Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ( VIETCOMBANK) (GIAI ĐOẠN 2008 – 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.04 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP-HCM

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM ( VIETCOMBANK)
(GIAI ĐOẠN 2008 – 2013)
GVHD: PGS. TS Trương Quang Thông
Sinh viên thực hiện:
Lớp : HP 14C1TCMA50505
TCDN- CHCQ K23- NHÓM 10

Niên khóa 2013- 2015


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông

SVTH: LỚP HP 14C1TCMA50505 – CHCQ K23-NHÓM10
STT HỌ VÀ TÊN
1

3

EMAIL

098447 441



0126711384





Chữ Ký

Nguyễn Tuyết Hạnh
(nhóm Trưởng)

2

SDT

Trần Thị Huỳnh Như
Đỗ Như Tiến
01649667374

4

Trần Thị Xuân Lan
0909898390



SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page ii


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Tiểu luận, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Cô
giáo Trường Đại học Kinh Tế TP HCM, Viện Đào tạo Sau Đại học, đã tạo điều kiện cho
chúng em được nghiên cứu, học tập môn Quản Trị Ngân hàng. Đặc biệt, em xin gửi lời
Cảm ơn đến Cô Giáo hướng dẫn trực tiếp- Thầy PGS.TS Trương Quang Thông - Người
đã chỉ dận tận tình và đóng góp rất nhiều ý kiến để giúp chúng em hoàn thành Tiểu luận
này.
Chúng Em xin cảm ơn bộ phận thư viện đã tạo điều kiện cho em mượn sách và tài liệu.
Chúng Em xin cảm ơn các Khoa, các Bộ phận khác trong trường đã giúp đỡ trực tiếp hay
gián tiếp để em có thể hoàn tất Tiểu luận.
Chúng Em rất chân thành cảm ơn và mong được Thầy đóng góp cho Tiểu luận.

TP.HCM, Ngày 30 Tháng 08 Năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lớp HP 14C1TCMA50505-Nhóm 10

SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page iii


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page iv


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ- ĐỒ THỊ
Bảng/ Hình vẽ

Tên Bảng/ Hình vẽ

Trang


Bảng I.1

Một số chỉ tiêu hoạt động của

1-2

Vietcombank qua các năm
Bảng 2.1.2.1

Tốc

độ

tăng

trưởng

tín

dụng

07

Vietcombank giai đoạn 2008- 2013
Bảng 2.1.3.1

Tốc độ Tăng trưởng tiền gửi khách

07


hàng của Vietcombank qua các năm
Bảng 2.2.1.1

Hoạt động trên thị trường liên ngân

12

hàng của Vietcombank qua các năm
Bảng 2.2.1.2

Hoạt động đầu tư của Vietcombank

13

qua các năm
Bảng 2.2.1.3

Cơ cấu các khoản thu nhập của

15

Vietcombank qua các năm
Bảng 2.2.2.1

Cơ cấu nợ của Vietcombank qua các

17

năm

Bảng 2.2.3.1

Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

18

của Vietcombank
Bảng 2.2.3.2

So sánh chỉ tiêu khả năng sinh lời của

19

Vietcombank với các NHTMCP khác
Bảng 2.2.4.1

Đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực

20

Vietcombank qua các năm
Bảng 2.3.1.1



câu



nợ


cho

vay

của

21

So Sánh dư nợ cho vay của

22

Vietcombank qua các năm
Bảng 2.3.1.2

Vietcombank năm 2013- 2012
Bảng 2.3.3.1

Hệ

số

an

toàn

vốn

Car


của

25

Vietcombank qua các năm
SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page v


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
Hình 2.1.1.1

Đồ thị Tốc độ tăng trưởng Tổng tài
sản



Vốn

chủ

sở

hưu

04

của


Vietcombank qua các năm
Hình 2.1.1.2

Đồ thị thể hiện Tăng trưởng tổng tài

06

sản và vốn chủ sở hữu Vietcombank
So với các NHTMCP khác
Hình 2.1.4.1

Đồ thị Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

09

trước thuế và tổng thu nhập của
Vietcombank qua các năm
Hình 2.2.1.1

Đồ thị thể hiện Tốc độ tăng trưởng

11

cho vay khách hàng và tổng tài sản
của Vietcombank
Hình 2.2.1.2

Đồ thị Hoạt động đầu tư của


13

Vietcombank qua các năm
Hình 2.2.1.3

Đồ thị Cơ cấu thu nhập của

15

Vietcombank qua các năm
Hình 2.2.2.1

Đồ thị cơ cấu nợ của Vietcombank

18

qua các năm
Hình 2.2.2.2

Đồ thị tỉ lệ nợ xấu của Vietcombank

18

qua các năm

SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page vi



GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cty

: Công ty

DN

: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp Nhà nước

HTX

: Hợp tác xã

LNTT

: Lợi nhuận trước thuế

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại


NHTM CP: Ngân hàng thương mại cổ phần
NN

: Nhà Nước

SS & PP

: Sản xuất và phân phối

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TM, DV

: Thương mại, dịch vụ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TTCK

: Thị trường chứng khoán

TTLL

: Thông tin liên lạc


VCB

: Vietcombank

VN

: Việt Nam

SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page vii


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông

MỤC LỤC
I.

Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank).......... 1

II.

Phân tích tình hình hoạt động của Vietcombank giai đoạn 2008- 2013............. 4

2.1

Quy mô và tốc độ tăng trưởng .............................................................................. 4

2.1.1 Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu ....................................................... 4
2.1.2 Tăng trưởng cho vay khách hàng ........................................................................ 6

2.1.3 Tăng trưởng tiền gửi khách hàng......................................................................... 7
2.1.4 Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế và tổng thu nhập ............................................ 9
2.2

Hiệu quả hoạt động ngân hàng............................................................................ 11

2.2.1 – Chất lượng đầu tư: .......................................................................................... 11
2.2.2 Chất lượng tín dụng: ......................................................................................... 17
2.2.3 Đánh giá khả năng sinh lời: .............................................................................. 18
2.2.4 - Đánh giá giá hiệu quả nguồn nhân lực: ........................................................... 20
2.3 Đánh giá rủi ro ......................................................................................................... 21
2.3.1 Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay ......................................................................... 21
2.3.2 Rủi ro thanh khoản............................................................................................. 24
2.3.3 Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR ....................................................................... 25
2.4
III.

Phân tích SWOT................................................................................................... 26
Kết luận .................................................................................................................. 27

SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page viii


I.

Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank)

 Với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam. Vietcombank ra đời

với mục đích chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại. Do đó, ngân hàng được lợi thế
cạnh tranh trong các lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ thẻ, kiều hối.
Từ năm 2010 chuyển từ ngân hàng bán buôn sang ngân hàng đa năng.
 Là ngân hàng thương mại đầu tiên được lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hoá. VCB
tiến hành IPO vào tháng 12/2007. Sau IPO, cổ phiếu VCB liên tục bị giảm sâu và thấp hơn
nhiều so với giá ưu đãi cho cán bộ công nhiên viên. Việc IPO với giá bán quá cao được nhìn
nhận để lại khoản lỗ đầu tư lớn đối với cán bộ nhân viên và bản thân ngân hàng.
 Tháng 09/2011, Mizuho trở thành cổ đông chiến lược đầu tiên và duy nhất của VCB chấm
dứt 4 năm tìm kiếm và chờ đợi đối tác chiến lược nước ngoài của ngân hàng. Theo đó, VCB
bán 15% vốn tính trên cổ phiếu đang lưu hành cho Mizuho.tương đương 567 triệu USD, đây
là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay trong hoạt động M&A tại Việt Nam. Đây là hoạt
động đầu tiên của Mizuho tại Việt Nam và là hoạt động lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Ngoài việc duy trì vị thế dẫn đầu ở thị trường Việt Nam. NH đặt mục tiêu nằm trong nhóm
70 tập đoàn tài chính lớn nhất châu Á ngoài Nhật Bản trước năm 2020.
 Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng VCB thể hiện qua một số chỉ tiêu
sau:
Bảng I.1 Một số chỉ tiêu hoạt động của Vietcombank qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ Đồng
MỘT SỐ CHỈ ĐVT
TIÊU

HOẠT

ĐỘNG

KINH

2008

2009


222.09
13.946

2010

2011

2012

2013

255.496 307.621

366.722

414.488 468.994

16.710

28.639

41.547

DOANH
Tổng tài sản

Tỷ
đồng


Vốn chủ sở hữu

Tỷ

20.737

42.386


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
đồng
Tổng



nợ %

50,79

55,43

57,50

57,11

58,19

58,49

Thu nhập ngoài Tỷ


2.318

2.788

3.336

2.449

4.140

4.725

8.940

9.287

11.531

14.871

15.081

15.507

-2.592

-3.494

-4.578


-5.700

-6.013

-6.244

6.348

5.793

6.953

9.171

9.068

9.263

-2.757

-789

-1.384

-3.474

-3.303

-3.520


3.590

5.004

5.569

5.697

5.764

5.743

-862

-1.060

-1.266

-1.48

-1.343

-1.365

2.728

3.945

4.303


4.217

4.421

4.378

2.711

3.921

4.282

4.197

4.397

4.358

TD/TTS
lãi thuần

đồng

Tổng thu nhập Tỷ
hoạt động kinh đồng
doanh
Tổng

chi


phí Tỷ

hoạt động

đồng

Lợi nhuận thuần Tỷ
từ

hoạt

động đồng

kinh doanh trước
chi phí dự phòng
rủi ro tín dụng
Chi

phí

dự Tỷ

phòng rủi ro tín đồng
dụng
Lợi nhuận trước Tỷ
thuế

đồng


Thuế Thu nhập Tỷ
Doanh nghiệp

đồng

Lợi nhuận sau Tỷ
thuế

đồng

Lợi nhuận thuần Tỷ
sau thuế

đồng

MỘT SỐ CHỈ TIÊU AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ
SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 2


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
NIM

%

3,26

2,81


2,83

3,41

ROAE

%

19,74

25,58

22,55

17,08

12,61

10,33

ROAA

%

1,29

1,64

1,50


1,25

1,13

0,99

70,50

83,57

84,88

86,68

79,34

80,62

%

4,61

2,47

2,83

2,03

2,40


2,73

Hệ số an toàn %

8,90

8,11

9,00

11,14

14,63

13,13

1.210

1.210

1.322

1.970

2.317

2.317

12


12

12

12

12

12

28.690

26.820

20.130

26.230

26.800

34.717

35.466

39.652

60.786

62.107


2.871

2.315

1.789

1.909

1.878

1.200

Cổ tức 1.200

1.200

Mức chi

CHỈ TIÊU AN TOÀN
Tỷ lệ dư nợ cho %
vay/huy

động

vốn
Tỷ lệ nợ xấu
vốn CAR
CỔ PHIẾU
Cổ phiếu phổ Triệu

thông

cp

Tỷ lệ chi trả cổ %/năm
tức
Giá

cổ

phiếu Đồng

(thời điểm cuối
năm)
Giá trị vốn hóa Tỷ
thị trường

đồng

EPS

Đồng

DPS
phiếu)

(Đồng/Cổ

1.200


1.200

1.200

=cổ

trả cổ tức

phiếu

=

12%

mệnh giá

12%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012 và 2009-2013
Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy:
SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 3


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
+ Tài sản của Vietcombank tăng trưởng bình quân 15.55%, VCSH tăng bình quân 22.04%,
tổng thu nhập hoạt động tăng bình quân 17.91% và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân
11.60% kể từ năm 2008 đến 2013.
+ Huy động ngoại tệ đứng đầu trong hệ thống ngân hàng với tỷ trọng khoảng 20-25% tổng

huy động vốn ngoại tệ của toàn ngành ngân hàng.
+ Đối tượng khách hàng vay vốn của VCB chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng doanh
nghiệp (chiếm 60% danh mục cho vay), trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm đến gần 1/3
tổng dư nợ cho vay.
+Tỷ lệ nợ xấu ở mặt bằng cao so với các NHTM nhóm 1, theo Ngân hàng là do phân loại
theo sát chuẩn mực IFRS
 Nhìn chung, tình hình phát triển của Vietcombank có hướng xấu đi khi khả năng sinh lời
giảm. Đây cũng là xu hướng chung của ngành ngân hàng trong tình hình kinh tế khó khăn
như hiện nay. Tuy nhiên, VCB vẫn tăng về tổng tài sản và giữ vai trò là ngân hàng lớn của
nền kinh tế.
II.

Phân tích tình hình hoạt động của Vietcombank giai đoạn 2008- 2013

2.1

Quy mô và tốc độ tăng trưởng

2.1.1 Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu
Hình 2.1.1.1. Đồ thị Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản và Vốn chủ sở hưu của
Vietcombank qua các năm
Đơn vị tính: %

SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 4


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông


TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA
TTS VÀ VCSH
50.00%
45.00%
40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%
2006

45.07%
38.11%
Tổng TS

24.10%

VCSH

19.82%
3.09%
2008

2010

2.02%

2012

2014

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012 và 2009-2013
Tốc độ tăng trưởng tài sản của VCB giai đoạn 2008 – 2013 đạt trung bình khoảng
15.55% một năm, trong đó chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 2008 đến 2010 tốc độ
tăng trưởng của tài sản luôn tăng qua các năm (đạt 20.4% năm 2010). Giai đoạn thứ hai từ
2011 đến 2013, tốc độ tăng trưởng liên tục giảm, đạt 13.15% năm 2013, nguyên nhân là do
nền kinh tế đang gặp khủng hoảng, lạm phát ngày càng cao, cả hệ thống ngành ngân hàng
phải đối mặt với không ít khó khăn. thử thách như nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở
một số ngân hàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động liên tục. So với các ngân hàng cùng
hệ thống, thì tổng tài sản của VCB hiện đang đứng thứ ba sau Vietinbank và BIDV đạt
468.994 tỷ đồng vào 31/12/2013.
Sau khi thực hiện cổ phần hóa thành công, vốn chủ sở hữu của VCB tăng trưởng mạnh mẽ
từ 3.09% năm 2008 lên 45.07% năm 2012, tuy nhiên đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng vốn
chủ sở hữu giảm đi đáng kể chỉ còn khoảng 2.02%. Trong đó vốn điều lệ liên tục được bổ
sung từ hơn 12.000 tỷ đồng năm 2009 lên 23.174 tỷ năm 2013. Quý 4/2011, Vietcombank
phát hành 15% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược Nhật Bản là Mizuho Bank, Ltd. Việc
phát hành này mang lại cho Vietcombank nguồn thặng dư vốn cổ phần khoảng 8.300 tỷ
đồng, qua đó tăng nguồn vốn tự có và cải thiện chỉ tiêu về an toàn vốn cho ngân hàng.
Mizuho bank trở thành cổ đông chiến lược của Vietcombank vào thời điểm hệ thống ngân
SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 5


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
hàng Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang ở thời kỳ đầu của quá trình tái
cấu trúc. Hai năm là thời gian khá ngắn để xác nhận những đóng góp của Mizuho. Tuy nhiên,

trước mắt, có thể nhìn thấy các chỉ số về an toàn vốn đạt được mức khả quan (đạt 13.13%
năm 2013). So với các ngân hàng trong cùng hệ thống, VCB đứng thứ 2 (chỉ sau Vietinbank)
về vốn chủ sở hữu.
Hình 2.1.1.2 Đồ thị thể hiện Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu
Vietcombank So với các NHTMCP khác
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012 và 2009-2013
2.1.2 Tăng trưởng cho vay khách hàng
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp. VCB
đã đẩy mạnh nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, tập trung vào các lĩnh vực ưu
tiên theo định hướng của Chính phủ, tính đến 31/12/2013 dư nợ tín dụng vượt mức 275.285
tỷ đồng.

SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 6


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
Bảng 2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng Vietcombank giai đoạn 2008- 2013
Đơn vị tính : %
Tốc độ tăng trưởng 2008

2009

2010

2011


2012

2013

25,6%

25%

18,4%

15,2%

14,5%

tín dụng
Đơn vị tính: %
Tốc độ tăng trưởng 15,53
tín dụng
Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012 và 2009-2013
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay có xu hướng giảm dần qua các năm. Hoạt động cho vay
của VCB chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tổng tài sản (trên 60%). Điều này cho thấy hoạt
động cho vay vẫn là hoạt động chính của VCB. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng mạnh trong
giai đoạn 2008-2009 do từ cuối năm 2008, chính sách tiền tệ bắt đầu có sự chuyển hướng, từ
thắt chặt sang dần nới lỏng. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự
chuyển hướng trên là một yếu tố tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh trong năm 2009.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm dần bắt đầu từ năm 2009-2013,
nguyên nhân sụt giảm là do bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự cạnh tranh giữa
các ngân hàng ngày càng gay gắt, cùng với việc Chính phủ giảm mạnh lãi suất nhằm kiềm
chế lạm phát. Đồng thời, các ngân hàng thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ hoạt động
cho vay nhằm quản lý rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu đã khiến cho tăng trưởng tín dụng

chậm lại.
2.1.3 Tăng trưởng tiền gửi khách hàng
Bảng 2.1.3.1 Tốc độ Tăng trưởng tiền gửi khách hàng của Vietcombank qua các năm
Đơn vị tính : %

SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 7


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
Năm

Tiền gửi của

Tiền gửi KH/ Mức tăng trưởng

khách hàng
(Tỷ đồng)

Tổng nguồn
vốn

Tuyệt đối

Tương đối

(Tỷ đồng)

2008


157.067

70,77%

30.051

23,66%

2009

169.072

66,17%

12.005

7,64%

2010

204.756

66,59%

35.684

21,11%

2011


227.017

61,90%

22.261

10,87%

2012

285.382

68,85%

58.365

25,70 %

2013

332.246

70,84%

46.864

16,42%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012 và 2009-2013

Vốn huy động từ tiền gửi khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng nguồn
vốn của VCB (luôn chiếm khoảng 2/3 tổng nguồn vốn). Tiền gửi khách hàng của VCB tăng
dần qua các năm trong giai đoạn 2008-2013. Là ngân hàng lớn hiện diện trên toàn quốc, dẫn
đầu trên thị trường liên ngân hàng và thanh toán quốc tế. VCB có nhiều thuận lợi trong việc
thu hút lượng tiền gửi lớn từ các tổ chức tài chính cũng như ngân hàng. Ngoài ra, với lợi thế
từng là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. VCB có nhiều mối quan hệ mật thiết với các
doanh nghiệp nhà nước lớn. Các mối quan hệ này giúp VCB có nguồn vốn huy động lớn và
cơ hội tài trợ cho các tập đoàn lớn trong nước như Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng
công ty Thép Việt Nam (Vinasteel).
Năm 2009, tiền gửi của khách hàng đạt 169.072 tỷ đồng, do nền kinh tế toàn cầu lâm vào
suy thoái, các ngân hàng thương mại phải cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn. Mặt
khác, nền kinh tế trong giai đoạn này chứa đựng những yếu tố biến động khó dự đoán về lạm
phát, tỷ giá, lãi suất, phá sản... Các ngân hàng phải đối diện với áp lực từ sức hút của các
kênh đầu tư khác và lo ngại về lạm phát.
Giai đoạn 2010-2012, tiền gửi khách hàng của VCB liên tục tăng trưởng cao và đều đặn.
tốc độ tăng trưởng nhanh và luôn ổn định ở hai con số (mức tăng trưởng trong giai đoạn này
SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 8


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
lần lượt là 21.11%, 10.87%, 25.70%). Có sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng trong năm 2011
là do công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn dưới tác động của chính sách tiền tệ thắt
chặt và chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt.
Tính đến 31/12/2013, tiền gửi khách hàng của VCB đạt 332.246 tỷ đồng. tăng 16.42% so
với cuối năm 2012. Nguyên nhân là do Nhà nước đã nới lỏng chính sách tiền tệ và sự “đóng
băng” của các kênh đầu tư khác, lo ngại về rủi ro nên dòng vốn gửi vào Ngân hàng tăng khá
mạnh. Bên cạnh đó,VCB còn chủ động huy động vốn từ nước ngoài, tham gia tích cực các

hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng.
2.1.4 Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế và tổng thu nhập
Hình 2.1.4.1 .Đồ thị Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế và tổng thu nhập của
Vietcombank qua các năm
Đơn vị tính: %
50.00%

46.22%

40.00%

39.39%

30.00%

28.97%
24.16%

20.00%
14.00%
10.00%
0.00%
2006

2008

LNTT
Thu nhập hoạt động

11.29%


2.98%
2.82%
3.88%
2.30%
1.41% -0.36%
2010
2012
2014

-10.00%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012 và 2009-2013
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của VCB có xu hướng giảm dần qua các năm từ
39.39% năm 2009 xuống còn 2.98% năm 2012, thậm chí năm 2013 còn sụt giảm lợi nhuận.
Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh, năm 2010 là 90.38%
và năm 2011 là 131.38%. Điều này cho thấy chất lượng các khoản vay của VCB có xu hướng
SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 9


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
xấu đi trong giai đoạn 2010 – 2011. Nhưng qua đến năm 2012, chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng lại giảm xuống đột ngột (4.16)%.
Trong hai quý đầu năm 2012, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn. tình hình kinh doanh
của các doanh nghiệp không mấy khả quan. việc sản xuất giảm nghiêm trọng, lượng hàng tồn
kho tăng cao, nên nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng vay vốn, qua đó đã ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. VCB cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó khiến
cho lợi nhuận trước thuế Quý 1, 2/2012 giảm 8.95% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân

chính là do chi phí dự phòng tăng mạnh gần 105%. từ mức 994 tỷ đồng trong Quý 1, 2/2011
lên đến 2.040 tỷ đồng trong Quý 1, 2/2012. Việc dự phòng cho vay khách hàng tăng là do nợ
xấu tăng mạnh khiến cho ngân hàng phải trích lập dự phòng tăng lên. Như vậy, có thể thấy
rằng nợ xấu gia tăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của VCB.
Trong hai quý cuối 2012. tình hình tiến triển khả quan hơn. lợi nhuận trước thuế tăng
12.59% và dự phòng rủi ro tín dụng giảm 50.8% so với quý 3, 4/2011 mặc dù lãi suất giảm
nhiều hơn so với hai quý trước, ổn định quanh mức 12 -15%/năm. Tóm lại. năm 2012 là một
năm nhiều biến động đối với hệ thống ngân hàng. tín dụng tăng trưởng thấp cộng với lãi suất
cho vay giảm mạnh từ 3–8%/năm. chất lượng của các khoản cho vay giảm đã làm cho lợi
nhuận trước thuế giảm và chi phí dự phòng rủi ro tăng cao. Nhưng nhờ vào sự chuyển biến
tốt vào hai quý cuối 2012, đã làm cho lợi nhuận trước thuế và chi phí dự phòng rủi ro năm
2012 lần lượt tăng 1.17% và giảm 4.16% so với năm 2011.
Năm 2013 chi phí dự phòng vẫn lên tới gần 3.545 tỷ đồng, tăng hơn 241 tỷ đồng so với
năm 2012, do đó lợi nhuận trước thuế của VCB chỉ đạt 5.743 tỷ đồng, giảm nhẹ 21 tỷ đồng
so với năm 2012. Mặt khác do trong năm 2013, VCB đã thực hiện giảm đồng loạt lãi suất
cho vay đối với các khoản dư nợ cho vay có lãi suất trên 13%/năm về mức tối đa 13%/năm.
Đến nay, dư nợ cho vay của ngân hàng này có lãi suất chủ yếu ở mức từ 10%/năm trở xuống
đối với khoản vay ngắn hạn, từ 12%/năm trở xuống đối với khoản vay trung - dài hạn.
Tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động của VCB năm 2009 chỉ tăng 4% so với năm
2008 do đà suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2008, đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của toàn
ngành ngân hàng. Nhưng lợi nhuận trước thuế lại tăng khá cao (mức cao nhất trong giai đoạn
SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 10


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
từ 2008 – 2013) nguyên nhân chủ yếu là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh,
giảm 2.060 tỷ đồng (tương đương giảm 72.31%) so với năm 2008.
Tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động của VCB từ năm 2009 đến 2011 có xu hướng

tăng dần. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lại giảm mạnh vào năm 2012, chỉ tăng trưởng 1.6%
so với năm 2011 do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng khiến
tốc độ tăng trưởng thu nhập của các khoản mục chính đóng góp vào thu nhập của VCB (thu
nhập lãi thuần, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ) bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, các khoản kinh doanh khác (như kinh doanh ngoại hối, chứng khoán đầu tư kinh
doanh) đều tăng mạnh so với năm 2011, trong đó tăng mạnh nhất là chứng khoán kinh doanh
với mức tăng hơn 1400% so với năm 2011.
2.2

Hiệu quả hoạt động ngân hàng

2.2.1 – Chất lượng đầu tư:
 Cho vay khách hàng:
Hình 2.2.1.1 Đồ thị thể hiện Tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng và tổng tài sản của
Vietcombank
Đơn vị tính : %

30%
25%

LAR

Tốc độ tăng cho
vay
26%

25%

20%


19%
16%

15%

14%

10%
5%

58%
56%
54%
52%
50%
48%
46%
44%

56%

2009

2010

2011

2012

57%


57%

54%
49%

2008

0%

56%

2009

2010

2011

2012

2013

2013

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012 và 2009-2013
SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 11



GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông

Giá trị cho khách hàng vay của VCB tăng liên tục qua các năm từ 2008 đến 2013: Giá trị cho
vay 2008 là 108.617.623 trđ, đến 2013 là 267.863.404 trđ. Tuy tốc độ tăng có giảm qua các
năm nhưng do tốc độ tăng cho vay cao nhanh hơn tốc độ tăng tổng tài sản nên tỉ lệ cho vay /
Tổng tài sản (LAR) của VCB có xu hướng tăng liên tục, với mức thấp nhất là 49% năm 2008
và cao nhất là 57% năm 2013, tức là hơn phân nửa nguồn vốn của ngân hàng được đem cho
vay. So với các ngân hàng đang niêm yết thì tỉ lệ này của VCB ở mức cao. Vì vậy, trong nền
kinh tế vẫn còn gặp khó khăn, tỉ lệ LAR cao này sẽ có thể gây rủi ro cho ngân hàng.
 Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng: (ĐVT: trđ)
Bảng 2.2.1.1 Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng của Vietcombank qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
(ĐVT: trđ)

2008

2009

2010

2011

2012

2013

30,367,772

47,456,662


79,653,830

105,005,059

65,712,726

91,737,049

(2)

26,477,065

38,835,536

59,535,634

47,962,375

34,066,352

44,044,289

Ròng (1)-(2)

3,890,707

8,621,126

20,118,196


57,042,684

31,646,374

47,692,760

Tiền gửi & cho
vay các TCTD
khác (1)
Tiền gửi & vay
từ TCTD khác

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012 và 2009-2013

Tổng cho vay và huy động của VCB với các tổ chức tín dụng khác có xu hướng tăng qua các
năm. Ở từng năm, tổng cho vay luôn cao hơn mức huy động dẫn đến giá trị giao dịch ròng
này (cho vay – huy động) cũng có xu hướng tăng, cao nhất là ở năm 2011, đến giá trị giao
dịch ròng là 57.042.684 trđ. Năm 2012, do lãi suất trên thị trường giảm mạnh, vì vậy hoạt
SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 12


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
động giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cũng bị giảm sút, VCB cũng đã giảm mức cho
vay từ 105.005.059 trđ năm 2011 xuống còn 65.712.726 trđ năm 2012 (tức giảm 37,4%) để
giảm rủi ro trong tình cảnh nhiều ngân hàng khác gặp khó khăn về thanh khoản. Như vậy,
VCB đóng vai trò là ngân hàng cung cấp nguồn vốn trên thị trường.
 Danh mục đầu tư:
Bảng 2.2.1.2 Hoạt động đầu tư của Vietcombank qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng
(ĐVT: trđ)

2008

2009

2010

2011

2012

2013

CK kinh doanh

309,043

5,768

7,181

817,631

520,876

195,270

CK đầu tư


41,567,126

32,634,887

32,811,215

29,456,514

78,521,304

64,463,096

dài hạn

3,048,870

3,637,730

3,955,000

2,618,418

3,041,790

3,041,790

TỔNG

44,925,039


36,278,385

36,773,396

32,892,563

82,083,970

67,700,156

Góp vốn đầu tư

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012 và 2009-2013

Hình 2.2.1.2 Đồ thị Hoạt động đầu tư của Vietcombank qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng

SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 13


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
80,000,000
70,000,000
60,000,000
50,000,000

CK kinh doanh


40,000,000

CK đầu tư

30,000,000

Góp vốn đầu tư dài hạn

20,000,000
10,000,000
2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012 và 2009-2013

Tổng giá trị đầu tư của VCB giảm từ năm 2008 đến 2011. Từ 2012 trở đi, khi nên kinh tế
cũng đã có dấu hiệu khởi sắc, giá trị đầu tư này tăng vọt đáng kể, từ 32.892.563 trđ năm 2011
tăng lên 82.083.970 năm 2012 , tức tăng gần 2.5 lần. VCB đầu tư tập trung ở 3 khoản mục
chính: Chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và các khoản góp vốn đầu tư dài hạn.
Trong đó, chứng khoán đầu tư luôn chiếm tỉ trọng cao nhất – trên 90% tổng giá trị đầu tư, sự
tăng giảm khoản mực đầu tư quan trọng này đã kéo theo sự tăng giảm tổng giá trị đầu tư của
VCB.
Ngược lại, chứng khoán kinh doanh luôn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trông tổng giá trị đầu tư. Vì
vậy, dù có biến động khá lớn trong giai đoạn 2008 – 2013 nhưng giá trị này cũng không tác
động đáng kể đến tổng giá trị đầu tư.
Góp vốn đầu tư dài hạn của VCB khá ổn định qua các năm, với giá trị dao động trên dưới
3.000.000 trđ.
 Cơ cấu các khoản thu nhập: (ĐVT: trđ)

SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10


Page 14


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
Bảng 2.2.1.3. Cơ cấu các khoản thu nhập của Vietcombank qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
(ĐVT: trđ)

2008

2009

2010

2011

2012

2013

3,695,24

6,498,66

8,195,26

12,421,68

10,941,05


10,782,40

6

4

0

2

2

Thu nhập lãi thuần 5
Thu nhập thuần từ
hđ d.vụ

1,415,24
468,057

989,213

6

1,509,733

1,373,759

1,619,371


591,402

918,309

561,680

1,179,584

1,487,751

1,426,859

67,891

183,297

18,149

(5,896)

76,742

22,172

(83,583)

172,876

268,381


24,012

207,631

160,461

Lãi thuần từ kd
ngoại hối
Lãi thuần từ mua
bán chứng khoán
kinh doanh
Lãi thuần từ mua
bán CK đtư
Lãi thuần từ HĐ
khác

(1,260,916
211,185

128,006

580,072

)

525,098

934,285

544,970


396,437

492,026

1,002,574

468,583

561,804

lãi thuần từ góp
vốn, mua CP

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012 và 2009-2013

Hình 2.2.1.3 Đồ thị Cơ cấu thu nhập của Vietcombank qua các năm
Đơn vị tính: %

SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 15


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông

Cơ cấu thu nhập VCB 2013

Thu nhập lãi thuần


0%

1%

6%

Thu nhập thuần từ hđ
d.vụ
Lãi thuần từ kd ngoại hối

4%

9%
10%
70%

Lãi thuần từ mua bán
chứng khoán kinh doanh
Lãi thuần từ mua bán
CK đtư
Lãi thuần từ HĐ khác
lãi thuần từ góp vốn, mua
CP

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012 và 2009-2013

Thu nhập lãi thuần: chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu thu nhập của VCB và có xu hướng
tăng nhanh từ 2008 đến 2011. Bước qua năm 2012 và 2013, thu nhập này có chiều hướng
giảm mạnh do nền kinh tế gặp khó khăn và lãi suất có xu hướng giảm. Cụ thể, ngày
16/02/2012, lãi suất cho vay tụt xuống mức thấp nhất – chỉ còn 14.5%.

Hoạt động dịch vụ chủ yếu đến từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán thẻ. VCB
cũng như nhiều ngân hàng khác ngày càng nâng cao số lượng cũng như chất lượng các dịch
vụ. Nhờ vậy, thu nhập thuần từ các hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm. Tuy
nhiên, trong năm 2012, do nền kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều bất ổn, nhà nước hạn
chế việc cho vay nhập khẩu đã gây không ít khó khăn cho hoạt động thanh toán xuất nhập
khẩu của VCB. Điều này làm cho thu nhập thuần từ các hoạt động dịch vụ giảm mạnh từ
1.509.733 trđ năm 2011 giảm chỉ còn 1.373.759 năm 2012. Tuy nhiên, thu nhập thuần từ các
hoạt động dịch vẫn giữ vai trò khá quan trọng trong việc tạo thu nhập cho ngân hàng, cụ thể
năm 2013, thu nhập này đóng góp đến hơn 10% tổng thu nhập.
Tiếp đến, hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập và là một
thế mạnh của VCB. Giá trị và tỷ trọng của thu nhập thuần từ kinh doanh ngoại hối có xu
SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 16


GVHD. PGS.TS Trương Quang Thông
hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2010 đến 2011, đặc biệt, thu nhập thuần từ kinh doanh
ngoại hối năm 2011 tăng từ 561.680trđ năm 2010 lên mức 1.179.684trđ, nghĩa là tăng hơn
gấp đôi. Tuy năm 2013, nguồn thu này có sự sụt giảm nhẹ nhưng nó vẫn đóng góp đến 9%
vào tổng nguồn thu của VCB.
Các nguồn thu còn lại của VCB như thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng
khoán đầu tư, thu nhập từ mua bán cổ phần và các hoạt động khác chiếm tỉ trọng nhỏ hơn và
không ổn định qua các năm. Đáng chú ý nhất là giai đoạn năm 2011. Như những gì đã phan
tích trước đó, giai đoạn này nền kinh tế và thị trường chứng khoán khá bất ổn, dẫn đến sự sụt
giảm đáng kể của các nguồn thu này.
2.2.2 Chất lượng tín dụng:
Bảng 2.2.2.1 Cơ cấu nợ của Vietcombank qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng



CẤU

NỢ

(ĐVT:

trđ)
Nợ đủ chuẩn

2008
104,529,600

2009

2010

2011

2012

2013

130,088,700

154,293,019

174,350,730 201,798,721 244,316,271

8,033,724


17,515,340

30,808,944

33,572,647

22,792,525

Nợ cần chú
ý

3,061,320

Nợ dưới tiêu
chuẩn

921,191

440,649

1,022,348

1,257,457

3,126,126

2,338,109

Nợ nghi ngờ


812,087

394,977

300,389

653,072

1,213,720

1,889,653

2,663,058

3,682,810

2,347,430

1,451,461

2,977,566

Nợ có khả
năng mất vốn

3,467,767

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012 và 2009-2013


SVTH. HP 14C1TCMA50505-CHCQ K23- Nhóm 10

Page 17


×