Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Thực trạng phát triển nông nghiệp ở xã Đông Mỹ Thanh Trì theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.94 KB, 25 trang )

Thực trạng phát triển nông nghiệp ở xã Đông Mỹ Thanh Trì theo
hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch
2.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng
đến phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp
2.1.1.Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lí:
Đông Mỹ là một xã thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm
thành phố 15 km về phía Nam. Phía Bắc giáp với xã Duyên Hà, phía Đông giáp
với xã Vạn Phúc, phía Tây giáp với xã Ngũ Hiệp và xã Liên Ninh, phía Nam giáp
với xã Ninh Sở và xã Duyên Thái của tỉnh Hà Tây. Đông Mỹ nằm trọn vẹn trong
đê, cách sông Hồng nơi gần nhất khoảng 800 m. Đông Mỹ là một xã rất có bề
dày lịch sử, truyền thống cách mạng, Đông Mỹ đã thu hút được rất nhiều sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu lịch sử cũng như các khách du lịch tham
quan. Đông Mỹ đã từng là trung tâm của huỵện Thanh Trì, cho nên cơ sở hạ
tầng ở đây đã được quan tâm xây dựng.
* Khí hậu, thời tiết:
Đông Mỹ thuộc vùng khí hậu của thành phố Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí
hậu thời tiết nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt, mùa nóng ẩm (mùa
mưa) từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô lạnh từ tháng 10 đến tháng3 năm
sau. Nhiệt độ bình quân là 23,40C, độ ẩm trung bình là 84%, lượng mưa bình
quân 1700 – 1900 mm được tập trung chủ yếu vào mùa mưa nóng chiếm trên
80%.
Về chế độ thuỷ văn, Đông Mỹ nằm cạnh sông Hồng, chịu chế độ thuỷ văn của
sông Hồng rất rõ rệt, mực nước ngầm khá cao vào mùa mưa dao động trên
dưới 800 cm và thấp vào mùa khô hanh, thường dao động trong khoảng 300
cm.
Biểu 1: Khí hậu, thời tiết và chế độ thuỷ văn của thành phố Hà Nội.
Chỉ tiêu ĐVT 1995 1997 1999 2000 2001
Nhiệt độ bình quân
0
C 23,6 24,3 24,3 24,2 24,1


Lượng mưa cả năm Mm 1245 1871,6 15576 1278 2411
Số giờ nắng cả năm Giờ 1408 1277,6 1429,3 1400,3 2247
Độ ẩm trung bình
năm
% 79 80 79 80 81
Nguồn: Niên giám thống kê
* Địa hình, đất đai:
Đông Mỹ hiện nay có tổng diên tích đất tự nhiên là 273,67 ha, trong đó đất
nông nghiệp là 158,79 ha chiếm 58,02%; đất thổ cư là 46,74 ha chiếm 17,08%;
đất chuyên dùng 59,37 ha chiếm 21,09%; còn lai là đất chưa sử dụn, bao gồm:
ao , hồ, mô, gò và sông hồ chưa sử dụng.
Đông Mỹ là một xã có quy mô diện tích đất tự nhiên tương đối nhỏ, bình
quân diện tích tự nhiên 482,4 m
2
/người, đất nông nghiệp 280 m
2
/ngưòi, đất ở
267 m
2
/hộ (không kể đất ở do dân ở xã Duyên Hà xâm cư). Đất canh tác giao
cho các hộ gia đình theo NĐ 64, bình quân 360 m
2
/khẩu. NgoàI ra, Đông Mỹ
àon là một xã có địa hình không bằng phẳng, diện tíchao hồ, diện tích gò nhiều
gây không ít khó khăn trong việc tưới tiêu nước hục vụ nông nghiệp.
Biểu 2: Hiện trạng đất đai và quản lí sử dụng
Đơn vị tính: ha
Chỉ tiêu 1997 1998 2000
2000/1997
+,-

Tổng diện tich đất tự nhiên 272,17 272,17 273,67 +1,5
I. Chia theo loạI đất
1.Đất nông nghiệp 155,61 155,61 158,79 + 3,18
- Đất trồng cây hàng năm 137,16 137,16 137,16 -
- Đất vườn tạp 1,30 1,30 1,31 -
- Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản
17,15 17,15 20,32 +3,18
2. Đất chuyên dùng 62,55 62,55 59,37 - 3,18
- Đất xây dựng 8,62 8,62 7,09 - 1,53
- Đấtgiao thông 14,30 14,30 14,36 + 0,06
- Đất thuỷ lợi 23,83 23,83 23,83 -
- Đất di tích văn hoá 0,96 0,96 1,00 + 0,04
- Đất an ninh, quốc phòng 5,40 5,40 5,40 -
- Đất nghĩa địa 6,26 6,26 7,69 + 1,43
- Đất chuyên dùng khác 3,18 3,18 - - 3,18
3. Đất ở 45,25 45,25 46,75 + 1,50
4. Đất chưa sử dụng 8,76 8,76 8,76 -
- Đất bằng chưa sủ dụng 2,90 2,90 2,90 -
- Đất mặt nước ao hồ 2,96 2,96 2,96 -
- Sông hồ 2,90 2,90 2,90 -
II. Chia theo quản lí sửb dụng
- Hộ gia đình 175,66 175,66 175,66 -
- Các tổ chức kinh tế 2,35 2,35 2,35 -
- UBND xã 72,15 72,15 73,63 + 1,48
- Các tổ chức khác 13,25 13,25 13,27 + 0,02
- Chưa giao 8,76 8,76 8,76 -
Nguồn thống kê của xã
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số và lao động:

Theo tài liệu thống kê năm 2001, tổng số nhân khẩu của Đông Mỹ là 5.763
người với 1.508 hộ, trong đó nữ là 2.982 người chiếm hơn 50%. Tỷ lệ sinh
trung bình 3 năm là 1,54%, tỷ lệ chết là 0,49%, tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình
là 1,05%. Tỷ lệ số người chuyển đến là 0,67%, tỷ lệ người chuyển đi là 0,48%,
tỷ lệ tăng cơ học trung bình của 3 năm là 0,19%. Tốc độ tăng dân số trung bình
là 2,4%/năm.
Với 1.508 hộ thì trong đó số hộ sản xuất phi nông nghiệp chiếm gần 37,3%,
chủ yếu là thủ công nghiệp với các ngành nghề thủ công như: thêu, đan lát, sơn
mài. Mặt khác, theo số liệu năm 2001 thì tổng số lao động trong độ tuổi lao
động của Đông Mỹ là 3.647 lao động, trong đó lao động tham gia trong lĩnh
vực nông lâm thuỷ sản chiếm 55,36%; số lao động tham gia trong lĩnh vực CN
– TTCN và XD chiếm 7,94%; trong lĩnh vực thương mạI, dịch vụ, chiếm 26,93%
và còn lạI là số lao động chưa có việc làm, đang đào tạo. Trong tổng số lao
động trên, lao động có trình độ đạI học chiếm 0,04%; lao động có trình độ
trung cấp chiếm 9,33%; lao động được đào tạo nghề chiếm 11,76%; lao động
chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao 78,87%.
Những điều trên có thể cho thấy, ở Đông Mỹ có rất nhiều hạn chế như : diện
tích không lớn, địa hình không thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp, cho
nên các đã ảnh hưởng không nhỏ đến trình độ lao động của Đông Mỹ, cũng
như cơ cấu lao đông của xã.
* Văn hóa xã hội:
Đông Mỹ là một xã giàu truyền thống văn hoá, điều này được chứng minh
bằng việc ở đây không chỉ còn lưu giữ nhiề công trình kiến trúc, di tích lịch sử
văn hoá, mà còn lưu giữ nhiều truyền thống, truyền thuyết…
Đông Mỹ còn là một xã có truyền thống hiếu học, dưới chế độ cũ Đông Mỹ đã
có nhiều người học hành thành đạt. Trước và sau cách mạn tháng 8 cho đến
nay, Đông Mỹ cũng dã có không ít người thành đạt.
Để thấy rõ hơn, dưới đây là cụ thể một số vấn đề cho thấy văn hoá xã hội
của Đông Mỹ:
+ Giáo dục: ở Đông Mỹ mức độ phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở

toàn xã đạt 100%, trung học phổ thông đạt 70% (trong độ tuổi đi học), đạI học
và sau đạI học hơn 3%.
+ Văn hoá: Đông Mỹ là một xã có tổ chức cộng đồng tốt, có lịch sử truyền
thống văn hoá lâu đời và đã xây dựng được một nền văn hoá tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc. Hiên nay còn lưu giữ được một số công trình văn hoá như:
chùa Hưng Long - được xây dựng năm Thuận Thiên thứ 2, đình Đông phù,
chùa Mỹ ả, đình Mỹ ả, chợ Đông Mỹ. Măt khác, đời sống văn hoá tinh thần cũng
được nâng lên đáng kể, như xã hiện nay có 3 cau lạc bộ sinh hoạt văn hoá (câu
lạc bộ thơ ca, câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ kế hoạch hoá gia đình); 1 sân
vận động; 1 bể bơI và một thư viện với hơn 300 đầu sách.
+ Đời sông nhân dân: Từ xa xưa, thu nhập của nhân dân Đông Mỹ không
đơn thuần chỉ có từ các sản phẩm nông nghiệp mà còn từ nhiều nguồn thu
khác trong đó có từ sản phẩm của nghề thủ công và các hoạt đông dịch vụ
thương mại. Ngày nay, thu nhập của người dân Đông Mỹ cũng có từ nhiều
nguồn thu như: thương mạI dịch vụ; nông nghiệp; công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp. Nhất là từ 10 năm trở lại đây thu nhập của nhân dân Đông Mỹ
đã tăng đáng kể làm cho tình hình đói nghèo của các hộ trong xã giảm đáng kể.
Như năm 1990 số hộ đói nghèo chiếm 13% tổng số hộ thì đến năm 2000 chỉ
còn 2% (theo tiêu chuẩn mới).
* Cơ sở hạ tầng:
Đông Mỹ trước kia từng là trung tâm của huyện Thanh Trì nên cở sở hạ
tầng cũng đã được chú ý và quan tâm xây dựng, nên hiện nay cũng có hệ thống
cơ sỏ hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, cụ thể:
+ Hệ thống thuỷ lợi:
Hệ thống tưới: Nguồn nước tưới phục vụ sản xuất của Đông Mỹ được cung cấp
bởi trạm bơm Ma Vang, có công suất 2.000 m3/h, lấy nước từ kênh tiêu sông
Tô Lịch. Nguồn nước này bị ô nhiễm, không đảm bảo cho sản xuất nông sản
phẩm an toàn.
Hệ thống kênh tưới: hiện nay Đông Mỹ đã và đang dần dần cứng hoá hệ
thống kênh tưới, như năm 2001 đã cứmg hoá được 4 km kênh tưới.

Hệ thống tiêu nước đều đổ về kênh tiêu sông Tô Lịch, trạm bơm Đông Mỹ
bơm nước vượt qua đê đổ ra sônh Hồng khi bị ngập úng. Toàn bộ 124 ha đất
canh tác đã được tưới chủ động. Diện tích đất canh tác được tiêu chủ động chỉ
có 84 ha, do toàn xã có hơn 5 km kênh tiêu nước chưa được kiên cố hoá, bờ
kênh sạt lở nhiều, làng kênh bồi lắng chưa được nạo vét.
+ Hệ thống giao thông: Đông Mỹ có hệ thống giao thông khá hoàn thiện, tổ
chức mạng giao thông khá hợp lý. Hệ thống đường giao thông của xã Đông Mỹ
gồm có:
- 17,5 km đường ngõ xóm, trong đó có 0,5 km mặt đường đổ bê tông; 16
km đường lát gạch mặt đường; đương đất còn 1 km
- 15,7 km đường giao thông nội đồng vẫn còn là đường đất.
+ Hệ thống điện: Toàn xã có 10 trạm hạ áp, tổng công suất hạ áp 1.720KVA.
Tổng công suất hạ áp tính bình quân cho mỗi hộ mới đạt 1,14 KW; có 11,81 km
đương dây tải điện hạ thế, cung cấp đủ và ổn định cho 100% hộ gia đình phục
vụ sinh hoạt và đời sống với công suất tiêu thụ bình quân đạt 90
KWh/tháng/hộ, công suất tiêu thụ bình quân 1 tháng của cả xã là 134.720
KWh. Nhưng hệ thống cột điện và đương dây tải điện mới chỉ ở mức cung cấp
điện tiêu dùng là chủ yếu, chưa có hệ thống điện chiếu sáng trong xóm.
+ Trường học: Đông Mỹ có 1 trường tiểu học có khuôn viên diện tích là
7.200 m2, trường được xây dựng 3 tầng kiên cố với 16 phòng học và hiện nay
đang xây thêm một số phòng chức năng theo tiêu chuẩn quốc gia. Một trường
trung học cơ sở có diện tích khuôn viên là 4.579 m2, cũng được xây dựng 3
tầng kiên cố trên diện tích xây dựng là 900 m2 , được bố trí thành 15 phòng
học và 10 phòng học chức năng. NgoàI ra, Đông Mỹ còn có 2 trường mầm non,
1 trường công lâp có diện tích khuôn viên 1.000 m2 và diện tích xây dựng là
120 m2 , có 4 phòng. Trường dân lập có diện tích khuôn viên 300 m2 , cạnh
nhà văn hoá thôn, diện tích xây dựng 60 m2 có 1 phòng học.
+ Y tế: xã có một trạm y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, khuôn viên của
trạm có diện tích 3.806 m2 , diện tích xây dựng 405 m2 với 14 phòng , 6
giường bệnh và 1 phòng hộ sinh rộng 18 m2 , xây dựng năm 2000. Tổng số 24 y

bác sĩ, đáp ứng được vấn đề sơ cấp cứu và chữa cácn bênh đơn giản thông
thương cho người dân.
2.1.3. Đánh giá chung về các ảnh hưởng của các điều kiện đến phát
triển phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du
lịch.
Đông Mỹ nằm cách xa thành phố, không nằm gần các khu công nghiệp tập
trung và đường giao thông huyết mạch, nên lượng khói bụi không lớn, môi
trường ít bị ô nhiễm.
Hiện tại trạm bơm thoát nước Yên Sở đã được đưa vào hoạt động nên phần
lớn nước thải của thành phố được bơm trực tiếp đẩy qua sông Hồng, làm cho
lượng nước chảy qua kênh tiêu sông Tô Lịch giảm đáng kể. Ô nhiễm mặt nước
của Đông Mỹ ở các ao hồ chủ yếu là nguồn nước thải sinh hoạt và chăn nuôi
gia đình ở khu vực dân cư thải ra.
Về cây xanh của Đông Mỹ hiện nay có rất nhiều loại cây ăn quả năm xen kẽ
trong khu dân cư. Diện tích cây xanh phân tán trồng dọc theo các trục đường
giao thông, kênh mương khoảng 5,5 ha, tổng diện tích cây xanh toàn xã đạt
25,8 ha, binh quân đầu người đạt xấp xỉ 45 m
2
.
Qua phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Đông Mỹ – Thanh
Trì - Hà Nội tác động đến phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông
nghiệp với du lịch có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn sau:
+ Thuận lợi: Đông Mỹ là xã thuộc vùng ven ngoại thành Hà Nội, nên có điều
kiện tự nhiên rất phong phú, các điều kiện về kinh tế- xã hội khá thuận lợi để
phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch, cụ thể như:
- Đông Mỹ có điều kiện địa hình trũng (khoảng 60 ha), với đất đai có tính
chất là đất thịt và thịt nặng phù hợp với việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp
vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra, Đông Mỹ còn với điều kiện tự
nhiên của mình khá thuận lợi cho việc chuyển sang trồng cây ăn quả chất
lượng cao, tạo ra vùng vườn cây phục vụ du lịch, cộng với Đông Mỹ có nhiều di

tích lịch sử văn hoá như chùa, đình và khu dân cư kiểu làng phố khá thuận lợi
trong việc hấp dẫn khách cho du lịch trong tương lai. Đồng thời, Đông Mỹ năm
gần sát với sông Hồng, có tiềm năng trở thành một điểm trong tua du lịch Hà
Nội – Bát Tràng – Đông Mỹ – Phố Hiến…
- Đông Mỹ là một xã mà người dân và cán bộ địa phương có trình độ nhận
thức, trình độ dân trí khá cao có thể đáp ứng các yêu cầu về phát triển nông
nghiệp kết hợp với du lịch ở trình độ cao.
- Có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh tương đối hoàn chỉnh, hệ thống
giao thông thuận tiện.
- Điều kiện về đất đai, về hệ thống sông và kênh, hồ đầm còn cho phép xây
dựng các mô hình sinh thái- đô thị – du lịch của huyện ven đô, vừa đáp ứng nhu
cầu về nông sản cao cấp, vừa góp phần giải quyết những vấn đề môi trường do
sự phát triển của công nghiệp và sự tập trung dân cư gây ra.
- Vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch
tại xã Đông Mỹ hiện nay là một ý tưởng rất mới, rất táo bạo nên đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, đầu tư của Thành uỷ và các cấp chính quyền Thành phố
về nhận thức và về đầu tư triển khai thực hiện dự án.
- Thương mại và dịch vụ của Đông Mỹ khá thịnh vượng, đó cũng là thế
mạnh để Đông Mỹ phát triển thương mại – dịch vụ – du lịch.
- Hệ thống tổ chức chính trị xã hội của Đông Mỹ vững mạnh, đoàn kết và
nhiệt tình với nhân dân. Nhân dân giàu truyền thống cách mạng và yêu nước,
có lịch sử văn hoá lâu đời có truyền thồng hiếu học.
+ Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, quá trình phát triển nông
nghiệp theo hướng nông nghiệp kết hợp với du lịch cũng gặp những khó khăn
sau:
- Thiếu vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư vào các cơ sở hạ tầng và sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế hợp lý để phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và
lao động. Ngoài ra, do thu nhập của người dân còn thấp, tích luỹ ít nên nguồn
vốn huy động trong dân còn hạn chế.
- Trong sản xuất nông nghiệp, chuyển từ sản xuất lúa sang nuôi trồng thuỷ

sản gắn với trồng cây ăn quả, nông dân chưa có kinh nghiệm cả về kỹ thuật và
thị trường tiêu thụ.
- Quá trình đô thị hoá vừa thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp, vừa tạo
mức độ tập trung cao dân cư, vừa tiềm ẩn khả năng ô nhiễm do hoạt động của
công nghiệp và dân cư. Điều đó vừa hạn chế khả năng phát triển nông nghiệp
theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, vừa gây sức ép về yêu cầu phát
triển nông nghiệp theo hướng du lịch.
- Hạ tầng cơ sở tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn dàn trải và thiếu sự
đồng bộ, từ hệ thống giao thông, thoát nước thải, hệ thống điện sinh hoạt và
hệ thống điện chiếu sáng công cộng
- Đông Mỹ là một vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hoá, nhưng hiện tại
đang bị xuống cấp chưa được quan tâm và điều kiện tôn tạo , khôi phục sửa
chữa.
- Chưa có sự chú ý quan tâm đúng mức đến bảo vệ môi trường sinh thái ở
các cơ sở sản xuất trong thôn, ngõ xóm,…
- Dưới tác động của cơ chế thị trường, một bộ phận nông dân chạy theo lợi
nhuận đã sử dụng nhiều hoá chất độc hại vào sản xuất nông nghiệp vừa gây ô
nhiễm môi trường vừa không tạo các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nông
nghiệp sinh thái bền vững (nông nghiệp sạch).
- Hệ thống tổ chức phân phối hiện nay còn nhiều bất cập nên các sản phẩm
gắn với nền nông nghiệp sinh thái bền vững (nông nghiệp sạch) chưa có sự
phân định rõ với nông nghiệp thông thường, vì vậy chưa gắn được lợi ích của
người sản xuất với chất lượng sản phẩm. Các hoạt động triển khai trong mô
hình nông nghiệp kết hợp với du lịch sẽ gặp rất nhiều những khó khăn.
Tóm lại có thể thấy Đông Mỹ có rất nhiều thuận lợi để có thể phát triển nông
nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch ở mức độ cao nếu như
trong tương lai Đông Mỹ có thể khắc phục được các hạn chế của mình, đồng
thời có được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ đầy đủ kịp thời của Thành phố,
Huyện. Khi đó, Đông Mỹ hoàn toàn có thể xứng đáng với vị trí là nền nông
nghiệp thủ đô của cả nước.

2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông
nghiệp với du lịch tại Đông Mỹ – Thanh Trì.
2.2.1.Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1997 -
2002
Đông Mỹ là một xã nằm phía Đông Nam của huyện Thanh Trì, với số dân
hơn 5.500 người và diện tích hơn 274 ha. Đây là vùng đất đã được phát triển
cách đây hàng ngàn năm, còn để lại nhiều dấu ấn và di tích lịch sử. Trong
những năm qua, Đông Mỹ đã phát triển kinh tế – xã hội theo hướng tiến bộ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều khó khăn, hạn chế: trong sản xuất
nông nghiệp đất đai thì nằm trong khu vực trũng, bị ngập úng vào mùa mưa,
hiệu quả kinh tế thấp, sản phẩm hàng hoá nông sản ít, giá trị thấp…Tích luỹ
chưa cao, cho nên các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế xã hội – văn hoá chưa
được cải thiện. Mặt khác, Đông Mỹ lại là một xã có tiềm năng trở thành một
điểm phát triển kinh tế- xã hội gắn với môi trường sinh thái, tạo cảnh quan du
lịch, có điều kiện phát triển kinh tế, có truyền thống văn hoá, có lịch sử lâu đời
và có vị trí thuận lợi. Đông Mỹ không phải là một làng nghề truyền thống
nhưng có rất nhiều ngành nghề thủ công đã phát triển từ khá lâu và đang
ngày càng phát triển, như: sơn dầu, sơn mài, đồ mộc, đồ mây tre đan…
Có thể nói nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng không chỉ đối với
đời sống của người dân trong xã Đông Mỹ, mà còn là một hoạt động đặc biệt
quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm thực phẩm tươi sống như:
thịt, rau, hoa, quả, cá, trứng ... cho đời sống hàng ngày của người dân Thủ
đô. Trong những năm qua, mặc dù do sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô
thị hoá và việc chuyển đổi làm diện tích đất nông nghiệp của Đông Mỹ ngày
càng bị thu hẹp dần, song sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã vẫn liên tục
tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1997 đến 2002
đạt 4,52%/năm. Đó là do, việc thâm canh sản xuất lúa ở cánh đồng Sóc Đa
Kô, Bìm Bìm, Ao Khoai, Ma Vang và đồng Nội tăng năng suất và chất lượng.

×