Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

KẾ HOẠCH Về việc nâng cao tinh thần trách nhiệm quản lý Dạy và Học trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.33 KB, 12 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI

Trường THCS Thạnh Lợi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …/2009/KH-TrTL

Thạnh Lợi, ngày 26 tháng 10 năm 2009

KẾ HOẠCH
Về việc nâng cao tinh thần trách nhiệm quản lý “Dạy” và “Học”
trong nhà trường năm học 2009 – 2010

A. Tổng quan:
1. Thuận lợi:
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên 25 trong đó: CBQL 2 người,
CBCT 2 người, nhân viên 5 người và giáo viên 16, giáo viên đạt trình độ đại học 9
giáo viên chiếm tỷ lệ 56,3%. (kể cả giáo viên thỉnh giảng trình độ cao đẳng).
Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, được đào tạo chính
quy, có phương pháp dạy học phù hợp, đãm bảo trong công tác giảng dạy.
Đội ngũ giáo viên của đơn vị là lực lượng trẻ do đó trong công tác nhiệt tình,
năng động, có tinh thần trách nhiệm cao.
Chất lượng dạy học của nhà trường trong ba năm học 2006–2007, 20072008, 2008–2009:
Tỷ lệ chất lượng giáo dục học sinh các năm học vừa qua:
Năm học 2006 – 2007: Giỏi: 7.0, Khá: 31.8, Trung bình: 46.8, yếu kém:
14.3%.
Năm học 2007 – 2008: Giỏi: 8.1, Khá: 35.3, Trung bình: 49.4, yếu kém:
7.2%.


Năm học 2008 – 2009: Giỏi: 10.7, Khá: 38.4, Trung bình: 42.9, yếu kém:
9.4%.
Năm học 2006 – 2007 số học sinh yếu kém 14.3% tuy nhiên giảm ở những
năm học sau, số lượng học sinh giỏi tăng. Nhìn chung chất lượng giáo dục trong ba
năm liền không tăng hoặc giảm đột biến, có dấu hiệu ổn định .
2. Khó khăn:
Do đội ngũ có nhiều giáo viên trẻ nhưng kinh nghiệm còn non kém và rất
cần thời gian để rèn luyện thêm vế tay nghề, mới có thể đáp ứng nâng cao chất
lượng dạy học.
Đội ngũ tuy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng nhưng thừa thiếu cục bộ
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, hiện tại môn Âm nhạc đơn vị chưa có
phải thỉnh giảng từ trường khác, môn Tiếng anh chỉ có 1 giáo viên phải dạy thừa
giờ nên không đủ thời gian trong việc tổ chức, sắp xếp dạy theo phương pháp phát
huy tính tích cực của học sinh.
1


Cơ sở vật chất tuy đáp ứng tạm thời, nhưng vẫn thiếu trong công tác bồi
dưỡng, phụ đạo và các họat động khác, các thiết bị phục vụ ứng dụng công nghệ
thông tin chưa có ... Tuy nhiên đơn vị đang được xây mới và phục vụ tốt cho năm
học 2010 – 2011.
Học sinh yếu kém khá nhiều, phần lớn là các em không học bài và không
làm bài tập ở nhà, còn thụ động trong học tập. Bên cạnh đó cũng có nhiều ảnh
hưỡng từ lực lượng giáo viên do thay đổi hàng năm thường xuyên, lực lượng cốt
cán chuyển về quê công tác, đổi lại là giáo viên mới ra trường, đơn vị phải bỏ
nhiều thời gian và công sức bồi dưỡng lại từ đầu. Vì vậy học sinh tiếp thu bài chậm
và rất hạn chế về tư duy sáng tạo trong học tập.
B. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch Dạy và Học:
I. Quản lý giảng dạy của giáo viên:
1.1. Thực trạng:

Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên là 25 người trong đó: CBQL 2
người, CBCT 2 người, nhân viên 5 người và giáo viên 16, giáo viên đạt trình độ
đại học 9 giáo viên chiếm tỷ lệ 56,3%. (kể cả giáo viên thỉnh giảng trình độ cao
đẳng).
Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, được đào tạo chính
quy, có phương pháp dạy học phù hợp, đãm bảo trong công tác giảng dạy.
Đơn vị tổ chức đào tạo bốn khối với 8 lớp là 246 em, trong đó 2 lớp 6 với 74
em, 2 lớp 7 với 63 em, 2 lớp 8 với 59 em và 2 lớp 9 với 50 em. Về cơ sở vật chất
sử dụng tối đa các phòng gồm 1 phòng hội đồng hoạt đông của hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng, y tế trường học, hành chánh, họp hội đồng …, 1 phòng sử dụng cho
thiết bị, thư viện và nhà kho, 4 phòng học, cho thấy về cơ sở vật chất thiếu trầm
trọng, tuy nhiên sự thiếu cơ bản này chỉ mang tính chất tạm thời, đơn vị đang được
xây mới và đưa vào hoạt động vào năm học 2010 – 2011.
Địa phương hiện nay đang rất ổn định về kinh tế, xã hội số lượng hộ nghèo
giảm, số hộ gia đình làm nghề nông chiếm gần 100%, giao thông thủy lợi của địa
phương phát triển mạnh, các tuyến đường chính đã được nhựa hóa, chỉ còn ba
tuyến đường ấp 3 và 2 tuyến kinh cùng là đường đất, khó khăn trong mùa mưa, lũ
khi các em đến trường. Tuy nhiên nhìn chung về tình hình kinh tế - xã hội của địa
phương phát triển đây cũng là nguyên nhân làm cho số hộ nghèo giảm, nhận thức
về việc học của con em mình được nâng lên, đảm bảo phần nào điều kiện đến
trường của các em học sinh.
Công tác xã hội hóa giáo dục tại đơn vị cũng đang được đẩy mạnh, các nhà
mạnh thường quân tại địa phương cũng đã nhìn thấy sự cần thiết trong việc hỗ trợ
cho các em học tập, hoạt động, vui chơi lành mạnh.
1.2. Giải pháp:
1.2.1. Phân công giáo viên chủ nhiệm:
2


Lựa chọn giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, đã được quán triệt về tư tưởng

chính trị, có nhiều kinh nghiệm trong công tác, am hiểu về nền giáo dục tại địa
phương, hiểu được văn hóa truyền thống và tình hình kinh tế xã hội, được học sinh
tin yêu và tín nhiệm sẽ được phân công làm giáo viên chủ nhiệm tuy nhiên cần
phải được bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ.
Nắm vững các văn bản hướng dẫn về đánh giá xếp loại học sinh như: Quyết
định số 40/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy
chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ ở và trung học phổ thông và Quyết
định số 53/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung Quyết định số 40. Ngoài ra
nắm vững các kế hoạch hoạt động của nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm là người giữ vai trò cốt lõi trong việc bảo vệ và gìn giữ
truyền thống văn hóa của nhà trường, đảm bảo xây dựng nền nếp học sinh, là
người gần gủi học sinh, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, cá tính của từng học sinh, …
từ đó sẽ có biện pháp quản lý học sinh và giúp các em thoát khỏi sự yếu kém trong
học tập.
Giáo viên chủ nhiệm quản lý 15 phút đầu giờ nhằm kiểm tra, theo dõi về số
lượng, quản lý việc ôn bài của các em, là người trực tiếp báo cáo tình hình học sinh
với hiệu trưởng, là người trực tiếp vận động học sinh khi phát hiện các em có dấu
hiệu bỏ học hay đã bỏ học.
Mỗi giáo viên chủ nhiệm được sắp xếp bố trí trực ban, kết hợp đội cờ đỏ
theo dõi và giải quyết, xử lý các trường hợp bất thường đối với học sinh, trực tiếp
trao đổi với cha mẹ học sinh về tình hình của các em tại đơn vị.
Giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng thành lập Hội đồng khen thưởng,
kỷ luật học sinh khi cần thiết.
Từ đó Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức họp giáo viên chủ
nhiệm ít nhất 2 lần/tháng nhằm quán triệt các giải pháp quản lý học sinh, nâng cao
chất lượng giáo dục.
1.2.2. Phân công giáo viên giảng dạy – kèm cặp học sinh yếu, kém, hoàn
cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học:
Phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh yếu, kém với các môn: Toán, Tiếng
anh, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học. Về nội dung dạy đáp ứng học sinh yếu kém kiến

thức nào bồi dưỡng kiến thức đó sao cho các em lấy lại căn bản dưới sự kiểm tra
và chỉ đạo của phó hiệu trưởng.
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra sự tiến bộ của học sinh về
trình độ, cũng như dấu hiệu bỏ học của học sinh nhằm kịp thời báo cáo về Ban chỉ
đạo phòng chống bỏ học tại địa phương, tổ chức xuống đường vận động các em trở
lại lớp học hay hỗ trợ động viên các em để các em có thể tiếp tục học tập.
Các em học sinh có nguy cơ bỏ học thường là các em học sinh nghèo, thời
gian mà gia đình chăm lo rất ít, phần lớn lười học nên chưa thật sự hợp tác với giáo
3


viên để được bồi dưỡng về trình độ chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần phải thực
hiện công tác thay đổi về nhận thức, tư tưởng để cải tạo mối quan hệ hợp tác này.
Giáo viên bộ môn thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình
hình học sinh và báo cáo tình hình học sinh tham gia bồi dưỡng đến Ban giám hiệu
nhà trường nhằm đảm bảo công tác bồi dưỡng ổn định và hiệu quả.
1.2.3. Đổi mới phương pháp, tổ chức thao giảng, hội giảng, bồi dưỡng
giáo viên dạy giỏi, sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học; sáng kiến kinh nghiệm:
Quán triệt trong toàn đơn vị về tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp để
giáo viên thấy được vai trò, trách nhiệm của mình công trong tác giảng dạy cũng
như giáo dục học sinh nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp nâng cao
chất lượng giáo dục.
Tăng cường dự giờ thăm lớp giáo viên nhằm nâng cao tay nghề. Tổ chức
thường xuyên thao giảng 1 lần/tháng/tổ, hội giảng 1 lần/HK nhằm rút kinh nghiệm
cho giáo viên có tay nghề còn yếu kém. Bên cạnh đó giáo viên có thể học tập rèn
luyện thêm về phương pháp, có điều kiện suy nghĩ về tiết dạy khó như thế nào và
rút kinh nghiệm cho bản thân.
Tổ chức nhiều các buổi sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy
học, tự làm đồ dùng dạy học, thảo luận chia sẽ sáng kiến kinh nghiệm trong quá
trình đổi mới phương pháp.

Tăng cường công tác thanh tra nội bộ, chú trọng việc kiểm tra đánh giá thực
chất kết quả học tập của học sinh, theo dõi việc sử dụng đồ dùng của giáo viên.
Tổ chức phát động phong trào: thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, phong trào
dạy tốt - học tốt, kết hợp hoạt động Đội phát động phong trào thi đua học tập như:
Áo lụa tặng bà, điểm mười tặng mẹ, hoa hồng tặng cô, … tổ chức thi đua tự làm đồ
dùng dạy học, sáng kiến kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy học, bồi
dưỡng học sinh giỏi (năng khiếu), bồi dưỡng hiệu quả học sinh yếu, kém có nguy
cơ bỏ học.
Tổ chức ngày hội “Sử dụng tối đa thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy”
định kỳ 1 tiết/giáo viên/tháng.
Tăng cường tham mưu các cấp có thẩm quyền bổ sung về cơ sở vật chất cho
đơn vị, tổ chức và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng và ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học.
1.2.4. Hội thảo chuyên đề chuyên môn:
Tổ chức sinh hoạt nhiều chuyên đề thực hiện nâng cao tay nghề giáo viên,
nâng cao hiệu quả dạy và học thông qua đổi mới phương pháp, mục đích nâng cao
chất lượng giáo dục đến cuối năm học 2009 – 2010 và thực hiện hiệu quả cho các
năm học tiếp theo.
Cần tổ chức hội thảo các chuyên đề sau:
+ Khắc phục tình trạng không đọc chép trong thực trạng của nhà trường.
4


+ Bồi dưỡng học sinh yếu kém, Bồi dưỡng học sinh giỏi (năng khiếu).
+ Nâng cao tay nghề của giáo viên.
+ Sử dụng phương pháp dạy học hiệu quả.
+ Sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả.
+ Sáng kiến kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Sáng kiến kinh nghiệm trong đổi mới quản lý.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

+ Hình thức học tập hiệu quả của học sinh.
…………
1.2.5. Quản lý dạy thêm học thêm:
Đơn vị không tổ chức dạy thêm học thêm.
Đơn vị đang chuẩn bị hồ sơ, thủ tục tiến hành tổ chức dạy thêm trong năm
học 2010 – 2011 để tạo điều kiện thu nhập thêm cho giáo viên, bên cạnh đó có thể
nâng cao hơn nữa về kiến thức của các em và đánh thức cách nhìn của cha mẹ học
sinh về việc chăm lo học tập của con em mình.
1.2.6. Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn, hoạt động hướng nghiệp:
Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn đúng định kỳ, 2 lần/tháng.
Các chuyên đề hội thảo trong sinh hoạt tổ chuyên môn được thông báo rộng
rãi trong giáo viên nhằm nhận được sự đóng góp nhiệt tình của giáo viên để giúp
nhà trường có được các giải pháp hữu hiệu, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà
trường.
Thông qua sinh hoạt của tồ lá báo cáo hoạt động của tháng, đề ra phương
hướng hoạt động tháng tiếp theo bám sát kế hoạch năm học 2009 – 2010 của nhà
trường, đề ra các giải pháp khắc phục những yếu kém, tồn tại trong tháng mà tổ đã
thực hiện chưa hoàn thành.
Tập trung nhiều về sinh hoạt chuyên đề mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục, bồi dưỡng học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đề ra kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc sinh hoạt tổ của các tổ chuyên
môn, về nội dung, hình thức mục đích điều chỉnh góp ý sao cho buổi sinh hoạt tổ
chuyên môn đạt hiệu quả cùng với sự đóng góp thảo luận nhiệt tình của các thành
viên.
Xây dựng bộ đề kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ, xây dựng đề cương ôn tập
bám sát chuẩn kiến thức, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, đánh giá đúng quy chế,
chính xác công bằng, thể hiện số liệu thực.
Ban giám hiệu cùng tham dự sinh hoạt tổ chuyên môn, đề ra ý kiến đóng
góp, xây dựng phương thức sinh hoạt, đề ra phương hướng tổ chức nhiều hội thảo,
cùng với tổ chuyên môn tháo gở các vấn đề vướng mắc trong việc nâng cao chất

lượng giáo dục.
5


Tổ chức ôn tập, dạy học khép kín các môn toán, ngữ văn và tiếng anh lớp 9
phân luồng đầu ra đối với học sinh lớp 9. Định hướng ngành nghề, chọn lọc hướng
nghiệp cho các em vào các trường Trung cấp nghề, Bổ túc, Trung học phổ thông
công lập theo hướng thi tuyển vào lớp 10. Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng
học sinh yếu kém ở lớp 9, tạo điều kiện cho các em đủ năng lực học tập tiếp tục
đúng nhu cầu và nguyện vọng của học sinh.
Tư vấn với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập theo đúng năng lực
thực sự của các em.
1.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, phát hiện và bồi dưỡng giáo
viên có năng lực còn hạn chế.
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, coi trọng việc
nâng cao tay nghề của giáo viên đặc biệt là giáo viên mới ra trường.
Thông qua dự giờ thăm lớp, thao giảng, hội giảng, thi đua dạy tốt – học tốt
để tìm ra giáo viên có năng lực hạn chế và phân công giáo viên có năng lực, phẩm
chất đạo đức tốt bồi dưỡng và giúp đỡ các giáo viên này ngày càng nâng cao năng
lực trình độ.
Phân công:
TT Họ và tên giáo viên
1 Nguyễn Hữu Lộc
2 Nguyễn Thị Điệp
3

Bùi Thanh Hồng

4
5


Giang Pha
Võ Thanh Vũ

Môn
Văn
Văn

GV bồi dưỡng
Lê Tường Thụy
Ng Thị Thanh Tuyền
KTNN- Nguyễn Hữu Hải
KTGĐ Lê Minh Tân
Toán Lương Minh Chí
Địa
Tống Thanh Hoàng

Môn
Văn
Văn
Lý-KT

Ghi chú

Sinh-KT

Toán
Sử-Địa

Các giáo viên năng lực còn hạn chế tranh thủ dự giờ và rút kinh nghiệm cho

bản thân nhằm thay đổi về phương pháp, nâng cao hiệu quả trong công tác dạy và
học.
Tổ chức tổng kết, đánh giá vào cuối học kỳ I và tiếp tục thực hiện ở học kỳ
II sau khi đã rút kinh nghiệm, và đề ra giải pháp bồi dưỡng trong hè và các năm
học sau.
Kiểm tra, thanh tra các chuyên đề theo kế hoạch thanh tra nội bộ của đơn vị,
đánh giá thực chất việc sử dụng đồ dạy học của giáo viên, tăng cường sử dụng đồ
dùng dạy học tự làm, kiểm tra thường xuyên công tác thiết bị, thư viện, tài chính –
kế toán, công tác phổ cặp GD THCS.
II. Quản lý học tập của học sinh:
2.1. Thực trạng:
6


Phần lớn các em đã dần quen với phương pháp dạy học tích cực, đã có nhiều
gia đình quan tâm nhiều hơn đến việc học của con em mình.
Là một đơn vị vùng sâu ít hiếu động nhưng các em học sinh phần lớn ngoan,
hiền, lễ phép, có đạo đức tốt tuy nhiên trong học tập vẫn còn nhiều học sinh lười
học, chưa nhận thức đúng đắng về việc học.
Tuy nhiên tổng số học sinh 246 em trong đó 2 lớp 6 với 74 em, 2 lớp 7 với
63 em, 2 lớp 8 với 59 em và 2 lớp 9 với 50 em. Số lượng học sinh yếu kém thông
qua khảo sát học sinh đầu năm là 62 em cả về hai mặt giáo dục, trong đó khối 6
chiếm khoảng 50%, yếu kém đều ở các môn trong đó có cả các môn học bài,
nguyên nhân về nhà không có người quản thúc về thời gian học bài ở nhà.
Tổng số học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh gia đình khó khăn
56 em, thuộc diện mồ côi 7 em, mồ côi cả cha lẫn mẹ 1 em, gia đình ly dị 2 em. Do
đó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện học tập của các em.
Địa phương hiện nay đang rất ổn định về kinh tế, xã hội số lượng hộ nghèo
giảm, số hộ gia đình làm nghề nông chiếm gần 100%, giao thông thủy lợi của địa
phương phát triển mạnh, các tuyến đường chính đã được nhựa hóa, chỉ còn ba

tuyến đường ấp 3 và 2 tuyến kinh cùng là đường đất, khó khăn trong mùa mưa, lũ
khi các em đến trường. Tuy nhiên nhìn chung về nh hình kinh tế - xã hội của địa
phương phát triển đây cũng là nguyên nhân làm cho số hộ nghèo giảm, nhận thức
về việc học của con em mình được nâng lên, đảm bảo phần nào điều kiện đến
trường của các em học sinh.
Công tác xã hội hóa giáo dục tại đơn vị cũng đang được đẩy mạnh, các nhà
mạnh thường quân tại địa phương cũng đã nhìn thấy sự thiết trong việc hỗ trợ cho
các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn này học tập, hoạt động, vui chơi
lành mạnh.
2.2. Giải pháp:
2.2.1. Phân loại học sinh, sắp xếp lớp:
Để thuận tiện trong việc tổ chức biên chế lớp, thuận tiện trong giảng dạy, tổ
chức bàn giao học sinh đầu năm nên biên chế lớp hàng năm không thay đổi, danh
sách học sinh từng lớp giữ nguyên trừ trường hợp đặc biệt phải thay đổi.
Mỗi lớp được phân chia số lượng và trình độ như nhau, tỷ lệ học sinh giỏi,
khá, trung bình, yếu, kém tương đương nhằm tạo sự thuận lợi trong quá trình giảng
dạy.
Tranh thủ trong việc xây dựng sân chơi, bãi tập tạo khuôn viên nhà trường
có không gian trong sạch, thoáng mát nhằm tạo được niềm tin trong nhân dân và
trong học sinh. Vì đơn vị nhà trường chưa có sân chơi, bãi tập, khuôn viên trường
hẹp chính vì vậy phạm vi sinh hoạt của các em không có. Như vậy việc đến trường
để học tập chỉ là trách nhiệm mà các em phải thưc hiện. Bên cạnh đó theo kế hoạch
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thì phải có biện pháp thu hút các
7


em, cho các em thấy được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, mong muốn
được đến trường để vừa vui chơi, vừa học tập.
2.2.2. Tổ chức dạy học tự chọn, tổ chức dạy học khép kín.
Căn cứ biên chế giáo viên và bảng phân công giáo viên đầu năm học mà tổ

chức dạy học tự chọn như sau:
Chỉ tổ chức dạy học tự chọn chủ để bám sát với các môn: toán, ngữ văn,
tiếng anh, vật lý, hóa học, nhưng do kinh phí hạn hẹp, tránh trường hợp phải trả
tiền thêm giờ nên đơn vị bố trí phân công sao cho giáo viên dạy đủ số tiết chuẩn
theo quy định.
Giáo viên dạy chủ đề thông qua quá trình giảng dạy, tự đăng ký chủ đề cần
bồi dưỡng với ban giám hiệu nhà trường và tổng hợp lập kế hoạch bồi dưỡng dạy
chủ đề.
Hàng tháng kiểm tra định kỳ việc thực hiện dạy chủ đề trên lớp cũng như
việc thực hiện hồ sơ theo quy định.
Trong tình hình năm học 2010 – 2011 học sinh lớp 9 phải thi tuyển vào lớp
10 nên tổ chức dạy học khép kín.
Các môn học được tổ chức dạy học khép kín: Toán, ngữ văn, tiếng anh.
Lựa chọn đội ngũ giáo viên có năng lực, trình độ, có kinh nghiệm trong
giảng dạy, có thâm niên và phẩm chất đạo đức tốt để thực hiện chương trình khép
kín.
Tổ chức họp bàn thống nhất trong toàn trường và tổ chức họp ban đại diện
cha mẹ học sinh khối 9, bàn bạc nhằm lấy ý kiến thông qua đó tư vấn, hướng
nghiệp nhằm định hướng cho toàn bộ phụ huynh học sinh khối 9 tác động mạnh
mẽ đến học sinh để công tác thi tuyển vào lớp 10 đạt hiệu quả tốt nhất.
Thời gian thực hiện tổ chức từ đầu tháng 11 cho đến hết tháng 6 năm 2010.
Ban giám hiệu tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm tra trong quá trình tổ
chức thực hiện, có hình thức xử lý nghiêm khi có những biểu hiện tiêu cực và khen
thưởng kịp thời đúng người đúng việc.
2.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học:
Quán triệt trong toàn đơn vị về tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp để
giáo viên thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong tác giảng dạy cũng như
giáo dục học sinh.
Tăng cường dự giờ thăm lớp giáo viên nhằm nâng cao tay nghề và đánh giá
tay nghề của giáo viên. Tổ chức thường xuyên thao giảng, hội giảng rút kinh

nghiệm cho giáo viên có tay nghề còn yếu kém, bên cạnh đó bồi dưỡng giáo viên
dạy giỏi.
Tổ chức nhiều các buổi sinh hoạt chuyên đề về đổi mới quản lý, đổi mới
phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
8


Chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học hiệu quả, không có hình thức
đọc chép, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Tăng cường kiểm tra việc sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học và dụng
cụ đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên.
Kiểm tra thường xuyên công tác kiểm tra đánh giá của giáo viên, việc thực
hiện kiểm tra, đánh giá khách quan, nghiêm túc, chính xác, công bằng, trả bài kiểm
tra kịp thời sao cho đúng tinh thần chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo.
Tăng cường công tác thanh tra nội, kiểm tra, theo dõi việc sử dụng đồ dùng
của giáo viên.
Tăng cường tham mưu các cấp có thẩm quyền bổ sung về cơ sở vật chất cho
đơn vị, tổ chức và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng về ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học.
2.2.4. Quản lý giáo dục học sinh cá biệt.
Giáo viên chủ nhiệm tăng cường theo dõi tình hình học sinh, phát hiện và
lập danh sách các học sinh cá biệt tại đơn vị, tìm hiểu nguyên nhân để tư vấn, uốn
nắn, bồi dưỡng giúp đỡ các em tiến bộ.
Giáo viên chủ nhiện lập phiếu theo dõi cá nhân, theo dõi tình hình tiến bộ
của học sinh cá biệt nhằm bàn bạc đưa ra các giải pháp tối ưu giúp đỡ các em này
tiếp tục học tập, hình thành nhân cách tốt và tiếp tục hòa nhập vào cộng đồng xã
hội.
Bên cạnh đó cần xây dựng kế hoạch làm việc, phân công chỉ đạo phối hợp
thực hiện nhịp nhàn, hiệu quả trong bộ các đoàn thể trong nhà trường.
Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện uốn nắn, giúp

đỡ các em học sinh cá biệt và chỉ đạo trực tiếp trong toàn bộ quá trình thực hiện.
2.2.5. Tổ chức kiểm tra định kỳ, học kỳ I, học kỳ II.
Hình thức ra đề:
Thành lập hội đồng soạn đề kiểm tra 1 tiết, lập ngân hàng đề, thống nhất từ
trong các tổ và từ bộ môn thống nhất tổ chức kiểm tra đồng loạt.
Thành lập hội đồng soạn đề thi học kỳ ( trừ các bộ môn Phòng GD&ĐT và
Sở GD&ĐT ra đề ), lập ngân hàng đề và bóc đề khi tổ chức kiểm tra học kỳ I, học
kỳ II.
Hình thức tổ chức:
Thành lập hội đồng coi thi, sắp xếp chổ ngồi của học sinh theo sơ đồ phòng
thi hoặc theo trình độ học tập.
Không phân giáo viên coi thi ở cùng bộ môn, tổ chức giám sát coi thi tuyệt
đối nghiêm túc, đúng quy chế.
Hình thức đánh giá:
Thành lập hội đồng chấm thi, tổ chức chấm chéo (Giáo viên không chấm bài
của học sinh mình phụ trách).
9


Tổ chức chấm thanh tra 20% tổng số bài.
* Ghi chú: Các đề thi mà phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT ra đề thực hiện
đúng tinh thần chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo.
Phòng GD&ĐT sẽ tổ chức kiểm tra và chấm đối với các môn toán, ngữ văn
và tiếng anh lớp 9 và thực hiện kiểm tra chấm chéo 100% giữa các trường.
Các môn GDCD, Công nghệ, Nhạc, Họa và Thể dục nhà trường tổ chức
kiểm tra, đánh giá tương tự như các môn Phòng GD&ĐT ra đề. (trừ toán, văn,
tiếng anh)
+ Ra đề: Lập ngân hàng đề và trộn đề trong kiểm tra 1 tiết và kiểm tra định
kỳ.
+ Tổ chức kiểm tra: Tổ chức kiểm tra đồng loạt cho các môn trên cùng một

khối, phân công giáo viên coi chéo.
+ Tổ chức đánh giá: Tổ chức chấm chéo, chấm khảo sát (nếu là KT học kỳ).
So sánh kết quả kiểm tra định kỳ giữa các môn trường ra đề và các môn
phòng GD&ĐT ra đề cho từng lớp/giáo viên/khối. Căn cứ vào kết quả này, hiệu
trưởng phân loại trình độ năng lực giáo viên làm căn cứ để xem xét đánh giá thi
đua cuối năm cho giáo viên.
C. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học:
+ Thời gian: Cuối tháng 12, cuối tháng 5.
+ Hình thức: Vấn đáp lấy thông tin từ học sinh, giáo viên bộ môn, giáo viên
chủ nhiệm, thiết bị, thư viện, kiểm tra trên hồ sơ sổ sách, tổ chức dự giờ thăm lớp,
khảo sát chất lượng học sinh và giám sát trực tiếp quá trình tổ chức kiểm tra, đánh
giá.
+ Lực lượng kiểm tra: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng CM, CTCĐ,
TPT Đội và một số giáo viên có trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức tốt.
+ Đối tượng kiểm tra: Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chuyên
môn.
+ Nội dung kiểm tra:
Công tác của giáo viên chủ nhiệm.
Công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém và công tác hướng nghiệp ( lớp 9).
Công tác đổi mới mương pháp dạy học.
Công tác sinh hoạt chuyên đề và hoạt động của tổ chuyên môn.
Tình hình dạy thêm học thêm.
Công tác kiểm tra nội bộ.
Tổ chức dạy học chủ đề và dạy học khép kín.
Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá.
D. Sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm:
10


Tổ chức sơ, tổng kết để báo cáo lại tình hình thực hiện thông qua kiểm tra,

nắm rõ hơn về các mặt ưu điểm, khuyết điểm thông qua đó phân tích tìm hiểu
nguyên nhân yếu kém và đề ra các giải pháp nhằm phát huy các ưu điểm và khắc
phục các yếu kém, tồn tại để hoàn thành đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục. Từ đó rút kinh nghiệm và hoạch định hướng đi trong những năm tiếp
theo.
Trên đây là kế hoạch nâng cao tinh thần trách nhiệm quản lý Dạy và Học
trong nhà trường năm học 2009 – 2010 của hiệu trưởng trường THCS Thạnh Lợi,
đề nghị Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên thực hiện nghiêm túc
tinh thần kế hoạch này, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề
nghị báo cáo trực tiếp với hiệu trưởng nhà trường để kịp thời giải quyết.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
-

Phòng GD&ĐT (báo cáo).
Các bộ phận.
Lưu.

11


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁP
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THẠNH LỢI

KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
V/v nâng cao tinh thần trách nhiệm
quản lý “dạy” và “học” trong nhà trường

THÁNG 10 NĂM 2009

12



×