Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THEO CÔNG NGHỆ ĐỐT KẾT HỢP VỚI CHÔN LẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.47 KB, 49 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

MẪU ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THEO CÔNG NGHỆ ĐỐT KẾT HỢP VỚI CHÔN LẤP

THÁI BÌNH – 2014


LỜI NÓI ĐẦU

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học
và kỹ thuật được sử dụng để dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra
bởi dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng
cường các tác động tích cự, giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần làm cho
dự án đầu tư được bền vững trong thực tế triển khai. Mức độ chính xác của việc
dự báo tác động sẽ xảy ra phụ thuộc vào 2 nhóm các yếu tố cơ bản, đó là thông
tin đầu vào cho dự báo và phương pháp dự báo.
Về thông tin đầu vào, điều cốt yếu là phải có các thông tin về 2 đối tượng
chính: một là, những nội dung của dự án có khả năng gây ra tác động m ôi
trường – nguồn gây ra tác động; và hai là, những thành phần môi trường xung
quanh, bao gồm cả một số yếu tố về kinh tế và xã hội liên quan, có khả năng bị
tác động bởi dự án – đối tượng bị tác động. Mức độ đòi hỏi và mức độ sẵn có
của các thông tin đầu vào này là rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình dự án, địa
điểm thực hiện dự án và phương pháp dự báo áp dụng. Về phương pháp dự báo
cũng có sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ thông tin sẵn có của các
thông tin đầu vào, loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án…
Mẫu đề cương chi tiết báo cáo ĐTM được lập trên nguyên tắc: cấu trúc báo
cáo ĐTM theo đúng hướng dẫn tại Phụ lục 2.5, Thông tư số 26/2011/TTBTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định


chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm
2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; đồng thời tập trung vào những
hướng dẫn mang tính kỹ thuật chung cho việc lập báo cáo ĐTM áp dụng đối với
loại hình dự án đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã, thị trấn theo công
nghệ đốt kết hợp với chôn lấp trên địa bàn tỉnh Thái Bình để làm nguồn tài liệu
tham khảo cho các xã, thị trấn đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình


… (tên cơ quan chủ quản/phê duyệt dự án) …
… (tên cơ quan chủ dự án) …

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
của DỰ ÁN “…”

CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN (*)
(Thủ trưởng cơ quan ký, ghi
họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN (*)
(nếu có)
(Thủ trưởng cơ quan ký, ghi họ
tên, đóng dấu)

(Địa danh), tháng … năm 201 …
Ghi chú: (*) chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.



MỤC LỤC
………………………………
……………………………….

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
………………………………
……………………………….

DANH MỤC CÁC BẢNG
………………………………
……………………………….

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
………………………………
……………………………….


TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

- Cần nêu rõ các nội dung chính của dự án;
- Các tác động đến môi trường tự nhiên;
- Các tác động đến môi trường Kinh tế - xã hội, các biện pháp giảm thiểu tác
động tiêu cực đến môi trường và chương trình quản lý môi trường. Bản tóm tắt cần
được trình bày súc tích với văn phong dễ hiểu, không nặng tính kỹ thuật và có dung
lượng không quá 10% tổng số trang của báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM).


MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tư (sự cần thiết phải đầu
tư dự án).
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư (báo cáo nghiên
cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương của dự án).
1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt (nêu rõ hiện trạng của các quy hoạch
phát triển có liên quan đến dự án: đang trong giai đoạn xây dựng để trình cấp có thẩm
quyền thẩm định và phê duyệt hoặc đã được phê duyệt thì nêu đầy đủ tên gọi của
quyết định phê duyệt).
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Văn bản pháp luật và kỹ thuật:
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ quy định về quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
- Quyết định số 2194/QĐ-Ttg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ V/v
phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050;
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý chất thải
rắn;
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng về ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

1


- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011
của Chính Phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 27/2012/TT-BTNMT ngày 28/12/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 35/2001/QĐ-BXD ngày 26/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
về ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 261:2001/BXD: Bãi chôn lấp
chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế;
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh
lao động”;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 1630/QĐ-BTNMT ngày 01/10/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường V/v ban hành Danh mục chế phẩm sinh học được lưu hành trong xử lý chất thải
tại Việt Nam;
- Văn bản số 1155/BTNMT-TCMT ngày 02/4/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường v/v tăng cường quản lý hoạt động đầu tư, xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò
đốt;
- Quyết định số 2285/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 của UBND tỉnh Thái Bình V/v
phê duyệt Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình;
- Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của UBND tỉnh Thái Bình V/v
phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới xử lý và chôn lấp rác thải tại các xã. thị trấn trên
địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và định hướng đến sau năm 2020.
- Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 06/02/2014 của UBND tỉnh Thái Bình về việc
điều chỉnh khoảng cách từ khu xử lý, bãi chôn lấp rác thải tới khu dân cư quy định tại Quyết
định số 2327/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của UBND tỉnh.
- Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã, các văn bản liên
quan đến việc đầu tư khu xử lý (ghi rõ số, ngày tháng, cơ quan ban hành, nội dung trích
yếu)
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
2


- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn
lấp CTR;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (khu vực thông

thường).
- QCVN 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công
nghiệp;
- QCVN 04:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ.
- TCVN 6696:2009 - Chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo
vệ môi trường;
- TCXDVN 261:2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế.
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập: Liệt kê các tài liệu, dự liệu do
chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường như:
Dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật), hồ sơ thiết kế công trình khu xử lý
chất thải rắn sinh hoạt của xã, kết quả quan trắc môi trường nền,…
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
3.1. Phương pháp ĐTM
- Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý số liệu khí tượng thủy văn, KTXH cũng như các số liệu khác tại khu vực thực hiện dự án.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Xác định và đánh giá tải lượng ô nhiễm từ các hoạt
động của dự án cũng như đánh giá các tác động của chúng đến môi trường.
- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả đo đạc, phân tích, tính toán dự báo nồng
độ các chất ô nhiễm do hoạt động của dự án với các Quy chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Phương pháp lập bảng liệt kê: Liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động
của dự án gây ra, bao gồm các nhân tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải, khí thải, CTR,
an toàn lao động, vệ sinh môi trường khu vực sản xuất… Phương pháp liệt kê là phương
pháp tương đối đơn giản, cho phép phân tích một cách sâu sắc các tác động của nhiều
hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ các kết quả nghiên cứu ĐTM, lập báo cáo
ĐTM với bố cục và nội dung theo quy định.
3.2. Các phương pháp khác
3


- Phương pháp đo đạc, phân tích môi trường: Khảo sát, quan trắc, lấy mẫu tại hiện

trường và phân tích trong phòng thí nghiệm theo các QCVN về môi trường nhằm xác
định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, đất, nước tại khu vực
dự án.
- Phương pháp điều tra, phân loại và đo đạc xác định thành phần rác thải sinh
hoạt: thực hiện việc lấy mẫu rác thải sinh hoạt tại 5 hộ gia đình riêng lẻ của mỗi thôn
(tổng cộng 25 hộ gia đình của 5 thôn trong xã) trong 03 ngày liên tiếp sau đó đem phân
loại thành các loại (rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế, rác thải nguy hại), sau đó thực hiện
việc cân đo đối với từng loại rác và tính toán % khối lượng đối với từng loại.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập thông tin kinh tế - xã hội của xã; lấy ý
kiến tham vấn cộng đồng.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
4.1. Nêu tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự
án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM.
Trường hợp có thuê đơn vị tư vấn, nêu rõ tên đơn vị tư vấn, họ và tên người đại diện
theo pháp luật, địa chỉ liên hệ của đơn vị tư vấn.
4.2. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án (bao
gồm các thành viên của chủ dự án và các thành viên của đơn vị tư vấn, nêu rõ học
hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo của từng thành viên).

4


Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
Yêu cầu: Nội dung mô tả sơ lược về Dự án phải được trình bày một cách rõ
ràng, dễ hiểu và cần được minh họa bằng những số liệu, biểu bảng, sơ đồ ở tỷ lệ thích
hợp; chương này sử dụng thông tin, tài liệu nêu trong báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự
án khả thi, thiết kế cơ sở khu xử lý.
1.1. Tên dự án
Nêu chính xác như tên trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo

kinh tế - kỹ thuật hoặc tài liệu tương đương của dự án).
1.2. Chủ dự án
Nêu đầy đủ: chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; họ tên và
chức danh của người đại diện theo pháp luật của chủ dự án.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới…)
của địa điểm thực hiện dự án trong mối tương quan với:
- Các đối tượng tự nhiên (hệ thống đường giao thông; hệ thống sông, ao hồ và
các vực nước khác; khu bảo tồn…).
- Các đối tượng kinh tế - xã hội (khu dân cư; khu đô thị; các đối tượng sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ; các công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử…).
- Các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án, đặc biệt là các đối tượng có
khả năng bị tác động bởi dự án.
- Mô tả cụ thể hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án.
Các thông tin về các đối tượng tại mục này phải được thể hiện trên sơ đồ vị trí
địa lý (bản đồ hành chính vùng dự án) và có chú giải rõ ràng; xác định khoảng cách
từ khu xử lý đến khu dân cư gần nhất, công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử,
công trình xây dựng khác và thể hiện trên sơ đồ vị trí địa lý, đảm bảo theo yêu cầu tại
Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 06/02/2014 của UBND tỉnh: “Khu xử lý, bãi chôn
lấp rác thải cách xa khu dân cư tối thiểu là 300m, không làm ảnh hưởng tới môi
trường xung quanh cũng như mỹ quan đô thị, nông thôn”; các đối tượng khác phải
đảm bảo theo QCVN 6696:2009/BXD, TCXDVN 261:2001.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
Thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt của toàn xã đảm bảo
theo quyết định hiện hành góp phần hoàn thành tiêu chí 17 về xây dựng nông thôn
mới; từng bước xóa bỏ các tụ điểm rác không đúng quy định; nâng cao ý thức, trách
nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân trong xã về việc bảo vệ môi trường.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
5



Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô (không gian và thời gian)
của các hạng mục của dự án có khả năng gây tác động đến môi trường trong quá trình
thực hiện dự án, kèm theo sơ đồ, bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí tất cả các hạng mục
công trình hoặc các sơ đồ, bản vẽ riêng lẻ cho từng hạng mục công trình. Các công
trình được phân thành 2 loại sau:
a. Các hạng mục công trình chính:
- Nhà tập kết, phân loại rác (diện tích, thiết kế nhà tập kết)
- Nhà đặt lò đốt rác (diện tích, thiết kế);
- Kho chứa chất thải nguy hại;
- Các hố chôn lấp rác (số lượng, diện tích, chiều cao, độ dốc thành, đáy hố, tiến
độ thi công xây dựng, thời gian vận hành từng hố (quy mô hố chôn lấp phải đảm bảo
thời gian vận hành hố từ 1 đến 3 năm); thiết kế hố chìm, nổi hay nửa chìm nửa nổi;
thiết kế gia cố, chống thấm thành, đáy hố (sử dụng lớp đất sét hay vật liệu chống thấm
khác); hệ thống thu gom nước rỉ rác từng hố; quy mô hố chôn lấp tính toán căn cứ
khối lượng rác đem chôn lấp, dự kiến thời gian chôn lấp).
b. Các hạng mục công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động của công trình chính
như: Nhà quản lý; nhà kho chứa dụng cụ, thiết bị; khu rửa xe, dụng cụ, thiết bị; bãi
hoặc kho chứa chất phủ bề mặt hố chôn lấp; hệ thống sân, đường nội bộ; hàng rào và
cây xanh; hệ thống cấp điện, nước; hệ thống thoát nước mưa; hệ thống thu gom nước
rỉ rác, khu xử lý nước rỉ rác; hệ thống xử lý khí thải (trường hợp đầu tư tách riêng lò
đốt rác); giếng quan trắc nước ngầm; các điểm tập kết tạm thời; các công trình phụ trợ
khác.
Yêu cầu phải mô tả chi tiết về khối lượng, quy mô các công trình phụ trợ.
1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án
Mô tả cụ thể biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình, làm rõ các
máy móc phục vụ thi công xây dựng (đặc biệt cần mô tả cụ thể hơn biện pháp thi
công các hố chôn lấp).
1.4.4. Công nghệ vận hành:

1.4.4.1. Khối lượng, thành phần chất thải rắn phát sinh:
a) Tính toán khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn xã căn cứ vào dân số
của xã theo từng năm (từ thời điểm dự kiến vận hành khu xử lý đến khi đóng cửa)
theo thuyết minh dự án.
b) Thành phần CTR sinh hoạt:
Trình bày cụ thể thành phần CTR sinh hoạt căn cứ theo các nguồn phát sinh, đặc
trưng riêng từng xã, chia theo các loại sau: hữu cơ, vô cơ, tái chế, chất thải nguy hại.
Để có số liệu tương đối chính xác, chủ dự án tiến hành điều tra trên địa bàn xã,
việc điều tra sẽ cung cấp số liệu về khối lượng rác thải phát sinh theo khả năng thu
gom, thành phần rác theo khả năng phân loại của người lao động tại thời điểm hiện
6


1.4.4.2. Quy trình công nghệ xử lý:
CTR sinh hoạt
phát sinh tại xã

Bụi, mùi, khí
thải, nước thải

Thu gom

Mùi, nước rỉ rác,
rác rơi vãi

Tập kết, phân loại

Mùi, nước rỉ rác

CTR chôn lấp


CTR tái chế

CTNH

CTR đốt

Hố chôn lấp

Kho

Khu lưu giữ

Phơi, sấy

Bụi, mùi

Đóng cửa hố
chôn

Bán tái chế

Lò đốt

Bụi, mùi,
khí thải,
tro

Thuê vận
chuyển, xử lý


Tro xỉ

Hố chôn lấp

Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý rác
Thuyết minh quy trình:
+ Công đoạn thu gom: Mô tả cụ thể phương thức tổ chức thu gom rác thải về
quy mô thu gom, số lao động, các thiết bị, dụng cụ thu gom, tần suất thu gom, điểm
tập kết tạm thời, xác định tỷ lệ thu gom để tính toán khối lượng CTR sinh hoạt đưa về
khu xử lý.
+ Công đoạn tập kết, phân loại rác: Làm rõ quy mô, thiết kế khu tập kết; biện
pháp phân loại rác về số lao động, máy móc, thiết bị phục vụ công đoạn phân loại, tỷ
lệ thành phần rác thải sau khi phân loại để xác định khối lượng rác thải đem đốt, rác
thải chôn lấp, bán tái chế, chất thải nguy hại.
Rác thải đem đốt là các thành phần cháy được như các chất hữu cơ, gỗ, nilon,
nhựa, giấy, bao bì, cao su… và tạp chất.
Rác thải chôn lấp là các thành phần không cháy được như gạch, đá, đất, cát,
xương…
7


Rác thải có thể bán tái chế như kim loại, nhựa, giấy, nilon, thủy tinh…
Chất thải nguy hại như giẻ lau dính dầu, sơn; vỏ hộp hoặc thùng đựng dầu, sơn;
pin, ắc quy hỏng; hộp mực in, mực in thải; bóng đèn huỳnh quang hỏng, linh kiện
điện tử; vỏ thuốc bảo vệ thực vật, …
+ Công đoạn đốt: Trình bày cụ thể yêu cầu rác đem đốt (các loại rác phân loại
đem đốt, độ ẩm yêu cầu,…); các bước tiến hành đốt rác từ nhập rác vào lò, đốt qua
buồng sơ cấp, thứ cấp, thu gom tro đốt; các bước thực hiện thủ công hay sử dụng máy
móc thiết bị; nhiên liệu sử dụng cho lò đốt.

+ Công đoạn chôn lấp: Mô tả cụ thể quy trình chôn lấp, máy móc phục vụ việc
chôn lấp, đầm nén; các lớp phủ trung gian; lớp che phủ bề mặt trên cùng; các biện
pháp khử trùng, khử mùi; quy trình đóng cửa bãi chôn lấp, phương án phục hồi cảnh
quan sau khi đóng cửa.
1.4.4.3. Tuổi thọ khu xử lý:
Căn cứ vào khối lượng rác thu gom về khu xử lý, dung tích chứa rác của các hố
chôn lấp, tuổi thọ của lò đốt rác để đánh giá tuổi thọ của khu xử lý.
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị
Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị chính cần có của dự án (nếu là máy
móc, thiết bị cũ thì cần làm rõ tỷ lệ phần trăm cũ/mới của thiết bị).
Riêng đối với lò đốt, phải làm rõ về cấu tạo, các thông số kỹ thuật đảm bảo theo
QCVN 30:2012/BTNMT, cụ thể:
Các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt chất thải
T
T

Thông số

Đơn vị

Giá trị
yêu cầu

kg/giờ

 100

1

Công suất của lò đốt(1)


2

Nhiệt độ vùng đốt sơ cấp(2)

°C

 650

3

Nhiệt độ vùng đốt thứ cấp

°C

 1.000

4

Thời gian lưu cháy trong vùng đốt thứ cấp

s

2

5

Lượng oxy dư (đo tại điểm lấy mẫu)

%


6 - 15

6

Nhiệt độ bên ngoài vỏ lò (hoặc lớp chắn cách ly nhiệt)

°C

 60

7

Nhiệt độ khí thải ra môi trường (đo tại điểm lấy mẫu)

°C

 180

8

Nhiệt lượng tiêu tốn trung bình của nhiên liệu sử dụng
để thiêu đốt 01 (một) kg chất thải(3)(4)

Kcal

 1.000

9


Khả năng hoạt động liên tục (mà vẫn đảm bảo về độ
bền cơ khí và các thông số kỹ thuật)(4)

giờ

 72

Chú thích:
(1)

Công suất 100 kg/h tương đương thể tích tối thiểu của vùng đốt sơ cấp là 1,4
m 3.
8


(2)

Trường hợp đặc thù (như thiêu đốt nhiệt phân yếm khí hoặc thiêu đốt để thu
hồi các kim loại có nhiệt độ bay hơi thấp từ chất thải) thì vùng đốt sơ cấp có thể
vận hành ở nhiệt độ thấp hơn 650°C với điều kiện vận hành thử nghiệm đạt yêu
cầu và được cơ quan cấp phép chấp thuận.
(3)

1.000 Kcal tương đương nhiệt lượng thu được khi đốt 0,1 kg dầu diezel.

(4)

Việc đánh giá các thông số này chỉ áp dụng trong quá trình kiểm tra, giám sát
của cơ quan cấp phép.
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất sử dụng

Mô tả cụ thể về nhu cầu, nguồn cung cấp điện, nước (nước sử dụng cho sinh
hoạt của người lao động, rửa máy móc thiết bị dụng cụ, rửa sàn khu tập kết); nhu cầu,
nguồn cung cấp vật liệu che phủ, hóa chất sử dụng trong vận hành khu xử lý; nhu cầu
về nhiên liệu sử dụng cho lò đốt.
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án
Mô tả chi tiết về tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án từ khi bắt
đầu cho đến khi hoàn thành và đi vào vận hành chính thức và có thể thể hiện dưới
dạng biểu đồ.
1.4.8. Vốn đầu tư
Nêu rõ tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án, trong đó, chỉ rõ mức
đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án.
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Mô tả rõ việc tổ chức quản lý và thực hiện dự án trong từng giai đoạn cụ thể
(chuẩn bị, thi công xây dựng, vận hành).
Đối với giai đoạn vận hành cần mô tả về cơ cấu tổ chức bộ máy vận hành khu xử
lý từ thu gom, chôn lấp, đóng cửa; làm rõ cơ chế thu (các khoản hỗ trợ, phí xử lý
rác,…), cơ chế chi (trả lương, mua sắm, sửa chữa thiết bị, máy móc, hóa chất, nhà
xưởng,…) phục vụ hoạt động của khu xử lý.

9


Chương 2
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
Điều kiện về địa lý, địa chất: điều kiện địa lý, đặc biệt là địa chất công trình, địa
chất thuỷ văn đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn giải pháp kỹ thuật thi công các ô

chôn lấp rác nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm tàng do quá trình lan truyền
của các chất ô nhiễm đến chất lượng nước ngầm, đất tại khu vực dự án cũng như lân
cận. Do vậy một trong những trọng tâm cần quan tâm là cấu trúc địa chất công trình và
địa chất thuỷ văn tại khu vực dự án cần được mô tả và đánh giá một cách cẩn trọng.
Đã có tình trạng sụt, lún các ô chôn lấp rác do nền móng của ô chôn lấp rác bị yếu dẫn
đến các hạng mục công trình khác như lớp lót đáy, hệ thống thu gom nước rác bị rách,
gẫy và làm ảnh hưởng đến vận hành ô chôn lấp rác.
Khi trích dẫn phải chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng, điều kiện thủy văn/hải văn:
Chỉ trình bày các đặc trưng khí tượng có liên quan đến dự án và/hoặc làm căn
cứ cho các tính toán có liên quan đến ĐTM (nhiệt độ không khí, độ ẩm, vận tốc gió,
hướng gió, tần suất gió, nắng và bức xạ, lượng mưa, bão và các điều kiện về khí
tượng dị thường khác); Chỉ trình bày các đặc trưng thủy văn/hải văn có liên
quan đến dự án và/hoặc làm căn cứ cho các tính toán có liên quan đến ĐTM (mực
nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy và các điều kiện về thủy văn/hải văn khác); chỉ
rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
Điều kiện về khí tượng – thuỷ văn: các yêu tố như chế độ mưa, nguồn tiếp nhận
nước mưa và nước rác từ khu vực dự án cần được xem xét và đánh giá rõ ràng, có
tính định lượng cao. Chế độ mưa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ phát sinh nước
rác như lưu lượng nước rác. Thực tế tại một số bãi chôn lấp rác do chưa lường hết
được các dữ kiện về chế độ mưa cho nên đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề liên quan
đến nước rác như thiết kế các công trình thu gom và xử lý nước rác không đáp ứng
được lưu lượng nước rác phát thải. Vấn đề thoát tách nước mưa ra khỏi nước rác cũng
là một vấn đề quan trọng có liên quan nhiều đến chế độ mưa.
2.1.3. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý
Việc đánh giá chất lượng môi trường sử dụng kết quả quan trắc môi trường tự
nhiên của Trung tâm Quan trắc phân tích Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài nguyên
và Môi trường Thái Bình.
10



Đánh giá về mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất và trầm tích so với tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nhận định về nguyên nhân, nguồn gốc ô
nhiễm. Trong trường hợp có đủ cơ sở dữ liệu về môi trường, đánh giá sơ bộ về sức
chịu tải của môi trường ở khu vực dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi
trường.
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học
Cần có số liệu mới nhất về các hệ sinh thái trên cơ sở khảo sát thực tế do chủ dự
án hoặc chủ dự án ủy nhiệm đơn vị tư vấn thực hiện, hoặc tham khảo từ các nguồn
khác.
Yêu cầu: Cần có số liệu mới nhất về điều kiện môi trường tự nhiên trên cơ sở
khảo sát thực tế do chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn thực hiện. Nếu là số liệu của các
đơn vị khác cần ghi rõ nguồn, thời gian khảo sát.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Điều kiện về kinh tế
Chỉ đề cập đến các hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác), nghề
nghiệp, thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng do dự án trong khu vực dự án và số liệu
kinh tế vùng kế cận có thể bị tác động bởi dự án; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham
khảo, sử dụng.
2.2.2. Điều kiện về xã hội
Chỉ đề cập đến: dân số, vị trí, tên các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín
ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác trong
vùng dự án và các vùng kế cận bị tác động bởi dự án; các ngành y tế, văn hóa, giáo
dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương tại vùng có thể bị tác động do dự
án.
Yêu cầu: Số liệu về kinh tế, xã hội phải được cập nhật vào thời điểm ĐTM trên
cơ sở chủ dự án hoặc đơn vị tư vấn khảo sát bổ sung, kết hợp số liệu thu thập từ
các nguồn khác. Chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.


11


Chương 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Nguyên tắc chung: Việc đánh giá tác động của dự án tới môi trường tự nhiên
và kinh tế - xã hội được thực hiện theo các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng, vận hành và
giai đoạn khác (nếu có) như: tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các
hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường và phải được cụ thể hóa
cho từng nguồn gây tác động, đến từng đối tượng bị tác động. Mỗi tác động đều phải
được đánh giá một cách cụ thể, chi tiết về mức độ, về quy mô không gian và thời gian
(đánh giá một cách định tính, định lượng, chi tiết và cụ thể cho dự án đó bằng các
phương pháp tính toán cụ thể hoặc mô hình hóa (trong các trường hợp có thể sử dụng
mô hình) để xác định một cách định lượng các tác động) và so sánh, đối chiếu với
các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành).
3.1. Đánh giá tác động
3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị:
3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải:
Nội dung này cần làm rõ hiện trạng khu đất của dự án: có phải giải phóng mặt
bằng và san lấp không? Nếu có thì nêu cụ thể.
Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, Dự án sẽ san lấp mặt bằng để có được nền
đạt cốt quy định cần phải san ủi đất để phục vụ xây dựng các hạng mục của Dự án.
Quá trình san lấp mặt bằng sẽ kéo theo các ảnh hưởng đến môi trường và các tác động
này được chia thành 4 nhóm chính:
- Tác động đến người công nhân trực tiếp thi công.
- Tác động đến môi trường xung quanh như bụi đất đá trong quá trình khai thác
đất để san lấp, khói thải từ các phương tiện tham gia thi công, bùn đất nạo vét.
- Tác động đến cảnh quan môi trường khu vực.
- Tác động do nước mưa chảy tràn trong khu vực san lấp xuống nước sông làm
tăng độ đục và ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông.

3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải:
Trong quá trình chuẩn bị Dự án, nguồn gây tác động không liên quan đến chất
thải có thể tóm tắt như sau:
- Nguồn tác động đến môi trường đất do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Thay đổi tính chất cơ lý của nền đất, biến đổi địa hình khu vực.
- Giảm diện tích thấm của nước mặt xuống tầng chứa nước ngầm.
- Tiếng ồn, độ rung do máy móc, phương tiện tham gia san lấp mặt bằng.
- Tác động đến giao thông do vận chuyển, tác động đến trật tự, an ninh khu vực.
3.1.2. Giai đoạn thi công xây dựng:
3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải:
12


Trong giai đoạn thi công các hạng mục chính của Dự án sẽ phải tiến hành xây
dựng đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống cấp điện, làm
đường, xây dựng các hạng mục chính của khu xử lý như: nhà tập kết, phân loại rác, hố
chôn lấp rác, nhà kho, ...
- Tác động đến môi trường nước:
+ Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng chứa chất cặn bã, chất rắn lơ
lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.
+ Nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực và
thường có độ đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao. Ngoài ra nước mưa chảy tràn còn
chứa nhiều tạp chất khác (dầu mỡ, hóa chất rơi vãi…)
- Tác động đến môi trường không khí:
Trong quá trình thi công các công trình của dự án, sẽ có nhiều phương tiện, máy
móc tham gia thi công. Các thiết bị này khi hoạt động trên công trường sẽ gây nên các
tác động đối với môi trường không khí:
+ Ô nhiễm do bụi đất, đá, cát... sinh ra trong quá trình thi công xây dựng.
+ Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công trên công
trường, thành phần bao gồm Bụi, SO2, NOx, CO, CO2, HC, tiếng ồn...

Các tác động đến môi trường không khí không lớn do nguồn ô nhiễm phân tán
trong môi trường rộng thoáng.
Khí thải từ các hoạt động khác :
Hoạt động sinh hoạt của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi
trường không khí. Các hoạt động trực tiếp gây ô nhiễm như đốt dầu, than củi,... Các
hoạt động gián tiếp như thải các chất thải, phân rác... vào môi trường. Do sự phân huỷ
các chất thải sẽ gây ra mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường như các hợp chất
Mercaptan, NH3, H2S...
+ Ô nhiễm do tiếng ồn: Tiếng ồn phát sinh ở giai đoạn này chủ yếu là từ các máy
móc san ủi và các phương tiện giao thông vận tải với mức độ ồn lên tới 80-90 dBA;
tuy nhiên chỉ mang tính tức thời.
- Tác động do ô nhiễm do chất thải rắn:
Chất thải rắn được phát sinh ra trong quá trình thi công của dự án bao gồm đất đá
từ công tác san nền, làm móng công trình như gạch, đá, xi măng, sắt thép và gỗ, giấy...
từ công việc thi công và hoàn thiện công trình, lắp đặt máy móc, thiết bị và rác thải
sinh hoạt của công nhân hoạt động trên công trường. Một số trong các chất thải này có
thể thu gom sử dụng vào mục đích khác, còn các chất thải rắn không tái sử dụng được
thì dự án sẽ hợp đồng với đội vệ sinh khu vực vận chuyển tới nơi quy định hoặc bán
cho người thu mua phế liệu.
- Tác động do chất thải nguy hại:
CTNH phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng bao gồm: dầu thải, giẻ lau dính
dầu mỡ, vỏ thùng đựng dầu phục vụ hoạt động của máy móc, thiết bị thi công. Đây là
13


những loại chất thải được xác định theo danh mục chất thải nguy hại quy định tại
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ TN & MT quy định về quản
lý CTNH. Tuy nhiên, rất khó định lượng được loại chất thải này do lượng của chúng
phụ thuộc vào số lượng máy móc thiết bị được sử dụng, ý định của nhà thầu liệu có
tiến hành duy tu máy móc thiết bị tại công trường hay không.

3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải:
- Tiếng ồn, độ rung do máy móc, phương tiện tham gia san lấp mặt bằng.
- Tác động đến giao thông do vận chuyển, tác động đến trật tự, an ninh khu vực.
3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án
Các tác động trong giai đoạn vận hành khu xử lý được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng: Nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành Dự án
TT

1.

Nguồn phát sinh
Tập kết rác tại
trạm trung chuyển

Nhân tố gây ô nhiễm

- Môi trường không khí

- Bụi, mùi hôi
- Nước rỉ rác
- Côn trùng, VSV gây bệnh
- Bụi, mùi hôi

2.

Vận chuyển rác

- Nước rỉ rác
- Côn trùng, VSV gây bệnh
- Bụi, mùi hôi


3.

Quá trình tập kết
và phân loại rác;
phơi, sấy rác đem
đốt.

4.

Đốt rác

5.

Đào, đắp hố chôn
lấp

Đối tượng bị tác động
- Môi trường nước
- Sức khỏe người lao
động
- Môi trường không khí
- Môi trường nước
- Sức khỏe người lao
động
- Môi trường không khí

- Nước rỉ rác
- Côn trùng, VSV gây bệnh
- Bụi, mùi, khí thải

- Tro

- Môi trường nước
- Sức khỏe người lao
động
- Môi trường không khí
- Sức khỏe người lao
động

- Bụi
- Đất thải từ quá trình đào
hố

6.

Chôn lấp rác

- Bụi, mùi hôi (NH3, H2S,
CH4, mercaptane)
- Nước rỉ rác
- Nước mưa chảy tràn
- Côn trùng, VSV gây bệnh

7.

Lưu giữ CTNH

- CTNH

- Môi trường không khí


- Môi trường không khí
- Môi trường nước
- Môi trường đất
- Sức khỏe người lao

14


TT

Nguồn phát sinh

Nhân tố gây ô nhiễm

Đối tượng bị tác động
động

8.

Xử lý nước rỉ rác

9.

Sinh hoạt của
công nhân và vệ
sinh dụng cụ,
phương tiện

- Mùi hôi

- VSV gây bệnh
- Nước thải sau xử lý

- Môi trường không khí
- Môi trường nước
- Sức khỏe người lao
động

- Rác thải

- Môi trường đất

- Nước thải

- Môi trường nước

3.1.3.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
3.1.3.1.1. Đánh giá tác động tới môi trường không khí:
Khối lượng phát sinh khí thải trong giai đoạn vận hành Khu xử lý chịu ảnh
hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Trong giai đoạn vận hành
của Khu xử lý sẽ phát sinh các loại khí thải có tác động tiêu cực tới môi trường không
khí sau:
a. Mùi hôi phát sinh do quá trình thu gom, phân loại và làm giảm độ ẩm
rác (sấy rác hoặc hong phơi):
+ Việc thu gom, tập kết rác thải hàng ngày phát sinh mùi hôi, tác động trực tiếp
tới sức khỏe của người công dân tham gia công tác thu gom rác thải tại các hộ gia đình
và quá trình chuyên chở về khu xử lý. Việc thu gom rác thải diễn ra bằng các xe thùng
và xe tải nhỏ sẽ gây mùi hôi trên suốt đoạn đường vận chuyển làm ảnh hưởng tới nhân
dân trên dọc tuyến đường.
+ Khi rác được tập kết về khu xử lý, công nhân sẽ tiến hành phân loại và làm

giảm độ ẩm của rác. Quá trình phân loại rác được thực hiện thủ công bởi công nhân,
các loại rác không khả năng đốt sẽ được thu gom chôn lấp, thành phần rác thải đem
đốt sẽ được làm giảm độ ẩm (sấy hoặc hong phơi) đến độ ẩm yêu cầu cho quá trình
đốt. Mùi hôi phát sinh trong công đoạn này khá lớn và, ảnh hưởng trực tiếp tới công
nhân vận hành dự án; đặc biệt là dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như cúm, viêm
mũi, viêm xoang, ... do phải tiếp xúc thường xuyên với mùi hôi khó chịu của rác thải.
* Cơ chế phát sinh khí thải trong quá trình phân hủy rác:
Cơ chế phân hủy rác hữu cơ:
Vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí diễn ra 2 giai đoạn
như sau:
- Giai đoạn thủy phân (giai đoạn tạo khí):
Chất hữu cơ

Emzym

CH4 + CO2 + NH3 + H2 + H2S + tế bào mới

- Giai đoạn lên men kỵ khí: chia thành 3 giai đoạn nhỏ
15


+ Giai đoạn lên men axit: Hidratcacbon (đường, tinh bột, chất xơ) dễ bị phân
hủy và tạo thành các axit hữu cơ (axit lactic, axit butyric, axit propionic) nên pH giảm
xuống dưới 5 có kèm theo mùi hôi thối.
+ Giai đoạn chấm dứt lên men axit: Các chất hữu cơ tiếp tục được phân giải tạo
thành các chất khí khác nhau như: CO2, N2O, CH4, H2S ... pH của môi trường dần dần
tăng lên. Mùi thải ra rất khó chịu do thành phần của H2S, indol, sctol và mercaptane.
+ Giai đoạn lên men kiềm hay giai đoạn lên men metan: Các sản phẩm trung
gian chủ yếu là xenluloza, axit béo, các hợp chất chứa nitơ tiếp tục bị phân hủy và tạo
ra nhiều khí CO2, CH4, pH môi trường tiếp tục tăng lên và chuyển sang giai đoạn

kiềm.
Một số phản ứng hóa học trong quá trình tạo khí:
Mùi hôi: Khí H2S, NH3, CH4, Mercaptane phát sinh do các chất đạm động thực
vật dễ lên men trong thức ăn thừa và rau quả thối có trong rác tươi đưa vào xử lý. Quá
trình hình thành mùi xảy ra theo các phản ứng sau:
2CH3CHOHCOOH + SO42- → 2CH3COOH + S2- + H2O + CO2
4H2

+ SO42- → S2- + 4H2O
S2-

+ 2H+ → H2S↑

Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị khử cũng sẽ tạo thành những hợp
chất có mùi hôi như methyl mercaptan và aminobutyric acid.
CH3SH↑ + CH3CH2CH2(NH2)COOH

CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH +2H
Methinonine

Methyl mercaptan

Aminobutyric acid

Methyl mercaptan có thể bị thủy phân tạo thành methyl alcohol và hydrogen sulfide:
CH3SH + H2O → CH4OH + H2S↑
* Tác hại của chất khí phát sinh do sự phân hủy rác thải:
Tác hại của H2S
Khí H2S có màu lục, dễ lan truyền trong không khí và có mùi trứng thối đặc
trưng, được oxy hoá nhanh chóng để tạo thành các sunfat, các hợp chất có độc tính

thấp hơn.
Các ảnh hưởng của khí H2S lên con người:
Bảng 33: Nồng độ và các ảnh hưởng tới con người của khí H2S
Nồng độ (ppm)

Ảnh hưởng sinh lý

1 -2

Mùi hôi thối nhẹ

2 -4

Mùi hôi thối chưa nặng

3
5 -8
80 - 120

Mùi hôi thối rõ rệt
Gây mệt mỏi và khó chịu
Chịu được trong 6 giờ mà không bị triệu chứng nghiêm trọng nào
16


200 - 300

Đau đớn trong cơ mắt, mũi và cổ từ 3-5 phút sau khi ngửi và rất
khó khăn có thể chịu được từ 30-60 phút


500 - 700

Sự sống bị nguy hiểm với nhiễm độc cấp sau 30 phút hít thở

Tác hại của CH4
Khí CH4 là sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men kỵ khí. Nó ít gây độc hại,
nếu chỉ tồn tại ở một nồng độ thấp hơn khả năng có thể phát cháy. Mối đe dọa chủ yếu
nhất liên quan đến khí sinh ra từ Bãi chôn rác khi CH4 tồn tại ở nồng độ 5-15%.
Tác hại của các hợp chất hydrocarbons
Hydrocarbons là các hợp chất hóa học do hydro và carbon hợp thành. Đối với
người, hydrocarbons làm sưng tấy màng nhầy của phổi, thu hẹp cuống phổi và làm
sưng tấy mắt. Một số nghiên cứu còn chứng tỏ rằng, hydrocarbons còn có thể gây ung
thư phổi.
Ngoài ra, khí CO2, CH4 gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.
b. Nguồn phát sinh bụi từ thu gom, vận chuyển rác, đào hố chôn lấp:
- Bụi phát sinh từ quá trình thu gom, vận chuyển rác thải về Khu xử lý.
- Bụi đất phát sinh trong quá trình đào, đắp hố chôn lấp rác vô cơ.
Do việc đào, đắp hố chôn lấp rác vô cơ không diễn ra thường xuyên, liên tục
(khoảng từ 1 - 3 năm mới diễn ra việc đào đắp 1 hố chôn lấp), nên lượng bụi phát sinh
trong quá trình này chỉ tập trung trong một số ít ngày diễn ra việc đào, đắp hố (số ngày
đào, đắp 01 hố chỉ khoảng 10 - 15 ngày).
- Tác hại của bụi: Gây bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tổn hại mắt.
c. Khí thải phát sinh từ quá trình đốt rác:
Quá trình đốt rác thải sẽ phát sinh khối lượng khí thải tương đối lớn. Khí thải
phát sinh chủ yếu là SO2, NOx, CO, CO2, bụi, dioxin/furan,...
Việc đánh giá nồng độ các chất gây ô nhiễm trong khí thải phụ thuộc vào các
thông số kỹ thuật của lò đốt, việc có sử dụng nhiên liệu đốt hay không, các loại rác
đem đốt, lượng tạp chất trong rác do phân loại, độ ẩm của rác đem đốt.
Đối với nguồn phát sinh này, chủ dự án yêu cầu đơn vị sản xuất, đơn vị cung
ứng lò đốt cung cấp tài liệu; hoặc có thể tham khảo số liệu tính toán sau:

Thông số đầu vào:
+ Thành phần hóa học của rác:
Thành
phần

C

O

H

N

S

A

W

33

27,67

4,36

0,65

0,12

4,19


30

(Nguồn: Quản lý và xử lý chất thải rắn - Nguyễn Văn Phước)
17


+ Hệ số không khí thừa là 1,1, hệ số tro bụi bay theo khói là 0,5, nhiệt độ khí
thải 180oC.
+ Nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong khí thải (tính toán theo tài liệu: Ô
nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 3 - GS.TS Trần Ngọc Chấn).
TT

Chất ô nhiễm

1
2
3
4
5

SO2
CO
CO2
NO2
Bụi TSP

Nồng độ phát thải
(mg/Nm3)
323

622
162.040
220
2.825

QCVN 30:2012 cột B
(mg/ Nm3)
250
250
500
100

Ngoài ra, khí thải lò đốt chất thải rắn sinh hoạt còn có các thành phần gây ô
nhiễm như hơi kim loại, dioxin/furan, ... song nồng độ các thành phần này phụ thuộc
nhiều vào tỷ lệ thành phần có trong rác thải, việc phân loại rác (những số liệu này
chưa đủ căn cứ để đánh giá được).
Các tác động của chất gây ô nhiễm:
Khí SO2: khi phát tán vào không khí là gây ra mưa axít, phá huỷ các công trình
kiến trúc và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Chúng la những chất có tính kích
thích, ở nồng độ nhất định có thể gây co giật cơ trơn của khí quản, ở nồng độ lớn hơn
sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường khí quản. khí tiếp xúc với mắt có thể tạo thành
axit, có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các cơ quan hô hấp hoặc cơ quan tiêu hóa
sau khi được hòa tan trong nước bọt và cuối cùng chúng có thể xâm nhập vào hệ tuần
hoàn.
Tác hại của NO2: NO2 là khí có màu nâu đỏ có mùi gắt và cay, mùi của nó có
thể phát hiện được vào khoảng 0.12 ppm. NO2 là khí có kích thích mạnh đường hô
hấp. nó tác động đến hệ thần kinh và phá hủy mô tế bào phổi, làm chảy nước mũi,
viêm họng; Khi NO2 với nồng độ 100ppm có thể gây ung thư tử vong cho người và
động vật sau ít phút. Với nồng độ 5ppm có thể gây ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp.
Con người tiếp xúc lâu với NO2 khoảng 0.06 ppm có thể gây các bệnh trầm trọng về

phổi; Một số thực vật nhạy cảm cũng bị tác hại bởi NO2 khi ở nồng độ khoảng 1 ppm.
NO2 cũng là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.
Tác hại của CO: Khí CO là loại khí không màu, không mùi không vị, tạo ra do sự
cháy không hoàn toàn của nguyên liệu chứa C. Con người đề kháng với CO rất khó
khăn. Những người mang thai và đau tim tiếp xúc với CO sẽ rất nguy hiểm vì ái lực
của CO với hemoglobin cao hơn gấp 200 lần so với oxy, cản trở oxy từ máu đến mô.
Thế nên phải nhiều máu dược bơm đến để mang cùng một lượng oxy cần thiết. một số
nghiên cứu trên người và động vật đã minh họa những cá thể tim yếu ở điều kiện căng
thẳng trong trạng thái dư CO trong máu.
Tác hại của dioxin/furan: Tác hại tức thì: chất da cam tác động trực tiếp vào cơ
thể có thể gây chết người ở trạng thái suy kiệt; gây suy giảm miễn dịch dẫn đến các
18


bệnh nhiễm khuẩn; gây rối loạn chuyển hoá nội tiết và vitamin (đặc biệt thiếu vitamin
A gây mù lòa); Tác hại lâu dài, gồm các bệnh lý: Xuất hiện bệnh lý chung ở các bộ
máy tiêu hoá (như: giảm chức năng gan, xơ gan; viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng);
làm suy nhược thần kinh; cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn tuần hoàn não; các
bệnh ngoài da (xạmda, viêm da)..., Các tai biến sinh sản: sẩy thai tự nhiên, đẻ non; thai
chết lưu; chửa trứng, ung thư màng nuôi; dị tật bẩm sinh; quái thai; vô sinh; Ung thư:
đặc biệt là ung thư gan nguyên phát; ung thư tế bào nuôi của nhau thai; ung thư họng,
hầu và ung thư máu; Suy giảm miễn dịch dẫn đến mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
3.1.3.1.2. Đánh giá tác động tới môi trường nước:
Nước thải của Dự án phát sinh bao gồm:
- Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình tập kết phân loại rác, từ hố chôn lấp rác; nước
thải từ quá trình rửa sân tập kết rác thải và rửa xe, rửa dụng cụ;
- Nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại khu xử lý.
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án.
a. Nước rỉ rác:
- Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình tập kết, phân loại rác:

Rác thải sau khi thu gom từ các hộ gia đình được đưa về khu tập kết, phân loại
rác. Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình thu gom và phân loại không nhiều và rất khó
định lượng; tham khảo các nhà máy xử lý rác và một số Khu xử lý rác thải đã vận
hành trên địa bàn tỉnh, ước tính lượng nước rỉ rác phát sinh trong quá trình này khoảng
0,1 m3/tấn rác.
Căn cứ khối lượng rác thu gom về khu xử lý để tính toán cụ thể lưu lượng
nước rỉ rác từ khu tập kết, phân loại:
Q PL (m3/ngày) = Khối lượng rác tập kết (tấn/ngày) x 0,1 (m3/tấn).
- Nước thải do nước mưa chảy vào hố chôn lấp:
QNM (m3/ngày) = Yn (mm/ngày) x Diện tích hố chôn lấp (m2)/1000
Trong đó, Yn là lượng nước mưa chảy vào hố, tính toán theo công thức:
Yn = X - Z = 12 - 2 = 10 (mm/ngày).
X: Lượng nước mưa; lượng mưa trung bình năm khoảng 1.800 mm, số ngày mưa
khoảng 150 ngày/năm; X = 1.800/150 = 12 (mm/ngày).
Z: Lượng nước bốc hơi; lượng bốc hơi tỉnh Thái Bình là 728 mm/năm (khoảng 2
mm/ngày).
Căn cứ vào diện tích, thời gian vận hành của từng hố chôn lấp để xác định lưu
lượng nước thải do nước mưa ngấm xuống hố.
- Nước thải phát sinh trong quá trình rửa sân bãi và dụng cụ (QR):

19


Thành phần chủ yếu chứa các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật gây
bệnh… đó là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng cho nguồn nước mặt của khu vực. Xác định
lưu lượng nước thải này căn cứ nhu cầu sử dụng.
Tổng hợp đánh giá lưu lượng nước rỉ rác phát sinh:
Q = QPL + QNM + QR
* Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác:
Theo Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường:

Bảng: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải rỉ rác
TT

Chỉ tiêu

Bãi rác dưới 2 năm
Khoảng

Trung bình

Bãi rác trên 10
năm

-

4,5 - 7,5

6,0

6,6 - 7,5

ĐVT

1

pH

2

BOD5


mg/l

2.000 - 20.000

10.000

100 - 200

3

COD

mg/l

3.000 - 60.000

18.000

100 - 500

4

TSS

mg/l

200 - 2.000

500


100 - 400

5

N

mg/l

10 - 800

20

80 - 120

6

N-NH3

mg/l

10 - 800

200

20 - 40

mg/l

5 - 40


25

5 - 10

-

7

NO3

8

Tổng P

mg/l

5 - 100

30

5 - 10

9

CaCO3

mg/l

1.000 - 10.000


3.000

200 - 1.000

10

Ca

mg/l

50 - 1.500

250

50 - 200

11

Cl-

mg/l

200 - 3.000

500

100 - 400

12


Fe

mg/l

50 - 1.200

60

20 - 200

13

SO42-

mg/l

50 - 1.000

300

20 - 50

Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước rỉ rác so với Quy chuẩn QCVN
40:2011/BTNMT (Cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp thì
các chỉ tiêu như: BOD5, COD, TSS, Fe, Coliform vượt rất nhiều lần.
So với Quy chuẩn QCVN 25:2009/BTNMT (Cột B2) - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải của Khu xử lý CTR cho thấy: Giá trị các thông số: BOD5, COD
cũng vượt rất nhiều lần.
* Các tác động do nước thải:

Bảng: Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải đến môi trường
STT

Các chất gây ô nhiễm chính

Tác động

1

Các chất hữu cơ

- Giảm nồng độ Oxy trong nước.
- Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh.

2

Chất rắn lơ lửng

- Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tăng độ
20


×