Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG tác xuất khẩu phân bón tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.27 KB, 45 trang )

THỰC TẬP NGHIỆP VỤ

Lời mở đầu
Tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế là xu hướng của mối quốc
gia. Cựu Tổng Giám Đốc WTO- Sapachai Panitchpaedi đã từng nói “ Thương
mại là công cụ tốt nhất để chống lại đói nghèo “.Theo xu hướng đó các công
ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều và phát triển mạnh
mẽ vươn mình đưa Việt Nam ra thị trường thế giới. Thương mại quốc tế phát
triển mang lại cho các công ty xuất nhập khẩu nhiều cơ hội để khẳng định
mình ra thị trường thế giới
Khi tham gia vào quá trình thương mại quốc tế mỗi quốc gia đều
mang về cho quốc gia mình những lợi thế nhất định thong qua việc xuất nhập
khẩu. Nhập khẩu giúp bù dắp những thiếu hụt của nhu cầu tiêu dung trong
nước. Xuất khẩu giúp quảng bá ra thị trường thế giới những mặt hàng mà
quốc gia đó có lới thế sản xuất so với các quốc gia khác trên thế giới, xuất
khẩu là để lấy ngoại tệ nhập khẩu, là một nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế ,
xuất khẩu mạnh đồng nghĩa với việc nền kinh tế phát triển mạnh tạo điều kiện
cho các ngàng hàng mặt hàng khác có cơ hội phát triển theo tạo lợi ích cho
nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay, Việt nam vẫn đang là một nước nông nghiệp và đang tiến
dần vào con đường công nghiệp hóa. Các sản phẩm nông nghiệp của Việt
Nam được đông đảo các bạn hàng trên thế giới tin dùng một trong số đó là
các loại phân bón. Nhận thấy tính khả quan về mặt hàng phân bón của Việt
nam trên thị trường thế giới em đã có quá trình tìm hiểu tình hình xuất khẩu
mặt hàng này.
Sau thời gian thực tập tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình
bản thân em đã học được rất nhiều điều có liên quan đến ngành nghề mà em
đang theo học đồng thời có nhiều cơ hội để áp dụng những kiến thức được
học tại trường lớp vào thực tế để giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tại
“Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình”
SV: Hoàng Thị Thanh Phúc- KTNT DK12



Page 1


Chương 1: Giới thiệu chung về công ty
1.1: Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình ( Công ty Cp XNK Quảng
Bình) được thành lập đầu năm 2007 có trụ sở tại số 23, lô 1, khu 97 Bạch
Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, mã số doanh
nghiệp 0200730878, trên cơ sở tách ra từ Công ty cổ phần Hảo Mỳ - một
công ty đã có trên 30 năm kinh nghiệm kinh doanh thương mại nội địa về
phân bón, hóa chất và nông sản.
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình
Địa chỉ:
: Số 23, Lô 1, Khu 97, Bạch Đằng, Hạ Lý, Q. Hồng Bàng
Tp.Hải Phòng
Điện thoại : (031) 6263333
Fax
: (031) 3533679
Mã số thuế : 0200730878
Người đại diện :Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Giám Đốc
Loại hình
:Công Ty Thương Mại
Thị trường chính:Toàn Quốc
Website :


Hiện nay, công ty còn có hai chi nhánh khác nhằm mục đích mở rộng mạng
lưới của công ty đồng thời tìm kiếm thị trường cũng như nguồn nguyên liệu
có chất lượng tốt giá thành phải chăng phục vụ cho sản xuất

- Chi nhánh tại Cao Bằng
Địa chỉ chi nhánh : Lô 52A- Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng
huyện Phục Hòa- Tỉnh Cao Bằng
Mã số chi nhánh : 0200730878-003
- Nhà Máy sản xuất NPK
Địa chỉ : Xóm 6 Cống Chanh, xã Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên,
Tp Hải Phòng.
Mã số chi nhánh: 0200730878-004

2


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình ( Công ty Cp XNK
Quảng Bình) được thành lập đầu năm 2007 có trụ sở tại số 23, lô 1, khu 97
Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, mã số
doanh nghiệp 0200730878, trên cơ sở tách ra từ Công ty cổ phần Hảo Mỳ một công ty đã có trên 30 năm kinh nghiệm kinh doanh thương mại nội địa về
phân bón, hóa chất và nông sản
Đến đầu năm 2012, công ty Cp XNK Quảng Bình mở rộng lĩnh vực,
ngành nghề kinh doanh sang dịch vụ kho bãi ngoại quan, tiếp nhận vận tải,
thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và tái xuất khẩu. Cũng trong thời gian
này, công ty đã mở thêm 01 văn phòng đại diện tại thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh; có địa chỉ tại thôn 9, phường Hải Xuân, Tp Móng Cái, 01 chi
nhánh tại khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.
Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh và văn phòng đại diện là nhằm trực tiếp
thu mua hàng hóa nhập khẩu tại các khu vực cửa khẩu, trực tiếp làm các thủ
tục liên quan tới xuất khẩu hàng hóa. Làm dịch vụ XNK hàng hóa và tái xuất
khẩu tất cả các mặt hàng.
Từ cuối Quí II năm 2013, công ty Cp XNK Quảng Bình cho đi vào
hoạt động nhà máy sản xuất phân bón NPK và phân lân với thương hiệu NPK

Đình Vũ và lân Đình Vũ tại thôn Công Chanh, xã Đụng Sơn, huyện Thủy
Nguyên, Tp Hải Phòng, với dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nhập khẩu
trực tiếp từ Cộng hòa liên bang Đức và Bỉ. Sản xuất nhiều dòng sản phẩm đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu đi các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc và
Châu Âu, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.
Ngày 07 tháng 12 năm 2013, Công ty cho đi vào hoạt động Địa điểm tập kết,
kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu với diện tích trên 25.000 m2 tại khu kinh tế
cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hòa tỉnh Cao Bằng, tạo đòn bẩy thúc đẩy dịch
vụ xuất nhập khẩu và tái xuất khẩu hàng hóa.

3


1.2: Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh
- Nông Sản
- Khoáng Sản - Công Ty Khoáng Sản
- Phân Bón - Các Đại Lý Phân Bón
- Hóa Chất Công Nghiệp
Sản phẩm dịch vụ
- DAP đình vũ
- Gạo hạt dài
- Gạo hạt ngắn
- Hóa chất lưu huỳnh
- Ngô vàng
- Phân bón MAP
- Phân bón SA
- Phân bón Ure hạt đục
- Phân bón Ure hạt trong
- Sắn lát

- Than cám
- Vôi sống
Trong xu thế toàn cầu hoá, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra
mạnh mẽ, chúng tôi. Công ty CP XNK Quảng Bình đã và đang từng bước
khẳng định mình trên thị trường nội địa cũng như trên trường quốc tế.
Với chức năng thương mại xuất nhập khẩu, Công ty CP XNK Quảng
Bình đã và đang góp phần kết nối nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế các
nước trên thế giới, rút ngắn khoảng cách, đưa Việt Nam và các nước lại gần
nhau hơn vì một mục đích toàn cầu hoá. Sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi
được nhiều bạn hàng trong nước và trên thế giới biết đến với uy tín & chất
lượng được đặt lên hàng đầu.
4


THỰC TẬP NGHIỆP VỤ

1.3: Cơ cấu tổ chức và sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
1.3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

P.HÀNH CHÍNH KẾ
TOÁN

P. KINH DOANH

P. GIAO NHẬN


KHO NGOẠI QUAN

VP ĐẠI DIỆN TẠI MÓNG CÁI

CN CTY CP XNK QUẢNG
BÌNH-NHÀ MÁY NPK

CN CTY CP XNK QUẢNG
BÌNH TẠI CAO BẰNG

P. KẾ HOẠCH VẬT TƯ

PHÒNG KCS

BỘ PHẬN SẢN XUẤT

( Nguồn: website chính thức của công ty)

SV: Hoàng Thị Thanh Phúc- KTNT DK12

Page 5


THỰC TẬP NGHIỆP VỤ

1.3.2: chức năng của các bộ phận
Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị,
Ban giám đốc, các phòng ban và các chi nhánh được thể hiện như sau:
1. Hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ

quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định
những vấn đề được luật pháp và Điều lệ Công ty quy định.
2. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
3. Ban giám đốc: Gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc. Giám đốc là người
đại diện theo pháp luật của Công ty.
4. Phòng Hành chính - kế toán: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc
về việc bố trí nhân sự cho phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty; quản
lý hồ sơ lí lịch của công nhân viên; quản lý lao động tiền lương; xây dựng kế
hoạch đào tạo nghiệp vụ; đồng thời thực hiện công tác hành chính như công
tác an ninh quốc phòng, bảo vệ cơ quan, môi trường, phòng cháy chữa cháy;
có chức năng tổ chức bộ máy kế toán; quản lý vốn và tài sản; thực hiện các
nhiệm vụ về kế toán và thủ quỹ, thống kê, lập các báo cáo quyết toán quý,
năm và quyết toán đầu tư; tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch
tài chính hàng năm.
5. Phòng Kinh doanh: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về sản
xuất kinh doanh, điều hành công việc sản xuất, tổ chức, quản lý kho va bán
các sản phẩm do Công ty sản xuất.
6. Kho Ngoại quan: Cung cấp dịch vụ cho thuê kho để tạm lưu giữ và bảo
quản hàng hóa hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hóa từ nước ngoài
hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký
giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.
7. CN Công ty CP XNK Quảng Bình tại Cao Bằng: Địa điểm kiểm tra tập
kết hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cao Bằng.
8. CN Công ty CP XNK Quảng Bình – Nhà máy NPK: : Sản xuất và cung
cấp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch kinh doanh.
9. Văn phòng đại diện tại Móng Cái: Phối hợp với văn phòng công ty và
các văn phòng khác để triển khai công việc kinh doanh của Công ty và khai
thác khách hàng trên địa bàn hoạt động


SV: Hoàng Thị Thanh Phúc- KTNT DK12

Page 6


1.4: Tình hình về lao động của công ty
Các nhân viên của công ty đều là những người có tay nghề cao, đã thuần thục công việc
đảm bảo đem đến cho khách hàng sự hài lòng nhất khi sử dụng dịch vụ của công ty. Với đội
ngũ cán bộ nhân viên nhiệt huyết, tài năng và trách nhiệm. Mỗi thành viên trong công ty luôn
tìm tòi sáng tạo trong công việc nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc. Từ ban
lãnh đạo cho tới các cán bộ công nhân viên của công ty làm việc trên tin thần đoàn kết, công
bằng lao động sáng tạo và tương trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Các nhân viên của công ty có tuổi đời thuộc nhiều lớp khác nhau tuy nhiên đa số là số lao
động trẻ làm việc trực thuộc phòng kinh doanh hay những công việc đòi hỏi sức lực như hậu
cần hậu vận chuyển. Nhân viên của công ty đều rất nhiệt tình với công việc, luôn hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao đồng thời có tinh thần học hỏi cao giữa các nhân viên trong công ty
với nhau và còn tiếp tục tham gia các lớp học để nâng cao nghiệp vụ của bản thân
Hiện nay số nhân viên làm việc tại các phòng ban đều có trình độ đại học tốt nghiệp đúng
chuyên ngành mà mình đang phục vụ đồng thời đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm. Số
nhân viên này chiếm khoảng 25% tổng số nhân viên của công ty.
Số nhân viên còn lại làm việc ở các nhà máy và tham gia sản xuất đều đòi hỏi có trình độ phổ
thông trở lên, có tinh thần làm việc và đảm bảo luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đặc điểm về nhân lực
Phân loại theo độ tuổi lao động:
- Tuổi từ 20-35: chiếm 63% tổng số lao động trong công ty.
- Tuổi từ 36-45: chiếm 30% tổng số lao động trong công ty.
- Tuổi từ 46-60: chiếm 7% tổng số lao động trong công ty.
Như vậy ta thấy số lao động có độ tuổi từ 20-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Bởi

vì công việc của công ty là lao động tương đối nặng nhọc và độc hại nên cần tuyển
lao động trẻ có sức khỏe tốt.
Lao động từ 46-60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp và thường giữ vai trò lãnh đạo,điều
hành các bộ phận. Hiện nay, để có đội ngũ kế cận cho công tác lãnh đạo công ty.
Công ty cũng đang cho đi đào tạo 1 số cán bộ trẻ có năng lực để thay thế cán cán bộ
có tuổi nghỉ chế độ.
Phân loại theo giới tính:
- Lao động nam chiến 89,7%
- Lao động nữ chiếm 10,3%

7


Đặc điểm của công ty là khai thác mỏ lộ thiên là công việc nặng nhọc độc hại
nên không được bố trí lao động nữ. Chỉ được bố trí lao động nữ ở công tác quản lý
và phụ trợ nên lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp.
Phân loại theo trình độ:
- Lao động có trình độ đại học chiếm 8,4%
- Lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 27%
- Lao động phổ thông chiếm 64,6%
Lao động có trình độ đại học chủ yếu làm công tác quản lý ở các phòng ban và
2 phân xưởng. Công ty đang phấn đấu 100% cán bộ quản lý có trình độ đại học,hiện
nay đã được 93% cán bộ quản lý có trình độ đại học. Lao động có trình độ kỹ thuật
cho chiến lược sau này của công ty. Khi công ty thay thế lao động thủ công bằng
máy móc thiết bị tiên tiến hơn.
Chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động.
Trong cơ chế thị trường,doanh nghiệp phải có cơ chế đãi ngộ đối với người lao
động,nhất là với những lao động có trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý. Gắn lợi ích
của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động, có như vậy mới duy trì và phát
huy hết năng lực của người lao động, cũng như cho lợi ích lâu dài của doanh

nghiệp.
Để thực hiện chiến lược trên, công ty đã cùng với Công đoàn soạn thảo và
thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Hàng năm đều được rút kinh nghiệm và sửa đổi
để phù hopự với từng thời kỳ phát triển của công ty nói riêng cũng như xã hội nói
chung.
Hàng tháng, người lao động được thanh tóan lương theo sản phẩm và đơn
giá,tiền lương hiện hành trong những ngày đi làm. Những ngày nghỉ phép,việc riêng
theo lương cấp bậc,chức vụ của từng người. Ngoài ra công ty còn chi trả các phụ
cấp tiền lương như:Phụ cấp trách nhiệm,phụ cấp ca 3,phụ cấp làm thêm giờ.
Thời gian thanh tóan lương 1 lần là vào ngày 5 – ngày 8 hàng tháng. Trong
trường hợp trả chậm lương cho người lao động sau một tháng công ty cam kết trả
lãi cho người lao động lãi suất bằng tiền gửi tiết kiệm cho ngân hàng công bố tại

8


thời điểm trả lương. Như vậy ta thấy công ty thực hiện việc chi trả lương cho người
lao động kịp thời đúng kì hạn.
Bên cạnh việc chi trả lương cho người lao động,công ty còn xây dựng các
nguyên tắc chi thưởng cho người lao động như: Thưởng danh hiệu 6 tháng đầu
năm,cả năm, thưởng đột xuất,thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật,thưởng tiết kiệm
nguyên vật liệu,thưởng cho các tập thể có thành tích cao trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm cho Công ty. Nguồn tiền thưởng được công ty trích ra từ việc trích lập các
quỹ khen thưởng phúc lợi hàng năm trước khi chia cổ tức cho cổ đông. Các quỹ
được thành lập như sau:
- Quỹ dự phòng tài chính : 10% lợi nhuận.
- Quỹ khen thưởng phúc lợi : 5% lợi nhuận.
- Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất : 10% lợi nhuận.
- Quỹ dự phòng mất việc : 5% lợi nhuận.
Như vậy ngoài tiền lương,phụ cấp thưởng thực chất là một khoản làm tăng thu

nhập cho người lao động với các mục đích như : thực hiện phúc lợi xã hội,trợ cấp
xã hội nhưng mục đích chính là nâng cao đời sống và tinh thần cho người lao động.
Nó có tác dụng kích thích người lao động tích cực nâng cao năng suất, chất
lượng,hiệu quả sản xuất kinh doanh và khuyến khích họ học tập, phát huy sáng kiến
nâng cao tay nghề cho chính họ.
Trong các công ty 100% vốn cổ đông việc kết hợp hài hòa lợi ích người lao
động và lợi ích của các cổ đông không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Qua
việc chi trả lương và thưởng của công ty cổ phần Secpentin ta thấy công ty đã thực
hiện vấn đề này rất tốt.
Tuy nhiên,việc tuyển dụng của công ty cho các vị trí thuộc phòng hành chính
trong công ty như phòng tổ chức hành chính,kinh tế…hầu như chưa có sự công khai
mêm vẫn chưa tuyển dụng được thực sự nhiều nhân tài

9


P. KD XUẤT NHẬP KHẨU

10


Tên

Mail

Mobile

- Trợ lý HĐQT: Đàm
Hoài Ngọc


ngoc.dam @quangbinhjsc.com.vn

0983,751,123

- TP: Phạm Sĩ Thạc



0969,66,1336

- NV: Đỗ T Hoàng Ngân



0969,66,2019

- NV: Ng T Quỳnh Trang 0969,66,1335
- NV: Trần Duy Hưng


P. KD TẠM NHẬP TÁI XUẤT

- PGĐ: Dương Phụng
Hoàng

0969,66,1338

- NV: Nguyễn Tiến Thịnh

0969,66,2016


- NV: Phúc Hữu Thành



0969,66,2015

- NV: Nguyễn Quang Huy

0969662011

- NV: Lê Cao Cường



- NV: Nguyễn Đức Nhật



- NV: Phạm Thị Hiền



KD NỘI ĐỊA
- GĐ: Nguyễn Mạnh
Tuấn

0969,66,1339

- NV: Đoàn Ngọc Bách




0969,66,2018

- NV: Đặng Phương Thảo

0969,66,2012

-NV: Vũ Xuân Quỳnh



- NV: Vũ Viết Lâm


P. KẾ TOÁN

- TP: Bùi Thị Ngọc



0969,66,2526

- KT: Trần Thị Trang



0969,66,3435


11


- KT: Đào Thị Thúy



- KT: Nguyễn Thị Hồng

0969,66,2528

- KT: Vũ Thị Dương



- KT: Nguyễn Thị Thùy



0969,66,3438

P. HÀNH CHÍNH
- NV: Vũ Hồng Nhung
- IT: Nguyễn Tá Đạt
- IT: Nguyễn Đức Đại



0969,66,3436




KHO NGOẠI QUAN

- Tkho : Nguyễn T.Kim
Hoàn

0969,66,3016
CHI NHÁNH CAO BẰNG

GĐ : Nguyễn Văn Tú



-TB: Hoàng Văn Hưng



-NV: Nguyễn Quý Tùng



-NV: Nguyễn Tuấn Anh



0969682539

( Nguồn: website chính thức của công ty)


12


1.5: Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty
Vốn điều lệ : 56.000.000.000 đồng
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
Tổng số cổ phần: 5.600.000
Số cổ phần được chào bán : 0
Danh sách cổ đông sáng lập:
Stt

Tên cổ
đông

Nơi đăng kí
hộ khẩu
thường trú

Loại cổ
phần

Số cổ
phần

Giá trị cổ phần
(VND)

Tỷ lệ
(%)


Số giấy
CMND

1

Nguyễn
Thị
Thanh
Hương

Số 327
đường 10
Phố Mới,
huyện Thủy
Nguyên, TP
Hải Phòng,
Việt Nam

Cổ
phần
phổ
thông

970.000

9.700.000.000

97,98

031008939


2

Nguyễn
Văn
Khoái

Số 93 Bạch
Đằng phường
Hạ Lý, Quận
Hồng Bàng,
TP Hải
Phòng Việt
Nam

Cổ
phần
phổ
thông

10.000

100.000.000

1,01

030112013

3


Nguyễn
Văn
Ngọ

Đội 2, Xã
Tân Dương,
Huyện Thủy
Nguyên, TP
Hải Phòng
Việt Nam

Cổ
phần
phổ
thông

10.000

100.000.000

1,01

031263274

Ghi
chú

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

13



Phấn đấu trở thành công ty đa ngành nghề thương mại dịch vụ sản xuất, công
ty đã đầu tư xây dựng kho bãi Ngoại quan trên 1 khu vực rộng sát cạnh cảng
Hải Phòng với sức chứa nhiều loại hàng hóa xuất nhập khẩu, tạm nhập tái
xuất phục vụ chính cho nhu cầu thương mại của công ty, cũng như các đối tác
trong nước và bạn hàng quốc tế.
Công ty còn xây dựng nhà máy sản xuất nhà máy NPK Đình Vũ tại Đông
Sơn, Thủy Nguyên, Hải Phòng có diện tích 2ha, lắp đặt dây chuyền có thiết bị
công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Đức đáp ứng như cầu trong nước và 1 phần
xuất khẩu. Nhà máy có cơ sở vật chất đầy đủ với khu nhà điều hành 2 tầng
với đầy đủ các phòng ban chức năng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị
văn phòng cần thiết, khu nhà kho nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, khu sản
xuất, khu nhà kho thành phẩm, 1 xưởng cơ điện gần 300m2, khu phụ trợ và
khu nhà ở dành cho cán bộ công nhân viên. Nhà máy NPK ĐÌnh Vũ được xây
dựng trong không gian chuyên biệt trong việc nghiên cứu và cho ra mắt các
sản phẩm chất lượng. Khu sản xuất được lắp đặt dây chuyền với công nghệ
mới nhất đảm bảo cho ra mắt các sản phẩm đạt chất lược tốt
1.6: Đặc điểm về kĩ thuật
Đặc điểm và quy trình công nghệ sản xuất phân bón NPK:
Nguyên liệu sản xuất phân bón NPK bao gồm: Đạm Ure,Lân nung chảy,lân
Supe,Kali Clorua,các chất phụ gia và được trộn lẫn,đưa vào máy vê viên theo
một tỉ lệ nhất định.Sau khi vê viên được đưa xuống sang và kiểm tra mẫu.
Những mẫu đã đạt tiêu chuẩn được chuyển sang bộ phận đóng bao,rồi nhập
kho,còn chất lượng NPK chưa đạt tiêu chuẩn được chuyển sang để gia công
phế phẩm và quay lại quy trình sản xuất ban đầu.
Từng loại phân NPK phải đảm bảo chất lượng theo qui định mà công ty đã
đăng kí với Nhà nước.Đảm bảo về kích cỡ hạt,độ ẩm,màu sắc…Trường hợp
sản phẩm không đảm bảo thì phải gia công lại cho đảm bảo trước khi đóng
bao, nhập kho.

Đặc điểm về công nghệ
Trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường,vai trò quan trong
của công nghệ ngày càng tăng lên,nó đang dần trở thành yếu tố quyết định
đến sự tồn tại và phát triển cũng như thành công của doanh nghiệp.
Nhận thấy sự quan trọng của công nghệ- kỹ thuật, được sự quan tâm,đầu tư
của ban lãnh đạo. Sau một thời gian dài phát triển trong cả nền kinh tế quan
lưu bao cấp và nền kinh tế thị trường, công ty đã xây dựng được một hệ thống
cơ sở vật chất đầy đủ ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại trong sản xuất.
14


Tại nhà xưởng sản xuất NPK : bao gồm 2 xưởng sản xuất; 2 kho nguyên liệu,
hệ thống băng tải,hệ thống máy vê viên,hệ thống máy sấy,hệ thống máy đóng
bao,máy khâu bao hiện đại có năng suất cao.
Trong mỗi nhà xưởng đều được trang bị hệ thống hút bụi,quạt thông gió. Nhà
kho thành phẩm gần nơi sản xuất.Tại mỗi phân xưởng đều được bố trí nhân
viên kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm trước khi và sau khi đóng bao sản
phẩm cho nhập kho.
Phân xưởng hóa chất còn được trang bị hệ thống xử lý chất thải hiện đại nhằm
xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường.
Tại phân xưởng khai thác: Được trang bị các phương tiên máy móc chuyên
dùng có năng suất cao như
Máy xúc EO-652 : 163 m3/ca và 83.500 m3/năm.
Máy xúc EO- 332A: 128 m3/ca và 64.000 m3/năm.
Máy xúc TY -45 : 128 m3/ca và 38.000 m3/năm.
Máy xúc KOMASU: 185 m3/ca và 92.000 m3/năm.
Công ty có tổ vận tải bao gồm : 10 ôtô Ypa,5 ôtô HuynDai,3 ôtô Kamat dùng
để vận chuyển quặng và các sản phẩm khác.
Tại phân xưởng khai thác sử dụng máy gạt T130 và Z171 để gạ đất thải,cải
tạo tầng tuyến.


15


1.7: Tình hình hoạt động sản xuất kinh daonh của công ty
- Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

So sánh 2012-2011
+/-

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

33,049,695,433

18,042,456,972

21,094,445,724

So sánh 2013-2012
%

15,007,238,461


+/3,051,988,752

54,59
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5,833,791,770

3,039,192,554

2,526,250,570

-2,794,599,216

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

1,579,450,555

16,408,409

-230,108,887

-1,563,042,146

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

1,650,000,000

187,500,000

187,500,000


-1,462,500,000

Lợi nhuận sau thuế TNDN

1,650,000,000

187,500,000

187,500,000

-1,462,500,000

%

116,91
-512,941,984

52,09

83,12
-246,517,296

01,03

-1402,38
0

11,36

1

0

11,36

1

Nguồn: Phòng tài chính kế toán )

16


Biểu đồ1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013

Mỗi doanh nghiệp được thành lập đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận cao nhất,
đồng thời sẽ góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng tốt. Công ty cũng vậy
mục tiêu lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu và là đích của các chiến lược
kinh doanh, kế hoạch kinh doanh. Xem xét bảng chỉ tiêu ta thấy do ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ của công ty giảm từ 33,049,695,433VND năm 2011 xuống còn
18,042,456,972VND năm 2012 tương ứng giảm 45,41%. Tuy nhiên đến năm
2013 do sự khởi sắc của nền kinh tế cũng như những đường lối chính sách
đúng đắn mà công ty đã đưa ra doanh thu của công ty đã tăng trở lại. Cụ thể
năm 2013 tăng 3,051,988,752 VND so với năm 2012 tương ứng tăng 16,91%.
Doanh thu thay đổi làm cho lợi nhuận cũng thay đổi, lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp năm 2012, 2013 đạt 187,500,000 VND giảm
-1,462,500,000 so với năm 2011 tương ứng giảm 88,64%. Qua đây ta có thể
thấy được cho dù trong khó khăn chung của nền kinh tế nhưng công ty vẫn
đứng vững kinh doanh có lãi chứng tỏ Công ty đã có các chiến lược hợp lý khi
mà đã tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận cho Công ty để cạnh tranh với đối thủ
cạnh trạnh nhất là nhập khẩu khi mà chỉ một chi phí đầu vào tăng lên thôi thì

giá sản phẩm có thể tăng lên cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.
17


THỰC TẬP NGHIỆP VỤ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC xuất khẩu phân bón TẠI

công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình
2.1 Một số vấn đề lý thuyết về hoạt động xuất khẩu:
2.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu là hoạt động nhằm tiêu thụ một phần tổng sản phẩm xã hội ra nước
ngoài.
Hoạt động xuất khẩu là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc
gia và lấy ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Hoạt động xuất khẩu hàng
hoá không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các
quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức ở cả bên trong và bên ngoài đất nước
nhằm thu được ngoại tệ, những lợi ích kinh tế xã hội thúc đẩy hoạt động xản
xuất hàng hoá trong nước phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và
từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Các mối quan hệ này xuất hiện có sự
phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất.
2.1.2: Đặc điểm
- Xuất khẩu hàng hóa thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu các khoa học
quản lý kinh tế với các nghệ thuật kinh doanh, giữa nghệ thuật kinh doanh
với các yếu tố khác của từng quốc gia như yếu tố pháp luật, kinh tế, văn
hóa…
- Hoạt động xuất khẩu hàng hóa nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng
nước. Về các. Về các nguồn lực cho phát triển, góp phần cải thiện đời
sống nhân dân, gia tăng tiến bộ xã hội và góp phần thúc đẩy các quốc gia
tiến tới xã hội công bằng, văn minh.

- Xuất khẩu hàng hóa là một trong những mục tiêu đang trở nên câos bách
và tao cho nhiều quốc gia có cơ hội thuận lợi trong quá trình đẩy nhanh sự
phát triển kinh tế văn hóa xã hội
SV: Hoàng Thị Thanh Phúc- KTNT DK12

Page 18


-

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia và

trong môi trường kinh doanh mới và xa lạ. Vì vậy, chúng ta không thể lấy
kinh nghiệm trao đổi hàng hóa thông thường trong một quốc gia để áp đặt
hoàn toàn cho hoạt động trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
- Hoạt động xuất khẩu được tiến hành có thể bởi tư nhân hoặc doanh nghiệp
nhà nước nhằm đáp ứng các mục đích và nhu cầu của họ, mục đích kinh
doanh của doanh nghiệp tư nhân là nhằm tối đa hóa lợi nhuận, còn đối với các
doanh nghiệp nhà nước, chính pgur có nhiều mục tiêu khác nhau như văn hóa,
ngoại giao, chính trị… Do đó, kinh doanh của các doanh nghiệp nhả nước,
chính phủ có thể hoặc không hoàn toàn hướng về lợi nhuận.
2.1.3:Vai trò của hoạt động xuất khẩu:
-Đối với doanh nghiệp :
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nghĩa là mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đây là yếu
tố quan trọng nhất vì sản phảm sản xuất ra có tiêu thụ được thì mới thu được
vốn, có lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng sản xuất, tạo điều kiện để doanh
nghiệp phát triển.
Cũng thông qua đó, doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm về
hình thức trong kinh doanh, về trình độ quản lý, giúp tiếp xúc với những công

nghệ mới, hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực mới thích nghi với
điều kiện kinh doanh mới nhằm cho ra đời những sản phẩm có chất lượng
cao, đa dạng, phong phú. Mặt khác thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là đòi hỏi tất
yếu trong nền kinh tế mở cửa. Do sức ép cạnh tranh, do nhu cầu tự thân đòi
hỏi doanh nghiệp phải phát triển mở rộng quy mô kinh doanh mà xuất khẩu là
một hoạt động tối ưu để đạt được yêu cầu đó.
- Đối với nền kinh tế.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Nó là một bộ phận
cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy phát triển
kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân
dân. Hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với nước
19


ta. Với một nền kinh tế chậm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, không
đồng bộ, dân số phát triển nhanh việc đẩy mạnh xuất khẩu để tạo thêm công
ăn việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế là
một chiến lược lâu dài. Để thực hiện được chiến lược lâu dài đó, chúng ta
phải nhận thức được ý nghĩa của hàng hoá xuất khẩu, nó được thể hiện :
- Xuất khẩu tạo được nguồn vốn, ngoại tệ lớn, góp phần quan trọng trong việc
cải thiện cán cân thanh toán, tăng lượng dự trữ ngoại tệ, qua đó tăng khả năng
nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ quá trính
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
- Thông qua việc xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh chúng ta có thể
phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng lợi thế các nguồn lực trao đổi thành
tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Đây là yếu tố then chốt trong chương trình
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đồng thời phát triển các ngành công
nghiệp sản xuất hay xuất khẩu có tính cạnh tranh ngày càng cao hơn.
- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống của người lao động.

- Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế
đối ngoại của nước ta.Thông qua hoạt động xuất khẩu môi trường kinh tế
được mở rộng tính cạnh tranh ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp luôn
phải có sự đổi mới để thích nghi, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hoạt
động xuất khẩu góp phần hoàn thiện các cơ chế quản lý xuất khẩu của nhà
nước và của từng điạ phương phù hợp với yêu cầu chính đáng của doanh
nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
trong nước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt ngành sản xuất
phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy các ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất
khẩu phát triển như ngành bảo hiểm, hàng hải, thông tin liên lạc quốc tế, dịch
vụ tài chính quốc tế đầu tư…, xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm, tạo điều kiện tiền đề kinh tế kỹ thuật đồng thời việc nâng cao
năng lực sản xuất trong nước. Điều đó chứng tỏ xuất khẩu là phương tiện
20


quan trọng tạo vốn, đưa kỹ thuật công nghệ nước ngoài vào Việt Nam nhằm
hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước.
2.1.4:Các hình thức xuất khẩu
2.1.4.1: Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu hàng hoá do chính doanh nghiệp sản
xuất hoặc đặt mua của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, sau đó xuất
khẩu những sản phẩm này với danh nghĩa là hàng của mình. Để tiến hành một
thương vụ xuất khẩu trực tiếp cần theo các bước sau:
+ Tiến hành ký kết hợp đồng mua hàng nội địa với các đơn vị sản xuất kinh
doanh trong nước sau đó nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho các đơn vị
sản xuất.
+ Ký hợp đồng ngoại thương (hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài có
nhu cầu mua sản phẩm của doanh nghiệp), tiến hành giao hàng và thanh toán

tiền.
Với hình thức xuất khẩu trực tiếp này có ưu điểm là đem lại nhiều lợi nhuận
cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng, do không mất khoản chi phí trung gian
và tăng uy tín cho doanh nghiệp nếu hàng hóa thoã mãn yêu cầu của đối tác
giao dịch. Nhưng nhược điểm của nó là không phải bất cứ doanh nghiệp nào
cũng có thể áp dụng theo được, bởi nó đòi hỏi lượng vốn tương đối lớn và có
quan hệ tốt với bạn hàng.
2.1.4.2: Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó bên đặt gia công ở
nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm
để bên nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất thành phẩm theo yêu cầu của
bên đặt gia công.
Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhân gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công
để nhận về một khoản thù lao (gọi là phí gia công) theo thoả thuận. Hiện nay,
hình thức gia công quốc tế được vận dụng khá phổ biến nhưng thị trường của
nó chỉ là thị trường một chiều, và bên đặt gia công thường là các nước phát
triển, còn bên nhận gia công thường là các nước chậm phát triển. Đó là sự
khác nhau về lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.
21


Đối với bên đặt gia công, họ tìm kiếm một nguồn lao động với giá rẻ hơn giá
trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất tăng lợi nhuận, còn bên nhận gia công
có nguồn lao động dồi dào mong muốn có việc làm tạo thu nhập, cải thiện đời
sống và qua đó tiếp nhận những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến
2.1.4.3: Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức mà hàng hoá xuất khẩu được bán ngay tại nước xuất khẩu.
Doanh nghiệp ngoại thương không phải ra nước ngoài để đàm phán, ký kết
hợp đồng mà người mua tự tìm đến doanh nghiệp để mua hàng. Hơn nữa,
doanh nghiệp cũng không phải làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá

hay thuê phương tiện vận chuyển.
Đây là hình thức xuất khẩu đặc trưng, khác biệt so với hình thức xuất khẩu
khác và ngày càng được vận dụng theo nhiều xu hướng phát triển trên thế
giới.
2.1.4.4: Tái xuất khẩu
Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu những hàng hoá nhập khẩu nhưng
qua chế biến ở nước tái xuất khẩu ra nước ngoài.
Giao dịch trong hình thái tái xuất khẩu bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu. Với
mục đích thu về lượng ngoại tệ lớn hơn so với số vốn ban đầu bỏ ra. Giao
dịch này được tiến hành dưới ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và
nước nhập khẩu. Hình thức tái xuất khẩu có thể tiền hành theo hai cách:
+ Hàng hoá đi từ nước tái xuất khẩu đến nước tái xuất khẩu và đi từ nước tái
xuất khẩu sang nước xuất khẩu. Ngược lại, dòng tiền lại được chuyển từ nước
nhập khẩu sang nước tái xuất khẩu rồi sang nước xuất khẩu (nước tái xuất
khẩu trả tiền nước xuất khẩu rồi thu tiền nước nhập).
+ Hàng hoá đi thẳng từ nước xuất sang nước nhập. Nước tái xuất chỉ có vai
trò trên giấy tờ như một nước trung gian.
Hoạt động tái xuất khẩu chỉ diễn ra khi mà các nước bị hạn hẹp về quan hệ
thương mại quốc tế do bị cấm vận hoặc trừng phạt kinh tế hoặc thị trường
mới chưa có kinh nghiệm cần có người trung gian.
22


2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
2.1.5.1 Các yếu tố vĩ mô
a.Sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm càng
nhanh, sức cạnh tranh phụ thuộc năng lực tài chính của doanh nghiệp, chất
lượng sản phẩm, giá cả, biện pháp marketing, dịch vụ đi kèm.
+ Năng lực tài chính của doanh nghiệp: thể hiện ở vốn kinh doanh của doanh

nghiệp, lượng tiền mặt, ngoại tệ, cơ cấu vốn .. những nhân tố này doanh
nghiệp có thể tác động để tạo thế cân bằng và phát triển. Doanh nghiệp cũng
phải có một cơ cấu vốn hợp lý nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu.
Nếu như cơ cấu vốn không hợp lý vốn quá nhiều mà không có lao động hoặc
ngược lại lao động nhiều mà không có vốn thì doanh nghiệp sẽ không phát
triển được hoặc phát triển mất cân đối. Vốn là một nhân tố quan trọng trong
hàm sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lượng của doanh nghiệp.
+ Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu những
đặc trưng của nó thể hiện sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu
dùng nhất định, phù hợp với công dụng sản phẩm mà người tiêu dùng mong
muốn.
+ Giá sản phẩm: giá cả ảnh hưởng đến khối lượng tiêu dùng sản phẩm, giá
rẻ thì khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ nhanh hơn, khả năng tiêu thụ trên thị
trường thế giới sẽ cao hơn, sẽ xuất khẩu nhiều hơn.
+ Biện pháp marketing: biện pháp này nâng cao thế lực của doanh nghiệp
trước các đối thủ cạnh tranh, marketing giúp các doanh nghiệp quảng cáo các
sản phẩm của mình cho nhiều người biết, biện pháp marketing giúp cho
doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình quảng cáo, xúc tiến bán hàng giới
thiệu cho người tiêu dùng biết chất lượng, giá cả của sản phẩm mình.
+ Các dịch vụ đi kèm: Doanh nghiệp muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì
dịch vụ bán hàng phải phát triển những dịch vụ này giúp tạo tâm lý tích cực
cho người mua, khi mua và tiêu dùng hàng hoá và sau nữa cũng thể hiện trách
23


nhiệm xã hội và đạo đức trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là
một vũ khí trong cạnh tranh lành mạnh và hữu hiệu
b.Trình độ quản lý của doanh nghiệp.
+ Ban lãnh đạo doanh nghiệp: là bộ phận đầu não của doanh nghiệp là nơi
xây dựng những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp đề ra mục tiêu đồng

thời giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Trình độ quản lý
kinh doanh của ban lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu
của doanh nghiệp. Một chiến lược doanh nghiệp đúng đắn phù hợp với tình
hình thực tế của thị trường và của doanh nghiệp và chỉ đạo điều hành giỏi của
các cán bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
+ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huy
được trí tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp phát huy tinh thần
đoàn kết và sức mạnh tập thể, đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định
sản xuất kinh doanh được nhanh chóng và chính xác. Cơ cấu tổ chức hợp lý
sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp giải quyết những vấn đề nảy
sinh đối phó được với những biến đổi của môi trường kinh doanh và nắm bắt
kịp thời các cơ hội một cách nhanh nhất hiệu quả nhất.
+ Đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh xuất khẩu: Đóng vai trò quyết định
đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường. Hoạt
động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi có sự nghiên cứu tỷ mỷ về thị trường
hàng hoá, dịch vụ, về các đối tác các đối thủ cạnh tranh, về phương thức giao
dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng... Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có
đội ngũ cán bộ kinh doanh am hiểu thị trường quốc tế có khả năng phân tích
và dự báo những xu hướng vận động của thị trường, khả năng giao dịch đàm
phán đồng thời thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu, các công việc tiến hành
cũng trở nên rất cần thiết.
c.Các yếu tố khác.
Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc, chịu ảnh hưởng của hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Yếu tố này, phản ánh năng lực sản xuất
24


của doanh nghiệp, bao gồm các nguồn vật chất dùng cho sản xuất, các nguồn
tài nguyên, nhiên liệu, các nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực của nó phục vụ cho tương lai. Đây
là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp có thể giữ vững phát triển sản xuất đồng
thời là nền tảng cho mở rộng sản xuất, nâng cao kỹ năng sản xuất của doanh
nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.1.5.2 Các yếu tố vĩ mô.
a.Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ, của một quốc gia tính bằng tiền
của một nước khác, đó là quan hệ so sánh của hai đồng tiền của hai quốc gia
khác nhau. TGHĐ thực tế = TGHĐ danh nghĩa * chỉ số thực / Chỉ số giá
trong nước Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
khác nhau như chênh lệch lạm phát, tình trạng cán cân thanh toán, yếu tố tâm
lý. Khi giá đồng nội tệ tăng (lên giá) so với ngoại tệ thì gây khó khăn cho xuất
khẩu, song lại tạo điều kiện cho nhập khẩu. Ngược lại khi đồng nội tệ giảm so
với ngoại tệ sẽ có lợi cho xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái giảm sẽ tạo điều kiện cho
nước ngoài đầu tư. Vì vậy việc quy định tỷ giá hối đoái sao cho hợp lý là vấn
đề quan tâm của Nhà nước.
b.Các yếu tố pháp luật.
Mỗi quốc gia đều có những bộ luật riêng và đặc điểm tính chất của hệ thống
pháp luật của mỗi nước phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế của
từng nước. Các yếu tố pháp luật chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của nên
kinh tế và xã hội đang phát triển trong nước đó. Vì vậy doanh nghiệp xuất
khẩu phải hiểu rõ môi trường pháp luật của quốc gia mình và các quốc gia mà
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hoá sang hoặc dự định xuất khẩu sang.
Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ các mặt sau:
+ Các quy định về thuế, chủng loại, khối lượng, quy cách.
+ Quy định về hợp đồng, giao dịch bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ.
+ Các quy định về quy chế sử dụng lao động, tiền lương tiền thưởng, bảo
hiểm phúc lợi.
25



×