Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Phân tích báo cáo tài chính tập đoàn bảo việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.11 KB, 34 trang )

I. Giới thiệu khái quát về tââp đoàn Bảo Việt:
1.Giới thiệu chung:
- Tên gọi: Tập đoàn tài chính – bảo hiểm Bảo Việt.
- Thành lập: 15/1/1965.
- Ngày 31/5/2007 đánh dấu sự kiện Bảo Việt bán cổ phần lần đầu ra công chúng,
chính thức trở thành công ty cổ phần Tập đoàn Tài chính kinh doanh đa ngành, đa
lĩnh vực.
- Địa chỉ: Số 8 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Website: www.baoviet.com.vn
2.Vốn kinh doanh và nhân sự:
- Vốn điều lệ: 5.730 tỷ đồng.
- Vốn hóa thị trường: 34.364 tỷ đồng.
- Cổ đông chiến lược: Tâp đoàn HSBC Insurance (Asia – Pacific), Tập đoàn Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin)
- Đội ngũ: 5000 cán bộ, nhân viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực
tài chính, bảo hiểm và 40.000 đại lý bảo hiểm.
3.Cơ cấu tổ chức:
- Là một tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm kinh doanh đa ngành, với ngành nghề
chính là kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn Bảo Việt hiện đươc tổ chức theo mô hình
công ty mẹ - công ty con với các đơn vị thành viên sau:
* Các đơn vị sự nghiệp phụ thuộc:
- Trung tâm Đào tạo Bảo Việt.
* Các công ty con do Tập đoàn Bảo Việt giữ 100% vốn điều lệ:
- Bảo Việt Nhân Thọ: gồm 61 công ty hạch toán phụ thuộc.
- Bảo Việt Việt Nam: gồm 65 công ty hạch toán phụ thuộc.
- Công ty Đại lý Bảo hiểm tại Vương quốc Anh ( BAVINA)


- Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bảo Việt (BVFMC)
* Các công ty con do Tập đoàn Bảo Việt nắm cổ phần chi phối khác:
- Công ty Liên doanh Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (V.I.A)


- Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt ( BVSC)
- Công ty Cổ phần Khách sạn và Du lịch Bảo Việt.
- Ngân hang Cổ phần Bảo Việt (BVBank)
- Công ty Quản lý và Kinh doanh Bất động sản Bảo Việt
Và 16 công ty liên kết có vốn góp của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt.
4.Lĩnh vực hoạt động:
- Bảo hiểm nhân thọ ( với khoảng 80 sản phẩm)
- Bảo hiểm phi nhân thọ ( với chừng 40 sản phẩm)
- Tái bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.
- Đầu tư tài chính
- Quản lý quỹ đầu tư.
- Chứng khoán.
- Ngân hàng.
- Kinh doanh bất động sản.
- Các lĩnh vực kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
5. Đặc điểm ngành kinh doanh chính và 1 số đối thủ cạnh
tranh:
5.1. Đặc điểm ngành kinh doanh chính – bảo hiểm:
Năm 2008 toàn thị trường bảo hiểm có 32 doanh nghiệp hoạt động trong đó
có 16 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1
doanh nghiệp tái bảo hiểm và 7 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Tổng doanh thu
phí bảo hiểm toàn ngành là 15.678 tỉ đồng, đã giải quyết bồi thường và trả tiền bảo
hiểm 4 628 tỉ đồng và dự phòng bồi thường 5 363 tỉ đồng. Tổng vốn điều lệ 4.614
tỉ đồng và 122 triệu USD, tổng tài sản 31.497 tỉ đồng, tổng dự phòng nghiệp vụ


bảo hiểm 23.899 tỉ đồng, tổng đầu tư vào nền kinh tế quốc dân 26.906 tỉ đồng, tạo
công ăn việc làm cho 143.540 cán bộ nhân viên và đại lý bảo hiểm.
Riêng lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, đội ngũ bảo hiểm tài sản, trách
nhiệm, tai nạn con người cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có 16 công ty bảo hiểm

phi nhân thọ được cấp phép hoạt động với tổng số vốn điều lệ 2.590 tỉ đồng và 51
triệu USD, tổng tài sản đạt 6.904 tỉ đồng, tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ 3.313 tỉ
đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 5.535 tỉ đồng, tổng số tiền đã giải quyết bồi
thường 2.091 tỉ đồng, tổng số tiền đầu tư phát triển nền kinh tế quốc dân 4.469 tỉ
đồng.
Ngoài ra có 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp các sản phẩm bảo
hiểm vừa mang tính bảo hiểm rủi ro vừa mang tính tiết kiệm phục vụ cho kế hoạch
tài chính lâu dài (5 năm, 10 năm, 15 năm ... suốt đời) của người tham gia bảo hiểm
như cho con du học, cho con theo học đại học, hưu trí, chữa bệnh theo tiêu chuẩn
y tế chất lượng cao ...
Cùng hoạt động với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn có 7
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, với tư cách là người đứng về phía khách hàng, tư
vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phù
hợp, không thu phí dịch vụ của khách hàng mà chỉ thu hoa hồng môi giới từ các
doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm.
Cả thị trường bảo hiểm Việt Nam có một công ty tái bảo hiểm có quan hệ
hầu hết với các công ty bảo hiểm, công ty tái bảo hiểm và công ty môi giới bảo
hiểm lớn trên quốc tế, là trung gian so sánh giá phí bảo hiểm của thị trường bảo
hiểm Việt Nam với thị trường quốc tế thông qua tái bảo hiểm.
Hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã cung cấp trên thị
trường hơn 500 sản phẩm bảo hiểm bao gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách
nhiệm và bảo hiểm tai nạn, chi phí y tế cho người lao động.


Bảo hiểm là bán lời cam kết bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm. Cơ sở
thực hiện lời cam kết đó là khả năng tài chính, lịch sử kinh nghiệm, uy tín với
khách hàng, khả năng khai thác thị trường bảo hiểm (khai thác càng nhiều quỹ bảo
hiểm càng lớn và khả năng đáp ứng nhu cầu bồi thường càng cao). Chất lượng
thực hiện lời cam kết đó là phục vụ khách hàng kịp thời chu đáo về các thắc mắc,
vướng mắc, hướng dẫn thủ tục liên quan đến bảo hiểm, giải quyết bồi thường

nhanh chóng và chính xác không gây phiền hà chậm chễ. Vì vậy, khi quyết định
mua bảo hiểm của của công ty bảo hiểm nào thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ
không chỉ đơn thuần quan tâm đến phí bảo hiểm đóng thấp mà phải quan tâm ở
các yếu tố nói trên.
Tham gia bảo hiểm doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ bỏ ra một ít tiền đóng phí
bảo hiểm được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng nếu xảy ra tổn
thất sẽ được bồi thường kịp thời đầy đủ để khắc phục hậu quả về mặt tài chính, để
tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh được bình thường.
Ngoài ra khi tham gia bảo hiểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được
công ty bảo hiểm trợ giúp kỹ thuật và một phần kinh phí (trong khả năng quy định
của Bộ Tài chính) để đầu tư vào đề phòng hạn chế cho đối tượng được bảo hiểm.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia bảo hiểm nhiều năm tại một công ty bảo
hiểm còn được hưởng quyền lợi “thưởng do không để xảy ra tổn thất” bằng cách
giảm phí cho những năm sau đó. Thậm chí nếu sản xuất kinh doanh tốt , các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có thể kêu gọi công ty bảo hiểm đầu tư vốn theo hình thức liên
doanh, mua cổ phiếu trái phiếu doanh nghiệp cho vay từ quỹ dự phòng nghiệp vụ
như Luật Kinh doanh bảo hiểm cho phép. Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp
vừa và nhỏ đã nhận thức được ý nghĩa tác dụng của việc tham gia bảo hiểm. Nhiều
doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong mặt bằng sản xuất kinh doanh, phải thuê
mướn hay không xin được cấp thêm nên nhà xưởng chật hẹp, thiết bị lạc hậu,
thành phẩm nguyên liệu không đủ kho chứa... nhiều nguy cơ rủi ro đe doạ rình rập
với doanh nghiệp. Ngành bảo hiểm đã góp phần gánh chịu, chia sẻ rủi ro này khi
doanh nghiệp tham gia bảo hiểm. Rất nhiều nhà xưởng, máy móc thiết bị, kho tàng


phương tiện vận chuyển và tai nạn lao động đã được giải quyết bồi thường khi xảy
ra cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, nước cuốn trôi..
Chế độ quản lý nhà nước và các văn bản pháp quy quy định đối với hoạt
động kinh doanh bảo hiểm ngày càng hoàn thiện. Ngoài Luật kinh doanh bảo hiểm
còn có NĐ42 hướng dẫn chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm, NĐ 43, NĐ 118 về xử

phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, QĐ 153 Ban hành chỉ tiêu
giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm.Đây là những cơ sở pháp lý định hướng hoạt
động và kinh doanh của công ty bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo
hiểm.
II. Phân tích báo cáo tài chính:
1. Phân tích khái quát:
1.1. Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Bảo Việt giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: triệu đồng.
Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
IV. Tài sản dự trữ
V. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
I. Tài sản cố định
II. Bất động sản đầu tư
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
IV. Tài sản dài hạn khác

2012
17,778,444
4,077,978
9,327,381
4,130,299
125,424
117,362
28,446,762

1,985,584
23,449
19,282,762
112,088

2013
23,009,688
7,318,048
10,995,898
4,356,013
162,995
176,733
32,083,452
1,948,142
23,449
22,115,641
109,967

2014
20,408,869
1,424,818
13,518,031
3,637,988
175,835
1,652,197
27,159,597
1,920,883
23,449
25,090,572
124,693



Tổng cộng tài sản
46,225,206 55,093,140
47,568,466
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
32,045,837 40,877,671
34,751,644
I. Nợ ngắn hạn
3,812,091
5,778,505
6,079,890
II. Nợ dài hạn
7,187,666 11,600,623
60,749
III. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
21,046,080 23,498,544
28,611,006
B. Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
12,113,876 12,125,472
12,243,493
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
6,804,714
6,804,714
6,804,714
2. Thặng dư vốn cổ phần
3,184,332
3,184,332

3,184,332
3. Lợi nhuận chưa phân phối
1,792,306
1,753,890
1,867,073
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
C. Lợi ích cổ đông thiểu số
2,065,493
2,089,996
573,328
Tổng cộng nguồn vốn
46,225,206 55,093,140
47,568,466
Bảng 1: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn giai đoạn
2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu

Giai đoạn 20122013

Giai đoạn 20132014
Số tuyệt
Số

Số

Số

tuyệt


tương

đối

đối ( %)

Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền
II. Các khoản đầu tư

5.231
3.240
1.669

29,42
79,45
17,89

- 2.600
-5.893
2.522

tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
IV. Tài sản dự trữ
V. Tài sản ngắn hạn

226

38
60

5,47
30,4
51,28

3.636
- 38
2.833

khác
B. Tài sản dài hạn
I. Tài sản cố định
II. Bất động sản đầu tư
III. Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn

Giai đoạn 2012-2014
Số tuyệt

Số tương

đối

đối ( %)

-11,29
-80,53
22,94


2.631
-2.653
4.191

14,79
-65,1
44,93

-718
12,84
1.475

-16,48
7,88
833,33

-492
51
1.535

-11,91
40,8
1312

12,78
- 1,91

-4.924
-27


-15,35
-1,39

-1.288
-65

-4,53
-3,27

14,69

2.974

13,45

5.808

30,12

đối

tương
đối ( %)


IV. Tài sản dài hạn

-2,1


-1,89

14,7

13,39

13

11,61

8.868

19,18

-7,525

-13,66

1.343

2,9

8.832
1.967
4.413
2.453

27,56
51,6
61,39

11,66

-6.126
300
-11.539
5.112

-14,98
5,19
-99,47
21,75

2.706
2.267
-7.127
7.565

8,44
59,47
-99,15
35,95

11

0,09

118

0,97


129

1,06

- 38

- 2,17

113

6,44

75

4,19

quỹ khác
C. Lợi ích cổ đông

24

1,15

-1.516

-72,57

-1.492

-72,25


thiểu số
Tăng (giảm) nguồn vốn

8.868

19,18

-7,525

-13,66

1.343

2,9

khác
Tăng (giảm) tài sản
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
III. Dự phòng nghiệp
vụ bảo hiểm
B. Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Lợi nhuận chưa phân

phối
II. Nguồn kinh phí và

1.1.1.Phân khái quát tình hình biến động tài sản:
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp giai
đoạn 2012 – 2014 tăng 1.343 tỷ đồng, tức là tăng 2,9%. Trong đó:
Tài sản ngắn hạn: Vào thời điểm năm 2012 tài sản ngắn hạn có giá trị là
17.778 tỷ đồng, đến thời điểm năm 2014 tài sản ngắn hạn tăng lên là 20.409 tỷ
đồng. Như vậy, so với năm 2012 thì tài sản ngắn hạn đã tăng 2.631 tỷ đồng, tức là
tăng 14,79% . Nguyên nhân của sự biến động này là các khoản đầu tư ngắn hạn
tăng 4.191 tỷ đồng ( tăng 44,93% so với năm 2012); bên cạnh đó tài sản dự trữ lại


tăng nhẹ 51 tỷ đồng (tăng 12,03% so với năm 2012) và tăng các tài sản ngắn hạn
khác 1.535 tỷ đồng. Ngoài ra còn do giảm giá trị các khoản phải thu 492 tỷ đồng,
tương ứng là 11,91% và giảm tiền và các khoản tương đương tiền là 2.653 tỷ đồng
tương ứng giảm 65,1%.
Qua toàn bộ quá trình phân tích đã thể hiện trong khi qui mô hoạt động sản
xuất kinh doanh tăng lên nhưng công ty vẫn giảm được mức tồn đọng tài sản lưu
động bằng cách đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản phải thu, tài sản dự trữ duy
trì ở mức khá thấp nhằm giảm bớt chi phí. Việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ
doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức
trong ngắn hạn cho doanh nghiệp. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển
biến tài sản lưu động trong kỳ góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, giảm bớt
lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn năm 2012 - 2014 giảm là 1.288 tỷ đồng,
tức là giảm 4,53%. Tuy nhiên giai đoạn 2012 – 2013 tài sản dài hạn lại tăng 3.636
tỷ đồng. Trong giai đoạn 2012 – 2014, tài sản cố định giảm nhẹ 65 tỷ đồng, tương
ứng giảm 3,27% so với năm 2012; các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 5.808

tỷ đồng ( tương ứng tăng 30,12%), ngoài ra các khoản đầu tư dài hạn khác cũng
tăng 13 tỷ đồng ( tương ứng tăng 11,61%), bất động sản đầu tư vẫn giữ nguyên ổn
định hàng năm. Như vậy trong giai đoạn 2012 - 2014 cơ sở vật chất của doanh
nghiệp vẫn được duy trì, qui mô về năng lực sản xuất đã được mở rộng, đồng thời
doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là tăng liên doanh,
sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp.
1.1.2.Phân tích tình hình biến động nguồn vốn:
Nguồn vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 - 2014 cũng tăng lên
1.343 tỷ đồng, tức là tăng 2,9%, trong đó:
Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận
thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào thời điểm năm 2014 là 12.243 tỷ đồng, tức là tăng


129 tỷ đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do lợi nhuận chưa phân phối tăng
75 tỷ đồng ( tương ứng tăng 4,19%), chủ yếu là do ngân sách cấp, quỹ đầu tư phát
triển, quỹ dự phòng tài chính, ngoài ra các quỹ khác đều tăng. Vốn đầu tư của chủ
sở hữu và vốn cổ phần đều ổn định giữ nguyên qua các năm Tuy nhiên lợi ích của
cổ đông thiểu số lại có xu hướng giảm, giai đoạn 2012 – 2014 giảm 1.492 tỷ đồng
( tương ứng giảm 72,25%).
Như vậy qua quá trình phân tích trên chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang làm
ăn có hiệu quả được nhà nước tiếp tục cấp vốn để hoạt động, việc gia tăng các quỹ
thể hiện tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ
sở hữu trên tổng vốn và lợi ích của cổ đông thiểu số giảm thể hiện mức độ tự chủ
của doanh nghiệp trong kinh doanh ngày càng giảm.
Nợ phải trả:
Từ bảng số liệu ta thấy nợ phải trả của Bảo Việt tăng nhẹ trong giai đoạn
2012 – 2014 tăng 2.706 tỷ đồng tương ứng tăng 8,44% là do: nợ ngắn hạn tăng
2.267 tỷ đồng và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tăng 7.565 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ
dài hạn của doanh nghiệp lại giảm mạnh 7.127 tỷ đồng ( tương ứng giảm 99,15%)
Từ bảng phân tích ta thấy tài sản của doanh nghiệp nhận được nguồn tài trợ

chủ yếu từ nợ phải trả, cụ thể là vào thời điểm đầu năm cứ 100 đồng tài sản thì
nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 86,36 đồng. Đến thời điểm cuối năm cứ
100 đồng tài sản thì nhận nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 85,05 đồng. Như vậy về
mặt kết cấu thì nợ phải trả cuối năm đã tăng 16,67% so với đầu năm.

1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Bảo Việt
Giai đoạn 2012 – 2014.
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2012-2013
Số
Tỷ lệ

2013-2014
Số
Tỷ lệ

2012-2014
Số
Tỷ lệ



Doanh thu

8.414

8.366

12.783

tiền
-12

%
-0,57

tiền
4.417

%
52,79

tiền
4.369

%
51,92

1- Thu phí

10.593


11.989

13.613

1.396

13,18

1.624

13,55

3.020

28,51

325

329

338

4

1,23

9

2,74


13

4

-1.502

-1.389

-1.102

113

7,52

287

20,66

400

26,63

-185

-2.802

-1.252

-


-1415

1.550

53,32

-

-567

bảo hiểm
gốc
2- Thu phí
nhận tái bảo
hiểm
3- Các
khoản giảm
trừ
4- Tăng
(giảm) dự

2.617

1.067

phòng phí,
dự phòng
toán học
5- Thu hoa


104

229

233

125

120,1

4

1,75

129

124

17

9

15

-8

-47,1

6


66,67

-2

-11,76

bảo hiểm
Giá vốn

6.825

6.619

12.549

-206

-3,02

5.930

89,59

5.724

83,87

hàng bán
1- Chi bồi


6.003

5.884

5.858

-119

-1,98

-26

-0,44

-145

-2,42

148

433

192

285

192,57

-241


-55,66

44

29,73

hồng
nhượng tái
bảo hiểm
6- Thu khác
hoạt động
kinh doanh

thường Bảo
hiểm gốc, trả
tiền bảo
hiểm
2- Chi bồi
thường nhận
tái bảo hiểm,


trả tiền bảo
hiểm
3- Các

-527

-1.121


-594

-594

-112,7

527

-47

-67

-12,71

-18

74

4.172

92

511,1

4098

5537,8

4190


23278

148

93

98

-55

-37,2

5

5,4

-50

-33,8

1.331

1.485

2.825

154

11,57


1340

90,24

1521

114,3

1.589

1.747

233

158

9,9

-1514

-86,7

-1356

-85,3

hàng
Chi phí bán

331


373

42

12,7

hàng
Chi phí quản

1.947

2.131

1.473

184

9,45

-658

-30,9

-474

-24,3

-689


-757

-1,241

-68

-9,87

-484

-63,9

-552

-80,1

2.544

2.404

2.861

-140

-5,5

457

19


317

12,46

Tổng

lợi 1.855

1.647

1.619

-208

-11,2

-28

-1,7

-236

-12,7

nhuận

kế

khoản giảm
trừ

4- Tăng
(giảm) dự
phòng bồi
thường
5- Số trích
dự phòng
dao động lớn
trong năm
6- Chi khác
hoạt động
kinh doanh
bảo hiểm
Lợi nhuận
gộp về bán

lý doanh
nghiệp
Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận
khác

toán

trước


thuế

Lợi

nhuận 1.348

1.137

1.258

-211

-15,65

121

10,64

-90

-6,67

sau thuế thu
nhập DN

Qua số liệu, ta thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giai đoạn 2012 – 2014
của Bảo Việt có xu hướng giảm từ 1.855 tỷ đồng xuống 1.619 tỷ với tỷ lệ tương
ứng giảm 12,7% đồng thời kéo theo lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
giảm 90 tỷ đồng với mức giảm 6,67%, chứng tỏ giai đoạn này do khó khăn chung
về tình hình kinh tế nên Tập đoàn Bảo Việt có sự biến động chưa tốt về tổng lợi
nhuận.
Theo bảng số liệu cho thấy doanh thu thuần năm 2014 tăng hơn năm 2013 và

2012 lần lượt là 4.417 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 52,79% và 4.369 tỷ đồng với tỷ lệ là
51,92. Giá vốn hàng bán năm 2014 cũng tăng mạnh hơn so với năm 2013 và 2012
lần lượt tăng 5.930 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 89,59% và so với năm 2012 tăng 5.724
tỷ đồng với tỷ lệ là 83,87%. Doanh thu có tăng nhưng không được thuận lợi vì tốc
độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán, nhưng chi phí bán hàng
và quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể nên tốc độ giảm của lợi nhuận ở mức thấp,
chứng tỏ có sự kiểm soát chi phí tốt hơn. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
năm 2014 giảm mạnh so với năm 2012 là 80,1%. Mặc dù, lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh giảm mạnh, nhưng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ giảm nhẹ trong giai đoạn 2012 - 2014 là
12,7% và 6,67%.
Bảng 2 : Bảng phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, CPBH,
CPQL:
Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu
Giá vốn hàng bán
Tổng chi phí hoạt động
Tổng chi phí lợi nhuận
Tổng chi phí

Năm 2012
Trị giá
%
6.825

74,29

2.278

82,925
9.186

24,8
0,009
100

Năm 2013
Trị giá
%
6.619
75,48
2.504
23,41
96,444
0,01
8.769
100

Năm 2014
Trị giá
%
12.549 89,03
1.473 10,45
72,712 0,005
14.096
100

Thông qua hai bảng thống kê trên, thấy rằng cơ cấu tổng chi phí của công
ty thì giá vốn hàng bán chiếm một tỉ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 70% tổng chi

phí của công ty, năm có chi phí giá vốn lớn nhất là 2014 với giá trị 12,549,962
triệu đồng tương ứng với 89,03% tổng chi phí. Và luôn có xu hướng gia tăng qua
các năm, năm 2013 tăng 1,19% so với năm 2012, năm 2014 tăng 13,55% so với
năm 2013. Với đà tăng giá vốn hàng bán cộng với tỉ trọng của nó trong cơ cấu
tổng doanh thu đã khiến nó có ảnh hưởng rất lớn với tổng chi phí của công ty, sự
biến động tăng của giá vốn làm cho tổng chi phí của công ty tăng theo.
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh

Năm 2012
Trị giá
%
331
14,5
1.947
85,47

Năm 2013
Trị giá
%
373
14,87
2.139
85,12

nghiệp
Tổng


2.278

2.502

100

100

Năm 2014
Trị giá
%
N/A
N/A
1.473
N/A
N/A

N/A

Qua bảng phân tích ta có thể thấy, trong nhóm chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp thì chi phí bán hàng chiếm tỉ trọng thấp hơn so với chi phí quản lí
doanh nghiệp ( luôn chiếm trên 85%). Tuy nhiên trong giai đoạn 2012 – 2014 chi
phí quản lý doanh nghiệp lại có xu hướng giảm từ 1.947 tỷ xuống còn 1.473 tỷ
đồng tương ứng giảm 24,35%. Điều này cho thấy công ty đang kiểm soát tốt về
chi phí.


1.2.1. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến lợi nhuận:

Bảng 3: Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến lợi nhuận

Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2012

Thu nhập

Năm 2013

Năm 2014

Chênh lệch

Chênh lệch
2013-2014
17,58%

3.068

3.129

3.679

2012-2013
1,99%

748

735


823

-1,74%

11,97%

2.319

2.395

2.856

3,28%

19,25%

hoạt động
tài chính
Chi phí
hoạt động
tài chính
Lợi nhuận
hoạt động
tài chính
Thu nhập từ hoạt động tài chính tăng cao trong giai đoạn 2012 – 2014 từ
3.068 tỷ đồng lên 3.679 tỷ đồng tương ứng tăng 19,92%. Trong khi đó chi phí cho
hoạt động này chỉ tăng ở mức từ 748 lên 735 tỷ đồng tương ứng tăng 10,03% nên
lợi nhuận thu được năm 2014 là 2.856 tỷ đồng. Những con số này cho thấy hoạt
động tài chính của công ty có hiệu quả cao.
1.2.2. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến LN của doanh

nghiệp:
Bảng 3:Bảng phân tích của ảnh hưởng khác đến lợi nhuận
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Chênh

Chênh

Chênh

lệch 2012-

lệch 2013-

lệch 2012-


Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận

1.831

1.599
232
1.862

1.474
1.458
16
1.654

1.301
1.289
12
1.627

2013
-19,49%
-8,8%
-93,1%
-11,17%

2014
-11,74%
-11,59%
-25%
-1,63%

2014
-28,95%
-19,39%
-94,83%

-12,62%

thuần từ HĐKD
Qua bảng phân tích ta thấy thu nhập từ hoạt động khác của doanh nghiệp
luôn lớn hơn chi phí khác, nghĩa là hoạt động khác của doanh nghiệp luôn có lời.
Như vậy hoạt động khác có ảnh hưởng tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy
nhiên tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác luôn dương và có
chiều hướng giảm xuống cụ thể giai đoạn 2012 – 2014 lợi nhuận khác của Bảo
Việt giảm khá mạnh từ 232 xuống còn 12 tỷ đồng tương ứng với tốc dộ giảm
94,83%, điều này cho thấy lợi nhuận khác tăng chậm dẫn đến đóng góp rất nhỏ
vào tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2.3. Phân tích khả năng sinh lời:
Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một
chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản
xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì
vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ
với doanh nghiệp cũng đều quan tâm.
1.2.3.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động:
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và
được tính dựa dựa vào công thức sau:

Chỉ số lợi nhuận hoạt động =

Lợi nhuận thuần HĐKD
Doanh thu thuần


Tình hình thực tế tại doanh nghiệp như sau:
Bảng 4: Phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động:
2012


Chỉ tiêu

Lợi nhuận

2013

2014

Chênh

Chênh

Chênh

lệch 2012-

lệch 2013-

lệch 2012-

2014
-63,94%

2014
-80,12%

-689

-757


-1.241

2013
-9,86%

8.414

8.366

12.783

-0,57%

52,79%

51,93%

-8,2

-9,05

-9,71

-10,37%

-7,92%

-18,4%


thuần HĐKD
(tỷ đồng)
Doanh thu
thuần (tỷ đồng)
Chỉ số lợi
nhuận hoạt
động (%)
Nhìn chung, chỉ số lợi nhuận hoạt động của công ty có chiều hướng giảm,
chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty chưa khả quan.
1.2.3.2. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu =

Tổng lợi nhuận trước thuế
Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai
yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên
thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh
nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và
hiệu quả của doanh nghiệp.
Theo số liệu thực tế của Bảo Việt ta có:
Bảng 5: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu


2012

Chỉ tiêu

2013


2014

Chênh

Chênh

Chênh

lệch 2012-

lệch 2013-

lệch 2012-

1.855

1.647

1.619

2013
-11,2%

2014
-1,7%

2014
-12,7%


đồng)
Doanh thu

8.414

8.366

12.783

-0,57%

52,79%

51,93%

thuần (tỷ đồng)
Chỉ số lợi

20,05

19,69

12,67

-1,79%

-35,65%

-36,8%


Tổng lợi nhuận
trước thuế (tỷ

nhuận doanh
thu (%)
Từ bảng số liệu ta thấy chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty
có chiều hướng giảm điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty tăng
trưởng chậm. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng cho thấy dòng tiền lưu chuyển trong
hoạt kinh doanh là dòng tiền ra.

2. Phân tích các chỉ số tài chính:
2.1. Chỉ số đánh giá khả năng thanh toán:

Hệ số thanh toán hiện hành =

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh =

Tiền+Khoản phải thu
Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán tức thời =

Tiền
Nợ NH đến hạn

Bảng 6: Bảng phân chỉ số đánh giá khả năng thanh toán



Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Hệ số thanh
toán hiện hành
Hệ số thanh
toán nhanh
Hệ số thanh
toán tức thời

Ngành ngân hàng – bảo

Tập đoàn Bảo Việt
2012

2013

2014

2012

hiểm
2013

673

547

346


98

95

92

669

544

343

98

95

92

111

130

24

3

2

2


2014

Hệ số thanh toán hiện hành:
Giai đoạn 2012 – 2014 hệ số thanh toán hiện hành của tập đoàn Bảo Việt có
xu hướng giảm cụ thể giảm 327% . Tuy nhiên cả 3 năm hệ số thanh toán đều lớn
hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt các
khoản nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy:
- Tình hình tài sản lưu động năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 có thể là do
tăng doanh thu, đồng thời mức nợ ngắn hạn của Tập đoàn cũng tăng đưa đến tỷ số
này thấp hơn so với năm 2012 nhưng cũng không phải là một xu hướng xấu.
- Năm 2014, Tỷ số thanh toán hiện thời không quá thấp để làm giảm khả năng
thanh toán của tập đoàn. Với tỷ số là 346% so với nợ ngắn hạn và doanh nghiệp
chỉ cần 28,9% (5.903/20.409) trị giá tài sản lưu động đã đủ để thanh toán các nợ
đến hạn.
Trong ba năm qua Tập đoàn đã có sự biến đổi lớn về khả năng thanh toán
hiện hành. Nó thể hiện khả năng trả ở mức độ thấp đây cũng là dấu hiệu báo trước
khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ.
Tuy nhiên nếu so sánh với hệ số thanh toán trung bình của ngành Ngân hàng – bảo
hiểm thì Tập đoàn Bảo Việt luôn ở mức cao hơn khá nhiều. Cụ thể năm 2012 cao
gấp 6,87 lần, năm 2013 cao gấp 5,76 lần và năm 2014 cao gấp 3,76 lần. Tỷ lệ khả
năng thanh toán hiện hành của Bảo Việt cao là do có quá nhiều các khoản phải


thu, xu hướng này đang giảm dần cho thấy chất lượng công tác thu hồi công nợ
đang được cải thiện.

2.1.2. Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh giai đoạn 2012 - 2014 của Bảo Việt cũng có xu
hướng giảm 326%. Tuy nhiên, hệ số thanh toán nhanh của Bảo Việt luôn cao hơn
so với hệ số thanh toán nhanh của ngành Ngân hàng – bảo hiểm cho thấy công ty

có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần vay thêm, không sử dụng tài
sản dự trữ tốt hơn hẳn các doanh nghiệp cùng ngành trung bình khoảng 95%.
Qua tỷ số ba năm cho thấy Công ty duy trì một mức tài sản khả năng chuyển
thành tiền đáp ứng đủ thanh toán nợ ngắn hạn, với kết quả đưa ra khá cao (năm
2012 là 669%; năm 2013 là 544% và năm 2014 là 343%). Điều này cho thấy Tập
đoàn Bảo Việt có đủ khả năng giải quyết nhanh trong việc trả nợ tuy nhiên khả
năng thanh toán thực sự của Bảo Việt dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển
đổi nhanh thành tiền đã giảm rõ rệt.
2.1.3. Hệ số thanh toán tức thời:
Giai đoạn 2012 - 2014 hệ số thanh toán tức thời duy của Bảo Việt đã giảm
từ 111% xuống còn 24% tương ứng giảm 87%. Sự suy giảm này là do tiền mặt (có
khả năng thanh khoản cao nhất) giảm mạnh so với mức tăng của nợ ngắn hạn. Sự
gia tăng nợ ngắn hạn này làm cho khả năng thanh toán nợ tức thời của công ty Bảo
Việt yếu hơn, tuy nhiên so với các công ty cùng ngành khả năng thanh toán tức
thời của Bảo Việt vẫn ớ mức khá cao. Cụ thể năm 2012 gấp 37 lấn, năm 2013 gấp
65 lần và năm 2014 gấp 12 lần so với hệ số ngành Ngân hàng – bảo hiểm.


2.2. Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động:

Số vòng quay tài sản =

Doanh thu
Tổng tài sản

Số vòng quay tài sản cố định =

Số vòng quay HTK =

Doanh thu

Tài sản cố định

Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bq

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =

365
Số vòng quay hàng tồn kho

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360
Doanh thu thuần
Bảng 7: Bảng phân chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu
Số vòng quay tài
sản (vòng)
Vòng quay khoản
phải thu
Kỳ thu tiền bình
quân

Tập đoàn Bảo Việt
2012
2013
2014

Ngành ngân hàng – bảo hiểm
2012
2013

2014

0,19

0,17

0,25

0,11

0,8

0,7

0,75

0,68

3,48

0,052

0.034

0,03

486,67

536,76


104,88

7019,2

10735,29 11060,6


Số vòng quay
hàng tồn kho
(vòng)
Kỳ luân chuyển
hàng tồn kho

54

46

74

73,7

54,11

50,5

6,76

7,9

4,9


4,95

6,75

7,23

2.2.1 Vòng quay tổng tài sản:
Giai đoạn 2012 - 2014 số vòng quay tài sản của Bảo việt tăng từ 0,19 lên
0,24 vòng cho thấy trong năm 2012 thì 1 đồng tổng tài sản có thể tạo ra 0,19 đồng
doanh thu thì năm 2014 có 0,24 đồng, cao hơn 0,05 đồng. Ngoài ra, trong giai
đoạn này chỉ số vòng quay tài sản của Bảo việt cao hơn đáng kể so với ngành
Ngân hàng – bảo hiểm cho thấy bình quân 1 đồng tài sản của Bảo việt tạo ra được
nhiều doanh thu hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Lý do là Bảo việt đã sử
dụng vốn một cách có hiệu quả và tài sản dự trự, tài sản nhàn rỗi. Trong tương lai
Bảo việt phải chú ý duy trì ở mức hợp lý cơ cấu tài sản sao cho hiệu quả sử dụng
tài sản được tốt hơn bằng cách nỗ lực gia tăng doanh thu, bán bớt đi những tài sản
ứ đọng không cần thiết hoặc xử lý tốt hơn những tài sản dưới dạng dữ trữ.
2.2.2. Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày
để thu hồi các khoản phải thu của mình.
Dựa vào Kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của
doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp. Theo
quy tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) kỳ hạn thanh
toán. Còn nếu phương thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn được
hưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) số ngày
của kỳ hạn được hưởng chiết khấu.
Từ bảng số liệu, ta thấy vòng quay khoản phải thu của Bảo Việt giai đoạn
2012 - 2014 có xu hướng tăng lên từ 0,75 lên 3,43 dẫn đến kỳ thu tiền bình quân



giảm từ 486,67 xuống còn 104,88. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng không
cao và vốn lưu động ròng được sử dụng tăng. Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của công ty trong năm 2014 thấp hơn so với năm 2012. Công ty cần
có những biện pháp giải quyết việc ứ đọng vốn và các khoản dự trữ để hiệu quả sử
dụng vốn lưu động đựơc tốt hơn.
Tuy nhiên khi so sánh với chỉ số trung bình ngành Ngân hàng – bảo hiểm
giai đoạn 2012 – 2014 thì ta thấy vòng quay khoản phải thu giảm từ 0,052 năm
2012 xuống còn 0,03 năm 2014, dẫn đến kỳ thu tiền bình quân tăng từ 7019,2 lên
11060,6. Như vậy khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành thì chỉ số vòng
quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của Bảo Việt tốt hơn so với trung
bình ngành.
Số vòng quay vốn lưu động năm 2009 là 2,187, mỗi vòng là 164,574 ngày.
So với năm 2008 số vòng quay vốn lưu động giảm 0,415 vòng và tăng
26,195ngày/vòng nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng không cao và vốn lưu
động ròng được sử dụng tăng. Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của công ty trong năm 2009 thấp hơn so với năm 2008. Công ty cần có những biện
pháp giải quyết việc ứ đọng vốn và các khoản dự trữ để hiệu quả sử dụng vốn lưu
động đựơc tốt hơn.
2.2.3. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho:
Trong giai đoạn 2012 - 2014 số vòng quay hàng tồn kho ở mức 54 năm
2012 tăng lên mức 74 năm 2014 trong khi đó số ngày tồn kho lại có chiều ngược
lại, lần lượt là 6,76 năm 2012 và 4,9 năm 2014. Chu kỳ hàng tồn kho của Bảo Việt
càng ngắn thể hiện việc quản lý hàng tồn kho có hiệu quả, có khả năng đem lại lợi
nhuận. Nếu liên hệ tỷ số này với tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh toán
nhanh thì Bảo việt có nhiều tài sản ứ đọng, nhiều tài sản dưới dạng dữ trữ nhưng
nhìn chung khả năng giải phóng tài sản dự trữ của Bảo việt đều rất nhanh, đây có
thể là do đặc điểm của ngành bảo hiểm.



Khi so sánh với tỷ số vòng quay hàng tồn kho của ngành Ngân hàng – bảo
hiểm trong giai đoạn 2012 - 2014 ta thấy chỉ số này của ngành ở tình trạng ngược
lại với Bảo việt, số vòng quay hàng tồn kho giảm ( từ 73,7 xuống 50,5) trong khi
số ngày tồn kho lại tăng lên ( từ 4,95 lên 7,23). Điều này cho thấy Tập đoàn Bảo
Việt có chỉ số vòng quay hàng tồn kho tốt hơn so với chỉ số trung bình của ngành.

2.3. Chỉ số đánh giá khả năng sinh lời:

Tỷ suất lợi nhuận gộp =

DT- GVHB
Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận ròng (ROS) =

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu

ROA =

Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản

ROE =

Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu

Bảng 8: Bảng phân chỉ số đánh giá khả năng sinh lời


Chỉ tiêu
Tỉ suất LN gộp
Tỉ suất LN ròng (ROS)

Tập đoàn Bảo Việt
2012
0,234
0,17

2013
0,264
0,15

2014
0,019
0,10

Ngành ngân hàng – bảo
2012

hiểm
2013

2014

0,11

0,12


0,12


ROA
ROE

0,03
0,12

0,02
0,10

0,03
0,11

0,01
0,13

0,01
0,11

0,01
0,10

2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận gộp:
Hệ số biên lợi nhuận gộp còn gọi là hệ số tổng lợi nhuận hoặc tỷ lệ lãi gộp được
tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận gộp chia cho doanh thu. Chỉ số này cho biết mỗi
đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số biên lợi nhuận
gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng
một ngành. Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ

doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh
tranh của nó.
Hệ số biên lợi nhuận gộp năm 2014 thấp hơn đáng kể so với năm 2013 và 2012,
hệ số biên lợi nhuận gộp năm 2014 là 0,019 tức là một công ty sẽ tạo ra được
0,019 đồng thu nhập trên mỗi đồng doanh thu bán hàng. Thu nhập giảm là dấu
hiệu không tốt điều đó có nghĩa là hệ số biên lợi nhuận gộp của Công ty chưa
được cải thiện tốt. Như vậy Bảo Việt cần tăng lợi nhuận gộp thì hệ số biên lợi
nhuận gộp sẽ tăng theo tỉ lệ tương ứng.

2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận ròng (ROS):
Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ (ROS: Return on sale) phản ánh mức sinh ời trên
doanh thu. Sự thay đổi mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường
lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ.
Mức doanh lợi tiêu thụ năm 2014 thấp hơn năm so với năm 2012 và 2013. Tuy
nhiên trong giai đoạn 2012 – 2013, tỷ suất lợi nhuận ròng của Bảo Việt ở mức cao
hơn so với trung bình ngành, điều này cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận ròng của
1 đồng doanh thu hiệu quả hơn trong ngành Ngân hàng – bảo hiểm. Nhưng năm
2014, tỷ suất lợi nhuận ròng của Bảo Việt lại thấp hơn 2% so với hệ số ngành điều
này là do Tập đoàn tăng mức doanh thu tiêu thụ và đã sử dụng chi phí tương đối


nhiều. Do đó Tập đoàn cần có biện pháp quản lý các loại chi phí nhằm giảm thấp
chi phí để gia tăng mức sinh lợi.

2.3.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản:
Chỉ tiêu doanh lợi tài sản (ROA: Return on asset) phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh, phản ánh hiệu quả của các tài sản được đầu tư.
Doanh lợi tài sản của Bảo Việt giai đoạn 2012 – 2014 hầu như không có biến
động nhiều giữ ổn định ở mức 3% cho thấy việc sử dụng tài sản của Công ty tốt
hơn. Hơn nữa, chỉ số ROA của Bảo Việt lại luôn cao hơn so với chỉ số ROA của

ngành Ngân hàng – bảo hiểm ( giai đoạn 2012 -2014 ở mức 1%) cho thấy với
những giá trị khá cao này có thể chứng minh rõ hơn qua tỷ số doanh lợi tiêu thụ
cao và vòng quay tài sản cũng cao nghĩa là khả năng sinh lời của Tập đoàn và việc
tổ chức sử dụng tài sản của Bảo Việt cũng đạt yêu cầu.

2.3.4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE: Return on equity) phản ánh hiệu
quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ
sở hữu.
Cũng như các tỷ suất sinh lời khác, ROE giai đoạn 2012 - 2014 của Bảo
việt giảm nhẹ 1%, điều này cho thấy khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở
hữu năm 2014 đạt 0,11 đồng. Nêú so với các doanh nghiệp cùng ngành giai đoạn
2012 – 2013 thì chỉ số ROE của Bảo việt chưa cao hơn, điều này cho thấy hiệu
quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Bảo việt chưa tốt là do doanh thu của Tập đoàn
trong giai đoạn này giảm. Đứng trên góc độ của cổ đông thì đây là 1 thông tin
chưa tốt vì ROE không tăng trưởng làm cho thu nhập của họ không được đảm bảo.


×