Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.28 KB, 72 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ mang lại một lợi ích to lớn
khơng chỉ về kinh tế mà cịn về văn hóa xã hội. So với những nhóm hàng khác,
hàng thủ cơng mỹ nghệ được coi là nhóm hàng có tỉ lệ thực thu sau xuất khẩu rất
cao do sử dụng đến 95 % nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền trong nước. Thúc đẩy
hàng thủ công mỹ nghệ cịn tạo được cơng an việc làm cho rất nhiều người lao
động, đặc biệt là lao động nhàn rỗi, tại chỗ góp phần ổn định kinh tế nơng thơn
và giảm tệ nạn xã hội, duy trì và bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Đây là những lợi
ích đem lại cho toàn nền kinh tế quốc dân và hoạt động này cũng có vai trị rất
quan trọng đối với Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm.
Là một đơn vị với nghiệp vụ kinh doanh chính là xuất khẩu hàng thủ cơng
mỹ nghệ, thì đây được coi là vấn đề quan trọng nhất, luôn được đưa ra trong
định hướng chiến lược của Công ty. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã mang
lại lợi nhuận cao cho công ty do Cơng ty có nhiều ưu thế về xuất khẩu mặt hàng
này. Hầu hết các cán bộ nhân viên đều nắm rõ về mặt hàng này, cơng ty cịn có
mối quan hệ chặt chẽ và lâu đời với các cơ sở chân hàng, có mối quan hệ rộng
với nhiều cơ sở trong nước điều này giúp cho hàng thủ công mỹ nghệ của công
ty khá phong phú, đa dạng về mẫu mã, thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Hoa Kỳ là một thị trường truyền thống và luôn đứng đầu về kim ngạch xuất
khẩu sang các khu vực thị trường của công ty. Đặc biệt trong những năm gần
đây thị trường này có nhu cầu rất lớn về hàng thủ công mỹ nghệ, họ rất chú ý
đến mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, họ đánh giá cao về độ tinh xảo
trong từng họa tiết hoa văn trên mỗi sản phẩm mang đậm sắc văn hóa dân tộc.
Điều này cho thấy phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường
Hoa Kỳ là một cơ hội cho công ty.
Đặng Khánh Linh

1

Lớp KDQT 48B




Song cũng phải nhìn nhận rằng việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang
thị trường Hoa Kỳ đã đặt ra rất nhiều thách thức cho công ty Cổ phần Xuất
Nhập Khẩu Tạp Phẩm. Đó là thách thức về một thị trường Hoa Kỳ khó tính, là
hệ thống luật pháp chặt chẽ; là hệ thống rào cản chằng chịt…và còn vô vàn
những thách thức khác nữa cũng quan trọng không kém. Vì vậy việc đánh giá,
phân tích những cơ hội bên cạnh những thách thức mà môi trường kinh doanh
đặt ra cho công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp phẩm trong lĩnh vực xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ để biến thách thức thành cơ hội,
tận dụng cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh là điều rất đáng quan tâm.
Sau một thời gian thực tập ở Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm
dưới sự hướng dẫn của TS. Đàm Quang Vinh - giảng viên trường ĐH Kinh Tế
Quốc Dân và các cán bộ nhân viên trong công ty tôi đã chọn đề tài :"Đánh giá cơ
hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong
hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ”.
Với mục đích tìm hiểu , đánh giá những cơ hội và thách thức dành cho công ty
trong thời gian gần đây, từ đó phân tích, tổng hợp, đề xuất một số giải pháp nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty hơn nữa trong thời gian tới.
2.


Đối tượng, mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: cơ hội và thách thức dành cho công ty trong lĩnh vực

xuất khẩu đồ thủ cơng mỹ nghệ


Mục tiêu nghiên cứu: nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu




Để đạt được mục tiêu đó cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu là:
• Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ của công ty sang Hoa
Kỳ

Đặng Khánh Linh

2

Lớp KDQT 48B




Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu đồ thủ công mỹ
nghệ sang Hoa Kỳ, đánh giá những mặt được và chưa được của hoạt động
xuất khẩu đó.

• Đánh giá những cơ hội, thách thức của mơi trường bên ngồi tạo ra; điểm
mạnh, điểm yếu ngay từ môi trường bên trong công ty đối với hoạt động
xuất khẩu đồ thủ cơng mỹ nghệ sang Hoa Kỳ.
• Đề ra các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất
khẩu đồ thủ công mỹ nghệ sang Hoa Kỳ của cơng ty.
3.

Phạm vi nghiên cứu




Phạm vi thời gian: từ quý I năm 2007 đến hết q I năm 2010



Phạm vi khơng gian: nghiên cứu đối với sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ,

xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ


Giác độ nghiên cứu: giác độ Nhà nước và doanh nghiệp
4. Phương pháp nghiên cứu



Phương pháp nghiên cứu về số liệu theo chuỗi ( từ 2007 đến quý I 2010)
5. Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên
đề bao gồm 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm và các
yếu tố ảnh hưởng tới việc xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị
trường Hoa Kỳ
Chương 2: Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu đồ thủ
công mỹ nghệ của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm sang thị trường
Hoa Kỳ

Đặng Khánh Linh

3


Lớp KDQT 48B


Chương 3: Các giải pháp đón bắt cơ hội và đương đầu thử thách đối với hoạt
động xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
Tạp Phẩm sang thị trường Hoa Kỳ

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
TẠP PHẨM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XUẤT
KHẨU ĐỒ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY SANG THỊ
TRƯỜNG HOA KỲ
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM
1.1.1.

Khái quát về lĩnh vực kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ

1.1.1.1. Khái niệm đồ thủ công mỹ nghệ
Đồ thủ công mỹ nghệ là các sản phẩm được làm từ nguyên liệu chính là
mây tre, đất sét, gỗ… kết cùng với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, tất cả làm
nên một thứ sản phẩm đậm chất sáng tạo, tính nghệ thuật và tính sử dụng cao.
Đồ thủ cơng mỹ nghệ được sử dụng làm vật trang trí làm đẹp cho nhiều
loại không gian sống khác nhau, thường có tuổi thọ và giá thành tương đối cao.
Chúng ngày càng được ưa chuộng tại các thị trường lớn như châu Mỹ, châu Âu
và châu Á.
Dưới đây là một số hình ảnh về đồ thủ cơng mỹ nghệ do cơng ty xuất khẩu.

Đặng Khánh Linh


4

Lớp KDQT 48B


Hàng mây tre đan

Đồ gốm sứ

1.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ trên thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thị
trường châu Á, bởi chi phí sản xuất ở trong nước về lĩnh vực này thường cao
hơn hẳn ở thị trường châu Á, độ tinh xảo trong từng thiết kế cũng không thể
sánh được với các sản phẩm đến từ châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.
Người dân Hoa Kỳ lại rất ưa chuộng các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ
bởi nó có nguồn gốc tự nhiên lại có tính nghệ thuật cao đồng thời họ lại có mức
sống rất cao.
Theo thống kê, trên thị trường Hoa thị trường đỗ thủ công mỹ nghệ
được chia ra như sau: 32,34% Trung Quốc, 8,55% cho Canada, 4,46% cho
nhập khẩu Italia và chỉ có khoảng 2% là dành cho Việt Nam.
Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhiều nhất trên
thế giới, chủ yếu là hàng mây tre, hàng gốm sứ, thảm, rèm mành, các sản phẩm
thêu, đá quý mỹ nghệ… Các mặt hàng trên đều là những sản phẩm mà Việt Nam
có khả năng cạnh tranh tốt.
Điều đó lý giải vì sao kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam
sang Hoa Kỳ ngày càng tăng, và đạt mức tăng cao nhất là 76% vào năm 2002,
năm đầu tiên thực hiện BTA- Hiệp định Thương Mại Song Phương được ký
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu loại hàng này của Việt Nam
sang Hoa Kỳ đã đạt 55,2 triệu USD năm 2004 so với con số 13,1 triệu USD năm
Đặng Khánh Linh


5

Lớp KDQT 48B


2000, và đạt mức 73,5 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2005 và được nhiều
chuyên gia nhận định rằng sẽ tăng trưởng hơn nữa.
Điều này vẫn là một con số nhỏ bé song phần nào cũng chứng tỏ được
rằng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là được tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một
thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ
ở Việt Nam khai thác và phát triển.
1.1.2.

Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu

Tạp Phẩm
1.1.2.1. Lịch sử hình thành
Cơng ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm tiền thân là doanh nghiệp
Nhà Nước, trực thuộc Bộ Thương Mại ( nay là Bộ Công Thương), được thành
lập từ 05/03/1956. Năm 2006 công ty chuyển sang hình thức cơng ty cổ phần.
Trong các thời kỳ khác nhau, sự phát triển kinh doanh mặt hàng xuất
nhập khẩu của công ty đã không ngừng phát triển và đáp ứng tương đối tốt các
nhu cầu kinh tế.
Các thơng tin chính về cơng ty:
Tên cơng ty:

CƠNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM

Tên giao dịch: Vietnam National Sundries Import & Export Corporation

Địa chỉ:

36 Bà Triệu, Hà Nội

Điện thoại:

(84-4) 3825 3111

Fax:

(84-4) 3825 5917

Email:



Website:



Tổng Giám đốc: Ông Cao Văn Thủy

Đặng Khánh Linh

6

Lớp KDQT 48B


1.1.2.2. Q trình phát triển

Cơng ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm được thành lập năm 1956
và là 1 trong 13 đầu mối xuất nhập khẩu của cả nước khi đó. Cơng ty chun
kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu: hàng gia dụng, giày da, sản
phẩm cao su, quần áo .
Từ năm 1980-1990, hòa vào xu thế mở cửa của cả nước, công ty
chuyển sang lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, đa dạng các mặt
hàng xuất nhập khẩu như : thủ công mỹ nghệ , hàng may mặc, nông sản, hải sản
và mở rộng thị trường sang các châu lục như Châu Âu, Châu Á, Mĩ, Canada,
Úc…
Năm 2002, Công ty mở rộng phạm vi trên lĩnh vực xuất khẩu lao động,
kinh doanh phát triển nhà và văn phòng, kinh doanh kho bãi và các dịch vụ hỗ
trợ giáo dục .
Công ty luôn lấy uy tín làm tơn chỉ trong tất cả các hoạt động kinh doanh
của mình . Chính vì điều đó, các đối tác của công ty luôn nhận được sự hài lòng
trong quan hệ, sản phẩm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Với hơn 50 năm kinh
doanh trong lĩnh vực ngoại thương, Công ty tin tưởng sẽ mang lại cho khách hàng
sản phẩm chất lượng cao nhất, dịch vụ hoàn hảo nhất với giá cả cạnh tranh.
Các chi nhánh của cơng ty:


Chi nhánh tại Hải Phịng:
•Địa chỉ: 96A Nguyễn Đức Cảnh, Tp Hải Phịng
•Điện thoại: +84 31 3700 752
•Fax: +84 4 3700 512
•Hoạt động chính: Kinh doanh, giao nhận các sản phẩm tại cảng Hải Phịng



Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh:
Đặng Khánh Linh


7

Lớp KDQT 48B


•Địa chỉ: A75/28 Đường Bạch Đằng, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
•Điện thoại: +84 4 38487956/ 3848 7957/ 3848 7958
•Fax: +84 4 3848 7955
• Hoạt động chính: Kinh doanh giao nhận nhập khẩu các sản phẩm tại Tp
Hồ Chí Minh – Kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nói chung
1.1.3.

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm

Lĩnh vực kinh doanh của công ty gồm có:


Kinh doanh hàng nơng sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, cơng nghệ phẩm,



Kinh doanh sản phẩm dệt, may, da giày (trừ các loại lâm sản Nhà nước cấm)

Kinh doanh vật tư, máy móc thiết bị , nguyên liệu, vật liệu xây dựng, hóa chất
(trừ các loại Nhà nước cấm), kim khí , điện máy, phương tiện vận tải.


Kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn.




Kinh doanh trong lĩnh vực đại lý bán bn, bán lẻ hàng hóa (đồ uống, rượu

bia, nước giải khát không bao gồm kinh doanh qn bar, vũ trường, phịng hát
karaoke)/


Tổ chức gia cơng, chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các tổ

chức trong và ngồi nước.


Kinh doanh ( khơng bao gồm kinh doanh qn bar)



Kinh doanh máy móc, vật tư, thiết bị y tế và máy móc, thiết bị ngành in



Mua bán sắt thép, phế liệu, phá dỡ tàu biển cũ làm phế liệu trong nước



Kinh doanh phân bón máy móc, vật tư phục vụ nơng nghiệp( khơng bao

gồm thuốc bảo vệ thực vật)



Kinh doanh các dụng cụ, thiết bị và máy móc trong ngành dịch vụ

Đặng Khánh Linh

8

Lớp KDQT 48B




Kinh doanh các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn



Kinh doanh gỗ ép định hình, sản xuất mua bán hàng thêu, hàng may mặc

1.1.4.

Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu

Tạp Phẩm
1.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của cơng ty

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm

1.1.4.2. Hoạt động của các bộ phận trong bộ máy quản lý
Đại hội cổ đông : Bao gồm các cổ đông của Cơng ty là cơ quan có
thẩm quyền cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng của Công ty như sửa đổi,
bổ sung điều lệ Công ty, quyết định phương hướng hoạt động của Công ty,

thông qua Báo cáo tài chính hàng năm, bầu hội đồng quản trị… ĐHĐCĐ họp
theo định kỳ hàng năm và có thể được triệu tập bất thường trong các trường hợp
theo quy định của Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị: Gồm 4 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra. HĐQT có
nhiệm vụ triển khai thực hiện các Nghị quyết do Đại hội cổ đông đã đề ra.
HĐQT có quyền quyết định các vấn đề về: kế hoạch phát triển SXKD và ngân

Đặng Khánh Linh

9

Lớp KDQT 48B


sách hàng năm; xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở
các mục tiêu Đại hội cổ đông đề ra; quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty; bổ
nhiệm, bãi nhiệm các chức danh Giám đốc, phó Giám đốc và Kế tốn trưởng
Cơng ty… Ngồi ra cịn một số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều
lệ hoạt động của Công ty.
Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra. BKS có quyền:
Được tham gia ý kiến chỉ định Cơng ty kiểm toán độc lập; thảo luận các vấn đề
với cơ quan kiểm tốn về tính chất và phạm vi kiểm tốn; Kiểm tra các báo cáo
tài chính hàng q, sáu tháng hoặc 1 năm; Thảo luận các vấn đề khó khăn, tồn
tại của các cuộc kiểm tra…Ngồi ra BKS cịn có một số quyền hạn và trách
nhiệm khác theo quy định tại Điều lệ hoạt động của Công ty.
Tổng giám đốc: do HĐQT chỉ định ra và chịu trách nhiệm trước HĐQT
về mọi kết quả hoạt động SXKD của Công ty. Tổng Giám đốc Công ty là thành
viên của Hội đồng quản trị, có quyền đề xuất với HĐQT quyết định về cơ cấu tổ
chức của Công ty, đề xuất nhân sự bộ máy giúp việc và quyết định các vấn đề
về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng Giám đốc là đại diện pháp

nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động sản xuất
kinh doanh do mình quyết định. Ngồi ra Tổng Giám đốc cịn có một số quyền
và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ hoạt động của Cơng ty.
Phó Tổng giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm có trách nhiệm giúp việc cho
Tổng Giám đốc Cơng ty về điều hành một số mặt công tác theo phân cơng của
Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc Cơng ty có quyền tham gia vào việc xây dựng
phương án kinh doanh của Cơng ty; có quyền thay Tổng Giám đốc Công ty
quyết định các vấn đề liên quan theo phân công, ủy quyền của Tổng Giám
đốc Trực tiếp phụ trách công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật và là Chủ tịch Hội
đồng BHLĐ; Có quyền đề nghị Tổng Giám đốc Công ty khen thưởng, kỷ luật,

Đặng Khánh Linh

10

Lớp KDQT 48B


bổ nhiệm, miễn nhiệm với các chức danh cán bộ quản lý sản xuất…và một số
quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Cơng ty.
Phịng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho
Giám đốc Cơng ty về lĩnh vực tổ chức, lao động tiền lương và cơng tác hành
chính: bố trí sắp xếp cán bộ, tuyển dụng và đào tạo, thực hiện các chế độ chính
sách với người lao động…Là thường trực cơng tác Thi đua khen thưởng Công
ty; quản lý lực lượng bảo vệ, nhà ăn ca và nhà trẻ Cơng ty.
Phịng kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về việc
tổ chức các hoạt động nhằm tiêu thụ sản phẩm; Lập kế hoạch tiêu thụ cho từng
tháng, quý và năm; tham mưu với Giám đốc về các biện pháp nhằm đẩy mạnh
tiêu thụ.
Các phịng kinh doanh xuất nhập khẩu



Phịng Xuất Nhập Khẩu 1

Điện thoại: +84 4 3825 4115
Lĩnh vực kinh doanh : Chuyên Xuất và Nhập khẩu giấy và bột giấy và các
sản phẩm khác bao gồm: báo, giấy viết, giấy carto, giấy duplex, giấy vệ sinh ,
giấy ảnh, các thiết bị cơng nghiệp, thép ống, sản phẩm điện, điện tử


Phịng Xuất Nhập Khẩu 2

Điện thoại: +84 4 3825 3571
Lĩnh vực kinh doanh: văn phòng phẩm, hàng mỹ phẩm, thể thao, đồ gốm,
thủy tinh, dụng cụ âm nhạc, đồ chơi trẻ em, vật liệu cho sản xuất điện (nhựa, dây
đồng tráng men, rotor,các sản phẩm cao su…), xe đạp, xe máy, lốp xe
• Phịng Xuất Nhập Khẩu 3
Điện thoại: +84 4 3825 4257

Đặng Khánh Linh

11

Lớp KDQT 48B


Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm dệt, may mặc, vải, sản phẩm làm từ len và
da, hàng thêu ren, trái cây tươi, sản phẩm nhựa , bánh kẹo
• Phịng Xuất Nhập Khẩu 5
Điện thoại: +84 4 3825 6847

Lĩnh vực kinh doanh: thực phẩm đóng hộp , thịt hun khói, cá hồi tươi, thịt
cừu, rượu, bảnh thạch cao,sợi thủy tinh
• Phịng Xuất Nhập Khẩu 6
Điện thoại: +84 4 3825 3617
Lĩnh vực kinh doanh: Máy móc và thiết bị điện, dây cáp, thiết bị văn
phòng, máy ảnh,điều hòa nhiệt độ , máy giặt
• Phịng Xuất Nhập Khẩu 7
Điện thoại: +84 4 3825 3111
Lĩnh vực kinh doanh: Các sản phẩm nông nghiệp, đồ thủ công mỹ nghệ ,
các sản phẩm từ gỗ, thiết bị y tế, máy móc cơng nghiệp , các loai giày dép bằng
chất liệu khác nhau
• Phịng Xuất Nhập Khẩu 8
Điện thoại: +84 4 3825 3617/ +84 4 3825 3619
Lĩnh vực kinh doanh: Gốm sứ, sơn mài, các loại túi xách, gạo, nguyên liệu
sản xuất mì ăn liền, len, thảm, thiết bị vệ sinh, dụng cụ giáo dục, thiết bị thí
nghiệm , thép phế liệu…
1.1.5.

Hoạt động kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm

1.1.5.1.



Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Cung cấp nhiều mặt hàng trên nhiều thị trường để tránh rủi ro. Có thể cụ

thể qua cơ cấu sản phẩm chính được cung cấp và thị trường xuất khẩu chính:
Đặng Khánh Linh


12

Lớp KDQT 48B




Sản phẩm chính của cơng ty:Đồ thủ cơng mỹ nghệ chiếm 19,78% doanh

thu và 26,4 % lợi nhuận gộp; sản phẩm da giày, quần áo chiếm 59,53% doanh
thu và 57,05% lợi nhuận gộp;thức ăn đóng hộp chiếm 18,63% doanh thu và
13,94% lợi nhuận gộp; lĩnh vực xuất khẩu lao động chiếm 2,06% doanh thu và
2,61 % lợi nhuận gộp.

Đồ thủ cơng mỹ nghệ

2.06%
19.78%

18.63%

Da giày, may mặc
Thức ăn đóng hộp
59.53%

Xuất khẩu lao động

Nguồn: Phịng Xuất Khẩu


Hình 1.2. Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất Nhập
Khẩu Tạp Phẩm giai đoạn 2007- 2010
 Cơ cấu thị trường xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2009 của công ty EU là
thị trường chính với 26%, Mỹ 16,8%; Nhật Bản 17,5%; Hàn Quốc 7,3%; Asean
5,1%; Trung Quốc 4,7 %.
1.1.5.2.

Mục tiêu, chiến lược, sứ mạng, nguyên tắc kinh doanh của Cơng ty

1.1.5.2.1. Mục tiêu


Trở thành nhà cung cấp chun nghiệp các sản phẩm xuất khẩu của

mình trong đó có đồ thủ công mỹ nghệ sang các thị trường lớn như châu Mỹ,
châu Âu, châu Á.

Đặng Khánh Linh

13

Lớp KDQT 48B


• Góp phần cho sự phát triển lớn mạnh của ngành thủ cơng mỹ nghệ
nước nhà.
1.1.5.2.2. Chiến lược


Đối với những mặt hàng khó cạnh tranh bằng giá và số lượng như


hàng thủ cơng mỹ nghệ thì cạnh tranh bằng tính độc đáo và khác biệt của sản
phẩm để thâm nhập và ổn định trên các thị trường ngách là chiến lược được
công ty lựa chọn để khai thác tốt lợi thế cạnh tranh nổi bật của mình.


Đối với những mặt hàng không khác so với hàng đang được tiêu thụ

trên thị trường châu Mỹ, châu Âu và châu Á thì chiến lược đề ra là chứng minh
cho họ thấy khả năng cung cấp ổn định về số lượng và chất lượng, và đảm bảo
thời gian giao hàng ít nhất như các bạn hàng hiện có của họ.
1.1.5.2.3. Sứ mạng


Tiếp thu những kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực kinh

doanh của cơng ty.


Góp phần đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng quốc tế trên

nhiều lĩnh vực


Tăng cường và phát triển đội ngũ nhân lực xuất sắc.



Cam kết liên tục cải tiến mẫu mã – chất lượng cung cấp.


1.1.5.2.4. Nguyên tắc kinh doanh


Trung thành với cam kết về chất lượng.



Cung cấp dịch vụ ngày càng hồn hảo cho khách hàng.



Ni dưỡng lịng tin của khách hàng về uy tín, sự đảm bảo của

thương hiệu.
1.1.5.3.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007- 2010

Đặng Khánh Linh

14

Lớp KDQT 48B


Đơn vị: 1.000.000
VNĐ

Năm


2007

2008

2009

Quý I 2010

368,800

568,000

550,000

165,000

Tăng trưởng doanh thu

35%

54%

-3,2%

5%

Tỷ lệ lợi nhuận thuần

2,8%


3,4%

3%

4%

15,146

17,200

16,000

9,000

36%

44%

-7%

69%

Chỉ tiêu
Doanh thu

/doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Tăng trưởng của lợi nhuận

Chú ý: số liệu của quý I năm 2010 được so sánh với quý I của năm 2009

Nguồn: Phòng Tài chính Kế tốn

Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh của công ty trong giai đoạn 2007- 2010
Năm 2008, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế tồn cầu nhưng cơng ty vẫn tăng trưởng một cách ngoại
mục. Doanh thu đạt 568 tỷ, tăng 54% và lợi sau thuế đạt 17,2 tỷ, tăng 44% so
với cùng kỳ năm 2007.
Năm 2009 lại là một năm cực kỳ khó khăn với các doanh nghiệp ngành mỹ
nghệ Việt Nam, nên doanh thu của công ty năm 2009 ít nhiều cũng bị ảnh
hưởng, mức doanh thu chỉ đạt 550 tỷ đồng và 16 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế,
giảm 3,2% và 7% so với năm 2008.

Đặng Khánh Linh

15

Lớp KDQT 48B


Q I năm 2010, cơng ty đã có sự tăng trưởng trở lại trong doanh thu, so
với cùng kỳ năm 2009 tăng 5%, lợi nhuận tăng 69%, nếu tốc độ này được duy trì
thì cơng ty có khả năng đạt được 660 tỷ đồng vào cuối năm nay.
Đánh giá chung về Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm

1.1.6.

Với lịch sử hơn 50 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần Xuất nhập
khẩu Tạp phẩm Hà nội đã có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường xuất khẩu.
Lợi nhuận dương và được duy trì tăng đều qua các năm, công ty đang thể hiện
sự chiếm lĩnh trên rất nhiều lĩnh vực kinh doanh trong đó có lĩnh vực kinh doanh

đồ thủ công mỹ nghệ.
1.2.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XUẤT KHẨU ĐỒ THỦ

CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP
PHẨM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.2.1.

Các yếu tố bên ngồi Cơng ty

1.2.1.1.

Mơi trường kinh tế

1.2.1.1.1. Tỷ giá hối đoái
Hoa Kỳ hiện là thị trường số 1 của công ty CP XNK Tạp phẩm trong
lĩnh vực đồ thủ công mỹ nghệ. Đồng USD đã mất giá 50% so với đồng Euro khi
nó chính thức có mặt trên thị trường và 20% so với thời điểm năm 2004. Kể từ
sau 2004, đồng USD mới bắt đầu tăng giá trở lại.
Chính vì việc đồng USD tăng giá trong thời gian qua đã giúp người
tiêu dùng Hoa Kỳ, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ mua được nhiều hàng hơn từ
những đồng tiền sẵn có của mình. Đồng thời đồ thủ công mỹ nghệ là những mặt
hàng tinh sảo, có tính nghệ thuật, giá trị sử dụng cao nên tại thị trường Hoa Kỳ
ln có nhu cầu rất lớn.

Đặng Khánh Linh

16


Lớp KDQT 48B


 Việc này khiến nhu cầu về đồ thủ công mỹ nghệ của người tiêu
dùng cũng như các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng lên, giúp đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu của công ty vào thị trường Hoa Kỳ.
1.2.1.1.2. Thuế
Thuế suất xuất khẩu
Tháng 5/ 2007, Việt Nam đã chính thức đặt vấn đề với Đại diện
Thương mại Hoa Kỳ về việc xem xét trao GSP- Quy chế ưu đãi thuế phổ cập
cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và đã được chấp nhận . GSP được Hoa
Kỳ đưa ra năm 1976 dành cho những nước đang phát triển với mức ưu đãi gần
như miễn thuế hoàn toàn với hàng hóa đạt yêu cầu chất lượng và kỹ thuật xuất
khẩu vào Hoa Kỳ. Đồ thủ công mỹ nghễ là một trong những thế mạnh xuất khẩu
của Việt Nam và được nằm trong đối tượng hưởng ưu đãi GSP.
 Với mức thuế suất ưu đãi này, công ty đã tiết kiệm được một khoản
chi phí khá lớn bởi các sản phẩm gỗ mỹ nghệ thường có giá từ vài triệu đồng
VNĐ đến vài tỷ VNĐ, trên mỗi đồng chi phí tiết kiệm được là khả năng cạnh
tranh về giá của công ty với các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ ở Hoa
Kỳ tăng lên. Điều này tạo ra điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc xuất khẩu sản
phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của công ty vào thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 20072010 với giá cạnh tranh.
Thuế chống bán phá giá
Việc Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với Trung
Quốc trong lĩnh vực kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, mà Trung Quốc cũng là
một trong những nước xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ sang Hoa Kỳ.
 Điều này sẽ khiến cạnh tranh trở nên đỡ gay gắt hơn với công ty
Tạp phẩm, được đánh giá là một trong những lợi thế để công ty tăng cường xuất
khẩu vào thị trường này.
Đặng Khánh Linh


17

Lớp KDQT 48B


1.2.1.1.3. Thủ tục xuất khẩu
Thủ tục xuất khẩu tại Việt Nam tỏ ra còn nhiều ách tắc đối với hàng
gỗ mỹ nghệ, gỗ cao cấp.
Cơng văn của Văn Phịng Chính phủ năm 2007 giao Bộ Tài chính
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo giải tỏa ách tắc,
xử lý nghiêm những trường hợp cố ý gây cản trở các doanh nghiệp trong xuất
khẩu các mặt hàng gỗ, mây tre…Đồng thời quy định cho đối với hàng gỗ thủ
công mỹ nghệ, hàng gỗ cao cấp từ nhóm IA trở lên đã được chế biến hồn chỉnh,
khi xuất khẩu chỉ cần kê khai với cơ quan hải quan đầy đủ số lượng, chủng loại,
khơng phải xuất trình nguồn gốc gỗ.
Tuy nhiên, cơng văn của Văn phịng Chính phủ khơng u cầu doanh
nghiệp xuất trình nguồn gốc gỗ, tre, nứa… lại mâu thuẫn với Nghị định 32 mà
Chính phủ ban hành trước đó. Tại điểm a khoản 2 Nghị định 32/2006 của Chính
phủ quy định rõ: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm
những lồi thực vật, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường.
Ngay trong thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 32, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cũng quy định: “Cấm xuất khẩu sản phẩm làm từ
gỗ thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm...”. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, sau
khi có văn bản của Chính phủ, tình hình xuất khẩu gỗ diễn ra phức tạp. Số
doanh nghiệp và số lượng mở tờ khai xuất khẩu gỗ, đồ mỹ nghệ được sản xuất
từ gỗ thuộc nhóm IA và các loại gỗ thuộc nhóm IIA như trắc, gụ…tăng nhanh
chóng.
Tổng cục Hải quan cho biết để ngăn chặn tình trạng gian lận của
doanh nghiệp, Cục Điều tra chống bn lậu đã có văn bản gửi Cục Kiểm lâm
phối hợp và các chi cục kiểm lâm địa phương tiến hành kiểm tra, giám sát chất

lượng, chủng loại, xuất xứ các lô hàng gỗ xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, theo

Đặng Khánh Linh

18

Lớp KDQT 48B


Cục Kiểm lâm không được giao nhiệm vụ giám định chất lượng, chủng loại,
xuất xứ của lô hàng gỗ xuất khẩu, nhập khẩu.


Rõ ràng công văn nêu trên đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất

khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Nhưng những quy định trái ngược và chưa đồng
nhất trong các văn bản liên quan đến thủ tục xuất khẩu gỗ khiến nhiều công ty
Tạp Phẩm không tránh khỏi lúng túng.


Đối với với đạo luật Lacey, đối phó đã không phải là điều dễ dàng

nay lại công thêm sự kiểm tra, giám sát chất lượng về nguồn gốc xuất xứ các
chất liệu làm nên sản phẩm thủ công mỹ nghệ một cách chặt chẽ, thì đúng là khó
khăn lớn đặt ra cho Cơng ty giải quyết.
1.2.1.2.

Mơi trường chính trị
Tại Hoa Kỳ, Nhà nước đóng vai trị trung tâm trong hệ thống chính trị


của mình. Tuy nhiên, nhân tố có vai trò chi phối hoạt động của Nhà nước, là lực
lượng điều khiển ở hậu trường lại là các đảng phái chính trị. Sự hiện diện cùng
lúc của nhiều đảng phái ở Hoa Kỳ đã làm cho hoạt động chính trị ở nước này
trở nên hết sức sôi động và luôn trở thành tâm điểm của công luận và của giới
truyền thơng.
Ở đây ln có sự nổi trội của hai chính đảng lớn nhất, tuy nhiều đảng
phái được phép tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nhưng chỉ có hai
đảng đối lập Đảng Dân Chủ cùng Đảng Cộng Hồ thay nhau cầm quyền.
Chính trị Hoa Kỳ áp dụng học thuyết phân quyền một cách cứng rắn và
mạnh mẽ. Sự tách biệt giữa hành pháp và lập pháp là rất đáng kể và đồng thời
với nó là sự độc lập rất lớn của ngành tư pháp. Trong mọi thời điểm, Tổng thống
luôn là nhân vật trung tâm của bộ máy nhà nước với thực quyền to lớn.
Chính trị Hoa Kỳ được nhận định là khá bất ổn, thường xuyên áp dụng
nhiều chính sách cứng rắn để bảo vệ ngành kinh doanh trong nước.
Đặng Khánh Linh

19

Lớp KDQT 48B


 Điều này tạo ra bất lợi cho việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của

công ty vào thị trường Hoa Kỳ, biến động chính trị ở Hoa Kỳ có thể tạo ra rủi ro
về chính trị cho hàng hóa của cơng ty xuất về Hoa Kỳ cũng như rủi ro về tài sản
( khi chuyển lợi nhuận về nước).
1.2.1.3.

Môi trường luật pháp
Đạo luật mới của Hoa Kỳ (Lacey) bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2010.


Luật này quy định và kiểm soát rất chặt chẽ về nguồn gốc và tính hợp pháp của
các loại cây dùng làm nguyên liệu chế biến sản phẩm, vi phạm có thể bị trừng
phạt. Đồng thời cấm buôn bán lâm sản bất hợp pháp, trong đó có gỗ và sản
phẩm từ gỗ, mây tre, vào Hoa Kỳ, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp tờ khai,
chứng từ rõ ràng về tên, loại gỗ, quốc gia khai thác mây tre, gỗ, cách thức khai
thác…, tức là phải có chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council) của Hội
đồng quản lý rừng bền vững thế giới.
Cụ thể:
• Sản phẩm phải có lý lịch rõ ràng

Đạo luật Lacey địi hỏi chứng nhận quy trình truy xuất nguồn gốc sản
phẩm CoC (chain of custody) để nhà chức trách Hoa Kỳ có thể dễ dàng kiểm tra
tồn bộ quy trình, từ khai thác lâm sản ở một nước, vận chuyển qua các cửa
khẩu, cảng biển nào trước khi đến nhà máy chế biến mây, tre, gỗ ở Việt Nam…
Đồng thời nhà chức trách Mỹ còn tiến hành điều tra thực tế đối với tính hợp
pháp của sản phẩm.
 Nếu cơng ty sử dụng một phần mây tre nguyên liệu có nguồn gốc rõ

ràng nhưng có dùng thêm nguyên liệu bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc, từ
Malaysia chẳng hạn, để chế biến đồ thủ công mỹ nghệ xuất sang Hoa Kỳ thì nếu
bị phía Hoa Kỳ phát hiện sẽ bị tịch thu hàng hố, phạt tiền; vi phạm nặng có thể
bị phạt đến 5 năm tù giam.
Đặng Khánh Linh

20

Lớp KDQT 48B



 Ngoài yêu cầu của đạo luật trên, khách hàng trên thế giới hiện nay

cũng có tâm lý muốn dùng sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp. Chính vì vậy,
sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ nói chung trong thời gian tới sang các thị trường
chính và khó tính như Hoa Kỳ chắc chắn sẽ gặp khó khăn.
Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ

1.2.1.4.

1.2.1.4.1. Tập quán và thị hiếu tiêu dùng đồ thủ công mỹ nghệ của người dân
Hoa Kỳ
1.2.1.4.1.1.

Tập quán tiêu dùng đồ thủ công mỹ nghệ của người dân Hoa Kỳ


Tập quán mua sắm của thị trường Hoa Kỳ được thể hiện qua 3 phong

cách và xu hướng:
• Truyền thống với vẻ hiện đại
• Hiện đại thoải mái với sự ấm cúng
• Tự nhiên với màu sắc và chất liệu


Ở xu hướng truyền thống với vẻ hiện đại, người Hoa Kỳ sẽ chú trọng

tới các họa tiết trên mỗi sản phẩm, họ thích các sản phẩm độ bóng thấp, ít chất
liệu men hơn và tinh khiết.
Những sản phẩm có gam màu xanh từ xanh da trời chuyển sang xanh ngọc
rồi sang màu xanh lam pha xanh lá cây nhạt hoặc những họa tiết, những hình ảnh

về chim, hình ảnh thiên nhiên với mẫu mã đơn giản cũng được ưa chuộng.
Phong cách hiện đại thoải mái và sự ấm cúng nhắm vào giới trẻ với sự
năng động, mạnh mẽ (hiện đại) và những người sinh trong thập niên 50, những
người đã già muốn có cảm giác thoải mái, ấm cúng trong ngơi nhà của mình.
Phong cách tự nhiên đang là xu hướng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong người
tiêu dùng Hoa Kỳ. Nhận thức được những mối quan ngại về sinh thái nên sự tôn

Đặng Khánh Linh

21

Lớp KDQT 48B


trọng đối với thiên nhiên ngày càng tăng, các chất liệu thuộc phong cách này là
tre, vỏ dừa, vỏ sò và thậm chí cả vỏ hành cũng đã được sử dụng.


Điều này ảnh hưởng tới mẫu mã, họa tiết cũng như màu sắc của các

thiết kế về đồ thủ công mỹ nghệ, chúng phải phù hợp với tập quán của người
Hoa Kỳ thì mới được chào đón ở thị trường nước này.
 Các sản phẩm của công ty CP XNK Tạp phẩm phải nhấn mạnh vào
tính văn hóa, dân tộc và các giá trị nghệ thuật khác trên trường sản phẩm của
mình khi bán sang thị trường này.
1.2.1.4.1.2.

Thị hiếu tiêu dùng đồ thủ công mỹ nghệ của người dân Hoa Kỳ
•Có 3 yếu tố quan trọng trong thị hiếu người tiêu dùng Hoa Kỳ là:
• Thời trang của sản phẩm: thay đổi rất nhanh

• Mẫu mã của sản phẩm: độc đáo
• Chất lượng của sản phẩm: tốt


Sự thay đổi nhanh chóng theo thời gian của sản phẩm đồ thủ cơng

mỹ nghệ khiến công ty luôn phải tận dụng việc tham gia các hội chợ tại Hoa Kỳ
để tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, sẽ giúp công ty cập nhật về xu hướng thời
gian của người dân nơi đây.
 Về mẫu mã sản phẩm, các sản phẩm có mẫu mã độc đáo sẽ dễ dàng
hơn trong việc chinh phục lòng tin của khách hàng Mỹ. Điều này ảnh hưởng tới
các mẫu sản phẩm công ty lựa chọn để phân phối sang thị trường Mỹ, chúng
phải độc đáo, tinh xảo trong thiết kế.


Chất lượng của sản phẩm chính là thước đo của sự bền vững trong

kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ. Vì vậy, nếu chất lượng các sản phẩm đồ thủ
cơng mỹ nghệ đặt tiêu chuẩn thì sản phẩm của cơng ty sẽ dễ dàng có chỗ đứng
vững chắc trên thị trường Hoa Kỳ trong tương lai.
Đặng Khánh Linh

22

Lớp KDQT 48B


1.2.1.4.2. Hệ thống phân phối đồ gỗ mỹ nghệ trên thị trường Hoa Kỳ
•Hoạt động phân phối đồ thủ cơng mỹ nghệ trên thị trường Hoa Kỳ chủ
yếu nằm trong tay hai đại gia lớn tại Hoa Kỳ là Global Furniture USA và U.S

Furniture Import. Họ là các nhà nhập khẩu đồ gỗ mỹ nghệ từ Việt Nam và các
nước trong khu vực đồng thời là các nhà phân phối và các thương nhân, doanh
nghiệp có khả năng hợp tác đầu tư và tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm đồ gỗ tại
Hoa Kỳ. Sau đó họ bán tại các siêu thị đồ nội thất lớn hoặc các hệ thống bán lẻ
khác.


Thị trường Hoa Kỳ là thị trường có thể phân chia thành nhiều phân

đoạn và có chỗ dành cho một số lượng lớn nhà bán lẻ độc lập có quy mơ nhỏ và
trung bình. Khơng có những con số thống kê chính xác nên người ta ước tính
rằng có khoảng trên 38,000 cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ ở nước Mỹ vào
năm 2003.


Cửa hàng bán các loại đồ thủ công mỹ nghệ chiếm khoảng 52% thị

trường. Các chuỗi cửa hàng này gồm những gian hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ
và những gian hàng trưng bày của các nhà sản xuất. Trong những năm gần đây
những nhà bán lẻ có quy mơ nhỏ đã gây ảnh hưởng tới việc gia tăng áp lực từ
những chuỗi cửa hàng này. Các phòng trưng bày chủ yếu tập trung vào thị
trường thiết kế đỗ thủ công mỹ nghệ đang mở cửa cho người tiêu dùng cuối
cùng. Vì vậy các phịng trưng bày đã tạo thành kênh phân phối quan trọng tại
các trung tâm thành phố lớn ( khoảng 3%). Khoảng 21% doanh số bán đồ nội
thất là qua các cửa hàng bách hố và bách hố có giảm giá, các kho hàng ( 7 %),
bán trực tiếp cho khách hàng tiêu dùng là 3%. Tất cả đều là kênh phân phối
không chuyên.


Nếu công ty tổ chức tốt kênh phân phối của mình thì vẫn có cơ hội


chia miếng bánh thị phần về đồ thủ công mỹ nghệ tại Hoa Kỳ thành miếng to
hơn cho mình.
Đặng Khánh Linh

23

Lớp KDQT 48B


1.2.1.4.3. Hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh đồ thủ cơng mỹ nghệ trên thị
trường Hoa Kỳ


Như đã nêu trong phần nhận đinh về thị trường kinh doanh đồ thủ

công mỹ nghệ trên thị trường Hoa Kỳ là rất gay gắt, các nước như Canada,
Trung Quốc đã nắm phần lớn thị trường Hoa Kỳ trong tay mình.


Hơn thế kinh doanh đồ thủ cơng mỹ nghệ cũng đang lao đao vì các

đạo luật, rào cảo nhập cuộc cuộc cao nay rào cản rút khỏi ngành cũng cao.
Chính việc bảo vệ người tiêu dùng cũng chính những chính sách về bảo hộ
người sản xuất đồ mỹ nghệ tại Hoa Kỳ đã khiến cho rào cản nhập cuộc cao,
cạnh tranh với cường độ quyết liệt.
Cạnh tranh giành được khách hàng của thủ công mỹ nghệ khơng chỉ




dừng lại ở giá cả, mẫu mã đẹp tinh tế mà cịn ở tính an tồn của sản phẩm đối
vói sức khỏe của người sử dụng.
 Điều này khiến cho hàng thủ công mỹ nghệ của công ty phải tự hồn
thiện hơn trên nhiều khía cạnh mới có thể cạnh tranh được, nếu khơng sẽ khó
lịng mà tìm được chỗ đứng trên thị trường mà mức độ cạnh tranh gay gắt như
thế này.
1.2.1.5.

Quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ trong giai đoạn 2007-2010
Từ năm 2000, Hoa Kỳ chấp nhận quy chế Quan hệ thương mại bình

thường vĩnh viễn cho Việt Nam. Sau 5 năm kể từ ngày Hiệp định thương mại
song phương BTA được kí kết, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất
Việt Nam và là một trong những nhà cung ứng đầu tư lớn nhất cho Việt Nam,
còn Việt Nam trở thành một thị trường phát triển nhất của hàng xuất khẩu Hoa
Kỳ.


Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ ngày càng phát triển xu hướng hợp tác

cùng có lợi trong giai đoạn 2007- 2010, điều này tạo tiền đề cho việc hợp tác
Đặng Khánh Linh

24

Lớp KDQT 48B


kinh tế song phương, trong đó có có lĩnh vực thương mại, xuất khẩu hàng hóa từ
Việt Nam sang Hoa Kỳ.



Đây có thể được coi như là một điều kiện thuận lợi dành cho các cơng

ty xuất khẩu nói chung và cơng ty Tạp Phẩm nói riêng.
1.2.2.

Các yếu tố bên trong Cơng ty

1.2.2.1.



Mục tiêu chiến lược xuất khẩu
Năm 2010, cơng ty phấn đấu đưa doanh thu đưa doanh thu tăng 20%

( khoảng 660 tỷ đồng ), lợi nhuận sau thuế tăng 69% ( khoảng 27 tỷ đồng) so với
năm 2009. Đồng thời mức chi trả cổ phiếu không dưới 15%/ 1 năm


Mở rộng, tìm kiếm các thị trường mới, nâng con số từ 40 nước lên tới

50 nước năm 2010


Xuất khẩu tại chỗ



Tăng cường kiểm tra chất lượng khi sản xuất đảm bảo tính đồng bộ và


ổn định cho sản phẩm
 Để đặt được các mục tiêu này, việc xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ
càng phải được thúc đẩy mạnh, bởi doanh thu về xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
gần như là cao nhất trong các lĩnh vực kinh doanh của công ty. Hoa Kỳ lại là
một trong những thị trường chính về xuất khẩu chính của cơng ty, một thị
trường khó tính song đầy triển vọng.
 Mục tiêu này khiến công ty càng phải chú ý nhiều hơn đến việc xuất
khẩu đồ gỗ mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ. Việc nghiên cứu đánh giá cơ hội,
thách thức, cũng như điểm mạnh, điểm yếu của chính mình đề đề ra những chiến
lược kinh doanh hiệu quả là hoàn toàn nên làm.
1.2.2.2.

Tổ chức bộ phận xuất khẩu

Đặng Khánh Linh

25

Lớp KDQT 48B


×