Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

KẾ HOẠCH Nâng cao chuẩn năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.96 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:

/KH-THCS.TL
Thạnh Lợi, ngày

tháng 01 năm 2013

KẾ HOẠCH
Nâng cao chuẩn năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Học kỳ II năm học 2012 - 2013
Căn cứ Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 8 tháng 01 năm 2013 của UBND huyện
Tháp Mười về việc nâng cao chuẩn năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục huyện
Tháp Mười giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ công văn số 52/PGDĐT-TCCB ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Phòng
Giáo dục và Đào tạo Tháp Mười về việc triển khai thực hiện Kế hoạch 07/KH-UBND
nâng cao chuẩn năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục huyện Tháp Mười giai
đoạn 2012 - 2015;
Trường THCS thạnh Lợi xây dựng Kế hoạch nâng cao chuẩn năng lực giáo viên
và cán bộ quản lý giáo dục học kỳ II năm học 2012 – 2013 cụ thể như sau:
I. Mục đích yêu cầu:
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Giúp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nâng cao nhận thức, tích cực nỗ lực


phấn đấu để không ngừng nâng cao kiến thức, kỷ năng sư phạm và luôn trau dồi đạo đức,
nhân cách của người thầy.
Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý phù hợp với nhu cầu phát triển giáo dục.
Dựa vào các tiêu chí chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện rà
soát, đánh giá năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức, nếu không đạt
chuẩn đã xác định thì phải vị trí công tác đương nhiệm (sắp xếp, bố trí lại hoặc cho thôi
việc).
II. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của
đơn vị trong giai đoạn hiện nay:
1. Thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Tổng số cán bộ giáo viên hiện có là 24, trong đó cán bộ quản lý 2 người, giáo
viên 20 người và 2 giáo viên chuyên trách. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là
100%. Đa số giáo viên đã đào tạo chính quy. Định mức giáo viên trên lớp vược tiêu
chuẩn quy định là 0,5.
Qua kiểm tra công tác chuyên môn của giáo viên, phần lớn giáo viên của nhà
trường đều chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của
Nhà nước, nêu cao tinh thần yêu nghề, phấn đầu nỗ học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ và đầu tư đổi mới ngày càng tích cực phương pháp dạy học.
Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao về đổi mới chương trình và phương pháp
dạy học hiệu quả thì cán bộ quản lý và giáo viên cần nỗ lực rất nhiều. Chính vì vậy trong
thực tế đội ngũ đã bộc lộ không ít những bất cập về chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm


cũng như năng lực công tác trong đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp còn chậm so
với yêu cầu.
2. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân:
a. Thành tựu chủ yếu:
Trong những năm qua giáo dục đào tạo trong nhà trường tuy chưa có những
điểm nổi bậc nhất định nhưng chất lượng giáo dục cũng có nhiều chuyển biến, có giáo

viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện, có học sinh giỏi cấp huyện, đạt giải các hội thi văn
nghệ … chất lượng đại trà hàng năm trên 90 %, hiệu quả cao trong công tác tuyển sinh
lớp 10; công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận
chính trị cho đội ngũ được thực hiện thường xuyên và đều.
b. Mặt tồn tại, yếu kém:
So với yêu cầu phát triển thì chất lượng giáo dục vẫn còn thấp, chất lượng học
sinh thi chọn học sinh giỏi hàng năm còn thấp, chất lượng đại trà thấp so với mặt bằng
chung, tỷ lệ huy động học sinh chưa cao; đội ngũ đã có những cá nhân biểu hiện giảm về
tinh thần trách nhiệm trong công tác.
Các chuẩn như trường đạt chuẩn quốc gia, chuẩn xanh sạch đẹp, chuẩn thư viện
được tổ chức xây dựng còn chậm so mặt bằng chung của huyện.
c. Nguyên nhân tồn tại, yếu kém:
Trong những hạn chế tồn tại trên có nhiều nguyên nhân do chủ quan, khách
quan nhưng nhìn chung là do nguyên nhân chủ quan, việc quản lý chỉ đạo điều hành còn
lỏng lẽo, các tổ chuyên môn còn thực hiện oa loa, đại khái chất lượng giáo dục chưa tốt,
vẫn còn tình trạng giáo viên chưa nêu cao lòng yêu nghề, thiếu tinh thần trách nhiệm, còn
trông chờ, ỷ lại …
Đối với các nhiệm vụ giáo dục chưa xây dựng được những giải pháp hữu hiệu
để thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra.
III. Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
huyện Tháp Mười giai đoạn 2012 – 2015:
1. Mục tiêu:
a. Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao chuẩn năng lực và phẩm chất của giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục đáp ứng cao hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn đổi mới giáo dục theo yêu
cầu phát triển của xã hội.
b. Mục tiêu cụ thể:
Đối với giáo viên: Năng lực đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế, chưa
thật sự tâm huyết với nghề nghiệp, hiệu quả giảng dạy chưa cao, không đáp ứng yêu cầu
công việc sẽ cho chuyển đổi nhiệm vụ hoặc thôi việc.

Đối với cán bộ quản lý giáo dục: Năng lực quản lý giáo dục của cán bộ chưa
đáp ứng kịp giai đoạn đổi mới theo hướng phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn sẽ cho thôi
giữ chức vụ để bố trí người mới, có năng lực và đảm đương được nhiệm vụ trong giai
đoạn mới.
2. Giải pháp:
a. Công tác tuyên truyền giáo dục:
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người
về công tác nâng cao chuẩn năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng
yêu cầu đối mới nâng cao chất lượng giáo dục qua các kênh thông tin như:
- Triển khai trực tiếp đến cán bộ, giáo viên trong họp hội đồng, hội thảo về chủ
trương, ý nghĩa và mục tiêu của kế hoạch. Giúp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, vai trò, nghĩa


vụ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn,
chính trị và phẩm chất đạo đức đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và
quản lý giáo dục.
- Tuyên truyền về chủ trương, ý nghĩa, mục tiêu kế hoạch và thường xuyên cập
nhật kết quả thực hiện bằng những thành tích cụ thể. Giúp cho cả hệ thống chính trị và
ngoài xã hội để mọi người nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm giáo viên và cán bộ quản lý
là nhân tố quan trọng quyết định đến đổi mới dạy - học và nâng cao chất lượng giáo dục;
tạo điều kiện cho họ tham gia góp ý về xây dựng phẩm chất đạo đức và năng lực của
người Thầy, đạo đức học sinh; qua đó giúp ngành giáo dục địa phương xây dựng được
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý toàn diện, có đủ khả năng đưa ngành giáo dục địa
phương phát triển bền vững về chất lượng giáo dục.
b. Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp:
Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục một cách
toàn diện, là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài
nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, do vậy mỗi giáo viên và cán bộ quản lý
phải thường xuyên trao đổi, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật tri thức và công

nghệ mới đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới.
Tăng cường khuyến khích cán bộ giáo viên tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ. Thường xuyên và định kỳ kiểm tra năng lực giảng dạy, giáo dục
học sinh và quản lý điều hành đổi mới giáo dục thông qua các hoạt động có hiệu quả của
các tổ chuyên môn; đầu tư cải tiến chất lượng hội thảo, hội thi, thao giảng; tổ chức tốt
hoạt động nghiên cứu khoa học, phong trào tự làm thiết bị - đồ dung dạy học, sáng kiến
kinh nghiệm và triển khai ứng dụng các đề tài vào việc giảng dạy và quản lý giáo dục.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục.
c. Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, quản lý giáo dục:
Thường xuyên cập nhật kiến thức kỹ năng cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục.
Tăng cường chỉ đạo và quản lý chặt chẽ việc thực hiện dạy học hiệu quả, phù
hợp khả năng học tập học sinh. Chú ý thực hiện nghiêm túc kiểm định chất lượng; tăng
cường thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác thanh tra kiểm tra nhất là
thành tra chuyên môn và quản lý chất lượng giáo dục; sử dụng thiết bị dạy học, thực hiện
tốt “dạy thực chất, học thực chất”. Cụ thể hoá nội dung, tiêu chí thi đua, tổ chức thực hiện
nghiêm túc khách quan công bằng tạo đòn bẩy thúc đầy nâng cao chất lượng dạy và học.
Xây dựng quy chế phối hợp giữa “Nhà trường, gia đình, hội khuyến học, chính quyền và
đoàn thể địa phương” để giáo dục học sinh tại cộng đồng.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, chỉ đạo điều
hành quản lý giáo dục.
Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;
công tác quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng, kiểm tra, đánh giá củng như các điều kiện đảm
bảo thực hiện các chính sách, chế độ nhằm tạo động lực thu hút động viên đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Chú trọng
đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý trong các cơ sở giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hóa; bố trí sắp xếp ở các cấp học
phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực cán bộ giáo viên, có cơ chế thay thế khi không
đáp ứng yêu cầu.

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp học đầy đủ về số lượng,
có chất lượng và gắn với nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương.


Thực hiện tốt giao quyền tự chủ về quản lý tài chính, về quản lý nhân sự theo
hướng phân cấp về cơ sở giáo dục.
d. Thực hiện việc ra soát, sắp xếp, bố trí giáo viên và cán bộ quản lý:
- Thành lập hội đồng nhà trường trong công tác nâng cao chuẩn năng lực giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục học kỳ II năm học 2012 – 2013; Hội đồng nhà trường có
trách nhiệm căn cứ chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, mức độ hoàn thành
các tiêu chí về kiểm định chất lượng giáo dục, chuẩn phó hiệu trưởng và hiệu quả hoạt
động của từng cán bộ giáo viên, thẩm định tổng hợp kết quả đánh giá trong đơn vị học kỳ
II năm học 2012 – 2013.
- Thực hiện công tác rà soát đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Thực hiện nghiêm túc kiểm tra, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý về tình hình tư tưởng đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp
giảng dạy, năng lực quản lý trong các cơ sở giáo dục. Đối với năng lực nghề nghiệp đánh
giá trên cơ sở các căn cứ của quy định về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học ban
hành kèm theo Thông tư số: 30/2009/QĐ-BGDĐT; chuẩn Hiệu trưởng: Trung học ban
hành kèm theo Thông tư số: 29/2009/TT-BGDĐT; chuẩn phó Hiệu trưởng theo công văn
số: 630/BGDĐT-NGCBQLGD” để xác định mức dộ hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể thực
hiện theo quy trình như sau:
* Đối với giáo viên
- Trách nhiệm của giáo viên
+ Thực hiện các hoạt động chuyên môn theo quy định.
+ Dạy ít nhất 2 tiết trong lần kiểm tra có đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn.
+ Kiểm tra, khảo sát học sinh theo chuẩn kiến thức.
- Trách nhiệm kiểm tra, đánh giá của Tổ chuyân môn
+ Dự giờ và kiểm tra 3 nội dung trách nhiệm của giáo viên như trên.
+ Nắm thông tin phản ánh từ cha mẹ học sinh và đồng nghiệp về giáo viên đó

(có minh chứng thuyết phục, tránh chủ quan).
+ Tổng hợp, đánh giá và xếp loại chung 1 trong 4 mức: “Tốt”, “Khá”, “Trung
bình”, “Yếu”.
- Trách nhiệm kiểm tra, đánh giá của Hội đồng nhà trường
+ Đánh giá giáo viên căn cứ vào quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Thẩm định kết quả đánh giá và xếp loại của Tổ chuyên môn đối với từng giáo
viên.
+ Tổng hợp kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp và kết quả thẩm định đánh
giá của tổ chuyên môn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với từng giáo viên
và xếp loại chung 1 trong 4 mức: “Tốt”, “Khá”, “Trung bình”, “Yếu”.
* Đối với cán bộ quản lý giáo dục
- Đối với Hiệu trưởng
Các căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ:
+ Kết quả kiểm tra, đánh giá từng giáo viên của từng đơn vị sau khi thẩm định
hoặc kiểm tra lại kết quả của Tổ chuyên môn, có thống kê số lượng giáo viên được xếp
từng mức.
+ Chuẩn Hiệu trưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Mức độ hoàn thành các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định, mà sở giáo dục thực hiện trong công tác tự đánh giá (đánh giá
trong) do Hội đồng tự đánh giá (theo Quyết định số: 83/2008/QĐ-BGDĐT, ban hành quy


định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông) nhà trường
thực hiện.
Thực hiện đánh giá: Hội đồng nhà trường kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng căn cứ
vào kết quả đánh giá 3 nội dung trên để tổng hợp, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ
của Hiệu trưởng và xếp loại chung vào 1 trong 4 mức: “Tốt”, “Khá”, “Trung bình”,
“Yếu”.
- Đối với phó Hiệu trưởng

Các căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ:
+ Chuẩn cấp phó do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể do Hiệu trưởng phân công trong công
tác quản lý, điều hành.
Thực hiện đánh giá: Hội đồng nhà trường kiểm tra, đánh giá phó Hiệu trưởng
tại cơ sở giáo dục căn cứ vào kết quả đánh giá 02 nội dung trên theo hướng dẫn quy trình
đánh giá dựa vào công văn số: 630/BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 16/02/2012 để tổng hợp
đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của phó Hiệu trưởng và xếp loại chung vào 1
trong 4 mức: “Tốt”, “Khá”, “Trung bình” và “Yếu”.
Thành phần kiểm tra, đánh giá của Hội đồng nhà trường: Hội đồng nhà
trường do Hiệu trưởng Quyết định thành lập, thành phần gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng.
+ Phó chủ tịch Hội đồng: phó Hiệu trưởng chuyên môn.
+ Thư ký Hội đồng: Thư ký Hội đồng trường.
+ Các Ủy viên Hội đồng: các phó Hiệu trưởng còn lai, Chủ tịch công đoàn cơ
sở, đại diện cấp ủy đảng (ngoài các thành phần nêu trên, có xếp loại chung bằng văn bản
đế phòng Giáo dục và Đào tạo để được thẩm định và kiểm tra, đánh giá lại.
III. Tổ chức thực hiện:
1. Nhà trường tổ chức triển khai dự thảo kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục,
xây dựng các giải pháp hữu hiệu, thông qua đó xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng
giáo dục hoàn chỉnh.
2. Tổ chức thực hiện “Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục” năm học 20122013.
3. Tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng Giáo
dục năm học 2012 – 2013.
4. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả cuối học kỳ I, cuối năm học.
Trên đây là kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2012 – 2013 của
trường trung học cơ sở Thạnh Lợi.
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG
KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG


HIỆU TRƯỞNG



×