Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận tài chính công CẤU TRÚC NỢ CÔNG VÀ TÍNH BỀN VỮNG Ở NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.96 KB, 22 trang )

Trang1


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG
ĐỀ TÀI:CẤU TRÚC NỢ CÔNG VÀ TÍNH BỀN VỮNG Ở
NHẬT BẢN

GVHD: TS Nguyễn Hồng Thắng
Sinh viên thực hiện:
Lớp : HP 14C1TCMA50305
TCDN- CHCQ K23- NHÓM 02

Niên khóa 2013- 2015

Trang2


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng

SVTH: LỚP HP 14C1TCMA50605 –CHCQ K23- NHÓM 2
STT
1
2
3
4

HỌ VÀ TÊN
Nguyễn Thị Nhân Ái
Võ Ngọc Châu


Nguyễn Tuyết Hạnh
Phạm Thị Kim Huệ

ĐIỆN THOẠI
0903 668 317
0907 400 408
0984473 441
0988932201

MAIL

5
6
7
8
9

Trần Thị Xuân Lan
Nguyễn Trọng Nguyễn
Trần Thị Huỳnh Như
Đỗ Như Tiến
Nguyễn Thị Huyền Trang

0909898390
0906 690 502
0126711384
01649667374
01265870366

n














Trang3


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng

MỤC LỤC

CẤU TRÚC NỢ CÔNG VÀ TÍNH BỀN VỮNG Ở NHẬT BẢN
Giới thiệu
Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra vào năm 2008 đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia trên thế giới. Tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu, để cứu vãn nền
kinh tế, các quốc gia đều phải tăng chi tiêu công, biến các khoản nợ tư nhân thành nợ
công. Tuy nhiên, việc làm này không giúp giải quyết được bài toán về kinh tế mà còn gây
ra hệ quả là sau thời điểm này, nợ công của khu vực Châu Âu đều có xu hướng tăng vọt,
điển hình là Hy Lạp và Italia đều ở mức trên 100% so với GDP. Đi kèm theo đó là lợi tức
trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng
01/2010, lên 9,73% vào tháng 07/2010 cũng chính là dấu hiệu khởi đầu cho cuộc khủng

hoảng nợ công diễn ra tại Châu Âu. Khủng hoảng nợ công bắt đầu từ Hy Lạp, sau đó Ailen trở thành nước thứ hai và tiếp tục lan ra các quốc gia khác trong khu vực đồng Euro.
Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ công là Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ai-len
và Síp đã phải xin cứu trợ quốc tế để tránh vỡ nợ.
Có thể nhìn thấy vấn đề nợ công đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế
giới. Một quốc gia đang được giới phân tích dự đoán có khả năng trở thành “Hy Lạp thứ
hai” hay không, chính là Nhật Bản. Tỷ lệ nợ công của Nhật Bản hiện nay là khoảng
245% so với GDP, với con số này, liệu rằng Nhật Bản có xảy ra khủng hoảng nợ công
hay không? Bài phân tích này sẽ tập trung phân tích vào tính bền vững nợ công Nhật Bản
và đưa ra những khác biệt giữa nợ công Nhật Bản và Hy Lạp.

1. Quan niệm về nợ công
Một cách khái quát nhất, có thể hiểu nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá
trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm
tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt
ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó.
Trang4


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng
bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nợ chính phủ thường được phân thành : Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay
trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). Việc đi vay
của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ
các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi
ro tín dụng vì chính phủ vì có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn
lãi khi đáo hạn. So với trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ, trái phiếu chính phủ
phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao
hơn vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, thêm vào đó còn có thể xảy
ra rủi ro về tỷ giá hối đoái.

Ngoài việc vay bằng cách phát hành trái phiếu nói trên, chính phủ cũng có thể vay tiền
trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền
tệ quốc tế (IMF)... Hình thức vay này thường được chính phủ của các nước có độ tín cậy
tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu
chính phủ của họ không cao.

2. Phương pháp đánh giá tính bền vững của nợ công
Việc đánh giá tính bền vững Nợ công (Debt Sustainability Analysis - DSA) được dựa
trên trên phương pháp luận do IMF (2011) xây dựng 1, cụ thể phương pháp này nhằm vào
các mục tiêu sau:


Đánh giá hiện trạng nợ công bao gồm việc xem xét quy mô hiện tại, cơ cấu kì hạn,



cơ cấu lãi suất cố định hay thả nổi,cơ cấu tiền tệ và chủ nợ;
Xác định tính dễ tổn thương của cơ cấu nợ hiện tại hoặc rủi ro chính sách để từ đó

khuyến nghị những điều chỉnh thích hợp;
• Dự báo nợ công tương lai và đưa ra các khuyến nghị chính sách để tránh sự đổ vỡ
hoặc ổn định nợ công.
1 International Monetary Fund (2011), “Some Tools for Public Sector Debt Analysis”, Chapter 9 in Public Sector
Debt Statistics:Guide for Compilers and Users.

Trang5


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
Nợ công của một quốc gia được coi là bền vững nếu như các nghĩa vụ nợ (trả gốc và lãi)

được thực hiện một cách đầy đủ mà không cần sử dụng đến các biện pháp tài trợ ngoại lệ
(ví dụ như xin miễn giảm), hoặc không cần phải thực hiện những điều chỉnh lớn đối với
cán cân thu nhập và chi tiêu của mình. Đây chính là khả năng thanh toán nợ công và
rủi ro vỡ nợ. Ngoài ra, còn có thể phân tích thêm những tác động tích cực ( tiêu cực của
nợ công đến nền kinh tế).
Do giới hạn về dữ liệu, trong khuôn khổ bài phân tích này, chúng tôi chỉ đánh giá tính
bền vững nợ công Nhật Bản một cách cơ bản và không phân tích tác động của Nợ công
lên nền kinh tế.
3.

Đánh giá tính bền vững của Nợ công Nhật Bản
3.1.
3.1.1

Thực trạng nợ công của Nhật Bản
Thực Trạng nợ công của Nhật Bản

Hình 3.1 Nợ công Nhật Bản qua các năm ( số tuyệt đối)
Đơn vị tính: Tỷ Yên

Hình 3.2 Nợ công Nhật Bản qua các năm ( so với GDP)
Đơn vị tính: %

Trang6


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng

Nhìn vào hai biểu đồ trên ta thấy: mặc dù là nền kinh tế phát triển thứ ba trên thế giới
nhưng tỷ lệ nợ công của Nhật Bản đang đứng đầu thế giới. Nợ công của Nhật Bản tăng

trung bình 3% mỗi năm và từ sau năm 1996, tỷ lệ nợ công của Nhật Bản đã vượt qua
100% so với GDP. Thời điểm đó, Chính phủ Nhật cố gắng gia tăng chi tiêu công, kích
thích tiêu dùng nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ sau khi nền kinh tế
“bong bóng” bị vỡ do cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997).
Tuy nhiên, những nỗ lực đó không đưa lại những kết quả như mong muốn và Nhật Bản
phải đối mặt với một giai đoạn giảm phát triền miên, chi phí phúc lợi xã hội không ngừng
gia tăng làm xói mòn nguồn thu từ thuế vốn ngày càng thiếu hụt do liên tục bị cắt giảm
dẫn tới hậu quả tất yếu là tỷ lệ nợ công ngày càng cao. Thâm hụt ngân sách hàng năm của
Nhật Bản là gần 10% GDP, cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào thuộc khu vực đồng Euro.
Điều này cộng với tình trạng kinh tế trì trệ tạo nên tỷ lệ nợ/GDP tăng 10% hàng năm.
Hiện nay nợ công của Nhật Bản chỉ thấp hơn Hy Lạp (Hình 3.3)

Trang7


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
Hình 3.3 Tỷ lệ Nợ Chính phủ ròng trên GDP của một số quốc gia
ĐVT: %

Nguồn: IMF, WEO Database (2012)
Mặt khác, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và những nỗ lực khôi phục
kinh tế sau thảm họa động đất và sóng thần đã tiếp tục làm gia tăng số nợ công của Nhật
Bản. Năm 2011, tổng số nợ công của Chính phủ đã gấp đôi GDP. Số nợ công ngày càng
gia tăng trong những năm tiếp theo khi Chính phủ Nhật Bản tiếp tục chi các khoản đầu tư
lớn để tái thiết những khu vực bị tàn phá bởi thảm họa động đất, sóng thần tháng 3/2011.
Tháng 1/2013, Thủ tướng Thủ tướng Nhật- Shinzo Abe đã tung ra chính sách kích thích
kinh tế Abenomics - chính sách gồm 3 mũi nhọn (nới lỏng tiền tệ, nới lỏng tài khóa và
cải cách kinh tế) nhằm đưa Nhật thoát khỏi thời kỳ giảm phát kéo dài.
Như vậy, với những chính sách thúc đẩy kinh tế trong suốt gần hai thập kỷ vừa qua, đã
đẩy Tỷ lệ nợ công ròng (sau khi đã trừ đi những khoản như quỹ lương hưu…) của Nhật

Bản đã tăng gấp 10 lần và lên tới tỷ lệ 245% GDP. Việc gia tăng khối nợ công khổng lồ
đã khiến Chính Phủ Nhật Bản lên kế hoạch tăng thuế ( kế hoạch được lên từ năm 2012).

Trang8


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
3.1.2

Nguyên nhân chính gia tăng nợ công Nhật Bản

Tình trạng nợ công hiện nay của Nhật Bản là hậu quả tất yếu của những giải pháp mà
Chính phủ đã tiến hành trong quá khứ trong nỗ lực đưa nền kinh tế ra khỏi giai đoạn suy
thoái triền miền. Có thể nêu những nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, chi tiêu công kích thích tăng trưởng kinh tế: Giải pháp truyền thống mà
Chính phủ Nhật Bản thường sử dụng để khắc phục tình trạng khủng hoảng chu kỳ trong
hai thập kỷ vừa qua là việc dựa vào ngân sách bổ sung hoặc các chương trình kích thích
kinh tế trọn gói nhằm kích cầu trong nước thông qua việc mở rộng các công trình công
cộng. Nhật Bản là quốc gia có những gói kích cầu lớn nhất cả về tổng giá trị cũng như tỷ
lệ trên GDP.
Gần đây nhất, chỉ trong hai tháng 10 và 11/2012, Chính phủ Nhật đã tung ra hai gói kích
thích kinh tế trị giá 5,3 và 10 tỷ USD để ngăn ngừa nền kinh tế đang có dấu hiệu suy
thoái.
Đáng chú ý, Tháng 1/2013, với chính sách kích thích kinh tế Abenomics - chính sách
gồm 3 mũi nhọn (nới lỏng tiền tệ, nới lỏng tài khóa và cải cách kinh tế) nhằm đưa Nhật
thoát khỏi thời kỳ giảm phát kéo dài. Chính phủ Nhật Bản đã thông qua một gói kích cầu
mới trị giá 227 tỷ USD (tương đương 40% GDP) với mục đích tái thiết nền kinh tế lớn
thứ ba thế giới trong đó tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng phục vụ việc hồi phục cũng
như đề phòng thảm họa, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng tái
sinh và các nỗ lực cải thiện lĩnh vực y tế. Những gói kích thích kinh tế lớn do Chính phủ

Nhật Bản tung ra trong hai thập kỷ vừa qua đã thổi phồng số nợ công của Nhật Bản.
Đến giữa tháng 5/2014 Chính phủ của Thủ tướng Abe , đã kích hoạt khoản ngân sách
khổng lồ 92.610 tỷ Yen (906,2 tỷ USD), tập trung vào các công trình công cộng sẽ tạo
đòn bẩy giúp phục hồi nền kinh tế.
Thứ hai, chi phí an sinh và phúc lợi xã hội: Nhật Bản hiện là nước có tuổi thọ cao nhất
thế giới (83 tuổi) với gần 25% trong tổng số 127 triệu dân ở độ tuổi trên 65 và dự báo đến
năm 2060, người già có thể chiếm tới 40% dân số. Tỷ lệ dân số già cao đang đặt Chính

Trang9


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
phủ Nhật Bản vào tình thế khó khăn trong việc bảo đảm lương hưu và chăm sóc y tế cho
đội ngũ đông đảo những người nghỉ hưu. Chi phí an sinh xã hội ước tăng 800 tỷ Yen và
chiếm phần lớn nhất trong ngân sách của năm tài khoán 2013- 2014.
Để hỗ trợ cho hệ thống phúc lợi xã hội thì giải pháp tất yếu là Chính phủ Nhật Bản đã
phải tiếp tục phát hành trái phiếu vay tiền từ người dân. Từ năm 2000, lượng phát hành
trái phiếu chính phủ Nhật Bản đã vượt qua Mỹ, trở thành nước phát hành trái phiếu lớn
nhất toàn cầu. Trong năm tài khóa 2013, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch phát hành
lượng công trái mới để tài trợ cho 46% ngân sách. Lượng phát hành trái phiếu tăng làm
cho nợ công của Nhật Bản cũng tăng nhanh cùng với nạn giảm phát và nhu cầu tiêu thụ
nội địa yếu ớt đang cản trở đà phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản.
Thứ ba, nguồn thu từ thuế thấp: Để đối phó với tình trạng giảm phát trong hai thập kỷ
vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã liên tiếp điều chỉnh và giảm thuế để kích thích sản xuất
và tiêu dùng.
Quan điểm của Chính phủ Nhật Bản là duy trì mức thuế thấp qua đó kích thích kinh tế
tăng trưởng để gia tăng thu ngân sách mà không theo đuổi chính sách đánh Thuế cao để
tăng thu ngân sách.
Hiện mức thuế doanh thu của Nhật Bản là 5% - mức thấp nhất trong số các nước công
nghiệp hóa (so với mức gần 20% của châu Âu) và nguồn thu từ thuế của Nhật Bản hiện

chỉ ở mức 17% GDP - mức thấp nhất trong các thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD). Trong bối cảnh dân số ngày càng già hóa và chi phí an sinh xã hội tăng
cao thì việc thu từ nguồn thuế thấp như hiện này rõ ràng đã góp phần làm trầm trọng hơn
tình trạng thâm hụt ngân sách và gia tăng tỷ lệ nợ công của Nhật Bản.
Thứ tư, lãi suất thấp: Trong hai thập kỷ vừa qua Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
(BOJ) đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng bằng cách giảm lãi suất nhiều lần và cuối
cùng thực hiện “chính sách lãi suất zero”. Đặc biệt trong giai đoạn 2001-2006, khi các
chính sách tiền tệ truyền thống không đem lại hiệu quả mong muốn, BOJ lần đầu tiên đã
thực thi chính sách nới lỏng định lượng với mục tiêu đưa nền kinh tế Nhật Bản quay lại
đà tăng trưởng.

Trang10


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
Mặc dù việc hạ thấp lãi suất cho phép các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để
mở rộng sản xuất kinh doanh, tuy nhiên lãi suất thấp đã khiến người dân Nhật Bản
chuộng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn là đầu tư vào trái phiếu hay chứng khoán. Hệ quả là
ngân hàng thiếu tiền mặt và không thể cho vay đối với tư nhân, làm cho hoạt động đầu tư
tư nhân của Nhật Bản trì trệ trong nhiều năm, kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế.
3.2.

Đánh giá cấu trúc nợ công

Mỗi quốc gia có cơ cấu nợ và các tiêu chí nợ, cũng như các rủi ro nợ khác nhau. Với
Nhật Bản, dù nợ công có quy mô lên tới hơn 245% GDP, nhưng sự vượt ngưỡng này vẫn
không làm khó nền kinh tế. Vậy, vì sao nợ công Nhật Bản vẫn ở ngưỡng an toàn?
Đầu tiên, hãy nhìn vào cấu trúc nợ công của Nhật Bản :
Hình 3.4 Cấu trúc nợ công của Nhật Bản
Đơn vị tính : %


Nguồn: Bộ Tài Chính Nhật Bản
Trong cấu trúc nợ công Nhật Bản, Trái phiếu chính phủ chiếm tỷ lệ cao nhất
(khoảng 70%), nguồn nợ vay từ các định chế tài chính khoảng 5%, hối phiếu cho
nhu cầu tài chính ngắn hạn khoảng 10%
Trang11


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
Cùng phân tích cấu trúc này, sẽ cho thấy sự khác biệt giữa nợ công Nhật Bản với
các nước khác trên thế giới.
So với nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ với quy mô nợ công thấp hơn Nhật Bản,
nhưng lại đang phải loay hoay xử lý nguy cơ vỡ nợ kỹ thuật, trong khi nợ công của Nhật
Bản được đánh giá là cao nhất trong số các nước phát triển, nhưng nợ công của Nhật Bản
vẫn được đánh giá ở ngưỡng an toàn. Những nhân tố đóng góp vào mức an toàn nợ công
Nhật Bản, đó là:
Thứ nhất, trái phiếu chính phủ (chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cấu trúc nợ công) ổn định
và ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế. Từ đầu thập niên 1990, khi ngân sách
Chính phủ Nhật Bản bắt đầu thâm hụt, Nhật Bản đã bù đắp cho khoản thâm hụt này bằng
cách phát hành trái phiếu để vay nợ, chủ yếu từ nguồn tiền tiết kiệm nội địa lên tới 17
nghìn tỷ USD.
Theo đánh giá của Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (S&P), triển
vọng đối với trái phiếu chính phủ Nhật Bản hiện ổn định và Nhật Bản “không quá gần”
với khủng hoảng, ít nhất là trong ngắn hạn, nhờ 3 yếu tố cơ bản: (1) Cán cân thanh toán
quốc tế mạnh và dự trữ ngoại hối hơn 1000 tỷ USD; (2) Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân vẫn lớn
hơn nợ công; (3) Đa phần trái phiếu chính phủ Nhật Bản được các nhà đầu tư trong nước
nắm giữ. Do ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế, nên Chính phủ Nhật Bản sẽ
chỉ gặp thách thức trong vấn đề vay nợ khi các nhà đầu tư trong nước không còn mặn mà
với trái phiếu Nhật Bản. Những thế mạnh này đã giúp Nhật Bản giữ được thị trường trái
phiếu bình ổn.

Hơn nữa, toàn bộ trái phiếu chính phủ Nhật Bản được định giá bằng đồng yên. Nhật Bản
không có nợ bằng ngoại tệ. Do đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (B0J) trở thành
người bảo lãnh hiệu quả cho tất cả các khoản nợ của chính phủ Nhật Bản. Trong trường
hợp xảy ra bán tháo trên thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản, B0J có thể can thiệp
và mua toàn bộ số trái phiếu bằng cách in thêm tiền. Khả năng tiền tệ hóa số nợ của B0J
là không hạn chế. Hạn chế duy nhất đó là mức độ lạm phát mà Nhật Bản muốn duy trì.
Tuy nhiên, khi mà Nhật Bản vẫn trong tình trạng giảm phát thì khả năng bảo vệ thị
trường trái phiếu của B0J là có thể.
Trang12


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
Thứ hai, phần lớn nợ công Nhật Bản nằm trong tay các nhà đầu tư nội địa.

Hình 3.5 Cơ cấu Người nắm giữ Trái phiếu Chính phủ Nhật Bản tại thời điểm 3/31/2014
Đơn vị tính : %

Nguồn: Ngân hàng trung ương Nhật Bản
Theo hình 3.5, phần lớn nợ công của Nhật Bản (khoảng 90%) nằm trong tay các nhà đầu
tư trong nước, nên Nhật Bản vẫn chưa phải trải qua những gì như ở Hy Lạp (năm
2010) và tránh được tác động bất lợi từ những biến động thất thường của thị trường tài
chính thế giới. Bởi vậy, việc Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard &
Poor’s (S&P) cắt giảm điểm tín nhiệm nợ công của Nhật Bản sẽ không có nhiều tác động
xấu tới tình hình tài khóa của nước này, trừ khi Nhật Bản phải huy động vốn từ thị trường
quốc tế. Khi đó, Nhật Bản buộc phải trả mức lãi suất cao hơn để hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài và lãi suất vay nợ chính phủ cao sẽ kéo theo mức lãi suất cao mà các công ty
và người tiêu dùng Nhật Bản phải trả. Lúc đó, điểm tín nhiệm nợ công sẽ có tác động
mạnh hơn tới Nhật Bản, thay vì hầu như không có ảnh hưởng gì trong thời điểm hiện tại.
Hơn nữa, Nhật Bản cũng là “chủ nợ” của nhiều nước. Theo số liệu cuối năm 2008 của
Quỹ Tiền tệ quốc tế, tổng tài sản ở nước ngoài của Nhật Bản trị giá khoảng 5.700 tỷ

USD, cao hơn nhiều so với mức nợ nước ngoài là 3.200 tỷ USD. Trong vị thế là nước cho
Trang13


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
vay, Nhật Bản đã giúp tăng lòng tin của nhà đầu tư và giảm các nguy cơ về tiền tệ. Nếu
Nhật Bản khó khăn trong việc huy động tài chính trong nước thì họ có thể sử dụng tài sản
ở nước ngoài làm nguồn tài chính bổ sung. Thực tế thì Nhật Bản cũng thặng dư tài khoản
vãng lai trong nhiều năm, qua đó, giúp dự trữ ngoại tệ tăng lên
Thứ ba, lãi suất thấp nên chi phí nợ thấp hơn nhiều so với các nước khác. Điều này có
được một phần là do chính sách tiền tệ của Nhật Bản. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
(BOJ) hạ lãi suất qua đêm liên ngân hàng (OCR) xuống mức 0,1% từ cuối năm 2008 để
đối phó với cuộc khủng hoảng. Thậm chí cả trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài
chính toàn cầu diễn ra, để kích thích nhu cầu, BOJ cũng đã giữ OCR ở mức bằng 0%
hoặc gần bằng 0% trong nhiều năm. Trong 10 năm qua, OCR của Nhật Bản chưa bao giờ
vượt quá mức 0,5%, một mức rất thấp so với hầu hết các nước.
Thứ tư, hệ số sử dụng vốn đầu tư ICOR của Nhật Bản hiệu quả và nguồn dự trữ
ngoại tệ mạnh. Mặc dù tỉ lệ nợ công của Nhật Bản cao hơn 200% GDP, song chỉ số hiệu
quả vốn đầu tư ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) của Nhật Bản chỉ vào khoảng
3,0, do vậy khả năng trả nợ không quá khó. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản
cũng ở mức rất cao. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, dự trữ quốc gia của Nhật Bản là
1.046,873 tỉ USD (tháng 5/2011). Do vậy, nền kinh tế Nhật Bản, mặc dù ngoài nợ công
cao còn đứng trước nhiều khó khăn khác nữa, nhưng vẫn được dự báo là khó có thể trở
thành mục tiêu tấn công của giới đầu cơ quốc tế.
3.3

Phương pháp xử lý Nợ Công của Nhật Bản

Có thể đánh giá tính hiệu quả của một số biện pháp mà Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành
để giải quyết vấn đề nợ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tăng thuế: Từ năm 2012, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu lộ trình tăng một số
loại thuế cơ bản như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp... Nhật Bản dự
kiến thuế tiêu dùng tăng từ 5% lên 10% trong giai đoạn 2012-2016. Tuy nhiên, việc tăng
thuế doanh thu sẽ dẫn đến một loạt hệ lụy kèm theo khi Chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần
hứa rằng sẽ không tăng thuế cho đến năm 2013. Bên cạnh tăng thuế, việc cắt giảm thêm
10% chi tiêu chính sách trong tài khóa năm 2012 giúp Chính phủ Nhật Bản có thêm

Trang14


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
1.200 tỷ Yen nhằm bảo đảm tài chính để trang trải các chi phí phúc lợi. Điều này sẽ tạo ra
những điều chỉnh cần thiết để giúp giảm bớt nợ công.
Gần đây nhất, việc tăng thuế từ 5% lên 8% vào quý II năm 2014 đã tác động mạnh đến
tăng trưởng và vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. (Số liệu mới nhất cho thấy tăng
trưởng tiêu dùng cá nhân quý II, vốn đóng góp 60% GDP, yếu hơn dự kiến. Kinh tế ảm
đạm gần đây đã khiến viễn cảnh tăng thuế trở nên mờ mịt.)
Vì vậy, một số nhà kinh tế cho rằng mức thuế tiêu dùng nên tăng thành 15% theo lộ trình
tăng đều 1% hàng năm trong vòng 10 năm. Biện pháp này nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng đối
với người tiêu dùng đồng thời có thể hạn chế giảm phát bằng cách tạo ra lạm phát kỳ
vọng. Về nguyên tắc, người tiêu dùng sẽ cắt giảm chi tiêu nếu như thuế đột nhiên tăng
đến 10% nhưng khi thuế tăng từ từ và được dự báo sẽ tiếp tục tăng thì người dân vẫn chi
tiêu như bình thường.
Thứ hai, giảm bớt gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội: Với tỷ lệ người già cao như
hiện nay Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc nâng độ tuổi nghỉ hưu để giảm bớt gánh
nặng an sinh xã hội. Các nhà làm luật Nhật Bản dự tính sẽ nâng tuổi nghỉ hưu của người
lao động nước này lên 61 tuổi vào năm 2013 và 65 tuổi vào năm 2025. Tuy nhiên, ngoài
việc nâng độ tuổi nhận tiền trợ cấp, Chính phủ Nhật Bản vẫn cần xem xét cắt giảm các
mức trợ cấp trong tương lai, tăng mức đóng tiền phí bảo hiểm y tế nhà nước... cũng như
tiến hành cải cách toàn diện hệ thống an sinh xã hội để giảm bớt mức chi, cải thiện tình

trạng nợ công. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản sẽ phải khuyến khích thực hiện các chương
trình tái tuyển dụng nhân viên nghỉ hưu để có thể khắc phục vấn đề thiếu hụt nhân lực ở
tuổi lao động.
Thứ ba, ổn định tài chính, giảm bớt thâm hụt ngân sách: Mục tiêu bình ổn tài chính
được Chính phủ Nhật Bản đưa ra nhằm ổn định tỷ trọng tăng trưởng nợ. Chiến lược “ổn
định tài chính” sẽ được trợ giúp với cơ chế chia sẻ thâm hụt ngân sách giữa ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương từ năm 2013. Kế hoạch đặt ra là cắt giảm một nửa
thâm hụt ngân sách vào năm 2015 và đạt được mức thặng dư ngân sách từ năm 2019. Về
dài hạn, cán cân ngân sách của cả chính quyền trung ương và địa phương của Nhật Bản
Sẽ trở lại trạng thái thặng dư tài khóa năm 2020.
Trang15


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
Tuy nhiên, mục tiêu này có thể sẽ khó đạt được trong bối cảnh các chính sách phục hồi
kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe. Theo đó, Thủ tướng Nhật muốn tăng chi tiêu Chính
phủ vào công trình, cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng và đề xuất BOJ trực tiếp mua
trái phiếu chính phủ để giúp tài trợ cho chi tiêu gia tăng. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra
thì có nghĩa là trong tương lai Chính phủ có thể chi tiêu nhiều như họ muốn và sẽ dẫn tới
sự gia tăng mạnh chi phí vay của Chính phủ. Để bù đắp việc chi phí đi vay tăng sẽ dẫn tới
việc Chính phủ Nhật Bản phải phát hành trái phiếu nhiều hơn và như vậy sẽ lại tiếp tục
tăng thêm gánh nặng nợ công.
Như vậy, mặc dù tỷ lệ nợ công của Nhật Bản là cao nhất thế giới song cho tới thời điểm
hiện nay vẫn chưa thành hiểm họa do những ưu thế của nền kinh tế Nhật Bản như tỷ lệ dữ
trữ ngoại tệ và tỷ lệ tiết kiệm cao của người dân. Tuy nhiên, nếu Chính phủ Nhật Bản
không nhanh chóng thực hiện những biện pháp điều chỉnh chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ theo hướng hiệu quả hơn thì vấn đề nợ công sẽ trở thành trở ngại lớn trong
việc khôi phục nền kinh tế Nhật Bản trong dài hạn.
3.4 Rủi ro nợ công của Nhật Bản
Mặc dù có những phương pháp xử lý vấn đề Nợ công nhưng, cấu trúc nợ công của Nhật

Bản cũng thể hiện rủi ro và thách thức lớn cho cả chính sách tài khóa và chính sách tiền
tệ.


Thứ nhất :Nguy hiểm xảy ra khi nợ chính phủ cao hơn tiết kiệm tư nhân của
quốc gia.

Hình 3.6 Dự báo Tỷ lệ Tổng tiết kiệm trên GDP: 2010-2050.
ĐVT: %

Trang16


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
Nguồn : Takeo Hoshi and Takatoshi (2013)

Hình 3.7 Phân phối độ tuổi dân số: 2010-2050
ĐVT : %

Nguồn : Takeo Hoshi and Takatoshi (2013)

Hình 3.8 Tỷ lệ Tiết kiệm theo Nhóm tuổi tuổi Hộ gia đình

Trang17


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng

Nguồn : Family Income and Expenditure Survey.
Theo đó, trái phiếu mới không thể được bán tại mức lãi suất thấp; nói cách khác, lãi suất

phải gia tăng để hấp dẫn nhu cầu nước ngoài cũng như đáp ứng yêu cầu bảo hiểm rủi ro
tín dụng cao hơn của các nhà đầu tư trong điều kiện các trái phiếu được phát hành bởi
một quốc gia có tỷ lệ nợ công cao. Sau cùng, điều này đồng nghĩa với việc chính phủ sẽ
phải chi trả nhiều hơn cho trái phiếu. Biểu đồ Chênh lệch lãi suất CDS của JGB ( Hình
3.3.4) cho thấy xu hướng gia tăng liên tục trong những năm gần đây.
Hình 3.9 Chênh lệch lãi suất CDS của JGB: 2003-2011 (Hàng tuần)

Trang18


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
Nguồn : Takeo Hoshi and Takatoshi (2013)

Chính phủ Nhật sẽ không còn có thể đơn giản chỉ dựa vào “xu hướng nội địa”, dựa
vào khu vực tư trong việc tiếp tục mua trái phiếu. Nếu không còn dựa vào điều này, tất
yếu sẽ dẫn đến nhu cầu vay bên ngoài, điều này ẩn chứa rủi ro vỡ nợ khá cao.


Thứ hai: Ngoài phí bảo hiểm rủi ro cao hơn và tăng chi phí, rủi ro thứ hai liên
quan với mức độ cao của nợ công xuất phát từ khả năng thấp hơn tăng trưởng
dài hạn.

Một mức độ cao hơn của nợ công có nghĩa là một phần lớn hơn các nguồn lực của xã hội
là vĩnh viễn được chi tiêu phục vụ nợ. Điều này có nghĩa rằng một ý định của chính phủ
về việc duy trì một mức độ nhất định của dịch vụ công và phải tăng thuế như tăng nợ.
Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng"
để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết từ
các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhưng, "thắt lưng buộc bụng" lại dẫn tới những cuộc
biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính trị, xã hội, bởi
những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội là những người bị tác động

mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của chính phủ.


Rủi ro cuối cùng: niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay

Khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ
chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân
và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế
lực đầu cơ quốc tế. Nếu chính phủ muốn huy động tiền từ thị trường tài chính sẽ phải
chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau đó, rơi vào vòng xoáy: tiếp tục bị tụt bậc tín nhiệm.
Việc đưa ra xếp hạng tín nhiệm trong thời điểm nhạy cảm, dễ tổn thương của nền kinh tế
có nguy cơ làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng.

Trang19


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
4.

Kết luận

Như vậy, việc đánh giá đúng nợ công và "thực chất" nợ công của một nền kinh tế, một
quốc gia là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những thời điểm nhạy cảm. Bởi lẽ, nếu chỉ
chú trọng vào con số tỉ lệ nợ công cao một cách thuần tuý sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý
hoang mang, kích động, thiếu tin tưởng, làm gia tăng căng thẳng xã hội, bị giới đầu cơ lợi
dụng tấn công, dễ gây rối loạn nền kinh tế, thậm chí dẫn nền kinh tế đến bên bờ vực phá
sản. Ngược lại, nếu yên tâm với tỉ lệ nợ công còn trong giới hạn an toàn, mà không phân
tích cẩn trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợ đó được hình thành như thế nào, bằng cách
nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khả năng trả nợ thế nào..., cũng sẽ dễ đẩy nền kinh
tế rơi vào vòng xoáy thâm hụt ngân sách - "thắt lưng buộc bụng" - tác động tiêu cực đến

tăng trưởng.
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, sự tồn tại của một mức độ cao hơn của nợ công
có thể làm giảm cả kích thước và hiệu quả của bất kỳ phản ứng tài chính trong tương lai
để một cú sốc bất lợi. Kể từ khi chính sách không thể đóng vai trò ổn định của nó, một
nền kinh tế mắc nợ nhiều hơn sẽ có nhiều biến động. Đây là điều hiển nhiên trong cuộc
khủng hoảng mới nhất. Các nước đang gánh mức độ rất cao của nợ công không thể mở
rộng chính sách tài chính nhiều như các nước khác.
Theo những phân tích ở bên trên, mặc dù nợ công Nhật Bản cao về số tuyệt đối và so với
GDP. Đi kèm với điều này là những rủi ro mà Nhật Bản có thể đối mặt trong tương lai.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, có thể đánh giá Nhật Bản chưa có khả năng vỡ nợ, và
chưa có khả năng trở thành “ Hy Lạp thứ hai”, bởi giữa Nhật Bản và Hy Lạp có
những sự khác biệt sau đây:
Khác biệt thứ nhất, 90% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân Nhật Bản nắm
giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ;
Khác biệt thứ hai, lợi tức trái phiếu Nhật Bản chỉ chạm mức cao nhất là 1,4%, trong khi
đó Hy Lạp đã tiếp cận ngưỡng 8%.
Khác biệt thứ ba, phần lớn trái phiếu chính phủ hướng tới người mua là dân chúng Nhật
Bản (chiếm tới 91% trái phiếu chính phủ). Khoảng 50% tài sản tài chính (khoảng 1.400

Trang20


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
nghìn tỷ yen) được tích trữ dưới dạng tiền mặt và gửi ngân hàng (tỷ lệ này ở Mỹ chỉ là
14%), trong đó, phần lớn được đầu tư vào trái phiếu chính phủ thông qua hệ thống ngân
hàng.
Những sự khác biệt này cho thấy, Nhật Bản vẫn có thể đảo ngược tình thế để tránh nguy
cơ vỡ nợ. Nhờ dư nợ trái phiếu chính phủ được nắm giữ bên ngoài Nhật Bản rất nhỏ (chỉ
khoảng gần 9%) nên việc đảo nợ cũng được thực hiện dễ dàng mà không phụ thuộc nhiều
vào tình hình cung cầu trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, Tỷ lệ nợ công/ GDP cao, tuy nhiên chỉ số hiệu quả vốn đầu tư ICOR (hệ số sinh
lời từ đồng vốn đầu tư) của Nhật Bản chỉ vào khoảng 3,0 do vậy khả năng trả nợ không
quá khó khăn. Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật
cũng ở mức rất cao.
Cuối cùng, dù không có nguy cơ vỡ nợ nhưng Nhật Bản cũng cần phải có những biện
pháp để hạn chế những rủi ro xảy ra trong tương lai do Nợ công gây ra. Vì hiện nay, nền
kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với một giai đoạn giảm phát triền miên (quý II/2014, GDP
của Nhật Bản đã giảm xuống 6,8%, GDP tăng trưởng âm 1,7% - mức giảm lớn nhất
trong 3 năm trở lại đây), chi phí phúc lợi xã hội không ngừng gia tăng làm xói mòn
nguồn thu từ thuế vốn ngày càng thiếu hụt do liên tục bị cắt giảm. Những điều này có thể
xuất phát từ việc sử dụng nợ công không hiệu quả những cũng có thể tác động ngược lại,
làm nợ công tiếp tục tăng và xuất hiện nguy cơ khủng hoảng nợ công.

Trang21


GVHD. TS. Nguyễn Hồng Thắng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài nghiên cứu:
Takeo Hoshi and Takatoshi Ito “Defying Gravity: Can Japanese sovereign debt continue
to increase without a crisis?”, March 2013
Dữ liệu
Bộ tài chính Nhật-
IMF />Wordlbank
Thông tin tham khảo thêm:
/> /> />
Trang22




×