Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.07 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT


ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT

Đềi tài:

TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016


MỤC LỤC


1. Điều kiện thành lập
Tổ chức hành nghề luật sư là gì? Trong Luật Luật sư và các văn bản
hướng dẫn không nêu khái niệm Tổ chức hành nghề luật sư là gì, nhưng qua
cách quy định của Luật luật sư về TCHNLS, cũng như từ khái niệm Luật sư
tại Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 “ Luật sư là người có
đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch
vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là
khách hàng)” thì ta có thểhiểu TCHNLS là tổ chức có đủ điều kiện đăng ký
hành nghề luật sư và chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý. Theo đó, TCHNLS là
nơi diễn ra các hoạt động hành nghề của luật sư, được đăng kí hoạt động và
phải hoạt động theo phạm vi lĩnh vực đã đăng kí, được thành lập chi nhánh
cũng như văn phòng giao dịch để hỗ trợ cho các hoạt độnng của mình, có các
quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và có thể bị chấm dứt hoạt
động khi rơi vào các trường hợp bị chấm dứt. Theo Khoản 7 Điều 4 Luật


Doanh nghiệp 2014 thì Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ
sở giao dịch và được đăng kí hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích kinh doanh. Theo đó, về bản chất, TCHNLS cũng là Doanh nghiệp nên
cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2014.
Theo quy định của Luật Luật sư 2006 thì bất kì luật sư nào có Chứng chỉ
hành nghề luật sư và thẻ luật sư đều có thể thành lập TCHNLS. Việc thiếu các
quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập TCHNLS trong đó có yêu cầu về
kinh nghiệm hành nghề và trụ sở của các TCHNLS dẫn đến tình trạng nhiều tổ
chức hành nghề hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, không đảm bảo chất lượng dịch
vụ khi cung cấp cho khách hàng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng và tính chuyên nghiệp của nghề luật sư. Vì vậy, Luật luật sư 2006 sửa
đổi, bổ sung năm 2012 đã quy định thêm về vấn đề này. Để thành lập tổ chức
hành nghề luật sư thì cần có những điều kiện nhất định. Cụ thể:
- Theo Khoản 3 Điều 32 LLS 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 thì điều
kiện để thành lập tổ chức hành nghề luật sư được quy định như sau:
“a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư
phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động
cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp
đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.”

Trang 3


Có thể thấy Luật đặt ra những điều kiện trên là hợp lý. Thứ nhất, luật sư
thành lập hoặc tham gia thành lập TCHNLS phải có ít nhất hai năm hành nghề
liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho một TCHNLS hoặc hành nghề
với tư casch cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy
định của LLS, bởi vì sao? Bởi vì nghề luật là một ngành nghề đặt biệt, cần
kiến chức chuyên môn nhiều, hơn nữa khi thành lập TCHNLS thì đồng nghĩa

với việc là bên cạnh việc hành nghề, luật sư còn làm một việc nữa là kinh
doanh, và 2 năm-đó là một khoẳng thời gian không quá ngắn cũng không quá
dài để luật sư có thể tích lũy cho mình vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn
nhất định cũng như trau dồi cho mình tư duy kinh doanh, vạch ra chiến lược
hoạt động và hơn nữa là có thời gian chuẩn bị về vốn. Thứ hai, Tổ chức hành
nghề phải có trụ sở làm việc. Vì ở đó các luật sư sẽ gặp gỡ khách hàng, kí kết
các hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, chịu trách nhiệm về hoạt động
của mình với khách hàng, bên cạnh đó anh còn có các hoạt động với các cơ
quan nhà nước, với cơ quan thông tin đại chúng, vậy thì cơ sở nào để ngườ ta
tìm đến anh khi có vấn đề xảy ra, khi cần truy cứu tới trách nhiệm của anh
hoặc đơn giản là việc khách hàng sẽ tìm tới đâu để có thể gặp anh nhờ anh giải
quyết vấn đề, bởi vậy, anh phải có một nơi xác định để làm trụ sở làm việc.
Và theo quy định của LLS cụ thể tại Khoản 4, 5 Điều 32 thì một luật sư
chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư, sở
dĩ luật quy định như vậy vì khi tham gia thành lập nhiều tổ chức hành nghề LS
khác nhau thì liệu anh có đảm bảo được sẽ tập trung chuyên môn của mình
được không? Có đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp hay không? Có đảm
bảo quyền, lợi ích giữa các TCHNLS sẽ không mẫu thuẫn, nhiệm vụ không
chồng chéo hay không? Anh có thể đảm bảo thời gian hoạt động của mình
phân bố hết được cho các bên không? Nếu không thì sẽảnh hưởng rất lớn tới
khách hàng. Và hơn nữa, luật quy định như vậy cũng để tránh trường hợp các
TCHNLS với những tên gọi khác nhau nhưng lại cùng một chủ sở hữu, hạn
chế sự cạnh tranh giữa các TC khác nhau, cũng như vô tình hạn chế sự lựa
zchọn của khách hàng. Nếu anh muốn mở rộng quy mô của TC mình thì anh
có thể thành lập chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch ở những điạ điểm khác
nhau.
Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia
thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng kí hoạt động
tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên,
tức pháp luật không bắt buộc anh phải thành lập và đăng kí hoạt động ở một

nơi nào cụ thể, mà trao cho anh quyền lựa chọn, các anh được quyền thỏa

Trang 4


thuận với nhau để chọn nơi phù hợp nhất. Tuy nhiên, luật cũng giới hạn trong
phạm vi là nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư là thành viên.
Và theo Khoản 5 Điều 32 LLS thì trong thời hạn 30 ngày, kểtừ ngày được
cấp Giáy đăng kí hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập
TCHNLS không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có TCHNLS phải
chuyển về gia nhập Đoàn LS nơi cs TCHNLS hoặc chi nhánh của TCHNLS
theo quy định tại Điều 20 của LLS. Có nghĩa là trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày được cấp GCN Đăng kí hoạt động thì các LS gửi đến Ban chủ nhiệm
Đoàn LS mà mình đang là thành viên giấy đề nghị rút tên ra khoải danh sách
LS của Đoàn LS. Sau đó, trong thời hạn 5 ngày làm việc , kể từ nhận được
giấy đề nghị, Ban chủ nhiệm Đoàn LS sẽ ra quyết định xóa tên đối với LS ruát
khỏi danh sách luật sư của Đoàn LS, đồng thời gử giấy giứi thiệu của Đòan LS
kèm theo hồ sơ của LS đó đến Đoàn LS nơi LS dự định gia nhập. Tiếp theo sẽ
là thủ tục gia nhập Đoàn Luật sư và đổi thẻ luật sư được thực hiện theo quy
định tại Khoản 3 và Khỏan 4 Điều 20 LLS. Trong thời gian chờ đổi Thẻ luật
sư thì LS tiếp tục dùng thẻ LS đang sử dụng đểhành nghề và phải nộp lại ngay
khi được đổi thẻ LS. Quy định như vậy để tạo điều kiện ch LS hành nghề,
không bị gián đoạn hoạt động của mình.

2. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư
Theo quy định của LLS thì tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
- Văn phòng luật sư: Theo Khoản 1 Điều 33 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ
sung năm 2012 thì Văn phòng luât sư là tổ chức hành nghề luật sư do một luật
sư thành lập, được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Luật sư thành lập Văn phòng luật sư là Trưởng Văn phòng và phải chịu trách

nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng. Trưởng
Văn phòng là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng;
- Công ty luật: Theo Khoản 1 Điều 34 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung
năm 2012, công ty luật bao gồm Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách
nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư. Theo Khoản 1
Điều 174 Luật Doanh nghiệp 2014 thì “1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp,
trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).
Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;”.
Đối với công ty luật hợp danh thì cũng do ít nhất 2 luật sư thành lập
nhưng công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn mà chỉ bao gồm
những thành viên hợp danh.

Trang 5


So với Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư quy định thêm loại hình
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa, để phù hợp với quy định của Luật
Doanh nghiệp, Luật Luật sư còn quy định Công ty luật trách nhiệm hữu hạn
có thể là Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc Công ty
luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Việc cho phép luật sư được thành lập Công ty luật trách nhiệm hữu hạn để
hành nghề nhằm bảo đảm sự phù hợp giữa quy định của pháp luật về luật sư
với pháp luật về doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thì
kinh doanh dịch vụ pháp lý là một ngành, nghề và cá nhân đáp ứng đủ điều
kiện luật định được phép lựa chọn thành lập các loại hình doanh nghiệp để
tiến hành hoạt động kinh doanh. Các loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực
dịch vụ pháp lý bao gồm Công ty hợp danh và Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Hơn nữa, việc mở rộng hình thức tổ chức hành nghề luật sư cũng nhằm tạo

điều kiện thuận lợi cho luật sư lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề phù hợp
với khả năng thực tế của mình.
Luật Luật sư không phân biệt về phạm vi hành nghề giữa Văn phòng luật
sư và Công ty luật, theo đó Văn phòng luật sư và Công ty luật đều được thực
hiện các dịch vụ pháp lý theo quy định tại Điều 4 của Luật Luật sư.
Dù là văn phòng luật sư hay công ty luật thì cũng đều phải chịu sự điều
chỉnh của Luật luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan, đều chỉ
được thành lập khi đáp ứng điều kiện, đều phải tiến hành đăng kí hoạt động,
cung cấp thông tin và công bố nội dung đăng kí hoạt động, đều có những
quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật luật sư và pháp luật
có liên quan.
Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà người ta lại phân biệt thành 2 hình
thức với 2 tên gọi khác nhau là Văn phòng luật sư và công ty luật sư, giữa
chúng cũng có những đặc điểm khác biệt, những đặc trưng riêng, đó là những
đặc trưng về người đại diện, về tên gọi, về trách nhiệm tài sản...
2.1. Người đại diện theo pháp luật của TCHNLS
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng luật sư là Trưởng Văn
phòng. Trưởng Văn phòng luật sư là luật sư thành lập Văn phòng luật sư.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty luật hợp danh, Công ty luật
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là Giám đốc Công ty. Giám đốc
Công ty là một thành viên được các thành viên khác của Công ty thoả thuận
cử làm Giám đốc. Việc thoả thuận cử Giám đốc Công ty phải được lập thành
văn bản và có chữ ký của tất cả các thành viên của Công ty. .

Trang 6


Người đại diện theo pháp luật của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một
thành viên là Giám đốc Công ty. Luật sư chủ sở hữu Công ty luật trách nhiệm
hữu hạn một thành viên đương nhiên là Giám đốc Công ty.

Nhìn chung, quy định về người đại diện của TCHNLS ở LLS 2006 và
LLS sửa đổi, bổ sung năm 2012 là giống nhau, không có sự thay đổi.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 123/2013/NĐ – CP hướng dẫn và
biện pháp thi hành Luật luật sư thì người đại diện theo pháp luật của TCHNLS
có thể được thay đổi và phải tuân theo trình tự, thủ tục pháp luật. Cụ thể:
“1. Người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh phải là luật sư và là thành viên
của công ty luật.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp
danh thay đổi người đại diện theo pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày quyết định thay đổi, phải gửi văn bản đề nghị thay đổi người đại diện
theo pháp luật và Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật đến Sở Tư pháp
nơi đăng ký hoạt động.
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp doanh được thực hiện theo
quy định tại Điều 36 của Luật luật sư.
2. Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, công ty luật
trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là luật sư chủ sở hữu của văn phòng
luật sư, công ty luật.
Văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên thay đổi
người đại diện theo pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết
định thay đổi, phải gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ
gồm có:
a) Giấy đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm
hữu hạn một thành viên;
c) Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện theo pháp luật cũ và người dự kiến
là đại diện theo pháp luật đối với việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của văn
phòng luật sư, công ty luật;
d) Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người dự kiến là đại diện theo

pháp luật.
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, công ty
luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thực hiện theo quy định
tại Điều 36 của Luật luật sư.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư
pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư, trong đó
Trang 7


ghi rõ nội dung thay đổi người đại diện theo pháp luật; trường hợp từ chối
phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
2.2. Tên gọi của tổ chức hành nghề luật sư
Tên của Văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật
Doanh nghiệp 2014 nhưng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng luật sư”, không
được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã
được đăng ký hoạt động, không được sửdụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền
thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tên của Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của Công ty luật
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định
của Luật Doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “Công ty luật hợp danh”
hoặc “Công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm
lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động,
không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá,
đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Luật Doanh nghiệp 2014 còn quy định cấm đặt tên trong các trường hợp
sau:
- Sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân,
tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một
phần tên riêng, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ

chức đó;
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức
và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Về tên trùng và tên gây nhầm lẫn được hiểu theo quy định tại Điều 42
Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
- Tên trùng là trường hợp tên của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng
ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của tổ chức hành
nghề luật sư đã đăng ký.
- Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh
nghiệp khác:
+ Tên bằng tiếng Việt của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký
được đọc giống như tên tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký;

Trang 8


+ Tên bằng tiếng Việt của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký chỉ
khác tên của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký bởi ký hiệu "&"; ký hiệu
"-" ; chữ "và";
+ Tên viết tắt của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký trùng với tên
viết tắt của tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký;
+ Tên bằng tiếng nước ngoài của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng
ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của tổ chức hành nghề luật sư khác đã
đăng ký;
+ Tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký khác với tên
riêng của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký bởi một hoặc một số các số tự
nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J,
Z, W ngay sau tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư;
+ Tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký khác với tên
riêng của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước, hoặc

“mới" ngay sau tên của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký;
+ Tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký chỉ khác tên
riêng của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký bởi các từ "miền Bắc", "miền
Nam", "miền Trung", "miền Tây", "miền Đông" hoặc các từ có ý nghĩa tương
tự;
+ Tên riêng của tổ chức hành nghề luật sư yêu cầu đăng ký trùng với tên
riêng của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Sở
Tư pháp cần rà soát, kiểm tra về tên của tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký
trong phạm vi toàn quốc để tránh tình trạng trùng lặp hoặc gây nhầm lần về
tên của các tổ chức hành nghề luật sư. Việc rà soát, kiểm tra tên của tổ chức
hành nghề luật sư được thực hiện thông qua Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp.
2.3. Trách nhiệm về tài sản của các tổ chức hành nghề luật sư
Tùy vào đặc điểm, tính chất của từng loại hình mà quy định về trách
nhiệm này là khác nhau.
Luật sư thành lập Văn phòng luật sư phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng. Sở dĩ quy định như vậy là vì,
văn phòng LS được tổ chức và hạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân,
với loại hình này thì không có tư cách pháp nhân, không có sự tách bạch về tài
sản của doanh nghiệp với tài sản của cá nhân nên người thành lập phải chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ trài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng.
Điều này là phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 183 của Luật Doanh

Trang 9


nghiệp 2014: “ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm
chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động
của doanh nghiệp”
Các luật sư thành lập Công ty luật hợp danh phải chịu trách nhiệm liên đới

bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Công ty. Điều này là phù
hợp với quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014:
“Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của công ty;”.
Các luật sư thành viên của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của Công ty trong phạm vi tài
sản góp vào Công ty. Vì bản chất của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, nên
theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Thành
viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014, tức là trong trường hợp có
thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng
ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn
đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn
góp theo khoản 2 Điều 48. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số
vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết
đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày
công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
Luật sư thành lập Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu
trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của Công ty trong phạm vi phần tài sản của Công
ty. Cũng xuất phát từ bản chất của loại hình doanh nghiệp này, theo Khoản 1
Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014 thì chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

3. Đăng kí hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
3.1. Nơi đăng kí hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung
năm 2012 thì Văn phòng luật sư, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành

viên đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà
Trưởng Văn phòng luật sư hoặc Giám đốc Công ty luật là thành viên.

Trang 10


Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên mà các thành viên của công ty đều là thành viên của một Đoàn luật sư
thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư đó.
Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên mà các thành viên là thành viên của các Đoàn luật sư khác nhau thì
đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
3.2. Hồ sơ đăng kí hoạt động
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 LLS 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012
thì Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2013 thì Giấy đề nghị đăng ký
hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm những nội dung chính sau đây:
1. Tên văn phòng luật sư, công ty luật;
2. Địa chỉ trụ sở;
3.Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư Trưởng văn phòng luật sư hoặc
luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên)
hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
4. Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật;
5. Lĩnh vực hành nghề.
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
Theo Điều 7 Nghị định 123/2013, Điều lệ công ty luật gồm những nội
dung chính sau đây:
1. Tên, địa chỉ trụ sở;

2. Loại hình công ty luật;
3. Lĩnh vực hành nghề;
4. Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật
trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với
công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp
danh);
5. Quyền và nghĩa vụ của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên;

Trang 11


6. Điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên khỏi danh sách luật sư thành
viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và
công ty luật hợp danh);
7. Cơ cấu tổchức, quản lý, điều hành;
8. Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh
chấp nội bộ;
9. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm của các luật sư thành
viên đối với nghĩa vụ của công ty (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
10. Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý
tài sản;
11. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty luật.
Điều lệ công ty luật phải có chữ ký của luật sư chủ sở hữu hoặc của tất cả
luật sư thành viên
Theo đó, dự thảo Điều lệ Công ty luật phải có đầy đủ chữ ký của các
thành viên hợp danh đối với Công ty luật hợp danh, của chủ sở hữu đối với
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của các thành viên đối với
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.Bản sao Chứng chỉ
hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư,

thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
Trong trường hợp luật sư dùng nhà riêng của mình làm trụ sở thì giấy tờ
chứng minh về trụsở là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc sổ hộ khẩu kèm theo giấy đồng ý của tất cả các
thành viên trong gia đình về việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà
để làm trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư phải đi thuê nhà làm trụ sở
thì giấy tờchứng minh về trụ sở là hợp đồng thuê nhà có xác nhận của chính
quyền địa phương về việc người cho thuê nhà là chủ sở hữu thực sự và ngôi
nhà không có tranh chấp.
Tổ chức hành nghề luật sư phải nộp hồ sơ đăng kí hoạt động gửi Sở Tư
pháp. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp
cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp

Trang 12


từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp
Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng
ký hoạt động. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy
đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải
thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn
luật sư mà mình là thành viên.
Theo Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 8 Nghị định 123/2013 thì:
“Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được làm thành
02 bản; một bản cấp cho tổ chức hành nghề luật sư, một bản lưu tại Sở Tư
pháp.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động

cho tổ chức hành nghề luật sư, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho
cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền, Ủy
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn và Đoàn luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư đặt trụ sở.
Tổ chức hành nghề luật sư phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức lệ
phí đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.Sau khi được cấp Giấy đăng ký
hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư được khắc và sửdụng con dấu của mình
theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.”
3.3. Thay đổi nội dung đăng kí hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, cung
cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghềluật sư
và công bố nội dung đăng ký hoạt động của TCNHLS
Về cơ bản, tổ chức hành nghề luật sư cũng là một loại hình doanh nghiệp,
cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2014. Do đó, các quy định về
thay đổi nội dung, cung cấp thông tin về nội dung hay công bố nội dung đăng
ký hoạt động của TCHNLS được quy định trong Luật Luật sư cũng dựa trên
cơ sở quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
a) Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
Theo quy định tại Điều 36 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012
thì, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ, trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, lĩnh
vực hành nghề, danh sach luật sư thành viên, người đại diện theo pháp luật của
TCHNLS, các nội dung khác trong hồ sơ đăng kí hoạt độngt hì trong thời hạn
10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, TCHNLS phải đăng kí với
Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng kí hoạt ddoognj. Trường hợp
có thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động, TCHNLS được cấp lại giấy
Trang 13


đăng kí hoạt động. Khi đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thay
đổi hoặc kể từ nagyf nhận được Giấy đăng kí hoạt động hoạt động cấp lại,
TCHNLS phải thông báo bằng văn bản ch Đoàn LS về việc thay đổi.

Trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu
hủy dưới hnhf thức khác, tổ chức hành nghề LS được cấp lại Giấy đăng ký
hoạt động.
b) Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của TCHNLS
Theo Điều 37 LLS 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì:
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động
hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Sở
Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ
quan nhà nước khác có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Đoàn luật sư
nơi tổ chức hành nghề luật sư đặt trụ sở.
Tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu Sở Tư pháp cung cấp thông tin về
nội dung đăng ký hoạt động; cấp bản sao Giấy đăng ký hoạt động, chứng nhận
thay đổi nội dung đăng ký hoạt động hoặc trích lục nội dung đăng ký hoạt
động của tổ chức hành nghề luật sư và phải trảphí theo quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về nội
dung đăng ký hoạt động theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản
2 Điều này.
c) Công bố nội dung đăng ký hoạt động của TCHNLS
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt
động, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng báo hàng ngày của Trung ương
hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba
số liên tiếp về những nội dung chính sau đây:
- Tên tổ chức hành nghề luật sư;
- Địa chỉ trụsở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng
giao dịch;
- Lĩnh vực hành nghề;
- Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là
Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập
khác;


Trang 14


- Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng,
năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tổ chức hành
nghề luật sư phải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo
phương thức quy định như đối với trường hợp cấp Giấy Đăng kí hoạt đọng lần
đầu.

4. Quyền và nghĩa vụ của Tổ chức hành nghề luật sư
4.1. Quyền của tổ chức hành nghề luật sư
Theo quy định tại Điều 39 Luật luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012,
Tổ chức hành nghề luật sư có các quyền sau:
Thực hiện dịch vụ pháp lý.
TCHNLS là nơi hành nghề của các luật sư, mà theo Điều 22 Luật luật sư
2006 sửa đổi 2012 thì phạm vi hành nghềluật bao gồm: tham gia tố tụng, tư
vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và cung cấp các dịch vụ pháp lý khác, có
nghĩa nó được cung cấp dịch vụ pháp lý theo Điều 4 của Luật luật sư 2006 sửa
đổi năm 2012.
Nhận thù lao từ khách hàng.
Khách hàng đến tìm sự giúp đỡ từ các luật sư của TCHNLS, sau khi hoàn
thành nội dung công việc đã cam kết với khách hàng thì đương nhiên khách
hàng sẽ phải trả cho họ một khoản thù lao tương xứng với công sức mà họ đã
bỏ ra. Vì xét cho cùng, các TCHNLS cũng là loại hình doanh nghiệp, nó cũng
hoạt động vì lợi nhuận.
Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ
chức hành nghề luật sư.
TCHNLS là nơi diễn ra các hoạt động hành nghề luật sư, thì để phục vụ

cho nhu cầu hoạt động của mình, nó phải được quyền thuê các luật sư VN,
luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho mình. Vì tự thân nó không thể
thực hiện các hoạt động thì nó phải được quyền thuê những người này giúp
mình.
Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn,
giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.
Đây là một quyền hoàn toàn mới trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật luật sư,
trước đây theo Luật luật sư 2006 thì TCHNLS không có quyền này. Việc bổ
sung quy định về quyền của TCHNLS trong việc tham gia xây dựng chính

Trang 15


sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia tư vấn giải quyết các vụ việc của cá
nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu không chỉ giúp huy động một cách
sâu rộng vai trò và sự đóng góp quan trọng của luật sư đối với công cuộc cải
cách tư pháp, mà còn góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho việc
phát triển đất nước, đồng thời tạo điều kiện nâng cao vị trí, vai trò của
TCHNLS.
Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
Để mở rộng quy mô hoạt động cũng như hỗ trợ cho hoạt động hành nghề
của TCHNLS thì nó có quyền thành lập các chi nhánh ở trong hoặc ngoài
phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi TCHNLS đã đăng kí hoạt
động. Các chi nhánh này sẽ là các đơn vị phụ thuộc, hoạt động theo sựủy
quyền của TCHNLS phù hợp vứi lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng kí
hoạt động. Và lúc này, TCHNLS phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi
nhánh do mình than lập cũng có thể thành lập các văn phòng giao dịch trong
phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi TCHNLS đăng kí hoạt
động để hỗ trợ trong hoạt động tiếp nhận các vụ, viêc, yêu cầu của khách

hàng. Và một điểm lưu ý là văn phòng giao dịch không được phép thực hiện
cung cấp dịch vụ pháp lý như chi nhánh.
Đặt cơ sở hành nghềở nước ngoài.
Để mở rộng quy mô hoạt động, không chỉ trong nước mà còn hoạt động ở
nước ngoài, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng bên ngoài quốc gia cũng như để
nhiều khách hàng biết đến mình, TCHNLS họ có quyền được đặt cơ sở hành
nghềởnước ngoài nếu được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép.
Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp
luật có liên quan.
4.2. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư
Theo Điều 40 LLS 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì TCHNLS có
nghĩa vụ:
Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt
động.
TCHNLS đã đăng kí hoạt động trong lĩnh vực nghành nghề nào thì phải
hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong giấy. Nếu anh hoạt động với lĩnh vực
khác thì ai sẽ đảm bảo kết quả của anh là tốt, ai đảm bảo anh có trình độ
chuyên môn, có đủ khả năng thực tế để thực hiện hoạt động trên, như vậy sẽ

Trang 16


rất dễ gây thiệt hại, không đảm bảo được quyền lợi cho khách hàng tìm đến
anh.
Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
Khách hàng đến tìm anh nhờ sự giúp đỡ từ anh, anh đã chấp nhận và giao
kết hợp đồng với họ thì anh phải có nghĩa vụ thực hiện theo đúng những gì
anh đã cam kết. Anh không được quyền tự mình quyết định bổ sung cái này
hay bớt cái kia được, vid như vậy là vi phạm nghĩa vụ đã giao kết và ảnh
hưởng đến quyền lợi của khách hàng.

Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn
luật sư.
Vì trước khi có thể vào làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành
nghề luật sư thì luật sư đã phải gia nhập một Đoàn luật sư, phải chịu trách
nhiệm, thực hiện nghĩa vụ và chịu sự giám sát, phân công, quản lý của Đoàn
luật sư. Vì vậy, khi Đoàn luật sư có quyết định phân công luật sư của Đoàn
tham gia tố tụng thì TCHNLS phải có nghĩa vụ cử luật sư của mình tham gia.
Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và
tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư.
Qua đó góp phần củng cố, trau dồi phẩm chất đạo đức, uy tín cũng như
trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cho các luật sư của mình, từ đó cũng góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư của TCHNLS, nâng cao uy tín, chất lượng
của chính TCHNLS.
Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách
hàng.
Điều này chúng ta có thể liên hệ tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong Dân sự, cụ thể khi người học nghề trong các cơ sở học nghề hay nhân
viên của cơ quan, doanh nghiệp gây ra thiệt hại cho khách hàng thì chính cơ
sở học nghề hoặc doanh nghiệp sẽ là người đứng ra bồi thường cho họ, sau đó
vấn đề xửlý và hoàn trả lại như thế nào là phụ thuộc vào quy định cũng như
thỏa thuận của nội bộ doanh nghiệp. Quy định như vậy theo em là hợp lý, nó
góp phần tối giản hóa các mối quan hệ, cũng như giúp việc bồi thường cho
khách hàng diễn ra nhanh chóng hơn, về cơ bản cũng nhằm đảm bảo quyền lơi
của khách hàng. Vì không phải trong trường hợp nào người gây ra thiệt hại họ
cũng có đủ khả năng để bồi thường kịp thời và đầy đủ cho người bị thiệt hại.
Vậy thì để bảo vệ người bị thiệt hại, luật sẽ theo hướng nhằm vào doanh
nghiệp, cơ quan… tức nắm kẻ có tóc chứ không ai nắm kẻ trọc đầu.

Trang 17



Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình
theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Chấp hành quy định của
Luật này và pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
Đây là quy định hợp lý, nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng thì
TCHNLS cần phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của
mình để bồi thường trong trường hợp gây ra thiệt hại cho khách hàng. Qua đó
cũng góp phần cũng cố uy tín, tạo sự thu hút đối với khách hàng. Vì dĩ nhiên
khi khách hàng đứng trước sự lựa chọn giữa hai công ty luật với chất lượng là
như nhau, nhưng một bên có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, một bên
không có thì sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng sẽ là công ty có bảo hiểm
trách nhiệm.
Theo Điều 2 về Người nộp thuế của Thông tư 78 hướng dẫn thi hành nghị
định 218/2013/NĐ – CP quy định và hướng dẫn Luật thuế thu nhập Doanh
nghiệp: “1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là
doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo
hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy
phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách
nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật
sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh
dầu khí, Công ty điều hành chung.” Theo đó, công ty luật, Văn phòng luật sư
co thu nhập chịu thuế cũng là người nộp thuế theo pháp luật.
Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo
cáo, kiểm tra, thanh tra.
Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng
dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình

tập sự của người tập sự hành nghề luật sư.
Đây là quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung Luật luật sư 2006. Tạo
điều kiện hỗ trỡ, giúp đỡ cho người tập sự được làm quen với nghề, trau dồi
kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm trước khi chính thức trở thành một luật
sư. Và tất nhiên việc chọn luật sư hướng dẫn cho người tập sự cũng không
phải là sự tùy tiện, mà phải có điều kiện, có chọn lọc, chỉ những luật sư đủ tiêu
chuẩn, phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư, không thuộc
trường hợp đang trong thời gian bị xử lý kỉ luật và tại một thời điểm thì luật
Trang 18


sư đó không được hướng dẫn quá ba người tập sự. Và trong quá trình tập sự
thì luật sư được phân công hướng dẫn cũng phải giám sát người tập sự và chịu
trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự, xem họ có nghiêm túc, có tích
cực trong quá trình tập sự hay không, có làm những việc không thuộc phạm
vi quyền hạn của mình hay không. Vì theo quy định thì người tập sự chỉ được
giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động luật sư chứ không được đại diện, bào
chữa hay bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng, cũng không được ký văn bản
tư vấn pháp luật với khách hàng, trường hợp tư vấn pháp luật, đại diện ngoài
tố tụng hay thực hiện các dịch vụ pháp lý theo sự phân công của luật sư hướng
dẫn thì cũng phải được khách hàng đồng ý. ( Quy định tại Điều 14 Luật sửa
đổi, bổ sung luật luật sư 2006)
Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình tuân thủ
pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về
tổ chức và hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật.
Đây là cũng là một quy định mới trong Luật sửa đổi bổ sung Luật luật sư
so với Luật luật sư 2006. Từ trước tới nay, việc quản lý, giám sát luật sư và
hành nghề luật sư được hiểu là chức năng của tỏ chức xã hội – nghề nghiệp
của luật sư, điều này không phù hợp với tính chất của nghề luật sư. Chính quy

định mới này sẽ góp phần nâng cao vai trò tự quản lý của TCHNLS cũng như
là phù hợp với Điều 6 của Luật sửa đổi, bổ sung Luật luật sư. Ngoài ra, Luật
sửa đổi bổ sung Luật luật sư còn thêm quy định về nghĩa vụ của TCHNLS
trong việc tạo điều kiện cho Luật sư của tổ chức mình tham gia công tác đào
tạo, bồi dưỡng cho Luật sư; nhận người tập sự hành nghề
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

5. Chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung
năm 2012 thì, TCHNLS chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
Tự chấm dứt hoạt động;
Công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập;
Khi chấm dứt hoạt động trong hai trường hợp này thì chậm nhất là 30
ngày, trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, TCHNLS phải thông báo
bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng kí hoạt
động và nơi có trụ sở của chi nhánh. Trước thời điểm chấm dứt, TCHNLS
phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ
tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của TCHNLS;
Trang 19


thực hiện xong các dịch vụ pháp lý đã kí kết với khách hàng. Trong trường
hợp không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng
thì pahir thỏa thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng pháp lý đó.
Pháp luật quy định như vậy, theo em là hợp lý vì đối với 2 trường hợp chấm
dứt hoạt động trên đây, thì là do ý chí chủ quan của chính TCHNLS đó, họ
biết và mong muốn chấm dứt và họ tự xác định được cụ thể thời điểm, lý do
để chấm dứt hoạt động, do đó họ phải có nghĩa vụ thông báo với Sở Tư pháp
cũng như là Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng kí hoạt động, cũng như với
thực hiện xong các nghĩa vụ của họ trước thời điểm chấm dứt. Điều này nhằm

mục đích bảo vệ quyền lợi của các luật sư cũng như là nhân viên của chính
TCHNLS đó, mà quan trọng hơn hết là bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Sẽ
phải giải quyết như thê nào nếu như khách hàng tìm đến họ, tin tưởng vào họ,
nhờ họ giúp đỡ, nhưng vì một lý do nào đó, có thể là trốn nợ mà họ tìm cách
chấm dứt hoạt động và bỏ mạc khách hàng. Trong trường hợp này thì luật đã
quy định là anh muốn chấm dứt hoạt động của anh thì trước hết anh phải trả
hết số nợ còn thiếu cũng như trả hết số thuế còn nợ, không làm thất thoát
nguồn ngân sách nhà nước và anh cũng phải đảm bảo thực hiện xong những
hợp đồng dịch vụ pháp lý mà anh đã ký với khách hàng, anh đã cam kết thì
anh phải thực hiện xong, nếu không thì anh phải thỏa thuận được với khách
hàng về hướng giải quyết.
Bị thu hồi Giấy đăng kí hoạt động;
Trưởng Văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật TNHH một thành viên
hoặc tất cảcác thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty
luật TNHH hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;
Khi chấm dứt hoạt động do 2 lý do trên thì trong thời hạn bảy ngày làm
việc, kể từ ngày bị thu hồi Giấy đăng ý hoạt động, Chứng chỉ hành nghề luật
sư, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Đoàn luật sư, cơ
quan thuếở địa phương nơi đăng kí hoạt động và nới có trụ sở của chi nhánh
về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của TCHNLS, Chứng chỉ hành nghề
luật sư.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động,
Chứng chỉ hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế
còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp
đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của TCHNLS; đối với hợp đồng
dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thỏa
thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Trang 20



Trong trường hợp này, sự chấm dứt hoạt động không còn do ý chí của
TCHNLS nữa, mà họ bắt buộc phải chấm dứt hoạt động theo quyết định của
Sở Tư pháp, vì vậy pháp luật cũng đã dành cho họ một khoảng thời gian để
houj giải quyết các vấn đề còn lại, cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của
các luật sư, nhân viên của chính TCHNLS đó và bảo đảm quyền lợi của khách
hàng.
Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật TNHH một thành viên
chết;
Trường hợp chấm dứt hoạt động vì lý do này thì trong thời hạn bảy nagyf
làm việc, kể từ ngày Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty TNHH một
thành viên chết, Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt
động, Sở Tư pháp cs trách nhiệm thông báo bang văn bản với Đoàn luật sư cơ
quan thuếở địa phương nơi TCHNLS đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của
chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Việc giải quyết quyền,
nghĩa vụ về tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Trang 21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp luật
1. Luật luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007;
2. Luật số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Luật sư, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2013;
3. Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH hợp nhất Luật luật sư số
65/2006/QH11 và Luật số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của

Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư;
4. Luật phá sản số 51/2014/QH13;
5. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13.
6. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13;
7. Luật số 14/2008/QH12 ngày 3-6-2008 của Quốc hội về thuế thu nhập doanh
nghiệp;
8. Nghị định số 123/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật luật sư;
9. Nghị định số 218/2013/NĐ – CP ngày 26-12-2013 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
10. Thông tư số 78/2014/TT – BTC Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định
218/2013/NĐ – CP ngày 26/12/2013 của Chính phú quy định và hướng dẫn thi
hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
B. Tài liệu tham khảo khác
1. Nguyễn Văn Tuân (2014), Pháp luật về luật sư và đạo đức nghề nghiệp luật sư,
NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội;
2. />3. />4. />%E1%BB%A9c-h%C3%A0nh-ngh%E1%BB%81-lu%E1%BA%ADt-s%C6%B0.aspx

Trang 22


Trang 23



×