Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

100 câu hỏi tổng hợp ôn thi đại học cao đẳng 2016 phần Phi Kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.48 KB, 18 trang )

PHI KIM
1. Liên kết trong phân tử halogen X2
A.bền.
B.rất bền.
*C.không bền lắm.
D.rất kém bền.
Đáp án C
2. Khả năng hoạt động hoá học của các đơn chất halogen là
*A.mạnh.
B.trung bình.
C.kém.
D.rất kém.
Đáp án A. Lớp vỏ e ngoài cùng của Halogen thiếu 1 e và bán kính nguyên tử cũng là bé nhất trong
chu kì nên có thể dễ dàng nhận e.
3. Nguyên tố nào sau đây trong tất cả các hợp chất chỉ có số oxi hoá –1 ?
A.Clo.
*B.Flo.
C.Brom.
D.Cả A, B và C.
Đáp án B. Độ âm điện của F là lớn nhất nên nó luôn nhận e.
4. Chỉ ra nội dung sai :
*A.Trong hợp chất, halogen luôn có số oxi hoá –1.
B.Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá.
C.Phân tử halogen X2 dễ bị tách thành 2 nguyên tử X.
D.Các nguyên tố halogen có độ âm điện tương đối lớn.
HClO thì Cl có số oxi hoá là +1.
5. Chỉ ra nội dung sai : “Trong nhóm halogen, từ flo đến iot ta thấy ...”.
A.trạng thái tập hợp : Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và rắn.
B.màu sắc : đậm dần.
*C.nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi : giảm dần.
D.độ âm điện : giảm dần.


Flo thể khí còn I ở thể rắn trong điều kiện thường.
6. Nguyên tố clo không có khả năng thể hiện số oxi hoá :
A.+3
B.0
C.+1
*D.+2
Đáp án D


7. Chỉ ra đâu không phải là đặc điểm chung của tất cả các halogen ?
A.Nguyên tử halogen dễ thu thêm 1 electron.
*B.Các nguyên tố halogen đều có khả năng thể hiện các số oxi hoá –1, +1, +3, +5, +7.
C.Halogen là những phi kim điển hình.
D.Liên kết trong phân tử halogen X2 không bền lắm, chúng dễ bị tách thành 2 nguyên tử
halogen X.
Đáp án B, các nguyên tố halogen đều có khả năng thể hiện các số oxi hoá –1, +1, +3, +5, +7.
8. Khí clo nặng hơn không khí
A.1,2 lần.
B.2,1 lần.
*C.2,5 lần.
D.3,1 lần.
Mkk = 29; MCl2 = 71
9. ở 200C và 1atm, một thể tích nước hoà tan được bao nhiêu thể tích khí clo ?
A.0,25.
*B.2,5.
C.25.
D.250.
$ Đáp án B
10. Có các dung môi : nước, benzen, etanol, cacbon tetraclorua. Khí clo tan ít nhất trong
dung môi nào ?

*A.Nước.
B.Benzen.
C.Etanol.
D.Cacbon tetraclorua.
Đáp án A (độ phân cực của nước là lớn nhất).
11. Trong hợp chất với nguyên tố nào, clo có số oxi hoá dương ?
*A.Flo, oxi.
B.Oxi, nitơ.
C.Flo, nitơ.
D.Flo, oxi, nitơ.
Độ âm điện của Cl chỉ bé hơn O va F.
12. Chỉ ra nội dung sai :
A.Đơn chất clo là chất khí, màu vàng lục.
*B.Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính khử mạnh.
C.Khí clo tan ít trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ.
D.Trong các hợp chất với oxi, clo đều có số oxi hoá dương.
Clo có tính oxi hoá mạnh, nó nhận e.


13. Trong nước clo có bao nhiêu chất (phân tử, ion) ?
A.2
B.3
C.5
*D.6
H2O, HCl, HClO, H+, OH-, Cl2
14. Đâu không phải là đặc điểm của phản ứng giữa khí clo với kim loại ?
A.Tốc độ phản ứng nhanh.
B.Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
C.Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm.
*D.Tạo ra muối clorua trong đó kim loại có số oxi hoá thấp.

Cl là chất oxi hoá mạnh nên có thể oxi hoá kim loại đến những số oxi hoá cao.
15. Hiện tượng xảy ra khi đốt natri nóng chảy trong khí clo :
A.Xuất hiện khói màu nâu.
*B.Có ngọn lửa sáng chói.
C.Nghe thấy tiếng nổ lách tách.
D.Cả A, B và C.
Đáp án B
16. Hiện tượng xảy ra khi cho dây sắt nóng đỏ vào bình đựng khí clo :
A.Có khói trắng.
*B.Có khói nâu.
C.Có khói đen.
D.Có khói tím.
Đáp án B
17. Từ bột Fe và một hoá chất X có thể điều chế trực tiếp được FeCl3.
Vậy X là :
A.Dung dịch HCl.
B.Dung dịch CuCl2.
*C.Khí clo.
D.Cả A, B, C đều được.
Cl- không thể hiện tính oxi hoá.
18. Đốt cháy dây đồng nóng đỏ trong khí X, sau đó hoà tan sản phẩm vào nước được dung
dịch có màu xanh lam. Khí X là :
A.O2
B.O3
*C.Cl2
D.SO3
Đồng bị oxi hoá thành Cu2+, khi tan vào dung dịch sẽ có màu xanh lam.


19. Đốt dây sắt nung đỏ trong khí X tạo ra khói màu nâu. Khí X là :

A.O2
*B.Cl2
C.NO2
D.SO3
Đáp án B
20. Hỗn hợp khí hiđro và khí clo nổ mạnh nhất khi tỉ lệ mol giữa hiđro và clo là
*A.1 : 1
B.1 : 2.
C.2 : 1
D.Bất kì tỉ lệ nào.
H2 + Cl2
2HCl. Đáp án A
21. Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm, ở miệng bình thu khí clo có bông tẩm xút, để :
A.nhận biết khí clo đã thu đầy hay chưa.
*B.không cho khí clo khuếch tán vào không khí.
C.dùng để nhận biết khí clo do clo tác dụng với xút sinh ra nước Gia-ven có tác dụng
làm trắng bông.
D.Cả B và C.
khí clo sẽ phản ứng với xút và không khuếch tán ra không khí được.
22. Không được dùng phương pháp nào sau đây để nhận biết khí clo ?
A.Quan sát màu sắc của khí.
*B.Ngửi mùi của khí.
C.Dùng quỳ tím ẩm.
D.Hoà tan vào nước tạo ra dung dịch màu vàng lục làm mất màu quỳ tím.
Ngửi khí clo sẽ bị ngộ độc
23. Khí clo có thể được làm khô bằng :
*A.H2SO4đặc.
B.CaO rắn.
C.NaOH rắn.
D.H2SO4 đặc hoặc CaO rắn.

H2SO4 đặc có thể hút nước tốt và không phản ứng khí clo.
24. Để vận chuyển khí clo từ nhà máy sản xuất đến nơi tiêu thụ, người ta đựng khí clo khô trong
bình bằng :
A.chất dẻo.
B.thủy tinh.
*C.thép.
D.đuy-ra.
Khí clo khô sẽ không phản ứng bình thép ở điều kiện thường.


25. Cho 0,2 mol HCl tác dụng hoàn toàn với MnO2 thu được V1 lít khí X có màu vàng lục.
Cũng cho 0,2 mol HCl tác dụng hoàn toàn với KMnO4, thu được V2 lít khí X.
So sánh V1 và V2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) :
A.V1 > V2
B.V1 = V2
*C.V1 < V2
D.Không xác định được.
4HCl + MnO2
MnCl2 + Cl2 + H2O
16HCl + 2KMnO4
2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
V126. Chất nào không được dùng để làm khô khí clo ?
A.H2SO4 đặc.
B.CaCl2 khan.
*C.CaO rắn.
D.P2O5.
CaO sẽ phản ứng với khí Clo ẩm.
27. Chỉ ra phát biểu sai :
A.Nước clo là dung dịch của khí clo trong nước.

B.Nước flo là dung dịch của khí flo trong nước.
C.Nước iot là dung dịch của iot trong nước.
D.Nước brom là dung dịch của brom trong nước.
Đáp án B
28. Chỉ ra nội dung sai :
*A.Iot tan nhiều trong nước, tạo ra dung dịch gọi là nước iot.
B.Nước iot tạo với hồ tinh bột một chất có màu xanh.
C.Nước iot là thuốc thử nhận biết hồ tinh bột.
D.Hồ tinh bột là thuốc thử nhận biết iot.
Iot tan ít trong nước.
29. Trong các chất sau, dung dịch đặc của chất nào không có hiện tượng bốc khói ?
A.HCl
*B.HI
C.HBr
D.HNO3
Đáp án B
30. So sánh tính axit, độ bền, tính oxi hoá của HClO và HBrO :
A.Độ bền, tính axit, tính oxi hoá của HBrO đều lớn hơn của HClO.
*B.Độ bền, tính axit, tính oxi hoá của HClO đều lớn hơn của HBrO.
C.HBrO có tính axit mạnh hơn, còn tính oxi hoá và độ bền kém HClO.
D.HBrO có tính axit và độ bền lớn hơn ; còn tính oxi hoá yếu hơn HClO.


Đáp án B
31. Halogen nào không được điều chế từ nước biển ?
A.Flo và clo.
B.Flo và brom.
*C.Flo và iot.
D.Brom và clo.
Đáp án C

32. Để điều chế iot, người ta phơi rong biển, đốt thành tro, ngâm tro trong nước, gạn lấy dung dịch
đem cô cho đến khi phần lớn muối nào lắng xuống ?
A.Clorua.
B.Iodua.
C.Sunfat.
D.Cả A và C.
Đáp án D. Muối sunfat và clorua ít tan hơn muối iodua.
33. Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của brom ?
A.Dùng để sản xuất một số dẫn xuất của hiđrocacbon như C2H5Br, C2H4Br2 trong công
nghiệp dược phẩm.
B.Sản xuất NaBr dùng làm thuốc chống sâu răng.
C.Sản xuất AgBr dùng để tráng lên phim ảnh.
D.Các hợp chất của brom được dùng nhiều trong công nghiệp dầu mỏ, nông nghiệp, phẩm nhuộm...
Đáp án B
34. X2 là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí. X là :
A.Nitơ.
*B.Oxi.
C.Clo.
D.Agon.
Nặng hơn không khí có oxi và clo, clo có mùi, màu còn oxi không mùi, màu.
35. Trong protein của cơ thể sống, lưu huỳnh có dưới dạng
A. hiđro sunfua (H2S).
B. sunfua (– S –).
*C. đisunfua (– S – S –).
D. Cả A, B và C.
Đáp án C.
36. Cho dãy hợp chất : H2S, H2O, H2Te, H2Se. Chất có nhiều tính chất khác với các chất còn lại là :
A.H2S
*B.H2O
C.H2Te

D.H2Se


Đáp án B.
37. Chỉ ra nội dung sai :
A.Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn hơn mọi nguyên tố khác (trừ flo).
B.Oxi là phi kim hoạt động hoá học, có tính oxi hoá mạnh.
C.Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt...).
*D.Oxi tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ N2, khí hiếm).
Oxi có thể tác dụng được với N2
38. Cho các chất : KMnO4, CaCO3, KClO3, H2O2. Chỉ ra chất có ứng dụng khác so với các chất còn
lại ?
A.KMnO4
*B.CaCO3
C.KClO3
D.H2O2
CaCO3 không phải là chất oxi hoá.
39. Chỉ ra đâu không phải là hiện tượng xảy ra khi đốt cháy photpho đỏ trong bình đựng khí oxi.
A.Photpho cháy mãnh liệt với ngọn lửa sáng chói.
*B.Có các hạt nhỏ màu đỏ nâu bắn ra.
C.Tạo ra khói trắng dày đặc.
D.Tạo ra chất bột màu trắng tan được trong nước.
Không có các hạt nâu đỏ bắn ra.
40. Sản xuất oxi từ không khí bằng cách :
A.hoá lỏng không khí.
B.chưng cất không khí lỏng.
C.chưng cất phân đoạn không khí.
*D.chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Đáp án D.
41. Hiện tượng xảy ra khi cho bột MnO2 vào ống nghiệm đựng nước oxi già :

A. Tạo ra kết tủa và khí bay lên :
H2O2 + MnO2→ Mn(OH)2↓ + O2↑
*B. Có bọt khí trào lên và có chất rắn màu đen (MnO2) :
2H2O2→ 2H2O + O2↑
C. Có bọt khí trào lên và tạo ra dung dịch không màu :
2H2O2 + MnO2→ H2MnO4 + H2↑ + O2↑
D. Có bọt khí trào lên và có chất rắn màu đen (MnO2) :
H2O2→ H2↑ + O2↑
Đáp án B.
42. Cho các quá trình : Sự cháy, sự quang hợp, sự hô hấp, sự thối rữa. Quá trình khác biệt
với ba quá trình còn lại là :


A.Sự cháy.
*B.Sự quang hợp.
C.Sự hô hấp.
D.Sự thối rữa.
Các quá trình khác sinh ra CO2, quá trình quang hợp tiêu thụ CO2
43. Dạng thù hình nào của lưu huỳnh bền ở dưới 95,50C ?
A.Lưu huỳnh dẻo.
B.Lưu huỳnh hoa.
C.Lưu huỳnh đơn tà.
*D.Lưu huỳnh tà phương.
Dưới 95,5oC, lưu huỳnh tồn tại dạng tà phương.
44. ở 14000C, hơi lưu huỳnh là những phân tử
A.S8
B.S6
*C.S2
D.S
Đáp án C.

45. Chỉ ra nội dung sai :
*A.Sα và Sβ khác nhau về công thức phân tử.
B.Sα và Sβ khác nhau về cấu tạo tinh thể.
C.Sα và Sβ có tính chất hoá học giống nhau.
D.Sα và Sβ khác nhau về một số tính chất vật lí.
Công thức phân tử không khác nhau.
46. Khi magie cháy trong oxi tạo ra ánh sáng màu
A.vàng.
*B.trắng.
C.da cam.
D.đỏ gạch.
Mg cháy rất mãnh liệt và tạo ánh sáng trắng.
47. Đồ vật bằng bạc bị hoá đen trong không khí là do phản ứng :
4Ag + 2H2S + O2→ 2Ag2S + 2H2O
(trong không khí)
(màu đen)
Trong phản ứng này, H2S đóng vai trò :
A.chất oxi hoá.
B.chất khử.
C.vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.
*D.không phải chất oxi hoá, không phải chất khử.
H2S không thay đổi số oxi hoá nên nó không phải là chất khử hay oxi hoá trong phản ứng này.


48. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế H2S bằng phản ứng giữa FeS với axit :
A.H2SO4
*B.HCl
C.HNO3
D.Cả A, B và C đều được.
FeS + 2HCl

H2S + FeCl2
49. Muối sunfua có màu vàng là :
A.FeS
B.PbS
*C.CdS
D.CuS
Đáp án D
50. Kim loại nào bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội ?
A.Zn, Al.
*B.Fe, Al.
C.Cu, Fe.
D.Zn, Fe.
Đáp án B. Vì có sự tạo thành lớp oxit bền bảo vệ.
51. SO3 tan vô hạn trong
A.nước.
B.axit sunfuric loãng.
C.axit sunfuric đặc.
*D.Cả A, B và C.
Đáp án D
52. Một số kim loại như Fe, Al, Cr bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội do :
A.tạo ra lớp sunfat bền bảo vệ.
*B.tạo ra lớp oxit bền bảo vệ.
C.tạo ra lớp hiđroxit bền bảo vệ.
D.tạo ra lớp hiđrosunfat bền bảo vệ.
Đáp án B
53. Trong sản xuất H2SO4 khí SO3 được hấp thụ bằng :
A.Nước.
B.Axit sunfuric loãng.
*C.Axit sunfuric đặc, nguội.
D.Axit sunfuric đặc, nóng.

Hấp thụ SO3 vào H2SO4 đặc nguội tạo thành oleum.
54. Cho bột Fe vào H2SO4 đặc, nóng cho đến khi Fe không còn tan
được nữa. Sản phẩm thu được là :


*A.FeSO4
B.Fe2(SO4)3
C.FeSO4 và Fe2(SO4)3
D.Do sắt bị thụ động nên không tạo ra các sản phẩm trên.
khi hết axit, Fe sẽ phản ứng với Fe2(SO4)3 để tạo thành FeSO4
55. Cho Zn dư vào axit H2SO4 đặc, sản phẩm khí bay ra có
A.SO2
B.H2
*C.Cả SO2 và H2
D.Không có khí bay ra vì Zn bị thụ động trong H2SO4 đặc.
ban đầu khi axit đặc có khí SO2 bay ra, khi axit loãng dần sẽ tạo thành khí H2
56. Khí nào sau đây có thể được làm khô bằng H2SO4 đặc ?
A.H2S
B.H2
C.NH3
*D.Cả A, B và C đều không được làm khô bằng H2SO4 đặc.
các khí này đều có tính khử, nếu dùng axit đặc sẽ bị oxi hoá.
57. Khí sau đây có thể được làm khô bằng H2SO4 đặc :
A.HBr
*B.HCl
C.HI
D.Cả A, B và C
Đáp án B.
58. Cho 0,2 mol KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí thu được ở
(đktc) là

*A. 11,20 lít
B. 5,60 lít
C. 0,56 lít
D. 8,96 lít.
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl2 + 8H2O. Số mol Cl2 = 0,5 mol, V = 0,5.22,4 = 11,20
lít.
59. Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch A. Sục
khí Cl2 dư vào dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan.
Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là.
*A. 29,25 gam.
B. 58,50 gam.
C. 17,55 gam.
D. 23,40 gam.


Khối lượng giảm do NaI thay thế bởi NaCl, số mol NaI = (104,25 – 58,5)/(127-35,5) = 0,5 mol,
Khối lượng NaI = 0,5.150 = 75 gam, Khối lượng NaCl = 104,25 – 75 = 29,25 gam.
60. Sục khí Cl2 dư qua dung dịch NaBr và NaI. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được 23,4 gam NaCl thì thể tích khí Cl2 (đktc) đã tham gia phản ứng bằng bao nhiêu ? ( Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn ).
*A. 4,480 lít.
B. 8,960 lít.
C. 0,448 lít.
D. 0,896 lít.
Theo bảo toàn nguyên tố Cl2 → 2NaCl, số mol NaCl = 0,4 mol, số mol Cl2 = 0,2 mol. V = 0,2.22,4
= 4,480 lít.
61. Cho sắt tác dụng với axit clohiđric thu được khí X. Nhiệt phân kali nitrat được khí Y. Khí Z thu
được từ phản ứng của axit clohiđric đặc với kali pemanganat. Khí X,Y,Z là:
A. H2, NO2, O2.
B. H2, NO,O2.

C. H2, N2, O2.
*D. H2, O2,Cl2.
Fe + HCl = FeCl2 + H2, KNO3 = KNO2 + O2, KMnO4 + HCl = KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
62. Để thu được 6,72 lít O 2(đktc), cần phải nhiệt phân hoàn toàn bao nhiêu gam tinh thể
KClO3.5H2O (Khi có MnO2 xúc tác)?.
A. 21,25 gam.
*B. 42,50 gam.
C. 63,75 gam.
D. 85,00 gam.
KClO3.5H2O → KCl + 3/2O2 + 5H2O. Khối lượng = 212,5.0,2 = 42,50 gam.
63. Cho V lít SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Br 2 dư. Thêm tiếp vào dung dịch sau phản ứng
BaCl2 dư thu được 2,33 gam kết tủa. Thể tích V là:
A. 0,112 lít.
B. 1,120 lít.
*C. 0,224 lít.
D. 2,240 lít.
SO2 + Br2 + 2H2O = 2HBr + H2SO4, BaCl2 + H2SO4 = BaSO4 + 2HCl. Số mol kết tủa = 0,01 mol =
số mol SO2, V = 0,01.22.4=0,224 lít.
64. Phương trình nào dưới đây viết không đúng?.
A. 2NaBr(dd) + Cl2
→ 2NaCl + Br2.
B 2NaI(dd) + Br2
→ 2NaBr + I2.
C. 2NaI(dd) + Cl2
→ 2NaCl + I2.
*D. 2NaCl(dd) + F2
→ 2NaF + Cl2.


F2 có tính oxi hóa mạnh, F2 + H2O = 2HF + 1/2O2.

65. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo?.
MnO 2 + 4HCl → MnCl 2 + 2H 2 O + Cl 2 ↑(1).
2KMnO 4 + 16HCl → 2KCl + 2 MnCl 2 + 8H 2 O + 5Cl 2 ↑(2).
KClO 3 + 6HCl → KCl + 3H 2 O + 3Cl 2 ↑(3).
A.Phản ứng (1).
B. Phản ứng (2).
C. Phản ứng (3).
*D. Cả ba phản ứng.
Cả ba phản ứng trên, đáp án đúng D.
66. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế khí clo?
MnO 2 + 4HCl = MnCl 2 + Cl 2 ↑+ 2H 2 O(1).
2KMnO 4 + 16HCl = 2MnCl 2 + 2KCl + 5Cl 2 ↑+ 8H 2 O(2).
điện phân
2NaCl + 2H 2 O 
→ 2NaOH + H 2 ↑ + Cl 2 ↑(3).
Có màng ngăn
A.Phản ứng (1).
B. Phản ứng (2).
C. Phản ứng (3).
*D. Cả ba phản ứng.
Cả ba phản ứng trên, đáp án đúng D.
67. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm?.
MnO 2 + 4HCl = MnCl 2 + Cl 2 ↑+ 2H 2 O(1).
2KMnO 4 + 16HCl = 2MnCl 2 + 2KCl + 5Cl 2 ↑+ 8H 2 O(2).
điện phân
2NaCl + 2H 2 O 
→ 2NaOH + H 2 ↑ + Cl 2 ↑(3).
Có màng ngăn
A.Phản ứng (1).
B. Phản ứng (2).

C. Phản ứng (3).
*D. Phản ứng(1),(2).
Đáp án đúng D.
68. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế khí clo trong công nghiệp?.
MnO 2 + 4HCl = MnCl 2 + Cl 2 ↑+ 2H 2 O(1).
2KMnO 4 + 16HCl = 2MnCl 2 + 2KCl + 5Cl 2 ↑+ 8H 2 O(2).
điện phân
2NaCl + 2H 2 O 
→ 2NaOH + H 2 ↑ + Cl 2 ↑(3).
Có màng ngăn
A.Phản ứng (1).


B. Phản ứng (2).
*C. Phản ứng (3).
D. Phản ứng(1),(2).
Đáp án đúng C.
69. Người ta dẫn hỗn hợp khí gồm CO 2, Cl2, SO2, O2 đi qua bình nước vôi trong dư. Khí thoát ra
khỏi bình là:
A. CO2, Cl2, SO2.
*B. O2.
C. O2, SO2.
D. CO2, O2.
CO2 + Ca(OH)2 = CaCO3 + H2O, SO2 + Ca(OH)2 = CaSO3 + H2O. Cl2 + Ca(OH)2 = CaOCl2 + H2O,
O2 không phản ứng.
70. Cho khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, dư và đun nóng thì dung dịch thu được chứa:
A. KCl, KOH dư.
B. KCl, KClO, KOH dư.
*C. KCl, KClO3, KOH dư.
D. KCl.

Cl2 + KOH(đun nóng) = KCl + KClO3 + H2O. Đáp án đúng C.
71. Cho khí Cl2 vào dung dịch KOH dư ở nhiệt độ thường thì dung dịch thu được chứa:
A. KCl, KOH dư.
*B. KCl, KClO, KOH dư.
C. KCl, KClO3, KOH dư.
D. KCl.
Cl2 + KOH(nhiệt độ phòng) = KCl + KClO + H2O. Đáp án đúng B.
72. Cho các chất tham gia phản ứng:
a) S + F2 → .....
d) S + H2SO4(đặc, nóng) → .......
b) SO2 + H2S → ......
e) H2S + Cl2 (dư) + H2O → .......
c) SO2 + O2 → .......
f) SO2 + Br2 + H2O → .........
Số phản ứng tạo ra sản phẩm mà lưu huỳnh ở mức oxi hóa +6 là:
A. 2.
B. 3.
*C. 4.
D. 5.
Các phản ứng a, c, e,f. Đáp án đúng C.
73. Cơ sở để sản xuất khí hiđro clorua trong công nghiệp là phản ứng nào dưới đây?
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl (1).
Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO(2).
Cl2 + 2H2O + SO2 → 2HCl + H2SO4(3).


0

0


t
t
H2 + Cl2 →
2HCl và NaCltinh thể + H2SO4 đặc →
NaHSO4 + HCl(4)
A.(1).
B. (2).
C. (3).
*D. (4).
Đáp án đúng D.

74. Khí Cl2 có thể điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng nào dưới đây?.
A.2NaCl đpnc

→ 2Na + Cl2.
B. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2.
T0
*C. 4HCl + MnO2 →
Cl2 + MnCl2 + 2H2O.
D. 2HCl đpdd

→ H2 + Cl2.
Đáp án đúng C.
75. Để tách SO 2 khỏi hỗn hợp SO 2 , SO 3 , O 2 ta dùng hoá chất là:
*A. Ba(OH) 2 và HCl.
B. H 2 SO 4 và BaSO 4 .
C. HCl và BaSO 4 .
D. HCl và NaOH.
SO 2 + Ba(OH) 2 = BaSO 3 + H 2 O, SO 3 + Ba(OH) 2 = BaSO 4 , lọc tách kết tủa hòa tan vào
HCl, thu được SO 2 .

76. Phản ứng nào dưới đây không đúng ?.
*A. H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl.
t0
B. 2H2S + 3O2 →
2SO2 + 2H2O.
C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3.
D. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl.
Phản ứng A không xảy ra, sản phẩm đều tan.
77. Từ 6,2 kg P có thể điều chế được bao nhiêu ml dung dịch H 3PO4 2M (giả thiết hiệu suất toàn bộ
quá trình là 100%).
A. 80 ml.
*B.100 ml.
C. 40 ml.
D. 64 ml.
Số mol P = số mol H3PO4 = 0,2 mol, V = 0,2/2 = 0,1 lít = 100 ml.
78. Chỉ dùng dung dịch chất nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch không màu: (NH 4)2SO4, NH4Cl
và Na2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn?.
A. BaCl2.
*B. Ba(OH)2.
C. NaOH.
D. AgNO3.


Lọ đựng dung dịch (NH4)2SO4 có kết tủa và khí thoát ra, lọ đựng NH4Cl có khí thoát ra và lọ đựng
dung dịch Na2SO4 có kết tủa.

79. Trộn 2 lít NO với 3 lít O2. Hỗn hợp sau phản ứng có thể tích là bao nhiêu?(Biết các thể tích khí
đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
A. 2 lít.
B. 3 lít.

*C. 4 lít.
D. 5 lít.
phản ứng: 2NO + O2 → 2NO2
80. Trong công nghiệp, người ta điều chế HNO3 theo sơ đồ sau:
NH3 →NO→NO2→HNO3
Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế HNO 3 là 70%, từ 22,4 lít NH3 (đktc) sẽ điều chế được
bao nhiêu gam HNO3?
A. 22,05 gam
*B. 44,1 gam.
C. 63,0 gam
D. 4,41 gam.
nN phản ứng = 0,7 mol; nHNO3 tạo thành = 0,7 mol.
81. Trong dung dịch H3PO4 có mấy loại ion do chất tan tạo ra:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
*D. 4.
H2PO4-, HPO42-, PO43-, H+
82. Lấy 200 ml dung dịch NaNO3 0,2M trộn với 200 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. X
hòa tan tối đa m gam Cu ( giải phóng khí NO), m có giá trị là:
A. 3,20.
*B. 3,84.
C. 4,48.
D. 4,80.
3Cu + 2HNO3 + 6HCl→ 3CuCl2 + 2NO + 4H2O
nCu = 3nN/2 = 0,04.3/2 = 0,06 mol → m = 3,84
83. Cho các phản ứng sau:
t0
H2S + O2 (dư) →
Khí X + H2O

0

t
NH3 + O2  Pt,


→ Khí Y + H2O
NH4HCO3 + HCl loãng → Khí Z + NH4Cl + H2O
Các khí X, Y, Z thu được lần lượt là:


A. SO3, NO, NH3.
B. SO2, N2, NH3.
*C. SO2, NO, CO2.
D. SO3, N2, CO2.
Đáp án C.
84. Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là
t0
A. O3 + 2KI + H2O →
2KOH + I2 + O2.
0

t
B. 3O2 + 2H2S →
2H2O + 2SO2.
C. Cl2 + 2NaOH 
→ NaCl + NaClO + H2O.
*D. FeCl2 + H2S 
→ FeS + 2HCl.
axit yếu không thể đẩy axit mạnh ra khỏi muối của nó.


85. Điều chế HNO3 từ 17 tấn NH3. Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80% thì lượng dung dịch
axit HNO3 nồng độ 63% là:
A. 100 tấn
*B. 80 tấn
C. 120 tấn
D. 60 tấn
có 14.0,8=11,2 tấn N phản ứng tạo ra 50,4 tấn HNO3 → lượng axit 63% thu được là 80 tấn.
86. Trong phòng thí nghiệm, khí CO 2 được điều chế từ CaCO3 và dung dịch HCl thường bị lẫn khí
HCl và hơi nước. Để thu được CO 2 gần như tinh khiết, người ta dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua hai
bình đựng các dung dịch nào trong các dung dịch dưới đây?
A. NaOH, H2SO4 đặc.
*B. NaHCO3, H2SO4 đặc.
C. Na2CO3, NaCl.
D. H2SO4 đặc, Na2CO3.
Đáp án B.
87. Cho phản ứng
2SO2 (k) + O2 (k) ⇋ SO3 (k)
∆H = - 198 kJ.
Cân bằng chuyển dịch sang phải nếu.
A. Tăng nhiệt độ.
B. Thêm vào SO3
C. Giảm áp suất
*D. giảm nhiệt độ thích hợp và tăng áp suất.
đây là phản ứng toả nhiệt và giảm áp suất nên cần giảm nhiệt và tăng áp suất.
88. Khi nhỏ vài giọt nước Cl2 vào dung dịch NH3 đặc thấy có “khói trắng” bay ra. “khói trắng” đó
là chất nào dưới đây?
*A. NH4Cl.
B. HCl.



C. N2.
D. Cl2.
khói trắng là những hạt NH4Cl sinh ra do HCl vừa tạo thành phản ứng với NH3
89. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm:
*A. FeO, NO2, O2.
B. Fe2O3, NO2.
C. Fe2O3, NO2, O2.
D. Fe, NO2, O2.
2Fe(NO3)2 → FeO + 4NO2 + O2
90. Dung dịch nào dưới đây không hòa tan được kim loại Cu?
A. Dung dịch FeCl3.
*B. Dung dịch NaHSO4.
C. Dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.
D. Dung dịch axit HNO3.
NaHSO4 không phản ứng với Cu kim loại.
91. Có ba lọ riêng biệt đựng ba dung dịch không màu, mất nhãn là HCl, HNO 3, H2SO4. Chỉ dùng
một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được ba dung dịch trên?
A. giấy quỳ tím, dumg dịch bazơ.
B. Dung dịch BaCl2.
*C. Dung dịch muối AgNO3.
D. Dung dịch phenolphtalein.
Đáp án C.
92. Để điều chế 4 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 50%, thì thể tích H2 cần dùng ở cùng điều kiện
là bao nhiêu?
A. 4 lít
*B. 6 lít
C. 8 lít
D. 12 lít.
N2 + 3H2 → 2NH3

93. Một oxit nitơ có công thức phân tử dạng NO x, trong đó nitơ chiếm 30,43% về khối lượng. Oxít
đó là chất nào dưới đây?
A. NO
B. N2O4
*C. NO2
D. N2O5.
14/16x = 30,43/69,57 → x = 2.
94. Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO 3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc
(Sản phẩm khử duy nhất). M là kim loại nào dưới đây?
A. Zn


B. Al
C. Ca
*D. Mg.
10M + 12xHNO3 → 10M(NO3)x + xN2 + 6xH2O
nN2= 0,01 mol → nM = 0,1x mol → MM = 12x → M là Mg.



×