Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ hải PHÒNG GIAI đoạn 2003 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.5 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN XUÂN HIỆP

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2003 - 2008

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH ĐỊA LÝ HỌC

HÀ NỘI 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN XUÂN HIỆP

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2003 - 2008

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
CHUYÊN NGÀNH ĐỊA LÝ HỌC
MÃ SỐ: 60. 31. 95

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

HÀ NỘI 2009



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ănghen khẳng định“Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất có ý
nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay nông nghiệp
càng có ý nghĩa như thế”. Từ khi ra đời cho tới nay, nông nghiệp luôn
đóng vai trò quan trọng, không chỉ quyết định đối với đời sống con người
mà còn là cơ sở của sự phát triển nền kinh tế. Nông nghiệp cung cấp lương
thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản hằng ngày của con người, cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm xuất
khẩu có giá trị...
Ngày 5/8/2003, Bộ chính trị ra Nghị Quyết số 32-NQ/TW về “Xây
dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đã xác định phương hướng, nhiệm vụ
phát triển từ nay đến năm 2020 để xây dựng thành phố Hải Phòng trở
thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa
- hiện đại hóa và trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước
năm 2020. Nghị Quyết số 32-NQ/TW cũng đã nêu rõ phương hướng,
nhiệm vụ phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập.
Từ năm 2003 đến năm 2008 ngành nông nghiệp đã có những thay đổi,
từng bước hiện đại để phù hợp với xu thế phát triển chung toàn thành phố.
Các chương trình khuyến nông được triển khai rộng khắp, xây dựng nhiều
mô hình thâm canh trong trồng trọt, hướng phát triển chăn nuôi trở thành
ngành sản xuất hàng hóa, nâng dần mức sống của người nông dân. Khu
vực nông nghiệp, nông thôn của Hải Phòng là nơi tập trung đông dân cư,
chiếm tỉ lệ lao động lớn (năm 2008 khu vực nông thôn Hải Phòng có
1.020,3 nghìn người [6], chiếm 55,3% dân số toàn thành phố, tỉ lệ lao động
3


nông nghiệp chiếm 31,5% lao động thành phố). Phần lớn người nông dân,

lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vất vả mà mức thu nhập không cao,
vẫn còn hộ nghèo trên địa bàn thành phố. Vì vậy công nghiệp hóa - hiện
đại hóa nông nghiệp là một yêu cầu cấp thiết, là động lực thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, xóa nghèo và nâng cao mức sống, góp phần hoàn
thành mục tiêu thành phố đã đề ra.
Đề tài luận văn còn giúp em vận dụng kiến thức lý luận về địa lý học
và phương pháp nghiên cứu khoa học vào thực tiễn phát triển nông nghiệp
của thành phố Hải Phòng, nêu ra những tồn tại và những yêu cầu mới từ
đó đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực
tế của địa phương.
Xuất thân từ một gia đình làm nông nghiệp, bản thân đã trực tiếp
tham gia lao động, cũng có những trải nghiệm của nghề nông, cùng với
những kiến thức về ngành nông nghiệp đã học được trong nhà trường là cơ
sở động lực cho em nghiên cứu vấn đề nông nghiệp. Do vậy em chọn đề
tài “Thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn
2003 - 2008” với mong muốn nông nghiệp thành phố Hải Phòng sẽ phát
triển hiện đại theo hướng hội nhập, mức sống của người nông dân được
nâng lên và sớm hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong
lĩnh vực nông nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Vận dụng cơ sở lý luận về Địa lý nông nghiệp vào địa bàn nông
nghiệp thành phố Hải Phòng.
- Phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển nông nghiệp
Hải phòng trong giai đoạn 2003 - 2008.
4


- Đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp thành phố Hải
Phòng hợp lý theo hướng hiện đại và hội nhập.

2.2. Nhiệm vụ
- Đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về Địa lý nông nghiệp để vận
dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Phân tích, đánh giá các nguồn lực, tìm hiểu thực trạng phát triển
nông nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2003 - 2008. Đặc biệt coi
trọng những hướng đi mới, khai thác lợi thế để tạo ra các sản phẩm chuyên
môn hoá cạnh tranh của Hải Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp thành phố Hải
Phòng theo hướng hợp lý hiệu quả và năng suất cao đến năm 2015.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông
nghiệp. Trong ngành trồng trọt tập trung vào cây lúa, cây thuốc lào, các
loại rau, hoa - sinh vật cảnh; trong ngành chăn nuôi tập trung nghiên cứu
chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm.
- Về phương diện lãnh thổ: Nghiên cứu lãnh thổ nông nghiệp thành
phố Hải Phòng, đề cập đến phạm vi cấp huyện (huyện Vĩnh Bảo: cây lúa
gạo, cây thuốc lào, rau màu; huyện An Dương: hoa và sinh vật cảnh;
huyện Thủy Nguyên: chăn nuôi lợn; huyện Kiến Thụy: chăn nuôi gia
cầm).
- Về phương diện thời gian:
+ Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2003 - 2008.
+ Đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp thành phố Hải
Phòng đến năm 2015.
5


4. Lịch sử nghiên cứu
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên đã có nhiều công trình
nghiên cứu về nông nghiệp, các công trình có ý nghĩa cao về mặt lý luận

và thực tiễn có thể kể đến như sau các giáo trình địa lý được dùng trong
các trường Đại học của các GS.TS trong và ngoài nước. Các giáo trình đã
đưa ra cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp và phân tích sự phát triển,
phân bố sản xuất nông nghiệp, các điều kiện, đặc điểm của nông nghiệp ở
các nước, các vùng khác nhau trên thế giới và trên lãnh thổ Việt Nam.
Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có nhiều công trình nghiên cứu
liên quan đến phát triển nông nghiệp thành phố như: Công trình “Quy
hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng” hay công
trình “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Hải Phòng đến năm 2010” và
“Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thành phố Hải Phòng từ năm 2000
đến 2010” của Viện chiến lược và phát triển, UBKH Hà Nội.
Các đề tài nghiên cứu khác như:
- Tác giả Nguyễn Ngọc Hà, nghiên cứu kinh tế hộ nông nghiệp Hải
Phòng từ năm 1986 đến năm 1996.
- Tác giả Phạm Văn Hà, nghiên cứu cải tiến giống cây trồng huyện
vĩnh Bảo – Hải Phòng. Đề tài chỉ ra thực tế sử dụng giống cây trồng, sự
chuyển biến của nó trong sản xuất và hướng phát triển nguồn giống cây
trồng năm 2003.
- Tác giả Bùi Mạnh Cát với đề tài: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Hải Phòng. Đề tài nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích hiện trạng sử dụng
và phát triển kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Tác giả Đoàn Văn Dôn nghiên cứu Đổi mới mô hình hợp tác xã sản
xuất nông nghiệp hiện nay huyện An Lão – Hải Phòng, năm 2000. Đề tài
6


đi sâu vào nghiên cứu mô hình kinh tế hợp tác xã và đưa ra hướng đổi mới
phát huy hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu

5.1.1. Quan điểm tổng hợp
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
5.1.3. Quan điểm sinh thái
5.1.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích kinh tế học và phương pháp thống kê thu
thập tài liệu liên quan sẵn có
5.2.2. Phương pháp thực địa
5.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng
5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
5.2.5. Phương pháp dự báo
5.2.6. Phương pháp ứng dụng công nghệ phần mềm trong nghiên cứu
6. Cấu trúc đề tài
Chương 1. Một số vấn đề về cơ sở lý luận địa lý nông nghiệp.
Chương 2. Đánh giá tác động của các nguồn lực đến sự phát triển và
phân bố nông nghiệp thành phố Hải Phòng.
Chương 3. Hiện trạng phát triển và phân bố nông nghiệp thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2003 - 2008.
Chương 4. Đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp thành
phố Hải Phòng đến năm 2015.
7. Đóng góp của luận văn
7


- Tổng quan cơ sở lý luận chung vào phân tích, đánh giá tác động của
các nguồn lực trong nông nghiệp thành phố Hải Phòng.
- Phân tích tổng hợp sự phát triển phân bố trồng trọt và chăn nuôi của
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2003 - 2008.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp dựa trên cơ sở địa

lý học, điều kiện thực tế của các địa phương trên địa bàn thành phố đến
năm 2015.
- Dùng làm tư liệu tham khảo cho giờ dạy địa phương học trong nhà
trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chương 1. Một số vấn đề về cơ sở lý luận về địa lý nông nghiệp
1.1. Vai trò của nông nghiệp
1.1.1. Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu
cơ bản của con người
1.1.2 Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp
1.1.3 Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản
phẩm của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
1.1.4 Nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu, mang lại
nhiều ngoại tệ cho đất nước
1.1.5. Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp
và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội
1.1.6. Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh
thái, bảo vệ môi trường
1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
1.2.1. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt
1.2.2. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và con vật nuôi
1.2.3. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ
8


1.2.4. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
1.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.3.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.3.2. Các khía cạnh biểu hiện của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
1.4.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhên

- Đất đai
- Khí hậu
- Nguồn nước
- Sinh vật
1.4.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
- Nguồn lao động
- Cơ sở hạ tầng
- Khoa học và công nghệ
- Chính sách nông nghiệp
- Nguồn vốn
- Thị trường tiêu thụ
Chương 2. Đánh giá tác động của các nguồn lực đến sự phát triển và
phân bố ngành nông nghiệp thành phố Hải Phòng
2.1. Vị trí địa lý và lãnh thổ
Diện tích thành phố là 1.519,2 km2[6], chiếm 0,45% diện tích cả
nước. Thành Phố có 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Kiến An, Ngô Quyền,
Hải An, Dương Kinh và quận Đồ Sơn), 8 huyện (Thủy Nguyên, An
Dương, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải và huyện đảo
Bạch Long Vỹ).

9


Thành phố Hải Phòng nằm trong vành đai có khí hậu nhiệt đới, có
giới hạn tọa độ địa lý như sau[8]:
- Cực Bắc 21o1’ B ở thôn Phi Liệt, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên.
- Cực Nam 20o30’ B thôn Quán Khái, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh
Bảo.
- Cực Đông 107o8’ Đ Vịnh Lan Hạ, phía đông đảo Cát Bà.
- Cực Tây 106oĐ thôn Oai Nỗ, xã Hiệp Hòa , huyện Vĩnh Bảo.

2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.1. Địa hình
- Địa hình đồng bằng
- Địa hình đồi núi
2.2.2. Khí hậu
2.2.3. Đất đai
a. Đặc điểm và sự phân bố loại đất
b. Hiện trạng sử dụng đất
2.2.4. Thủy văn
2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội
2.3.1. Dân cư và nguồn lao động
a. Dân cư
b. Nguồn lao động
2.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
b. Hệ thống thủy lợi
c. Các cơ sở dịch vụ nông nghiệp
d. Hệ thống điện và thông tin liên lạc
2.3.3. Vốn đầu tư và thị trường
- Vốn đầu tư
10


- Thị trường
2.3.4. Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp
- Chính sách đất đai
- Chính sách về vốn đầu tư
- Chính sách về khoa học công nghệ
- Chính sách về con người
 TIỂU KẾT
• Thuận lợi

- Thành phố Hải Phòng có tiềm năng to lớn để phát triển nông nghiệp
nhiệt đới với các sản phẩm có thế mạnh như lúa gạo, thuốc lào, ngô, khoai,
các loại rau, các sản phẩm chăn nuôi trâu, bò, lợn, nuôi gà, vịt...
- Hình thành cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng phù hợp với điều
kiện vị trí, tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng địa phương.
+ Khu vực đồng bằng (các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Dương,
An Lão, Kiến Thụy) thuận lợi cho thâm canh lúa gạo, phát triển rau màu
kết hợp với chăn nuôi gia cầm.
+ Khu vực các huyện Thủy Nguyên, Cát Hải, thuận lợi để chăn nuôi
gia súc lấy thịt, sữa, phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây công
nghiệp hằng năm.
- Nông nghiệp thành phố Hải Phòng có lợi thế để hình thành các
hướng chuyên môn hóa khác nhau phục vụ công nghiệp chế biến, tiêu thụ
trong và ngoài nước, ví dụ chuyên canh gạo thơm, thuốc lào, rau các loại,
thịt lợn, thịt gia cầm...
+ Thâm canh cây lúa, các loại rau, cây thuốc lào phát triển trên địa
bàn các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy do ở đây có địa hình trũng

11


thấp, đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm, đông đúc dân cư, có truyền thồng
trồng lúa gạo, các loại rau màu.
+ Chăn nuôi gia cầm ở huyện Kiến Thụy, An Lão do vị trí gần trung
tâm thành phố, đất đai phì nhiêu, dân cư đông
+ Chăn nuôi gia súc trâu, bò, lợn trên địa bàn huyện An Dương,
Thủy Nguyên, Cát Hải do có lợi thế hơn về điều kiện bãi chăn thả, đất đai
không phì nhiêu như các huyện lân cận.
+ Trồng hoa, cây cảnh ở huyện An Dương, Thủy nguyên, quận Hải
An.

• Khó khăn
- Quỹ đất nông nghiệp của thành phố Hải Phòng nhỏ, đang có xu
hướng giảm dần do sự gia tăng diện tích đất chuyên dùng. Các huyện An
Dương, An Lão, Kiến Thụy, Thủy Nguyên diện tích đất nông nghiệp giảm
nhanh nhất do việc mở rộng các khu công nghiệp. Đất nông nghiệp còn bị
chia cắt thành nhiều mảnh hạn chế để sản quy mô lớn trong trồng trọt,
thường không phát huy được hiệu quả của máy móc nông nghiêp, làm
giảm việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị khoa học kỹ thuật trong sản
xuất nông nghiệp.
- Sự biến đổi thất thường của khí hậu, cùng với nhiều thiên tai, dịch
bệnh làm cho năng suất, sản lượng sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi không
ổn định.
- Thị trường nông sản chưa ổn định, bị cạnh tranh bởi nông sản của
tỉnh Thái Bình, Hải Dương, giá cả nông sản biến đổi theo từng thời điểm
nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa ổn định.

12


- Hệ thống hạ tầng chưa đồng bộ, còn thiếu các cơ sở chế biến bảo
quản sản phẩm nông nghiệp nên nhiều nông sản không tìm được thị trường
tiêu thụ dẫn đến giá thành giảm xuống.
- Phần lớn lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo, đội ngũ cán bộ
nông nghiệp còn mỏng, chưa bám sát thực tế sản xuất nông nghiệp.
Chương 3. Thực trạng phát triển và phân bố Nông nghiệp thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2003 - 2008
3.1. Khái quát chung


Giá trị sản xuất nông nghiệp thành phố từ năm 2003 tới 2008 tăng


lên liên tục. Năm 2003 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.767,9 tỉ
đồng, đến năm 2008 đã đạt 7.085,7 tỉ đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng
giá trị nông nghiệp thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2003 đến 2008 là
do trong trồng trọt và chăn nuôi có những chuyển biến tích cực về trình độ
thâm canh, các dự án nông nghiệp theo các chương trình khuyến nông
mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.
 Trong cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp của Hải Phòng thì ngành nông
nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất. Năm 2003 trong tổng giá trị nônglâm- ngư nghiệp thì ngành nông nghiệp chiếm 76,85%, ngư nghiệp chiếm
23,14% lâm nghiệp đóng góp tỷ lệ không đáng kể 0,01% đến năm 2008 tỷ
lệ này lần lượt là 75,7%; 23,6%; 0,7%. So với tổng GDP thành phố Hải
Phòng năm 2008 thì ngành nông nghiệp đóng góp 7,9 % trong khi lâm
nghiệp chiếm 0,1%, ngư nghiệp chiếm 2,5 %[6].
 Cơ cấu ngành và sự thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp của thành phố
Hải Phòng từ năm 2003 đến năm 2008 có đặc điểm sau:
+ Trong nông nghiệp thì ngành trồng trọt giữ vai trò chủ đạo,
chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp (từ 67,36% năm 2003
13


giảm dần xuống 58,13% năm 2008), tiếp đến là ngành chăn nuôi (chiếm
30,4% năm 2003 và lên đến 39,89% năm 2008), ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ
nhỏ dao động quanh mức 2% (2,24% năm 2003 và 1,98% năm 2008).
+ Cơ cấu ngành nông nghiệp từ 2003 tới năm 2008 có sự thay đổi
khá nhanh phù hợp với xu thế chung của cả nước. Tỷ trọng đóng góp của
ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất và đang có xu hướng giảm xuống.
Năm 2003 trồng trọt chiếm 67,36% thì đến năm 2008 trồng trọt chỉ còn
58,13%, tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực chăn nuôi có xu hướng tăng lên (năm
2003 tỷ lệ là 31,28% tăng dần qua các năm và đạt 39,89% vào năm 2008,
tăng 8,61%).

 Các hình thức tổ chức nông nghiệp của thành phố gồm có các hình
thức chủ yếu sau:
• Hình thức hợp tác xã
• Hình thức trang trại nông nghiệp
• Hình thức kinh tế hộ gia đình
 Trong phân bố sản xuất nông nghiệp có sự tập trung chủ yếu trên địa
bàn các huyện như Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Kiến Thụy, An
Dương, An Lão, các quận diện tích đất nông nghiệp rất ít và đang giảm
xuống do diện tích đất chuyên dùng, đất ở tăng lên.
 3.2. Hiện trạng phát triển và phân bố nông nghiệp của thành phố
Hải Phòng
3.2.1. Ngành trồng trọt
Năm 2003 giá trị ngành trồng trọt đạt 1.433,7 tỷ đồng đến năm 2008
đạt 1.570,1 tỷ đồng, tăng 136,4 tỷ đồng so với năm 2003, đạt tốc độ bình
quân 1,13%. Năm 2003 giá trị cây lương thực đạt 817,6 tỷ đồng, đến năm
2008 giá trị cây lương thực đạt 790,2 tỷ đồng giảm so với năm 2003 là
14


27,4 tỷ đồng. Cây ăn quả có giá trị tăng lên từ 208 tỷ năm 2003 lên 252 tỷ
đồng năm 2008.
a. Cây Lương thực
Trong tổng sản lượng lương thực có hạt thì lúa chiếm ưu thế
tuyệt đối, năm 2003 sản lượng lương thực quy ra thóc là 505.442 tấn thì
lúa là 501.398 tấn chiếm 99,2% tổng sản lượng lương thực. Từ năm 2003
tới năm 2008 thì sản lượng lúa giảm 25.493 tấn, năm 2008 sản lượng đạt
475.897 tấn. Sản lượng lúa tăng giảm là khá thất thường, năm 2004 sản
lượng lúa tăng hơn 4 nghìn tấn so với năm 2003 thì đến năm 2005 lại giảm
khoảng 6 nghìn tấn.
Nhiều địa phương tiêu biểu như Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy,

Thủy Nguyên phát triển diện tích lúa hai vụ đang được xoay thành 3 vụ
trong đó có 2 vụ lúa chính, một vụ trồng rau màu. Các giống lúa chính
cũng được cải tạo dần cho thích hợp trong sản xuất nông nghiệp như việc
đảm bảo ngắn ngày, chịu được sâu bệnh, chất lượng gạo tốt, vừa dẻo cơm,
thơm hạt…
Năm 2008 năng suất lúa bình quân của Hải Phòng đạt 57,27 tạ/ha,
năng suất cao nhất là huyện Vĩnh Bảo 61,59 tạ/ha, các huyện An Dương,
Kiến Thụy, An Lão đạt trên 58 tạ/ha. Một số nơi năng suất lúa thấp như
Hải An 29,75 ta/ha, Kiến An 49,16 tạ/ha [6]. Năng suất lúa bị ảnh hưởng
nhiều bởi các loại sâu bệnh, do điều kiện môi trường trên các cánh đồng
thay đổi mạnh, xuất hiện nhiều sâu bệnh hại lúa, ngày càng ít các loại thiên
địch bảo vệ thực vật như rắn, ếch, cóc … Các bệnh phổ biến như bệnh
đốm lá, vàng lá, nấm lùn lúa, đạo ôn, khô vằn… Tình trạng sâu hại lúa phổ
biến vẫn là sâu cuốn lá, trĩ, đạo ôn, một số nơi có tình trạng ốc bươu vàng
phá hoại, chuột cắn…
15


Huyện Vĩnh Bảo là huyện điển hình trong thâm canh phát triển cây
lúa trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Diện tích lúa năm 2008 là 19.611 ha cao nhất trên địa bàn thành phố Hải
Phòng, hơn diện tích lúa của huyện Tiên Lãng hơn 4,4 nghìn ha. Từ năm
2003 đến năm 2008 diện tích lúa của huyện Vĩnh Bảo giảm dần, sau 5 năm
giảm mất 492 ha, nếu so sánh với các huyện khác ở Hải Phòng thì mức độ
giảm diện tích lúa là chậm nhất thành phố Hải Phòng.
Năng suất lúa ở huyện Vĩnh Bảo cao nhất trong toàn thành phố Hải
Phòng đạt bình quân 61,59 tạ/ha năm 2008, trong đó vụ đông xuân đạt
trung bình 68,07 tạ/ha, vụ mùa đạt 55,6 tạ/ha. Năng suất lúa cả năm từ năm
2003 đến năm 2008 chưa ổn định do ảnh hưởng của các thiên tai, dịch
bệnh. Các giống lúa trên địa bàn được cải tiến, tăng dần chất lượng gạo, có

nhiều giống lúa lai, lúa thơm, chất lượng gạo tốt phục vụ xuất khẩu được
sử dụng như: lúa Bắc Thơm, Nàng Hương, PC, Nếp thơm…
Sản lượng lúa ở Vĩnh Bảo trong những năm qua luôn dẫn đầu thành
phố Hải Phòng, năm 2008 do năng suất lúa tăng lên sản lượng lúa đạt
120.797 tấn, mặc dù diện tích lúa thấp hơn năm 2003 nhưng sản lượng vẫn
cao hơn 1.874 tấn, cao hơn sản lượng lúa của huyện Tiên Lãng hơn 32
nghìn tấn. Sản lượng lúa của huyện Vĩnh Bảo, ngoài phục vụ thị trường tại
chỗ còn được bán sang địa bàn trung tâm thành phố, sang Quảng Ninh,
phục vụ các khu công nghiệp, một phần để xuất khẩu.
• Cây ngô
b. Cây công nghiệp hằng năm
Trong số các cây công nghiệp hằng năm thì cây thuốc lào là cây có
diện tích lớn nhất diện tích là 2096 ha năm 2008, tiếp đến là cây đậu tương
240 ha, cây lạc 159 ha, cây cói và cây mía có diện tích nhỏ.
16


Cây thuốc lào
Thuốc lào là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, 1tạ thuốc lào
thường có giá trị từ 5 đến 7 triệu đồng, quy ra thóc thì trồng thuốc lào có
giá trị gấp 5 lần so với trồng lúa. Diện tích trồng thuốc lào đang được mở
rộng, năm 2003 diện tích cây thuốc lào là 1493 ha, tăng dần qua các năm
2004, 2005 đến năm 2006 đạt 2245 ha.
• Cây đậu tương
• Cây lạc
• Cây mía
• Cây cói
c. Cây rau các loại
Diện tích rau tăng lên khá nhanh từ năm 2003 đến năm 2008 trong
đó đã có những địa phương trồng rau trên diện rộng phục vụ cho các cơ sở

chế biến các sản phẩm từ rau sạch. Năm 2003 diện tích rau các loại là
10.754 ha, diện tích rau tăng qua các năm, đến năm 2008 diện tích là
13.258 ha, trung bình mỗi năm diện tích rau mở rộng thêm khoảng 417 ha
nữa.
d. Cây hoa - cây cảnh và các sản phẩm trồng trọt khác
• Cây hoa, cây cảnh
Huyện An Dương là huyện điển hình trong phát triển ngành trồng
hoa, cây cảnh. Do hạn chế về diện tích nên phát triển trồng trọt quy mô lớn
rất khó, nên nhiều hộ gia đình ở huyện An Dương đã mạnh dạn đầu tư
thâm canh hoa, phát triển cây cảnh. Các sản phẩm hoa rất đa dạng gồm có
hoa hồng, hoa dung, hoa thược dược, hoa đồng tiền cánh kép, hoa cúc...
• Cây ăn quả
3.2.2. Ngành chăn nuôi
17


a. Chăn nuôi gia súc
Chăn nuôi trâu
Chăn nuôi bò
Chăn nuôi lợn
Năm 2003 số lượng đàn lợn là 588 nghìn con không kể lợn sữa, đến
năm 2005 là 612,8 nghìn con tăng khá nhanh. Tuy nhiên từ năm 2005 đến
năm 2008 số lượng lợn thịt giảm dần, năm 2008 là 512,9 nghìn con, giảm
75,1 nghìn con so với năm 2003, giảm 99,9 nghìn con so với năm 2005.
Trong số đàn lợn của thành phố Hải Phòng, số lợn nái bình quân đạt
khoảng 80 nghìn con, năm 2008 là 85,4 nghìn con chiếm 16,7% tổng số
đàn lợn. Với số lợn nái như vậy sẽ đảm bảo cho việc gây giống và phát
triển lợn sữa xuất khẩu trên địa bàn thành phố.
 Huyện Thủy Nguyên điển hình trong chăn nuôi lợn theo hướng công
nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến.

b. Chăn nuôi gia cầm
Đàn gia cầm trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang tăng lên nhưng
chưa ổn định, năm 2003 có 5,05 triệu con gia cầm đến năm 2008 là 5,53
triệu con, tăng 0,48 triệu con so với năm 2003. Từ năm 2003 đến năm
2006 số lượng gia cầm tăng giảm thất thường, năm 2004 và năm 2006 số
lượng đàn gia cầm giảm, tốc độ phát triển là 87,03% năm 2004, 93,32%
năm 2006. Từ năm 2006 đến năm 2008 có sự phát triển vững chắc hơn, số
gia cầm tăng được 1,25 triệu con sau 2 năm. [6].
c. Các vật nuôi khác
3.2.3. Ngành dịch vụ nông nghiệp
Năm 2003 thu nhập từ dịch vụ nông nghiệp đạt 46 tỉ đồng, giá trị tiếp
tục tăng trong những năm tiếp theo, năm 2004 đạt 49,6 tỉ đồng tăng 106,5
18


%, năm 2008 đạt 73,5 tỉ đồng tăng 23,9 tỉ đồng so với năm 2003. Nhìn
chung mức tăng của dịch vụ nông nghiệp ổn định nhưng còn chậm, chưa
đủ để tạo ra sự chuyển biến trong nông nghiệp. Đóng góp của lĩnh vực
dịch vụ nông nghiệp trong cơ cấu ngành nông nghiệp còn thấp, năm 2003
tỉ lệ đóng góp đạt 2,24 %, các năm tiếp theo tỉ lệ đóng không tăng nhiều,
năm 2008 tỉ lệ đóng góp chỉ đạt 1,98 % trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
3.3. Đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố
3.3.1 Những kết quả đạt được
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2008 đạt 7.085,7 tỷ
đồng, mức cao nhất từ trước tới nay chiếm 75,7 % giá trị nông - lâm - ngư
nghiệp, chiếm 7,9 % tổng GDP của thành phố Hải Phòng.
Cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp thay đổi, hiện đại gắn sản xuất
với công nghiệp chế biến. Bộ mặt nông thôn thay đổi, đường xá được xây
mới, điểm dịch vụ nông nghiệp được xây dựng, các công trình thủy lợi
được hiện đại hóa.

Trong phân bố nông nghiệp, dựa theo sự tương đồng về vị trí, đặc
điểm kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của các quận huyện ở thành phố Hải
Phòng tác giả đã mạnh dạn chia thành 4 tiểu vùng nông nghiệp.
o

Tiểu vùng I, ở phía Nam thành phố Hải Phòng, gồm huyện

Vĩnh Bảo, huyện Tiên Lãng chuyên về cây lúa gạo, rau các loại, cây thuốc
lào, chăn nuôi gia cầm.
o

Tiểu vùng II, ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, gồm

quận Đồ Sơn, quận Dương Kinh, huyện Kiến Thụy chuyên phát triển chăn
nuôi lợn, thịt gia cầm, nuôi trồng thủy sản.

19


o

Tiểu vùng III, ở phía Tây thành phố Hải Phòng, gồm huyện An

Lão, huyện An Dương, chuyên về cây rau màu, cây lạc, mía, đậu tương,
hoa, cây cảnh, chăn nuôi lợn.
o

Tiểu vùng IV, ở phía Bắc thành phố gồm huyện Thủy Nguyên,

huyện Cát Hải chuyên về chăn nuôi bò, lợn, trồng cây ăn quả, hoa màu,

trồng rừng, nuôi trồng thủy sản.
3.3.2 Khó khăn
Đợt rét đậm, rét hại lịch sử kéo dài 38 ngày liên tục (năm 2008) đã gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất, làm 14.602 ha lúa mới cấy, hơn 1.000
ha mạ xuân bị chết rét phải gieo cấy lại. Sâu bệnh phát sinh trên diện rộng
hại lúa như bệnh rầy nâu làm cho tỷ lệ hạt lép tăng cao, năng xuất giảm.
Dịch bệnh heo tai xanh, cúm gia cầm bùng phát ở nhiều tỉnh lân cận và
trên địa bàn thành phố từ năm 2003 đến năm 2006, gây tâm lý lo ngại
không yên tâm đầu tư mở rộng phát triển sản xuất.
Quy mô đất nông nghiệp ở thành phố Hải Phòng nhỏ, sản xuất
manh mún theo kinh tế hộ gia đình sản xuất tự cấp tự túc, tốc độ chuyển
đổi quy mô sản xuất diễn ra còn chậm nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
Chương 4. Xây dựng một số giải pháp phát triển nông nghiệp thành
phố Hải Phòng đến năm 2015
4.1. Quan điểm phát triển
4.2. Phương hướng phát triển
4.2.1. Phát triển trồng trọt
4.2.2.

Phát triển chăn nuôi

4.2.3. Phát triển dịch vụ nông nghiệp
4.3. Xây dựng một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp
thành phố Hải Phòng đến năm 2015
20


4.3.1. Giải pháp về chính sách nông nghiệp
4.3.2. Nguồn lao động và đào tạo nguồn nhân lực
4.3.3. Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

4.3.4. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ
4.3.5. Giải pháp về thị trường
4.3.6. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp
4.3.7. Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
KẾT LUẬN
Thành phố Hải phòng có lợi thế để phát triển nông nghiệp theo
hướng hiện đại phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Vì vậy nghiên
cứu thực trạng nông nghiệp thành phố Hải Phòng đã đem lại cho tác giả
cái nhìn tổng quát dưới góc độ nhà địa lý để có thể đánh giá hiện trạng và
xây dựng giải pháp lợp lý để phát triển nông nghiệp. Sau khi nghiên cứu
thực trạng sản xuất nông nghiệp thành phố Hải Phòng, tác giả rút ra được
một số kết luận sau:
1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của Hải Phòng
thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng theo
hướng hiện đại. Điều kiện đất đai, nguồn nước, khí hậu tạo thuận lợi để
thâm canh cây lúa gạo, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển một số cây
công nghiệp, cây rau màu.
2. Nông nghiệp thành phố Hải Phòng đang từng bước phát triển, tăng
dần về sản lượng, giá trị ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp. Hướng phát triển nông nghiệp thay đổi dựa trên những lợi thế sẵn
có, có nhiều sản phẩm nông nghiệp hàng hóa được tạo ra như: gạo thơm,
thịt gia cầm, thuốc lào, rau sạch ở huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo; chăn nuôi
21


gia súc, rau các loại ở huyện Kiến Thụy, Thủy Nguyên; hoa - cây cảnh ở
huyện An Dương, An Hải, An Lão… Các sản phẩm nông sản được thâm
canh ở trình độ cao, nên năng xuất lúa, rau màu, chăn nuôi cao hơn hẳn
bình quân cả nước.
3. Nông nghiệp thành phố Hải Phòng đang diễn ra sự thay đổi cơ cấu

ngành, cơ cấu theo lãnh thổ sản xuất. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa
dạng, đang tăng dần tỷ lệ đóng góp của ngành chăn nuôi, giảm tỷ lệ của
ngành trồng trọt. Ngành trồng trọt đa dạng hơn về sản phẩm, tỷ lệ cây
lương thực giảm, tăng dần tỷ lệ cây công nghiệp, cây rau màu, các loại hoa
và cây cảnh được chú ý phát triển ở huyện An Dương, Thủy Nguyên, quận
Hải An. Chăn nuôi được đổi mới theo hướng công nghiệp, ngày càng có
nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn ở huyện Kiến Thụy, Vĩnh Bảo, Thủy
Nguyên phục vụ phát triển công nghiệp chế biến. Tỷ lệ sản phẩm chăn
nuôi lấy trứng, sữa tăng dần trong cơ cấu sản phẩm chăn nuôi.
4. Kỹ thuật canh tác nông nghiệp đang dần được cải tiến, lao động
thủ công dần được thay thế bằng lao động cơ giới. Theo chủ trương chính
quyền địa phương hỗ trợ lãi xuất mua sắm trang thiết bị nông nghiệp, nông
dân được vay 70% giá trị máy móc nên số lượng máy móc hiện đại đang
tăng lên rõ rệt. Công nghệ sinh học được ứng dụng để tạo ra các loại giống
cây trồng, con vật nuôi có chất lượng, phương pháp nuôi cấy mô tế bào
thực vật được áp dụng vào nhân giống rau, hoa. Khâu chế biến, bảo quản
sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch được tăng cường làm cho chất lượng
sản phẩm tốt hơn.
5. Trong phân bố nông nghiệp, dựa theo sự tương đồng về vị trí, đặc
điểm kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của các quận huyện ở thành phố Hải
Phòng tác giả đã mạnh dạn chia thành 4 tiểu vùng nông nghiệp.
22


o

Tiểu vùng I, ở phía Nam thành phố Hải Phòng, gồm huyện

Vĩnh Bảo, huyện Tiên Lãng chuyên về cây lúa gạo, rau các loại, cây thuốc
lào, chăn nuôi gia cầm.

o

Tiểu vùng II, ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, gồm

quận Đồ Sơn, quận Dương Kinh, huyện Kiến Thụy chuyên phát triển chăn
nuôi lợn, thịt gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
o

Tiểu vùng III, ở phía Tây thành phố Hải Phòng, gồm huyện An

Lão, huyện An Dương, chuyên về cây rau màu, cây lạc, mía, đậu tương,
hoa, cây cảnh, chăn nuôi lợn.
o

Tiểu vùng IV, ở phía Bắc thành phố gồm huyện Thủy Nguyên,

huyện Cát Hải chuyên về chăn nuôi bò, lợn, trồng cây ăn quả, hoa màu,
trồng rừng, nuôi trồng thủy sản.
6. Dựa trên cơ sở khảo sát thực tế ở địa phương, phân tích thực
trạng sản xuất nông nghiệp, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu trong phát triển
nông nghiệp thành phố Hải Phòng, tác giả đã xây dựng các giải pháp phát
triển nông nghiệp theo định hướng phát triển nông nghiệp của cả nước và
của thành phố Hải Phòng.

23



×