn giá trị gia tăng mẫu số (01GTKT3/001).
- Biên bản giao nhận TSCĐ ( mẫu 01-TSCĐ).
- Biên bản thanh lý TSCĐ ( mẫu 02-TSCĐ).
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ( mẫu 04-TSCĐ).
- Hợp đồng kinh tế, Hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi.
1.2.3 Tài khoản sử dụng:
Ngoài kế toán chi tiết TSCĐ, để đảm bảo sự đồng bộ trong công tác kế
toán, giúp cho việc hạch toán chung toàn doanh nghiệp thì kế toán phải phản ánh
15


kịp thời, chặt chẽ, chính xác sự biến động về giá trị TSCĐ trên sổ kế toán bằng
việc hạch toán tổng hợp TSCĐ. Để kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ kế
toán sử dụng các loại tài khoản sau:
- TK 211: Tài sản cố định hữu hình:

Bªn Nợ:
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm, do trao đổi
TSCĐ, do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do các bên tham gia lên
doanh góp vốn, do được tặng biếu, viện trợ,…;
- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm
hoặc do cải tạo nâng cấp,…
- Điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá lại.
Bên có:
- Nguyên giá của TSCĐ giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do
đem đi trao đổi về lấy TSCĐ không tương tự, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem
đi góp vốn liên doanh,…
- Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một phần hoặc một bộ
phận
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Số dư bên Nợ:
- Nguyên giá TSCĐ hiện có ở doanh nghiệp.
- TK 212: Tài sản cố định thuê tài chính.
Bên Nợ:
- Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.
Bên Có:
- Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho
bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.
Số dư bên Nợ:
- Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.
- TK 213: Tài sản cố định vô hình.
Bên Nợ:
16


- Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.

Bên Có:
- Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.
Số dư bên Nợ:
- Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp.
- TK 214: Hao mòn TSCĐ.
Bên Nợ:
- Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐS đầu tư
thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh,...
Bên Có:
- Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư tăng do trích khấu hao TSCĐ,
BĐS đầu tư.
Số dư bên Có:
- Giá trị hao mũn luỹ kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở đơn vị.
- Kế toán sử dụng tài khoản 211 và một số tài khoản cú liên quan
khác.
1.2.4 Kế toán chi tiết TSCĐ:
* Hạch toán tăng TSCĐ:
- Chứng từ, thủ tục hạch toán tăng TSCĐ:
TSCĐ tăng do bất cứ nguyên nhân nào đều phải do ban kiểm nghiệm
TSCĐ làm thủ tục nghiệm thu, đồng thời cùng với bên giao lập “Biên bản giao
nhận TSCĐ cho từng đối tượng ghi TSCĐ”.
Đối với TSCĐ cùng loại, giao nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị
chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản. Sau đó, bộ phận kế toán có
nhiệm vụ sao cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Bộ hồ sơ gồm
có biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ
khác liên quan. Hồ sơ TSCĐ được lập thành 02 bộ: Một lưu ở phòng kỹ thuật,
một ở phòng kế toán.
- Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ:

17



Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, phòng kế toán mở thẻ TSCĐ để hạch toán chi
tiết TSCĐ theo mẫu thống nhất. Thẻ TSCĐ được lập thành 2 bản. Bản chính để
tại phòng kế tóan theo dõi, ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng
TSCĐ. Bản sao được giao cho bộ phận sử dụng TSCĐ giữ. Sau khi lập xong,
thẻ TSCĐ được đăng ký vào sổ TSCĐ. Sổ TSCĐ lập chung cho toàn doanh
nghiệp một quyển. Thẻ TSCĐ sau khi lập xong phải được sắp xếp, bảo quản
trong hòm thẻ TSCĐ và giao cho cán bộ kế toán TSCĐ giữ và ghi chép theo dõi.
* Hạch toán giảm TSCĐ:
TSCĐ trong doanh nghiệp có thể giảm do các nguyên nhân sau: Nhượng
bán, thanh lý TSCĐ, đem góp vốn liên doanh, trả lại cho các đơn vị tham gia
liên doanh, phát hiện thiếu khi kiểm kê, chuyển thành công cụ, dụng cụ….
- Chứng từ, thủ tục và hạch toán chi tiết giảm TSCĐ:
Chứng từ hạch toán giảm TSCĐ bao gồm:
+ Biên bản thanh lý TSCĐ.
+ Biên bản đánh giá TSCĐ tham gia liên doanh, biên bản giao nhận
TSCĐ.
+ Biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của Hội đồng kiểm kê.
+ Biên bản, quyết định xử lý TSCĐ thiếu và các chứng từ liên quan.
Khi hạch toán giảm TSCĐ, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục quy định đối
với từng trượng hợp cụ thể. Hạch toán chi tiết giảm TSCĐ cũng phải ghi sổ, thẻ
TSCĐ tương tự như trường hợp tăng tài sản cố định.
1.2.4.1 Kế toán chi tiết ở địa điểm sử dụng:
Ở phòng kế toán doanh nghiệp: Khi có TSCĐ tăng, căn cứ vào các chứng
từ kế toán "Biên bản giao nhận TSCĐ" lập thẻ TSCĐ cho từng đối tượng ghi
TSCĐ. Thẻ TSCĐ đợc theo dõi trong suốt thời gian tồn tại của TSCĐ và phần
sắp xếp các ngăn thẻ một cách khoa học ngoài ra kế toán cũng phải lập sổ chi
tiết TSCĐ để tổng hợp theo nhóm TSCĐ như: Nhà cửa, vật kiến trúc.
Ở đơn vị sử dụng TSCĐ như: Phòng, ban, phân xưởng hay các công ty

trực thuộc mở sổ tài sản để theo dõi tình hình tăng giảm của TSCĐ và tài sản lưu
động công cụ dụng cụ.
18


1.2.4.2 Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán:
Bộ phận kế toán sử dụng TSCĐ sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết
cho từng TSCĐ của doanh nghiệp , tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao
mòn đó trích hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho
từng đối tượng ghi TSCĐ. Thẻ TSCĐ được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá
trình sử dụng. Để tổng hợp TSCĐ theo từng loại kế toán dùng sổ TSCĐ.
1.2.5 Kế toán tổng hợp TSCĐ:
* Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ:
TSCĐ dùng cho hoạt động chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
- Tăng TSCĐ do mua sắm mới:
+ Nợ TK 211, 213: Ghi tăng theo nguyên giá.
Nợ TK 133(2): Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán.
+ Kết chuyển nguồn:
Nợ TK: 414, TK 441- Quỹ đầu tư phát triển, Nguồn vốn đầu tư XDCB.
Có TK: 411- Nguồn vốn kinh doanh.
* Nếu đầu tư bằng nguồn vốn vay, nguồn vốn kinh doanh, vốn khấu hao
thì không kết chuyển nguồn.
* Mua dùng cho hoạt động phúc lợi:
Nợ TK 4312: Quỹ phúc lợi.
Có TK 4313: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.
* Mua dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án:
Nợ TK 461- Chi sự nghiệp.
Có TK 466- Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ.
- Tăng TSCĐ do nhập khẩu thiết bị( TSCĐ) đưa vào sử dụng:

+ Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình.
Có TK 1112, TK 1122,TK 144,TK 331.
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu phải nộp.
+ Thuế GTGT của hàng nhập khẩu trong trường hợp này được khấu trừ .
Nợ TK 1332- Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
19


Có TK 33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
- Mua TSCĐ hữu hình theo phương pháp trả chậm, trả góp:
+ Nợ TK 211, 213: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình ( Nguyên giá: ghi
theo giá mua trả tiền ngay).
Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ.
Nợ TK 242: Lãi do trả chậm.
Có TK 331- Phải trả cho người bán( Tổng giá thanh toán).
+ Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán:
Nợ TK 331- Phải trả cho người bán.
Có TK 111,112: Giá gốc và lãi trả chậm.
+ Ghi vào chi phí số lãi trả chậm, trả góp phải trả từng kỳ:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính.
Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn.
- Doanh nghiệp được tài trợ, biếu tặng TSCĐ đưa vào sử dụng ngay cho
hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 211,TK 213: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình (Nguyên giá).
Có TK 111,TK 112,TK 331: Chi phí trực tiếp khác lquan đến TS đó.
Có TK 711- Thu nhập khác.
- TSCĐ hữu hình tự chế:
+ Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế để chuyển thành TSCĐ
hữu hình sử dụng ngay cho hoạt động SXKD.
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán.

Có TK 155- Thành phẩm (nếu xuất kho ra sử dụng).
Có TK 154- Chi phí SXKD dở dang (trường hợp không qua kho).
+ Ghi tăng TSCĐ:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
Có TK 512- Doanh thu nội bộ (Giá thành thực tế sản phẩm).
+ Chi phí lắp đặt, chạy thử:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình.
Có TK 111,Tk 112, TK 331…
20


- TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:
TSCĐ hữu hình tương tự là TSCĐ hữu hình có công dụng tương tự, trong
cùng lĩnh vực kinh doanh.
* Mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ tương tự.
Nợ TK 211, 213- TSCĐHH, VH (Giá trị còn lại của TSCĐHH, VH nhận
về).
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao
đổi)
Có TK 211, 213: TSCĐ hữu hình, vô hình đưa đi trao đổi (Nguyên giá).
* Mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ không tương tự:
+ Nợ TK 811- Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi).
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao).
Có TK 211, 213- TSCĐ (Nguyên giá).
+ Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).
Có TK 711- Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi).
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.
+ Khi nhận TSCĐ hữu hình do trao đổi:
Nợ TK 211, 213- TSCĐ (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi).
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 131- Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).
- Mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử
dụng đất:
Nợ TK 211 TSCĐ hữu hình (Nguyên giá-Chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc).
Nợ TK 213 TSCĐ vô hình (Nguyên giá- Chi tiết quyền sử dụng đất).
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112,131…..
TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu
thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
- Tăng TSCĐ do mua sắm mới:
+ Nợ TK 211, TK 213: Ghi tăng theo nguyên giá.
21


Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán.
+ Kết chuyển nguồn:
Nợ TK: 414, TK 441- Quỹ đầu tư phát triển, Nguồn vốn đầu tư XDCB.
Có TK: 411- Nguồn vốn kinh doanh.
* Nếu đầu tư bằng nguồn vốn vay, nguồn vốn kinh doanh, vốn khấu hao
thì không kết chuyển nguồn.
* Mua dùng cho hoạt động phúc lợi:
Nợ TK 4312: Quỹ phúc lợi.
Có TK 4313: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.
* Mua dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án:
Nợ TK 461- Chi sự nghiệp.
Có TK 466- Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ.
- Mua TSCĐ theo phương pháp trả chậm, trả góp:
+ Nợ TK 211, 213: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình (Nguyên giá: ghi theo
giá mua trả tiền ngay).
Nợ TK 242: Lãi do trả chậm.

Có TK 331- Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
+ Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán.
Có TK 111,112: Giá gốc và lãi trả chậm.
+ Ghi vào chi phí số lãi trả chậm, trả góp phải trả từng kỳ:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính.
Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn.
Có TK 211: TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi (Nguyên giá).
- Tăng TSCĐ do nhập khẩu thiết bị( TSCĐ) đưa vào sử dụng:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình.
Có TK 1112, 1122,144,331.
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu phải nộp.
Có TK 33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
* Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ:
22


a) Hạch toán nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
Dùng cho SXKD:
TSCĐ thanh lý là những TSCĐ đã lạc hậu mà không thể nhượng bán
được hay bị hư hỏng không có khả năng phục hồi. Khi nhượng bán TSCĐ,
doanh nghiệp phải thành lập hội đồng để xác định giá bán TSCĐ và tổ chức
nhượng bán TSCĐ theo các quy định hiện hành. Đối với thanh lý TSCĐ, đơn vị
phải lập Hội đồng thanh lý để xác định giá trị thu hồi khi thanh lý và lập biên
bản thanh lý TSCĐ.
- Căn cứ vào chứng từ nhượng bán TSCĐ hay chứng từ thu tiền nhượng
bán, thanh lý TSCĐ kế toán ghi:
+ Nếu TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thuế:
Nợ TK 111,112,131.

Có TK 711.
Có TK 3331.
+ Nếu TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp:
* Nợ TK 111,112,131.
Có TK 711.
Cuối kỳ tính ra thuế GTGT phải nộp.
* Nợ TK 711.
Có TK 3331.
- Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ hay biên bản thanh lý TSCĐ, ghi
giảm TSCĐ:
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ: Giá trị hao mòn.
Nợ TK 811- Chi phí khác: Giá trị còn lại.
Có TK 211, 213- TSCĐ: Nguyên giá.
- Phản ánh các chi phí liên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
+ Phương pháp khấu trừ thuế:
Nợ TK 811- Chi phí khác.
23


Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111,331,112: Tổng giá thanh toán.
+ Phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 811- Chi phí khác.
Có TK 111,112,331: Tổng số tiền phải thanh toán.
TSCĐ dùng cho nhu cầu văn hóa, phúc lợi:
- Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, ghi
giảm TSCĐ:
Nợ TK 4313- Qũy phúc lợi đã hình thành TSCĐ.
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ.

Có TK 211, 213- TSCĐ.
Trường hợp TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp dự án:
Nợ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ.
Có TK 211, 213- TSCĐ.
b) Hạch toán góp vốn liên doanh bằng TSCĐ:
Góp vốn liên doanh với đơn vị khác được coi là một hoạt động đầu tư tài
chính của doanh nghiệp để kiếm lời. Những TSCĐ hữu hình đem đi góp vốn
liên doanh với đơn vị khác không còn thuộc quyền quản lý và sử dụng của
doanh nghiệp, giá trị của chúng được xem là giá trị vốn góp liên doanh và được
theo dõi trên TK 222- Góp vốn liên doanh.
- Căn cứ vào các chứng từ kế toán như hợp đồng, biên bản giao nhận
TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 222- Góp vốn liên doanh (ghi giá trị vốn góp do các bên liên
doanh đánh giá).
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ.
Có TK 211, 213- TSCĐ.
Nợ TK 412- Chênh lệch đánh giá lại TS (nếu giá trị vốn góp cao hơn giá
trị còn lại).

24


Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại TS (nếu giá trị vốn góp thấp hơn giá
trị còn lại).
* Kế toán khấu hao:
- Định kỳ (tháng, quý...) tính khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chí phí sản xuất
kinh doanh.
Nợ TK 627 (6274): KH TSCĐ sử dụng PX, bộ phận SX.
Nợ TK 641 (6414): KH TSCĐ dùng cho bán hàng.

Nợ TK 642 (6424): KH TSCĐ dùng cho QLDN.
Có TK 214: Tổng số khấu hao phải trích.
Đồng thời, ghi nhận số khấu hao cơ bản đã trích vào tài khoản ngoài bảng cân
đối kế toán: Nợ TK 009.
- Số khấu hao phải nộp cho ngân sách hoặc cấp trên (Nếu có).
Nợ TK 411: Nếu không được hoàn lại.
Nợ TK1368: Nếu được hoàn lại.
Có TK 336: Số phải nộp cấp trên.
Đồng thời ghi đơn vào bên có TK 009.
+ Nếu đơn vị khác vay vốn khấu hao.
Nợ TK 128, 228.
Có TK 111, 112.
Đồng thời ghi đơn vào bên có TK 009.
- Nhận TSCĐ đã sử dụng do điều chuyển trong nội bộ tổng công ty.
Nợ TK 211.
Có TK 214.
Có TK 411.
- Trường hợp khấu hao hết với TSCĐ vô hình (ghi theo nguyên giá).
Nợ TK 214 (2143).
Có TK213.
- Trường hợp TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng phải nhượng bán hoặc thanh lý,
phần giá trị còn lại chưa thu hồi phải được tính vào chi phí bất thường.
Nợ TK 214 (2141, 2143): Giá trị hao mòn
Nợ TK 821: Giá trị còn lại.
Có TK liên quan (211, 213): Nguyên giá.
25


×